Thực trạng pháp luật và thực tiễn mở thủ tục phá sản tại các Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE MO THU TUC PHA SAN

Dé giải quyết tình trang này, giữa chủ nợ và con nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải quyết khác nhau: hoặc là tự giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán, hoặc là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặc tập thể nào đó, đôi khi là chính quyền địa phương nơi con nợ cư trú hay nơi con nợ tiên hành các hoạt động kinh doanh. Việc ban hành pháp luật về thủ tục phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước, nham tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ các chủ thê trong quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó, hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực.

THUC TRẠNG PHAP LUAT VÀ THUC TIEN MỞ THỦ TỤC PHA SAN TAI CAC TOA AN NHAN DAN THANH PHO HAI PHONG

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hải Phòng luôn quán triệt và tô chức thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tôi cao và Tỉnh ủy; không ngừng củng có, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Dang và đoàn thể; thường xuyên đổi mới công tác quản lý, điều hành, tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ; đây mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần thúc day hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính tri được giao. Toà án nhân dân thành phố có: Ủy ban Thâm phán; 06 toà chuyên trách (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính và Tòa gia đình và người chưa thành niên) và bộ máy giúp việc. TAND thành phố có Chánh án, 03. Phó Chánh án, các Thâm phán trung cấp, Hội thầm nhân dân, Thư ký Tòa án, Tham. tra viên và các chức danh khác. Uy ban thâm phán TAND thành phố Hải Phòng được tổ chức theo quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức TAND với 07 thành viên, bao gồm: Chánh án, 03 Phó Chánh án,. Chánh tòa Hình sự, Chánh tòa Dân sự và Chánh tòa Kinh tế TAND thành phó. Các tòa chuyên trách TAND thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa chuyên trách TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Luật Tổ chức TAND, cụ thể như sau: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế,. Tòa Lao động và Tòa Hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên có những. nhiệm vụ và quyền hạn: Sơ thâm những vu án theo quy định của pháp luật tố tung;. phúc thâm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Các Toà án nhân dân cấp huyện: TAND thành phố Hải Phòng có 15 TAND cấp huyện gồm TAND quận Ngô Quyền, TAND quận Hồng Bàng, TAND quận Lê Chân, TAND quận Dương Kinh, TAND quận Đồ Sơn, TAND quận Kiến An và. TAND quận Hải An), TAND huyện Thuỷ Nguyên, TAND huyện Hải An, TAND. huyện An Lão, TAND huyện Kiến Thụy, TAND huyện Tiên Lãng, TAND huyện. Vinh Bao) và TAND huyện Cát Hải, TAND huyện Bach Long Vi). Kết quả trong những năm qua, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hải Phòng không ngừng đây nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại án, kiên quyết không dé án quá thời hạn luật định; chất lượng giải quyết, xét xử được giữ vững, không xét xử oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát giải quyết, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án điểm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm; tô chức tốt các phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra tội phạm dé tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân; tăng.

Trường hợp chủ nợ không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đồi với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán khoản nợ đến hạn mà khởi kiện tại Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã trả nợ và được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; sau đó, chủ nợ có đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án hoặc bản án, quyết định đang được xem xét theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán nợ không?. Đối với việc tòa án quy định khi hết thời hạn 30 ngày mà chủ nợ không nộp giấy đòi nợ thì bi mat quyền đòi nợ (từ bỏ quyền đòi nợ) là không phù hợp quy định của pháp luật phá sản hiện hành bởi lẽ Luật Phá sản số 51/2014/QH13 hoàn toàn không quy định điều này, do đó Tòa án không có quyền tước bỏ quyền đòi nợ của chủ nợ sau khi hết thời hạn 30 ngày gửi giấy đòi nợ (Phân biệt với Luật phá sản năm 2004 quy định tại khoản 1 Điều 51, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án trong thời hạn 60 ngày, hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì được. coi là từ bỏ quyên đòi nợ). Mặt khác, việc tước bỏ quyền đòi nợ theo thời hạn ấn định của việc nộp giấy đòi nợ còn trái với quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Phá sản (Điều 110. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hop tác xã phá sản: 1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tu nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh. toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá san có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).

ÁP DUNG MO THỦ TỤC PHA SAN

Việc hoàn thiện các quy định của Luật không những phải phù hợp thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia mà trong thời kỳ hội nhập các nhà lập pháp phải học hỏi, giao lưu tiếp thu các kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài, cần có sự tham khảo và học tập kinh nghiệm của các quốc gia đã có những thành công đáng kế trong lĩnh vực này, nhất là những quốc gia có hệ thống pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những quốc gia khác, đồng thời cả những quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với nước ta trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế, vì phá sản đối với nước ta còn quá mới mẻ và hầu như là sự kế thừa từ các quốc gia có. Cụ thé như chức năng đại diện cho con nợ, quyền có được thông tin liên quan đến con nợ, giao dịch trong quá khứ, gồm cả việc xem xét con nợ và bất kỳ bên thứ ba nào đã giao địch với con nợ và điều này đòi hỏi nghĩa vụ trung thực của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản, tinh trạng tai san, đăng ký quyền của tải sản. Theo quy định của pháp luật phá sản, Thâm phán là người trực tiếp giải quyết việc pha sản doanh nghiệp, đồng thời phải là người giám sát và tiến hành toàn bộ thủ tục phá sản mà không có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế nên chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết phá sản doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Tham phán.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc suy giảm hiệu lực pháp luật phá sản cũng như các quy định về mở thủ tục phá sản vì các cơ quan có thầm quyền thường gặp khó khăn trong việc kiểm kê tài sản doanh nghiệp, xác định đúng liệu doanh nghiệp đã bị lâm vào tình trạng mất thanh toán nợ đến hạn theo yêu cầu hay chưa để tạo cơ sở cho việc ra quyết định mở thủ tục phá sản.

KET LUẬN

Luật phá sản ra đời không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế, mà còn chứng minh được tính thời sự của vấn đề này trong nền kinh tế thị trường. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc khắc phục những hạn chế, khó khăn vướng mắc của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay, luận văn đã nghiên cứu một các toàn diện về mở thủ tục phá sản. Thông qua những nghiên cứu trong luận văn, tác giả mong muốn với những đề xuất giải pháp của tác giả có thé đưa Luật phá sản và các văn bản hướng dẫn được triển khai một cách hiệu quả trên thực tế.

Tuy nhiên, do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, tác giả còn nhiều vấn đề chưa đi sâu nghiên cứu.