1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp csr của các doanh nghiệp fdi tại việt nam từ năm 2016

88 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2016
Tác giả Đỗ Việt Dũng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Khôi
Trường học Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 8,13 MB

Nội dung

1.2.1 Khái niệm cơ bản về doanh nghiệp FDI1.2.2 Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI đối với 1.2.3 Tác động đến các đối tác kinh doanh1.3 Các nhân tố ảnh h

Trang 1

TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã dạy dỗ cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS Nguyễn Việt Khôi, giảng viên hướng dẫn Nghiên cứu khoa học của nhóm, người đã tận tình hướng dẫn, theo sát và chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình hoàn thành bài nghiên cứu

Kiến thức nghiên cứu là sâu rộng song sự tiếp nhận kiến thức của mỗi người luôn tồn tại hạn chế nhất định Do đó bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiết sót, nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giảng viên để bài nghiên cứu có thể được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc các thầy, cô thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc !

Hà Nội,

nghiên cứu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

đoan đề ứu “ ghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ( ) của các doanh nghiệp tại iệt

Trang 4

Ụ Ụ LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

ục tiêu chung

.2 Mục tiêu cụ thể

.1 Đối tượng nghiên cứu

.2 Phạm vi nghiên cứu

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

.2 Tổng quan tài liệu trong nước

.3 Khoảng trống nghiên cứu

5 Câu hỏi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

8 Cấu trúc bài nghiên cứu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm cơ bản về CSR

1.1.2 Các lý thuyết nền tảng của CSR

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của CSR

1.1.4 Lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

1.1.5 Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI

Trang 5

1.2.1 Khái niệm cơ bản về doanh nghiệp FDI

1.2.2 Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI đối với

1.2.3 Tác động đến các đối tác kinh doanh

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI

1.3.1 Nhân tố bên trong

1.3.2 Nhân tố bên ngoài

1.3.3 Nhận thức của các bên liên quan

1.4 Chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp FDI thực hiện trách nhiệm xã hội 1.4.1 Chính sách phòng chống tham nhũng

1.4.2 Chính sách phát triển tình hình tài chính của các doanh nghiệp FDI 1.4.3 Chính sách khen thưởng

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn

2.1.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 20162.1.2 Thực trạng thực hiện CSR của doanh nghiệp FD tại VN giai đoạn 2016

.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Trang 6

.2 Giải pháp chủ yếu để nâng cao và củng cố việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hội đồng tương trợ kinh tếLiên đoàn thương mại và công nghiệp Việt NamHiệp định thương mại tự do

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Mô hình 4 phần của Carroll (1991) về

Lý thuyết các bên liên quan của công

Ba thành phần của tính bền vững

Các nhân tố ảnh hưởng bởi CSRTháp nhu cầu

Số dự án, tổng số vốn đăng ký và số vốn thực hiện của nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010Tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực Các sự kiện Việt Nam tham gia tổ chức, hội nghị thế giới, đặc biệt đổi mới kinh tế chính trị từ năm 1986 đã đánh dấu những bước đi quan trọng trong ình hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngày nay mang tính toàn cầu và hiện đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế quốc tế Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các hiệp định

h, trong đó có Hiệp định hàng rào kỹ thuật thương mại (bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội) Trên thế giới, các sản phẩm không chỉ được tiêu chuẩn hoá về chất lượng

mà còn cả khía cạnh xã hội Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, những tập đoàn thu hiều lao động sẽ được nâng lên rất nhiều nếu thực hiện nghiêm túc các vấn đề liên quan đến CSR

Nói một cách đơn giản, CSR là tập hợp những hoạt động có trách nhiệm, tập trung vào bốn nhân tố chính phục vụ cho thành công của doanh nghiệp là: người lao động, môi trường, xã hội và khách hàng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng và thu hút các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội đang có nhiều bất cập Từ đó dẫn đến việc khó khăn để các doanh nghiệp

ại Việt Nam có thể phát triển bền vững và hiệu quả về mặt tài chính

Thực trạng này đã và đang diễn ra, tạo nên một thử thách lớn, đặt ra nhiều câu hỏi cho các doanh nghiệp về việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong thời gian qua, những yếu tố gì ảnh hưởng, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và cần có những giải pháp gì để nâng cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững cũng như kinh tế, tài chính Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội để phát triển kinh tế xã hội nói chung và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói riêng là vấn đề được quan tâm trong giai đoạn hiện nay Chính vì những điều trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “ ghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ( ) của các doanh nghiệp tại iệt

Trang 10

Mục tiêu nghiên cứ

.1 Mục tiêu chung

Làm rõ các nhân tố tác động đến việc nhận thức và thực hiện CSR ở các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến các vấn đề tài chính, kinh tế của doanh nghiệp Từ đó, đề xuất những hàm ý, giải pháp phù hợp cho Việt Nam nhằm nâng cao và thúc đẩy việc thực hiện công tác trách nhiệm xã hội của nhóm doanh nghiệp FDI giúp phát triển hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm

xã hội tác động đến hiệu quả tài chính và phát triển bền vững của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Bài nghiên cứu tìm hiểu về các tác động ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm

xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2016 2022 Đây là khoảng thời gian mà công tác thực hiện CSR được đáng chú ý hơn tại Việt Nam do nước ta cũng đã

Trang 11

đối mặt với nhiều vấn đề liên quan như môi trường, những ý kiến trái chiều của người dân Đáng chú ý là sự việc chất thải ảnh hưởng tới môi trường của nhà máy Formosa Hà Tĩnh năm 2016, điều này đã khiến Chính Phủ nước ta quản lý mạnh tay, siết chặt quản

lý hàng lang pháp lý của các doanh nghiệp trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian 6 năm ấy nước ta cũng ghi nhận nhiều dao động về dòng vốn FDI mà các hiệp định như CPTPP hay EVFTA mang lại cho chúng

ta, thế nhưng cũng chịu nhiều tổn thất về mọi mặt cả trong và sau đại dịch CovidĐứng trước cả thuận lợi và bất lợi như vậy thì việc nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện CSR của chuỗi doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2016

nghĩa quan trọng đối với bối cảnh hội nhập quốc tế

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Story và cộng sự (2016) đã tiến hành các nghiên cứu liên quan đến hành vi trách nhiệm xã hội của các TNCs và các ảnh hưởng liên quan đến sự hấp dẫn của tổ chức doanh nghiệp Trong 1 trong các nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng CSR có ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng thông qua quảng cáo tuyển dụng, từ đó phần nào gây nên ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp đạt được Kết quả chỉ ra rằng CSR là một trong những yếu tố tối quan trọng giúp tăng tính hấp dẫn tổ chức và hiệu quả tài chính

Ashima , “Corporate social responsibility as a signaling device for FDI”,

2006 Bài nghiên cứu đã chỉ ra sự ra tăng của FDI và các doanh nghiệp FDI là tỉ lệ thuận với sự gia tăng của CSR kể từ năm 1990 Ngoài ra, CSR có thể phục vụ một số chức năng như xác định các công ty nước ngoài tham gia thuộc loại tích cực hay tiêu cực Tuy nhiên, bài nghiên cứu của hai tác giả trên còn một số khoảng trống chưa khai thác hết về tác động ngược của hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI với sự gia tăng của CSR

owo, EfiOng và Swanson, Andree, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài, trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp và xoá đói giảm nghèo : bằng chứng từ các quốc gia châu phi”,

2016 Bài nghiên cứu đã chứng minh trong suốt hai thập kỷ vừa qua, vai trò của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) đã thúc đẩy tiến bộ hướng tới một nền kinh tế toàn

Trang 12

cầu hoá thực sự Tiến trình đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia dần dần đã làm dấy lên câu hỏi về cách thức đầu tư, trách nhiệm của các doanh nghiệp với các nền kinh tế Từ đó, trách nhiệm xã hội CSR đã được quan tâm nhiều hơn ở các nước đang phát triển, chậm phát triển Các doanh nghiệp FDI ở các quốc gia Châu Phi cũng đang phải đối mặt với việc gia tăng CSR nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo.

.2 Tổng quan tài liệu trong nước

Nguyễn Thị Bích Châm, Cao Quốc Việt, “Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghiên cứu tình huống: Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình” , Trường đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2019 Bài nghiên cứu đã chỉ ra

rò quan trọng của CSR trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài CSR là công cụ không thể thiếu được với mỗi doanh nghiệp, và thông qua bài báo cáo này, tác giả muốn nhấn mạnh cách thức tích hợp phát triển CSR vào phương thức kinh doanh giúp thực hành quản trị hiệu quả Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng ngày này CSR không còn chỉ được thể hiện qua khởi xướng hoạt động thiện nguyện, từ thiện mang tính tự nguyện của doanh nghiệp mà nó còn gắn liền với từng bộ phận chức năng như nhân sự, sản xuất, marketing Trách nhiệm

xã hội được xem như một phễu lọc chiến lược giúp doanh nghiệp vạch ra các kế hoạch, nắm được cái gì phù hợp và không phù hợp với nguồn lực của mình từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh

Nguyễn Thu Thuỷ & Nguyễn Hồng Quân , “Hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, (2017) Bài nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhật Bản thường rất được coi trọng bởi có rất nhiều các doanh nghiệp ứng dụng CSR thành công trong nhiều năm qua Các quan điểm về CSR tại văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng trở nên

rõ ràng, thuyết phục hơn với mô hình thành công trong nhiều lĩnh vực Từ việc áp dụng, ứng dụng CSR tại các doanh nghiệp Nhật Bản và đưa vào thực tiễn tại Việt NamNguyễn Trung Thật, “Hoạt động trách nhiệm xã hội đối với người lao động ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức tại các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp Lê

TP.Hồ Chí Minh”, 2017 Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực của việc không thể hiện CSR của doanh nghiệp với người lao động đến các cuộc đình công, bãi công Việc này có thể dẫn tới hậu quả nặng nề tới chủ doanh nghiệp khi

ách đối với người lao động còn gặp nhiều bất lợi, các chính sách tăng lương

Trang 13

chậm, chưa có cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo và các phúc lợi khác cho công nhân còn hạn chế Từ đó các chủ doanh nghiệp cần phải gắn kết hơn với người lao động bằng cách thực hiện CSR sâu sắc hơn Từ những điều trên bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng CSR đang dần trở thành xu hướng và một phần tất yếu đối với các doanh nghiệp đang trên đà hội nhập nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Hoàng Long, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Động lực cho sự phát triển”,

2007, Bài báo thương mại, số 26/2007 Tác giả đã chứng minh được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp hiện nay và các tác động của

nó đến xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, phần cứng, phần mềm , hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ngân hàng, viễn thông và các linh vực liên quan đến năng lượng tái tạo Việc thực hiện trách nhiệm xã hội có liên quan chặt chẽ đến việc phát triển bền vững kinh tế của đất nướ

.3 Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung các nghiên cứu trên đều chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thực hiện nghiêm ngặt trách nhiệm xã hội và các tác động của nó đến tài chính kinh tế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung tuy nhiên các nghiên cứu trước thời điểm năm 2016 vẫn chưa đánh giá được tầm quan trọng của CSR

do tại thời điểm đó vẫn còn những lơ là về việc nhận thức và thiếu hụt trong công tác đào tạo cho người lao động lẫn chủ doanh nghiệp

5 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung trả lời câu hỏi như sau:

Giải pháp nào để nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội và ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích dữ liệu

Để phân tích dữ liệu, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tích, cụ thể hơn nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp mô tả, thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp Kết quả tổng hợp là cơ sở để nhóm đưa ra luận cứ cho bài nghiên cứu

