1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THANH TÙNG

MO THỦ TUC PHA SAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VA THUC TIEN AP DUNG TAI CAC TOA AN NHAN DAN

LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Các s6 liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tỉnh chỉnh xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm của phá sản -¿-2:©2+2222EE22E22E122112211221211221221 2E te 10 1.1.3 Khái niệm mất khả năng thanh toán - 2 2 + £+xe£E£ExeE+2E+zE+zExzxez 12 1.2 Một số van đề chung về mở thủ tục pha sản - - 5-5-5255 52 13

1.2.1 Khai niệm mở thủ tục phá sản - - 5+ +t St St + rrkg 13

1.2.2 Đặc điểm của mở thủ tục phá sản 2-5: ©5¿©5£+++£xt£Etzx+Exerxerxesree 18 1.2.3 Vai trò của mở thủ tục phá sản c5 1s 1v HH ng rưy 21

Chuong 2: THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN MO THU TUC PHA

SAN TAI CÁC TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHO HAI PHONG 24

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về mở thủ tục pha sản 24 2.1.1 Quy định về điều kiện mở thủ tục phá sản 2 ¿55s s2cs+£zz£s2 s2 24 2.1.2 Cac quy định về trình tự mở thủ tục phá sản - -. - + sssssieeske 30 2.1.3 Quy định về giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản - 41 2.2 Thực tiễn áp dụng quy định về mở thủ tục pha sản tai các Tòa án

nhân dân thành phố Hải Phong - - 2 2 +E+£E2EE+EEczxrzzxz 41 2.2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội thành

phố Hải Phòng và tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân thành

phố Hải Phòng - - ¿22 19SE‡EE2E19E1E2121121127171711211211 7121.211 re.41 2.2.2 Các kết quả trong áp dụng quy định về mở thủ tục phá sản tại các Tòa

án nhân dân thành phố Hải Phòng -.2- ¿+ x+2£x2z++zx+ezsed 51 2.2.3 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2 -¿- s¿©5++cs++zxz2zxe+e 55

Trang 5

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VE MỞ THỦ TỤC PHA SAN VÀ NANG CAO HIỆU QUA ÁP

DỤNG MỞ THỦ TỤC PHA SẢN 2 222cE2EEczEerxeerxesrxee 69

3.1 Phương hướng hoàn thiện quy định về mở thủ tục phá sản và

nâng cao hiệu qua áp dụng mở thủ tục phá sản - - 69

3.2 Các đề xuất hoàn thiện pháp luật về mớ thủ tục phá sản 72 3.3 Các đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về mớ thủ tục phá sản 77 KET LUẬN - -5 252 2ES2E211221271221211211211 1121121111 111.11.11 0111 erre 82 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22¿-222E2222+ttEEEEEveerrrrre 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLDS: Bộ luật dân sự

DN: Doanh nghiệp

HP: Hai Phong

HTX: Hop tac xaLPS: Luat pha san

TAND: Toa án nhân dân

TNHH: Trách nhiệm hữu han

UBND: Ủy ban nhân dân

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN: Xã hội chu nghĩa

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận văn

Kinh tế thị trường là môi trường lý tưởng dé phát trién Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX) Thông qua các cơ chế của thị trường, nhiều DN, HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, không ngừng thiết lập những quy mô mới và nâng

tầm danh tiếng trên thị trường Tuy nhiên, cũng với những cơ chế đó đã tạo ra

một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới không ít DN, HTX không đáp ứng đủ các

yêu cầu của thị trường đã phải hụt hoi trong cuộc dua gianh thị phần, hoạt động

sản xuất ngưng trệ, các khoản nợ gia tăng, mất khả năng thanh toán và kết quả là

lâm vào tình trạng khánh kiệt về tài sản dẫn đến phá sản.

Dé giải quyết tình trạng phá sản của các DN, HTX, cơ chế tự nhiên cho phép DN đó tự ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường Tuy nhiên, đối với các DN có tình trạng nợ, cơ chế nay Sẽ dẫn tới hệ lụy tiêu cực về thanh toán nợ cho các chủ nợ Theo đó, DN, HTX sẽ tự ý tiến hành trả nợ riêng rẽ, ưu tiên các con nợ thân

quen hoặc đòi nợ trước, dẫn tới các chủ nợ khác bị ảnh hưởng quyền lợi do ít

thân quen hơn hoặc do đòi nợ sau Điều này nhìn rộng ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh té và an ninh, trật tự xã hội Chính vì thế, khi lâm vao tinh trạng khánh kiệt, các DN và HTX phải tuân theo một thủ tục pháp lý được nhà

nước quy định chặt chẽ với tên gọi là thủ tục phá sản — vốn được hiểu sát nghĩa

là một thủ tục đòi nợ tập thể.

Thủ tục phá sản có mục đích cuối cùng giúp cho quá trình rút lui khỏi thị

trường của một DN, HTX diễn ra trong trật tự và việc thanh toán nợ cho các chủ nợ

được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình dang và hợp ly Thâm quyên tuyên bố phá sản thông thường được trao cho Toà án cùng với sự tham gia của con nợ và

các chủ nợ.

Như vậy, phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng thông thường trong nền

kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, nó tạo điều kiện loại bỏ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hoạt động kém hiệu quả và thay vào đó bằng các doanh

Trang 8

nghiệp có hiệu quả hơn, làm lành mạnh và minh bạch môi trường kinh doanh Ở Việt Nam Luật phá sản doanh nghiệp được ban hành từ năm 1993 và có hiệu lực từ

năm 1994 sau đó được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện vào năm 2004 Đó là những văn bản pháp ly quan trọng và có hiệu lực pháp lý cao nhất dé điều chỉnh một cách toàn điện, đầy đủ trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp Song trái với mong đợi, Luật Phá sản doanh nghiệp đã sớm bộc lộ những hạn chế, bất cập, vô

tinh can trở việc “khai tử” cho các doanh nghiệp dang lâm vào tinh trạng pha sản, di

ngược lại mục tiêu lành mạnh hóa môi trường kinh doanh của Nhà nước.

Đề khắc phục những hạn chế đó, Luật Phá sản năm 2014 đã ra đời ghi nhận thêm những cơ chế, chính sách mới nhằm giúp cho việc giải quyết phá sản ở nước ta được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, sau 9 năm thi hành trên thực tế cho thấy khả năng thực thi của pháp luật về mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như việc thi hành các quy định này còn hạn chế; tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản còn it, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính thực tế của các chủ thê kinh doanh.

Tình hình đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân về mặt pháp ly Mặc dù, Luật Pha sản năm 2014 có một

bước tiến đáng kế về mặt lập pháp, song hiện nay còn thiếu những văn bản hướng

dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về mở thủ tục phá sản Thực tiễn cho thấy,

việc mở thủ tục phá sản hiện nay ở nước ta còn đang gặp nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút lui “có trật tự” của doanh nghiệp ra khỏi thương

trường Vì vậy, việc sớm thực hiện các biện pháp dé hướng dẫn chỉ tiết Luật Phá

sản năm 2014 nói chung và các quy định về mở thủ tục phá sản nói riêng đã trở thành một yêu cầu cấp thiết trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Thành phố Hải Phòng là một thành phố trực thuộc trung ương, có quy mô dân số lớn thứ 3 cả nước, với tỉ lệ đô thị hóa cao, tình hình kinh tế xã hội diễn ra sôi động Tổng số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng

đứng thứ ba cả nước về số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid cũng như cuộc khủng hoảng kinh

Trang 9

tế thế giới đã tác động sâu sắc tới hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Từ đó dẫn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngày một khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kiệt quệ về tài chính, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Trong đó có những doanh nghiệp hoặc các chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân các cấp thành phố Hải Phòng giải quyết yêu cầu

tuyên bố đoanh nghiệp phá sản.

Từ những sự phân tích nêu trên, tác giả quyết định chọn van đề “Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân

trên địa bàn thành phố Hai Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi được ban hành đến nay, Luật Phá sản đã được nghiên cứu, tìm hiểu

dưới rất nhiều góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu này thường hay đề cập,

bàn luận đến một số khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản như: các van đề pháp lý cơ bản về phá sản hoặc nghiên cứu các thủ tục cụ thé về quản lý tai sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, xử lý nợ của các doanh nghiệp

lâm vào tình trạng phá sản Trong số đó, có thé kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biéu như:

Luận án “Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định cua pháp luật pha

sản Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân năm 2008 còn phân biệt tài sản với sản nghiệp Theo đó, sản nghiệp là những gì còn lại của khối tài sản có sau khi trừ đi giá trị của các nghĩa vụ tài sản Nếu tài sản ròng là một con số dương thì có nghĩa là sản nghiệp có khả năng thanh toán, nếu là con số âm thì sản nghiệp không

có khả năng thanh toán.

Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên trong Luật Phá sản” của tac giả Đặng Văn Huy Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 tháng 10/2018 cũng đề cập đến khái niệm sản nghiệp, theo đó, sản nghiệp là thuật ngữ pháp lý chỉ tổng thể quyền và nghĩa vụ về tài sản nằm trong nhân cách pháp lý của thể nhân, pháp nhân mà bao

gồm phần tích sản và phần tiêu sản.

Một số công trình điển hình như bài viết “Quản tài viên trong luật phá sản

Trang 10

các nước - kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Dương Kim Thé Nguyên tại Tap chí Tòa án nhân dân kỳ II, tháng 03 - 2014 (số 06); Bài viết “Một số ý kiến về quy chế pháp lý của quản tài viên theo Luật phá sản năm 2014” của tác giả Dang Van Huy, Tạp chí Xây dựng pháp luật số 11 (320) 2018; Bài viết “Chu thé quản ly,

thanh lý tài sản trong pháp luật phá sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh

Ngọc, Tạp chí Công thương số 2 tháng 2/2020; Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuân Hải, Tạp chí Nghề luật số 05/2020; Bài viết “Hoàn thiện chế định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh ly tài sản trong giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản” của tác giả Hồ Quân Chính, Tap chí Nghề luật số 11/2020; Bài viết “Quy

chế quản tài viên trong so sánh với Luật Phá sản của Trung Quốc và Singapore”

của tác giả Đào Thị Thu Hằng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (414) tháng

7/2020; Bài viết “Vai trò của quản tài viên, doanh nghiệp quản ly, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi doanh nghiệp mat khả năng thanh toán” của các tác giả

Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Đỗ Thị Bông, Nguyễn Trường Tam, Tạp chí Công

thương số 14 — tháng 6/2020.

Ngoài ra có thể kể đến các luận văn ““Xử lý tdi sản của doanh nghiệp mat khả năng thanh toán nợ đến hạn theo Luật phá sản năm 2014” của tác giả Vũ Huy Hoàng, năm 2015, Trường Dai học Luật Ha Nội; Luận văn “Thu tục phá sản theo

Luật phá sản năm 2014” của tác giả Nguyễn Khánh Linh năm 2015, Trường Đại

học Luật Hà Nội; Luận văn “Luật phá sản năm 2014 - Bước phát triển của pháp

luật pha sản Việt Nam” của tac giả Quách Thị Thu Hương năm 2015, Trường Dai

học Luật Hà Nội; Bài viết “M6t số vấn dé chưa được sửa đổi triệt dé trong Luật phá sản năm 2014” của tác giả Nguyên Thái Trường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3 (276) — 2015; Bài viết “Bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản một số ton tại can khắc phục ” cua tac giả Cao Dang Vinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 2/2014; Bài viết “Pháp luật về thực hiện các

hợp dong đang có hiệu lực trong thủ tục phá san” của tác giả Bùi Đức Giang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2012; Bài viết “Tuyên bó giao dịch vô hiệu: Biện pháp

Trang 11

bảo toàn tài sản quan trọng trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản” của tác giả Thái Thị Tường Vi, Tạp chi Công thương số 27 tháng 11/2020; Bài viết “Xử jý hợp đông dang có hiệu lực của doanh nghiệp mat khả năng thanh toán theo pháp luật phá san” của tác giả Phan Nữ Hiền Oanh, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế số 8 (341) 2020.

Đặc biệt, vào năm 2013, tác giả Nguyễn Phương Anh có luận văn “Mở thủ

tục phá sản theo pháp luật Việt Nam”, bảo vệ tại Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà

Nội Đây có thể coi là công trình đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, công trình nghiên

cứu này được hoàn thiện trước khi Quốc hội thông qua Luật Phá sản năm 2014 nên

cho đến thời điểm hiện nay đã có nhiều lạc hậu về quan diém cũng như pháp lý.

Như vậy, cho đến hiện nay, sỐ lượng công trình nghiên cứu về phá sản và

pháp luật về phá sản là khá lớn Nhưng số lượng công trình nghiên cứu về mở thủ tục

phá sản doanh nghiệp chưa nhiều Chính vì vậy, việc tác giả nghiên cứu về “Mở thi tục phá sản theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân

trên địa bàn thành phố Hải Phòng” vẫn mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mở thủ tục phá sản thông qua thực tiễn tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn có mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mở thủ tục phá sản trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phá sản và mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam như khái niệm, đặc điểm, vai trò của mở thủ

tục phá san

Thứ hai, nghiên cứu thực trang quy định cua pháp luật hiện hành về mở thủ

tục phá sản như điều kiện mở thủ tục, chủ thể có thẩm quyền mở thủ tục, trình tự,

thủ tục mở thủ tục phá san

Trang 12

Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn mở thủ tục phá sản tại các Tòa án nhân dân

thành phó Hải Phòng, thông qua đó đánh giá được các kết qua và những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.

Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết mở thủ tục phá sản tại các Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mở thủ tục phá sản

theo quy định của Luật phá sản năm 2014 và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân

dân các cấp thành phố Hải Phòng 4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật về mở thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014 và thực tiễn Tòa án nhân dân các cấp thành phố Hải Phòng.

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về

mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân các cấp thành phô Hải Phòng.

Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là những lý luận cơ bản của phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn Theo đó, phương pháp luận

chung được sử dụng là Triết học Mác-Lênin bao gồm hai phương pháp luận cụ thể:

lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Cụ thé, ly luận

chủ nghĩa duy vat lich sử đặt ra yêu cầu tiến trình lich sử của việc sử dung các phương pháp nghiên cứu và chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra yêu cầu về quan hệ

tương hỗ, kế thừa của các phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã

hội Việt Nam hiện nay, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường

và van đề pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là phương pháp luận của đề tài.

Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý cũng được sử dụng như: phân tích,

Trang 13

tong hợp, so sánh Bên cạnh những nghiên cứu về điểm mạnh, yếu cũng như bat

cập trong các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, tác giả có sử dụng phương

pháp khảo sát thực tế để xem xét, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực thi các quy định về mở thủ tục phá sản Từ đó, nhằm đề xuất những giải

pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Từ khi Luật Phá sản ra đời cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu đề tài này ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu trên cơ sở một hướng tiếp cận mới Nghiên cứu quy định về mở thủ tục phá sản trong một chỉnh thê thống nhất cả về lý luận và thực tiễn áp dụng, trên cơ sở những tư duy pháp lý hiện đại, thông dụng và phù hợp với tình

hình thực tiễn của Việt Nam.

Luận văn nghiên cứu một vấn đề hết sức cụ thê và cần thiết các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phân tích, so sánh những điểm mới, tiễn bộ của Luật Phá sản 2014 so với

Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2004 về quy định mở thủ tục phá sản; từ đó chỉ ra những bất cập trong quy định của Luật mới và tình hình thi hành các quy định này trên thực tế Thông qua những vấn đề lí luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về mở thủ tục phá sản nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc phá san, dé các chủ thé kinh doanh có những nhận thức đúng đắn va tìm đến thủ tục này như biện pháp phục hồi cuối cùng của

doanh nghiệp, góp phần thúc day sự phát triển của nền kinh tế 7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cầu thành 03 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về mở thủ tục phá sản.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mở thủ tục

phá sản tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phó Hải Phòng.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy định về mở thủ tục phá sản và nâng cao hiệu quả áp dụng mở thủ tục phá sản.

Trang 14

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE MO THU TUC PHA SAN

1.1 Một số van đề chung về phá sản

1.I.1 Khái niệm pha sản

“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng xảy ra khá phô biến trong nền kinh tế thị

trường, đặc biệt khi các doanh nghiệp (“DN”) gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự khan hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo Ở góc độ kinh tế, phá sản là tình trang mat cân đối giữa thu và chỉ tại một DN hay một công ty mà biéu hiện rõ

rệt nhất ở sự mat cân đối ay là tinh trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến

hạn Ở Châu Âu, khi nói về khái niệm phá sản, người ta thường dùng thuật ngữ

“Bankruptcy” hoặc “Banqueroute [21] Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng La Mã

“Banca Rotta”, co nghĩa là “chiếc ghế bị gay.”

Từ xa xưa, các thương nhân La Mã thường họp với nhau dé xem xét các khía

cạnh kinh doanh của từng cá nhân, trong một diễn đàn gọi là “dai hội thương gia”;

người nào không trả được nợ thường bị bat làm nô lệ, đồng thời mat luôn quyền tham

gia đại hội Chiếc ghế của người “vỡ nợ”, theo đó, sẽ bị đem ra khỏi hội trường Vì vậy, người La Mã khi xưa mới dùng thuật ngữ bóng bay “chiếc ghé bị gãy” dé ám chỉ người “phá san” và không còn quyền lợi gì, hay người mat vị thé trong các đại hội thương gia Về sau, để quản lý các tình trạng “phá sản” của các thương nhân đồng thời ngăn ngừa những “con nợ” bỏ trốn nhằm tránh hình phạt hay trách nhiệm, các

chế định về quản lý và xử lý tài sản của các “con nợ” ra đời rồi dần dần được cải

thiện và nâng cấp thành Luật phá sản của nhà nước La Mã cô đại [61] Cũng ở thời kì này, thuật ngữ “phá sản” được sử dụng phô biến, rất nhiều chuyên gia cho rằng nó bắt nguôn từ tiếng “ruin” trong tiếng La Tinh, có nghĩa là “sự khánh tận” [1, tr.7].

Hiện nay thuật ngữ phá sản đã được sử dụng rộng rãi trong cả khoa học pháp lý và cả trong đời sống thực tế LPS 2014 ra đời đã giải thích đầy đủ và rõ nghĩa thuật ngữ này Tại khoản 2 Điều 4 LPS 2014 quy định “Phá sản là tình trạng của

Trang 15

doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá san” Theo đó phá sản được xem xét dưới hai góc độ:

- Dưới góc độ kinh tế:

Thuật ngữ “phá sản” bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng La tinh, có nghĩa là “sự khánh tận” Khái niệm này dùng để chỉ sự mất cân đối giữa thu và chỉ của chủ

thể kinh doanh mà biểu hiện trực tiếp của sự mat cân đối ay la tinh trang mat kha

nang thanh toan cac khoan ng dén han.

Như vậy, khi nói đến một chủ thé kinh doanh bị phá sản, xem xét dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu rằng chủ thể kinh doanh đó đã làm ăn thua lỗ, tạo ra những khoản nợ mà không thé chi trả được Chủ thể đó đã lâm vào tình trang tài chính

không thể giải quyết được dé có thé tiếp tục đứng vững trên thương trường Đối với

một cá nhân, tình trang nay còn gọi là “vỡ nợ”, tức là cá nhân đó không thé trả được

các khoản nợ mà mình đã tạo ra.

Tuy nhiên, sự tác động của phá sản không phải bao giờ cũng mang ý nghĩa tiêu cực Xét về mặt kinh tế, bản thân phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc

“cơ câu” lại nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp đủ sức đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã.

- Dưới góc độ pháp lý:

Phá sản được nhìn nhận là một trình tự, thủ tục tố tụng Đó là toàn bộ các giai đoạn của việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với chủ thể mắc nợ Hay nói cách khác, trình tự, thủ tục giải quyết phá sản tương tự như trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án, vì phải tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các bước, các giai đoạn để giải quyết một vụ việc Ở đây, chủ thể kinh doanh sẽ có thể được phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh, tùy thuộc vảo tình trạng tài chính

và yêu cầu của chủ nợ.

Như vậy, khái nệm phá sản theo LPS 2014 được hiểu dưới cả hai góc độ kinh tế (mất khả năng thanh toán) và pháp lý (được thực hiện thông qua thủ tục phá

sản và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản) Một DN, HTX mất khả năng thanh toán các khoản nợ không bảo đảm và đã đến hạn thì DN, HTX đó chưa

Trang 16

chắc đã bị phá sản và cũng chưa gọi là DN, HTX phá sản Chỉ khi trải qua thủ tục giải quyết vụ việc phá sản và bị Tòa án nhân dân ra quyết định phá sản, DN, HTX đó mới chính thức bị phá sản.

Về bản chất, phá sản xuất phát từ tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả của con nợ có liên quan Do đó, nó tạo nên nghĩa vụ của

con nợ và quyền truy đòi nợ của các chủ nợ Dé giải quyết tình trang này, giữa chủ

nợ và con nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải quyết khác nhau: hoặc là tự giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán, hoặc là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặc tập thể nào đó, đôi khi là chính quyền địa phương nơi con nợ cư trú hay nơi con nợ tiên hành các hoạt động kinh doanh Quá trình giải quyết “phá sản”, đảm bảo nghĩa vụ của chủ nợ và “giải thoát” trách nhiệm cho con nợ yêu cầu phải có sự

can thiệp của pháp luật dé hài hòa lợi ích của cả hai.

Theo từ điển tiếng Việt, “phá sản là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn không du tra nợ” [51, tr.762] Theo từ điển Black Law

của nhà xuất ban West Group, thì phá sản (bankruptcy) là “một thủ tục pháp lý, bắt

nguồn từ tình trạng mat khả năng thanh toán các khoản nợ, qua đó con nợ được

giải phóng khỏi các khoản nợ và phải trải qua một quá trình tổ chức lại có giám sát

tu pháp hoặc thanh lý [tài sản hoặc DN] vì lợi ích cua các chủ nợ ” [63, p.141].

1.1.2 Đặc điểm của phá sản

Phá sản có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Về bản chat, phá san hay vỡ nợ xuất phát từ tình trạng mat khả năng thanh

toán các khoản nợ đến hạn phải trả của con nợ có liên quan Do đó, nó tạo nên nghĩa vụ của con nợ và quyền (truy đòi nợ) của các chủ nợ Đề giải quyết tình trạng này, giữa chủ nợ và con nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải quyết khác nhau: hoặc là tự giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán, hoặc là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặc tập thể nào đó, đôi khi là chính quyền địa phương nơi con nợ cư trú hay nơi con nợ tiến hành các hoạt động kinh doanh Quá trình giải quyết

“phá sản”, đảm bảo nghĩa vụ của chủ nợ và “giải thoát” trách nhiệm cho con nợ yêu

10

Trang 17

cầu phải có sự can thiệp của pháp luật dé hài hòa lợi ích của cả hai Phá sản có một số đặc điểm nhất định:

Thứ nhất, phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể, tại đó, tất cả các chủ nợ liên kết với nhau để giải quyết vấn đề công nợ của những con nợ, vốn là các chủ thê rơi vào trang thái phá sản, thất bại trong việc hoàn lại các khoản vay Các chủ thé này

có thể vẫn còn tài sản để thanh lý bù đắp cho các khoản vay nhưng cá biết có những

chủ thé không còn tài sản gi để bù dap Sở di nói phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể vì các chủ nợ của DN mất khả năng thanh toán, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, không tự xé lẻ ra dé đòi nợ riêng Họ cùng tham gia vào một thiết chế chung dé tiền hành đòi no hay đảm bảo quyền lợi của mình, gọi là hội nghị chủ nợ Ngoài ra, khi giải quyết vấn đề phá sản của DN, thì toàn bộ tài sản của DN đó được

bán thanh lý, đưa vào quỹ chung và trả cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất

định mà luật phá sản quy định Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào, phá sản cũng là một thủ tục mang tính tập thể cao.

Thứ hai, phá sản không chỉ nhắm đến mục đích đòi nợ mà còn chú trọng đến

việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh Xu hướng chung của

pháp luật phá sản trên thé giới là chú trọng giải quyết hai van dé cơ bản:

(i) phục hồi hoạt động kinh doanh của DN mat khả năng thanh toán va (ii) thanh lý tài sản của DN phá sản dé bù đắp các khoản nợ.

Phục hồi hoạt động kinh doanh cua DN mất khả năng thanh toán là thủ tục rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hết sức để giúp DN đó thoát khỏi tình trạng khó khăn, cải thiện được tình trạng nợ nần và từng bước thoát khỏi thảm cảnh phá sản Thực tế thì bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm đến việc phục hồi hoạt động DN bởi suy cho cùng DN thoát khỏi tình trạng phá sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mới không bị đe doa, môi trường đầu tư, kinh doanh của

nhà nước vì thế mà cũng được cải thiện.

Thứ ba, kết thúc thủ tục phá sản thường là sự cham dứt tổn tại của một chủ

thể kinh doanh Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, theo đó các chủ nợ và người

có quyền, nghĩa vụ liên quan tiến hành thủ tục tống tụng tư pháp dé yêu cầu tòa án

11

Trang 18

can thiệp nhằm thu hồi các khoản nợ của mình Có những trường hợp DN phục hồi các hoạt động kinh doanh một cách thành công nhưng nhìn chung hậu quả pháp lý của phá sản là các DN liên quan bị chấm dứt tồn tại, toàn bộ tài sản của DN đó bị thanh lý để trả cho các chủ nợ Trong trường hợp này, phá sản có ý nghĩa khá tiêu cực.

Thứ tư, thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý có tính chất tong hop và khá

phức tạp Điều này thê hiện ở việc tòa án phải tham gia vào hầu hết các thủ tục giải quyết phá sản, từ ra quyết định mở thủ tục phá sản đến giám sát hoạt động của các DN mắt khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản của DN có tranh chấp Do tính chất đặc biệt phức tạp của mình, tố tụng phá sản đòi hỏi phải có luật riêng và luôn là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt.

1.1.3 Khái niệm mat khả năng thanh toán

Về mặt pháp lý, một doanh nghiệp sau khi được đăng ký kinh doanh là có tư cách của một chủ thé kinh doanh dé thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường Khi doanh nghiệp đó mắt khả năng thanh toán sẽ là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản Quyết định này của Tòa án phát sinh hậu quả về nhiều mặt

đến con nợ, vai trò của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời hạn chế quyền

quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó Chính vì vậy, xác định “mất khả năng thanh toán” có ý nghĩa quan trọng bởi nếu không đưa ra căn cứ xác định hợp lý sẽ gây ra những thiệt hại cho không chỉ

doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các chủ nợ và nền kinh tế nói chung.

Theo khoản 1 điều 4 Luật phá sản 2014 “Doanh nghiệp, hợp tác xã mắt khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán ”.

Như vậy, dấu hiệu xác định DN, HTX mắt khả năng thanh toán là DN, HTX không thanh toán được các khoản nợ đến hạn Theo đó:

Một là: Khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thanh toán được là khoản nợ

không có bảo đảm Theo Luật phá sản 2014, DN, HTX có 02 loại nợ là nợ có bảo

12

Trang 19

đảm và nợ không có bảo đảm Và có 03 chủ nợ là: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, và chủ nợ không có bảo đảm Nhưng chỉ khi DN, HTX không thanh toán được các khoản nợ không có bảo đảm và bị chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần đòi, thì mới xác định DN, HTX mắt khả năng thanh toán.

Hai là: DN, HTX mất khả năng thanh toán không có nghĩa là DN, HTX

không còn tài sản để trả nợ DN, HTX có thể còn nhiều tài sản, nhưng tài sản đó

không thê bán đi dé trả nợ, vì nếu bán di cũng đồng nghĩa với việc DN, HTX bị phá sản vì không thể hoạt động được nữa.

Ba là: DN, HTX mất khả năng thanh toán một khoản nợ là bao nhiêu thì bị coi là lâm vào tình trạng mat khả năng thanh toán Luật phá sản 2014 không đưa ra dấu hiệu khoản nợ đó là ít hay nhiều, mà chỉ căn cứ vào khả năng trả nợ của DN, HTX vào thời điểm chủ nợ yêu cau.

Bon là: DN, HTX mất khả năng thanh toán nợ nào thi coi là mat khả năng thanh toán Đối với các DN, HTX là pháp nhân như công ty hợp danh, công ty cô

phan các khoản nợ ma DN, HTX tạo ra đều là các khoản nợ trong kinh doanh, và

khi DN, HTX mắt khả năng thanh toán các khoản nợ đó thì coi là mất khả năng thanh toán Còn đối với doanh nghiệp tư nhân, khoản nợ mà chủ DN tạo ra bao gồm cả nợ

phát sinh trong hoạt động kinh doanh và nợ không phát sinh từ hoạt động kinh doanh

(nợ dân sự) Tuy nhiên, khi xác định DN tư nhân mất khả năng thanh toán cũng chỉ căn cứ vào việc DN không thanh toán được các khoản nợ trong kinh doanh mà thôi.

Năm là: DN, HTX mất khả năng thanh toán nợ trong thời gian là 03 tháng thì bị coi là mất khả năng thanh toán.

Mat khả năng thanh toán là tình trạng có thé xảy ra đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Khi doanh nghiệp rơi vào tinh trang mat khả năng thanh toán thì thủ tục phá sản có thê sẽ được tiến hành.

1.2 Một số van đề chung về mớ thủ tục phá sản

1.2.1 Khái niệm mở thủ tục phá sản

Trước hết chúng ta cần nghiên cứu về thủ tục phá sản Khái niệm này được

hiệu dưới nhiêu góc độ khác nhau.

13

Trang 20

Thủ tục phá sản được hiểu là trình tự từng bước tiến hành giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật Thủ tục phá sản không nhất thiết buộc phải giao cho tòa án phụ trách Bởi vậy, ngoài nguyên tắc chung phá sản là một thủ tục tư pháp, trong nhiều trường hợp đặc biệt, ví dụ đối với ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm việc giải quyết phá sản có thể bao gồm nhiều thủ tục hanh chính Việc lựa chọn giải quyết phá san theo thủ tục nào tùy thuộc vao

điều kiện và truyền thống của mỗi quốc gia.

Bản chất của thủ tục phá sản: Tiếp cận dưới góc độ chủ nợ, thủ tục phá sản

có bản chất là một thủ tục đòi nợ tập thê Tiếp cận dưới góc độ thanh toán nợ, thủ

tục phá sản là một thủ tục giải quyết tình trạng mat khả năng thanh toán Một la, thủ tục phá sản có bản chất là một thủ tục đòi nợ đặc biệt:

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động trao đôi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã xuất hiện các hình thức mua chậm, trả dần hoặc vay mượn với những cam kết sẽ hoàn trả theo thời gian Các khoản vay mượn nay có thể được đảm bảo hoặc không được bảo đảm

bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Những rủi ro trong kinh doanh có thể đưa

đến doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ Trong tình huống này, đối

với các khoản nợ có bảo dam thì chủ nợ có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm dé

thu hồi nợ Trường hợp khoản nợ không có bảo đảm, chủ nợ có thé yêu cầu cơ quan nhà nước có thấm quyên (tòa án, cơ quan thi hành án) ban hành các quyết định cưỡng chế bán tài sản của doanh nghiệp dé thu hồi nợ Đây chính là cách đòi nợ thông thường và được tiễn hành một cách trực tiếp giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mac nợ có nhiều chủ nợ và tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ không đủ thanh toán cho tất cả các chủ nợ này thì việc đòi nợ một cách trực tiếp theo cách thức vừa nêu trở nên kém hiệu quả Như vậy, dưới áp

lực của việc hiệu quả kinh tế, luật phá sản hình thành như là một phương thức để các chủ nợ có thé đòi nợ theo một trật tự với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu quả nhất.

Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ và thanh toán tài sản công băng giữa các chủ nợ, luật phá sản được hình thành nhắm mục

14

Trang 21

đích giúp cho các chủ nợ đòi nợ từ doanh nghiệp mắc nợ, thông qua vai trò của một thiết chế nhà nước có thâm quyền (có thể là tòa án hoặc một cơ quan nhà nước đặc biệt) để đòi nợ tập thé Chính vi vậy, thủ tục phá sản có ban chất là một thủ tục đòi

nợ đặc biệt.

Hai là, thủ tục phá sản là một thủ tục giải quyết tình trạng mat khả năng thanh toán:

Ban đầu, luật phá sản đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu đòi nợ của các chủ nợ với chi phí thấp nhất Vì vậy thủ tục phá sản theo luật phá sản được xem như là một

thủ tục đòi nợ đặc biệt Tương ứng với nó, xét ở khía cạnh các chủ nợ thì đây cũng

là cách thanh toán nợ đặc biệt Tuy nhiên, trong quá tìm kiếm giải pháp tối đa hóa

giá tri tai sản phá sản và tối ưu hóa khả năng thu hồi nợ cho các chủ nợ, các cuộc

đàm phán giữa chủ nợ và các con nợ đã diễn ra Trong quá trình đó, vấn đề tối đa hóa giá trị kinh tế của các tài sản phá sản đã được đặt ra như là một trong những mục tiêu chính Tuy vậy, việc định giá các tài sản phá sản trong bối cảnh của vụ việc phá sản đang diễn ra có thể thấp hơn so với giá trị thực do các tâm lý e ngại việc thu mua tai sản phá sản (vi dụ: xem việc mua tai sản phá sản là xui xẻo) Việc thanh lý hàng loạt các tai sản phá sản cùng lúc dẫn đến giá bán thấp hơn so với giá mà những người mua thông thường có nhu cầu mua đưa ra Điều nay có thé là do

"không có hoặc có rất ít người mua tiềm năng bên ngoài với thông tin kịp thời và chính xác về tình trạng thực sự của vấn đề và triển vọng tương lai của doanh nghiệp hoặc khi quá trình tìm kiếm và phát triển người mua bên ngoài, bản thân nó sẽ rất tốn kém" [15] Trong những trường hợp như vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thay vì thanh lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là cần thiết để giúp các chủ nợ thu

được gia tri cao nhất từ các tài sản phá sản Đối với các chủ nợ, mở thủ tục phá sản vẫn giữ nguyên giá trị là một thủ tục đòi nợ đặc biệt Chỉ có điều để đòi được nợ, người ta không nhất thiết phải thanh lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, mà trong rất nhiều trường hợp, việc tái phục hồi doanh nghiệp mắc nợ mà thành công sẽ đạt

được hiệu quả đòi nợ tối ưu hơn cho các chủ nợ Chính vì thế, luật phá sản, đứng ở

góc độ của doanh nghiệp mắc nợ đã phát triển theo hướng là luật về giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp mắc nợ.

15

Trang 22

Như vậy, thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý nhằm giải quyết tình trạng

mat khả năng thanh toán Nếu kết quả giải quyết không thé đưa doanh nghiệp thoát

khỏi tinh trạng mat khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về mở thủ tục phá sản.

Trong tiếng Việt, thi tuc là những việc cụ thé phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức [37, tr.1234] Theo

Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Son, thi tuc có nghĩa là phương thức hay cách thức

giải quyết công việc theo một trình tự nhất định [39, tr.11] Như vậy, thủ tục phá

sản được hiểu là trình tự từng bước tiến hành giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật.

Thừa nhận hoạt động của Nhà nước diễn ra theo ba hoạt động chính là lập

pháp hành pháp va tư pháp thi tương ứng với nó là ba loại thủ tục cho các hoạtđộng của Nhà nước là thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp Thủ tục lập pháp là thủ tục xây dựng Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật

khác Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc mang tính chất chấp

hành và điều hành, còn thủ tục tư pháp là thủ tục xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính do tòa án tiến hành.

Đối với vấn đề phá sản, trong bối cảnh cạnh tranh thì hiện tượng phá sản là

một hiện tượng có tính khách quan, mang tính quy luật “có cạnh tranh thì sẽ có phá sản” Một khi xảy ra tình trạng phá sản, Nhà nước phải tham gia giải quyết việc phá

sản Việc Nhà nước giao cho cơ quan nào trong bộ máy nhà nước dé thực hiện

nhiệm vụ giải quyết việc phá sản chỉ là sự phân công trong bộ máy nhà nước.

Tại đa số các nước có luật phá sản, thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp

được tiễn hành bởi tòa án [7, tr.142] Chính vì thé, trong các tài liệu khoa học pháp

lý hiện nay của Việt Nam phổ biến quan niệm rang, thủ tục phá sản là thủ tục tư

pháp bởi vì nó được tiễn hành bởi tòa án Theo giáo trình Luật Kinh tế của Trường

Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2000 thi thủ tục phá san là “một thu fục thuần

tíy tu pháp, do tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của

pháp luật phá sản” [18, tr.342].

16

Trang 23

Quan niệm thủ tục phá sản là thủ tục thuần túy tư pháp là không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ thủ tục tư pháp chính là thủ tục thực hiện quyền tư pháp, một trong ba nhánh quyền lực Quyền tư pháp là quyền xét xử và vì vậy, thủ tục tư pháp thuan

fáy là thủ tục xét xử các vụ án hình sự, dân sự và hành chính Có lẽ vì lý do này mà

trong giáo trình Luật Thương mại cũng của chính Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản sáu năm sau chỉ giữ lại quan điểm là thủ tục phá san là thi tuc pháp mà không còn cụm từ thudn túy nữa và hướng lý giải cho quan điểm thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp của các tác giả giáo trình này “là hoạt động do cơ quan nhà nước duy nhất là tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản” [50, tr.350] Cũng theo cách lý giải tương tự, sách Luật Kinh tế Việt Nam do Lê Minh Toàn chủ biên cũng cho răng “thủ tục phá sản một doanh nghiệp

do cơ quan có thâm quyền duy nhất là tòa án và vì vậy về cơ bản thủ tục phá sản là

một thủ tục được diễn ra theo một trình tự tư pháp” [24, tr.542] Tác giả này nhấn mạnh rằng “đáng lưu ý là thủ tục phá san là hở tuc tu pháp đặc biệt vì phá sản doanh nghiệp về bản chất không phải là một vụ án và do đó nó không được thụ lý

dé xét xử như một vụ án thông thường” [24, tr.542].

Như vậy, có thê nhận thấy lý do mà đại đa số các tài liệu, giáo trình viết về

thủ tục phá sản tại Việt Nam cho rằng thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp chỉ bởi vì

đây là thủ tục được tiễn hành bởi tòa án Song cũng đã có ít nhiều sự nhận xét răng đây là một thủ tục tư pháp đặc biệt vì nó không phải là một vụ án và không tiễn hành thủ tục giống như giải quyết một vụ án.

Tuy nhiên, trong trường hợp phá sản một số tổ chức đặc biệt, trong đó có tổ chức tin dụng, thì tại một số nước, tòa án không được giao dé giải quyết vụ việc phá sản Vậy liệu rằng thủ tục phá sản có còn là thủ tục tư pháp hay không? Chúng tôi cho răng, không thể xem thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp nếu cơ quan tiến hành thủ tục này không phải là tòa án Điển hình cho quốc gia không thực hiện việc phá sản ngân hàng thương mai theo thủ tục tư pháp là Hoa Ky và Canada [35, tr.60-66].

Tại các quốc gia này, thủ tục phá sản ngân hàng thương mại được tiến hành bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi và là thủ tục hành chính [33].

17

Trang 24

Một quốc gia điển hình cho việc hành chính hóa thủ tục phá sản ngân hang thương mại là Anh Cho đến trước năm 2009, việc giải quyết phá sản các ngân hàng ở Anh đều chỉ tuân thủ theo Luật Phá sản năm 1986 vì người Anh quan niệm rằng phá sản là thủ tục tư pháp nhăằm xét xử hành vi của người bị phá sản Tuy vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ và châu Âu năm 2008, nước Anh đã bô sung

chế độ giải quyết đặc biệt đối với các ngân hàng mắt khả năng thanh toán Chế độ này được thực hiện với vai trò quan trọng của cơ quan quản lý ngành ngân hàng và

thực hiện theo thủ tục hành chính Chỉ khi thủ tục áp dụng chế độ đặc biệt (SRR) không thành công thì mới chuyền sang thủ tục thanh lý tại tòa án.

Như vậy, có thê khăng định, thủ tục phá sản không nhất thiết buộc phải giao cho tòa án phụ trách, bởi vậy, ngoài nguyên tắc chung phá sản là một thủ tục tư

pháp, trong nhiều trường hợp đặc biệt, ví dụ đối với ngân hàng thương mại, công ty

chứng khoán, công ty bảo hiểm việc giải quyết phá sản có thể bao gồm nhiều thủ tục hành chính Việc lựa chọn giải quyết phá sản theo thủ tục nào tùy thuộc vào điều kiện và truyền thong của mỗi quốc gia.

1.2.2 Đặc điểm của mở thủ tục phá sản

Mở thủ tục phá sản là một thu tục doi nợ tập thể

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp tiễn hành các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã xuất hiện các hình thức mua chậm, trả dần hoặc vay mượn với những cam kết sẽ hoàn trả theo thời gian Các khoản vay mượn này có thé được đảm bảo hoặc không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Những rủi ro trong kinh doanh có thể đưa đến doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ Trong tình huống này, đối với các khoản nợ có bảo dam thì chủ nợ có quyền yêu cau xử lý tài sản bảo đảm dé thu hồi nợ Trường hợp khoản nợ không có bảo đảm, chủ nợ có thé yêu cầu cơ quan nhà nước có tham quyền (tòa án, cơ quan thi hành án) ban hành các quyết định cưỡng chế bán tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ Đây chính là cách doi nợ

thông thường và được tiến hành một cách trực tiếp giữa chủ nợ và doanh nghiệp

mac nợ Tuy nhiên, nêu doanh nghiệp mac nợ có nhiêu chủ nợ và tài sản còn lại của

18

Trang 25

doanh nghiệp mắc nợ không đủ thanh toán cho tất cả các chủ nợ này thì việc đòi nợ một cách trực tiếp theo cách thức vừa nêu trở nên kém hiệu quả Sự kém hiệu quả này thé hiện ở hai khía cạnh Thứ nhất, việc tranh dua doi nợ giữa các chủ nợ có thé dẫn đến phá hủy tài sản của doanh nghiệp, làm giảm sút giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ và từ đó ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ của các chủ

nợ [64] Thứ hai, nếu không có thủ tục phá sản thì các chủ nợ chỉ có thể đòi nợ theo

cách riêng lẻ giữa các chủ nợ với con nợ Việc đòi nợ riêng lẻ (có thể tự mình đòi nợ trực tiếp hoặc đòi nợ thông qua các vụ việc kiện tại tòa án) làm phát sinh chi phí đòi nợ cao (ví dụ các loại chi phí như theo dõi việc đòi nợ của các chủ nợ khác với con nợ, chi phi cho việc giám sát thận trọng về tình trang tài chính của người di vay và khả năng thanh toán, chi phí cạnh tranh với các chủ nợ khác để cố gắng có được

các thông tin cần thiết phục vụ cho việc đòi nợ thành công ) Các chi phí này có

thé được giảm thiểu bởi việc có luật về phá sản như là một sự thỏa thuận thong nhất từ trước về việc đòi nợ tập thê [67, p.866].

Như vậy, dưới áp lực của việc hiệu quả kinh té, luật phá sản hình thành như

là một phương thức dé các chủ nợ có thé đòi nợ theo một trật tự với chi phí xã hội

thấp nhất, hiệu quả nhất Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ và thanh toán tài sản công băng giữa các chủ nợ, luật phá sản được hình thành nhằm mục đích giúp cho các chủ nợ đòi nợ từ doanh nghiệp mắc nợ,

thông qua vai trò của một thiết chế nhà nước có thâm quyền (có thể là tòa án hoặc một cơ quan nhà nước đặc biệt) dé đòi nợ tập thé Chính vi vậy, thu tục phá san có bản chất là một thủ tục đòi nợ đặc biệt.

Mở thủ tục phá sản là một thủ tục giải quyết tình trạng mat khả năng thanh toán Ban đầu, luật phá sản đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu đòi nợ của các chủ nợ với chi phí thấp nhất Vi vậy thủ tục phá sản theo luật phá sản được xem như là một

thủ tục đòi nợ đặc biệt Tương ứng với nó, xét ở khía cạnh các chủ nợ thì đây cũng

là cách thanh toán nợ đặc biệt Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm giải pháp tối đa hóa giá trị tài sản phá sản và tối ưu hóa khả năng thu hồi nợ cho các chủ nợ, các

cuộc dam phan gitra chủ nợ và các con nợ đã diễn ra Trong quá trình đó, van dé tôi

19

Trang 26

đa hóa giá trị kinh tế của các tài sản phá sản đã được đặt ra như là một trong những

mục tiêu chính Tuy vậy, việc định giá các tài sản phá sản trong bối cảnh của vụ

việc phá sản đang diễn ra có thé thấp hơn so với giá trị thực do các tâm lý e ngại việc thu mua tài sản phá sản (ví dụ: xem việc mua tài sản phá sản là xui xẻo) Việc

thanh lý hàng loạt các tài sản phá sản cùng lúc dẫn đến giá bán thấp hơn so với giá

mà những người mua thông thường có nhu cầu mua đưa ra Điều này có thể là do "không có hoặc có rất ít người mua tiềm năng bên ngoài với thông tin kịp thời và chính xác về tình trạng thực sự của vấn đề và triển vọng tương lai của doanh nghiệp hoặc khi quá trình tìm kiếm và phát triển người mua bên ngoài, bản thân nó sẽ rất tốn kém" [66, p.1250-1254] Trong những trường hợp như vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thay vì thanh lý doanh nghiệp mat khả năng thanh toán là cần thiết dé giúp các chủ nợ thu được giá tri cao nhất từ các tài sản phá sản Đối với các chủ nợ, mở thủ tục phá sản vẫn giữ nguyên giá trị là một thủ tục đòi nợ đặc biệt Chỉ có điều dé

đòi được nợ, người ta không nhất thiết phải thanh lý tài san của doanh nghiệp mac

nợ, mà trong rất nhiều trường hợp, việc tái phục hồi doanh nghiệp mắc nợ mà thành công sẽ đạt được hiệu quả đòi nợ tối ưu hơn cho các chủ nợ Chính vì thế, luật phá

sản, đứng ở góc độ của doanh nghiệp mắc nợ đã phát triển theo hướng là luật về

giải quyết tình trạng mắt khả năng thanh toán cho doanh nghiệp mắc nợ.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh đặc biệt, sự chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp nay gây ra những hậu quả lớn cho xã hội Luật phá sản hiện đại hướng có xu thế vượt trội là hướng đến việc tái tổ chức các doanh nghiệp bị mat khả năng thanh toán hơn là tuyên bố phá sản.Việc tuyên bỗ phá sản đối với các doanh nghiệp chi đặt ra khi doanh nghiệp mat khả năng thanh toán thuộc vào trường hợp không thé thực hiện phục hồi hoặc đã tiến hành thủ tục phục hồi nhưng không thành công Vì lý do này mà ngày nay, ở một số nước, luật phá sản đã được đổi tên gọi thành Luật về giải quyết tình trạng mat khả năng thanh toán [65].

20

Trang 27

1.2.3 Vai trò của mở thủ tục phá sản

Việc ban hành pháp luật về thủ tục phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước, nham tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ các chủ thê trong quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các

chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó, hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực.

Ở nhiều nước trên thế giới, thủ tục phá sản đã trở thành giải pháp quan trọng cho người bị mac nợ quá nhiều Luật Phá sản hiện đại ở nhiều nước còn tạo điều kiện cho các bên chủ nợ và con nợ thỏa thuận với nhau, điều này có thể kéo dài thời

gian thanh toán nợ, xóa một phần no, chuyén đổi nợ thành cổ phần hoặc các quy

định khác dé chủ nợ có khả năng thu hồi nợ tốt hơn so với việc thanh lý nợ ngay Ở

Việt Nam, sự tồn tại tất yêu của hiện tượng phá sản đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của Nhà nước, mà cụ thể là pháp luật phá sản Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thé can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo với xu hướng chung là ngày càng đề cao, hoàn thiện hơn về Luật Phá sản Do đó, thủ tục phá sản có vai trò vô cùng to lớn, thé hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, thủ tục phá sản là công cụ tốt nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Luật Phá sản ngay từ khi ra đời là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Ngày nay, trong pháp luật pha sản hiện đại, nhiệm vụ nay vẫn được duy trì và tiếp nối Khi con nợ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thì các chủ nợ là người sẽ bị thiệt hại trước tiên Nếu không phát hiện kịp thời và không kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp thì khả năng thu hồi nợ của chủ nợ càng thấp Mặt khác, khi con nợ không trả được nợ thì tâm lý chung của các chủ nợ đều muốn đòi được nợ nhiều nhất và nhanh chóng nhất Khi đó, các chủ nợ sẽ tìm nhiều cách khác nhau

dé đòi được nợ.

Một cách đòi nợ thông thường đúng với quy định của pháp luật hiện hành là

21

Trang 28

các chủ nợ có quyền khởi kiện ra Toà án dé yêu cầu thanh toán và đề nghị Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo toàn giá trị tài sản đang có của con nợ Bằng cách khởi kiện này, chủ nợ nào nhanh chân hơn sẽ có nhiều khả năng thu hồi được nợ Việc đòi nợ bằng con đường này đã không giải quyết được một cách thoả đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, tạo sự bất bình đẳng giữa các chủ

nợ Với thủ tục phá sản có thé chấm dứt được tinh trạng đòi nợ riêng rẽ của các chủ

nợ Đây là phương pháp đòi nợ tập thé, tuân theo một trình tự thống nhất do luật định Các chủ nợ không phụ thuộc vào số nợ, tính chất nợ mà đều được đối xử bình đẳng như nhau trong thủ tục phá sản.

Thứ hai, thủ tục phá sản khẳng định nghĩa vụ thanh toán nợ và ghi nhận các quyền lợi chính đánh, hợp pháp của con nợ Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhận thức của con người về phá sản ngày càng đúng đắn Phá sản được nhìn nhận là một rủi ro trong kinh doanh, có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho người lao động, các chủ nợ và xã hội Do đó, việc giúp đỡ các con nợ là trách nhiệm chung của xã hội Luật Phá sản đã quy định cho con nợ rất nhiều quyền như quyền nộp đơn xin phá sản, quyền tham gia Hội nghị chủ nợ Quyền nộp đơn xin phá sản với chính minh là một cơ hội tốt cho con nợ có thể nhận được sự can thiệp của Toà

án và sự hỗ trợ từ phía các chủ nợ sớm hon để còn có cơ hội phục hồi hoạt động sản

xuất kinh doanh Thủ tục phá sản với một trình tự thống nhất, chặt chẽ theo quy định của pháp luật cũng giúp con nợ tránh được các hành vi bạo lực, trái pháp luật, lợi dụng tình thế tài chính khó khăn của con nợ để trục lợi từ phía một số chủ nợ nào đó Pháp luật phá sản có những quy định tạo điều kiện cho con nợ được phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế phục hồi doanh nghiệp của pháp luật phá

san có thé cứu doanh nghiệp ra khỏi tình trạng phá sản.

Thứ ba, thủ tục phá sản góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thì thông thường tự động thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, làm giảm sút thu nhập và việc làm của người lao động Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động sẽ không có việc làm, thất nghiệp Như vậy, quyền lợi của người lao động sẽ bị thiệt

22

Trang 29

hại ngay từ khi doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản Dé bảo vệ người lao động, trước hết phải cứu doanh nghiệp ra khỏi tình trạng phá sản Pháp luật phá sản đã

quy định cho người lao động các quyền như quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền được tham gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản nợ khác Nhưng thực tế, tâm lý của những người lao động không muốn doanh nghiệp mình đã gắn bó lâu nay bị tuyên bố phá sản, không muốn phải di tìm một nơi làm việc mới, họ muốn cứu vãn doanh nghiệp hơn là yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Thứ tư, thủ tục phá sản là công cụ quan trọng dé thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế, thúc day nền kinh tế phát triển, góp phan đảm

bảo trật tự, an toàn xã hội Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp lớn bị phá sản

thường đe dọa dé vỡ dây chuyền và thất nghiệp hàng loạt, uy hiếp trực tiếp tới 6n

định xã hội, làm nhiều người lao động bị thất nghiệp, gây ra dư luận xã hội lớn trong công chúng Hoạt động thương trường đòi hỏi những người tham gia phải cóý chí nghị lực và tai năng kinh doanh Những quy định của pháp luật pha sản là

công cu ran de cần thiết đối với các chủ thé kinh doanh khi họ bước chân vào con đường này Từ đó, buộc họ phải năng động, sáng tạo, tính toán trong hoạt động kinh doanh, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu

quả sẽ là động lực dé thúc đây nền kinh tế phát trién.

Sự răn đe của pháp luật phá sản còn góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh, tránh trường hợp có tình gây thiệt hại cho những người kinh doanh làm ăn chân chính Pháp luật phá sản góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính giữa các chủ thé hoạt động kinh doanh, phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế thấp

nhât những tác động tiêu cực của hiện tượng phá sản đôi với lợi ích xã hội.

23

Trang 30

Chương 2

THUC TRẠNG PHAP LUAT VÀ THUC TIEN MỞ THỦ TỤC PHA SAN

TAI CAC TOA AN NHAN DAN THANH PHO HAI PHONG

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản

2.1.1 Quy định về điều kiện mở thi tục phá sản

* Vê phạm vi đối tượng được áp dụng quy định mở thủ tục pha sản

Pha sản là một hiện tượng kinh tế khá phổ biến trong đời sống xã hội mà biểu hiện là tình trạng con nợ mat khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của

mình Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phá sản có thể hiện hữu, xảy đến với bất kỳ

ai, bất kỳ đối tượng nào trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội như lĩnh vực kinh

doanh, lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực dân sự Trong bất kỳ đạo luật nào thì việc quy

định phạm vi đối tượng áp dụng là hết sức cần thiết và thường được đặt ở ngay những điều khoản đầu tiên của luật, đối với pháp luật phá sản thì việc quy định về

vấn đề này là sự khẳng định quan điểm của Nhà nước về việc ai, tổ chức, cá nhân

nào trong xã hội có thé bi đưa ra Tòa án dé Tòa án tuyên bố phá sản Trên thé giới,

ở các nước khác nhau thì phạm vi áp dụng được quy định là khác nhau Sở di là vì

mỗi nước đều có điều kiện, hoàn cảnh kinh tế- xã hội và trình độ, năng lực của cơ quan quản lý không giống nhau Ở các quốc gia phát triển, thủ tục phá sản được áp dụng cho các đối tượng ở phạm vi rộng không những trong lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực tiêu dùng Tuy nhiên, ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển khi mà kinh nghiệm lập pháp còn non yếu, văn hóa pháp lý của các nhà kinh doanh chưa

cao, trình độ năng lực của bộ máy Tòa án còn hạn chế thì việc mở rộng phạm vi ap

dụng của luật là điều không thé, chính vì vậy đối tượng áp dụng của luật phá sản ở các nước này chủ yếu bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh Nhìn chung hiện nay trên thé giới có pháp luật phá sản của các nước thường quy định một trong ba phạm vi

đối tượng áp dụng chủ yếu sau.

Thứ nhất, thủ tục phá sản chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh hay còn

gọi là thương nhân, bao gồm thương nhân là pháp nhân và thương nhân là thể nhân.

24

Trang 31

Thứ hai, thủ tục phá sản chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp, ngoài ra không một chủ thé nào được áp dụng thủ tục này ké cả chủ thé đó có đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, thủ tục phá sản được áp dụng cho tất cả các loại hình thương nhân bao gồm cả pháp nhân và thé nhân, ngoài ra còn được áp dụng cho cả cá nhân người tiêu dùng- tức là những cá nhân không có đăng ký kinh doanh Thậm chí còn được

áp dụng cho cả những đối tượng không phải là pháp nhân hoặc là pháp nhân nhưng

có hoạt động mang tính chất công, hoặc đơn vi sự nghiệp có thu- chi như bệnh viện,

trường học, hiệp hội

Theo Điều 2 Luật Phá sản năm 2014: Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản là doanh nghiệp và hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Các doanh nghiệp, hợp tác xã có thé hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế; từ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ, khi lâm vào tình trạng phá sản sẽ giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.

Chủ thé không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Phá sản là hộ kinh doanh.

Đây là chủ thể kinh doanh không có tư cách doanh nghiệp mà kinh doanh với tư cách cá nhân; vì thế không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Phá sản.

Khi kinh doanh thua lỗ, cá nhân, nhóm người hoặc hộ gia đình chịu trách

nhiệm băng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của minh cho dé hết nợ.

Như vậy, Luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu

chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (công ty TNHH, công ty cô phần, công ty hợp danh).

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ké cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài (hiểu là doanh nghiệp

mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông qua chỉ

25

Trang 32

nhánh, văn phòng đại diện) thì không thé bị tuyên bố phá sản tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam; trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của luật dân

sự và luật tố tụng dân sự.

Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối tượng áp dụng của Luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá sản được

giải quyết theo quy định của luật dân sự và luật tố tụng dân sự.

Ngoài ra Luật Phá sản cũng quy định trường hợp ngoại lệ bằng văn bản riêng đối với vấn đề phá sản của các doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tải chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm,

dịch vụ công ích thiết yêu Đây là những tổ chức hết sức đặc biệt trong nền kinh tế, tính đặc biệt của nó thé hiện ở chỗ khi các tổ chức này phá sản sẽ gây ra tác động

dây chuyền, kéo theo sự sụp đồ của những chủ thé khác, gây hậu quả tiêu cực cho nên kinh tế Chính vi vậy, pháp luật các nước đều hạn chế tối đa sự phá sản của các tổ chức này, chỉ cho phép phá sản theo những thủ tục đặc biệt khi không còn khả năng cứu van, hồi phục.

* Quy định về dấu hiệu xác định tình trạng phá sản

Việc xác định các dấu hiệu doanh nghiệp có bị lâm vào tình trạng phá sản

hay không có ý nghĩa hết sức quan trọng; nó là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản, tạo tiền đề cho hàng loạt những thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải quyết phá sản sau này Pháp luật các quốc gia trên thế giới do xuất phát từ những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thường đưa ra các tiêu chí khác nhau khi xác định tình trạng phá sản, tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là tạo ra các tiêu chí để có thể can thiệp sớm vì tính chất nghiêm trọng về hậu quả có tính dây

chuyền của hiện tượng phá sản trong đời sống kinh tế, sự can thiệp này có thé giúp tăng khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp sau khi bị lâm vào tình trạng phá sản.

Ở Việt Nam, ở các thời kỳ khác nhau chúng ta cũng học hỏi kinh nghiệm và

có cùng quan điểm với các nhà lập pháp trên thế giới khi khẳng định bản chất tình

26

Trang 33

trạng phá sản là tình trạng không trả được các khoản nợ đến hạn Để khắc phục bất

cập trên, Luật Phá sản 2004 khi đưa ra khái niệm phá sản đã không đề cập đến

nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ mà

quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là lâm vảo tình trạng phá sản” Điều này thể hiện sự tiến bộ về mặt lập pháp cũng như sự can thiệp sớm của Nhà nước vào hiện tượng phá sản nhăm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh

doanh, trở lại với thương trường.

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi có dấu hiệu mất khả năng thanh toán Theo đó, Doanh nghiệp mat khả năng thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mắt khả năng thanh

toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh todn khoản nợ

trong thời han 03 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán ”.

Thứ nhất, là tiêu chí “định lượng” Theo tiêu chí này, một Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có

gia tri tối thiểu đã được ấn định trong Luật phá sản.

Thứ hai, là “kế toán” Tiêu chí này được thực hiện qua số sách kế toán

của Doanh nghiệp nợ Nếu như các số liệu kế toán của Doanh nghiệp cho thấy

tông giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản có thì Doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản.

Thứ ba, là “định tính” Tiêu chí này quan tâm trực tiếp đến tính tức thời của việc trả nợ khả năng thanh toán tức thời của Doanh nghiệp mà không quan tâm đến

số lượng tài sản hiện có của Doanh nghiệp.

Luật phá sản 2014 quy định tiêu chí pháp lý đặc trưng nhất của Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là mat khả năng thanh toán nợ đến hạn Cần chú ý khoản 1 điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời han 3 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán”.

Tiêu chí xác định mất khả năng thanh toán là “không thực hiện nghĩa vụ

27

Trang 34

thanh toán trong thời hạn 3 tháng ké từ ngày đến hạn” Nghĩa là, sau 3 tháng ké

từ ngày khoản nợ đó đến hạn mà Doanh nghiệp vẫn không thanh toán thì người

có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thé thực hiện quyền, nghĩa vụ đó Bên cạnh đó thì Luật phá sản 2014 cũng không quy định giới hạn các khoản nợ.

Trong đó, nhà làm luật cho thời điểm được xác định là trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán Việc quy định như vậy giúp Doanh nghiệp, Hợp tác

xã chưa có khả năng thanh toán có thé tìm các phương án dé thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi là lâm vào tình trạng mắt khả năng thanh toán.

Theo Mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4-2005 của Hội đồng Tham phan Toà án nhân dân tối cao hướng dan thi hành một số quy định

của Luật Phá sản, thì doanh nghiệp, hợp tac xã bi coi là lâm vào tinh trạng pha sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có các khoản nợ đến hạn: Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phan (chỉ tinh phần không có bảo đảm); đã

rõ rang; được các bên xác nhận, có day đủ các giấy tờ, tài liệu dé chứng minh và

không có tranh chấp;

- Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng doanh

nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán Chủ nợ yêu cầu phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã ).

Có thể nhận thấy một doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có khoản nợ đến hạn; Chủ nợ đã yêu cầu;

Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có khả năng thanh toán Nghiên cứu dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn có thê rút ra một số đặc điểm như:

Thứ nhất, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hay hợp tác xã hoàn toàn cạn kiệt tai sản Doanh nghiệp có thé còn rất nhiều tài sản nhưng vẫn rơi vào tình trạng mắt khả năng thanh toán vì những tài sản

đó không thé bán được khiến cho doanh nghiệp không thanh toán được nợ đến hạn.

28

Trang 35

Thứ hai, mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thê hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng trừ khi có sự giúp đỡ của Tòa án hoặc của các chủ nợ.

Thứ: ba, bản chất của việc mat khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là có trả được nợ hay không Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che giấu tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều phương tiện gian tra dé bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản nhiều lần dé vay vốn ngân hàng

Thứ tư, việc pháp luật không quy định cụ thé khoản nợ là bao nhiêu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản là hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế thì tình hình tài chính trong mỗi doanh nghiệp là hết sức khác nhau, có những doanh nghiệp chỉ nợ đến vài chục triệu đồng đã không có cách gi dé trả, trong khi đó có những doanh nghiệp nợ đến con số hàng trăm triệu đồng vẫn có khả năng trả bình thường.

Thứ: năm, đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh

doanh có giao kết hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì các khoản nợ này được coi là cơ sở đánh giá doanh nghiệp có bị phá san hay không Trái lại

cần phân biệt khoản nợ này với khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình mà không phải vì mục đích sản xuất kinh đoanh.

Như vậy, bản chất của tình trạng phá sản là con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi có yêu cầu của chủ nợ, điều đó đồng nghĩa với việc khi con nợ ngừng trả nợ thì chủ nợ có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc phá sản đối với con nợ này Tóm lại, khái niệm phá sản là để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trang phá sản với dau hiệu cơ bản nhất là mat khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; tuy nhiên cần phải hiểu rằng khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa hăn đã bị phá sản mà chỉ bị coi là phá sản khi đã

29

Trang 36

tiễn hành thủ tục tuyên bố phá sản; vì vậy tinh trạng phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam là tình trạng pháp lý chứ không phải tình trạng thực tế.

2.1.2 Các quy định về trình tự mở thủ tục phá sản

2.1.2.1 Chủ thể có quyên và nghĩa vụ nộp đơn yêu cau mở thủ tục phá sản

Việc nộp đơn ra trước Tòa để buộc một chủ thê nào đó lâm vào tình trạng phá sản là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thé đó Tuy vậy, trong nền kinh tế dé dam bao lợi ích của chủ thể khác mà trước hết là các chủ nợ thì việc quy định rõ ràng và chặt chẽ các chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá san là hết sức cần thiết Việc nộp đơn yêu cau là

thủ tục bắt buộc đầu tiên để giải quyết một vụ việc phá sản, và cũng là căn cứ dé

Toa an ra quyét định mở hay không mở thủ tục pha san, tao tiền đề cho một loạt các thủ tục pháp lý sau này Theo pháp luật Việt Nam, tòa án chỉ thụ lý để chuẩn bị mở

thủ tục phá sản khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ; các chủ nợ; của người lao động: của cô đông hoặc thành viên công ty.

* Chủ thể có quyên nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Chủ nợ

Khoản 1 Điều 5 Luật pha san 2014 quy định: “Chu nợ không có bảo dam, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyên nộp đơn yêu cau mở thủ tục phá sản khi hết

thời hạn 03 tháng ké từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toan”.

Theo đó, chủ thé là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở

đây là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phan Luật phá sản năm

2014 vẫn giữ nguyên thành phần chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định nảy tạo điều kiện cho các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục pha sản của chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phan là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ

thanh toán (tức là thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán).

30

Trang 37

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở

Khoản 2 Điều 5 Luật phá sản quy định:

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ

sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở tủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng ké từ ngày phải

thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa

vụ thanh toán.

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp ta thây, Luật phá sản 2014 có

quy định thêm hai đối tượng có quyền nộp đơn trong nhóm này à công đoàn cơ sở và công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp (đối với những nơi không có công đoàn cấp cơ

sở) Đây là điểm mới đã ngăn ngừa bat cập trong Luật phá sản 2014 là người lao động cử người đại diện nộp đơn Bên cạnh đó, dựa vào chức năng, nhiệm vụ công

đoàn cơ sở ta thấy thêm chủ thé này vào là rất hợp lý, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của những chủ thé này là thời điểm hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác

xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán Đối với chủ thé này, thời điểm phát sinh

quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của họ có thêm một thời điểm riêng nữa

đó là hết thời hạn 03 tháng ké từ ngày phải thự hiện nghĩa vụ trả lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ Do đặc điểm riêng biệt của chủ thé nay là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những

nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, họ làm công cho doanh nghiệp, hợp tác xã và

doanh nghiệp, hợp tác xã nợ họ là nợ công lao động (không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lương).

31

Trang 38

- Cé đông hoặc nhóm cỗ đông

Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định:

Cé đông hoặc nhóm cô đông sở hữu từ 20% số cô phần phô thong trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mat khả năng thanh toán Cổ đông hoặc nhóm cô đông sở hữu dưới 20% số cô phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cô phan mat khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Theo đó, chủ thé là cổ đông hoặc nhóm cô đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có hai loại:

Loại một, cỗ đông hoặc nhóm cô đông sở hữu từ 20% số cô phần phổ thông

trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

Loại hai, cô đông hoặc nhóm cô đông sở hữu dưới 20% số cô phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng và được quy định trong Điều lệ công ty.

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thé nay là thời điểm công ty cô phan mat khả năng thanh toán, tức là công ty cô phần không thực hiện nghĩa vụ

thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán.

- Thành viên hop tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xãthành viên của liên hiệp hợp tác xã

Khoản 6 Điều 5 Luật phá sản quy định: “Thành viên hợp tác xã hoặc người

đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền

nộp don yêu cau mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mat khả năng thanh toản ”.

Theo đó, đối tượng áp dụng ở đây chỉ có thể là hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã vì chỉ có hai đối tượng này mới ton tại thành viên hợp tác xã và hop tác xã

thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mat khả năng thanh toán Tức là thời điểm hợp tác

32

Trang 39

xã, liên hiệp hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.

* Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cau mở thủ tục phá sản

Luật phá sản năm 2014 quy định các chủ thê có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại hai khoản của Điều 5 Luật này.

Thứ nhất, Khoản 3 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ

nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng

thanh toán.

Thứ hai, khoản 4 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cỏ

phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Theo đó, chủ thể co nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quan trị của công ty cỏ phan, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danhcủa công ty hợp danh.

Riêng nhóm chủ thê thứ hai chỉ áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp vì thành viên chỉ ở các loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện các chủ thé trên ở Hợp

tác xã thì chỉ có thành viên hợp tác xã và hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác

xã, các chủ thé nay đã được quy định có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Khoản 6 Điều 5 Luật này

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán, không trả được các khoản nợ

đên hạn.

33

Trang 40

2.1.2.2 Quy định về nội dung đơn yêu cau mở thủ tục phá sản

Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục pha sản đến cơ quan có thẩm quyên, các chủ thé có quyền, nghĩa vụ nộp đơn trước hết phải có căn cứ chứng minh cho yêu cầu của

mình là đúng dan và hợp pháp thông qua nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thông thường, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Tòa án có

thâm quyền theo quy định của pháp luật và có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn;

Tên, địa chỉ của người làm đơn;

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Ngoài ra đối với các chủ nợ, người lao động tuy không phải nộp kèm giấy tờ, tài

liệu nào khác nhưng trong đơn yêu cầu của họ phải có thêm các nội dung chính như:

Đối với chủ nợ: khi nộp đơn chủ nợ phải có thêm nội dung: Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn ma không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán và quá trình đòi nợ (số lần đòi nợ, thời gian đòi nợ, các biện pháp đã sử dụng dé đòi nợ ).

Đối với người lao động: khi nộp đơn họ phải nêu rõ số tháng nợ tiền lương,

tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; các cô đông công ty cô phần; các thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì khi nộp đơn phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã,

trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cé phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tô chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mat khả năng thanh toán các khoản

nợ dén hạn;

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w