1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng

108 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đăng Ký Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam Và Thực Tiễn Thực Hiện Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Trần Lê Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Hoàng Anh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 26,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DANG KÝ KINH DOANH (16)
    • 1.1.1. Khai quát về đăng ky kinh doanh ..........................-----¿+z+2++++2E++tecrxevrrxxerrrxecee 8 1.1.2. Khái quát chung pháp luật về đăng ký kinh doanh ............................-------s 11 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về đăng ky kinh doanh (0)
    • 1.2.1. Quyền tự do kinh doanh và sự giới hạn quyền tự do kinh doanh (21)
    • 1.2.2. Môi trường kinh doanh...........................-- -- + 55+ ****E+EeEet+ereEeEerekrsrekerrersrrrrrerke 16 1.3. Các điều kiện đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam (24)
    • 1.3.5. Dieu kiện về trụ sở chính........................--:- sc+t+xE+EE+EEESEESEEESEEEEEEEEESEEEEErrErsrxrrrrrrrrrex 43 1.3.6. Điều kiện về con dấu doanh nghiỆp.......................---2-e£2+e+2E+e+Ev+e+crvserree 45 1.4. Thu tục đăng ký kinh doanhh........................- -- 5 5S S se St seeeersersrerererree 49 1.4.1. - Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh...........................---- 5+5 ++s£+x+exexeexereeeeeereressee 49 1.4.2. Hình thức đăng ký kinh doanhh......................-- - 5c 5< + + EeEsEeEekekeerererrkekrkerke 52 .4z0089/.09:1019) c0 (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN THỰC THỊ PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ KINH 2.1 (66)
    • 2.1.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành (70)
    • 2.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế (81)
      • 2.2.1. Nguyên nhân từ các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh (81)
      • 2.2.2. Nguyên nhân từ công tác thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh (83)
    • 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng................................. 2-22 ©CS+tEEEEEEE1122711271111771112711227112 211.1 78 1. Yêu cầu sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh (86)
      • 3.1.2. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (86)
      • 3.1.3. Đáp ứng sự phát triển khoa hoc công nghệ (chuyền đôi só) (0)
      • 3.1.4. Yéucau hoàn thiện bộ máy quan lý về đăng ký kinh đoanh (0)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh thành phố Hải Phòng...............................---2-52 5552 82 1. _ Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh (90)
    • 3.22. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh (95)
      • 3.3.2. Về hoạt động thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh tại thành phố (99)

Nội dung

Theo đó, các chủ thé kinh doanh đềuphải làm thủ tục cấp GCNĐKDN tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc thànhphố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện kinh doanh.Đăng ký kinh doanh l

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DANG KÝ KINH DOANH

Quyền tự do kinh doanh và sự giới hạn quyền tự do kinh doanh

hóa tập trung, kinh doanh và tự do kinh doanh không được thừa nhận trong lý luận và thực tiễn pháp luật.

Tự do kinh doanh có thé được hiểu “1à khả năng mà tổ chức, cá nhân có thé làm những gì mà họ muốn, có thể lựa chọn, có thể tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm mục dich sinh lời” [29, tr.68] Con hiéu theo nghia hẹp, thì tự do kinh doanh là “quyển của cá nhân trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp không bị sự can thiệp, cản trở, những nhiễu của nhà nước” [34, tr.59].

Nội dung quyền tự do kinh doanh bao gồm hệ thống các quyền gắn với các chủ thể kinh doanh, mà chủ yếu và trước hết thể hiện thông qua các quyền như: “i) Quyên được đảm bảo sở hữu đối với tài sản; ii) Quyển tự do thành lập doanh nghiệp (rong đó bao hàm quyên tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, lựa chọn mô hình doanh nghiệp); iii) Quyền tự do hợp đồng; iv) Quyén tự do cạnh tranh theo pháp luật; v) Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp” [25, tr 23].

Từ khi thực hiện quyết định đổi mới của Đảng ta năm 1986, Hiến pháp năm

1992 lần đầu tiên đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân tại Điều 57, theo đó “Công dân có quyên tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” [35, Điều 57]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thé chi được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do

13 trong phạm vi đóng) Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp 2013 khang định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm Quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013 đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn với nguyên tắc: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [41, Điều 33] Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gi luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định băng luật.

Cụ thể hoá quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013, Luật

Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2014 khăng định “doanh nghiệp có quyên tự do kinh doanh trong những ngành, nghệ mà luật không cấm” và “Nhà dau tư được quyên thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cam”.

Tiếp thu tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục khăng định Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cắm Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định “Tao điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, day nghề và học nghề dé có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động” [48, Điều 4 Khoản 3].

Quyền tự do kinh doanh gồm một hệ thống các quyền gắn liền với chủ thể kinh doanh, trong đó Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh Các hoạt động kinh doanh chỉ có thé được tiến hành khi các chủ thể kinh doanh xác lập tư cách pháp lý Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua quyền tự do lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành (Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành, nghề đó, thể hiện thông qua Giấy phép kinh doanh) và tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi chủ thé Bên canh đó, chủ thể kinh doanh có thể được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh, tự do quyết định mức vốn đầu tư (chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiêu đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật); có quyền quyết định quy mô kinh doanh thông qua số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư; được quyền lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế dé thực hiện đầu tư kinh doanh.

Các quy định pháp luật về quyền tự do thành lập doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh, với nhiều loại ngành nghề kinh doanh, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư lựa chọn; các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa.

Như vậy, có thé hiểu quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được trên thực tế quyền được tự do kinh doanh của mình Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh chính là một chế định pháp luật Như vậy, theo quan niệm này, quyền tự do kinh doanh không chỉ bao gồm những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân được hưởng mà bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện các quyền đó Dé giúp các chủ thé thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Tuy vậy, “quyén tự do kinh doanh luôn bị giới hạn bởi quyên tự do của người khác và vì vậy pháp luật (Nhà nước) phải can thiệp” [30, tr.6-10] Nhưng không phải Nhà nước can thiệp như thế nào cũng được mà phải dựa trên những

15 nguyên tắc cơ bản về sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Đó là, Nhà nước cần phải can thiệp vào quyền tự do kinh doanh khi can: “(i) Bảo vệ trật tự công; (ii) Bảo vệ môi trường cạnh tranh; (iii) Bảo vệ người tiêu dung; (iv) Bảo vệ môi trưởng, ”’ [30, tr.6-10] Vì thế, quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là chủ thể kinh doanh được quyền làm tất cả những gì họ muốn để duy trì hoạt động kinh doanh, ma ở đây, chủ thé kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, thông qua thủ tục “đăng ký kinh doanh” tại cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền ĐKKD hoàn toàn không phải sự hạn chế quyền tự do kinh doanh mà là một thủ tục cần thiết đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thé kinh doanh, xác định tư cách pháp lý khi gia nhập thị trường, đồng thời cũng là biện pháp giúp Nhà nước tô chức và quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ và khoa học.

Mặc dù nhà nước đề cao quyền tự do kinh doanh, nhưng không phải chủ thể nao cũng có quyền thành lập doanh nghiệp và ĐKKD “Giấy phép và điều kiện kinh doanh được hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của người dân nhằm bảo đảm những giá trị và lợi ích công cộng nhất định. Hành vi can thiệp này có thể biểu hiện ở nhiêu dạng thức khác nhau như: thông qua một văn bản pháp quy, hành vi cấp phép, hành vi giám sát, giải thích” [33, tr.35].

Mặt khác, những trường hợp không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống tham những năm 2018 Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp pháp luật cấm thì đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam Nhà nước luôn phải có nghĩa vụ bảo hộ, giải quyết nhanh chóng khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập hoạt động kinh doanh, tránh biến thủ tục ĐKKD thành cơ chế “xin cho” với yêu cầu, thủ tục rườm rà.

Môi trường kinh doanh + 55+ ****E+EeEet+ereEeEerekrsrekerrersrrrrrerke 16 1.3 Các điều kiện đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân tố từ bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh

16 nghiệp ton tại và phát triển Sự tổn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù quy mô như thế nào cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động Do đó môi trường kinh doanh có vai trò quan trọng tác động đến kết quả của doanh nghiệp, phạm vi hoạt động và mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Voi sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại, từ đó đòi hỏi nhà quản tri phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ [27, tr.12].

Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ky doanh nghiệp, Nhà nước lập nên một khung pháp lý để các doanh nghiệp cùng tham gia, hoạt động theo quy định chung không xâm hại lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn, hướng đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình dang.

Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô đã ban hành những chủ trương, chính sách về hoạt động kinh doanh được thuận lợi, ồn định, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thủ tục ĐKKD nhằm tạo nên những cơ hội, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc ĐKKD để làm các hoạt động phi pháp, buôn gian, bán lậu

Hơn nữa, nhà nước cần phải tạo ra môi trường kinh doanh hợp lý cho chủ thé kinh doanh thực hiện một cách tự giác như: đảm bảo an toàn về vốn, cạnh tranh, điều kiện, trình tự, thủ tục khởi sự doanh nghiệp, gia nhập thị trường, lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, đầu tư, giải quyết tranh chấp

Bên cạnh đó, cải cách hành chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh cởi mở, thân thiện Hiện nay, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, cung ứng tốt nhất các dịch vụ hành chính công, phát huy vai trò và huy động sự vào cuộc của nhân dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, cởi mở, tâm lý phần chấn, lòng tin mạnh mẽ cho người dân và doanh nghiệp trong tiến trình tham gia khởi nghiệp, thu hút

17 đầu tư, phát triển doanh nghiệp; đồng thời, xác định CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải được triển khai khân trương, đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, thực chất.

1.3 Các điều kiện đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam 1.3.1 Điều kiện về chủ thể đăng ký kinh doanh

Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Con người cố gang tạo ra những sản phâm phù hợp với nhu cầu nhân loại đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra Do vậy, ý tưởng tham gia sản xuất, trao đối, phân phối, lưu thông hang hóa đã thúc day con người có ý thức làm giàu và hoạt động chuyên nghiệp hon, ho được gọi là những “chủ thé hoạt động kinh doanh”.

Với mục đích đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đồng thời huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh, pháp luật kinh doanh Việt Nam hiện nay quy định một phạm vi rất rộng cho các chủ thé kinh doanh có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp, cụ thể Luật doanh nghiệp năm 2020: “76 chức, cá nhân có quyên thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều nay” [50, Điều 17, Khoản 1]; Luật Đầu tư

2020 cũng quy định: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gom nhà dau tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh té

52 vấn đầu tư nước ngoài” [49, Điều 18, Khoản 3].

Có thé thấy chủ thé hoạt động kinh doanh khi có nhu cau khởi sự hoạt động kinh doanh hướng đến việc tìm kiếm lợi nhuận là mục đích chính Vì vậy, để đảm báo quyền và lợi ích cho chính các chủ thể kinh doanh, công tác quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích cộng đồng, người tiêu dùng, môi trường kinh doanh thuận lợi đòi hỏi mỗi một chủ thé kinh doanh phải thỏa mãn những điều kiện nhất định thì mới được tham gia hoạt động kinh doanh,

1.3.1.1 Đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức Một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện sau: Đầu tiên, tổ chức phải được thành lập hợp pháp theo trình tự, thủ tục luật định.

Thứ hai, tổ chức phải có tài sản riêng để thực hiện các hoạt động kinh doanh độc lập, đây là cơ sở vật chất không thể thiếu được dé các tổ chức thực hiện được quyền và nghĩa vụ tài sản đối với bên cùng quan hệ và là dấu hiệu cơ bản của pháp nhân. Cuối cùng, tổ chức đó phải có thắm quyền kinh doanh, nghĩa là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh mà pháp luật ghi nhận tương ứng với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của chủ thể [51, tr.70].

Ngoài đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh thương mại là cá nhân hay còn được gọi là “thể nhân” thì còn có chủ thể kinh doanh là pháp nhân là doanh nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện dé thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành như tài sản, tên gọi, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, về một thực thé mang tính hội đoàn, thường dùng trong hoạt động kinh doanh thương mại cùng biểu lộ ý chí chung, trở thành chủ thé của các quyền và được pháp luật công nhận, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình.

Dieu kiện về trụ sở chính :- sc+t+xE+EE+EEESEESEEESEEEEEEEEESEEEEErrErsrxrrrrrrrrrex 43 1.3.6 Điều kiện về con dấu doanh nghiỆp . -2-e£2+e+2E+e+Ev+e+crvserree 45 1.4 Thu tục đăng ký kinh doanhh - 5 5S S se St seeeersersrerererree 49 1.4.1 - Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh 5+5 ++s£+x+exexeexereeeeeereressee 49 1.4.2 Hình thức đăng ký kinh doanhh - 5c 5< + + EeEsEeEekekeerererrkekrkerke 52 4z0089/.09:1019) c0

THUC TIEN THUC THI PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ KINH DOANH

TREN DIA BAN THÀNH PHO HAI PHÒNG

2.1 Thực tiễn áp dung đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố

2.1.1 Giới thiệu cơ quan thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh tại thành phố Hải Phòng

Cơ quan ĐKKD là cơ quan nhà nước được phân công chức năng, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý hoạt động ĐKKD, có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì cơ quan ĐKKD có nhiệm

VỤ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 216, cụ thé:

1 Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tô chức và cá nhân có yêu cau theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp; d) Trực tiếp hoặc dé nghị cơ quan nha nước có thấm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp; e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này; g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan [50, Điều 216, Khoản 1].

THỰC TIỀN THỰC THỊ PHÁP LUẬT ĐĂNG KÝ KINH 2.1

Thực tiễn thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành

Hải Phòng là thành phố duyên hải năm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Dang, Cửa Cam,

Lach Tray, Văn Úc và sông Thái Bình Diện tích tự nhiên là 1.507,57km’, Tính đến tháng 12/2011, dan số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% va dan cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến

An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến

Thụy, Tiên Lãng, Vinh Bảo) và 2 huyện dao (Cat Hải, Bạch Long Vi) với 223 xã, phường và thị trấn.

Hải Phòng từ lâu đã nồi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, sở hữu hệ thống cảng biển quy mô, được chú trọng phát triển từ khoảng cuối thé ki XĨ- đầu thế kỷ XX Cảng Hải Phòng cùng với Cảng Sài Gòn là 2 hệ thống cảng biến lớn nhất cả nước, đồng thời nằm trên tuyến giao thông đường biên tap nap nhất thé giới, kết nối châu Á, châu Âu với Bắc Mỹ, Singapore với Hồng Kông và các cảng với Đông A Dong Bac A Hé thong cảng chính là một trong những lợi thế nổi bật nhất để phát triển kinh tế Hải Phòng Từ đó, Hải Phòng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang

- một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Chính vì vậy, trong chiến 1- ược phát triển kinh tế — xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bac (Hà Nội — Hai Phòng — Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa với rừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ Sinh quyền Thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nỗi tiếng, đặc biệt phong phú ve sé lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài

63 được xếp vào loài quý hiếm của thế giới Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thé sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cô và kiến trúc tân cô điền. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là âm thực và các lễ hội truyền thống Những yếu tố trên biến Hải Phòng là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn [57].

Trong 2 năm khó khăn vì đại dịch Covid-19, kinh tế Hải Phòng vẫn ghi nhận những kết quả ấn tượng Năm 2020, GRDP của hải Phong tăng trưởng 11,22, cao thứ 2 cả nước Năm 2021, Hải Phòng vươn lên dẫn đầu với mức tăng trưởng 12,38, cao gấp 5 lần mức bình quân chung cả nước, bỏ xa 4 thành phố trực thuộc trung ương khác với mức tăng trưởng âm từ 6,78 đến 2,79% Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP nhiệm kỳ Đảng bộ khóa 2020-2025 tối thiểu 14,5%/năm, chỉ tiêu GRDP/người năm

2025 là 11.800 USD, cao nhất trong số các tỉnh thành cả nước Bên cạnh đó, tổng sản pham trên địa bàn (GRDP) của Hải Phòng đạt 213.794,6 ty đồng, xếp thứ 5/63 tinh, thành trên cả nước GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 68,4 triệu đồng, tăng 8,4 triệu đồng so với năm 2020.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từng bước khang định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo các chuỗi cung ứng sản phâm an toàn từ sản xuất đến chế biến được quan tâm, cơ cau lại sản phẩm theo lợi thế và nhu cầu thị trường đã thúc day sản xuất của khu vực này Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 theo giá so sánh năm 2010 đạt 7.342 tỷ đồng, tăng 582 tỷ đồng so với năm 2015. Đạt được những thành tựu nêu trên là sự nỗ lực của chính quyền thành phố trong những năm vừa qua Hải Phòng đã sáng tạo phương thức “trải thảm đỏ”, “làm tổ đón đại bàng” dé có thé mời gọi được các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng, thế mạnh vào thành phố.

Chính quyền thành phố quyết tâm tạo môi trường đầu tư minh bạch, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó cho nhà đầu tư, quyết liệt trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là đây mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng công vụ của bộ máy hành chính Phấn đấu Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, cởi mở, thông thoáng Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chế của Thanh ủy, HĐND, UBND thành phố va sự vào cuộc của toàn xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Phòng đã có sự cải thiện rõ rệt Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hải Phòng đã có Bộ phận “một cửa”, tạo môi trường đầu tư minh bạch, loại bỏ nhiều thủ tục không cần thiết Nhờ đó Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố đã vươn lên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phó, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng hạng 3 bậc so với năm

2019 Năm 2021, chỉ số PCI của Hải Phòng đạt 70,61 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2020, vươn lên vi trí thứ hai của cả nước [58].

Ngày 25/5/2022, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 Với kết quả đạt 91.80% Thành phố Hải Phòng lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân về cải cách hành chính năm 2021 trong bảng xếp hạng gồm 63 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Su bứt phá ngoạn mục của Hải Phòng trong chỉ số PCI là thành quả đến từ rat nhiều nỗ lực của thành phó trong công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tập trung nguồn lực thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; duy trì tổ chức đối thoại định kỳ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mỗi tháng một lần, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn Hải Phòng như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Ban Quản lý Khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách cụ thể như: Cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không dé

65 doanh nghiệp phải đi lại bé sung hồ sơ quá một lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn một nửa so với quy định của Trung ương Việc ký cam kết công khai, sau đó đề nghị doanh nghiệp và báo chí theo dõi, giám sát việc thực hiện các cam kết là một bước đi thay đôi rất tích cực của Hải Phòng. Để có được vị trí đứng đầu cả nước về cải cách hành chính năm 2021, các cấp lãnh đạo Hải Phòng, đã luôn xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính tri, ưu tiên tập trung chỉ đạo; kiên trì và thực hiện thường xuyên.

Nhờ “trải được thảm đỏ”, “lam được nhiều tổ lớn”, Hải Phòng đã đón nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài, điển hình như: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Tập đoàn LG với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD; Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast của Tập đoàn Vingroup với tông vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD; hai bến khởi động cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và các đối tác đầu tư; hệ thông cáp treo vượt biên Cát Hải-Cát Bà do Tập đoàn SunGroup đầu tư

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020: “7ổ chức, cá nhân có quyên thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Theo quy định của điều luật này thì chủ thé thực hiện hành vi kinh doanh được hiểu gồm 3 nhóm chủ thể: Nhóm 1: gồm những người có cả 3 quyền: thành lập, góp vốn, và quản lý doanh nghiệp; Nhớm 2: có 2 quyền: góp vốn và quản lý; Nhớm 3: chỉ có quyền góp vốn (không có quản lý) Việc phân chia chủ thé thành 3 nhóm vẫn được giữ nguyên từ Luật Doanh nghiệp 20 14.

Ké từ khi Hiến pháp Việt Nam ra đời đều đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh và Hiến pháp 2013 có sự kế thừa và quy định “Moi người có quyển tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cam” [41, Điều 33] Như vậy, quyền tự do kinh doanh là quyền thành lập doanh nghiệp của người dân, pháp luật đăng ký kinh doanh nên đảm bảo và cụ thé hóa

Hiến pháp để thực sự trở thành cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ quyền tự do kinh doanh Do đó, Nhà nước cần phải xem xét lại sự quy định của nhóm 3 là hoàn toàn không hợp lý khi chủ thể đã góp vốn vào thành lập doanh nghiệp thì chủ thể đương nhiên có quyền quản lý để đảm bảo quyền lợi của mình trong việc giám sát số vốn mà họ đã bỏ ra.

Hai là, bat cập liên quan đến quản lý đăng ký ngành nghề kinh doanh Theo quy định của LDN hiện hành trong nội dung Giấy chứng nhận DKDN không ghi ngành nghề kinh doanh Tuy vậy, khi đăng ký thành lập DN, chủ thé kinh doanh vẫn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp IV trong Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP Vat đề tồn tại là hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay van chưa bao quát hết tất cả các ngành kinh tế Có những ngành nghề đó không có trong mã ngành kinh tế và pháp luật chuyên ngành cũng không có quy định cụ thể.

Vì thế dẫn tới hiện tượng DN cũng như cơ quan Nhà nước không biết xác định ngành, nghề kinh doanh của DN thuộc mã nào Đây cũng chính là vướng mac khi thi hành Luật Doanh nghiệp và chưa phù hợp với nguyên tắc nhà đầu tư được quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành mà pháp luật không cấm Việc áp hệ thống mã ngành nghề nhiều khi không tương thích và không phù hợp với yêu cau phát triển của nền kinh tế, đồng thời gây tốn kém thời gian, chi phi cho nhà đầu tư; tăng rao cản gia nhập thị trường [60].

Mặt khác, việc không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận ĐKDN dan tới khó khăn cho công tác hậu kiểm các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền Khi kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký hay không, thì thay vì kiểm tra trong giấy chứng nhận DKDN, cơ quan kiểm tra phải tra soát, đối chiếu, tong hợp nhiều nguồn từ quy định chung đến quy định của luật chuyên ngành.

Ba là, về điễu kiện đầu tư kinh doanh Các điều kiện đầu tư kinh doanh mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi thành lập

74 doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành còn chưa rõ ràng Một số điều kiện như “van bản xác nhận”, “các hình thức van bản khác”, “các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng dé thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” còn quá chung chung và mập mờ Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định hiện hành về các điều kiện cấp phép cho thấy thường có ba nhóm điều kiện: (i) điều kiện dé thực hiện hoạt động kinh doanh được quan lý bằng giấy phép, (ii) điều kiện về chủ thể kinh doanh (iii) điều kiện của dịch vụ, sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh Có thé thay, các quy định về điều kiện kinh doanh thiếu rõ ràng có thé dẫn đến nhiều hậu quả Trước hết, nó làm tăng đáng kê chỉ phí “gia nhập” vào thị trường kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có giấy phép, và cả các chỉ phí kinh doanh nói chung đối với doanh nghiệp.

Bốn là, quy định về trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định dé được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp phải có trụ sở chính trên lãnh thé Việt Nam, với địa chỉ rõ ràng ghi rõ các thông tin cụ thé theo địa chỉ đó Điều này thực sự gây khó khăn, trở ngại cho các nhà đầu tư, bởi lẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực địa chính của nhà nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, để có được bất động sản làm trụ sở chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải làm thủ tục xin UBND nơi có bất động sản xác nhận dé làm trụ sở chính của doanh nghiệp, sau đó có sự xác nhận này là điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy CNDKKD.

2.2.2 Nguyên nhân từ công tác thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh Thứ nhát, do tình hình phức tạp của thành phố Những năm gan đây, Hải Phòng ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tương đối lớn Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với chính quyền thành phố Với lượng doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn thành phố, vấn đề quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đảng ký doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và phức tạp Số lượng doanh nghiệp đông đảo này, không phải tất cả đều hoạt động hợp pháp và làm ăn chân chính.

75 Điều này có thé thấy rõ ở số lượng các công ty ma, công ty bỏ trốn, mat tích và nợ thuế ngày càng tăng làm đau đầu các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ hai, do hệ thống pháp luật đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện. Luận văn được triển khai khi pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp đang có sự chuyên mình mạnh mẽ với một loại các luật mới được thông qua và đi cùng với nó là các văn bản hướng dẫn thi hành Việc thực thi để những quy định pháp luật này đi vào thực tiễn sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong thời buổi giao thời trong đó có cả những vướng mắc về đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, công tác tổ chức và quản lý co quan nhà nước còn hạn chế: nguồn lực về tài chính cho hoạt động này chưa dam bảo cho sự phat triển của nó; số lượng nhân sự chưa đảm bảo; luân chuyên cán bộ thực thi pháp luật đăng ký kinh doanh liên tục, lúc thi thụ lý hồ sơ, khi thì ra bộ phận một cửa dé tiếp nhận và trả kết quả dẫn đến tính chuyên nghiệp và chuyên sâu các lĩnh vực pháp luật để hướng dẫn cho doanh nghiệp không cao.

Trải qua các giai đoạn hình thành va phát triển, quá trình điều chỉnh và thực thi pháp luật về ĐKKD của nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đã được một số thành tựu với sự hoàn bị tương đối của văn bản quy định và hiệu quả thực thi Bên cạnh đó, nó cũng bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm đặt ra các van đề thách thức khả năng quản lý, điều hành của chính quyền để làm sao khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm đó.

Công tác quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động ĐKKD đã ghi được dấu ấn với sự ra đời của những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh khá toàn điện và đầy đủ Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thay trong đó các van dé còn tổn tai, còn yếu kém.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2-22 ©CS+tEEEEEEE1122711271111771112711227112 211.1 78 1 Yêu cầu sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh

3.1.1 Yêu cau sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký kinh doanh Để thực hiện tốt công tác thực thi thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải được hoàn thiện cũng như ban hành kip thời Hệ thống khuôn khổ pháp luật về đăng ký kinh doanh nước ta không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh trong thực tế Việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về ĐKDN Vì thế, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về nghiệp vụ ĐKDN của cơ quan QLNN về ĐKDN là một yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến công tác thực thi pháp luật về DKDN.

Nếu các văn bản hướng dẫn này đáp ứng được tình hình thực tiễn sẽ giúp cho vấn đề thực thi pháp luật về ĐKKD trở nên có lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, giúp chủ thể đăng ký có lòng tin vào pháp luật và pháp chế Tuy nhiên, nếu việc ban hành các văn bản này lại mâu thuẫn hoặc cản trở việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải điều chỉnh ngay tránh những vi phạm pháp luật từ chính cơ quan thi hành pháp luật làm giảm lòng tin của nhân dân, gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật về ĐKKD.

3.1.2 Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đây quá trình hội nhập quốc tế Không nằm ngoài xu thé chung của thế giới, Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đang

78 bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện Chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ hơn những điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu những thành tựu của các nước, trong đó có thành tựu về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực ĐKKD Trong tiến trình hội nhập quốc tế thời gian qua, Việt Nam đã gặp nhiều yếu tố thuận lợi giúp cho việc thúc day nhanh quá trình hội nhập về phạm vi, quy mô và mức độ.

Trước bối cảnh kinh tế xã hội, chúng ta đã đề ra chiến lược phù hợp cho giai đoạn 2021-2030:

Xây dựng và thực hiện các giải pháp chính sách khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các cơ hội mới cho phát triển đất nước Tổ chức thực hiện hiệu quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế dé đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động nhăm hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh [56].

Trên cơ sở đó, các cơ quan QLNN ở trung ương xây dựng các các chính sách về ĐKDN một cách có trọng tâm, mỗi địa phương sẽ đưa ra những phương hướng, quy định riêng áp dụng trên địa bản quản lý của mình đảm bảo không được mâu thuẫn với chính sách đó.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế thời gian qua cũng đã gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định Đứng trước những thách thức của yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút tối đã đầu tư nước ngoài đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Môi trường kinh doanh ở nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng tuy đã được cải thiện đáng kế song vẫn còn những hạn chế nhất định như hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ; bộ máy hành chính còn nhiêu khê, tệ tham nhũng có phần tinh vi, phức tạp hơn Để khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới công tác thực thi pháp luật DKDN chính là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh ở Hải Phòng, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước.

Hải Phòng là thành phố trẻ năng động với vị trí, vai trò chiến lược và tiềm năng, lợi thế phát triển rất lớn, bên cạnh những tác động của bối cảnh chung có những có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến hoạt động thực thi pháp luật về DKDN, cụ thé:

Thứ nhất, quy mô của hoạt động ĐKKD ngày càng phát triển Những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế đáng ghi nhận của thành phố, kéo theo là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ Tính đến tháng 4 năm 2022, dân số Hải Phòng là hơn 2 triệu người, chưa ké số lượng lớn người không đăng ky hộ khẩu thường trú Năm 2021, quy mô GRDP của thành phố đạt 315,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,4% tỷ trọng GRDP cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế ồn định, duy trì mức hơn 10%/năm và là mức tăng trưởng dẫn đầu cả nước và dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng Với quy mô dân số quy mô kinh tế như vậy, van đề QLNN về ĐKKD trên địa bàn Hải Phòng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, những bién động lớn sắp tới trong điều chỉnh địa giới hành chính ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ĐKKD của thành phố Hải Phòng UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo thực hiện các bước chuyên đổi đơn vị hành chính huyện

An Dương thành đơn vị hành chính quận, đồng thời trong giai đoạn 2021-2025, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, phấn đấu đáp ứng tất cả các điều kiện để đưa huyện Thủy Nguyên lên Thành phố trước năm 2025, đây là mục tiêu trọng điểm có ảnh hưởng rất lớn tới thời cơ và vận hội phát triển bứt phá của kinh tế Hải Phòng.

Thứ ba, số lượng hộ kinh doanh hoạt động trên địa ban thành phố Hải Phòng rất lớn, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường những năm gần đây tăng mạnh nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh doanh còn nhiều bất cập, một số doanh nghiệp làm ăn theo thời vụ, chưa xác định tính bền vững, tạo thương hiệu lâu đài Vì vậy, cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ mạnh đạn đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tẾ cao.

Với quy mô dan số và quy mô kinh tế như vậy, van đề QLNN về ĐKKD trên

80 địa bàn Hải Phòng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về ĐKKD sẽ giúp cho Hải Phòng khai thác tốt lợi thế, khắc phục bất lợi, đáp ứng tốt đòi hòi của một trong những trung tâm kinh tế

- chính tri - văn hóa- khoa học kĩ thuật lớn của cả nước.

3.1.3 Đáp ứng sự phát triển khoa học công nghệ (chuyển đổi sd) Bên cạnh đó, trải qua một quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trên cả nước cũng như thành phố Hải Phòng đã ngày mở rộng quy mô và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức Qua quá trình đó, nhận thức pháp luật của các doanh nghiệp cũng được nâng cao hơn và đòi hỏi về việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ĐKKD của các doanh nghiệp cũng lớn hơn, yêu cầu cao hơn về môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, bình dang.

Bên cạnh xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã có nhiều đóng góp thiết thực, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội Cuộc cách mạng công nghệ thông tin diễn ra sôi động đang tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh thành phố Hải Phòng . -2-52 5552 82 1 _ Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh

ký kinh doanh thành phố Hải Phòng

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh 3.2.1.1 Hoàn thiện pháp luật về chủ thể kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, với việc điều chỉnh theo hướng mở rộng quyền và tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể kinh doanh gia nhập thị trường, đảm bảo quyền tự do kinh doanh Tuy nhiên, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và doanh nghiệp còn thấp, đã làm tình trạng doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh có dấu hiệu gia tăng, từ đó gây khó khăn cho co quan quản lý nhà nước ở giai đoạn hậu kiểm Dé bảo bảo quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng việc đăng ký

82 kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật, Nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thé khi có ý định khởi sự doanh nghiệp Do đó, dé chủ thé kinh doanh có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, ngay từ khi có ý tưởng thành lập doanh nghiệp đã phải có ý thức tuân thủ pháp luật kinh doanh về ngành nghề kinh doanh Khi đến khâu chuẩn bị hồ sơ phải chịu trách nhiệm, toàn bộ thông tin ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải gan trách nhiệm của mình trong đó Khi có thông tin cần phải thay đổi, bố sung trong hồ sơ ĐKKD doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời với cơ quan ĐKKD.

Bat cập nêu trên một phan xuất phát từ nội dung các quy định về chế tài xử phạt chưa thật tương xứng Pháp luật về đăng ký kinh doanh quy định về xử phạt vi phạm đăng ký kinh doanh bước đầu mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính. Mức xử lý như vậy vẫn chưa đủ sức “ran đe” với chủ thé cố tình vi phạm quy định pháp luật, vì vậy để thực sự đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của công dân, đồng thời thực hiện được công tác quản lý nhà nước trong việc ĐKKD đòi hỏi nhà nước cần phải có những chế tài siết mạnh tính chịu trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện hoạt động ĐKKD, nếu xét thấy hành vi vi phạm pháp luật về ĐKKD mà để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cho đối tác thì cần phải xử lý ở mức cao hơn như truy cứu trách nhiệm hình sự, cắm không cho kinh doanh viễn viễn Bởi lẽ, việc kinh doanh ngoài việc thỏa mãn nhu cau, ý chí của các chủ thể kinh doanh thi cũng cần phải yêu cầu các chủ thể thực thi tốt van dé đạo đức trong kinh doanh Mà một trong những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh đó là tính trung thực, tôn trọng con người Cho nên, một chủ thể kinh doanh khi thực hiện hành vi kinh doanh cố tình lừa dối, dung mọi thủ đoạn, không trung thực trong việc chấp hành pháp luật thì cần phải loại bỏ không thé để những chủ thé như thé gia nhập thị trường.

3.2.1.2 Hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp Tiếp nối tỉnh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 vẫn quy định nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề dự kiến hoạt động.

Theo đó, ngành nghề được thể hiện cụ thể trên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp trong hồ sơ đăng ký thành lập [50] Đồng thời, nếu doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Như vậy, toàn bộ quy trình về đăng ký ngành nghề mới, cũng như thay đôi ngành nghề kinh doanh không ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh mà được tập hợp lưu thông tin tại Cổng thông tin quốc gia vẫn giúp nhà nước trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký mã ngành kinh doanh, đòi hỏi nhà nước cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Việc quy định mã ngành cần phải được quy định rõ ràng, cụ thé, chỉ tiết, tạo điều kiện cho chủ thể kinh doanh dễ dang áp dung; đặc biệt các ngành kinh doanh cấp bốn phải được cụ thể hóa, bao quát hết các ngành kinh doanh hiện nay Hầu hết các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh không phải chỉ có đăng ký duy nhất một ngành nghề kinh doanh, mà đăng ký hầu như rất nhiều ngành nghề cùng một lúc.

Do vậy, việc quy định cấp nhiều mã ngành cùng một lúc cho doanh nghiệp thì phải đặt vấn đề có cơ chế theo dõi, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh hết tất cả các ngành nghề đó không, để tránh việc doanh nghiệp không kinh doanh mà cứ đăng ký Câu chữ trong mã ngành ngành cần phải cụ thể, rõ ràng, đơn nghĩa cấu trúc dé tạo điều kiện cho các chủ thé kinh doanh dễ áp dụng cũng như cho chính các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, tránh việc họ áp dụng sai, làm sai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác hỗ trợ chủ thể doanh nghiệp khi áp dụng mã ngành Thực tế hiện nay nhiều trường hợp nhà đầu tư dự định đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cam hoặc không hạn chế hay kinh doanh có điều kiện nhưng không có trong mã ngành kinh tế Nguyên nhân là do Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam vẫn chưa bao quát hết các ngành kinh tế Đây cũng chính là vướng mắc khi thi hành Luật Doanh nghiệp và chưa phù hợp với nguyên tắc nhà đầu tư được quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành mà pháp luật không cam Việc áp hệ thống mã ngành nghề nhiều khi không tương thích

84 và không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đồng thời gây tốn kém thời gian, chi phí cho nhà đầu tư; tăng rào can gia nhập thị trường Khi đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh để giúp chủ thể kinh doanh được khởi sự doanh nghiệp sớm Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh, cũng như đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, Nhà nước nên xem xét có nên áp dụng, duy trì việc ấp dụng mã ngành kinh doanh cho doanh nghiệp như hiện nay không? Ngành nghề đăng ký kinh doanh chỉ nên được hiểu là ngành nghề mà cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhưng không bị pháp luật cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ nên có trách nhiệm tổng hợp, ghi lại những ngành, nghề đăng ký kinh doanh được thiết kế theo nguyên tắc mở dé có thé thiết kế thêm những ngành nghề mới theo sáng tạo của nha đầu tư hoặc trong quá trình phát triển của nền kinh tế và theo nhu cầu của xã hội Do đó, cần sửa đổi các văn bản pháp luật theo hướng: Việc ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp chỉ là để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước và mang ý nghĩa thống kê, doanh nghiệp chỉ đăng ký ngành nghề dự kiến kinh doanh Việc phân ngành như thế nào thuộc về cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực ngành nghề bị cam kinh doanh nên quy định ở một nguồn văn bản pháp luật nhất định, tránh để tình trạng ban hành ở nhiều quy định khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, tiếp cận, vì nếu nhà đầu tư nước ngoài thì cũng chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Do đó, nhà nước nên quy định danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh ở ngay Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp Cụ thé đó là chỉnh sửa bổ sung Nghị định 01/2021/NĐ-CP về ĐKKD để đảm bảo tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.2.1.3 Hoàn thiện pháp luật về trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay, chủ trương của nhà nước ta đang tăng cường tính chủ động cho doanh nghiệp thông qua hình thức "hậu kiểm", vì vậy không cần thiết phải yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục xác nhận trụ sở chính ngay từ ban đầu mà nên dé việc xác nhận trụ sở kinh doanh tiến hành sau khi cấp GCNDKKD Cu thé khi

85 doanh nghiệp hoạt động phải nộp thuế, cơ quan thuế sẽ xác minh xem có đúng doanh nghiệp hoạt động tại nơi đó hay không Từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian của chủ thể đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi khi gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

3.2.1.4 Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã phần nào khắc phục được những hạn chế của các văn bản Luật Doanh nghiệp trước đó, cùng với đó là ứng dụng công nghệ thông tin khiến thủ tục đăng ký kinh doanh ngày càng công khai minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ hơn.

Thông qua việc đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp xác lập địa vị pháp lý cho doanh nghiệp của mình, đảm bảo được quyên, nghĩa vu Đồng thời đó cũng là công cụ giúp Nhà nước nắm bắt được một cách day đủ và có hệ thống các thông tin về số lượng doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về số vốn đầu tư, về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, biết được địa bàn nào, ngành nghề nào được đầu tư nhiều, địa bàn nào, ngành nghề nào được dau tư ít những thông tin nay là những căn cứ rất cần thiết giúp cho cơ quan nhà nước có thêm cơ sở thực tiễn để đề ra các chính sách quản lý kinh tế cho phù hợp Như vậy, hoạt động đăng ký kinh doanh thực chất là sự kiểm soát của Nhà nước đối với các chủ thé thông qua việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh Tuy nhiên sự kiểm soát như thế nào cho có hiệu quả, một mặt vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp mặt khác, vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động ĐKKD Pháp luật về ĐKKD cần hướng tới sự quản ly từ khâu “tiền kiểm” sang khâu “hậu kiểm” Dé công tác hậu kiểm phát huy đực tác dụng tích cực, pháp luật cần quy định rõ các tiêu chí như: Khi nào cần hậu kiêm? Hậu kiểm những nội dung gì? Hậu kiểm bằng phương thức nào? Mặt khác, bên cạnh ý nghĩa kiểm soát doanh nghiệp, nhà làm luật cần chú trọng đến ý nghĩa tích cực của công tác hậu kiểm là hoạt động trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn Đồng thời, cần bổ sung quy định để bảo vệ cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh khi thực hiện nguyên

86 tắc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, góp phần đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh trên thực tế [51, tr.87].

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh

3.2.2.1 Nâng cao năng lực cua cơ quan đăng kỷ kinh doanh

Cơ quan ĐKKD cần chủ động, kịp thời rà soát, cập nhật quy định của pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp, nhất là các văn bản Luật và các văn bản dưới Luật còn hiệu lực thi hành, điều chỉnh vấn đề ĐKKD thành lập doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, công tác đào tạo cán bộ cần chú trọng đến nội dung nâng cao chất lượng (bao gồm cả năng lực và phâm chất) đội ngũ cán bộ làm việc Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng còn thiếu so với khố lượng công việc cần giải quyết Cơ quan quản lý cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này Vì vậy trong thời gian tới cần có kế hoạch tuyên dụng nhân sự trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ về khối lượng công việc, khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ hiện tại Đồng thời phải đánh giá, nhìn nhận tổng quát để có cái nhìn toàn điện cũng như dự báo được những biến động khối lượng công việc trong tương lai, từ đó có phương án bố trí nhân sự phù hợp.

Xây dựng hệ thống cán bộ đăng ký kinh doanh chắc về nghiệp vụ, vững về chuyên môn đồng đều ở cả cấp tinh và cấp huyện; triển khai quán triệt cụ thé, day đủ và thống nhất các quy định về đăng ký kinh doanh cùng các văn bản hướng dẫn thi hành tới từng bộ phận nghiệp vụ Bên cạnh đó cần tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn pháp lý cho cán bộ làm công tác ĐKKD; đảo tạo cán bộ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng phần mềm tin học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn với trình độ pháp lý chuyên sâu, am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến ĐKKD để chỉ dẫn nhà đầu tư; trình độ tin học, khai thác thông tin mạng đáp ứng yêu cầu công việc và thích ứng phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 Đồng thời, đổi mới phương thức quản lý và thường xuyên kiểm tra sát hạch chất lượng cán bộ, công chức cơ sở.

87 Đây mạnh công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, nêu cao tình than chủ động thay đổi, chủ động học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình dựa trên một nền tảng năng lực, trình độ và phẩm chất săn có dé đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế Mặt khác xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc có biểu hiện cửa quyền, hach dịch, tham nhũng, có hành wi những nhiễu, tiêu cực, gây can trở, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư Đồng thời, cũng cần có một chính sách đãi ngộ hợp lý dé đảm bảo được cuộc sống cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác tránh nhũng nhiễu, cửa quyền làm giảm lòng tin của nhân dân.

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả ứng dung công nghệ thông tin về đăng ký kinh doanh

Cơ quan ĐKKD tại thành phố Hải Phòng cần tiếp tục day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đăng ký kinh doanh Rà soát đữ liệu trên cổng thông tin ĐKDN quốc gia để đảm bảo nguồn thông tin được cập nhật, chính xác và thống nhất phục vụ cho công tác ĐKKD; hoàn thiện quy trình ĐKKD trực tuyến để giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm các khâu trung gian không cần thiết làm chậm thời gian giải quyết thủ tục ĐKKD. Đồng thời phải cải cách kỹ thuật công nghệ trong đăng ký kinh doanh (đường truyền nhanh, sự cố mat mạng, sửa mạng) nhằm ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào quy trình nghiệp vụ chuân hoá, tỉnh giản hoá và đơn giản hoá quy trình ĐKKD Kip thời khắc phục những lỗ hồng, những sai sót trong vận hành phần mềm ứng dụng trong hoạt động ĐKKD để hạn chế những tác động tiêu cực do những lỗ hồng, những sai sót trong quá trình vận hành gây ra.

Bên cạnh đó cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi, quy trình thực hiện công việc kinh doanh qua mạng tại các cơ quan ĐKKD, phối kết hợp với các cơ quan khác đề trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm Một doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường, không thể không có sự kiêm soát của nhà nước Tuy nhiên sự kiêm soát như thê nào cho có hiệu quả, một

88 mặt vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp mặt khác, vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động ĐKKD Pháp luật về ĐKKD cần hướng tới sự quản lý từ khâu “tiền kiểm” sang khâu “hậu kiểm” Bởi lẽ, đây là hoạt động nâng cao sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đã đăng ký thành lập, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp; mỗi cơ quan sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.

Dé có thé nâng hiệu quả công tác hậu kiểm thi nhà quản lý cần phải đưa hoạt động này thành hoạt động thường xuyên và liên tục với số lượng doanh nghiệp được kiểm tra ngày càng tăng Đồng thời phải chú trọng đến ý nghĩa tích cực khác của công tác này bên cạnh ý nghĩa quản lý, giám sát doanh nghiệp của cơ quan

QLNN, phải coi đó là hoạt động trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời qua đó xử lý kịp thời hành vi vi phạm chứ không phải chỉ tập trung tìm kiếm vi phạm dé xử lý.

Lên kế hoạch cụ thể, toàn diện về các nội dung kiểm tra dé có thể đánh giá được toàn diện các vấn đề liên quan của doanh nghiệp Cần có sự thông tin, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong theo dõi, giám sát doanh nghiệp nhằm tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra Ngoài ta cần phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng sức răn đe cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Đồng thời chú trọng ban hành quy phạm pháp luật cho người dan tại địa phương có quyền tham gia giám sát doanh nghiệp từ khi thành lập cho tới khi kết thúc hoạt động kinh doanh.

3.2.2.4 Nâng cao ý thức và hiểu biết của chủ thể kinh doanh Chính quyền thành phố và cơ quan QLNN về ĐKKD cần tang cường và chủ động hon nữa nhiều cách thức tuyên truyền, phố biến pháp luật về doanh nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân; phối hợp với Dai truyền hình địa phương, Báo chí, Ban Tuyên giáo Thành ủy, các tô chức Hội, hiệp hội v.v xây

89 dựng các chương trình tuyên truyền Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, tiếp tục tích cực viết bài dé đăng trên Công thông tin ĐKDN quốc gia, Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, tăng cường tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

3.3 Một số kiến nghị cụ thể 3.3.1 Về hoạt động ban hành pháp luật về đăng ký kinh doanh Thứ nhát, cần nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp trong lĩnh vực ĐKKD Củng cố, nâng cao đội ngũ những người trực tiếp tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc các bộ, ban ngành, mà đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan trực tiếp tham gia soạn thảo nhiều dự án luật, pháp lệnh , thực hiện việc thâm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật Thiết lập cơ chế để thu hút nhiều chuyên gia pháp luật giỏi của các vụ, viện, trường đại học, những người không bị lợi ích nhóm chi phối, vào công tác xây dựng pháp luật Trong thành phan các ban soạn thảo cần bổ sung thêm số lượng các chuyên gia pháp lý có trình độ cao, như vậy thì mới khắc phục được hiện tượng về lỗi kỹ thuật trong nội dung các dự thảo và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mới được nâng cao Đồng thời, triển khai các biện pháp cụ thé để tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống ngành dọc về ĐKKD Hệ thống theo mô hình này nghĩa là Trung ương có cục quản lý ĐKKD, ở cấp tỉnh có chỉ cục ĐKKD và ở cấp huyện có Phòng ĐKKD Đây có thể coi là hệ thống dọc, xuyên suốt, thống nhất cả về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động lẫn tổ chức biên chế, nhân sự. Khi đó, Cục quản lý ĐKKD bên cạnh những quyền, nghĩa vụ cơ bản được quy định tại Quyết định số 1888/QD-BKHDT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý ĐKKD, thì có thê được bô sung thêm một sô chức năng mới đê đóng vai trò là cơ quan đâu não

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Thống kê số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số doanh nghiệp trên địa bản thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 - Luận văn thạc sĩ luật học: Đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bảng 1.1. Thống kê số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số doanh nghiệp trên địa bản thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2020 (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w