Trang 14

Phương pháp thu nhập dữ liệu

Để thu nhập dữ liệu, ở đây nhóm nghiên cứu thu nhập dữ liệu thứ cấp, nhóm đã tìm kiếm, tổng hợp các nguồn thông tin liên quan từ sách, báo, tạp chí,

cứu khoa học, các báo cáo tổng hợp… giúp tìm kiếm được các thông tin liên quan đến

đề tài mà nhóm nghiên cứu đang thực hiện

7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Đánh giá được việc ảnh hưởng, tác động của các nhân tố đến việc thực hiện trách nhiệm của xã hội của các doanh nghiệp FDI Việt Nam trong việc phát triển tài chính và bền vững

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI Việt Nam

Cấu trúc bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu khoa học được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Chương 3: Đề xuất giải pháp mới trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm cơ bản về CSR

Thuật ngữ CSR lần đầu tiên được định hình chính thức vào năm 1953, khi Howard

R Bowen xuất bản cuốn sách có tựa đề "Trách nhiệm xã hội của doanh nhân" Đó là cuộc thảo luận toàn diện đầu tiên về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Nó tạo

ra một nền tảng mà theo đó các giám đốc điều hành doanh nghiệp và các học giả có thể coi các môn học là một phần của việc lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định quản lý Hầu hết các khái niệm mang tính bước ngoặt từ Carroll, người đã đề xuất mô hình CSR

có lẽ được thiết lập và chấp nhận nhiều nhất Đó là "Mô hình Bốn Phần về Trách nhiệm

Xã hội của Doanh nghiệp" (Carroll, 1979), sau đó được hoàn thiện trong các ấn phẩm sau này (Carroll, 1991; Carroll và Buchholtz, 2002) Carroll đưa ra định nghĩa sau:

"Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng về kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện mà xã hội đặt lên các tổ chức tại một thời điểm nhất định."

Hình 1.1 Mô hình 4 phần của Carroll (1991) về CSR

Carroll coi CSR là một khái niệm đa tầng, có thể phân biệt thành bốn khía cạnh liên quan đến nhau trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Ông trình bày những trách nhiệm khác nhau này dưới dạng các tầng liên tiếp trong một kim tự tháp, sao chotrách nhiệm xã hội 'thực sự' đòi hỏi sự gặp gỡ liên tiếp của cả bốn cấp độ

Trang 16

Trách nhiệm kinh tế: Các công ty có các cổ đông yêu cầu lợi tức hợp lý từ các

khoản đầu tư của họ, họ có những nhân viên muốn có công việc an toàn và được trả lương công bằng, họ có những khách hàng yêu cầu sản phẩm chất lượng tốt với giá hợp lý, v.v để ở trong kinh doanh Lớp CSR đầu tiên này là cơ sở cho tất

cả các trách nhiệm tiếp theo, dựa trên cơ sở vững chắc (lý tưởng) này Theo Carroll (1991), tất cả các tập đoàn đều phải đáp ứng các trách nhiệm kinh tế

Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đòi hỏi doanh

nghiệp phải tuân thủ pháp luật và 'chơi theo luật' Luật pháp được hiểu là hệ thống hóa các quan điểm đạo đức của xã hội, và do đó việc tuân thủ các tiêu chuẩn này

là điều kiện tiên quyết cần thiết cho bất kỳ lý luận nào về trách nhiệm xã hội Đối với các trách nhiệm kinh tế, Carroll (1991) gợi ý rằng việc đáp ứng các trách nhiệm pháp lý là bắt buộc đối với tất cả các công ty đang tìm cách thực hiện trácnhiệm xã hội

Trách nhiệm đạo đức: Những trách nhiệm này buộc các công ty phải làm những

gì đúng đắn, công bằng và công bằng ngay cả khi họ không bị khuôn khổ pháp

lý bắt buộc phải làm như vậy Carroll (1991) lập luận rằng trách nhiệm đạo đức

do đó bao gồm những gì mà xã hội thường mong đợi, ngoài những mong đợi về kinh tế và pháp lý

Trách nhiệm từ thiện: Cuối cùng, ở đỉnh của kim tự tháp, cấp độ thứ tư của

CSR xem xét trách nhiệm từ thiện của các tập đoàn Khía cạnh này của CSR giải quyết rất nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề như quyên góp từ thiện, xây dựng cơ

sở giải trí cho nhân viên và gia đình họ, hỗ trợ cho các trường học địa phương hoặc tài trợ cho các sự kiện nghệ thuật và thể thao Theo Carroll (1991), trách nhiệm từ thiện do đó chỉ đơn thuần là mong muốn của các tập đoàn mà không được kỳ vọng hoặc yêu cầu, khiến chúng trở nên 'ít quan trọng hơn ba loại còn lại

Ưu điểm của mô hình kim tự tháp bốn phần của CSR là nó cấu trúc các trách nhiệm

xã hội khác nhau thành các khía cạnh khác nhau, nhưng không tìm cách giải thích trách nhiệm xã hội mà không thừa nhận những yêu cầu rất thực tế đặt ra cho công ty để có lợi nhuận và hợp pháp Theo nghĩa này, nó khá thực dụng Đây là mô hình toàn diện và có tính khả thi cao Tuy nhiên, hạn chế chính của nó là nó không giải quyết thỏa đáng vấn

đề điều gì sẽ xảy ra khi hai hoặc nhiều trách nhiệm xung đột với nhau Cách diễn đạt

Trang 17

của mô hình Carroll dường như cho chúng ta hiểu rằng nếu doanh nghiệp muốn phấn đấu hoàn thành trách nhiệm của mình ở cấp độ cao hơn thì trước hết phải đáp ứng được cấp độ thấp hơn và mô hình này có sự phân biệt rõ ràng giữa đạo đức và từ thiện, giữa kinh tế và lợi ích trách nhiệm pháp lý Trên thực tế, các yếu tố này vẫn đan xen và đôi khi tồn tại đồng thời trong cùng một sự việc chỉ là nhìn ở các góc độ khác nhau của vấn đề.

Theo Marten và Moon (2004), CSR là một khái niệm cụm bao gồm nhiều kháiniệm khác như đạo đức kinh doanh, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm với môi trường Đó là một khái niệm năng động và luôn bị thách thức trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể Như vậy, bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của doanh nghiệp trong từng mối tương quan với vai trò của nhà nước làm thay đổi quan niệm về CSR, luôn phụ thuộc vào không chỉ phạm vi không gian mà còn cả thời gian diễn ra các cuộc tranh luận về CSR.CSR là một phạm trù phức tạp được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên,

dù cách diễn đạt từ ngữ khác nhau, nhưng nội hàm của CSR về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh lợi ích phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, nó phải gắn liền với sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa mới về CSR của Ủy ban Châu Âu năm 2011 và ISO 26000: 2010 Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa mới về CSR là “trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những tác động của doanh nghiệp đối với xã hội” Tôn trọng luật pháp hiện hành và các thỏa thuận tập thể giữa các đối tác

xã hội; là điều kiện tiên quyết để đáp ứng trách nhiệm đó Để đáp ứng đầy đủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có sẵn một quy trình để lồng ghép các mối quan tâm về xã hội, môi trường, đạo đức, quyền con người và người tiêu dùng vào hoạt động kinh doanh và chiến lược cốt lõi của mình với sự cộng tác chặt chẽ với các bên liên quan, với mục đích tối đa hóa việc tạo ra giá trị được chia sẻ cho chủ sở hữu/cổ đông của họ và cho các bên liên quan khác và xã hội nói chung; xác định, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi có thể xảy ra

CSR bao gồm nhiều khía cạnh, được cụ thể hóa cụ thể trong ISO 26000: 2010 bao gồm: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Sự tham gia và phát triển của cộng đồng; (iii) Thông lệ hoạt động công bằng; (iv) đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng; (v) Quan tâm đến quyền con người; (vi) Tập quán lao động; (vii) Quản trị tổ chức Trong đó 4 yếu tố đầu thể hiện

Trang 18

trách nhiệm bên ngoài của DN, 3 yếu tố sau thể hiện trách nhiệm bên trong và bên trong

DN Việc phân chia trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ mang tính chất tương đối, không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào Những nội dung cụ thể của trách nhiệm xã hội cho chúng ta thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội

1.1.2 Các lý thuyết nền tảng của CSR

1.1.2.1 Lý thuyết các bên liên quan của công ty

Lý thuyết các bên liên quan của công ty có lẽ là lý thuyết phổ biến và có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực CSR (Stark, 1994) Trong khi thuật ngữ “các bên liên quan” lần đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1960, cách tiếp cận lý thuyết là cách tiếp cận chính được phát triển và trình bày bởi Edward Freeman (1984) vào những năm 1980 Lý thuyết

về các bên liên quan của Freeman tuyên bố rằng các nhà quản lý nên điều chỉnh chính sách của họ để làm hài lòng các bên liên quan như người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức cộng đồng, bên cạnh việc làm hài lòng các cổ đông của họ Các bên

hường được phân loại là chính hoặc phụ, tùy thuộc vào tầm quan trọng của

họ đối với công ty Người ta ngày càng chú ý đến vai trò của các bên liên quan chính và tác động của họ đối với các kết quả liên quan đến tổ chức khác Nhân viên là các bên nội bộ chính, những người không chỉ được hưởng lợi từ các hoạt động có trách nhiệm với xã hội, họ còn có thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và thành công của các chương trình CSR

Hình 1.2(a) cho thấy mô hình truyền thống của chủ nghĩa tư bản quản lý, trong đó công ty được coi là chỉ liên quan đến bốn nhóm Các nhà cung cấp, nhân viên và cổ động cung cấp các nguồn lực cơ bản cho tập đoàn, sau đó tập đoàn sẽ sử dụng những nguồn lực này để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng Các cổ đông là 'chủ sở hữu'

ủa công ty và do đó là nhóm chiếm ưu thế, vì lợi ích của họ mà công ty nên được điều

(a) Mô hình quản lý truyền thống của công ty

Trang 19

Hình 1.2 Lý thuyết các bên liên quan của công ty (Crane

NguồnTrong hình 1.2(b) chúng ta thấy quan điểm của các bên liên quan của công ty, trong đó các cổ đông là một nhóm trong số nhiều nhóm khác Công ty có nghĩa vụ không chỉ đối với một nhóm mà còn đối với toàn bộ các nhóm khác bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty Do đó, công ty nằm ở trung tâm của một loạt các mối quan hệ hai chiều phụ thuộc lẫn nhau

Trang 20

1.1.2.2 Lý thuyết về bộ ba cốt lõi bền vững

Sau Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, một khái niệm đặc biệt dường như đã được quảng bá rộng rãi như là khung khái niệm mới thiết yếu để đánh giá không chỉ các hoạt động CSR cụ thể mà còn cả sự phát triển công nghiệp và xã hội nói chung Khái niệm đó là sự bền vững Ba điểm mấu chốt (TBL) là một thuật ngữ do JoElkington đặt ra vào năm 1994 Sau đó, thuật ngữ này đã được mở rộng bằng cách bổ sung giá trị môi trường và xã hội vào năm 1998 Với nguồn gốc từ quản lý và phân tích môi trường, tính bền vững là một khái niệm trong một thời gian dài phần lớn đồng nghĩvới sự bền vững về môi trường Tuy nhiên, gần đây hơn, khái niệm về tính bền vững đã được mở rộng để bao gồm không chỉ những cân nhắc về môi trường mà còn cả những cân nhắc về kinh tế và xã hội (Elkington, 1998)

Hình 1.3 Ba thành phần của tính bền vữn

Phát triển bền vững là một khái niệm và mục tiêu hướng dẫn được chấp nhận rộng rãi, đã được quốc tế công nhận sau khi xuất bản Báo cáo của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc: Tương lai chung của chúng ta (ISO26000, 2010) vào năm 1987 Phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu của xã hội trong khi sống trong giới hạn sinh thái của hành tinh và không gây nguy hiểm cho khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Phát triển bền vững có ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trườn phụ thuộc lẫn nhau; chẳng hạn, xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải thúc đẩy công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Tầm quan trọng của các mục tiêu này đã được nhắc lại trong nhiều năm kể từ năm 1987 tại nhiều diễn đàn quốc tế, chẳng

Trang 21

hạn như Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững năm 2002 Trách nhiệm xã hội gắn liền với phát triển bền vững Bởi vì phát triển bền vững là về các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường chung cho tất cả mọi người, nên nó có thể được sử dụng như một cách tổng hợp những kỳ vọng rộng lớn hơn của xã hội mà các tổ chức đang tìm cách hành động

có trách nhiệm cần phải tính đến Do đó, mục tiêu tổng thể về trách nhiệm xã hội của một tổ chức phải là đóng góp cho sự phát triển bền vững

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của CSR

cơ sở ọ ậ ốvà tôn giáo Sau đó, nó mở ộ ế ỷ

ớ ảnh hưở ủa Hoàng gia Anh, nơi coi các tập đoàn là công cụ để ể ộ

ững vùng đấ ới, Hoàng gia Anh đã xuấ ẩ ậ ệ ủ

ộc đị ỹ, nơi các tập đoàn đóng vai trò xã hộ ở ộ ức độ ất đị

lâu dài đượ ả ứng đố ớ ự ấ ạ ề ặt đạo đứ ủ ội, điề

độ ừ ệ ờ ậ ấ ộ ạ ấn đề ội xoay quanh nghèo đói

ế ể ết cũng như lao độ ẻ ụ ữ

ồ ố ủa lương tâm xã hộ ời Victoria đã ma ạ ừ ệ

ờ ộ ủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhân văn ở ức độ ốững năm 1800, các nỗ ự ừ ệ ậ ầ ớp lao độ ạo ra các chương

Trang 22

ố ững năm 1800 và đầ ững năm 1900, việ ạo ra các chương trình phúc

côi và đến năm 1887 đã ghi các khoả ừ ệ ủ ọ

ế ủ ọ sách, và trườ ợ ủa Công ty Ô tô Pullman Palace đã tạ

ộ ộng đồ ệ ể ẫu vào năm 1893 vớ ụ đích cả ệ ất lượ

Cũng trong giai đoạ ức độ đô thị ệp hóa ngày càng tăng đượ

ề ế ụ ộ ẫ ớ ệ ập các liên đoàn công nhân đang tìm

ếm điề ệ ệ ốt hơn, và tầ ớp trung lưu lo lắ ề ệ ất đi các cơ hộ

lao độ ộ ốnhà lãnh đạ ệp đã thành lậ ổ ức để thúc đẩ

ị ả ện điề ệ ệc Đó là trườ ợ ủa Liên đoàn Công dân

ộ ổ ức đượ ập để thúc đẩy điề ệ ệ ốt hơn và là nơi

ệ ế ộ đượ ập đoàn áp dụng Sau đó, vớ ự ể

ộ ủ ập đoàn trong ức năng của người điề

Trang 30

sóng trên các phương tiệ ề ạ ểmua đượ ừ ả

ất không tin tưở ập đoàn và nghĩ rằ ọ “làm việ ỉ ền” Bằ

ấy 70% khách hàng trung thành hơn vớ ể ệ ỗ ự ộ

ộng đồ ủ ộ ạ

khách hàng, thì điề ểtác độ ực đế ợ ậ ủ ạn Đị ị ảthân là “mộ ầ ủa nhóm” mang lạ ạn cơ hộ ế ận cơ sở ộ

ẽ ế ọ ả năng bỏ ệc hơn Theo ộ ứ ần đây

Trang 31

ệ ạt độ ục đích báo cáo rằ ọ trung thành hơn vớ

ủ ủ ớ ệ ữ chân nhân viên khó đạt được hơn so vớ ế ệ trướ ệ

“nó thự ự ứ mà người tiêu dùng đang tìm kiếm.” “Có mộ ứ ủ

vào năm 2015 nói rằng hơn 50% ngườ ẵ ả ề ền hơn cho mộ

ả ẩ ặ ị ụ ế ệp ưu tiên tính bề ững Đây là tấ ả ữđiề ầ ải suy nghĩ nế ọ ốn thành công trong tương lai.”

ủ ạ ậy CSR môi trường có ý nghĩa thự ự Tuy nhiên, nó cũng có ý nghĩa kinh

ớn, nhưng các hệ ố ề ững có xu hướ ẻ hơn để ậ ờ

ệu và các đầ ắ ắ ở nên đắt đỏ hơn, các công ty chuyể

xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật có nghĩa là hoạt động của một tổ chức phải

Trang 32

tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành Ở Việt Nam, về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, chúng ta có Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi năm 2012 với những nội dung cơ bản như thỏa ước lao động, làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, quy định về sa thải lao động, bồi thường, thai sản

b) Nhóm các tiêu chuẩn dành cho thị trường rộng lớn

Bộ quy tắc ứng xử BSCI

CI là viết tắt của Business Social Compliance Initiative, một cách tiếp cận chung và được tiêu chuẩn hóa của Châu Âu để giám sát các tiêu chuẩn xã hội, ở tất cả các quốc gia cung cấp cho tất cả hàng hóa tiêu dùng BSCI thực hiện các nguyên tắc tiêu chuẩn lao động quốc tế bảo vệ quyền của người lao động như các công ước và tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc (LHQ)

về Kinh doanh và Nhân quyền và hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp đa quốc gia của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) Bộ Quy tắc Ứng xử BSCI bao gồm

11 nguyên tắc chính: (1) Tự do hiệp hội và quyền thiết lập thương lượng tập thể; (2) Tiền lương công bằng; (3) Sức khỏe và an toàn; (4) Bảo vệ đặc biệt lao động trẻ; (5) Không cung cấp người sử dụng lao động phụ thuộc; (6) Đạo đức kinh doanh; (7) Cấm Phân Biệt Đối Xử; (8) Thời gian Giờ làm việc; (9) Cấm lao động trẻ em; (10) Cấm việc làm tạm thời; (11) Bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn SA8000

Tiêu chuẩn SA8000 là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu dành cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu Nó được thành lập bởi Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc

tế vào năm 1997 như một sáng kiến của nhiều bên liên quan Tiêu chuẩn SA8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em, Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Sức khỏe và An toàn: Quyền Tự do Lập hội và Quyền Thương lượng Tập thể; Phân biệt; Thực hành kỷ luật; Giờ làm việc; Thù lao; Hệ thống quản lý

Tiêu chuẩn ISO 26000

ISO 26000 được định nghĩa là tiêu chuẩn quốc tế được phát triển để giúp các tổ chức đánh giá và giải quyết hiệu quả các trách nhiệm xã hội có liên quan và quan trọng đối với sứ mệnh và tầm nhìn của họ; hoạt động và quy trình; khách hàng, nhân viên, cộng đồng và các bên liên quan khác; và tác động môi trường

Trang 33

Tiêu chuẩn ISO 26000 cung cấp hướng dẫn về: Nhận biết trách nhiệm xã hội và gắn kết các bên liên quan, và các cách tích hợp hành vi có trách nhiệm xã hội vào tổ chức Bảy nguyên tắc cơ bản chính của trách nhiệm xã hội: trách nhiệm giải trình, minh bạch, hà

vi đạo đức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng pháp quyền, tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế, tôn trọng nhân quyền

Mục tiêu của ISO 26000 là: (i) hỗ trợ các tổ chức giải quyết các trách nhiệm xã hội của họ đồng thời tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, xã hội, môi trường và luật pháp cũng như các điều kiện phát triển kinh tế; (ii) cung cấp hướng dẫn thực tế liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội; (iii) hỗ trợ xác định và thu hút sự tham gia của các bên liên quan cũng như nâng cao độ tin cậy của các báo cáo và tuyên bố về trách nhiệm xã hội; (iv) nhấn mạnh kết quả hoạt động và cải tiến; (v) tăng niềm tin và sự hài lòng trong các tổ chức giữa các khách hàng của họ và các bên liên quan khác; (vi) đạt được sự nhất quán với các tài liệu hiện có, các hiệp ước và công ước quốc tế cũng như các tiêu chuẩn ISO hiện có; (vii) thúc đẩy thuật ngữ chung trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội; (vii) nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội

Bảy chủ đề cốt lõi và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội: (i) quản trị tổ chức; (ii) nhân quyền; (iii) Tập quán lao động; (iv) môi trường; (v) thực hành điều hành công bằng; (vi) vấn đề người tiêu dùng; (vii) sự tham gia và phát triển của cộng đồng.Các tổ chức sẽ đạt được một số lợi ích khi áp dụng ISO 26000 như lợi thế cạnh tranh, danh tiếng, khả năng thu hút và giữ chân người lao động hoặc thành viên, khách hàng, khách hàng hoặc người dùng Ngoài ra, các tổ chức có thể duy trì tinh thần, cam kết và năng suất của nhân viên, cải thiện quan điểm của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà tài trợ, nhà tài trợ và cộng đồng tài chính, đồng thời cải thiện mối quan hệ với các công

ty, chính phủ, giới truyền thông, nhà cung cấp, đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng nơi nó hoạt động Ngày nay, kinh doanh bền vững đối với các tổ chức không chỉ có nghĩa là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ làm hài lòng khách hàng mà không gây nguy hiểm cho môi trường, mà còn hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội

Trang 34

1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI

1.2.1 Khái niệm cơ bản về doanh nghiệp FDI

FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh Foreign Direct Investment và thường được dịch sang tiếng việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tiên có nhiều khái niệm về đầu

tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment FDI) là hình thức đầu tư trong thời gian dài hạn của một cá nhân hay tổ chức bất kì từ quốc gia này vào quốc gia khác bằng hình thức kinh doanh sản xuất qua các cơ sở được thiết lập tại quốc gia được đầu tư Các quốc gia đầu tư sẽ nắm quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các

cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước được đầu tư

Theo như tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp nước ngoài

là một hình thức đầu tư hướng đến các quan hệ kinh tế bền vững với mục đích đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) : Hoạt động đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư lâu dài hướng đến lợi ích của một doanh nghiệp tại nước đi đầu tư (Source country) tại nước nhận đầu tư (Hosting country)

Theo như trên, các khái niệm đều khác nhau nhưng đều có thể kết luận rằng, doanh nghiệp FDI là là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là thành viên hoặc

cổ đông dựa trên Luật Đầu tư 2020 có quy định tại Khoản 22 Điều 3 Một số các doanh hiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam khá nổi tiếng có thể kể tới như Samsung, Intel Products Vietnam, Qualcomm Vietnam, VSIP, Gamuda Land Việt Nam, DHLVNPT, Best Express, Honda Việt Nam, Chinfon Việt Nam, La Vie

1.2.2 Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI đối với

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo như Carroll (1991,1999) bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp FDI tại một thời điểm nhất định Quan điểm của Carroll về CSR được thể hiện cụ thể như dưới đây:

Trang 35

Trên đây là cách tiếp cận theo hướng kim tự tháp của Carroll, ngoài ra các đối tượng tham gia và bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI còn được gọi là các bên liên quan (CSR Stakeholder) Các đối tượng này bao gồm các chủ sở hữu, các cổ đông , các nhà cung ứng, người lao động, khách hàng, môi trường, nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế khác tại nước sở tại theo như (Matten & Moon, 2008), điều này được thể hiện cụ thể ở hình dưới đây:

5: Các nhân tố ảnh hưởng bởi CSR

Trang 36

Theo như các nhà nghiên cứu như Aguilera, Rupp, Williams, và Ganapathi (2007), Brammer, Millington, và Rayton (2007), Smith (2007) đã phát triển cách tiếp cận CSR theo các bên liên quan (CSR stakeholder) và chia làm hai nhóm là CSR hướng nội CSR) và CSR hướng ngoại (External CSR) Cách phân biệt này dựa trên những tác động và cách tiếp cận của việc thực hiện CSR của doanh nghiệp đến từng đối tượng

cụ thể

CSR hướng nội có tác động liên quan đến tất cả các hoạt động nội bộ của công ty,

n viên trong doanh nghiệp, người lao động và được thực hiện bởi các chính sách để phát triển công việc, thực hiện công bằng xã hội và cả trong môi trường doanh nghiệp,

an toàn lao động, tạo niềm tin, sự hài lòng và hạnh phúc cho người lao động

CSR hướng ngoại là các tác động từ việc thực hiện các hành vi, tác động của công ty lên khách hàng, cộng đồng địa phương, các đối tác kinh doanh, môi trường, chính phủ, các tổ chức khác,

Đối với người lao động

Một trong các yếu tố đầu tiên mà việc thực hiện các chính sách trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp FDI Việt Nam hướng đến đó chính là nhân tố con người Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong môi trường doanh iệp, cụ thể hơn là hướng đến các việc đào tạo, định hướng phát triển nghề nghiệp, cung cấp thông tin chính xác trung thực, tạo ra môi trường làm việc bình đẳng công bằng

sẽ khiến cho người lao động cảm thấy có động lực làm việc hơn, và tinh thần cống hiến của nhân viên được gia tăng đáng kể (Amstrong,2006)

Đối với doanh nghiệp, khách hàng

Các công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp địa phương hay các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp có đầu tư FDI đều đã có tác động nhất định

ên chính doanh nghiệp và khách hàng CSR hướng về khách hàng được hiểu theo Turker (2008) là cách mà doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết của mình với khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đồng thời, doanh nghiệp cũng thông tin với khách hàng thực, rỏ ràng, minh bạch Việc thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tin tưởng, hài lòng khi mua hàng cho dù đối tượng khách hàng

có là ai, hay đối với một số ngành nghề đặc trưng mà khách hàng là bệnh nhân, cán bộ, học sinh sinh viên, Việc thực hiện CSR với khách hàng tốt sẽ có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, nếu mọi hoạt động của doanh nghiệp

Trang 37

đều hướng về lợi ích và sự hài lòng của khách hàng thì doanh nghiệp cũng sẽ nhận được

sự tin tưởng hơn từ phía khách hàng, từ đó có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh

Đối với địa phương, chính phủ

Việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội với địa phương và chính phủ nước

sở tại là điều hiển nhiên được thể hiện thông qua các gói hỗ trợ cộng đồng, tặng quà cho người nghèo, từ thiện và các khoản đầu tư giải quyết các vấn đề chung trong xã hội như môi trường, ô nhiễm, thất nghiệp, … Brammer và cộng sự (2007) cho rằng sự hài lòng

từ khách hàng, nhân viên và người dân còn đến từ việc doanh nghiệp đó thực hiện tốt các công tác ngoài xã hội và các đóng góp với cộng đồng Doanh nghiệp càng xây dựng được hình ảnh lành mạnh, văn hoá tốt đẹp thì càng gia tăng được sự tín nhiệm từ chính phủ, tin tưởng từ người dân

1.2.3 Tác động đến các đối tác kinh

CSR hướng về đối tác kinh doanh là một trong những mục tiêu cần được ưu tiên, được thực hiện thông qua cách doanh nghiệp đó xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh bằng cách gây dựng hình ảnh, sự uy tín Doanh nghiệp cần đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe cũng như các cam kết về tiêu chuẩn an toàn lao động, yêu cầu pháp lý, chất lượng sản phẩm (Graafland&Ven, 2006) Doanh nghiệp tạo dựng được sự uy tín nhất định với các đối tác từ đó sẽ phát triển được mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài Đối với các nhà cung ứng, sự uy tín là điều đầu tiên cần được quan tâm, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi nếu như không tìm được một đối tác, nhà cung ứng hay các bên liên quan không đủ sự tin tưởng vào doanh nghiệp mình

tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI

1.3.1 Nhân tố bên trong

a) Văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp” chìa khóa thành công Để tạo nên sức mạnh phát triển doanh nghiệp, nhiều nhà chuyên gia nghiên cứu cho rằng: “Đó là doanh nghiệp đã xây dựng kiến tạo được những giá trị văn hóa vững bền Những giá trị văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp được thực hiện qua mục tiêu, triết lý kinh doanh, chất lượng sản phẩm, thương hiệu, những cam kết trách nhiệm mang tới những điều tốt đẹp cho cộng đồng

xã hội Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần định hình lên các hành vi đạo đức trong đối xử với người lao động, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và những hành vi ứng xử

Trang 38

với khách hàng, người tiêu dùng Văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động thấy rõ mục tiêu của công việc, nó tạo ra mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động và xây dựng môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (TP.Biên Hòa) đã chú trọng phát huy vai trò của người lao động, xác định quan tâm đến đời sống người lao động cũng là đầu tư cho tương lai DN Theo ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, tại Nestlé, con người được xem

là tài sản quý giá nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định đến mọi kế hoạhành động và thành công của công ty Vì thế để công ty có thể thành công, phát triển hay tăng trưởng, nhân viên cần được đảm bảo làm việc trong một môi trường an toàn và thuận lợi nhất cũng như được hưởng một chế độ phúc lợi tốt và cạnh tranh; đồng thời

họ phải được trau dồi và tiếp cận những kiến thức và kĩ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc, từ đó có cơ hội thăng tiến và phát triển xa hơn trong nghề nghiệp Cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tầm quốc gia , bên cạnh đó kết hợp gia nhập với những doanh nghiệp nước ngoài Bản thân doanh nghiệp cần có tầm nhìn trong kinh doanh, có triết lý kinh doanh rõ ràng: giữ chữ tín trong kinh doanh, tuân thủ pháp luật Nhà nước

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, là “phần hồn” của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh từ bên trong của doanh nghiệp, bên trong mỗi thành viên, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp thích ứng với các thay đổi trong môi trường bên ngoài Có thể thấy, văn hóa DN là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong quản lý điều hành doanh nghiệp

b) Nhận thức về CSR của doanh nghiệp

Nhận thức giúp doanh nghiệp xác định được hình thức thực hiện CSR mà doanh nghiệp hướng tới Mọi suy nghĩ và nhận thức sẽ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tùy thuộc vào trạng thái xã hội, trình độ của nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ có những nhận thức khác nhau về việc thực hiện trách nhiệm xã hội Môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường, bất ngờ, khó đoán và khó kiểm soát, điều này tác động đến nhận thức của nhà quản lý Những diễn biến trên thế giới về sự biến đổi về môi trường kinh doanh, thảm họa sinh 28 thái, biến đổi khí hậu, những vi phạm

về quyền con người, về bất công xã hội, về dịch bệnh đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng nhận thức hơn về vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội Tuy nhiên

Trang 39

CSR bao gồm rất nhiều vấn đề mà môi trường kinh doanh của doanh nghiệp FDI là môi trường quốc tế nên có rất nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn môi trường nội địa Từ

đó nhận thức của doanh nghiệp FDI cũng có sự phân chia rõ rệt Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là những doanh nghiệp có nhận thức cao về khía cạnh “xã hội” xã hội cung cấp cho doanh nghiệp nguồn lao động và còn là đối tượng phản ánh trực tiếp thành quả của việc thực hiện CSR Ta có thể thấy “xã hội doanh nghiệp” sẽ là mối quan hệ hai chiều, nếu có nhận thức rõ ràng và minh bạch thì sẽ là bàn đạp để các doanh nghiệp phát triển tinh thần trách nhiệm cũng như đột phá trong những quyết định kinh doanh Bên cạnh đó là CSR, khi doanh nghiệp thực hiện CSR thì cũng cần chú ý đến mục đích, cách thực hiện, hiệu quả mà CSR đem lại cho doanh nghiệp thế nào từ

đó giá trị của doanh nghiệp sẽ song song cùng với nhận thức giá trị CSR mang lại Cuối cùng chính là bản thân doanh nghiệp phát triển tới đâu phát triển tiếp tục như thế nào Điều này thể hiện ở quy mô, tài chính hay định hướng phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, việc thực hiện CSR ở mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Vì thế nên việc nhận thức năng lực của doanh nghiệp vô cùng quan trọng nó không khác gì một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó, cần có nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện mà doanh nghiệp hiện có

c) Chiến lược thực hiện CSR của doanh nghiệp

Hiện nay, với những biến đổi bất định của môi trường kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp có xu hướng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Chiến lược thực hiện CSR là chiến lược về sự hội tụ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua nguồn nhân lực, vốn, kiến thức về thực hiện CSR cùng với việc tuân thủ theo Luật pháp của doanh nghiệp Chiến lược cũng phản ánh tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường Rất nhiều chương trình đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, bình đẳng

về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: Google,

Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, … Có thêm nhiều ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công ty Honđa Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho

Trang 40

các trẻ em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh”

Hiện nay, hầu hết các công ty này đều đã xây dựng được chiến lược về CSR và tuyên truyền đến tất cả các nhân viên trên toàn thế giới Lợi ích đạt được qua những hoạt động CSR cụ thể đã được ghi nhận Chiến lược CSR không chỉ cải thiện hình ảnh công

ty trong mắt công chúng và người dân địa phương mà còn giúp công ty thực hiện các thủ tục đầu tư thuận lợi hơn, tăng năng suất lao động và doanh thu bán hàng, nâng cao

uy tín và thương hiệu, thu hút nhiều lao động giỏi, giảm chi phí, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc và thêm cơ hội tiếp cận thị trường mới Thế nhưng, các doanh nghiệp nói chung hay doanh nghiệp FDI nói riêng đều cần xây dựng chiến lược thực hiện CSR dài hạn, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thực hiện CSR một cách phù hợp với các chuẩn mực chung, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nói chung và sự phát triển doanh nghiệp bền vững nói riêng

1.3.2 Nhân tố bên ngoài

a) Hệ thống pháp luật

Ta có thể thấy một phần quan trọng trong trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp là tuân thủ các yêu cầu pháp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm pháp luật và như vậy chính là không thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Chính

vì thế hệ thống pháp luật được áp dụng dưới khuôn khổ pháp lý cho cho việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI được ban hành bằng hình thức văn bản luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Chính phủ cần tạo ra một môi trường pháp lý đủ mạnh và khả thi để các doanh nghiệp có thể tuân thủ và thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật kinh doanh nói riêng theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng

và bình đẳng Thực tế, sức mạnh của lợi nhuận có thể làm cho doanh nhân trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi phạm pháp của mình và sự tự nguyện của doanh nghiệp là rất mỏng manh Ví dụ khi Unilever đầu tư vào Việt Nam,

họ cũng thường tự giác thực hiện các trách nhiệm ngoài những gì pháp luật quy định như tiết kiệm nguồn lực và giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất , họ còn tiến hành thiết kế lại sản phẩm để cắt giảm nguyên vật liệu đầu vào, tạo ra nhiều loại sản

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mô hình 4 phần của Carroll (1991) về CSR - nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp csr của các doanh nghiệp fdi tại việt nam từ năm 2016
Hình 1.1 Mô hình 4 phần của Carroll (1991) về CSR (Trang 15)
Hình 1.2 Lý thuyết các bên liên quan của công ty (Crane  Nguồn - nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp csr của các doanh nghiệp fdi tại việt nam từ năm 2016
Hình 1.2 Lý thuyết các bên liên quan của công ty (Crane Nguồn (Trang 19)
Hình 1.3 Ba thành phần của tính bền vữn - nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp csr của các doanh nghiệp fdi tại việt nam từ năm 2016
Hình 1.3 Ba thành phần của tính bền vữn (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w