1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn thực hiện tại các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng

116 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn thực hiện tại các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả Đinh Thị Ngọc Trâm
Người hướng dẫn TS. Bằng Vũ Huân
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 29,81 MB

Nội dung

Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân .... Hoan thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐINH THI NGỌC TRAM

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐINH THI NGỌC TRAM

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Trường Đại học Luật xemxét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Dinh Thi Ngoc Tram

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

967.1000 1

Chuong 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE THU TUC GIAI QUYET

CAC VU AN TRANH CHAP KINH DOANH, THUONG MAI TẠI TOA AN NHÂN DÂN -22- S2 2 2 2211211121121 1x re 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh

doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân - - +55 ++<<+x+cssrses 7

1.1.1 - Khái niệm thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại

tại Tòa án nhân dân - <2 EEE 2E 221111EE 1195311111199 1 tr xe ree 7

1.1.2 Đặc điểm của thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương

mại tại Tòa án nhân dân - + << < E13 E322 1111193 1k veree 13

1.2 Nội dung thủ tục giải quyết vụ án về tranh chấp kinh doanh,

thương mại theo quy định của pháp luật - - -+-<<+<<<<>+ 17

1.2.1 Thu tục khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mai -«-s++ 17

1.2.2 Thủ tục xét xử ở cấp sơ thầm vụ án kinh doanh, thương mại 181.2.3 Thu tục xét xử phúc thấm vu án kinh doanh, thương mại - 201.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thủ tục giải quyết vụ án về tranh chấp

kinh doanh thương IạÌ - - c 323 32111311 9 1 9 ng 22

1.3.1 Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật - - + - ke, 22

1.3.2 Hệ thống tô chức của Tòa án nhân dân - ¿222 s+zx+zzz+£++zxezxz 24

1.3.3 Hệ thống các cơ quan bồ trợ tư pháp - 2 2 2+s+x+zx+zszxszzzrsscez 25

1.3.4 Nang lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Tòa án - - 5-55 +++<s++sss+ 26

TIỂU KET CHUONG l - - SE SE EESEEEEE+E+EEESESEEEEEEEEEEEEEEEErESEEErErErrersrsrrsee 27

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CAC VỤ ÁN TRANH CHAP KINH

DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH

PHO HAL PHÒNG 2-52 SE E2E1211E11 111111211 1111.111 1x re,

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án

tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân

2.1.1 Quy định về thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại

2.1.2 Quy định về thủ tục thụ lý vụ án kinh doanh, thương

mại 2.1.3 Quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời

2.1.4 Quy định về hòa giải trong giải quyết vụ án KDTM -5

2.1.5 Quy định về tạm đình chỉ, tiếp tục giải quyết và đình chỉ vụ tranh chấp kinh doanh, thương mạii - 2-2: ¿ 2 s+x£E£+E£+EE+EEtzE+zEezrxerxrred 2.1.6 Quy định về thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thâm vụ án KDTM

2.1.7 Quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án

KDTM -2.1.8 Quy định về thủ tục phiên tòa phúc thầm vụ án

KDTM 2.2 Thực trạng thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mai tai Tòa án nhân dân ở thành phố Hải Phong

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng 2-2 525222 +4 2.2.2 Những kết quả đạt được thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân ở thành phó Hải Phòng

2.2.3 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân -2- 2 2 2 s£+x+£xzx+z+zx+2 I0I208.43009210/9)ic 101157

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP 3.1. LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHÁP KINH DOANH, THUONG MẠI TẠI TOA ÁN NHÂN DÂN -ccc+cce¿ Phương hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tai Toa Am mhan dain 01.57

Trang 6

3.1.1 Hoan thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh

chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án phải đồng bộ với việc hoàn

thiện pháp luật các lĩnh vực liên quan -. +5 + + *++vseerseereerseerres 79

3.1.2 Hoan thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh

chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu cải

cách tư pháp của Đảng và Nhà nước dé thúc day cải thiện môi trường

Kimh doanh 0 81

3.1.3 Hoan thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh

chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu của

hội nhập QUOC tẾ 2-2 ©E+SE£+EE+EE9EE£EEEEEE2EEE7E2E121127171711211 212cc, 82

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện thủ

tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại

TOa Am man 0 833.2.1 Hoan thiện các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án

tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân - 833.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án

tranh chấp kinh doanh, thương mại tai Tòa án nhân dân 98

TIỂU KET CHUONG 3 À -2-22©222+++SEE+SEE+SEEEtEEESEEvEEEErtrxrsrkrerrrrrrrree 103

KET LUẬN ¿52 SE 9112112112121 11 1111111111111 1111.1101111 1c crec 104

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 52+ E+2E+EE++rxezrxrrreee 106

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Kinh doanh thương mại

Tố tụng dân sự

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiTrong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế khu vực và thế giới, việc minh bạch hóa, tạo lập môi trường kinh doanh thôngthoáng, tạo cơ sở để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đăng, nâng cao năng lực doanhnghiệp trong nước và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài là một nhu cầu cấpthiết Một trong những giải pháp để nâng cao môi trường kinh doanh là việc hoàn

thiện các phương thức giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM),

bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển cùng xu thế hội nhập, các tranh chấp về KDTM xảy

ra ngày càng nhiều, càng đa dạng và phức tạp, luôn là vấn đề phát sinh và cần phảigiải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước là: “Xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minhbạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân ” với “trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tô chức và hoạt độngcủa Toà án nhân dân, bảo đảm Toa án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kip thời vanghiêm minh” ngoài ra phải “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế

phù hợp với tập quán thương mại quốc tế” dé tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh

tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020 cũng đã nêu một trong các nhiệm vụ của cải cách tư pháp là phải: “Tiếp tục

hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình

dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng

cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Trang 9

Hiện nay, ở Việt Nam, các tranh chấp KDTM đã được giải quyết theo một số

phương thức khác nhau như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và thông qua thủ tục

tư pháp tại Tòa án Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp KDTM ở nước ta

cho thấy, các chủ thể kinh doanh thường lựa chọn thủ tục tư pháp tại Toà án dé bảo

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp Xét xử theo thủtục tư pháp là hoạt động phán quyết của Tòa án thay mặt Nhà nước nhằm khôi phụctrật tự của quan hệ KDTM bị xâm phạm hoặc nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp vachính đáng của các chủ thể kinh doanh và xã hội Nó không đơn thuần chỉ là dànxếp, hòa giải, mặc dù về thực chất, dàn xếp và hòa giải cũng có mục đích như vậy

và do đó, có mối liên quan khăng khít với hoạt động xét xử Hoạt động xét xử làhoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết

về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật

khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh

chấp hay mâu thuẫn đó

Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, có địa ban vadân số lớn, đặc biệt tình hình kinh tế, xã hội rất phát triển Điều này dẫn đến cácquan hệ kinh tế có bước phát triển vượt bậc Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề phátsinh các tranh chấp kinh doanh thương mại cũng diễn ra ngày một nhiều hơn trên

địa bàn thành phố Từ đó, hoạt động giải quyết các tranh chấp KDTM tai Tòa án

nhân dân hai cấp thành phô Hải Phòng trong những năm vừa qua đã diễn ra hết sức

sôi động Bên cạnh những mặt được, thì hoạt động này vẫn còn những hạn chế, tồntại nhất định cần được khắc phục dé từ đó nâng cao chất lượng công tác giải quyếttranh chấp KDTM tại các Tòa án thành phố Hải Phòng

Từ sự phân tích nêu trên, học viên quyết định chọn van đề “Thi tuc giải

quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn thực hiện tại các

Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng” dé làm đề tài Luận văn

Thạc sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiNghiên cứu về giải quyết các tranh chấp KDTM nói chung và thủ tục giải

Trang 10

quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án nói riêng hiện nay đã có một số công trình

nghiên cứu đến, như:

Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh với đề tài “Phápluật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, Viện Nhànước và Pháp luật, năm 2002; Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Đào Văn Hội với

đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh té thị trường tại ViệtNam”, Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả ĐoànĐức Lương với đề tài “Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật

Việt Nam ” Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2009; Luận văn Thạc sĩ luật học của

tác giả Phạm Thị Huệ với đề tài “Giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Tòaán”, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2011 Luận án Tiến sĩ luật học của tác giảĐào Thị Xuân Lan với đề tài “Hỏa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa

án ở Việt Nam ”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013

Luận án Thạc sĩ luật học của tác giả Hoàng Văn Thân với đề tài “Gidi quyết

tranh chấp kinh doanh thương mai theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại Tòa án nhân

dân tính Lạng Sơn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018; Luận án Thạc sĩ luật

học của tác giả Nguyễn Hùng Khánh với đề tài “7c tiễn giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu ”, Khoa Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội, năm 2018; Luận án Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thao

với đề tài “Thẩm quyên của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinhdoanh, thương mại theo pháp luật hiện hành — Thực tiễn áp dung tại Toà an nhândân quận Cầu Giấy”, Trường Dai học Luật Hà Nội, năm 2019

Bên cạnh đó là Đề tài khoa học “Các phương thức giải quyết tranh chấpkinh tế ở Việt Nam hiện nay” của Bộ Tư pháp Đề tài khoa học thuộc Dự ánVIE/94/003, Bộ Tư pháp năm 1999; Bài viết “Hoàn thiện pháp luật vé tài phánkinh tế ở Việt Nam hiện nay ” của Nguyễn Thị Hoài Phương, đăng trên Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 3/2010, tr 74-79 cũng đề cập đến giải quyết tranh chấp

KDTM Bài viết “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh té ở nước ta trong giai đoạnhiện nay”, của tác giả Phạm Hữu Nghị đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

Trang 11

12/1999; Bài viết “Tính phổ quát và đặc thù của tô tụng kinh tế - Những quan điểm

cơ bản về Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Phát, Kỷ yêu

đề tài cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2001, tr.70-73; Bài viết “Hoa giải,

thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế”, của tác giả Trần Đình Hảo,đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2000, tr.32-35

Có thé thấy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về giải quyết các

tranh chấp KDTM nói chung, trong đó, có thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM nóiriêng, nhưng chưa có công trình nào đề cập nghiên cứu cụ thê về thủ tục giải quyếttranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân ở thành phố Hải Phòng Cho nên, đề tài luận

văn vẫn có tính thời sự và cấp thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu của luận văn là nhằm nghiên cứu những vấn đề lý

luận và thực tiễn pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp ởnước ta hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án ở Tòa ánnhân dân các cấp ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ

nghiên cứu sau đây:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranhchấp KDTM như khái niệm, đặc điểm, về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại

Toa án nhân dân.

Hai là, phần tích thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành vềthủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân

Ba là, đánh gia thực trạng thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranhchấp KDTM tại các cấp Tòa án nhân dân ở thành phố Hải Phòng, từ đó, chỉ ra

những ưu điểm và hạn chế của hoạt động này.

Bốn là, đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả xét xử các vụ án KDTM bằng phương thức tại Tòa án nhân dân

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn phápluật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án; hệ thống các quy định củapháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tụcgiải quyết vụ án KDTM ở thành phố Hải Phòng trong những năm qua

4.2 Phạm vi nghién cứu

Về nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và hệthống các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án vàthực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, phù hợp với bảnchất các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

Về nguyên tắc xét xử, Tòa án nhân dân thực hiện xét xử theo hai cấp, vì vậy,

trong phạm vi nội dung luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu thủ tục giải

quyết các vụ án tranh chấp KDTM tai Tòa án ở cấp sơ thâm và cấp phúc thâm

Về không gian và thời gian, nghiên cứu của luận án được thực hiện trênphạm vi thành phố Hải Phòng và từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Vẻ phương pháp luận, Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vat lịch sử của chủ nghĩa Mac — Lénin, cùng với đó là việc vận dụng

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

Về phương pháp nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứutruyền thống như: Phân tích, tong hợp, thống kê, khảo sát, so sánh dé làm rõ các van

đề thuộc nội hàm nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án ở

Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn tiếp cận nghiên cứu các thủ tục giải quyết tranhchấp KDTM tại Tòa án trên nền tảng quy định của pháp luật tố tụng dân sự với mụcđích làm rõ việc áp dụng và thực thi pháp luật về vấn đề này hướng tới sự phù hợp

Trang 13

với bản chất của các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn trọng

quyền tự định đoạt và quyền tự do kinh doanh của các chủ thé kinh doanh; đưa ra

các khái niệm về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, đặc điểm và

những yếu tô tác động đến thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa án cấp dưới

góc nhìn lịch sử và đương đại.

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thựcthi pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án ở Việt Nam, luậnvăn đánh giá và chỉ ra những ưu điểm, những van dé còn bat cập, hạn chế trong quyđịnh pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này, từ đó, đưa ra nhữngkiến nghị và giải pháp đề tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án ở Việt Nam phù hợpbản chất của các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại trongđiều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

7 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn được kết cầu thành 03 chương, cụ thé:

Chương 1: Những van đề lý luận về thủ tục giải quyết các vu án tranh chấp

kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện thủ tục giải quyết các vụ

án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân ở thành phó Hải Phong

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệuquả thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại

Tòa án nhân dân.

Trang 14

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CAC VỤ ÁN

TRANH CHAP KINH DOANH, THUONG MẠI

TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinhdoanh, thương mại tại Tòa án nhân dân

1.1.1 Khái niệm thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương

mại tại Tòa an nhân dân

1.1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mạiTrong thời đại kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển về kinh tế, các giao

dịch trong hoạt động KDTM ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và phức tap.

Khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thứckhác nhau trong nhiều ngành nghé khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí

là cạnh tranh với nhau cũng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng Trong mối quan

hệ này, bên cạnh những quyền và lợi ích có được, còn có những xung đột, bất đồng

về vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, từ đó thuật ngữ “tranh chấpkinh doanh” hay “tranh chấp thương mại” là những thuật ngữ quen thuộc trong đờisong kinh tế - xã hội ở các nước trên thé giới và được sử dụng phô biến, rộng rãi ở

Việt Nam trong thời gian gần đây

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mạicủa cá nhân, tô chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng;

tư van; kỹ thuật; li-xăng; dau tư; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thăm dò, khai thác;vận chuyên hàng hóa, khách hàng bằng đường hàng không, đường biên, đường sắt,đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật Khoản 1Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằmmục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hang hóa, cung ứng dịch vu, dau tư, xúc tiễnthương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Theo khái niệm này,

Trang 15

quan niệm về hoạt động thương mại được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục

đích sinh lợi Hướng tiếp cận này của Luật Thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt

động thương mại đã thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật

Doanh nghiệp Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

BLTTDS không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp kinh doanh” hay “tranh chấpthương mại” mà sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về kinh doanh, thương mại”, cụ thểtại Điều 30 của Bộ luật này đã quy định băng cách liệt kê các loại tranh chấp đượccoi là các tranh chấp về KDTM thuộc thầm quyền giải quyết của Tòa án Cách dùngthuật ngữ “kinh doanh, thương mại” mang tính kế thừa, kết hợp, nhưng vì trong mồi

tương quan giữa “kinh doanh” và “thương mại” thì thuật ngữ “kinh doanh” có nội

hàm rộng hơn, dẫn đến khái niệm “tranh chấp kinh doanh” đã bao hàm cả khái niệm

“tranh chấp thương mại”, nên có ý kiến cho răng, thuật ngữ này dài dòng, khôngcần thiết, thậm chí là không chính xác Song, từ những nhận xét nêu trên thì sự kếthợp giữa “kinh doanh” và “thương mại” trong thuật ngữ này là nhằm mở rộng vềmặt chủ thé tham gia vào các hoạt động KDTM, cũng tạo điều kiện thuận lợi déphân biệt tranh chấp KDTM với các tranh chấp khác mà pháp luật có quy định, dé

từ đó các cơ quan, tô chức giải quyết tranh chấp dé dàng áp dung đúng chế định của

Trang 16

chính kiến hay sự xung đột về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thé ké từ khitham gia, xác lập, thực hiện và chấm dứt các hoạt động KDTM Theo Điều 30 Bộluật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, những tranh chấp kinh doanh, thươngmại thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,

tô chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệ giữa cá nhân, tôchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch

về chuyên nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa

công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên

Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa cácthành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thé,sáp nhập, hợp nhất, chia, tach, bàn giao tai sản của công ty, chuyền đổi hình thức

tổ chức của công ty

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thâm

quyền giải quyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật

1.1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Mỗi quan hệ trong hoạt động KDTM vừa mang tính xung đột vừa mang tính

hợp tác Vì vậy khi xảy ra tranh chấp các bên luôn tìm cách nhanh chóng để giảiquyết các xung đột, mâu thuẫn này dé sớm đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh củamình trở lại bình thường ôn định Do đó, việc giải quyết tranh chấp KDTM đòi hỏi

các bên tranh chấp cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp phải tiến hành nhanh

chóng, kin đáo, không làm anh hưởng đến nhau Thuật ngữ “giải quyết” được hiểu là

“làm cho không còn thành vấn đề nữa” Giải quyết tranh chấp KDTM là việc các bêntranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại

bỏ những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của mình Hiểu theo cách đơn giản nhất, “giải quyết tranh chấp

Trang 17

KDTM là tổng hợp các cách thức, biện pháp được các chủ thé quan hệ KDTM ápdụng hoặc thông qua một người thứ ba để loại bỏ các mâu thuẫn, bất đồng về lợi íchkinh tế phát sinh giữa họ” Theo nghĩa rộng, giải quyết tranh chấp KDTM là một loạiquan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự, tố tụng dân sự,trọng tài thương mại, hòa giải và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM là xóa bỏ các mâu thuẫn, bất đồngxung đột lợi ích giữa các bên tạo lập sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên tranhchap mong muốn; dam bảo lợi ích giữa các chủ thé kinh doanh, giữa các công dântrước pháp luật, góp phan thiết lập sự cân bằng, giữ gìn trật tự kỉ cương, pháp luậttạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh; ngoài ra việc giải quyết tranh chấp

KDTM còn đánh giá được việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn kinh doanh, chỉ rađược những bất cập tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động

KDTM tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh Việc giải quyết tranh chấp KDTMcần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

Thứ nhất, là nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạtđộng kinh doanh thương mại Tính chất của các hoạt động KDTM là diễn ra liên tụctheo một trình tự Nếu giải quyết kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinhdoanh của các chủ thé, có thé bị ngừng tré, uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị

trường có thé bị giảm sút Do đó yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời là yêu

cầu cần thiết cơ bản nhất của các chủ thé khi xảy ra các tranh chấp

Thứ hai, là khôi phục và duy tri các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bêntrong KDTM Vì khi xảy ra các tranh chấp các chủ thé sợ ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của mình nên họ sẽ muốn có một phương thức giải quyết khách quan nhất

Thứ ba, là giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên Bí mật kinh doanh lànhững thông tin hữu ích cần thiết để tạo nên những sự thành công, những thươnghiệu nhất định Các đối thủ cạnh tranh trên thương trường tim rất nhiều cách dé tiếpcận những thông tin đó Vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, chủ thể nào muốn tôn tạilâu dài được bền vững trên thị trường thì cần bảo vệ những bí mật kinh doanh là

điêu cân thiệt Ngoài ra uy tín của các bên cũng là môi lo ngại khi giải quyét các

10

Trang 18

tranh chấp KDTM bởi hoạt động KDTM quan trọng chữ tín, nếu mất uy tín thì

doanh nghiệp, cá nhân đó khó có thể phát triển được trên thị trường.

Thứ tw, là kinh té ít tốn kém Đây là yêu cầu cần thiết mà bat cứ chủ thé nào

cũng đều cần

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyếttranh chấp KDTM phổ biến là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại vathủ tục tư pháp tại Tòa án, cụ thể:

- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM thông qua việc

các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phátsinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ

bên thứ ba nao.

- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM với sự tham gia của

bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm

kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

- Giải quyết tranh chấp KDTM bằng Trọng tài thương mại là phương thứcgiải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phánquyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện

- Giải quyết tranh chấp KDTM bằng thủ tục tư pháp tại Tòa án là phươngthức giải quyết tranh chấp tại co quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được

Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

1.1.1.3 Khái niệm thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại

Tòa án nhân dân

Khi các bên trong quan hệ tranh chấp không lựa chọn các phương thức giải

quyết tranh chấp băng thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại hoặc đã sửdụng các phương thức này song không đạt được mục đích như mong muốn, thì giải

quyết tranh chấp KDTM tại Toà án là một phương thức thường được các bên tranhchấp lựa chọn Giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án thông thường được thựchiện theo hai cấp xét xử, bao gồm: xét xử ở cấp sơ thâm và xét xử ở cấp phúc thâm.Bên cạnh đó, Tòa án có thé áp dụng các thủ tục giám đốc thầm, tái thâm Giám đốc

11

Trang 19

thâm và tái thẩm không phải là cấp xét xử, mà là thủ tục tố tụng đặc biệt để xem xét

lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo tính chính xác, khách

quan trong phán quyết của Tòa án, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ tụng dân sự Giám

đốc thâm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bịkháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ

án Tái thâm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thé làm thay đổi cơ bản nội dungcủa bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản

án, quyết định đó

Thủ tục tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, các quy định của pháp luật nộidung chỉ được áp dụng trong thực tế đời sống khi có những thủ tục tố tụng minhbạch, rõ ràng, hay nói cách khác có những thủ tục tố tụng hợp lý, khoa học dé bảo

vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thé Nếu các quy định của pháp luật về

giải quyết vụ việc đầy đủ, hoàn thiện nhưng không có các quy định pháp luật về thủtục giải quyết vụ việc minh bạch, khoa học và hợp lý thì không có phương tiện đểđưa luật nội dung vào cuộc sông [50, tr.19] Một công trình nghiên cứu khi đề cậpđến thủ tục tố tụng đã khẳng định: “Thủ tục tố tụng đã ảnh hưởng lớn đến sự hìnhthành và phát triển của pháp luật nội dung, là nền tảng thực hiện pháp luật về nội

dung Pháp luật về nội dung sẽ mãi mãi chỉ là lý luận nếu chúng ta không xây dựng

một cơ chế tố tụng thích hợp dé đưa pháp luật nội dung vào thực tiễn” [29, tr.19]

Ở nước ta, các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấpdân sự nói chung và tranh chấp KDTM nói riêng theo xu hướng trường phái Civil

Law, nên các thủ tục tố tụng được quy định cụ thé trong các bộ luật, luật, pháp lệnh Các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng giống như những “cẩm nang” giúp cho

Toà án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác cùng tiến hành theotrình tự, thời hạn thực hiện Có như vậy, việc giải quyết mới khoa học, chính xác,hợp lý và bảo vệ kịp thời các quyên, lợi ích hợp pháp của các đương sự Nếu việcgiải quyết tranh chấp không theo thủ tục pháp luật quy định tất yếu sẽ dẫn đếnnhững vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể Quy định thủ tục tố tụng còn

12

Trang 20

là cơ sở pháp lý để Toà án có thâm quyền cấp trên xem xét việc giải quyết của Toà

án cấp dưới có tuân theo những thủ tục tố tụng mà pháp luật qui định hay không.Trong trường hop có sự vi phạm thủ tục tố tụng thì các phán quyết của Toà án cấpdưới bị huỷ mặc dù áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấphoàn toàn chính xác và các đương sự không có kháng cáo Có thê thấy, trong cácgiai đoạn tố tụng không thé thiếu được các thủ tục tố tụng, việc tuân thủ các thủ tục

tố tụng là một trong những cơ sở để Toà án ban hành các phán quyết có căn cứ vàđúng pháp luật.

Như vậy, qua những phân tích ở trên, có thé hiểu: “Thu tục giải quyết tranhchấp KDTM tại Tòa án nhân dân là cách thức tiễn hành những hoạt động tổ tung

do Toà án và các chủ thể tham gia tổ tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn đượcpháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết

tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải quyết

tranh chấp KDTM có căn cứ, đúng pháp luật ”

1.1.2 Đặc điểm của thi tục giải quyết vụ an tranh chap kinh doanh,

thương mai tai Toa án nhân dan

Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tai Tòa án nhân dân có những đặc điểm

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án

chỉ phát sinh và được tiễn hành trên cơ sở yêu cau của một trong các bên quan hệtranh chấp đối với Tòa án nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho họ

Trong quá trình hợp tác dé thực hiện sản xuất, kinh doanh, việc xảy ra mâu

thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thé kinh doanh là điều không thể tránh khỏi Vớibản chất là một quan hệ pháp luật dân sự, dé cao tính tự nguyện, sự tự thỏa thuận

giữa các bên, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh thương mại, các bên cũngđược tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết với nhau Bên cạnh đó, các bên cũng

có thể thỏa thuận về việc các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức hòagiải qua một bên thứ ba làm trung gian hòa giải hoặc đưa ra giải quyết tại Trọngtai thương mai theo thủ tục trọng tai Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận

13

Trang 21

được việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp giải quyết thay thế ngoài tố

tụng hoặc việc giải quyết bằng các biện pháp này không đạt được mục đích của

họ, thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án - cơ quan nhân danh Nhà nước

để giải quyết tranh chấp

Tranh chấp kinh doanh thương mạiđược giải quyết tại Tòa án cần thỏa mãncác điều kiện cơ bản như: (i) Một trong các bên quan hệ tranh chấp kinh doanh

thương mại có đơn khởi kiện vụ án KDTM được làm (theo mẫu) đúng theo quy

định của pháp luật về tố tụng dân sự; (ii) Khi gửi đơn khởi kiện cho Toa án, ngườikhởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người cóquyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp Việc Tòa án

nhận đơn khởi kiện theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định Sau khi nhận đơn

khởi kiện, Toà án cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện; nếu Toà

án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện, thì Toa án gửi giấy bao nhận đơn khởi

kiện để thông báo cho người khởi kiện biết; (iii) Việc khởi kiện được thụ lý bởi

Tòa án có thâm quyền sau khi đã xem xét kỹ lưỡng về bản chất quan hệ tranhchấp, tư cách khởi kiện của người khởi kiện, thời hiệu khởi kiện

Có thé nói, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa ánđược tiến hành theo trình tự do pháp luật quy định Thông qua hoạt động giải quyếttranh chấp, Tòa án tìm hiểu và xác nhận sự thật khách quan, đưa ra những đánh giá

về mặt pháp lý dựa trên cơ sở và theo một trình tự do pháp luật quy định, đảm bảotính công khai, minh bạch Toà án thu ly vụ án dựa trên cơ sở đơn khởi kiện của cácđương sự và Toà án có quyền xem xét thụ lý hay không thụ lý vụ án một cách độc

lập, các cơ quan nhà nước hay tô chức xã hội không thể can thiệp

Thứ hai, phạm vi và diễn biến của quá trình giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mai tai Tòa án phụ thuộc vào quyên tự quyết định và tự định đoạt

của đương sự.

Quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại được Tòa án xem

xét khách quan, toàn diện trên cơ sở các chứng cứ (tình tiết, sự kiện) phản ánh bản

chất của vụ việc Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào quyền quyết định

14

Trang 22

và tự định đoạt của các bên tranh chấp Các bên tranh chấp có quyền quyết định

việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh

thương mại Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mại khi

có đơn khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó Trong quá trìnhgiải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, các bên tranh chấp có quyền chấm

dứt, thay đôi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện,

không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội Quyền quyết định

và tự định đoạt của đương sự được thể hiện trên các phương diện: Khởi kiện; đưa

ra, thay đôi, bố sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện; đưa ra, thay đôi, bố sung hoặc rútcăn cứ khởi kiện

Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại khác với giảiquyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở những giai đoạn khác Ở cấp phúc thẩm,Toà án không xem xét lại vụ tranh chấp từ đầu mà chỉ xem xét trong phạm vi nhữngvấn đề có kháng cáo, kháng nghị, xem xét về tính đúng đắn, khách quan của việc ápdụng pháp luật và trình tự tố tụng mà Toà sơ thầm đã thực hiện Đối với giám đốcthâm hay tái thâm, các thủ tục tố tụng trong giai đoạn này nhằm thực hiện chứcnăng kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử đó là “Co

chế xem xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, một mặt đảm

bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân, mặt khác thực hiện chức năng kiểm tra giám

sát việc xét xử của toà án các cấp” Do đó, Toà án chỉ xét lại bản án hay quyết địnhcủa Toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật mà không xét xử công khai, tranh tụngnhư trong hoạt động giải quyết vụ án kinh doanh thương mại

Thứ ba, quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án,

các bên được chủ động, bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ và chứng mình cho

yêu câu của mình

Trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án các

bên tranh chấp đều bình đăng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tínngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội.Moi cơ quan, tô chức, cá nhân đều bình đăng trong việc thực hiện quyền và nghĩa

15

Trang 23

vụ tố tụng trước Tòa án Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình dang trong

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải

quyết tranh chấp Các bên tranh chấp có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao

nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợppháp Các bên tranh chấp có thé đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của ngườikhác đối với mình, có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu

cầu, phản đối yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp

Trước tiên, nguyên đơn là người khởi kiện, nên nguyên đơn có quyền và

nghĩa vụ chứng minh cho việc thực hiện quyền yêu cầu của mình là có căn cứ vàhợp pháp Ngược lại, bị đơn nếu không chấp nhận toàn bộ hay một phần yêu cầucủa nguyên đơn thì bị đơn phải đưa ra các chứng cứ dé chứng minh cho sự phản đối

đó Ngoài ra, khi bi đơn đưa ra yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ

liên quan đưa ra yêu cầu độc lập, thì cũng có trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu

của minh là đúng và đương sự phải trả lời đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặcyêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm chứngminh cho sự phản đối đó

Như vậy, luật tố tụng cho phép các bên được chủ động, bình đăng trong việccung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình Toà án chỉ tiễn hành thu

thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập

được và có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập Quy định này là cơ chế bảo đảm tínhkhách quan, tránh tình trạng Toà án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để

thiên vi cho một trong các bên.

Thứ tư, kết qua đạt được khi kết thúc thủ tục giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại tại Tòa án là bản án hay quyết định của Tòa án

Ở hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, việc ban hànhđược bản án, quyết định phải dựa trên cơ sở pháp luật về giải quyết vụ án, pháp luật

về thủ tục tố tụng và sự vận dụng sáng tạo cho những trường hợp cụ thê vì pháp luật

không thê chỉ ra mọi trường hợp xảy ra trong thực tế Tuy nhiên, bản án, quyết địnhgiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai của Tòa án có thé bị kháng cáo, kháng

16

Trang 24

nghị theo quy định của pháp luật nếu như ở cấp sơ thâm Còn đối với cấp phúc thâm

thì việc giải quyết đó có thé kết thúc ở giai đoạn xét xử phúc thâm Theo quy định

của Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, các

cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thâm, quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án dé yêu cầuTòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thâm Thời hạn kháng cáo là

15 ngày kể từ ngày tuyên án Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá

nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có

lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án

hoặc bản án được niêm yết Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ,

đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án là 07 ngày, kế từ ngày đương sự, cơ quan, tôchức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc ké từ ngày quyết định đượcniêm yết theo quy định

Bản án sơ thâm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp kinh doanhthương mại, quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mạicủa Tòa án cũng có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị Thời hạn kháng nghị đối với

ban án của Tòa án của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp

trên trực tiếp là 01 tháng, ké từ ngày tuyên án Trường hợp kiểm sát viên khôngtham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấpnhận được bản án Đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết

vụ án của Tòa án: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, củaViện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, ké từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận

được quyết định

1.2 Nội dung thủ tục giải quyết vụ án về tranh chấp kinh doanh, thươngmại theo quy định của pháp luật

1.2.1 Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại

Đối với khởi kiện vụ án: Khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

là một trong các bên của quan hệ tranh chấp có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giảiquyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại

17

Trang 25

Đối với thụ lý vụ án: Thụ lý vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là một

thủ tục pháp lý khăng định sự chấp nhận của Tòa án đối với việc giải quyết vụ án.

Sau khi nghiên cứu đơn khởi kiện và các tài liệu có liên quan Toà án sẽ tiến hành

thụ lý vụ án nếu thấy vụ án thuộc thâm quyền giải quyết của mình Dé tiến hành thụ

lý vụ án, Toà án sẽ dự định số tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện

yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi thụ lý vụ án Toà án phân công một Tham phán giải quyết vụ án,đồng thời thông báo băng văn bản cho bị đơn, cá nhân, đơn vị có liên quan và choViện kiểm sát cùng cấp biết

Khi nộp cho Toa án văn bản ghi ý kiến của mình, bị đơn có quyền phản tốtrong một số trường hợp: Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của

nguyên đơn, yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận mộtphần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của

nguyên đơn có sự liên quan với nhau.

1.2.2 Thủ tục xét xử ở cấp sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại1.2.2.1 Thủ tục chuẩn bị xét xử và hòa giải vụ tranh chấp kinh doanh,

thương mại

Dé giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, thẩm phán phải tiến

hành hàng loạt các công việc chuẩn bị cho việc xét xử vụ án trong một thời hạn nhất

định, bao gồm toàn bộ những hoạt động tố tụng do Tòa án tiễn hành nhằm xácminh, thu thập chứng cứ, bước đầu đánh giá chứng cứ và ra các phán quyết cần thiết

dé trong quá trình giải quyết vụ án, sau đó sẽ tiến hành công khai chứng cứ và hòa

giải vụ án để xem xét đưa vụ án ra xét xử Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án, Toà án tiến hành thủ tục hoà giải dé các đương sự thoả thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, trừ những vụ tranh chấpkhông thể hòa giải được

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp Tòa án có quyết địnhsau: Công nhận sự thoả thuận của các đương sự; Tạm đình chỉ giải quyết vụ an;

Dinh chỉ giải quyết vụ án; Dua vụ án ra xét xử.

18

Trang 26

1.2.2.2 Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm tranh chấp kinh doanh thương mại

Thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử sơ thâm giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại bao gồm các công việc như: (i) Chuan bị khai mạc phiên tòa sơ thâm;

(ii) Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm; (iii) Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm; (iv) Tranh luận tạiphiên tòa sơ thâm; (v) Nghị án và tuyên án

Thanh phan hội đồng xét xử phiên toà sơ thâm: Hội đồng xét xử gồm có 1Tham phán, 2 Hội thâm nhân dân, trường hợp đặc biệt thì có 2 Thâm phán, 3 Hội

thâm nhân dân.

Sự có mặt của đương sự tại phiên toà: Đương sự phải có mặt tại phiên toà khi

Toà án xét xử vụ án Tuy nhiên, trên thực tế vì một số nguyên nhân khách quan nên

họ không thê có mặt tại phiên toà Trường hợp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính

đáng thi Toà án phải hoãn phiên toà dé đảm bảo quyền và lợi ich hợp pháp cho họ

Khi ấy đương sự phải có đơn đề nghị Toà xét xử vắng mặt, hoặc đã có người đạidiện hợp pháp tại phiên toà Tuy nhiên, có trường hợp đương sự cé tình tránh mặt

dé trốn tránh nghĩa vụ, nên sự văng mặt lần 2 phải được xem xét cụ thê

Nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì

bị coi là từ bỏ vụ kiện, Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Trong trườnghợp này, nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu còn thời hiệu khởi kiện Nếu bịđơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn văng mặt thì toà án vẫn tiến hànhxét xử vắng mặt họ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệđến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử văng mặt họ

Sự có mặt của Kiểm sát viên: Kiểm sát viên chỉ có bắt buộc phải tham gia

phiên toà đối với những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ, mà đương sự có khiếunại Việc tham gia của VKS là cần thiết, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp

kinh doanh thương mại được khách quan, kip thời, đúng pháp luật, ngoài ra, có

thêm sự giám sat về mặt tố tụng, giúp cho Tòa án tránh được sự chủ quan nhất định,cần trọng hơn khi phán quyết

Tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, Tòa ánphải thực hiện các thủ tục đề giải quyết tất cả các vấn đề của vụ tranh chấp Việc xét

19

Trang 27

xử của Tòa án được tiến hành công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật

nhà nước, bí mật nghề nghiệp kinh doanh, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc,

bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của các bên tranh chấp, thì Tòa

án xét xử kín nhưng khi thực hiện tuyên án phải công khai Hội đồng xét xử quyếtđịnh giải quyết mọi van đề thuộc về nội dung vụ tranh chấp cũng như thủ tục tốtụng bằng việc biểu quyết theo đa số

Bản án sơ thâm chỉ có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị

không bị kháng cáo kháng nghị Thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 15 ngày ké

từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tô chức hoặc cá nhân khởikiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do

chính đáng, thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc

bản án được niêm yết

1.2.3 Thú tục xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh, thương mạiTheo nguyên tắc xét xử của Tòa án, pháp luật chỉ quy định hai cấp xét xửtrong tất cả các vụ án (trong đó có các tranh chấp kinh doanh thương mại) là cấpxét xử sơ thâm và cấp xét xử phúc thâm Bản án phúc thâm được coi là bản án đã

có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các đương sự và những ca nhân, tô chức, người

có liên quan phải tuân thủ và thi hành Thủ tục xét xử phúc thâm được tiến hànhkhi bản án sơ thấm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bi kháng cáo

hoặc khang nghi.

1.2.3.1 Thu tuc khang cao, khang nghi

Chu thé có quyền khang cáo bao gồm: Duong sự, người đại diện của đương

sự, cơ quan, tô chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án của Toà án sơthâm dé Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lai theo thủ tục phúc thẩm Nếu đơn

kháng cáo hợp lệ, thì người kháng cáo phải ứng trước án phí phúc thâm theo thôngbáo của Toà án.

Chủ thé có quyền kháng nghị là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Việnkiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp

Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị: Theo quy định, thời hạn kháng cáo đối

20

Trang 28

với bản án của Toà án cấp sơ thâm là 15 ngày, ké từ ngày Toà án tuyên án Trường

hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án

được giao cho họ hoặc được niêm yết tai trụ so Uy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư

trú hoặc nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức

Đối với trường hợp kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết

vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kê từ ngày người có quyền kháng cáo

nhận được quyết định; trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng

cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì

Thời hạn kháng nghị của đối với bản án của Toà án cấp sơ thâm của Việnkiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, ké từ

ngày tuyên án.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: Những phần của bản án sơ thâm bịkháng cao, bi kháng nghị thì chưa được thi hành.

1.2.3.2 Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩmXét xử phúc thâm là việc Tòa án cấp phúc thâm trực tiếp xét xử lại vụ án mà

bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,

kháng nghị Theo quy định của Bộ luật Tó tụng dân sự, việc xét xử phúc thâm về cơbản cũng không khác nhiều so với trình tự, thủ tục xét xử sơ thâm, cũng bao gồm cácbước: (i) Khai mạc phiên tòa; (11) Thủ tục hỏi tại phiên tòa; (iii) Tranh luận tại phiêntòa; (iv) Nghị án và tuyên án Về phạm vi xét xử phúc thâm, Tòa án cấp phúc thẩmchỉ xem xét lại phần của ban án sơ thâm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có khángcáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị

Ngay sau ngày nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu,chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thấm phải vào số thụ lý và thành lập Hội đồng

xét xử phúc thâm Trong thời hạn 02 tháng ké từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trườnghợp, Toa án cấp phúc thâm ra một trong các quyết định sau:

- Tạm đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án

- Đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án

- Đưa vụ án ra xét xử phúc thâm.

21

Trang 29

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan, thì Chánh

án Toà án cấp phúc thâm có thé quyết định kéo dai thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng

không được quá 01 tháng.

1.2.3.3 Thủ tục xét xử tại phiên toà phúc thẩmThành phần tham dự phiên toà phúc thâm bao gồm: Hội đồng xét xử phúcthẩm gồm có 03 Thâm phán; Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức

có liên quan Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan

đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa Tòa án có thé triệu tậpnhững người tham gia t6 tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết choviệc giải quyết kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phảitham gia phiên toà phúc thâm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đãtham gia phiên toà sơ thâm

Về trình tự của phiên toa phúc thâm: Chuan bị khai mạc phiên toa phúc thầm

và thủ tục bắt đầu phiên toà; Thủ tục hỏi tại phiên toà; Tranh luận tại phiên toà;

Nghị án và tuyên án.

Về nội dung phán quyết của Toà án cap phúc thâm: (i) Giữ nguyên bản án sơthâm; (ii) Sửa bản án sơ thâm; (iii) Huy bản an so tham va chuyén hồ sơ vụ án cho

Toà án cấp sơ thẩm giải quyết; (iv) Huy ban án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết

vụ án Bản án phúc thâm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thủ tục giải quyết vụ án về tranh chấp

kinh doanh thương mại

1.3.1 Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Pháp luật là cơ sở pháp lý khách quan và công bằng nhất để Toà án dựa vào

đó đưa ra phán quyết Bởi vậy, pháp luật cần đảm tính thống nhất Tính thông nhấtcủa hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định củapháp luật Với cách hiểu này, tính thống nhất của pháp luật phải được xem xét trên

cả hai phương diện hình thức và nội dung về mặt nội dung, trước tiên, tính thong

nhất của pháp luật đòi hỏi pháp luật phải bao đảm sự nhất quán Điều nay thé hiện ở

22

Trang 30

chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác

nhau, đều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi Tránh tình trạng văn bản

luật thì cho phép nhưng xuống đến văn bản hướng dẫn thi hành luật lại không cho

phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đều phảiphù hợp với Hiến pháp Mặt khác, pháp luật phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi

ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể.

Hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạicần đồng

bộ giữa luật nội dung và luật hình thức, giữa pháp luật dân sự, kinh doanh, thương

mại, tố tụng dân sự và các pháp luật liên quan khác Sự hoản thiện của hệ thống

pháp luật về Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng,

Luật Kinh doanh bảo hiểm cần bảo đảm tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù

hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật Sựhoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật biểu hiện thông qua các vấn

đề cơ bản như các văn bản pháp luật có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của Toà

án nhân dân, các văn bản pháp luật về to tụng dân sự, việc ban hành các văn bản chitiết hướng dẫn thi hành pháp luật Công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục phápluật trong xã hội; công tác tô chức và chất lượng hoạt động của cơ quan áp dụngpháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia

áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật

Ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp

nhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phố biến, tuyên truyền và giáo dụcpháp luật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện,

áp dụng pháp luật Điều này cho thấy có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì

hoạt động áp dụng pháp luật mới đạt chất lượng cao Pháp luật cần có sự đồng bộ

trong việc nhận diện các tranh chấp kinh doanh thương mại, cần bảo dam dé tat cảcác chủ thé kinh doanh khi bị xâm hại đến quyền và lợi ích đều có thé yêu cầu Tòa

án bảo vệ, ké cả trong trường hợp chưa có pháp luật quy định Bên cạnh đó, các quyđịnh về thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa áncũng cần thống nhất nhằm đảm bảo cho các bên tranh chấp có đủ điều kiện cần thiết

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

23

Trang 31

1.3.2 Hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cho di tô chức Nhà nước theo chế độ

nào, thì Tòa án luôn là một bộ phận của tư pháp và phải có tính độc lập tuyệt đối Vì

thế, đơn vị xét xử phải được phân biệt với đơn vị hành chính hay lập pháp Sự độclập của Tòa án không đơn giản được thể hiện trong quá trình xét xử, mà phải đượcđảm bảo dé tránh những can thiệp của các cơ quan hành pháp, lập pháp trong hoạt

động và đặc biệt là khi ra bản án, quyết định

Cải cách tư pháp là nhằm hướng đến một nên tư pháp trong đó không có

“vùng cấm”, đặc biệt là cho hoạt động xét xử và điều chỉnh dé mở rộng chính sách

“Tòa án độc lập xét xử” ra ngoài phạm vi không gian, thời gian đang tôn tại hiệnnay, đồng thời có các chính sách để đảm bảo cho tính độc lập trong xét xử của Tòa

án Dé làm được điều này, cần thành lập các Tòa án khu vực theo thâm quyền xét

xử, không phụ thuộc vào đơn vi hành chính Hoạt động xét xử của Toà án là nhân

danh công lý và chỉ căn cứ vào pháp luật, vì vậy, cần tô chức hệ thống Tòa án theothâm quyền xét xử dé không còn những hiện tượng can thiệp của chính quyền địaphương vào hoạt động xét xử.

Trong Nhà nước pháp quyền, tính độc lập của tư pháp là một trong những đặctrưng cơ bản Tầm quan trọng của tư pháp độc lập từ lâu đã được ghi nhận tại Điều 10Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 (UDHR) ghi nhận, mọi người đều có

“quyền được xét xử công băng và công khai bởi một Tòa án độc lập và khách quan”.Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) thìmọi người có “quyền được xét xử công bang, công khai bởi một Tòa án có thẩm

quyền, độc lập, công minh được thiết lập theo pháp luật” Sự độc lập của thấm phan

và hội thâm nhân dân là tổng hợp các phương tiện, biện pháp về xã hội, pháp luật,

kinh tế, tổ chức nhằm hạn chế và ngăn chặn những tác động vào hoạt động xét xử Sựđộc lập đó được xem là sự độc lập trên thực tế đối với các yếu tố bên ngoài và nhữngyếu tố chủ quan của thâm phán và hội thâm trong thực hiện nhiệm vụ xét xử

Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử độc lập có nội dung mới

là thẩm phán, hội thâm độc lập trong mọi hoạt động của mình theo quy định của

24

Trang 32

pháp luật tố tụng kế từ khi thụ lý vụ án cho tới khi kết thúc phiên tòa Tuy nhiên,

trong quá trình xét xử, thâm phán và hội thầm có thể tham khảo ý kiến của các cơ

quan chuyên môn, nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi ra quyết định về vụ án, họ

phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấn đề của vụ án mộtcách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng, ràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến

bên ngoài của vụ án.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai mặt thống nhất của một nguyên tắc

cơ bản trong tô tụng Độc lập tức là tuân theo pháp luật và tuân theo pháp luật đểđược độc lập Nếu chỉ tuân theo pháp luật mà không có sự độc lập thì chỉ là sự tuântheo một cách hình thức, không có hiệu quả Điều đó thể hiện là các phán quyếttrong bản án, quyết định của hội đồng xét xử phải phù hợp với mọi tình tiết khách

quan của vụ án, việc xét xử phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo

đảm quyền con người, quyền công dân ; không được kết luận dựa trên ý chí chủ

quan, cảm tính của cá nhân mỗi thành viên của Hội đồng xét xử

1.3.3 Hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp

Hoạt động bồ trợ tư pháp có quan hệ và tác động trực tiếp đến chất lượng xét

xử của Tòa án, là công cụ không thê thiếu để hỗ trợ người dân và các cơ quan tiễnhành tổ tụng trọng một nền tư pháp dân chủ, pháp quyền Cơ quan bổ trợ tư phápđược hiểu là những thiết chế phục vụ trực tiếp cho hoạt động xét xử của Toà án.Mặc dù chỉ đóng vai trò bô trợ, nhưng có thể khang định, các hoạt động bô trợ,trong đó “chủ đạo” là luật sư, công chứng, giám định tư pháp và trợ giúp pháp lýđóng vai trò rất quan trọng trong cải cách tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói

riêng Nếu Tòa án là trung tâm của cải cách tư pháp, thì bổ trợ tư pháp có quan hệ

và tác động trực tiếp đến chất lượng xét xử của Tòa án, là công cụ không thê thiếu

dé hỗ trợ người dân và các cơ quan tiến hành tổ tụng trong một nền tư pháp dân

chủ, pháp quyền

Thực tiễn cho thay, hoạt động bổ trợ tư pháp ngày càng khang định vai trò,

tác dụng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tư pháp trong Nhà

nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Nhà nước đề cao việc bảo vệ pháp

25

Trang 33

luật bao nhiêu, thì cũng cần dé cao bé trợ tư pháp bấy nhiêu Dong thời, cũng khang

định chủ trương “xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bồ trợ tư pháp” là bước đi đúng

dan, tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động bé trợ tư pháp, góp phan nâng cao

chất lượng xét xử của Tòa án - nhiệm vụ trung tâm của chiến lược cải cách tư pháp

1.3.4 Nang lực, trình độ của đội ngũ can bộ Tòa ánThực tế chứng minh, hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại tại Toà án phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố và một trongnhững yếu tô ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại tai Toa án là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Toà án, mả

trước hết, là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệmcủa đội ngũ thâm phán

Thâm phán là người được giao nhiệm vụ trực tiếp xét xử, nhân danh Nhà nước

để bảo vệ pháp luật Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi họ

phải có những tiêu chuan nhất định về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,đạo đức nghề nghiệp Thâm phán phải là những người am hiểu pháp luật, có trình

độ chuyên môn và kỹ năng xét xử, bởi lẽ, xét xử là một công việc phức tạp, nó đòi

hỏi người thực hiện phải có trình độ am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm,

có kỹ năng sống, có khả năng nam bắt được diễn biến phức tạp của van đề Chính vi

vậy, ngoài những tiêu chuẩn, điều kiện mà pháp luật quy định, thì thẩm phán còn phải

có một số kỹ năng cơ bản như: Nắm vững các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực đượcphân công đảm nhiệm một cách chuyên sâu; thu nhận và xử lý thông tin để phục vụviệc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có khả năngphân tích, đánh giá một cách chính xác, toàn diện những tài liệu, chứng cứ dé làm căn

cứ cho việc ra các quyết định, bản án phù hợp với thực tiễn; có khả năng lập luận,

tranh luận, lấy lời khai với những người tham gia tố tung; kịp thời xử lý các tìnhhuống phát sinh tại phiên toà theo đúng quy định của pháp luật

Ngoài các điều kiện về chuyên môn, họ còn phải có trình độ lý luận chính trị,phải thường xuyên trau đồi đạo đức nghé nghiệp, coi đây là một yếu tố quan trọng,

có tác động trực tiêp đên quá trình xét xử của Toả án hiện nay.

26

Trang 34

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những van dé lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranhchấp KDTM tại Tòa án nhân dân, cho thấy, tranh chấp KDTM là một trong những

hệ quả của hoạt động KDTM Nó xuất hiện thường xuyên phô biến trong hoạt động

của nền kinh tế thị trường Đó là “những mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ,lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh, thương mại”, là “sựbất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các thương nhân, các chủ thể kinhdoanh khác” Giải quyết tranh chấp KDTM là tổng hợp các cách thức, biện phápđược các chủ thé quan hệ KDTM áp dụng hoặc thông qua một người thứ ba dé loại

bỏ các mâu thuẫn, bat đồng về lợi ích kinh tế phát sinh giữa họ

Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân là cách thức tiến hành

những hoạt động tố tụng do Toà án và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình

tự và thời hạn được pháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối vớiviệc giải quyết tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải

quyết tranh chấp KDTM có căn cứ, đúng pháp luật Theo nguyên tắc xét xử của Tòa

án, pháp luật chỉ quy định hai cấp xét xử trong tất cả các vụ án (trong đó có các tranhchấp KDTM) là cấp xét xử sơ thâm và cấp xét xử phúc thâm

27

Trang 35

2015, cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện

hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thâm

quyền dé yêu cau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 186) Cơ quanquản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện

vu án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; tô

chức đại diện tập thé lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp

cần bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi đượcngười lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức xã hội tham gia bao

vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo

vệ quyên lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy

định của Luật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng; cơ quan, tô chức trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự dé yêu cầu Tòa ánbảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc

theo quy định của pháp luật; cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình

dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân

và gia đình (Điều 187)

(ii) Về phạm vi khởi kiện: Cơ quan, tô chức, cá nhân có thê khởi kiện một hoặc

nhiều cơ quan, tô chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ

pháp luật có liên quan với nhau dé giải quyết trong cùng một vụ án Nhiều cơ quan, tô

28

Trang 36

chức, cá nhân có thé cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về

một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải

quyết trong cùng một vụ án Cơ quan, tô chức, cá nhân có thé khởi kiện một hoặc

nhiều cơ quan, tô chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệpháp luật có liên quan với nhau đề giải quyết trong cùng một vụ án (Điều 188)

(iii) Hình thức, nội dung đơn khởi kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

phải làm đơn khởi kiện Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; Tên, nơi cư trú, làm

việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tôchức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có) Trường hợp các bên thỏa

thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó Quyên, lợi ích hợp pháp của

người khởi kiện bị xâm phạm; những van đề cụ thé yêu cầu Tòa án giải quyết đối vớingười bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên, địa chỉ của người làmchứng (nếu có); Danh mục tải liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Lưu ý: Kèmtheo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của

người khởi kiện bị xâm phạm Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện

không thê nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tàiliệu, chứng cứ hiện có dé chứng minh quyên, lợi ich hợp pháp của người khởi kiện bịxâm phạm Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bồ sung tài liệu, chứng cứ kháctheo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án (Điều 189)

(iv) Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án: Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèmtheo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thâm quyền giải quyết vụ án

bằng các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đườngdịch vụ bưu chính; gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tửcủa Tòa án (nếu có) Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án

hoặc ngày được ghi trên dau của tô chức dich vụ bưu chính nơi gửi (Điều 190)

(v) Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện: Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơnphải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi quadịch vụ bưu chính và phải ghi vào số nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi

29

Trang 37

kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi

vào số nhận đơn Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được đơn khởikiện, Chánh án Tòa án phân công một Thâm phán xem xét đơn khởi kiện Kết quả

xử lý đơn của Tham phán phải được ghi chú vào số nhận đơn và thông báo chongười khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) (Điều 191)

2.1.2 Quy định về thủ tục thụ lý vụ án kinh doanh, thương mại

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ

án thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án thì Tham phán phải thông báo ngay cho

người khởi kiện biết dé họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tam ứng án phi trongtrường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 195) Trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kế từ ngày thụ lý vụ án, Thâm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyênđơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải

quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Đối với vụ

án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa ánthông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày thụ lý vụ

án (Điều 196) Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi

tai liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị

đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên

đơn cung cấp

Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thâm phán được phân công thụ lý vụ án,Chánh án Tòa án quyết định phân công Thâm phán giải quyết vụ án bảo đảmnguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kê từngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thâm phán giải quyết vụ

án (Điều 197) Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thé phải kéo dài thì Chánh

án Tòa án phân công Tham phán dự khuyết dé bao đảm xét xử đúng thời hạn theoquy định của Bộ luật này Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Tham phan đượcphân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân

công Thâm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có

Thâm phán dự khuyét thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thôngbáo cho đương sự, Viện kiêm sát cùng câp.

30

Trang 38

Về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn: Cùng với việc phải nộp cho Tòa án

văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu

cầu phản tô đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu

độc lập Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợpsau đây: Yêu cầu phản tô dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Yêu cầu phản tố được chấp nhận

dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toan bộ yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Giữa yêu cầu phản tố vàyêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm choVIỆC giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn BỊ đơn có quyền đưa ra yêu cầuphản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra VIỆC giao nop, tiép cận, công khaichứng cứ và hòa giải (Điều 200)

Về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bênnguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điềukiện sau đây: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; yêu

cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập

của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án đượcchính xác và nhanh hơn Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa rayêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công

khai chứng cứ và hòa giải (Điều 201)

2.1.3 Quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp, tam thờiTheo Điều 111 của BLTTDS năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ án,đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhânkhởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa ánđang giải quyết vụ án đó áp dung một hoặc nhiều biện pháp khan cấp tạm thời(BPKCTT) quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu

31

Trang 39

cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo

vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thé khắc phục

được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án Tuy nhiên, trong

lĩnh vực tranh chấp KDTM, một lĩnh vực tranh chấp đa dạng và có các đặc trưngriêng về chủ thê và lợi ích tranh chấp, nên không thể áp dụng tất cả các BPKCTTnhư được liệt kê tại Điều 114 Bộ luật TTDS được, mà chỉ được giới hạn ở những

biện pháp sau đây: (i) Kê biên tai sản đang tranh chap; (ii) Cam chuyền dịch quyền

về tài sản đối với tai sản đang tranh chap; (iii) Cam thay đôi hiện trạng tai sản đangtranh chap; (iv) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản pham, hàng hóa khác; (v)Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tô chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phongtỏa tài sản ở nơi gửi giữ; (vi) Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vu; (vii) Camhoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; (viii) Cam xuất cảnh đối với người có nghĩa

vu; (ix) Bắt giữ tàu bay, tàu biển dé bảo đảm giải quyết vụ án; (x) Các biện pháp

khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định”.

Cơ sở pháp lý để Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT là chủ yếu dựa vào

đơn yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, trong một số trường hợp

cần thiết, với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án có quyền tự mình quyếtđịnh áp dụng BPKCTT mà không cần có đơn yêu cầu của người có quyền yêu cầu.Theo khoản 2 Điều 111 BLTTDS năm 2015, thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án

có thâm quyên ra quyết định áp dụng BPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiệncho Tòa án, trong trường hợp này người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT

được đưa ra khi Tòa án chưa thụ lý vụ án, đương sự mới nộp đơn khởi kiện và Tòa án

mới nhận đơn khởi kiện, đang xem xét để thụ lý Việc đưa ra yêu cầu áp dụngBPKCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (khi Tòa án chưa thụ lý) chỉ được Tòa

án chấp nhận khi đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định pháp luật, hoặcđơn khởi kiện đó còn có một số nội dung cần phải sửa đôi, bổ sung nhưng vụ việcnêu trong đơn được xác định là thuộc thâm quyền của Toa án nhận đơn

Người có quyền yêu cầu Toà án có thâm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTTtrong các trường hợp sau đây: (i) Do tinh thế khan cấp, tức là phải được giải quyết

32

Trang 40

ngay, không chậm trễ; (ii) Cần phải bảo vệ ngay bang chứng trong trường hợp nguồnchứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thê thu thậpđược; (iii) Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng Như vậy, theo quy định của BLTTDSViệt Nam, thì thời điểm được yêu cầu áp dụng BPKC TT vao thời điểm sau khi Tòa án

đã thụ lý vụ án hoặc sớm nhất là cùng với thời điểm đưa ra yêu cầu khởi kiện

Việc ra quyết định áp dụng BPKCTT được quy định tại khoản 2 và 3 Điều

133 BLTTDS năm 2015 cụ thể: Đối với những trường hợp yêu cầu áp dụng

BPKCTT được quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật TTDS, yêu cầu này được

đặt ra sau khi Tòa án đã nhận đơn và thụ lý vụ án Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu

cầu trước khi mở phiên tòa thì Thâm phán được phân công giải quyết vụ án phảixem xét, giải quyết Trong thời han 03 ngày làm việc, kế từ ngày nhận đơn, nếu

người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thâm phán phải ra ngayquyết định áp dụng BPKCTT; nếu không chấp nhận yêu cầu thi Tham phán phải

thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu Trường hợp tại phiêntòa mới đưa ra yêu cầu áp dung BPKCTT thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận,giải quyết tại phòng xử án Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định ápdụng BPKCTT ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảođảm Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT được đưa ra rat khan cấp cùngvới đơn khởi kiện (khoản 2 Điều 111 BLTTDS năm 2015) thì sau khi nhận đượcđơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phâncông ngay một thâm phan thụ lý giải quyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 48 giờ, kế

từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thắm phán phải xem xét và ra quyết định ápdụng BPKCTT, nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng

văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết

2.1.4 Quy định về hòa giải trong giải quyết vụ án KDTM

Xuất phát từ quyền tự do, tự nguyện của đương sự, nên dù đã có tranh chấpxảy ra, nhưng nếu đương sự hòa giải được với nhau, thỏa thuận được với nhau thì

luôn luôn được khuyến khích và các bên cần phải tôn trọng sự hòa giải, sự thỏa

thuận đó, nên pháp luật hiện hành đã có một số quy định liên quan đến hòa giải

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN