1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về căn cứ ly hôn và thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LƯƠNG THỊ HAI HÀ

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC (ĐỊNH HUONG UNG DUNG)

Hà Nội — 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là do chính tôi thực hiện.

Toàn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu được tôi sử dụng dé phục vu cho việc nghiên cứu luận van đều đảm bảo chính xác, trung

thực theo yêu câu của một luận văn khoa học.

Tác giả

Lương Thị Hải Hà

Trang 4

MỤC LỤC

MO 100 ,.Ô |

95189) 7

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ CAN CU LY HÔN -:- s55: 7 1.1.Một số khái niệm -s: 52++tcc thi 7

In N9 i0 0o 71.1.2.Khái niệm căn cứ ly hÔnn - - s5 + E111 E*VESkEEkEsskkskeererse 9

1.2.Mô hình pháp luật về căn cứ ly hôn 2- 22 ©52+2+££+££2£++zxerxersez II 1.3.Ý nghĩa của việc quy định về căn cứ ly hôn 2-2 s2 szzszzse+ 14 1.4.Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn - 16 1.4.1.Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ phong kiến - 16 1.4.2.Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến

0198:0500 19

1.4.3.Căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam (từ

năm 1954 đến 1975) eeccsesecssssecsssseecsssneecessnesesssneecssnseeessnseeessneessanecesnneeesnness 21 1.4.4.Căn cứ ly hôn thời kỳ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay 22 1.5.Pháp luật của một số quốc gia trên thé giới về căn cứ ly hôn 24

1.5.1.Pháp luật của Pháp - - «vn TH TH ng ng 24

1.5.2.Pháp luật của Trung Quốc - + ¿+ s+S++E£+E££E£EE+EE+EEzEerkerkersrree 26

1.5.3.Pháp luật của Thái Lan - ¿+ + ++xE+xE*+kE+vEEsEEsekeeeesrkrreesere 28

KET LUẬN CHƯNG l - ¿6 St tk ‡EEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkekererkekee 30

9:i0/9)6 1 — A 3l

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ

THUC TIEN AP DUNG TAI TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHO HAI

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ ly hôn 31 2.1.1 Quy định hiện hành về căn cứ thuận tình Ty hôn «-~+ 31

Trang 5

2.1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của

2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng ¿- 2 2 2+ +E£EE+EE+E££E£EE#EESEEEEEEEerEerkrrsrei 52 2.3.1 Ap dụng pháp luật về căn cứ ly hôn do một bên yêu cầu 56

2.4 Những bat cập của việc áp dụng căn cứ ly hôn tai Toa án nhân dân thành

phố Hải Phòng 2 2 SE SE£SE£EEEEEE2E12E12E1E71717171121121111 111111 64 2.4.1 Bất cập khi áp dụng căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn 65 2.4.2 Bat cập khi áp dụng căn cứ ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu68§ KET LUẬN CHUONG 2 - - 5e +x+StSE+EEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrkrrerkee 77 KIEN NGHI GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA AP DUNG PHAP LUAT VE CAN CU LY HON TAI TOA AN NHAN DAN THANH PHO HAI

3.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật về căn cứ ly

hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng -2- ¿25+ 78 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn

tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng 2-2-5522 +z25+z=+2 81

3.2.1 Giải pháp lập pháp, hướng dan thi hành quy định của Luật Hôn nhân và

gia đình về căn cứ ly hôn 2 2£ <©E£+EE£EE++EE£EEEEEEEEEEerkrrkkerkerrerrei 81 3.2.2 Giải pháp về tăng cường năng lực cho cán bộ, Thâm phán thực hiện giải

quyết vụ việc ly hôn tai Tòa án nhân dân thành phó Hải Phong 87 KET LUẬN CHUONG 3 unc ceccessccsssscsssscessscsesussesussesasscarsucassucavsucarsucansesavensaveess 91 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - - 2-5 s+s+£k+Ee£EeEerxererxers 92

Trang 6

DANH MỤC TỪ NGỮ VIET TAT

TTDS Tố tụng Dân sự

BLTTDS Bộ Luật tố tụng Dân sự

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia

đình Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia

đình, Người khăng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiễu gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thi gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tot Tục ngữ ta có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bề Dong cũng can Muốn thuận vợ thuận chong thi lay nhau phải thật sự yêu thương nhau ” Nền tang quan trọng của gia đình là hôn nhân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khi chung sống với nhau vợ chồng xảy ra mâu thẫn và đi đến quyết định ly hôn.

Ly hôn là quyền tự do của vợ chồng Nếu vợ chồng tự nguyện kết

hôn thì họ hoàn toàn có quyền chấm dứt hôn nhân nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không muốn tiếp tục Ly hôn là biện pháp cần thiết dé giải thoát cho vợ chồng khỏi cuộc hôn nhân tan vỡ, không hạnh phúc Nhà nước Việt Nam ghi nhận và đảm bảo quyền ly hôn của vợ, chồng trong pháp luật hôn

nhân và gia đình Tuy nhiên, việc ly hôn ảnh hưởng và gây ra những hệ luy

không tốt đến chính vợ, chồng, con cái và các thành viên khác trong gia đình Do đó, ly hôn phải được kiểm soát bởi Nhà nước thông qua việc pháp luật quy định về các căn cứ ly hôn, chính là các điều kiện mà chỉ khi xảy ra các điều kiện đó thì việc ly hôn với được cho phép So với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, xây dựng quy định chung về căn cứ ly hôn, hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại long ghép các căn cứ ly hôn vào trong quy định về thuận tình ly hôn (Điều 55) và ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều

Có thể khăng định, thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, sự phát triển

1

Trang 8

mạnh mẽ, hội nhập về kinh tế, văn hoá, xã hội đã có những tác động không nhỏ tới ý thức chủ quan của người dân trên nhiều mặt, trong đó quan niệm về cuộc sông hôn nhân cũng có những ảnh hưởng Trong thời gian qua, số án ly hôn tại Toà án nhân dân ở thành phố Hải Phòng đã giải quyết có chiều hướng

gia tăng theo từng năm, nội dung các vụ việc cũng phức tạp hơn.

Theo số lượng thống kê, từ tháng 1/10/2017 đến nay, Toà án nhân dân hai cấp thụ lý hơn 1.160 vụ việc ly hôn Thực tiễn thời gian qua cho thấy, còn nhiều vụ án ly hôn chưa được xử lý, giải quyết thoả đáng, chưa đúng căn

cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Việc

áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn còn chưa thống nhất, chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xét xử, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác xét xử chưa đồng đều Ngoài ra, hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có nhiều quy định mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về căn cứ ly hôn Điều này thê hiện sự

quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề ly hôn Tuy nhiên, pháp luật về căn cứ ly hôn hiện nay còn rất chưa cụ thé, khó xác định, chưa đồng bộ và phù

hợp với thực tiễn.

Bởi những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật vé căn cứ ly hôn và thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng” dé nghiên cứu một cách hệ thống lý luận về căn cứ ly hôn, qua đó có một cách đánh giá cụ thể việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Từ đó, có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phó Hải Phòng.

Trang 9

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến dé tài Hau hết các công trình nghiên cứu chưa toàn diện vấn đề lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn và chưa có một công trình nào nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng Tuy nhiên, các công trình này đều có giá trị tham khảo đối với đề tài nghiên cứu Có thé ké đến một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

- Công trình “Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Văn Cừ, đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11(411), tháng 6/2020 đã phân tích rat cụ thé, chi tiết các quan điểm về ly hôn va căn cứ ly hôn qua các thời kỳ ở Việt Nam Từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về căn cứ ly hôn ở Việt Nam hiện nay.

- _ Công trình “Quyên kết hôn và ly hôn của phụ nữ Thái Lan và Việt

Nam nhìn từ góc độ luật so sánh” của tác giả Bùi Thị Mừng, đăng tải trên

Tạp chí Luật học số 2/2011 đã nghiên cứu dưới góc độ luật so sánh van dé ly

hôn, trong đó phân tích các căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam và Thái

- Công trình “Một số lý thuyết về ly hôn trên thé giới — Goi mở vấn dé cho pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Thanh Huong, đăng tải trên Tạp chí Toà án nhân dân số 12, năm 2018 đã phân tích những lý thuyết cơ bản về căn cứ ly hôn và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt

- _ Công trình “Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt

Nam năm 2014”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thơm (do TS.

Nguyễn Thị Lan hướng dẫn) năm 2015 cũng phân tích một số van dé lý luận về căn cứ ly hôn, thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện

pháp luật.

Trang 10

- _ Công trình “Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 và thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn”, luận van

thạc sỹ của tác giả Dương Thuỳ Linh (do PGS.TS Nguyễn Văn Cừ hướng

dẫn), năm 2019 cũng đánh giá và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về

căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân nói chung.

- Công trình “Principles of European Family Law Regarding

Divorce and Maintenance Between Former Spouses” của tac gia Katharina

Boele-Woelki (chu bién), xuất bản bởi Intersentia, 2004 đã đưa ra các nguyên tắc chung liên quan đến ly hôn, trong đó có các căn cứ ly hôn của Luật gia đình Châu Âu.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật xuất phát từ các nguồn của pháp luật như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, các học thuyết, lý thuyết pháp lý, các quan điểm, tư tưởng pháp ly ;

thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố

Hải Phòng.

Luận văn nghiên cứu các đối tượng nêu trên chủ yếu trong phạm vi pháp luật Việt Nam (cụ thể là pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam) và

pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới vê căn cứ ly hôn.

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá nền tảng lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn, từ đó làm sáng tỏ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn trong giải quyết các tranh chấp tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Trang 11

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đã tập trung thực

hiện những nhiệm vụ cụ thê sau đây:

- Nghiên cứu nền tang lý luận và hệ thống lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn như khái niệm, các lý thuyết về căn cứ ly hôn, ý nghĩa của việc quy định về căn cứ ly hôn và kinh nghiệm của một số quốc gia quy định về căn cứ ly

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng

- Qua các vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.

5.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của

ngành khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học

để nghiên cứu đề tài Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lich sử, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về Hôn nhân và gia đình; phương pháp mô tả; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp phân tích lịch sử; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh pháp luật

6.Y nghĩa của dé tài nghiên cứu

Dé tài nghiên cứu có một sô ý nghĩa về lý luận và thực tiên như sau:

Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thống hoá lý luận pháp luật về căn cứ ly hôn Trong đó, đặc biệt làm sáng tỏ các van dé lý luận như: khái niệm và đặc điểm của ly hôn; khái niệm căn cứ ly hôn; các lý thuyết, mô hình pháp luật cơ bản về căn cứ ly hôn; ý nghĩa của việc quy định về căn cứ ly hôn Do đó, luận văn có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho các học giả, những

nhà nghiên cứu, người làm công tác xây dựng pháp luật

Trang 12

Thứ hai, luận văn đã khái quát hoá bức tranh thực tiễn áp dụng pháp

luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng Đồng thời, đánh giá va phân tích những bat cập và nguyên nhân bat cập của việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong giải quyết các tranh chấp tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng Từ đó, đề xuất những giải pháp về mặt lập pháp va các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng Đây có thể trở thành một nguồn tài liệu tham khảo để Toà án nhân dân tại thành phố Hải Phòng nâng cao hiệu quả công tác xét xử, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về cải cách tư pháp, giữ gìn sự công minh của pháp luật, đảm bảo quyén và lợi ích hợp pháp cho các

đương sự.

7.Cơ cầu của luận văn

Ngoài phân mở dau, ket luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cau thành 03 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận về căn cứ ly hôn

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn và thực tiễn áp dụng tại Toa án nhân dân thành phô Hải Phòng

Chương 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phó Hải Phòng

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE CAN CU LY HON

1.1.Một số khái niệm

1.1.1.Khát niệm ly hôn

Hôn nhân là một trạng thái pháp lý, được xác lập bởi hành vi pháp lý

của các cá nhân, cụ thé là các bên kết hôn Quan hệ hôn nhân tôn tại lâu dài va bên vững, song nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Nói cách khác, hôn nhân có thé bị cham dứt và ly hôn là biện pháp cuối cùng mà pháp luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng tan vỡ mà không thể được khắc phục bằng bat kỳ biện

pháp nào khác.

Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp [27 tr.254], chịu sự chi phối và bị quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Do đó, có sự khác nhau trong hệ thống pháp luật các nước khi quy định về ly hôn Do đó,

cũng có nhiều quan điểm liên quan đến khái niệm về ly hôn.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điện thì ly hôn được hiểu là “việc cham dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) trong lúc cả vợ và chong déu còn sống” [30, tr.294] Theo đó, tại thời điểm ly hôn thi cả hai vợ chồng đều buộc phải còn

sống và một hoặc cả hai bên vợ, chồng không mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân Điều này hoàn toàn khác với trường hợp chấm dứt hôn nhân do

vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bồ là đã chết.

Ngoài ra, theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, ly hôn được định nghĩa là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do Toà án nhân

dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai

VỢ chồng [37 tr.460] Có thể thấy, khái niệm này phù hợp với mô hình ly hôn

dưới sự kiểm soát của Nhà nước Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ

hôn nhân, được phê chuân bởi Toà án dựa trên các căn cứ luật định.

Trang 14

So sánh với Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, chúng ta

thấy có sự tương đồng với quy định “?y hôn là việc cham dứt quan hệ vợ chong theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án” [17, Điều 13, khoản 3] Diễn giải quy định này, ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình, được toà án công nhận băng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn Ly hôn là quyền dân sự của mỗi cá nhân và vợ, chồng có quyền đưa ra yêu cầu ly hôn nhưng việc ly hôn phải được Toà án chấp nhận.

Mặt khác, trong cuốn “Những nguyên tắc Luật gia đình Châu Âu về ly hôn và cấp dưỡng giữa vợ chong sau ly hôn ” do Kartharina Boele-Woelki chủ biên, khái niệm ly hôn được hiểu là việc cham dứt quan hệ hôn nhân đã có hiệu lực trong khi hai vợ chồng còn sống theo quyết định của cơ quan có thâm quyền dựa trên những căn cứ và thủ tục do luật định” [40, tr.13] Đây là một khái niệm tương đối đầy đủ và phù hợp với quan điểm xu hướng hiện nay trên thé giới về ly hôn.

Có thé thay, ly hôn dẫn đến việc cham dứt quan hệ hôn nhân trên cơ sở ý chí của vợ chồng với điều kiện cả hai vợ chồng đều còn sống tại thời điểm ly hôn Điều này có nghĩa, việc ly hôn được thực hiện dựa trên cơ sở yêu cầu của

một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chong Ý chi của các bên là ý chí tự

nguyện, hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt và không bị bat kỳ một áp lực nào về việc không muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân Điều cần nhấn mạnh là, chỉ

khi các bên nam, nữ có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì mới mới được phép ly

hôn Hôn nhân hợp pháp được hiểu là việc kết hôn được xác lập theo những điều kiện pháp luật quy định Ly hôn là việc chấm dứt về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng đã được pháp luật công nhận Nếu vợ chồng xin ly hôn không có

quan hệ hôn nhân hợp pháp thì hệ quả của nó là huỷ hôn nhân, chứ không phải

là ly hôn Ngoài ra, việc ly hôn luôn được kiểm soát bởi nhà nước vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến xã hội Nhà nước kiểm soát ly hôn thông qua các quy định về căn cứ ly hôn và trình tự, thủ

Trang 15

tục ly hôn Do đó, ngay cả khi các bên có thoả thuận ly hôn (thuận tình ly hôn)

thì thoả thuận đó cũng phải được cơ quan có thâm quyền công nhận thì có mới

hiệu lực.

Tóm lại, ly hôn là việc chấm dứt về mặt pháp lý cuộc hôn nhân đã được xác lập theo những điều kiện luật định về kết hôn, dưới sự kiểm soát của Nhà nước bang các quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền, dựa trên yêu cầu của cả hai VỢ chồng hoặc của một bên vợ hoặc chồng khi cả hai vợ chồng

còn sông.

1.1.2.Khát niệm can cứ ly hôn

Trong lich sử pháp triển của pháp luật về ly hôn, mô hình pháp luật ly hôn được sử dụng trong các hệ thống pháp lý có thể chia thành ba loại: cắm ly hôn, tự do ly hôn và ly hôn tự do dưới sự kiểm soát của Nhà nước [30, tr.295] Mô hình cấm ly hôn được xây dựng trên nền tảng quan niệm về giá thú bat

kha đoạn tiêu (marriage indissoluble) cua dao Gia tô va được thừa nhận tại

nhiều nước ở Chau Âu thời kỳ Trung cô [38, tr.543] Ngược lại, mô hình tự do ly hôn lại theo chiều hướng cho phép vợ chồng ly hôn trên cơ sở ý chí của

cả hai vợ chồng hoặc của một bên vợ hoặc chồng Nói cách khác, tự do ly hôn

chủ trương rằng hôn nhân không thé được duy trì một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai không còn muốn chung sống Nếu cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn thì càng tốt; nếu không mỗi người có quyền ly hôn chỉ băng quyết định đơn

phương của mình [38, tr.254] Dung hoà giữa hai mô hình nói trên, mô hình

ly hôn tự do đưới sự kiểm soát của Nhà nước hướng tới việc tôn trọng quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhưng yêu cầu ly hôn chỉ được chấp nhận trong những trường hợp luật dự kiến Thuật ngữ “căn cứ ly hôn” xuất hiện trong hệ thống pháp luật theo mô hình tự do ly hôn và ly hôn dưới sự kiểm soát của

nhà nước.

Khái niệm “căn cứ ly hôn” được hiểu một cách tương đối thống nhất, đó là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định, chỉ khi có những tình tiết, điều kiện đó thì Toà án mới xử cho ly hôn [27, tr.254] Nói

9

Trang 16

cách khác, căn cứ ly hôn là những quy định của pháp luật trong đó xác định rõ

các điều kiện mà cơ quan có thấm quyền giải quyết việc ly hôn phải căn cứ vào các điều kiện này trong quá trình giải quyết việc ly hôn của vợ chồng.

Các nhà nước khác nhau có quan điểm không giống nhau về các điều kiện, hoàn cảnh ma khi có các điều kiện hoàn cảnh đó vợ chồng mới được phép ly hôn (căn cứ ly hôn) [26, tr.424] Ở các nước coi hôn nhân là một hợp đồng thi

quy định nội dung căn cứ ly hôn thường được xây dựng dựa trên lỗi của các

bên Ngược lại, một số nước thì quy định về căn cứ ly hôn dựa trên cơ sở hôn nhân tan rã Tuy nhiên, cũng có những quốc gia kết hợp cả yếu tô lỗi và hôn nhân tan rã khi quy định về căn cứ ly hôn Hiện nay, có những quốc gia xây dựng một quy định chung về căn cứ ly hôn áp dụng cho các trường hợp ly hôn (thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn) Trái lại, một số nước lại xây dựng các căn cứ ly hôn riêng biệt cho các trường hợp ly hôn cụ thê.

Có thé thay, Nhà nước bằng pháp luật quy định những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong những điều kiện, căn cứ nhất định mới được phép chấm dứt quan hệ hôn nhân Nói cách khác, ý chí của vợ chồng không phải là điều kiện quyết định dé cham dứt hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ vào những điều kiện được luật định Chỉ khi xảy ra các điều kiện đó thì yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng mới được chấp nhận và đó được gọi là căn cứ ly hôn.

Căn cứ ly hôn phản ảnh ý chí của nhà nước trong việc kiểm soát việc ly

hôn Tuy nhiên, việc kiểm soát này xuất phát từ mục đích nhăm bảo vệ lợi ích

cho chính vợ chồng, thành viên của gia đình và lợi ích của xã hội Căn cứ ly hôn chính là những yếu tố, điều kiện để cơ quan có thâm quyền xử lý việc ly hôn xác định tính hợp ly và chính đáng của yêu cau ly hôn Từ đó, đưa ra quyết định có cho phép hay không cho phép vợ chồng ly hôn Nhà nước kiêm soát ly hôn được thé hiện qua yếu tố việc ly hôn của vợ chồng chỉ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thâm quyên Ngoài ra việc ly hôn chỉ được cho phép khi xảy ra những điều kiện luật định (căn cứ ly hôn) Căn cứ ly hôn

10

Trang 17

chính là biện pháp tốt nhất để nhà nước kiểm soát việc ly hôn mà vẫn đảm bảo tôn trọng quyền tự do ly hôn của vợ chồng Nếu yêu cầu ly hôn đáp ứng được các căn cứ (điều kiện) ly hôn mà pháp luật quy định, cơ quan có thâm

quyền xử lý việc ly hôn có quyền bác yêu cau ly hôn.

Như vậy, căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý, trong đó thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc đưa ra các điều kiện ly hôn, chỉ khi có các điều kiện đó thì yêu cầu ly hôn của vợ chồng mới được chấp nhận.

1.2.Mô hình pháp luật về căn cứ ly hôn

Quan điểm của người làm luật đối với căn cứ ly hôn có thê rất khác nhau do sự khác biệt về tư duy pháp lý, điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội, chính sách pháp luật Một cách tổng quát, có thể phân chia các mô hình pháp luật về căn cứ ly hôn được sử dụng trong các hệ thống pháp lý tiêu biểu

thành hai loại: mô hình căn cứ ly hôn dựa trên lỗi và mô hình căn cứ ly hônkhông dựa trên lỗi.

a Mô hình căn cứ ly hôn dựa trên lỗi

Mô hình căn cứ ly hôn dựa trên lỗi thường được thấy ở các quốc gia quan niệm hôn nhân là một hợp đồng Nếu trong quan hệ hợp đồng, sự vi phạm nghĩa hợp đồng là cơ sở chấm dứt hợp đồng thì tương tự, hôn nhân cũng bị chấm dứt bởi lỗi của vợ, chồng Nói cách khác, căn cứ ly hôn được xây dựng trên cơ sở lỗi của vợ, chồng va cơ quan có thầm quyền phải căn cứ vào những lỗi nay dé ra quyết định có cho phép hay không cho phép ly hôn.

Tuy nhiên, quan điểm về lỗi của vợ, chồng là điều kiện (căn cứ) ly hôn có sự khác nhau ở mỗi quốc gia Chang hạn, theo pháp luật của Anh, Toà án cho phép ly hôn nếu vợ hoặc chồng ngoại tình, có những hành vi cư xử không

phù hợp (ví dụ: bao lực gia đình, lăng mạ hoặc đe doa vợ, chồng, không thanh

toán các chi phí sinh hoạt chung ) hoặc bỏ rơi chồng, vợ của mình [39].

Như vậy, theo pháp luật của Anh, căn cứ ly hôn dựa trên “lỗi hôn nhân” của vợ, chồng Tức là, các lỗi này do người vo, chong gây ra đôi với chính bên

11

Trang 18

chồng, bên vợ còn lại Trái lại, pháp luật Thái Lan quy định, ngay cả nếu vợ hoặc chồng phạm lỗi với người khác (ké cả có bị kết án hoặc không bị kết án).

Tuy nhiên, nếu việc phạm tội với người khác lại khiến người chồng hoặc

người vợ của người phạm tội kia bị làm nhục nghiêm trọng; bị lăng mạ hoặc

bi thù han [33, Điều 1516] thì việc ly hôn cũng được cho phép.

Mặt khác, theo mô hình pháp luật về căn cứ ly hôn của Ấn Độ, vợ và chồng không được lợi dụng lỗi của mình dé làm căn cứ ly hôn Điều này có nghĩa, việc ly hôn chỉ được chấp nhận nếu bên vợ hoặc chồng đưa ra yêu cầu hoàn toàn không có lỗi và bên kia đã phạm lỗi với bên đưa ra yêu cầu Từ đó, buộc người chồng, người vợ đưa ra yêu cầu phải chứng minh được lỗi của người vợ, người chồng còn lại và sự vô tội của mình Nếu cả hai bên cùng có

lỗi hoặc bên đưa ra yêu cầu ly hôn là người có lỗi và bên còn lại không đồng ý ly hôn thì việc ly hôn không thể được chấp nhận Có lẽ, nguyên nhân của điều này là do pháp luật của Ấn Độ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tôn giáo với

quan niệm rất khắt khe về ly hôn [41, tr.5] Ngược lại, theo mô hình của Pháp, dù vợ hoặc chồng là người có lỗi thì họ vẫn có quyền được yêu cầu ly hôn và lỗi đó cũng được Toà án xem xét làm căn cứ cho yêu cầu ly hôn [32, Điều

b Mô hình căn cứ ly hôn không dựa trên lỗi

Mô hình căn cứ ly hôn không dựa trên lỗi chủ trương rằng, quan hệ hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn được dựa trên các cơ sở như: sự thuận tình ly hôn của vợ chồng (mutual consent), sự tan rã của hôn nhân (irretrievable breakdown) và sự tách biệt giữa vợ và chồng (separation) [40, tr.13] Theo mô hình này, lỗi của vợ, chồng không được xem xét và được coi là căn cứ dé cơ quan có thâm quyền đưa ra quyết định cho phép ly hôn Mô hình căn cứ

ly hôn không dựa trên lỗi phủ nhận hoàn toàn mô hình căn cứ ly hôn dựa

trên lỗi 7h nhất, nêu cả hai vợ chồng cùng tình nguyện ly hôn thì các bên không cần phải chứng minh lỗi của bên còn lại Ly hôn dựa trên lỗi có thể đây vo, chéng phạm lỗi với bên còn lại dé duoc cho phép ly hôn Nếu vợ

12

Trang 19

chồng kết hôn dựa trên sự tự nguyện thì đương nhiên họ có quyền chấm dứt hôn nhân nếu cả hai cùng mong muốn không tiếp tục duy trì cuộc sống chung Thuận tình ly hôn có lợi cho cả hai vợ chồng vì nó tôn trọng quyền tự do ly hôn của vợ chồng Dong thời, trong chừng mực, nó mang đến sự nhân văn khi giúp các bên tránh khỏi sự buộc tội hoặc xúc phạm lẫn nhau dé được cơ quan có thâm quyền cho phép ly hôn Ngày nay, căn cứ ly hôn dựa trên sự thuận tình được ghi nhận rộng rãi trong hệ thống pháp luật các nước Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng chỉ cần các bên chứng minh được ý chí tự nguyện ly hôn thì Toà án cho phép ly hôn mà không cần xem xét các điều kiện khác Chăng hạn, Thái Lan là quốc gia áp dụng mô hình này Ngược lại, có quan điểm cho răng thuận tình ly hôn phải gồm hai điều kiện cần và đủ: () cả hai vợ chồng cùng thống nhất ý chí về việc chấm dứt quan hệ vợ chồng và (ii) vợ chồng phải thoả thuận được các van đề liên quan đến hệ qua của ly hôn (tài sản và con cái) Tiêu biểu áp dụng theo mô hình này là pháp

luật của Pháp Thir hai, ly hôn được cho phép không dựa trên lỗi mà dựa trên

sự tan rã của hôn nhân Mô hình căn cứ ly hôn dựa trên sự tan rã của quan hệ

hôn nhân cho phép vợ chồng ly hôn nếu chứng minh được hôn nhân đã thực sự tan vỡ, vợ chồng không thé chung sống hạnh phúc, không thé hàn gan

được mối quan hệ vợ chồng và đạt được những lợi ích đối với vợ, chồng: lợi

ích đối với con cái; gia đình và xã hội Hôn nhân tan rã không phải do lỗi của vợ, chồng mà van đề cốt lõi là chính sự hoà hợp giữa vợ và chồng [43] Do đó, không nhất thiết phải có lỗi để được cho phép ly hôn Theo mô hình căn cứ ly hôn do sự tan rã của hôn nhân thì khi giải quyết yêu cầu ly hôn buộc phải xem xét đến tình trạng hôn nhân Trong một số hệ thống pháp luật, thuận tình ly hôn chỉ được chấp nhận như là một trường hợp của hôn

nhân tan rã [40, tr.13] Thi ba, căn cứ ly hôn do sự tách biệt giữa vợ và

chồng Theo đó, nếu vợ, chồng có sự tách biệt (không chung sống với nhau)

trong một thời gian nhất định thì được cho phép ly hôn nếu vợ chồng có yêu cầu Sự tách biệt có thé do nhiều nguyên nhân Chang han, theo pháp luật

13

Trang 20

của Bi, ly hôn được cho phép dựa trên căn cứ sự tách biệt giữa vợ và chồng

do sự ốm yếu về thể chất của một bên vợ, chồng Hoặc ly hôn được cho

phép ở Thái Lan với căn cứ vợ, chồng đã bỏ nơi cư trú của vợ chồng trong vòng 03 năm Sự tách biệt không có nghĩa là vợ chồng trú ngụ ở hai nơi khác nhau mà nó được hiểu theo nghĩa, vợ chồng không có đời sống chung

[40, tr.53].

Có thé thấy, pháp luật các nước có sự linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mô hình về căn cứ ly hôn Ngày nay, pháp luật các nước đều thừa

nhận mô hình căn cứ ly hôn không dựa trên lỗi bên cạnh mô hình căn cứ ly

hôn dựa trên lỗi Hoặc chỉ thừa nhận mô hình ly hôn không dựa trên lỗi Ở

Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ áp dụng mô hình hôn

nhân không dựa trên lỗi, cụ thể là mô hình căn cứ ly hôn trên cơ sở sự tan rã của hôn nhân thông qua việc xem xét các yếu tố tình trạng hôn nhân lâm vào tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không

đạt được.

1.3.Y nghĩa của việc quy định về căn cứ ly hôn

Quy định về căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật của các nước không giống nhau do sự khác biệt là điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán và tư tưởng lập pháp Tuy nhiên, có thể khẳng định, hiện nay hầu hết pháp luật của các quốc gia đều có quy định về căn cứ lý hôn bởi những ý

nghĩa quan trọng đôi với vợ chông, nhà nước và xã hội như sau:

Mot là, quy định vê căn cứ ly hôn giúp đảm bao lợi ích của vo chong.

Quyền tự do ly hôn là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng nhưng không thé phủ nhận ly hôn tạo ra những hệ luy mang tính tiêu cực đối với cả hai vợ chồng Do đó, việc quy định về căn cứ ly hôn góp phần hạn chế những trường hợp vợ chồng vì mâu thuẫn, xung đột nhất thời đã yêu cầu xin ly hôn, gây tôn thương đến chính họ Ly hôn cần phải được hiểu là sự tan rã

của hôn nhân Vì vậy, chỉ khi nào tình trạng mâu thuẫn của vợ chồng không

14

Trang 21

thé khắc phục được, cuộc sống chung của vợ chồng không thé tiếp tục trong

tương lai thì lúc đó việc ly hôn mới được cho phép Căn cứ ly hôn có ý nghĩa

quan trong gililp vo chồng tránh tình trạng vì sự nóng nảy nhất thời dẫn đến quyết định ly hôn vội vàng.

Mặt khác, căn cứ ly hôn còn là cơ sở pháp lý quan trong dé đảm bảo sự bình đăng, công bằng giữa vợ và chồng khi giải quyết ly hôn, tránh tình trạng

cơ quan có thâm quyền xử lý việc ly hôn một cách thiên vị, tuỳ tiện Khi giải quyết yêu cau ly hôn thì các cơ quan nhà nước có thầm quyên có quyền quyết định cho phép hay không cho phép ly hôn Tuy nhiên, quyết định đó phải trên cơ sở đánh giá mức độ chính dang, hợp lý của yêu cầu ly hôn Và dé xác định

một cách khách quan, chính xác thì căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý quan trọng.

Căn cứ ly hôn là cần thiết để đảm bảo sự công bằng giữa vợ và chồng khi ly hôn, từ đó bảo vệ tốt nhất lợi ích của vợ, chồng Ngoài ra, quy định về căn cứ

ly hôn ở một khía cạnh nao đó có tác dụng giáo dục nhận thức va điều chỉnh hành vi của vợ chồng dé vợ chồng có thé tự dàn xếp với nhau khi có mâu thuẫn, xung đột và giúp quan hệ vợ chồng trở nên tốt hơn Vợ chồng sẽ bình tĩnh, suy xét và cân nhắc một cách thận trọng về việc có ly hôn hay không.

Thứ hai, quy định về căn cứ ly hôn giúp nhà nước kiểm soát việc ly hôn

từ đó duy trì và đảm bảo trật tự xã hội.

Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý quan trong dé Nhà nước can thiệp vào sự hình thành suy nghĩ của vợ, chồng về van đề ly hôn [30, tr.298] Ly hôn là quyền tự do của vợ, chồng khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không còn mong muốn tiếp tục duy trì hôn nhân Vợ, chồng có quyền chấm dứt quan hệ hôn nhân, như đã có quyền xác lập quan hệ đó Do đó, ngày nay pháp luật các nước ngày nay đều ghi nhận ly hôn Tuy nhiên, ly hôn cần được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước Bởi lẽ, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ có lợi ích riêng của vợ, chồng mà còn có lợi ích của Nhà nước và xã hội thé hiện qua những chức năng cơ bản của gia dinh-té bào của xã hội và lợi ích của con cái-thành viên của gia đình và xã hội Xã hội muốn vững mạnh thì gia đình

15

Trang 22

phải ổn định Việc ly hôn một cách tuỳ tiện, 6 ạt ảnh hưởng bat lợi, nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển của xã hội Quy định về căn cứ ly hôn

giúp giảm tình trạng ly hôn Đồng thời, nó có ý nghĩa giúp nhà nước kiểm soát tốt việc ly hôn mà đồng thời vẫn tôn trọng ý chí của vợ, chồng một cách nghiêm túc và chắc chắn về việc có châm dứt cuộc sống chung hay không [30,

tr.298] Nha nước chi cho phép vợ chồng ly hôn nếu yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng rơi vào các trường hợp luật định Quy định về căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ vợ chồng, là biện pháp hữu hiệu trong việc củng cô quan hệ gia đình từ đó duy trì và 6n định sự phát triển của xã hội.

1.4.Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn 1.4.1 Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ phong kién

Thuật ngữ “căn cứ ly hôn” không được sử dụng như một thuật ngữ

thông dụng trong pháp luật thời kỳ phong kiến Thay vào đó, thuật ngữ

“duyên cớ ly hôn” được dùng tương đương với thuật ngữ “căn cứ ly hôn”.

Điền hình, tiêu biểu cho pháp luật thời kỳ phong kiến ở Việt Nam là hai bộ luật nôi tiếng, được khảo cứu còn nguyên ven cho đến ngày nay, đó là Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời nha Nguyễn) Có thé thấy, thời điểm ra đời của hai bộ luật này vẫn còn nhiều sự hoài nghi nhưng điểm chung là các quy định của hai bộ luật, bao gồm các quy định của về căn cứ ly hôn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng nho giáo với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, “phân biệt đối xử giữa vợ và chồng” Theo đó, ly hôn thường được coi là đặc quyền của người chồng Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng [31]

Nhìn chung, pháp luật về căn cứ ly hôn trong cô luật đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng nhưng đa số là liên quan đến “tội”, “lỗi” của người vợ Bộ Luật Hồng Đức quy định người chồng buộc phải bỏ vợ nếu người vợ phạm

16

Trang 23

phải một trong các điều “thất xuất” Nếu vợ, nàng dâu phạm vào “thất xuất” mà người chồng an nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tuỳ theo nặng nhẹ |4, Điều 310] Các trường hợp “thất xuất” được liệt kê bao gồm: (¡) khi người vợ bi vô tử (không có con), (ii) đa ngôn (lắm lời), (iii) ghen tuông, dâm đãng với kẻ khác, (iv) có hành vi trộm cap, (v) bất kính với cha, mẹ chồng, (v) bị ác tật Nhà nước phong kiến coi trọng quyền lợi của gia đình, gia tộc cao hơn quyền

lợi cá nhân Vì vậy, pháp luật phong kiến quan niệm, kết hôn có mục đích duy trì nòi giống nên nếu người vợ không sinh được con thì không đạt được mục đích của hôn nhân, buộc người chồng phải bỏ vợ dé bảo vệ quyền lợi của gia đình và gia tộc Trong xã hội phong kiến, hành vi ghen tuông được coi là

duyên cớ (căn cứ) ly hôn bởi pháp luật cho phép người đàn ông được chung

sống như vợ chồng với nhiều phụ nữ dé duy trì ndi giống Sự dé ky của người

vợ bị cho là phương hại đến trật tự trong gia đình Sự lắm lời hoặc hành vi trộm cắp của người vợ cũng được xem là có hại đối với sự bình ồn, lợi ích va danh tiếng của gia đình Vì vậy, việc ly hôn được chấp nhận bởi căn cứ đa ngôn và hành vi trộm cắp của người vợ Mặt khác, do nho giáo đề cao “tam tòng, tứ đức” của người phụ nữ nên nếu người vợ không tôn trọng, có thái độ bất kính, không phù hợp với lễ giáo phong kiến đối với cha, mẹ chồng: hoặc chỉ cần người vợ có hành vi lắng lơ, dam đãng chưa cần thiết phải đến mức ngoại tình (hiểu theo nghĩa hẹp, có quan hệ xác thịt với người đàn ông khác mà không phải là chồng mình) thì người chồng cũng có quyền và buộc phải

ray vợ (bỏ vợ) Cuối cùng, việc ly hôn cũng xảy ra nếu có căn cứ người vợ bị

ác tật, tức là người vợ bị bệnh phong hui Tuy nhiên, pháp luật cũng thé hiện tính nhân văn, nhân đạo khi quy định về “tam bất khứ”, được hiểu là các trường hợp người chồng không thể bỏ vợ mặc dù người vợ rơi vào “thất xuất”.

Cụ thể, người chồng không thể bỏ vợ nếu có một trong các điều kiện như: người vợ đã để tang cha mẹ chồng đủ ba năm, người chồng và người vợ khi

lay nhau thì nghèo về sau cùng chung tay làm ăn trở nên giàu có, hoặc khi vợ chồng lấy nhau thì còn có cha me, anh em, họ hàng nhưng khi bỏ nhau người

17

Trang 24

vợ không còn ai thân thích [4, Điều 310] Đối với lỗi của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định: “Phàm chong đã bỏ lửng vợ năm tháng không di lại (vợ được trình quán sở tại và xã quan làm chứng) thì mắt vợ Nếu vợ đã có con,

thì cho hạn một năm Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cấm người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm ” [4, Điều 308].

Dưới triều nhà Nguyễn, Bộ luật Gia Long còn quy định thêm một số căn cứ ly hôn đối với trường hợp bắt buộc ly hôn khi vợ chồng phạm điều

“tuyệt nghĩa” Tức là, nếu xảy ra hành vi vo mưu sát chồng hoặc chồng bán vợ làm nô lệ, cho thuê hay cầm có vợ hoặc nguoi chồng đem người vợ ngoại tình gả bán cho tình nhân của vợ thì buộc phải ly hôn Tuy nhiên, nếu người vợ không ở trong trường hợp “thất xuất” hay không có hành vi “tuyệt nghĩa VỢ chồng” nếu người chồng tự tiện bỏ vợ sẽ bi phạt 80 trường [5, Điều 308].

Điểm tiến bộ của hai Bộ luật Hồng Đức và Gia Long đó là ghi nhận ly hôn do thuận tình tại Điều 167 và Điều 284 Theo quy định của Bộ luật Gia Long: “nếu vợ hoặc chong treo ý không vui nhau, cả hai đều muốn ly di, tình thì không hop, ân đã lia thì không thể nào hoà lại được, cho pháp họ ly di, không bị tội” Có thé thay, pháp luật đã cho phép vợ chồng ly hôn dựa trên ý

chí của cả hai vợ chồng khi hai vợ chồng ăn ở không hoà hợp, tính tình xung khắc Khi vợ chồng thuận tình ly hôn thì con cái mang họ cha và sẽ ở lại với người cha trừ khi hai vợ chồng thoả thuận dé con theo mẹ Trường hợp không có con, nêu người đàn bà không phạm lỗi gì thì được lấy lại tài sản của mình Nếu có con thì tất cả tài sản trong nhà do người chồng quản lý Người vợ chỉ

lay lại quan áo và đồ vật riêng Tuy nhiên, tuỳ tâm mà người chồng có thé giao thêm cho người vợ một it tiền [5, Diéu 284].

Tóm lại, quy định về nội dung căn cứ ly hôn của cô luật Việt Nam phan ánh rất rõ quan điểm, tư tưởng của Nhà nước phong kiến, một nhà nước vốn bảo vệ chế độ gia trưởng trong gia đình với sự công nhận công khai sự bất bình đăng trong quan hệ vợ chồng Ly hôn được coi là đặc quyền của người

chồng và người vợ chỉ được bỏ chồng trong những trường hợp rất đặc biệt.

18

Trang 25

1.4.2.Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858

đến trước năm 1945)

Trong thời kỳ Pháp thuộc (giai đoạn từ năm 1858 đến trước Cách mạng tháng tám năm 1945), Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến Các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật và được áp dụng ở ba vùng miền khác nhau Ba Bộ luật Dân sự gồm có Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ năm 1936 và Tập Dân luật Giản yếu Nam Kỳ năm 1883 Cả ba bộ luật này chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của nhà nước tư sản, kết hợp với hệ thống phong tục tập quán của xã hội phong kiến của Việt Nam Hơn nữa, về kỹ thuật lập

pháp, ca ba bộ luật được mô phỏng theo Bộ luật Naponeong của Công hoa

Nhìn chung, cả ba bộ luật này nhìn nhận hôn nhân là một hợp đồng dân sự, được hai bên nam nữ thoả thuận thiết lập trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đăng Do đó, nội dung của căn cứ ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của

vo, chồng hoặc lỗi chung của cả hai vợ chong Nói cách khác, ly hôn được

nhìn nhận như biện pháp chế tài cho hành vi có lỗi của vợ, chồng Khái niệm

lỗi của vợ, chồng được hiểu là những hành vi vi phạm của vợ hoặc chồng

hoặc cả hai vợ chồng, dẫn tới cuộc sống chung không thể tiếp tục kéo dài.

Về căn bản, có thể khái quát nội dung căn cứ ly hôn trong ba bộ luật như sau [6, Điều 118, 119, 120] [7, Điều 118, 119]: Thứ nhất, người chồng có thể xin ly hôn vợ khi người vợ phạm gian (ngoại tình); khi vợ thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính hoặc người vợ đã tự ý bỏ nhà chồng mà di, tuy bach phải về mà không về Tuy nhiên, nếu việc bỏ nhà đi của vợ là do chồng có thái độ, cách xử sự khiến cuộc sống chung trở nên bức bối hoặc không thể chấp nhận được nữa thì không thé coi là căn cứ ly hôn Thi? hai, người vợ có thé xin ly hôn chồng nếu người chồng tự ý đuôi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng: người chồng đã làm trái trật tự thê thiếp; hoặc người chồng đã không thi hành nghĩa vụ phải cap dưỡng cho vợ, con tuỳ theo tư lực Thir

19

Trang 26

ba, cả hai vợ chồng có thể cùng ly hôn khi một bên quá khắc hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia hay với tô phụ của bên kia; hoặc vì một bên vợ, chồng can án trọng tội; một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia không thể ở chung được; vì một bên bị bệnh tâm thần mà ai cũng biết hoặc

phải ở suốt đời trong bệnh viện.

So với pháp luật thời kỳ phong kiến, ở thời kỳ này pháp luật nghiêm cắm việc tự ray vợ, người vợ có thé xin ly hôn mà không cần sự cho phép của người chồng [6, Điều 116] [7, Điều 115] Tuy nhiên, Dân luật giản yêu Nam Kỳ năm 1883 vẫn giữ quy định về “tam bat khứ”, ngoại trừ các trường hợp vợ

ngoại tình, bị phạt về trọng tội hoặc tự ý bỏ nhà chồng.

Mặt khác, căn cứ ly hôn do thuận tình cũng được cả ba bộ luật ghi nhận.

Tuy nhiên, việc thuận tình chỉ được chấp nhận khi đáp ứng được một số điều kiện kèm theo Chăng hạn, Bộ Dân luật Bắc Ky tại Điều 121 quy định vợ chồng chỉ được thuận tình ly hôn nếu có điều kiện đã chung sống với nhau hai (02) năm Đối với Dân luật Trung Kỳ thì phải có điều kiện chung sống là năm (05) năm; nếu cha mẹ là người ưng thuận việc kết hôn và cha mẹ còn sống vào lúc vợ chồng xin thuận tình ly hôn thì vợ chồng chỉ được xin ly hôn nếu cha mẹ đồng ý Hoặc Dân luật Giản yếu Nam Kỳ lại có quy định vợ chồng không được xin thuận tình ly hôn nếu chưa sống với nhau đủ hai năm hoặc đã qua hai mươi năm; người chồng dưới 25 tuôi hoặc người vợ dưới 21 tudi hoặc đã quá 45 tui.

Như vậy, trong thời kỳ Pháp thuộc, quy định về căn cứ ly hôn đã thé hiện sự bình dang hơn giữa vợ va chồng so với thời kỳ trước Quyền ly hôn của người vợ mặc dù chưa thực sự được bảo vệ triệt dé nhưng đã được quan tâm, chú trọng nhiều hơn Nội dung về căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng chứ chưa đi vào bản chất của ly hôn là sự xác nhận sự tan vỡ

của hôn nhân.

20

Trang 27

1.4.3.Căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam (từ năm 1954 đến 1975)

Thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, các quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật như: Luật gia đình ngày 02/01/1959, Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964, Bộ

luật Dân sự ngày 20/12/1972.

Luật gia đình ngày 02/01/1959 của chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện nguyên tắc cắm vợ chồng không được ly hôn Tuy nhiên, ngoại lệ trong những trường hợp đặc biệt, việc ly hôn sẽ do Tổng thống quyết định và phán quyết của Tổng thống là tối hậu (không bị kháng cáo, kháng nghị) [18,

Điều 55] Theo tinh thần đó, Luật gia đình năm 1959 không quy định về căn cứ ly hôn Vợ chồng chỉ có thé giải quyết mâu thuẫn bởi các quy định về ly thân [18, Điều 56].

Khi Sắc luật số 15/64 ngày 23/07/1964 ra đời với việc ghi nhận quyền ly hôn va ly thân của vợ chồng đã dẫn đến sự bùng nô một loạt các yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn Về cơ bản, Sắc luật số 15/64 ngày 27/7/1964 và Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 đều quy định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi, do vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự Theo đó, vợ, chồng có thê xin ly hôn hoặc ly thân vì một trong những điều kiện như sự ngoại tình của bên kia; vì vợ, chồng bị kết án trọng hình về thường tội; vì sự

ngược đãi, bạo hành nhục mạ có tính cách thậm từ và thường xuyên làm cho

vợ chồng không thé sống chung với nhau được nữa; vì có phán quyết xác định sự biệt tích phối ngẫu; vì người vợ hoặc chồng đã bỏ phế gia đình sau khi có phán quyết xử phạt người phạm lỗi [20, Điều 63] Đặc biệt, Bộ luật Dân sự

năm 1972 còn quy định, vợ chồng có thé xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai (02) năm và không quá hai mươi (20) năm [9, Điều 170].

Có thé khang định, quy định về nội dung căn cứ ly hôn ở thời ky này

vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” nên chỉ phản ánh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng,

chưa phan ánh đúng bản chất vợ chồng không thé sống chung, không thé tiếp

21

Trang 28

tục duy trì hôn nhân Tuy nhiên, quy định này có ưu điểm là tránh được sự tuỳ tiện trong xét xử các vụ án ly hôn của Toà án [31] Khi giải quyết ly hôn, nếu

bên nguyên đơn (vợ, chồng) chứng minh được rằng bên bị đơn (chồng, vợ) có

lỗi, lỗi đó đã vi phạm nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định thì Toà án có quyền xét xử cho vợ chồng ly hôn, mà không thể xử bác đơn ly hôn của

đương sự.

1.4.4.Căn cứ ly hôn thời kỳ sau Cách mạng thang 8/1945 đến nay

Sau Cách mạng thang 8 năm 1945, hệ thống các văn bản về hôn nhân và gia đình ngày càng được phát triển, hoàn thiện Đánh dấu mốc đầu tiên cho thời kỳ này là sự ra đời của Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950, tiếp đến là Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959, 1986, 2000 và đến nay là

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Căn cứ ly hôn trong Sắc lệnh số 150-SL ngày 17/11/1950 đã lần đầu tiên thể hiện sự bình dang giữa vợ và chồng với các quy định về điều kiện ly hôn mà không phân biệt về phía người vợ hay người chồng Tuy nhiên, nội dung căn cứ ly hôn vẫn dựa trên lỗi của vợ, chồng Theo đó, vợ, chồng có thé ly hôn vì một bên ngoại tình; vì một bên can án phạt giam; vợ, chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng: vì một bên mắc bệnh điên hay một bệnh khó chữa khỏi hoặc vợ chéng tính tình không hợp hay đối xử với nhau đến mức không thé sống chung được [21, Điều 2]

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được Quốc hội khoá I, ky họp thứ

11 thông qua ngày 29/12/1959, có hiệu lực thi hành thì ngày 13/01/1960 đã

mang một luồng gió mới, dân chủ và tiễn bộ hơn rất nhiều trong điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Quy định về căn cứ ly hôn không còn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng như trước đây, mà dựa vào bản chất của quan

hệ hôn nhân Pháp luật quy định hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và

ly hôn theo yêu cầu của một bên Theo đó, căn cứ ly hôn duy nhất chính là hôn nhân tan vỡ Cụ thé, nếu hai bên vợ chồng xin thuận tình ly hôn, thì sau khi điều tra, nêu xét đúng là hai bên tự nguyện xin ly hôn, Toà án nhân dân sẽ

22

Trang 29

công nhận việc thuận tình ly hôn [14, Điều 25] Còn nếu một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải Sau khi hoà giải không được, Toà án sẽ xét xử và sẽ cho ly hôn nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thé kéo dài, mục dich của hôn nhân không dat được [14, Điều 26] Có thể khăng định, giải quyết ly hôn chính xác, theo đúng bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ được coi là một trong những giải pháp nhằm củng có các quan hệ gia đình trên cơ sở mới vững chắc hơn; hoàn toàn không nên hiểu là sự tự do tan vỡ gia đình [31] Quy định của Luật Hôn

nhân và gia đình năm 1959 đã giúp việc xét xử của Toà án không còn thụ

động, phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của đương sự Đồng thời, nó thê hiện đúng bản chất của ly hôn là sự xác nhận sự tan vỡ của hôn nhân.

Trên nền tảng kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và phát triển phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và thực tiễn các quan

hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã xây dựng một quy định riêng về căn cứ ly hôn Theo đó, khi xem xét yêu cầu ly hôn (bao gồm cả trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên), nếu xét thấy tình trạng vợ chồng tram trong, đời sống chung không thé kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn bố sung thêm căn cứ về ly hôn do một bên vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố là mất tích so với Luật Hôn nhân và gia đình năm

1986 [16, Điều 89, khoản 1].

Khác với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 không đưa ra quy định riêng về căn cứ ly hôn mà quy định hai trường hợp ly hôn: vợ chồng thuận tình ly hôn và một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn Cụ thể, Điều 55 quy định: “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thay hai bên thật sự tự nguyện ly hôn va đã thoả thuận về việc chia tài sản,

việc trông nôm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo

quyên lợi chính đáng của vo và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn;

23

Trang 30

nếu không thoả thuận hoặc có thoả thuận nhưng không đảm bải quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn” Hoặc Điều 56 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng tram trong, doi song chung không thé kéo dài, mục dich của hôn nhân không đạt được Hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Toà án tuyên bố mất tích yêu cầu thì Toà án giải quyết cho ly hôn Hoặc trong trường hợp có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ,

tỉnh thần của nguoi chồng, vợ đang bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà

không thé nhận thức, làm chủ được hành vi” Như vậy, về cơ bản tinh than của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về căn cứ ly hôn không dựa trên lỗi cua vo, chồng mà dựa trên cơ sở thực trạng của hôn nhân dé cho ly hôn hoặc không với việc xem xét các yếu tố: hôn nhân lâm vào tình trạng tram trong, đời sống chung không thé kéo dai, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Có thé thay, hầu hết các thời kỳ lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam đều có quy định về các căn cứ ly hôn Tuy nhiên, có sự khác biệt trong quy định nội dung căn cứ ly hôn ở từng thời kỳ và việc xây dựng quy định về căn cứ ly hôn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt hệ thống quan điểm, tư tưởng của nhà nước về quan hệ vợ

1.5.Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về căn cứ ly hôn

1.5.1.Pháp luật của Pháp

Pháp luật của Pháp xem hôn nhân là một hợp đồng nên quy định căn cứ ly hôn bao gồm: thuận tình ly hôn, ly hôn do vợ chồng chấp nhận nguyên tắc cham dứt hôn nhân, cuộc sống chung hoàn toàn chấm dứt và ly hôn do lỗi [32, Điều 229].

24

Trang 31

Về thuận tình ly hôn, nếu cả hai vợ chồng đã thoả thuận được với nhau về việc chấm dứt hôn nhân và hệ quả của nó thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết Tư tưởng lập pháp của Pháp coi sự tự nguyện của vợ chồng là cơ sở xác lập hôn nhân nên vợ chồng hoàn toàn có quyền ly hôn nếu không muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân đó Tuy nhiên, thoả thuận ly hôn chỉ được Toà án phê chuẩn nếu có cơ sở chắc chăn về việc vợ chồng hoàn toàn tự nguyện

và thoả thuận đó đảm bảo lợi ích của con và lợi ích của vợ chồng Hơn nữa,

nếu cả hai vợ chồng cùng xin ly hôn (thuận tình ly hôn) thì vợ chồng buộc phải nói rõ lý do [32, Điều 230], Toà án căn cứ vào những lý do này dé xác định tình trạng hôn nhân và chấp nhận cho ly hôn nếu xét thấy cuộc sông chung không thé kéo dài, hôn nhân tan rã Có thé thấy, quy định này không chỉ đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng mà còn giúp nhà nước kiểm

soát việc ly hôn, đảm bảo lợi ích cho chính các bên vợ chồng, các thành viên

gia đình và lợi ích của xã hội.

Mặt khác, pháp luật của Pháp cũng cho phép vợ chồng ly hôn nếu cả hai vợ chồng chấp nhận nguyên tắc cham dứt hôn nhân mà không tính đến các sự việc dẫn đến ly hôn Trong trường hợp này, yêu cầu ly hôn có thé được

đưa ra bởi một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng Nếu có cơ sở xác

định cả hai vợ chồng đều tự nguyện chấp nhận nguyên tắc chấm dứt hôn nhân

thì Toà án cho ly hôn và quyết định các hệ quả việc ly hôn [32, Điều 233].

Tương tự, thuận tình ly hôn, Toà án vẫn xét đến sự tan rã của quan hệ hôn nhân dù vợ chồng đã chấp nhận nguyên tắc chấm dứt hôn nhân thông qua việc xác định lý do xin ly hôn Ngoài ra, theo quy định của Pháp nếu vợ chồng đã sống tách biệt (chấm dứt hoàn toàn cuộc sống chung) trong vòng hai (02) năm thì Toà án chấp nhận cho ly hôn Đối với căn cứ này, khi giải quyết Toà án không cần xem xét đến yếu tố lỗi hay thực trạng quan hệ hôn nhân.

Cuối cùng, theo pháp luật của Pháp thì nếu vợ hoặc chồng có lỗi thì bên còn lại có quyền kiện đòi ly hôn Tuy nhiên, Toà án khi giải quyết căn cứ lý hôn do lỗi của một bên vợ hoặc chồng cũng phải xem xét tình trạng hôn nhân

25

Trang 32

đã tan vỡ hay chưa Theo đó, Điều 243 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “vợ hoặc chong có thé xin ly hôn khi nêu ra toàn bộ những sự việc bắt nguồn từ bên vợ hoặc chồng làm cho cuộc sống chung không thể tiếp tục” Pháp luật của Pháp quy định vợ chồng bình đăng với nhau về yêu cầu ly hôn, không phân biệt lỗi của ai Cụ thể, Điều 254 Bộ Luật Dân sự của Pháp quy định:

“Dù người vợ hoặc chồng yêu cau ly hôn là người có lỗi thì yêu câu ly hôn của người đó vẫn được xem xét; tuy nhiên lỗi này có thể làm giảm bót tính chất nghiêm trọng của các sự việc mà người đó viện dẫn để quy kết cho người kia làm căn cứ cho yêu cau ly hôn Lỗi này cũng có thé do bên kia nêu ra

trong yêu cầu phản to Nếu cả hai yêu cau cùng được thụ lý thì Toà án sẽ xử cho ly hôn do lỗi của cả hai bên” Như vậy, vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn nếu bên còn lại có lỗi và hoặc cả hai vợ chồng đều có lỗi Thậm chí, nếu vợ hoặc chồng là chính là người có lỗi làm cho cuộc sống chung không thé tiếp tục thì vẫn có quyền gửi đơn lên Toà án xin ly hôn và Toà án phải thụ lý giải quyết đơn yêu cầu của họ.

Có lẽ, các căn cứ ly hôn theo quy định của Pháp cũng được xây dựng

trên lý thuyết về chấm dứt hợp đồng, mặc dù không áp đặt một cách cứng nhắc và toàn bộ lý thuyết này Hơn nữa, pháp luật của Pháp cũng có nhiều diém tiến bộ khi lồng ghép yêu tổ tan vỡ của hôn nhân vào trong các căn cứ ly

1.5.2.Pháp luật của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch

sử, xã hội với Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung

Quốc về căn cứ ly hôn có giá trị tham khảo lớn đối với Việt Nam Hiện nay, pháp luật Trung Quốc không có quy định chung về căn cứ ly hôn mà quy định

các căn cứ ly hôn áp dụng cho hai trường hợp: thuận tình ly hôn và đơnphương ly hôn.

Thứ nhất, về thuận tình ly hôn, pháp luật của Trung Quốc quy định nếu hai vợ chồng tự nguyện ly hôn thì cho phép ly hôn nhưng phải giải quyết thoả

26

Trang 33

đáng vấn đề về con cái và tài sản Ngoài ra, không giống như pháp luật của Pháp, cơ quan có thâm quyền giải quyết thuận tình ly hôn là cơ quan đăng ký kết hôn, không phải là Toà án Vợ chồng được cấp giấy chứng nhận kết hôn nếu cơ quan đăng ký kết hôn đã xác minh được vợ chồng tự nguyện ly hôn và xử lý thoả đáng được về con cái và tài sản [42, Điều 31] Có thé thấy, nếu ca hai vợ chồng xin ly hôn thì yêu cầu ly hôn được chấp nhận nếu có cơ sở xác định rằng vợ chồng hoàn toàn minh man, sáng suốt và không bị bat kỳ áp lực nào buộc phải ly hôn Trong trường hợp này, không cần xem xét đến yếu tố lỗi của vợ chồng Tương tự như pháp luật của Pháp, vợ chồng thuận tình ly hôn theo quy định của Trung Quốc, ngoài việc vợ chồng đã thoả thuận chấm

dứt quan hệ hôn nhân một cách hoàn toàn tự nguyện thì buộc phải thoả thuận

được với nhau về những hệ quả của ly hôn đối với tài sản và con cái, dựa trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của con.

Thứ hai, ly hôn dựa trên yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng được cho phép nếu có các căn cứ như sau: (i) vợ, chồng ngoại tình hoặc đang chung

sống với người khác; (1) vợ, chồng có hành vi bạo lực hoặc ngược đãi, ruéng

bo bên còn lại; (iii) cờ bạc, nghiện hút khuyên bao nhiều lần không sửa đôi;

(iii) ly thân tròn hai năm vi tình cảm không hoa hợp; (iv) những trường hop

khác dẫn đến đồ vỡ tình cảm vợ chồng: (v) vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất

tích Tuy nhiên, Toà án là cơ quan giải quyết ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng Theo đó, Toà án phải tiến hành hoà giải và nếu xét thấy tình cảm thực sự đã rạn nứt, hoà giải vô hiệu thì cho phép ly hôn khi xuất hiện các căn cứ nói trên Nếu vợ hoặc chồng của quân nhân đang tại ngũ yêu cầu ly hôn thì ly hôn chỉ được cho phép nếu được sự đồng ý của quân nhân, trừ trường hợp phía quân nhân phạm lỗi nghiêm trọng Pháp luật của Trung Quốc cũng quy định người chồng không được phép xin ly hôn nếu xảy ra một trong các

trường hợp như: người vợ đang mang thai hoặc trong thời gian một (01) năm

sau khi sinh con hoặc trong thời gian sáu (06) tháng sau khi xảy thai [42, Điều

32, 33].

27

Trang 34

Như vậy, tư tưởng chủ đạo của pháp luật Trung Quốc về căn cứ ly hôn được xây dựng trên cơ sở xem xét bản chất của quan hệ hôn nhân Việc ly hôn được cho phép nếu có cơ sở xác định vợ chồng không thé sống chung với nhau được nữa, tình cảm của vợ chồng không thé được khôi phục trong tương

1.5.3.Pháp luật cua Thái Lan

Theo pháp luật Thái Lan, ly hôn được phân biệt thành hai trường hợp:

ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng (thuận tình ly hôn) và ly hôn theo

yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng Theo đó, các căn cứ ly hôn được xây

dựng tương ứng với các trường hợp nói trên.

Đối với ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng thì vợ chồng phải làm thành văn bản và có ít nhất chữ ký của hai người làm chứng Việc thuận tình ly hôn phải được đăng ký tại cơ quan có tham quyên Sau khi đăng ký thuận tình ly hôn thì tài sản của vợ chồng sẽ được thanh lý [24, tr.60] Có lẽ, pháp luật Thái Lan coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự nên vợ chồng có quyền tự thoả thuận về việc ly hôn và chỉ cần đăng ký với co quan có thâm quyên thi quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt Cơ quan đăng ký ly hôn không xem xét các yếu tố lỗi cũng như tinh trạng quan hệ hôn nhân mà hoàn toàn dựa trên ý chí của vợ chồng đề chấp nhận cho ly hôn Đây là điểm khác biệt so với pháp luật

của Pháp.

Pháp luật của Thái Lan ghi nhận sự bình đăng, không phân biệt đối xử giữa vợ, chồng về quyền yêu cầu ly hôn Theo đó, vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu xin ly hôn nếu bên còn lại không đồng ý Nội dung căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng được xây dựng chủ yéu dựa trên co sở lỗi của vợ, chồng và được quy định tại Điều 1516 Bộ luật Dân sự và Thương mại của Thái Lan Chăng hạn, nếu người chồng đã nuôi dưỡng hoặc thờ phụng

một người đàn bà khác như vợ mình hoặc người vợ ngoại tình thì sẽ là căn cứ

để Toà án cho ly hôn Thậm chí, vợ hoặc chồng phạm lỗi có hành vi đạo đức xấu, bất kế là hành vi đó có bị tội hình sự hay không dẫn đến bên chồng, vợ

28

Trang 35

còn lại rơi vào một trong các tinh trang: (i) bị làm nhục nghiêm trong; (ii) bi

lăng mạ hoặc bị thù han nếu tiếp tục chung sống với người chồng, vợ đã có hành vi đạo đức xấu; (iii) phải chịu đựng thiết thòi hoặc bị quay ray dau đớn

khi xét đến điều kiện, tình trạng và việc chung sống Mặt khác, nếu vợ hoặc

chồng gây thiệt hại hoặc hành hạ nghiêm trọng thé xác hoặc tinh thần của bên chồng hoặc vợ còn lại, lăng mạ thậm tệ người kia hoặc con cái của người đó.

Ngoài ra, căn cứ ly hôn trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cầu còn bao gồm: vợ hoặc chồng đã rời bỏ người kia hơn một (01) năm Thậm chí, việc rời bỏ đó là do vợ hoặc chồng đã bị Toà án kết án có phán quyết cuối

cùng và bị tù hơn một năm vì phạm tội nhưng không có bất kỳ sự tham gia,

đồng tình hay biết của người kia và việc tiếp tục hôn nhân gây cho người kia phải chịu đựng thiệt hại hoặc quấy nhiễu quá đáng Hoặc vợ chồng đã tình nguyện sống ly thân trong hơn ba (03) năm vì không thể chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn ba (03) năm theo quyết định của Toà án Hoặc nếu vợ, chồng bị tuyên bố mắt tích hoặc đã rời bỏ nơi cư trú của mình hơn ba (03) năm và không biết chắc chắn người đó còn sống hay đã chết Hoặc vợ, chồng không có sự chăm sóc thích đáng và giúp đỡ người kia; có những hành động bat lợi cho quan hệ vợ chồng đến mức độ mà người kia bị quấy nhiễu quá đáng khi tính đến điều kiện, tình trạng và sự chung sông Hoặc vợ, chồng là người mat trí liên tục trong hơn ba (03) năm và việc mat trí này khó có thê chữa tri khỏi làm cho việc tiếp tục hôn nhân là không thể Hoặc vợ, chồng đã phá vỡ cam kết của mình về giữ gìn đạo đức tỐt; VỢ, chồng bị mắc bệnh truyền nhiễm và hiểm nghèo không thể chữa khỏi và có thé gây thiệt hại cho người kia; vợ, chồng có khiếm khuyét về thé chat do đó không thé chung sống thường xuyên như vợ chồng.

Như vậy, theo pháp luật của Thái Lan, căn cứ lỗi để ly hôn không chỉ dựa trên việc người vợ hoặc chồng đã có lỗi trực tiếp đối với bên còn lại mà trong trường hợp người vợ, chồng phạm tội với người khác nhưng hậu quả

29

Trang 36

làm ảnh hưởng đên bên chong, vợ còn lại thì cũng được coi là căn cứ đê Toa

án chấp nhận ly hôn.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan, hệ thống những vấn đề lý luận nền tảng của căn cứ ly hôn Trong đó, đưa ra khái niệm về căn cứ ly hôn là những điều kiện pháp luật quy định mà chỉ khi đáp ứng được các điều kiện đó thì yêu cầu Từ đó, đưa ra các lý thuyết về căn cứ ly hôn bao gồm lý thuyết về ly

hôn dựa trên lỗi và ly hôn không dựa trên lỗi; phân tích ý nghĩa của việc quy

định căn cứ ly hôn và pháp luật về căn cứ ly hôn ở Việt Nam qua các thời kỳ Ngoài ra, Chương 1 cũng chỉ ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

quy định về căn cứ ly hôn.

Có thé thay, các van dé lý luận này là cơ sở quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về

căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phó Hải Phòng tại Chương 2 Qua đó, giúp đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.

30

Trang 37

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE CĂN CỨ LY

HON VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG TẠI TOA ÁN NHÂN DAN THÀNH PHO HAI PHONG

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ ly hôn

Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý dé Tòa án áp dụng giải quyết ly hôn.

Nghiên cứu Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000, 2014 chúng tôi

thay đều quy định quyên ly hôn và căn cứ ly hôn Tuy nhiên, khác với quy

định của các Luật Hôn nhân và gia đình trước, Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2014 không quy định căn cứ ly hôn áp dụng chung cho tất cả các trường

hợp ly hôn mà quy định những căn cứ ly hôn riêng cho từng trường hợp chủ

thé yêu cầu ly hôn Nội dung của Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 quy định các căn cứ ly hôn riêng biệt trong 4 trường hợp Bao

gồm một căn cứ ly hôn thuận tình ly hôn và ba căn cứ ly hôn đối với trường hợp một bên yêu cầu ly hôn.

2.1.1 Quy định hiện hành về căn cứ thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thê hiện bằng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng Hoặc trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, trong quá trình

giải quyết, hòa giải vợ chồng thỏa thuận được việc ly hôn, nuôi con, chia tài sản

theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình cũng được xác định là trường

hợp thuận tinh ly hôn Trong thuận tình ly hôn có thé vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, không yêu cầu giải quyết vẫn đề con chung, tài sản chung hoặc có yêu cầu giải quyết nhưng các bên thỏa thuận được việc giải quyết con chung, tài sản chung phủ hợp với quy định của Luật Hôn nhân va gia đình Căn cứ thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Theo đó, “7zong trưởng hợp vợ chong cùng yêu câu ly hôn,

31

Trang 38

nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài

sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm

quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi

chính dang của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hon".

Theo nội dung quy định của Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu trên cho thấy, ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn phải đảm bảo hai điều kiện cần và đủ: (i) Vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn; (ii)

Vợ chồng thỏa thuận được hậu quả của việc ly hôn Thứ nhất, vợ chong thật sự tự nguyện ly hôn

Sự tự nguyện ly hôn của cả hai vợ chồng là một trong hai căn cứ có tính chất quyết định trong thuận tình ly hôn Sự tự nguyện của vợ, chồng được xem xét ở hai góc độ Một là, sự tự nguyện này được biểu đạt băng hình thức hai vợ chồng cùng có yêu cau ly hôn Điều nay được thể hiện băng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thể hiện ý chí của cả hai vợ chồng đối với việc ly hôn Đây là điểm khác biệt, để phân biệt với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên Hai la, “that sự tw nguyện ly hon” của vo chồng phải đúng và thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của vợ chồng đối với việc ly hôn Điều này đòi hỏi phải có sự tự do ý chí của cả vợ chồng trong việc ly hôn, không bên nào bị cưỡng ép, lừa dối ly hôn Cưỡng ép ly hôn đã được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đó là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác dé buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ là hoàn trái với sự tự nguyện Vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện ly hôn nếu mỗi bên vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bất kì bên nào khác buộc họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình Các hành vi ảnh hưởng đến chế độ hôn nhân bị cắm trong đó có hành “cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn”

cũng được quy định cụ thể tại Khoản e Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 Người có hành vi cưỡng ép ly hôn còn bị xử phạt hành chính cảnh cáo

32

Trang 39

hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định Hành vi này còn là hành vi phạm tội bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng ép ly hôn.

Điều kiện “that sự tu nguyện ly hôn ” trong thuận tình ly hôn được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nhằm loại bỏ các trường hợp ly hôn giả tạo đã xảy ra trong thực tế nhằm đạt được các lợi ích vật chất hoặc các mục đích bất hợp pháp khác như xuất ngoại, sinh con thứ ba, hoãn thi hành án phạt tù, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản Những trường hợp ly hôn này, vợ chồng yêu cau thuận tình ly hôn nhưng việc thuận tình ly hôn hoàn toàn không đúng với ý chí đích thực của họ Thực tế đương sự không mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng và quan hệ vợ chồng không có sự mâu

Thứ hai, vợ chỗng phải thỏa thuận được các hậu quả của việc ly hôn

Trong thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của vợ

chồng, đòi hỏi vợ chồng còn phải có sự thoả thuận được được về các hậu quả

của việc ly hôn Điều này có nghĩa là vợ chồng phải thỏa thuận được về việc

chia tải sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở

đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con Điểm cần lưu ý là căn cứ này chỉ áp dụng khi vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản và

nuôi con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng

lao động Trường hợp vợ chồng không yêu cầu chia tài sản và họ không có

con chung chưa thành niên, con đã thành niên nhưng có khả năng lao động

hoặc họ có yêu cầu chia tài sản nhưng họ không có con chung chưa thành

niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì khi thuận tình

ly hôn không phải xác định căn cứ này Khi xem xét sự thỏa thuận của vợ

chồng về việc chia tài sản, nuôi con chúng ta cần xác định đầy đủ các yếu tố

33

Trang 40

Một là, vợ chồng phải đạt được sự thỏa thuận về việc chia toàn bộ tàisản: bao gôm thỏa thuận được việc chia tài sản chung, tài sản riêng và các

quyên, nghĩa vụ vé tai sản (nêu có) của vợ chong Đông thời thỏa thuận chia

tài sản của vợ chông phải đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ và con.

Hai là, thỏa thuận của vợ chong đối việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của con Cần lưu ý, đảm bảo lợi ích chính đáng của con được điều luật đề cập ở đây là con chưa

thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Lợi ích

chính đáng ở đây được hiểu là bảo đảm quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con tốt nhất Từ đó, vợ chồng khi thỏa thuận về việc nuôi con, chia tài sản can xem xét day đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con của mỗi bên Do đó, néu vợ chồng không thoả thuận được việc chia tài sản, không

thỏa thuận việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc thoả

thuận được nhưng không bao đảm quyên và lợi ích chính đáng của vợ và con thì không đủ căn cứ dé thuận tình ly hôn.

Như vậy, từ các phân tích trên, chúng ta khăng định chỉ khi có đủ căn CỨ: VỢ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản,

việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm

quyên lợi chính đáng của vợ và con thi Tòa án mới được công nhận thuận tình

ly hôn.

Ngoài căn cứ nêu trên, cần lưu ý quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015: “Trong vụ an đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với

nhau về việc giải quyết vụ án có liên quan đến con chưa thành niên thì Tòa án phải thu thập tài liệu, chứng cứ dé xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của con” Quy định này thể hiện tính chất đặc thù của giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng

của vợ, chông, con.

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN