1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Sau Đăng Ký Thành Lập Qua Thực Tiễn Tỉnh Điện Biên
Tác giả Bùi Thị Thanh Bình
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 30,09 MB

Nội dung

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên mặc dù đã được đôi mới và thu được nhiều kết quả khả quan góp phần quan trọng vào sựphát

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI THỊ THANH BÌNH

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Dinh hướng ứng dung)

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn "Quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp sau đăng ký thành lập qua thực tiễn tỉnh Điện Biên" là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công

bo trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn

thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Thị Thanh Bình

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều

sự giúp đỡ.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh đã

tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức vàkinh nghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, các Sở ngành:

Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục thuế tỉnh đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập sé liệu dé thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp nhữngngười đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cô vũ và động viên tôi trong suốt

thời gian thực hiện luận văn.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2022

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Bình

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI

DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP . 81.1 Khái quát về doanh nghiệp, đặc điểm và vai trò của doanh nghiép 81.1.1 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiỆP c1 13x ng 8

1.1.2 Các loại hình doanh nghiỆp - - - 5 1kg hệt 11 1.1.3 Vai trò của doanh nghi€p - - - 5 11119 1g ng key 13

12 Khai niệm và vai trò của quan lý nhà nước đối với doanh nghiệp

sau đăng ký thành lẬD - - - - G6 1n nrệt 14 1.2.1 Khai niệm quản lý và quan lý nhà nước .-‹ +5 + +s++sssx++seeressess 14

1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 171.2.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 1§1.3 Chú thé quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 191.4 Nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập - - G1 HH ng ng ệt 21

1.4.1 Nguyên tắc quản ly nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lap 211.4.2 Nội dung quan ly nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 221.5 Phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập - - G1 112211 111221111211111011 111011118211 1H tk vn 251.6 Bối cảnh, điều kiện bảo đảm và các yếu tố chung tác động đến

quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 261.6.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước -s-scscscs¿ 261.6.2 Pháp luật, chính sách của nhà nước về phát triển doanh nghiệp 27

Trang 6

1.6.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan dé thực thi chính sách - 271.6.4 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tẾ + +22+5++E++x+zx+z++zzxzxezed 271.6.5 Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp 2-5-5 2 25+: 281.7 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập của một số địa phương và bài học cho tỉnh Điện Biên 301.7.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập của một số tỉnh - 2-2 ¿+5 2x+£++E+2E+2E+2E£EeExezxzrezxerxees 30

1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên - 55 5-55 + +2 s++seerssss 39

TIEU KET CHUONG C00117 42Chuong 2: THUC TIEN QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DOANH

nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tinh Điện Bién 43Khái quát về tỉnh Điện Biên 5-5-5 S222 EEEEEEEEEEEEEEEErkrkerrkrrrei 43Khái quát về các doanh nghiệp tỉnh Điện Biên 2- 2-5255: 49

Tổ chức bộ máy quản lý đối với doanh nghiệp sau đăng ký thànhlập tại tỉnh Điện Biên - 2G c1 11+ HS SH xxx xe, 56

Ủy ban nhân dân tỉnh - - ¿+2 St E+E£E£E£EE£E+EEEEEEEEEEEEEEEeErrrkrrrree 56

Sở Kế hoạch và Đầu tư -c6c 5tr 56Cục thuế tỉnh 5: :-25+22x221221122122112111211271121121121121212 re 57

Thanh tra tinh 57

Công an tinh - - c0 nọ re 57

Các sở, ban, ngành tinh - s1 11191 rưy 58

UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - 2 2s =z s2 58

Các Hội/Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Điện Biên 5 555 <5<<<2 58

Thực tiễn quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập tai tỉnh Điện Biên - Q- 1S xxx reyeg 59

Về hoạch định chiến lược, ban hành văn bản và tạo dựng môi trường kinhdoanh đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập - -=¿ 59

về khuyến khích và thực hiện hỗ trợ, tạo lập môi trường kinh doanh

thông thoáng cho doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 62

Trang 7

2.3.3 Tình hình triển khai các nhiệm vụ của Uy ban nhân dân tinh trong quản

lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập - 5 25+ ssvessseessk 69

2.3.4 Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành liên quan trong thực hiện các hoạt

động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập 702.3.5 Đánh giá chung về quan lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tỉnh

¡901200511000 :-ẼđzA1a ằằằốằŠ T7

I)!298-9500921019) c1 82

Chương 3: GIẢI PHAP BAO DAM HIEU QUÁ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP TRÊN

DIA BAN TÍNH ĐIỆN BIEN 2-52 ©S SE E2 2 EEEerererrrrrrrred 833.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế -xã hội và phương

hướng QLNN đối với doanh nghiệp của tỉnh Điện Biên giai đoạn

"y2 83

3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2- 25+ 833.1.2 Phương hướng QLNN đối với doanh nghiệp giai đoạn 2021- 2025 883.2 Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lap - 5c 2 2c 13123 S9 111111111111 rrryện 90

3.2.1 Hoàn thiện thé chế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng

lực cạnh tranh cấp Iš)0 ˆ)i4ÍiỒidaầẳủaẳaẳaầẦadađaầaiii 903.2.2 Giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh đối với doanh

nghiệp sau đăng ký thành lẬp - - SH ng ng, 93

3.2.3 Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong quản ly nhà nước đối với

doanh nghiệp sau thành lập, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức 96

3.2.4 Đây mạnh hỗ trợ pháp lý, chuyên đổi số phục vụ doanh nghiệp 983.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp 1003.2.6 Chú trọng thực hiện tốt công tác thu hút, xúc tiến đầu tư, gắn với nâng

cao chất lượng thu hút đầu tưư 2 52s E+E££E+E££E+ErEeErkererkerees 1013.2.7 Tăng cường công tác trao đổi thông tin, thanh kiểm tra doanh nghiệp

sau đăng ký thành lẬP -. <1 1S 9n ng ng ch 103

TIEU KET CHUONG 3 1 1061G Os OLD 2-5-5211 1E 121211 2121121211211111111111111212 0121111211111 re 107DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 22z+222ESc+ztEESscczer 109

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

CCVC Công chức viên chức

CNH - HDH Công nghiệp hóa - hiện dai hóa

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DKTL Dang ky thanh lap

GDP Tổng sản phẩm trong nước

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTGT Giá trị gia tăng

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng TrangBảng 2.1 | Số Doanh nghiệp chia theo địa bàn hoạt động 51

Bảng 2.2 | Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 53

Bang 2.3 | Một số chi tiêu co bản của doanh nghiệp năm 2021 54

Bảng 2.4 | Kết quả Chỉ số CCHC tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 62

Bảng 2.5 | Kết quả xếp hạng PCI tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 67

Bảng 2.6 | Tình hình tô chức đoàn thanh, kiểm tra doanh nghiệp 02 năm

(2020-2021) 77

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU DO, HÌNH

So hiệu Tên biéu do Trang

Biểu đồ 2.1 | Số doanh nghiệp trên dia bàn Điện Biên năm 2021 chia theo

loại hình 50

Biểu đồ 2.2 | Tỷ lệ doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh 52

Số hiệu Tên hình TrangHình I.I | Hệ thống co quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp 20

Hình 1.2 | Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp | 21

Hình 2.1 | Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2021 66

Hình 3.1 | Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh

(IOC) tỉnh Điện Biên 100

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính

sách tích cực nhăm phát triển doanh nghiệp Việt Nam Đảng, Nhà nước luôn ghinhận, đánh giá cao sự chung tay, chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó khăn của cộngđồng doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng và Nhà nước Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của nước ta tại văn kiện Dai hội XIII của Đảng, đãnêu rõ quan điểm:

Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân chủ phải gắnvới giữ vững kỷ luật, kỷ cương Phát triển nhanh, hài hòa các khu vựckinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự

là một động lực quan trọng của nền kinh tế; Xây dựng nền kinh tế tự chủ

phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa

dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng doanh

nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức

mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhậpquốc tế mang lại

Phát triển doanh nghiệp là xu hướng phát triển chung Dé các doanh nghiệpphát triển, Nhà nước cần tăng cường quản lý thông qua việc xây dựng hành lang pháp

lý, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo môi trường cạnh tranh bình đăng, minh

bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm theo hướng pháttriển bền vững Những năm gần đây các doanh nghiệp thành lập mới tăng khá nhanh,khoảng 10% mỗi năm, việc quản ly nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và cácdoanh nghiệp sau đăng ký thành lập nói riêng rất cấp thiết nhưng còn nhiều hạn chếkhi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đăng ký doanh nghiệpchưa được ban hành một cách đầy đủ, đồng bộ, thậm chí còn có sự mâu thuẫn giữamột số văn bản Chưa tập hợp thành hệ thống đề giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ

Trang 12

quyền và nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó một số quy định tại luật doanh nghiệp vàcác văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều bắt cập và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Ở tỉnh Điện Biên, cùng với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các

doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh cũng tăng mạnh Công tác quản lý nhà

nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên mặc

dù đã được đôi mới và thu được nhiều kết quả khả quan góp phần quan trọng vào sựphát triển và phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập ở tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh một bộ phận các doanh nghiệp không tuân thủ

quy định pháp luật, hoạt động không theo nội dung đăng ký doanh nghiệp, vi phạm

quy định về điều kiện kinh doanh các ngành, nghề kinh đoanh có điều kiện, vi phạmquy định về thuế, về chế độ, chính sách đối với người lao động Việc quản lýdoanh nghiệp sau đăng ký thành lập được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhaunhư Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành, Cục thuế, UBND cấp huyện

Do đó, việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp không được thực hiện thốngnhất, còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Vì vậy, côngtác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao

Từ 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành đã sửa

đôi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bắt cập của Luật cũ,

tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc

tế Điểm mới nổi bật trong Luật Doanh nghiệp mới là phát huy hơn nữa quyền tự dokinh doanh của doanh nghiệp, xác định rõ mục tiêu quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp là hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh

nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật Đề thực sự phát huy hiệu quả trong thực

tế triển khai tại tỉnh Điện Biên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp sau đăng ký thành lập qua thực tiễn tỉnh Điện Biên” có ý nghĩa cả về

lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cau thực tế hiện nay dé hoàn thiện công tác quan

lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập ở tỉnh Điện Biên nói riêng

và cả nước nói chung.

Trang 13

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận vănQuản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập là nội dung quantrọng, tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến quản lý nhànước đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư

nhân hoặc ở một vài địa phương Trong đó đáng chú ý là các công trình sau:

Đoàn Thị Lan Anh (2017) “Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đổi với

doanh nghiệp Nhà nước trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam ” Luận văn thạc sĩ,Học viện Tài chính, Hà Nội Tác giải luận văn nghiên cứu những bất cập trong quá

trình quản lý doanh nghiệp nhà nước được hình thành do thói quen trong công tác

quan lý từ chế độ cũ dé lại, những dấu hiệu do lợi ích nhóm mang đến và mô hình

doanh nghiệp nhà nước dàn trải, không trọng tâm; Thực trạng hoạt động của các

doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua trên cơ sở lý luận dé thấy rõ những batcập đồng thời nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp nhà nước; Việc quản lý nguồn vốn tại doanh nghiệp nhà nước; Việcquản lý cán bộ hoạt động tại doanh nghiệp nhà nước, tình trạng lãng phí nguồn nhânlực, cán bộ không phát huy hết khả năng của mình hoặc tình trạng lạm quyền trongquản lý, điều hành;

Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Phạm Thị Ngọc Ánh năm 2012 “Quản lý nhànước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng" cũng đã có nhữngđánh giá khái quát về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân dướigóc độ kinh tế học về ba nội dung: hoạch định chiến lược và môi trường pháp lý;chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp tư nhân và công tác thanh tra, kiểm tra, hậukiểm của thành phố Đà Nẵng

Luận văn thạc sĩ Luật học của Đỗ Đình Chuyên năm 2015 "Quản lý nhànước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội", đã đánh giá được thựctrạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà

Nội từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanhnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Trang 14

Luận văn thạc sĩ quản lý công của Luu Quang Vinh năm 2016 "Quan lý nha

nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An" công trình đãnghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nướctrên địa bàn Tỉnh Nghệ An, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu

lực thi hành, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với

các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tinh Nghệ An đến năm 2025;

Gần đây, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, tăng cường việc tuân thủ pháp luật,ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch

và Dau tư đã xây dựng dé án 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 về “Đổi mới quản

lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập” Đề án đã cung cấp những

dữ liệu quan trọng về những đổi mới của nước ta trong công tác quản lý doanhnghiệp, về mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, về khung khổ pháp lý củacông tác Nhà nước đối với doanh nghiệp Đặc biệt, những giải pháp trong đề ánmang tinh khả thi, hiện nay đã áp dụng tại các tinh tinh tạo chuyến biến tích cực

trong việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

Các công trình trên đã có những đánh giá khái quát về công tác quản lý nhànước đối với doanh nghiệp về ba nội dung: hoạch định chiến lược và môi trườngpháp lý; chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và công tác thanh tra, kiểm tra (hậukiếm) Tuy nhiên các công trình mới chỉ nghiên cứu từng khoảng thời gian, phạm vitrong tỉnh (thành phố) nhất định để đưa ra những kiến nghị và giải pháp thực tiễnphù hợp cho từng thời điểm, từng địa phương (tùy từng địa phương sẽ có những

chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp riêng dựa trên cơ sở hướng dẫn của Luật Doanh

nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ) Chưa có nghiên cứuriêng về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, đặc biệt đi

từ thực tiễn một địa phương cụ thể

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trênđịa bàn tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã được quan tâm triên khai, tuy nhiên

Trang 15

trên thực tiễn còn đặt ra một số vấn đề như công tác theo dõi, nắm bắt tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp còn bat cập, còn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không

thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, không gửi báo cáo tài chính theo quy

định, một số cá nhân đã lợi dung “kẽ hở” trong quản lý doanh nghiệp dé thành lậpnhiều doanh nghiệp hoặc lợi dụng việc tạm ngừng, không hoạt động tại địa chỉ đăng

ký dé gian lận, trốn thuế Về mặt lý luận chưa có một dé án, dé tài nào đi sâu vào

nghiên cứu nội dung này Là người công tác trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cónhiều năm gắn bó với công tác đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, vớimong muốn đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng kýthành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày một hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả côngtác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh,đồng thời vận dụng sáng tạo các kiến thức đã được học vào công việc chuyên môncủa mình, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tác giải đã lựa chọn đềtài “Quản lý nhà nước đỗi với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập qua thực tiễn

tỉnh Điện Biên ”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc phân tích thực trạng quản lý nhànước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh nhằm đề xuất hệthống các giải pháp mang tính toàn diện để bảo đảm quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề thực hiện được mục đích nói trên, tác giả đã đưa

ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu, làm rõ về lý luận về doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

Nghiên cứu, phân tích những quy định về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp sau đăng ký thành lập ở nước ta hiện nay;

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Trang 16

Trên cơ sở các nghiên cứu đó, từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, tồn tại,vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thànhlập trên địa ban tỉnh Điên Biên để kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm bao damquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận vănĐối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp sau đăng ký thành lập (công tác hậu kiểm)

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan lý nhà nước của cơ

quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại Sở Kếhoạch và Đầu tư và một số sở ngành khác của tỉnh Điện Biên từ năm 2015 đến nay

5 Phuong pháp nghiên cứu luận văn

Cơ sở lý luận dùng dé nghiên cứu dé tài là chủ nghĩa Mac-Lénin va tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các tư tưởng, quan điểm của Đảng về pháttriển doanh nghiệp, quan lý nhà nước, về đổi mới và xây dựng nền hành chính Nhànước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, các tư tưởng, quan điểm về luật học tiễn bộ

và hiện đại trên thế giới

Phương pháp cụ thé được sử dụng để giải quyết những van dé đặt ra trong

luận văn là: phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa

6 Ý nghĩa lý luận thực tiễn của đề tài

Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh việc quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là

quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang đượcđây mạnh Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận, nghiên cứu các nội dung cụ thểcủa việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như ý nghĩa của nó Trên cơ

sở phân tích thực trạng của việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng kýthành lập từ thực tiễn tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất các giải pháp về mặt lý luậncũng như thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp

7 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương:

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập.

Chương 2: Thực tiễn quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Giải pháp bảo đảm hiệu quả công tác quản lý đối với doanh

nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI

DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP

1.1 Khái quát về doanh nghiệp, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp

Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh doanh, có các hoạt động mua

bán, trao đôi, giao dịch, Doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở hoạt động.

Doanh nghiệp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và được sự cho phép

hoạt động thì doanh nghiệp mới có thể làm việc

Đối với việc kinh doanh của một doanh nghiệp là việc thực hiện liên tục một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư Từ việc sản xuất đến tiêu thụsản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ với mục đích sinh lợi nhuận

Với mục đích cao nhất của một doanh nghiệp chính là đem lại lợi nhuận chochủ doanh nghiệp Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp hoạt động không nham mục

đích lợi nhuận.

Chúng ta có thê kế đến những lợi ích của doanh nghiệp đối với xã hội như sau:

(1) Doanh nghiệp là một yếu tố không thé thiếu cho việc phát triển kinh tế

-xã hội.

(2) Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất

(3) Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội

(4) Tạo sự cạnh tranh dé giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng

tốt hơn và giúp giảm giá thành

(5) Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.(6) Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bồ sung nguồn thu cho nhà nước

Đối với khái niệm Doanh nghiệp, có rất nhiều học giả nói về vấn đề này.Peter Drucker (1909 -2005) chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị chorằng: Doanh nghiệp là một bộ máy của xã hội Lý do duy nhất dé nó có thê tồn tại là

nhu câu của xã hội, bởi lẽ do xã hội có một nhu câu nào đó nên mới giao cho nó

Trang 19

những nguồn lực dé sản xuất và thỏa mãn nhu cau đó Do vậy, “chỉ có khách hangnào trả tiền cho một loại hàng hóa hoặc một loại dịch vụ thì mới có thé làm chonguồn tài nguyên kinh tế chuyển hóa thành của cải, làm cho vật chất chuyên thànhhàng hóa Đối với một doanh nghiệp mà nói, việc dự định sản xuất cái gì không phải

là điều quan trọng mà là khách hàng muốn cái gì, anh ta thấy cái gì có giá trị, đó mớichính là điều có ý nghĩa quyết định Đó là điều quyết định nội dung hoạt động củamột doanh nghiệp, sản xuất cái gì, liệu có phát triển được không?” Điều đó cũng cónghĩa là, khách hàng là cơ sở mà doanh nghiệp dựa vào đó dé tồn tại [15]

Ở Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên từ năm 1948,theo tinh than của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia.Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, cácthuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinhtế Đến khi ở Việt Nam xây dựng nén kinh tế hàng hoá nhiều thành phan vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại Theo tỉnh thần của Luật

công ty năm 1990 hay Luật doanh nghiệp năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được

xác định là một thực thể pháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm mục

đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là

tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kýthành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh"

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp có đặc điểm sau:(1) Được thành lập và đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục pháp lý nhất định.Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định

thủ tục thành lập và đăng ký riêng;

(2) Được thửa nhận là thực thể pháp lý; có thể nhân danh mình tham giaquan hệ pháp luật Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giaolưu dân sự cũng như các quan hệ tố tung;

(3) Chức năng, nhiệm vu chính của doanh nghiệp là kinh doanh Doanh nghiệp

Trang 20

được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá,dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội.

Từ cách nhìn nhận như trên, trong luận văn này, có thể đưa ra khái niệm

doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài

chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu

thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối da hóa lợi ích của người tiêu dùng, thôngqua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục

tiêu xã hỘi.

Doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp có tính hợp pháp Tính hợp pháp ở đây thể hiệnthông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan

có thâm quyền dé đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập

Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồngnghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự ton tại và trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng

chính tài sản riêng của mình.

Thứ hai, doanh nghiệp khi hoạt động đều có đều có mục đích kinh doanhnhưng phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thườngxuyên, lâu đài Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đíchsinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cungứng dé phục vụ người tiêu dùng

Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường như các doanhnghiệp về điện, nước, vệ sinh

Thứ ba, doanh nghiệp hoạt động có tính tô chức Tính tô chức thê hiện qua

cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng Đồng thời doanh nghiệpthành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ky theo quy định và có tài sản riêng dé quản

lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

10

Trang 21

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp Các loại hình doanh nghiệp được phân chia một cách phù hợp tùy theo góc

độ được đánh giá Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, ở Việt Nam có 5

loại hình doanh nghiệp chính:

(1) Doanh nghiệp tư nhân Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ chịu trách nhiệm với

pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp Mỗi một cá nhân chỉ

được thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được

đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân; không được phát hànhbất kỳ một loại chứng khoán nào; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua

cô phan, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế

và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

(2) Công ty cổ phanTheo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thànhnhiều phan băng nhau gọi là cô phần Cô đông có thé là tổ chức, cá nhân;

số lượng cô đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa Công

ty cổ phan mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổphần được chuyên đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách

nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ

phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập Cổ đông chỉ chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định tại điều 74 Luật doanh nghiệp 2020:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tô

chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách

II

Trang 22

nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm

vi số vốn điều lệ của công ty

(4) Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại điều 46 Luật doanh nghiệp 2014:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp,

trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viênkhông vượt quá 50 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào

doanh nghiệp.

(5) Công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty hợp danh là

doanh nghiệp trong đó:

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau

kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các

thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thànhviên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm

về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công tyNgoài 5 loại hình kể trên còn có Doanh nghiệp Nhà nước

Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp nhà nước baogồm các doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phan

có quyền biểu quyết Doanh nghiệp nhà nước được tô chức quan lý dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhanước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50%von điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biéu quyết

Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao

cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm vềkinh tế và chịu bù dap hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó Tức là nhànước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những

12

Trang 23

chi phi, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã

hội như các doanh nghiệp khác.

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp

1.1.3.1 Doanh nghiệp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đờisống của người lao động

Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được

nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động Thu nhập cao và tăngnhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sốngchung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động từ

nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.

1.1.3.2 Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu to quyết định đếntăng trưởng cao và ổn định của nên kinh tế những năm qua

Lợi ích cao hon ma tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được

nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêudùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ôn định vàphát triển những năm qua

1.1.3.3 Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dich cơ cau trong nénkinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành

Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa

phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp,

thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năngsuất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanhnghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn

1.1.3.4 Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn dé

xã hội

Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệptạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá,dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch

13

Trang 24

vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư

và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khâu Nhiều sản phâm trước đây thường phảinhập khâu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế vàđược người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Xe máy, phương tiện vận tải, các

mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùnggia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng,

Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhànước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện dé đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói

giảm nghèo, ).

1.2 Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập

1.2.1 Khai niệm quản lý và quan lý nhà nước

Quản lý là khái niệm xuất phát từ rất lâu trong lịch sử, bắt nguồn từ sự phâncông, hợp tác trong quá trình lao động, sản xuất khi có sự tham gia của nhiều ngườinhằm hoàn thành mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ đơn giản đếnphức tạp, quy mô nhỏ đến quy mô lớn

Một cách khái quát, quản lý là các hoạt động có tổ chức và định hướng củachủ thé quản lý lên một đối tượng quản lý cụ thé nhằm mục đích duy trì tính ổnđịnh và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định Các yếu tổtrong quản lý bao gồm:

Chủ thê quản lý: Là cá nhân hoặc tô chức có nhiệm vụ tạo ra các tác động

quản lý

Khách thé quản lý: Là các quá trình xã hội và hành vi của con người chịu sựtác động của chủ thê quản lý

Đối tượng quản lý: Là cá nhân, tô chức chịu sự tác động của chủ thể quản lý

Mục tiêu quản lý: Là kết quả mong muốn đạt được ở một mốc thời gian nhấtđịnh do chủ thé quan lý định trước

14

Trang 25

Quản lý nhà nước: Cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, khái niệm quản lýnhà nước cũng đã được hình thành Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm hoạt động

lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động tư

pháp của cơ quan tư pháp Quan lý toàn xã hội mang tính chất quyền lực của nhanước, áp dụng quyền lực thông qua pháp luật Nha nước dé điều chỉnh các mối quan

hệ xã hội, các hành vi của con người trên mọi phương diện đời sống giúp cho xã hộiđược duy trì, phát triển một cách trật tự và thích hợp để từ đó các nhiệm vụ của nhà

nước được thực hiện một cách đảm bảo hơn.

Quan lý nhà nước có thé được thay đối phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình

độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ qua từng giai đoạn

lịch sử.

Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà

nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

Quản lý nhà nước mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thé như sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước là những hoạt động dựa trên pháp luật và quyềnlực của nhà nước: tính quyền lực của nhà nước được xem là yếu tố nhăm giúp

chúng ta phân biệt được quản ly nhà nước cũng như các hoạt động quản lý mang

tính xã hội khác Quyền lực của nhà nước được thể hiện rõ ràng nhất thông qua cácvăn bản hành chính, các văn bản này thể hiện được những ý chí và quyết tâm của

người quản lý nhà nước.

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi những người có

quyền hạn, theo như những quy định mà nhà nước đã ban hành thì chủ thể của quản

lý nhà nước ở Việt Nam là những cơ quan và công chức hành chính nhà nước,người đứng đầu cơ quan nhà nước, vậy nên, đối tượng của cơ quan quản lý nhànước là các mối quan hệ phát sinh trong xã hội, liên quan đến đời sống của ngườidân, pháp luật và các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, quản lý nhà nước là những hoạt động điều hành và chấp hành củanhà nước: Việc điều hành và chấp hành được xem là hai yếu t6 then chốt giúpcho hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra suôn sẻ hơn, tính chấp hành được thực

15

Trang 26

hiện thông qua việc các văn bản mà nhà nước ban hành được chấp thuận và áp dụngvào trong thực tế, còn tính điều hành thì được thê hiện thông qua những quyết định,

tổ chức và chỉ đạo các người quản lý theo một hệ thống giúp cho các văn bản được

áp dụng vào đời sống một cách dé dang hơn

Vai trò của quản ly nhà nước

Quản lý nhà nước giúp thực hiện và nâng cao được quyền tự do, làm chủ của

người dân: quyền làm chủ của người dân là yếu tố cốt lõi dé tạo nên hiệu lực của

những văn bản quản lý nhà nước, hòa hợp giữa nhà nước và nhân dân khi dân có

quyền làm chủ, tham gia vào các công cuộc xây dung đất nước, bau cử,

Quản lý nhà nước giúp xây dựng kinh tế vững mạnh: đây là vai trò mang tính

chất quan trọng của mỗi một quốc gia, nếu như vai trò này được thực hiện tốt thì sẽ

tạo tiền đề vững chắc dé có thê thực hiện những chức năng khác như giúp quản lý

hoạt động khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, giáo dục : đây là những nguồn lực

có tính liên kết đối với con người và phát triển đất nước Chính vì vậy, phải đảmbảo răng việc giữ gìn những nét truyền thống và phát huy những tinh hoa một cách

Phương pháp cưỡng chế nhà nước: Phương pháp cưỡng chế là việc sử dụngbạo lực của cơ quan có thâm quyền đối với cá nhân hay tổ chức về cả vật chất vàtinh thần để bắt buộc cá nhân đó phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật,phương pháp cưỡng chế đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động quản lý

16

Trang 27

nhà nước, nếu không có phương pháp cưỡng chế thì những kỷ luật sẽ không được

nghiêm túc thực hiện, làm tăng các tệ nạn xã hội.

Phương pháp kinh tế: Day được xem là phương pháp sử dụng những đòn baykinh tế để động viên các cá nhân, tô chức tích cực tham gia lao động, sản xuất dé cóthé đem lại nhiều lợi ích cho cả người dân và nha nước

12.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là bộ phận cấu thành của quản lý nhànước về kinh tế có phạm vi rất rộng bao gồm quan lý nhà nước trong lĩnh vực (i) gianhập thị trường (thành lập, đăng ký doanh nghiệp), (ii) tổ chức quan lý doanhnghiệp (các hình thức tô chức doanh nghiệp, quan hệ bên trong doanh nghiệp, quan

hệ sở hữu và sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp), (iii) tô chức lại và rút khỏi thịtrường (chuyên đổi, giải thể, phá sản doanh nghiệp), (iv) quản lý nhà nước đối vớicác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đầu tư, tài chính, thương mại,lao động tiền lương, môi trường, )

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động

có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệthống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệptrong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triénkinh tế, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập là hoạt độngsắp điều hành, hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpthông qua cơ chế chính sách, pháp luật của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

từ Trung ương tới địa phương trên cơ sở nhận thức vai trò, vi trí và đặc điểm củadoanh nghiệp sau đăng ký thành lập, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quảcao nhất thông qua cơ chế chính sách, pháp luật mà cơ quan quản lý tác động lên

doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

Có thé khang định: Quan lý tốt doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, không

những mang lại những lợi ích cho Nhà nước, xã hội, mà còn mang lại lợi ích cho

17

Trang 28

chính doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong một môi trường kinh

doanh 6n định, công bang và có nhiều động lực dé nâng cao chất lượng hàng hóa,dich vụ hơn, góp phan thúc day kinh tế phát triển ôn định, bền vững

1.2.3 Vai trò quản lý nhà nước doi với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpXuất phát từ nhu cầu bản thân các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập đòihỏi phải có sự quản lý của nhà nước bời vì trong quá trình sản xuất kinh doanh làm nảysinh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau Các doanh nghiệp đều có lợi íchriêng của mình và họ luôn tim moi cách dé tối đa hoá lợi ích đó Họ có thé thấy rõ hoặckhông thấy rõ dé đạt được mục đích của mình thì họ đã ảnh hưởng, vi phạm đến lợi íchcủa người khác Từ đó tất yêu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích của cá nhân hay bộ phậnnày tăng lên làm thiệt hại đến loi ích của cá nhân khác xét trên phạm vi tổng thé nềnkinh tế quốc dân Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động kinh tếchồng chéo cản trở nhau, sự phân bố nguồn lực không hợp lý, các vấn đề chính trị xã

hội phát sinh Bởi vậy phải có sự quản lý của nhà nước với vai trò đứng ra làm trung

gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nềnkinh tế, góp phần tạo ra tích luỹ, sự phát triển của doanh nghiệp thê hiện sự pháttriển của quan hệ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn, lao động, áp dụng khoahọc công nghệ đề tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạđáp ứng cho nhu cầu của xã hội Dé tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cácdoanh nghiệp, doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các van đề, trong đó có nhữngvần đề mà từng doanh nghiệp, doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết.Nhà nước băng hoạt động quản lý của mình giúp các doanh nghiệp, doanh nhân giảiquyết các vấn dé sản xuất kinh doanh tam vĩ mô, tìm ra những nhu cau của họ déđáp ứng Tuy nhu cầu được đặt ra có thê rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là cácvấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng, công nghệ, chuyên đổi số, phương hướngchính có liên quan đến kinh tế

Sau khi thành lập, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanhtham gia vào môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là động lực thúc đây sản xuất, thúcđây tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả sản xuất Nền kinh tế hàng hoá vận

18

Trang 29

động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường chính trị - xã hội Nếumôi trường chính trị không ổn định, thường xuyên có các xung đột giữa các tầnglớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trường không lành mạnhmang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ không phát huy tác dụng Từ đó dẫnđến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trường khó có thê khắc phụcđược làm cho xã hội chậm phát triển Bởi vậy, đòi hỏi phải có vai trò quản lý củanhà nước vì một tô chức, một doanh nghiệp dù có lớn đến đâu cũng không thé thaythế được vai trò đó Trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đềnảy sinh như vấn đề hạ tầng, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ mà bảnthân doanh nghiệp cũng không thể tự giải quyết được Mặt khác, các doanh nghiệpluôn muốn tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên, phá vỡ môi trường,

do đó cũng cần phải có sự quản lý của nhà nước

1.3 Chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpQuản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập liên quan trựctiếp và đồng thời đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau Cơ cấu tô chức bộmáy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hình thành tươngđối rõ, trong đó, Quốc hội ban hành va sửa đối các luật liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp xét xử và kiểm soát

việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước.

Chính phủ thống nhất thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên cơ sởphân công, phân cấp quản lý Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ban hànhnghị định, quyết định và các chính sách cụ thể liên quan đến doanh nghiệp; các biệnpháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chínhphủ về doanh nghiệp Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ củamình, ban hành các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật theo thầm quyền UBNDcấp tỉnh, tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địaphương, tô chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực

19

Trang 30

trên dia ban theo thẩm quyền UBND cấp huyện, cấp xã tô chức thực hiện quản lý nhànước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn theo thẩm quyền phâncấp hành chính và từng lĩnh vực cụ thé có liên quan Như vậy, trong lĩnh vực quản lýhành chính, UBND các cấp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước có quan

hệ trực tiếp hàng ngày đối với mọi loại hình doanh nghiệp

trực tiếp theo địa bàn, gián tiếp

Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy quản lý nhà nước theo phân cấp vềhành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan Nhà nước liên quan trực tiếpđến “vòng đời” của doanh nghiệp (từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đến khigiải thé, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này có thể khái quát như Hình 1.2

20

Trang 31

Cơ quan Đăng ký kinh doanlt : Co quan Thué Y

Gidithe lR

Doanh nghiệp chim

dứt hoạt động _

Doanh nghiệp đã hoạt dong

sản xuât :kinh doanh

Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp(Nguôn: Đề án 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 về “Đối mới quản lý nhànước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập `)

Như vậy, liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp, có một số cơquan đầu mối quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnhư: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đóng vai trò trung tâm, đầumôi theo dõi thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp

1.4 Nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập

1.4.1 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

thành lập

Một là, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp phải được bảo đảm Quản

lý nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để vận hành các quy luật khách quancủa cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp, như quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật giá trị Co quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền

tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng biện pháp hành chính dé canthiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là, nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, chấm dứt quản lý

21

Trang 32

bằng các mệnh lệnh hành chính Pháp luật về doanh nghiệp phải là công cụ đểkhuyến khích doanh nghiệp tự do phát triển, thé hiện nguyên tắc doanh nghiệp tự dokinh doanh tất cả các ngành, nghề pháp luật không cắm Công cụ chính sách hànhchính của quản lý nhà nước cần được hạn chế trong phạm vi điều tiết vĩ mô, đảmbảo tiến bộ, công bằng trong phân bổ các nguồn lực va phân phối lại kết quả sảnxuất kinh doanh.

Ba là, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phânđịnh rõ ràng gan liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước.Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực, chuyên ngành chịu sự

quản lý của cơ quan nhà nước nảo thì cơ quan đó chịu trách nhiệm quản lý nhà

nước đối với doanh nghiệp đó Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đangành, nghề, thuộc nhiều lĩnh vực chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, thì

khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nào sẽ do co quan quan lý lĩnh

vực, chuyên ngành đó chịu trách nhiệm xử lý Chấm dứt tình trạng chồng chéotrong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, đảm bảo

khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì luôn có một cơ quan nhà nước có trách

nhiệm xử lý Mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn doanh

nghiệp thực hiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực đó; xây dựng quy phạm

pháp luật trong lĩnh vực quan ly nhà nước của mình dé doanh nghiệp vừa thuận lợitrong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo trật tự an toàn xã hội và khôngxâm phạm lợi ích của bên thứ ba; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Bon là, quản ly nhà nước đối với doanh nghiệp không tách rời với các hoạtđộng giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác Nhà nước khuyến khích mọithành phần kinh tế trong xã hội, chủ sở hữu doanh nghiệp cùng tham gia quản lý,giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước chỉ quản lýbằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước

1.4.2 Nội dung quan lý nhà nước doi với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

22

Trang 33

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập bao gồm các

nội dung sau:

1.4.2.1 Hoạch định chiến lược và tạo dựng môi trường kinh doanh đối với

doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng nam trong mục tiêu phát triểnbền vững của nền kinh tế quốc dân, bao gồm ba tiêu chí: tăng trưởng kinh tế (tăngdoanh thu, lợi nhuận và thu nhập cho chủ đầu tư và người lao động) tiến bộ xã hội

và bảo vệ môi trường sinh thái Hoạch định chiến lược và tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi cho doanh nghiệp là một chức năng chủ yếu của quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập Nếu Nhà nước tạo được môi trường

thuận lợi, lành mạnh thì sẽ tạo được động lực cho các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ

vốn đầu tư kinh doanh mà họ có lợi thế, buộc họ phải ứng xử theo đúng quy luật thịtrường và cơ chế quản lý của Nhà nước, hạn chế tiêu cực ngay trong hoạt động củabản thân các doanh nghiệp Ngược lại, nếu môi trường kinh doanh khập khiéng,thiếu lành mạnh, không thuận lợi thì doanh nghiệp, một là lợi dụng dé làm việc saitrái, hai là không bỏ vốn ra đầu tư, ba là tìm nơi đầu tư nước ngoài có môi trường

kinh doanh thuận lợi hơn.

1.4.2.2 Ban hành và thực hiện văn bản pháp luật chung cho mọi loại hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp là tong hợp các quy định liên quan đếnmọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm đăng ký thành lập, tổ chức quản

lý, nguyên tắc hoạt động, tô chức lại, chuyên đổi, giải thể và phá sản doanh nghiệp.Hiện nay, hệ thống văn bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpsau thành lập bao gồm hai khối chính:

Thứ nhất, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nộidung quản lý nhà nước có sự phân biệt nhất định theo loại hình, nguồn vốn sở hữuhoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, một số văn bản quan trọng như: Luật

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật kinh doanh bắt động sản, Luật

Luật sư, Luật công chứng, Luật các tô chức tín dụng, Luật quản lý, sử dụng vốn nhànước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

23

Trang 34

Thứ hai, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội

dung quản lý nhà nước được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp Đây là

hệ thống văn bản pháp lý có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng, có tác dụngtạo ra một môi trường kinh doanh chung cho mọi hình thức doanh nghiệp, bao gồm:Luật quản lý thuế, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Kế toán hay các quyđịnh về phá sản, cạnh tranh, đấu thầu, bảo hộ nhãn hiệu vào như: Luật Phá sản, LuậtCạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai; cácquy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp

1.4.2.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể trong quản ly nhà nước đối

với doanh nghiệp sau đăng ky thành lập

Các cơ quan chức năng cần chủ động xây dựng, thống kê dữ liệu về cácdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực quan lý; thường xuyên tiến hành rà soát, b6 sung, cậpnhật những dữ liệu thay đổi; kịp thời cung cấp các loại giấy chứng nhận đủ điềukiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hànhnghề gửi các cơ quan quản lý và các ban ngành có liên quan đề theo dõi chặt chẽhoạt động của doanh nghiệp và phối hợp xử lý theo quy định pháp luật

1.4.2.4 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm vi phạm pháp luật của doanhnghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật

Giám sát, thanh tra, kiêm tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là

công cụ của người lãnh đạo, quản lý Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý

Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành hoạt động giám sát, thanh tra,kiểm tra doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật Hoạt động giámsát, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạmpháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước

Kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệpthường xuyên chấp hành pháp luật Các đối tượng kiểm tra, thanh tra, giám sát thường

là về vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy, về chấp hành các quy định về antoàn vệ sinh môi trường, về kế toán, kiểm toán nhằm bảo đảm đúng quy định của Nhànước Qua giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các sai phạm như trốn lậu thuế,

xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của tô chức, cá nhân khác.

24

Trang 35

1.5 Phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký

Nhà nước quản lý tối thiểu, nghĩa là chỉ quản lý những nội dung chủ yếu liênquan đến tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, chất lượng sản phẩm, các nghĩa vụcủa doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước và trách nhiệm đối với các doanh

nghiệp khác, trong sự tuân thủ pháp luật Nhà nước quản lý các doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập thông qua việc theo dối các báo cáo tài chính hàng tháng, hang

quý, năm của doanh nghiệp Việc tô chức quản lý sẽ chỉ mang lại hiệu quả nếu như

công tác quản lý có được năng lực vận hành các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên

tắc quản lý tài chính và hạch toán thực sự Các doanh nghiệp ít nhất phải tuân thủnghiêm túc theo các tiêu chuẩn tài chính kế toán và thống kê, mặt khác Nhà nướccũng cần có những thông tin bố sung dé tiến hành kiểm tra Nếu như một doanhnghiệp không thể cung cấp được các số liệu này, thì đó là dau hiệu chứng tỏ doanhnghiệp không đủ khả năng quản lý hoạt động kinh tế có hiệu quả Nhà nước khôngquản lý hoạt động kinh doanh, vì vốn di đó là chức năng của chủ doanh nghiệp

Phát huy cơ chế tự kiểm tra giữa các chủ thể trong khi giao dịch và cơ chế tựkiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp Sau khi đăng ký thành lập, Nhà nước

quản lý các doanh nghiệp thông qua việc theo dõi các báo cáo tài chính của doanh

nghiệp Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan quản

ly nhà nước cụ thé Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng ngành,

lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh đa

ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách

nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng.

25

Trang 36

Quản lý nhà nước sau đăng ký thành lập là quản lý hậu kiêm do đó khôngchỉ chú trọng vào việc kiểm tra doanh nghiệp mà tập trung vào hướng dẫn chodoanh nghiệp, chuẩn hoá các tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo doanh nghiệp cóthể tự thực hiện một cách thuận lợi nhất, đồng thời nâng cao trách nhiệm tuân

thủ của doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước trong mỗi lĩnh vực Trong

quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm cách tháo gỡ khó khăn là nhiệm vụ chính, chếtài chỉ là bất đắc dĩ Công chức Nhà nước phải sâu sát cơ sở sản xuất và thịtrường kinh doanh, chịu khó tiếp thu ý kiến, kịp thời nghiên cứu, nhanh chóng đềxuất với Nhà nước để ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với sựvận động của cơ chế thị trường

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập không làmphát sinh thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho doanh

nghiệp hoạt động bình thường.

Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp phải đảm bảo chínhxác, đầy đủ, kịp thời Yêu cầu trao đôi, cung cấp thông tin doanh nghiệp phải căn

cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan yêu cầu Việc sử dụng thông tin doanh nghiệp phải tuân thủ theoquy định của pháp luật Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng

ký thành lập phải bao đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,

kịp thòi; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra trongcùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra; giảm thiêu đến mứctối đa sự phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp

1.6 Bối cảnh, điều kiện bảo đảm và các yếu tố chung tác động đến quản

lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

1.6.1 Chiến lược phát triển kinh té - xã hội của đất nướcChiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thong cac quan diém, muctiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài Việc quản ly nha nước đối với doanhnghiệp tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã

26

Trang 37

hội nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước Chiến lược phát triển kinh tế -xãhội đề ra định hướng để từ đó xây dựng các các chính sách về doanh nghiệp mộtcách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu quả phục

vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.6.2 Pháp luật, chính sách của nhà nước về phát triển doanh nghiệp

Chính sách pháp luật có vai trò tạo lập hành lang pháp lý cho doanh nghiệp(pháp luật điều tiết và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở đểbảo đảm an toàn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, là căn cứ để giảiquyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp ) Trong thời gian qua, Quốc hội vàChính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã

hội trong đó có nội dung phát triển doanh nghiệp Việc ban hành các văn bản pháp

luật và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà

nước trong việc xử lý các thủ tục hành chính về thành lập và phát triển doanhnghiệp cho các tô chức, cá nhân

1.6.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sáchTrong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp hoạtđộng giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quảquản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mụctiêu của quản lý, cụ thé:

Thứ nhất, cơ chễ phôi hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các vănbản quy phạm pháp luật trong thực tế

Thứ hai, cơ chê phối góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật,qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh nghiệp

Thứ ba, cơ ché phối hợp phát huy được các nguồn lực dé tập trung và xử lý

có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý doanh nghiệp mà đốivới một người, một cơ quan, tổ chức không thé giải quyết được

1.6.4 Boi cảnh hội nhập kinh té quốc tếNhững năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện đường lối đốingoại với phương châm độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc

27

Trang 38

tế trên tinh thần chủ động, sẵn sàng hội nhập, “sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy”,

quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngảy cảng sâu rộng, đạt được nhiều thành tựu

nồi bật trên một số điểm mới sau:

Thứ nhát, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đivào chiều sâu, tạo khuôn khổ ôn định và bền vững với các đối tác

Thứ hai, chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc và các chuẩn mực trongcác thể chế đa phương của khu vực và toàn cầu

Thứ ba, chủ động, tích cực, tạo không gian quan hệ rộng mở, tranh thủ được

sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế

Thứ tw, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng

được nâng cao

Quá trình hội nhập ngoài việc tăng vi thế Việt Nam trên trường quốc tẾ,chúng ta cũng đã thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài; tiếpthu những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như kinh nghiệm và kỹ

năng quản lý.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta còn gặp không ít

khó khăn, thách thức Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện dang

ké song về nhiều mặt còn hạn chế như hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộchưa đủ rõ ràng và nhất quán Các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào tính kinh tế củahàng hoá mà ít được chú trọng vào tính xã hội của hàng hoá như một số nước pháttriển Bộ máy hành chính còn có hiện tượng nhũng nhiễu, quan liêu; nạn thamnhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn

Do vậy, để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, việc đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp chính là một yêu cầucấp thiết cần phải thực hiện

1.6.5 Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệpSau 15 năm gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ViệtNam đã khang định được vị thé của mình là một trong những quốc gia có trao đôithương mại và thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới Những thành tựu đó đã

28

Trang 39

giúp Việt Nam liên tục tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, thu nhập cho người laođộng, từ đó gia tăng mức sống cho người dân nói chung Năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhiều doanh nghiệp đã năng động,nhạy bén, mạnh dạn hơn trong việc tham gia vào thị trường thế giới Trình độ quản

lý, tay nghề của khối doanh nghiệp tăng lên; nhiều sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnhthị trường thế giới như gạo, thủy sản, cà phê, điện thoại Nhiều doanh nghiệp đãtrụ vững trước những biến động, khó khăn của nền kinh tế trong nước và những tácđộng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, suy thoái của nền kinh tế thế giới, của đại

nghiệp nhỏ và vừa thường cao hơn so với của doanh nghiệp lớn, khoảng 1-2%/năm;

tỷ lệ chỉ phí không chính thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lớn

Các rào cản về thể chế, liên quan đến các vấn đề như: Thừa nhận vai trò

doanh nghiệp tư nhân nói chung, pháp lý tài sản, thủ tục hành chính, môi trường

cạnh tranh bất bình đắng, chất lượng đội ngũ công vụ, tính minh bạch và tráchnhiệm giải trình của Nhà nước là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tăng nhanh về sé lượng, trongkhi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho khởi sự kinh doanh và tiếp cận thị trường,nên những hạn chế của doanh nghiệp như thiếu hụt vốn; chất lượng lao động thấp,lao động chủ yếu là chưa qua dao tạo, đội ngũ cán bộ quan lý doanh nghiệp ít được

đào tạo; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp; trình độ am hiểu luật pháp, hệ thống thị

trường còn yếu Những khó khăn này công thêm tác động tiêu cực của dịch bệnhcovid 19 đã tạo ra biến động lớn, tác động đến khả năng chống đỡ của doanh

nghiệp Doanh nghiệp lại có tâm lý trông chờ vào các chính sách của nhà nước, nêu

29

Trang 40

không kịp thích nghỉ và thay đổi thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh,giải thể, phá sản ngày càng nhiều.

Trước bối cảnh này, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cầnphải thay đổi để phù hợp và thích ứng với từng thời kỳ và hoàn cảnh, đặc biệt làtrong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về quản lý doanh nghiệp

Trong những năm qua, để triển khai quản lý nhà nước về doanh nghiệp sau

đăng ký thành lập, UBND tỉnh Hòa Bình đã xây dựng, ban hành quy chế phối hợpgiữa các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; triển

khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó chú trọng

việc tô chức các cuộc hội thảo, tập huấn về chuyên đôi số cho doanh nghiệp; banhành cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của DN; thành lập tô

công tác hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hành chính; tuyên truyền nâng cao nhận thức

về pháp luật cho người dân, doanh nghiệp

Dé kip thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hàngnăm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp với sự tham gia củacác doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất, kinh doanh

trên địa bàn tỉnh.

Các cấp, ngành tăng cường hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trườngcho doanh nghiệp; quảng bá, xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư vào tỉnh theo cáchchuyên nghiệp và hiệu qua hơn; tư van cho các tô chức, cá nhân đến tìm hiểu cơ hộiđầu tư tại tỉnh về thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư, xây dựng chiến

lược kinh doanh, sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quy định

30

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 | Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 53 Bang 2.3 | Một số chi tiêu co bản của doanh nghiệp năm 2021 54 Bảng 2.4 | Kết quả Chỉ số CCHC tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 62 Bảng 2.5 | Kết quả xếp hạng PCI tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.2 | Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 53 Bang 2.3 | Một số chi tiêu co bản của doanh nghiệp năm 2021 54 Bảng 2.4 | Kết quả Chỉ số CCHC tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 62 Bảng 2.5 | Kết quả xếp hạng PCI tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 (Trang 9)
Hình 1.2 | Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp | 21 Hình 2.1 | Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2021 66 Hình 3.1 | Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Hình 1.2 | Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp | 21 Hình 2.1 | Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2021 66 Hình 3.1 | Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh (Trang 10)
Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Hình 1.1 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp (Trang 30)
Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Hình 1.2 Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp (Trang 31)
Bảng 2.1: Số Doanh nghiệp chia theo địa bàn hoạt động - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.1 Số Doanh nghiệp chia theo địa bàn hoạt động (Trang 61)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2020 (Trang 63)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2021 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2021 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp năm 2021 (Trang 64)
Bảng 2.4: Kết quả Chỉ số CCHC tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 Năm Điểm số PAR INDEX Thứ hang - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.4 Kết quả Chỉ số CCHC tỉnh Điện Biên từ 2016 đến 2021 Năm Điểm số PAR INDEX Thứ hang (Trang 72)
Hình 2.1: Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Hình 2.1 Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2021 (Trang 76)
Bảng 2.6: Tình hình tổ chức đoàn thanh, kiểm tra doanh nghiệp 02 năm (2020-2021) - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Bảng 2.6 Tình hình tổ chức đoàn thanh, kiểm tra doanh nghiệp 02 năm (2020-2021) (Trang 87)
Hình 3.1. Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông mình (IOC) - Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập từ thực tế tỉnh Điện Biên
Hình 3.1. Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông mình (IOC) (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN