Đồng thời, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, đây cũng là cơ hội lớn cho Việ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
BÀI TẬP GIỮA KỲ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS TS NGUYỄN THỊ KIM CHI ThS CHU TRỌNG TRÍ
Trang 2ii
MỤC L C Ụ
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính c p thi t 1 ấ ế 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
2.2 Ph m vi nghiên cạ ứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
3.1 M c tiêu chungụ 2
3.2 M c tiêụ u c ụ thể 2
4 Câu h i nghiên c u 3 ỏ ứ 5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Quy trình nghiên c ứu 3
5.1 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu bài nghiên c u 3 ứ Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP FDI 4
1.1 T ng quan v công ngh 4 ổ ề ệ 1.1.1 Khái ni m v công nghệ ề ệ 4
1.1.2 Đặc điểm về công nghệ 4
1.2 Chuy n giao công ngh 6 ể ệ 1.2.1 Khái ni ệm 6
1.2.2 Phân lo ại 7
1.2.3 Các cấp độ ủ c a chuy n giao công nghể ệ 8
1.2.4 Ph m vi chuy n giao công nghạ ể ệ 8
Chương II: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM 10
2.1 Thực trạng chuy n giao công ngh trong doanh nghi p FDI 10 ể ệ ệ Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin 12
2.2 Nhân t ố ảnh hưởng đến chuy n giao công ngh 12 ể ệ 2.3 Tác động của chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp (dự án) FDI 16
Trang 32.3.1 Thành t ựu 16
2.3.2 Vấn đề còn t ồn đọng 17
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 19
3.1 Đối với doanh nghiệp 19
3.2 Đối với chính phủ 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4iv
DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
UNCTAD United Development Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển
R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển UNIDO United Nations Industrial
Development Organization
Tổ chức phát triển công nghiệp
Trang 5DANH MỤC HÌNH Hình 1: Thống kê luồng vốn FDI chảy vào của Việt Nam 1975 - 2020 10 Hình 2: Tỷ lệ loại hình công ngh mà các doanh nghi p FDI s dệ ệ ử ụng 12 Hình 3: Các yếu t ố tác độ ng đến hoạt động v công nghề ệ 14
Trang 6đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng cho lý thuyết về tăng trưởng nội sinh Công nghiệp 4.0 mở ra một cơ hội quý giá cho kinh tế Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không những có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để nâng cao trình độ công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng Đồng thời, còn mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn và tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet thông qua các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Nguồn vốn FDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt là với các nước nhận đầu tư Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn sẽ cần nhiều vốn hơn, FDI chính là nguồn vốn lớn có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung, đặc biệt là trong xu thế đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới theo hướng phát triển bền vững đang ngày càng nhận được sự quan tâm Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh Đồng thời, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, đây cũng là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến Chính vì vậy, nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI dù ở cấp độ quốc gia hay cấp tỉnh thành đều cần thiết và quan trọng cho việc hoạch định chính sách nhằm tăng cường thu hút luồng vốn FDI mới, chất lượng
Qua đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2006 2016” nhằm -
Trang 7phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự việc chuyển giao công nghệ thông qua vốn FDI đến các doanh nghiệp, từ đó đưa ra hàm ý chính sách để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
2.2 Ph m vi nghiên cạ ứu
- Phạm vi không gian: Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 2020 Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì từ năm -
2006, tại Việt Nam Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ
- Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Trang 83
- Định hướng chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, và một số khuyến nghị, hàm ý cho doanh nghiệp và chính phủ
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyển giao công nghệ là gì?
- Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam như thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?
- Định hướng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam như thế nào?
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kế, phương pháp kế thừa
6 Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI
Chương 2: Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số khuyến nghị
Trang 9Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP FDI
1.1 Tổng quan về công nghệ
1.1.1 Khái ni m v công ngh ệ ề ệ
Thuật ngữ "công nghệ" đã được sử dụng từ lâu và là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Công nghệ đã xuất hiện từ khi con người tồn tại và đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của xã hội Nguyên gốc của thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, với "Techne" đề cập đến nghệ thuật và kỹ năng, trong khi "Logia" liên quan đến khoa học Cả hai khái niệm này tương thích với tính đa dạng và phức tạp của công nghệ, từ các kỹ năng thủ công đơn giản đến phương pháp nghiên cứu và phát triển khoa học
Trong suốt vài chục năm qua ở Anh, Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác, thuật ngữ
"công nghệ" đã được sử dụng để chỉ đặc thù các kỹ thuật cụ thể, có nguồn gốc từ các thành tựu khoa học, xem việc phát triển công nghệ như một phần phát triển của khoa học trong thực tế Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu công nghệ như là quá trình thực hiện một công đoạn sản xuất hoặc các thiết bị thực hiện công việc
đó
Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc UNIDO thì “Công nghệ là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và phương pháp”
Theo luật chuyển giao công nghệ 2006 của Việt Nam: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”
1.1.2 Đặc điểm về công nghệ
Công nghệ là một khái niệm động và có thể thay đổi song song với sự phát triển của tiến bộ khoa học - công nghệ Đồng thời, công nghệ bao gồm những thuộc tính sau đây:
Trang 105
Thứ nhất, công nghệ có tính hệ thống Công nghệ phải đi liền và có sự kết nối với nhau, đồng nghĩa với việc không thể tiến hành đánh giá một công nghệ bất kỳ khi mà chỉ dựa trên các thành phần riêng lẻ Hoặc có thể hiểu việc sở hữu thiết bị hiện đại không đồng nghĩa là đã có một công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm theo mong muốn Thứ hai, các yếu tố cấu thành công nghệ có mối quan hệ mật thiết và tạo nên sự kết nối trong hệ thống, tức là công nghệ cũng có tính sinh thể Mỗi yếu tố không chỉ là một phép tính đơn giản của các thành phần của nó, mà chúng tạo thành hệ thống với sự liên kết chặt chẽ về không gian, thời gian, quy trình và điều kiện hoạt động Chỉ khi công nghệ được cải tiến, ít nhất là có một giải pháp tốt hơn thay thế giải pháp hiện tại, thì hệ thống công nghệ trở nên tiên tiến hơn, mang lại hiệu suất kết quả cao hơn trong quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất
Thứ ba, công nghệ là một thuật ngữ phức tạp và mang nhiều khía cạnh liên quan đến kỹ thuật, kinh tế, tổ chức và xã hội, tuy nhiên, công nghệ có tính đặc thù đối với mục tiêu
và địa điểm Mỗi loại công nghệ tạo ra các sản phẩm riêng biệt và từng loại công nghệ cho phép đạt được một loại sản phẩm nhất định, với số lượng, chất lượng và hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của mỗi công nghệ chỉ được thể hiện khi có một môi trường phù hợp và thuận lợi Vì vậy, một công nghệ chỉ phù hợp với một quốc gia
cụ thể mà không phát huy tác động ở các quốc gia khác, bởi vì khi điều kiện và môi trường thay đổi, các yếu tố đầu vào và môi trường cũng thay đổi theo Điều này cho thấy chuyển giao công nghệ không chỉ đơn giản là việc di chuyển công nghệ từ một vị trí địa lý này sang một vị trí địa lý khác, mà nó là một quá trình cải tiến, điều chỉnh và thích nghi phù hợp với điều kiện của môi trường mới
Thứ tư, công nghệ cũng mang tính chất thông tin Công nghệ là một hệ thống kiến thức
về quy trình và kỹ thuật chuyển đổi và xử lý thông tin, nên nó tự thân cũng mang tính chất thông tin Thông tin là một loại hàng hóa đặc biệt, vì vậy việc đánh giá, định giá,
xử lý và xác định quyền sở hữu và bảo vệ nó là rất phức tạp Điều này liên quan đến việc can thiệp và bảo vệ không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn cần phải được thực hiện
ở mức quốc tế
Trang 111.2 Chuyển giao công nghệ
1.2.1 Khái ni ệm
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất Chuyển giao công nghệ có liên hệ gần gũi với (có thể tranh cãi xem như là tập con của) chuyển giao kiến thức Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu
Theo quan điểm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, Chuyển giao Công nghệ qua Biên giới đề cập đến quá trình trao đổi và chuyển nhận công nghệ giữa các quốc gia thông qua hoạt động thương mại quốc tế, dự án đầu tư nước ngoài, cũng như thông qua các hình thức tự nguyện hoặc không tự nguyện như học tập, tham gia hội thảo khoa học, chia sẻ thông tin kinh tế và công nghiệp, và các hình thức hợp tác khác
Theo khoản 8 Điều 3 luật Chuyển giao công nghệ 2006: “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên
có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ và Chuyển giao công nghệ
có thể tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài” Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ công nghệ, trong đó đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp:
- Các bí quyết kỹ thuật;
- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao;
- Phương pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ;
Trang 127
1.2.2 Phân lo ại
Có nhiều loại chuyển giao công nghệ khác nhau và việc phân chia được dựa vào nhiều yếu tố Trong bài, tác giả đưa ra một số cách phân loại tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, phân loại theo quyền sở hữu
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ, trong đó chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn
bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, trong đó chủ sở hữu công nghệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình
Thứ hai, phân loại theo giới hạn địa lý
Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, trong đó theo khoản 8 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017: “Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.” Có thể hiểu là việc chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức hoạt động tại Việt Nam
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài, trong đó theo khoản 10 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017: “Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài” Chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp, dự án nước ngoài vào Việt Nam, trong đó theo khoản 9 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017: “Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam”
Thứ ba, phân loại theo nguồn gốc công nghệ
Chuyển giao theo chiều dọc là chuyển giao từ khu vực nghiên cứu đến nơi sản xuất Trong đó, bên chuyển giao là cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu và công nghệ chuyển
Trang 13giao trong hoạt động này có thể được đưa vào áp dụng đại trà trong sản xuất lần đầu tiên
Chuyển giao theo chiều ngang Đây là hình thức chuyển giao khá phổ biến hiện tại, trong đó tổ chức, cá nhân đang sở hữu và sử dụng công nghệ tiến hành chuyển giao công nghệ cho chủ thể khác
1.2.3 Các cấp độ ủ c a chuy n giao công ngh ể ệ
Chuyển giao công nghệ có thể được chia theo các cấp độ như sau
Thứ nhất, cấp độ đầu tiên: chuyển giao, trao đổi về kiến thức Trong đó, việc chuyển giao sẽ chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt, hướng dẫn, huấn luyện hoặc tư vấn các kiến thức liên quan đến công nghệ được chuyển giao
Thứ hai, cấp độ thứ hai “trao tay” Trong đó, bên chuyển giao công nghệ (doanh nghiệp,
cá nhân) sẽ chỉ cam kết công nghệ chuyển giao sẽ vận hành được cho bên tiếp nhận Cấp độ này có thể gây rủi ro cho bên nhận vì có thể công nghệ chỉ vận hành khi có mặt bên chuyển giao
Thứ ba, cấp độ thứ ba “trao sản phẩm” Cấp độ này cao hơn thứ hai khi mà bên thực hiện chuyển giao có cam kết về các công nghệ chuyển giao sẽ vận hành được cho bên tiếp nhận sử dụng và đảm bảo loạt sản phẩm được sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ đó
Thứ tư, cấp độ thứ ba “thị trường trao tay” Trong đó, bên thực hiện chuyển giao công nghệ có cam kết như tại cấp độ ba, đồng thời, đồng thời đảm bảo có thị trường tiêu thụ sản phẩm đó, cấp độ chuyển giao này ít có rủi ro cho bên nhận chuyển giao
1.2.4 Ph m vi chuy n giao công ngh ạ ể ệ
Hoạt động chuyển giao công nghệ có bao gồm các phạm vi như sau:
- Bên nhận có thể độc quyền hoặc không độc quyền trong việc sử dụng công nghệ- Bên nhận có thể được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho một bên khác