1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự Do Hết Thời Hiệu Khởi Kiện Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Trịnh Văn Toàn
Người hướng dẫn TS. Trần Phương Thảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 23,76 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vu án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện.............................---s- 2c s2 2s ss©ssessessessessessesses 8 1. Khái niệm đình chi giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu kkhiổi KGB oeessesseessesssessssssesseessessscssessscssecsscssesasessssssessesaseesscsuceascssesasceseeaseese 8 2. Đặc diém của đình chỉ giải quyết vu án dân sự do hết thời hiệu khởi KGB os ecsesssessesssessscsnesssessesssessecsucesscsusssscsnccascsuesascsnccsscasecasceaceaseeasesses 16 3. Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu 778.7, NA nan nan nan nan ae ena14......Ô 21 1.2. Cở sở của việc pháp luật quy định và các yếu tố ảnh hưởng đến việc định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện (15)
    • 1.2.1. Cơ sở của việc quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu kkhổi ẹiỆN4.....................-.o-- 5c se ©cs<©se£xeeExeereerxeereerreerserrerreerreee 23 1.2.2. Các yếu tô ảnh hưởng đến việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi ẹiỆN4.....................---5-âceâce<âseSteeExeEreeExeerserteerketrerrkerrrreerrkee 25 1.3. Sơ lược quá trình phát triển của các quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện của pháp luật tố tụng dân sự TVIỆ( ẽNamN........................ 0G G5 0 5 9. 9. 9 9... 9 00 T0. 0.000 000090. 00906009 0ứ 32 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989...............................---s- se s2 32 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004..............................---------ô- 35 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2005 đẾn NAY ....................-....---2-5 c2 5< secsccscsse 36 (30)
    • 2.2.1. Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ ỏn dõn sự do hết thời hiệu khỏi kiện....................--.---------5--ô- 52 (59)
    • 2.2.2. Những vướng mac, han chế khi áp dụng quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện và nguyên nhân (0)
      • 2.2.2.1. Những vướng mắc, hạn chế.....................----:- 2z +s+cs+c+x+xerxsred 54 2.2.2.2. Nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế (0)
    • 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật dân sự về thời hiệu khởi kiện (76)
    • 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện (82)
    • 3.1.3 C 7) 00. .0nnẽnn (0)

Nội dung

Trên thực tế, đình chỉ giải quyết vụ án là một quyết định tố tụng dân sự rat quan trọng, có thé ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền, lợi íchhợp pháp của đương sự.Một trong những căn cứ

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vu án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện -s- 2c s2 2s ss©ssessessessessessesses 8 1 Khái niệm đình chi giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu kkhiổi KGB oeessesseessesssessssssesseessessscssessscssecsscssesasessssssessesaseesscsuceascssesasceseeaseese 8 2 Đặc diém của đình chỉ giải quyết vu án dân sự do hết thời hiệu khởi KGB os ecsesssessesssessscsnesssessesssessecsucesscsusssscsnccascsuesascsnccsscasecasceaceaseeasesses 16 3 Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu 778.7, NA nan nan nan nan ae ena14 Ô 21 1.2 Cở sở của việc pháp luật quy định và các yếu tố ảnh hưởng đến việc định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện

Cơ sở của việc quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu kkhổi ẹiỆN4 -.o 5c se ©cs<©se£xeeExeereerxeereerreerserrerreerreee 23 1.2.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi ẹiỆN4 -5-âceâce<âseSteeExeEreeExeerserteerketrerrkerrrreerrkee 25 1.3 Sơ lược quá trình phát triển của các quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện của pháp luật tố tụng dân sự TVIỆ( ẽNamN 0G G5 0 5 9 9 9 9 9 00 T0 0.000 000090 00906009 0ứ 32 1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 . -s- se s2 32 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 -ô- 35 1.3.3 Giai đoạn từ năm 2005 đẾn NAY - -2-5 c2 5< secsccscsse 36

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trong vẫn đề giải quyếtVADS, có thể thấy, việc quy định về đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện là rất cần thiết, dựa trên các cơ sở sau:

Một là, nhằm bảo đảm quyển con người, quyên công dân của đương sự Trách nhiệm của Toà án khi giải quyết VADS là đảm bảo kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua việc giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật các VADS được thụ lý Với các quyền hạn được pháp luật quy định, khi tham gia TTDS, đương sự dưới sự hỗ trợ của Toà án được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các quyền năng TTDS của mình như quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ; quyên yêu cầu Toà án thu thập, xác minh chứng cứ; quyền tham gia phiên hợp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; quyền tranh tụng; quyền kháng cáo, khiếu nại, tố cáo Các đương sự sử dụng có hiệu quả các quyền năng trên đê tạo mọi điêu kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp

23 pháp của mình trước Toà án Nhưng trong thực hiện giải quyết các VADS, mỗi vụ án đều có những đặc trưng riêng biệt khác nhau, nhiều sự việc đã xảy ra rất lâu nhưng đến hiện tại mới tiễn hành khởi kiện Khi đó, các tài liệu, chứng cứ trong vụ án gần như khó có thé thu thập một cách day đủ và chính xác Việc giải quyết vụ án khách quan cũng trở nên khó khăn Nói cách khác, không phải lúc nào quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự đều được đảm bảo một cách tuyệt đối Tuy vậy, việc dé sự việc đã diễn ra quá lâu trong quá khứ xuất phát từ lỗi của các bên đương sự, chứ không phải thuộc về Toà án Do đó, việc cần thiết quy định về việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện là cần thiết đề tạo ra giới hạn trong quyền năng tố tụng của các đương sự Các chủ thé không bị giới hạn trong việc khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ bat kỳ quyền, lợi ích hợp pháp nào của mình Tuy nhiên, nếu các yêu cầu đó đã hết thời hiệu khởi kiện thì Toà án có quyền đình chỉ giải quyết, tức không cần xem xét, phân định quyền và lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của các bên.

Tuy vậy, nếu trao toàn bộ quyên đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện cho Toà án sẽ tạo ra nhiều trường hợp lạm quyền gây ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự Do đó, pháp luật chỉ cho phép Toà án có quyền đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện khi có bất kỳ đương sự nào có yêu cầu Toà án xem xét việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong vụ án đó Như vậy vừa đảm bảo các đương sự được tự do sử dụng toàn bộ các quyền năng của mình, vừa tạo ra một giới hạn nhất định, tránh việc lạm dụng quyền khởi kiện.

Hai là, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác xét xử các vụ án dân sự của Toà án

Toà án không được phép từ chối thụ lý các VADS thuộc thâm quyền của mình Tuy nhiên, các quan hệ dân sự trong xã hội là rất nhiều, công việc mà môi Toà án phải đảm nhận vì thê cũng rât lớn Việc vừa đảm bảo thời hạn

24 tố tụng trong việc giải quyết vụ án, vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác khi giải quyết vụ án là vấn đề vô cùng khó khăn Nhưng, không phải vụ án nào cũng dễ dàng giải quyết, nhiều vụ án dù đã hết thời hiệu khởi kiện, nhưng vẫn khởi kiện ra Toà án và Toà án cũng không thể giải quyết được do quá trình cung cấp chứng cứ của đương sự hay hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án gặp nhiều khó khăn Việc này dẫn đến số lượng án tồn động là rất nhiều, gây ra nhiều áp dụng cho đội ngũ công chức, người lao động trong mỗi Toà án Do đó, nhằm giảm bớt áp lực công việc cho Toà án, việc đưa ra các quy định về đình chỉ giải quyết vụ án nói chung và đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện nói riêng là vô cùng cần thiết Từ đó, Toà án sẽ thoải mái trong việc giải quyết các vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, có thời gian tập trung các vụ án khác, nâng cao được hiệu quả công viỆc.

Tóm lại, vấn đề quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện là tất yếu phải xảy ra khi giải quyết VADS.

1.2.2 Các yếu tô ảnh hướng đến việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện

Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của hệ thống các quy định pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện

Những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động xét xử của Tòa án là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện. Trong thời gian qua, công tác xét xử VADS đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách quan trọng Tại các Nghị quyết của Đảng luôn có nội dung xác định xét xử VADS là một công việc quan trọng trong việc cân băng xã hội.

Các yếu tố về pháp luật thể hiện mức độ hoàn thiện của pháp luật nội dung, pháp luật thủ tục, pháp luật tô chức làm cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt

25 động xét xử nói chung và đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện nói riêng.

Pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện càng hoàn thiện thì các chủ thể áp dụng pháp luật sẽ có nhiều thuận lợi trong việc thực thi pháp luật khi giải quyết các tranh chấp trong xã hội Ngược lại, pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau sẽ gây ra những khó khăn khi áp dụng pháp luật, khi đó quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong quan hệ dân sự sẽ không được đảm bảo — vẫn đề không nên để xảy ra kéo dài trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức được sự quan trọng đó, trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn tập trung vào các kế hoạch tiến trình cải cách tư pháp đảm bảo nền tư pháp Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thời đại.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó pháp luật nói chung và pháp luật dân sự, tố tụng dân sự nói riêng là một công cụ quản lý nhà nước không thể thay thế được của Đảng và Nhà nước ta, kê cả trong lĩnh vực xét xử như Toà án Mục đích chính của pháp luật dân sự vẫn là đảm bảo đảm bảo cho các quan hệ xã hội của đất nước hoạt động bình thường, tạo điều kiện cho cho trật tự xã hội được ổn định, đất nước có tiền đề phát triển vững vàng Nội dung này chính là nhiệm vụ pháp lý mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra khi xây dựng các văn bản pháp luật dân sự trong công cuộc xây dựng và phát triên đất nước hiện nay. Đề thực hiện nhiệm vụ này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, đường lối chi đạo phù hợp với từng thời ky phát triển của đất nước thé hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật Do đó, việc áp dụng pháp luật cần phải đảm bảo tuân theo các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đây là yếu tố quan trọng và tiên quyết nhất dé duy trì trật tự trong các quan hệ dân sự xã hội Do bản chất là cơ quan xét xử duy nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án cần phải là đơn vị tiên phong trong việc

26 thực hiện các chính sách này, đặt mục tiêu bảo vệ sự phát triển của đất nước lên hàng đầu, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê trong xã hội trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, hay đồng nghĩa với việc, khi tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật trong đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện, Toà án phải đảm bảo các chủ trương đường lối của Dang và Nhà nước được thé hiện đúng với tinh thần mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong việc xét xử các vụ, việc dân sự Đây là điều kiện để các cán bộ, công chức ngành Toà án có thê ban hành các văn bản áp dụng pháp luật chính xác nhất.

Các Nghị quyết của Đảng và chính sách, chủ trương của Nhà nước như một “giấy pháp” cho cơ quan có thầm quyền có thé xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với bối cảnh của nước ta hiện nay Hệ thống các văn bản pháp luật được xây dựng đúng, đầy đủ và phù hợp là cơ sở cho các chủ thé áp dụng pháp luật có thê vận dụng trong việc giải quyết các VADS trên thực tế Khi áp dụng pháp luật sẽ phát sinh những trường hợp mà pháp luật chưa dự tính đến, khi có những báo cáo từ các cấp địa phương, các chủ thê có thâm quyền sẽ có những văn bản, chỉ thị hướng dẫn áp dụng pháp luật phù hợp với từng đặc điểm của địa phương Đồng thời cũng nhanh chóng tô chức tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật cho các chủ thể áp dụng pháp luật Từ đó, việc trung hoà giữa lý luận và thực tiễn sẽ diễn ra một cách hài hoà, đảm bảo cho pháp luật được áp dụng thống nhất.

Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiền đề tạo nên hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trong đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện.

Vì lẽ đó, pháp luật về đình chỉ giải quyết VADS dân sự do hết thời hiệu khởi kiện cần phải có mức độ hoàn thiện tốt nhất Trong đó, có thê đặt ra một số tiêu chí nhất định trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện.

Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật đình chỉ giải quyết vụ ỏn dõn sự do hết thời hiệu khỏi kiện . -5 ô- 52

BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi ké từ ngày 01/7/2016 và qua gan 8 năm đưa vào thi hành và áp dụng đã tạo ra một khung pháp lý về hoạt động

TTDS, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các VADS, với những ưu điểm chính cụ thê sau đây:

- Thứ nhất, khắc phục được những khó khăn cho Toà án về việc giải quyết những vụ án cần thiết phải thâm định, định giá tài sản hay các hoạt động thu thập, chứng cứ khác dé làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án Thực tiễn nhiều vụ án khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, cần phải có chi phí để thực hiện như: thuê phương tiện, thiết bị do đạc, thâm định vật tư, hàng hoá, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên môn, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh, đất đi thì chi phí này là rất lớn Tuy vậy, việc xem xét thâm định một cách chính xác còn phù thuộc vào tài sản thâm định và các giấy tờ chứng minh Trong các vụ án đình chỉ do hết thời hiệu khởi kiện, các tài sản thường khó có thể được mô tả một cách đầy đủ theo quy định của BLDS Vì lẽ đó, việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện là một căn cứ quan trọng dé giảm thiểu các trường hợp không cần thiết phải thâm định, định giá tài sản, giảm lượng án phải giải quyết cho Toà án.

- Thứ hai, việc Bộ luật sửa đồi căn cứ đình chỉ nếu hết thời hiệu khởi kiện đã hết thành đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Toà án ra bản án, quyết định giải quyết và thời hiệu khởi kiện đã hết Quy định này đã xây dựng theo hướng quy định thời hạn hưởng quyền và thời hạn miễn trừ nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế Điều này đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân Đồng thời khắc phục những hạn chế trong việc giải quyết vụ án khi thời hiệu khởi kiện đã hết mà đến cấp phúc thâm đương sự mới có yêu cầu và vụ án được đình chỉ Điều này gây tốn kém, lãng phí thời gian, chi phí tố tụng của Nhà nước và đương sự.

- Thứ ba, BLTTDS năm 2015 ra đời cũng rút ngắn thời hạn Toà án phải gửi văn bản là quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiêm sát

53 cùng cấp từ 03 ngày làm việc ké từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện Điều này đã đảm bảo tốt hơn quyền kháng cáo, kháng nghị của cá nhân và Viện kiểm sát đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện.

2.2.2 Những vướng mac, hạn chế khi áp dụng quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện và nguyên nhân

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS và BLDS khi giải quyết các vụ án bị đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện tại các Toà án cho thấy những bất cập, vướng mắc sau:

2.2.2.1 Những vướng mốc, hạn chế

- Về việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đã hết Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS năm 2015 chỉ quy định một cách chung chung không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, đối với những tranh chấp khác như tranh chấp đòi lại tài sản thì quy định này chưa xác định rõ ràng có áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không, trong khi đó các văn bản hướng dẫn áp dụng thời hiệu khởi kiện của BLTTDS năm 2004 đã hết hiệu lực pháp luật Do đó, thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về đòi lại tài sản thể hiện sự lúng túng nhất định cũng như không thống nhất giữa các Toà án khi áp dụng căn cứ đình chỉ này.

Ví dụ 1: Tranh chấp yêu cầu đòi lại tài sản giữa bà Nguyễn Thị Minh H và ông Hà Văn Ð và bà Nguyễn Thị Ngọc H2.[6]

Theo đơn khởi kiện ngày 10/02/2017 nguyên đơn trình bày: Ngày

12/6/2011, vợ chồng ông Hà Văn Ð và bà Nguyễn Thị Ngọc H2, trú tại số 22 Bửu Đóa, phường Phước Long, Nha Trang viết giấy vay tiền của bà Nguyễn Thi Minh HI, tổng cộng số tiền là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng), chia làm hai lần:

- Lan 1: Ngày 12/5/2011, ông Ð và ba H vay của bà HI 20.000.000đ;

- Lần 2: Ngày 21/5/2011, ông Ð và bà H2 vay của bà HI 30.000.000đ.

Tổng cộng hai lần vay là 50.000.000đ, thời hạn vay là 06 tháng, không thỏa thuận lãi vay Từ khi đến hạn trả nợ nguyên đơn đã nhiều lần nhăn tin, gọi điện và đến nhà của bị đơn để đòi tiền nhưng bị đơn né tránh và không trả nợ Do đó, nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả một lần số tiền 50.000.000 đồng, không tính lãi.

Nhận định của Toà án: Quan hệ tranh chấp được xác lập bằng giấy vay tiền vào ngày 12/6/2011 giữa bà Nguyễn Thị Minh HI và vợ chồng ông Hà Văn Ð, bà Nguyễn Thị Ngọc H2, thời hạn vay là 06 tháng Có thé dễ dàng xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là hợp đồng dân sự, và thời hiệu khởi kiện này hiện nay được BLDS quy định là 3 năm Đến ngày 10/02/2017, bà Nguyễn Thị Minh HI khởi kiện Thời hiệu khởi kiện đã hết Tuy vậy, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 03) thì: “Doi với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về doi lại tài san, doi lại quyên sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”, điều này được Toả án căn cứ vào để xác định yêu cầu khởi kiện của bà HI là có cơ sở và đây là trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015.

Mặc dù hướng giải quyết của Toà án không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu của nguyên đơn là đúng về mặt lý luận, nhưng việc Toà án áp dụng quy định của Nghị quyết số 03 dé lập luận và áp dụng vào vụ án là chưa phù hợp do Nghị quyết đã không còn hiệu lực pháp luật nhưng lại chưa có hướng dẫn mới.

Thứ hai, quy định về thời hiệu khởi kiện trong BLDS còn nhiều sự chồng chéo Chang hạn như tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, mặc dù là tranh chấp về hợp đồng nhưng ban chất của yêu cau thì lại liên quan đến yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu Do thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng

55 đặt cọc chưa được quy định rõ ràng nên việc áp dụng thời hiệu đối với trường hợp này rất đa dạng và thiếu nhất quán.

- Ví dụ 2: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc giữa ông A, bà L với ông N, bà T [9]:

Ngày 20/12/2002, nguyên don là ông A và bà L có ký “Giấy đặt cọc bán nhà” với ông N và bà T, theo đó bị đơn đồng ý bán một căn nhà cho nguyên đơn với 1.985 lượng vàng SJC Do nguyên đơn là Việt kiều Mỹ, chưa được phép đứng tên sở hữu nhà ở Việt Nam nên các bên thoả thuận chờ nguyên đơn tìm được người đứng tên dùm hoặc được làm thủ tục cho Việt

Kiều đứng tên. Đến năm 2008, nguyên đơn tìm được người đứng tên mua bán nhà dùm thì bị đơn không đồng ý bán nhà như đã thoả thuận nên nguyên đơn khiếu nại đến UBND phường B Tại biên bản làm việc ngày 14/4/2008 bị đơn xác nhận vẫn tiếp tục duy trì mua bán căn nhà trên nhưng theo giá mới là 3.500 lượng vàng SJC, nguyên đơn chỉ đồng ý mua theo giá cũ là 1.985 lượng vàng SJC, do đó việc giai quyết của UBND phường B không có kết quả.

Năm 2013, ông A về Việt Nam tiếp tục nộp đơn khiếu nại đến UBND phường B yêu cầu giải quyết việc mua bán nhà nhưng bị đơn không có mặt để giải quyết Đến tháng 11 năm 2015 nguyên đơn biết bị đơn đã bán căn nhà trên cho người khác nên nộp Đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc do bi đơn không đồng ý bán nhà, cụ thé nguyên đơn yêu cau bị đơn trả lại tiền cọc 100 lượng vàng SJC và bồi thường cho nguyên đơn 300 lượng vàng SJC theo như thoả thuận.

Hoàn thiện pháp luật dân sự về thời hiệu khởi kiện

cơ sở kế thừa những hướng dẫn phù hợp trong Nghị quyết số 03, cộng với các nội dung còn bộc lộ vướng mắc, bat cập trong thời gian qua phải được sửa đôi thì chắc chắn văn bản mới sẽ khắc phục được hoàn toàn các yếu điểm đang tồn tại Với các vướng mắc mà tác giả đã nêu ra, tác giả xin có những kiến nghị vê những vân đê trên như sau:

- Thứ nhất, can hướng dan quy định tại khoản 2 Diéu 155 BLDS năm 2015 Điều 155 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường họp sau đây:

2 Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

4 Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, quy định tại khoản 2, 4 của Điều 155 chỉ loại trừ các trường hợp mà BLDS năm 2015 hoặc luật khác có liên quan ban hành.

BLDS 2015 đã đưa ra vấn đề không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo cách thức liệt kê Tuy nhiên BLDS năm 2015 cũng đưa ra các trường hợp loại trừ đó là “trir trong hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;

Trường hợp khác do luật quy định ” Quy định này thực tế mang tính dự đoán cho sự thay đôi của các quan hệ dân sự trong tương lai Nhưng thực tế lại đang được các chủ thê áp dụng pháp luật vận dụng ngược trong một số trường hợp nhất định như trường hợp về xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp đòi lại tài sản Bởi lẽ, theo quy định của Nghị quyết số 03 quy định như sau: Đối với tranh chấp về quyên sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, doi lại quyên sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dan sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Theo tinh than của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012, các tranh chấp về đòi lại tài sản sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện nhưng việc vận dụng quy định tại Nghị quyết số 03 lại phát sinh nhiều vấn đề Vì theo quy định của Điều 155 BLDS năm 2015 là trừ trường hợp “/udt” có quy định khác, trong khi Nghị quyết của Hội đồng thâm phán là văn bản dưới luật,

70 nếu chúng ta áp dụng quy định của pháp luật TTDS, pháp luật dân sự hiện hành mà theo hướng vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 03 là chưa đúng pháp chế và thiếu sự thuyết phục Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng đã hết hiệu lực pháp luật.

Theo quan điểm của tác giả, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại tài sản bởi đó là tài sản thuộc sở hữu của mình mà do người khác chiếm hữu, quản lý và yêu cầu đòi lại tai sản cũng là một dạng của yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS năm

2015 Tuy nhiên, dé kịp thời khắc phục những hạn chế còn mang tinh chung chung của Điều luật, quy định tại khoản 2 Điều 155 cần hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng qua các giải đáp, Nghị quyết hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao tương tư như Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 dé tạo nên sự hợp lý trong việc áp dụng pháp luật, thống nhất áp dụng pháp luật trong thực tế.

- Thứ hai, về van dé liên quan đến thời hiệu khởi kiện của các giao dich dân sự

Hiện nay, việc xác định thời hiệu khởi kiện chưa được BLDS năm 2015 làm rõ Do đó, hầu hết các chủ thé áp dụng pháp luật vẫn tiếp tục sử dụng tinh thần của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 Đối với các tranh chấp về giao dịch dân sự đã hết thời hiệu khởi kiện mà chủ thể có quyền yêu cầu đòi lại phần vốn gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện Tuy nhiên, trên thực tế có hai quan điểm giải quyết khác nhau về việc vấn đề này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đây là giao dịch dân sự nên áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm như các

“hợp dong đặt cọc” mà tác giả đã nêu ra ở trên Nếu hết thời hạn 03 năm kế từ ngày quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì quyền đối với giao dịch đó đã hết thời hiệu khởi kiện.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Nếu quyên sở hữu được trao đổi thông qua giao dịch dân sự mà bên kia phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản khác mà không thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu Toà án buộc bên có nghĩa vụ của mình theo sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật Trong trường hợp giao dịch thuộc trường hợp hết thời hiệu khởi kiện thì bên có quyền yêu cầu trả lại phần vốn gốc thuộc sở hữu của mình Nói cách khác là yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc trong tranh chấp về hợp đồng đặt cọc.

Trong van đề này, tác giả đồng tình với quan điểm thứ 2 và tinh thần của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, chính vì vậy vẫn tồn tại một số quan điểm khác nhau khi giải quyết vụ án có những vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện Việc ban hành nghị quyết để thay thế Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 là điều cần thiết, nhưng với van đề trên, tác giả kiến nghị giữ nguyên quy định này của Nghị quyết 03 dé đảm bảo việc áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, những van dé về thời hiệu khởi kiện về các dang hợp đồng có điều kiện, hứa thưởng và thi có giải cũng chỉ dừng lại ở các quy định chung trong BLDS mà chưa có những hướng dẫn một cách cụ thé Việc cần thiết có một văn bản hướng dẫn tổng hợp toàn bộ về thời hiệu khởi kiện là thật sự cần thiết trong thời điểm hiện nay.

- Thứ ba, quy định về xác định thời điểm bắt dau tính thời hiệu khởi kiện trong các tranh chấp về hợp dong.

Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện theo quy định của BLDS năm 2015 chưa được hướng dẫn cụ thé Như đã dé cập, nội dung của Điều

429 BLDS gây ra nhiều sự lúng tụng trong việc áp dụng thời điểm nào dé xác định thời hiệu khởi kiện một cách chính xác Theo quan điêm của tác gia gitra

72 cụm từ “biết” và “phải biết” phải được phân định một cách rõ ràng trong đó:

“biết” chỉ tinh trạng người bị xâm phạm nhận thức về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể thông qua việc chính bản thân họ tri giác với sự việc hoặc gián tiếp tiếp nhận thông qua người khác, về hành vi xâm phạm trên Thời điểm “biế?? về sự việc xâm phạm có thê trùng với ngày xảy ra viéc xâm phạm hoặc sau khi xảy ra hành vi vi xâm phạm Người bị xâm phạm buộc phải đưa ra được chứng cứ chứng minh về thời điểm mình “biér” quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Còn đối với “phải biér” là luật buộc phải biết mặc dù chủ thể không biết trên thực tế, ở đây có thể hiểu là khi vào rơi vào một sự kiện nhất định, người bị xâm phạm buộc phải biết về hành vi này và kể từ thời điểm buộc phải biết này thì người xâm phạm phải tiến hành việc khởi kiện trong một thời hạn luật định Thời điểm “phải biét” có thé chính là ngày xảy ra hành vi xâm phạm.

Hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện

- Thứ nhất, về các quy định bảo đảm quyển của đương sự Để có thể đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện điều kiện quan trọng nhất là cần phải có đương sự trong vụ án có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện Tuy vậy, thực chất với các vụ án thông thường không có người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng thì khó mà đương sự có thê biết được quyền này của mình Ngoài ra, cũng tuỳ vào khả năng của mỗi Thâm phán họ có thực hiện tốt việc giải thích quyền năng này cho đương sự hay không Có ý kiến khác cho răng Thâm phán không có bất kỳ trách nhiệm gì với việc giải thích cho các đương sự biết về quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện vì pháp luật không quy định, do đó nhiều Tham phán nhận thức rằng nếu không phải là nhiệm vụ mà họ bắt buộc phải thực hiện thì đó là việc đương sự cần phải biết đến và tự mình yêu cầu Toa án dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của chính mình Hơn nữa,

75 Điều 8 BLTTDS năm 2015 có quy định: Điều 8 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự

1 Trong tô tụng dân sự mọi người déu bình dang trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phân xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đêu bình đăng trong việc thực hiện quyên và nghĩa vụ to tụng trước Tòa án.

2 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đăng trong việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tô tụng dân sự.

Như vậy, khi tham gia tố tung, các chủ thé đều bình đăng về quyền, nghĩa vụ với nhau trước Toà án, một bên đã có quyền khởi kiện thì bên còn lại cũng có quyền yêu cau áp dụng thời hiệu khởi kiện dé bác lại yêu cầu khởi kiện Do đó, họ cần được giải thích một cách đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình nhằm thực hiện đúng các quyền năng trước Toà án.

Bên cạnh đó, quy định thời hạn dé đương sự có thé thực hiện quyền yêu cầu Toà án áp dụng thời hiệu khởi kiện được kéo dài đến trước khi Toà án ra bản án, quyết định giải quyết VADS cũng tạo ra bất cập Theo quy định này, ngay cả khi phiên toà xét xử sơ thâm đã được mở ra cho đến phan tranh luận trong phiên toà xét xử sơ thâm, các đương sự vẫn có thé yêu cầu Hội đồng xét xử áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện Lúc này, nếu xét thấy yêu cầu giải quyết tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, Hội đồng xét xử phải đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu đó Trong nhiều VADS có tính chất phức tạp, thời gian tố tụng kéo dai, dé có đầy đủ chứng cứ, tài liệu giải quyết VADS phải trải qua nhiều thủ tục tố tụng tốn kém như đo đạc, vẽ sơ đồ, thấm định, định giá, thu thập chứng cứ, xác minh, uỷ thác tư pháp, Điều này không chỉ làm tôn kém về thời gian, nhân lực, vật lực của cả Toà án, các cơ quan liên

76 quan mà còn ảnh hưởng đến các đương sự, đồng thời kéo nhiều vấn đề phức tạp cần xử lý hậu quả của việc đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu đã hết thời hiệu khởi kiện.

Do đó, theo quan điểm của tác giả, cần bố sung thêm khoản 4 tại Điều

“Toà án có trách nhiệm giải thích về quyền được yêu cầu Toà án áp dụng thời hiệu trong việc giải quyết vụ án dân sự cho đương sự ”

Quy định này sẽ giúp cho việc áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các

VADS trở nên phổ biến hơn, cũng như thể hiện rõ nguyên tắc binh dang về quyên và nghĩa vụ trong TTDS.

Ngoài ra còn phải thu hẹp chính xác thời hạn thực hiện quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của đương sự, theo học viện thì giới hạn của quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện là thủ tục bắt đầu phiên toà, nơi mà Hội đồng xét xử hỏi đương sự về các vấn đề liên quan đến yêu cầu của mình.

- Thứ hai, về thẩm quyên áp dung căn cứ đình chỉ trong khoảng thời gian từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến trước khi mở phiên toà sơ thẩm

Như đã phân tích, van dé này hiện nay tồn tại hai quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng cho đến trước khi phiên toà sơ thâm được mở thì thâm quyền quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện là do Thâm phán được phân công vụ án quyết định Thâm phán được phân công giải quyết vụ án là người có trách nhiệm chuẩn bị cho việc mở toàn toà, cho nên trong thời gian phiên toà chưa mở thi Tham phan này là người quyết định Dù đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử với thành phần Hội đồng xét xử được niêm yết công khai nhưng thực chất thành phân này chỉ mang tính dự kiến, phiên toà có thé chưa thé mở vào ngày đã ấn định hoặc mở với thành phần Hội đồng xét xử khác.

Tuy nhiên cũng có quan điểm khác lại cho rằng quyết định đưa vụ án ra xét xử đã được ban hành và đã được công bố, được gửi cho những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đã chỉ định thành lập Hội đồng xét xử cho nên việc quyết định về vụ án ké từ thời điểm quyết định đưa vụ án ra Xét xử thuộc về Hội đồng xét xử Do đó, việc xem xét, ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện phải do Hội đồng xét xử họp, xem xét, quyết định Nói cách khác, dù đã có căn cứ hết thời hiệu khởi kiện, Toà án vẫn phải mở phiên toà như bình thường và ra quyết định việc đình chỉ giải quyếy ngay tại phiên toà.

Theo tác giả, quan điểm thứ nhất có nhiều ưu điểm trong thực tế áp dụng Bởi lẽ, trong thời gian này, mặc dù đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng quyết định này chỉ mang tính chất dự kiến về thành phan và thời gian Chỉ cho đến khi phiên toà được chính thức mở ra thì Hội đồng xét xử mới bắt đầu hoạt động và khi đó họ mới thực hiện được quyền năng của mình Do đó, trong trường hợp này, việc đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện nên do Tham phán được phân công giải quyết vụ án ban hành là phù hợp Thần phán ban hành quyêt định đình chỉ trước khi mở phiên toà còn giúp giải quyết nhanh chóng vụ án, không mất thời gian chờ đến ngày phiên toà được mở đề Hội đồng xét xử làm việc.

Do đó, để xác định rõ thâm quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện trong khoảng thời gian từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến trước khi mở phiên toà Điều 217 BLTTDS năm 2015 cần bổ sung thêm 1 khoản với nội dung sau: “Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án cho đến trước khi mở phiên toà Nếu tại phiên toà có căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án thì Hội dong ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ”

- Thứ ba, can bồ sung thêm quy định về thời hạn ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời khởi kiện

Hiện tại BLTTDS năm 2015 chưa quy định thời han trong bao lâu phải ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp Toà án đã xác định được vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu của đương sự Việc này dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất giữa các Toà án và gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vu của các đương sự Do đó, việc bố sung quy định về thời hạn ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VADS nói chung và đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện nói riêng là cần thiết Tuy vậy, việc đình chỉ do hết thời hiệu khởi kiện lại có một vấn đề đặc thù là thông thường

Toà án sẽ phải thu thập chứng cứ hoặc xem xét các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của đương sự Do đó, xác định thời điểm

“khi có căn cứ đình chỉ” với trường hợp này cần cụ thê hơn.

Theo tác giả, có thé bé sung quy định: “Trong thời hạn từ 03 ngày đến

05 ngày làm việc kế từ khi Toà án có căn cứ đình đình vụ án tại Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS do hết thời hiệu khởi kiện” Thời gian trong vòng từ 03 đến 05 ngày làm việc là hợp lý, không quá lâu dé ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự và cũng là khoảng thời gian Toà án cân nhắc chắc chăn để đưa ra quyết định ngừng giải quyết vụ án.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN