1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tác động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em tại Việt Nam

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VŨ THỊ THÙY DUNG

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VŨ THỊ THÙY DUNG

Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con người Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÃ KHÁNH TÙNG

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung

được nêu trong Luận văn chưa từng được công bé trong bat kỳ công trình nào

khác Các trích dẫn, số liệu, ví dụ minh họa trong Luận văn đảm bảo tính trung thực, tin cậy, độ chính xác về nghĩa vụ, tôi đã hoàn thành các môn học của chương trình thạc sĩ Pháp luật về quyền con người và đã thanh toán các khoản học phí theo quy định của Trường Dai học Luật — Dai học Quốc Gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tôi được bảo vệ Luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2023Người cam đoan

Vũ Thị Thùy Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em trân trọng gửi tới các Thay, Cô trong Khoa Luật Hiến pháp — Hanh

chính lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, trong quá trình học tập tại Trường

Đại học Luật, em đã hình thành được cho mình lối tư duy khoa học trong học

tập và lĩnh hội được những kiến thức quý báu mà trước đó em chưa bao giờ

được biết Đặc biệt, em trân trọng cảm ơn Thầy TS Lã Khánh Tùng đã hướng

dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn Có được kết quả như ngày hôm nay là

nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trực tiếp của Thay, C6 trong chuyén nganh

Pháp luật về quyền con người Một lần nữa, em tran trọng gửi lời cảm ơn tới các Thay, Cô trong Khoa Luật Hiến pháp — Hành chính của Trường Đại hoc Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

il

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOANN -25<+eEEEA4EEE.A0E77140 071440 071330 71330 pEEAaprrre i LOT CAM ON eescsssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssessssssssessssssseesssees ii

DANH MỤC TỪ VIET TÁẮTT -< 5° 5£ s52 s2 £se sessesess=sessesses v

DANH MỤC BẢNG - << 5£ s£ se se EseEsEEsEssEsEseEsersesesersersersesse vi MỞ DAU isscsssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssesssssssssessssssesssees 1

Chuong 1: LY LUAN CHUNG VE MANG INTERNET VA QUYEN

HỌC TAP CUA TRE EM - 5-5 << se se EssEssessetsetsetserssrssrsscse 9 1.1 Khái quát Internet va tac động của mạng Internet đến quyền trẻ em 10 1.1.1 Khái quát về Internet và tác động của mang Internet -. 10 1.1.2 Tác động của mạng Internet đến trẻ em, quyền trẻ em - 14

1.2 Quyền học tập của tre ©Im << + 1H ngư, 23 1.2.1 Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật Quốc tế - 23 1.2.2 Quyền hoc tập cua trẻ em trong pháp luật Việt NÑam - 31 KẾT LUẬN CHUONG LI -s« s°°vss++seesevxseeotvkseoorsrerorssee 36 Chương 2: THUC TRẠNG SU DUNG INTERNET CUA TRE EM VA NHUNG TAC DONG CUA MANG INTERNET DEN QUYEN HOC

TAP CUA TRE EM TẠI VIỆT NAM <sssesssssssssessesee 37 2.1 Thực trạng su dung Internet của trẻ em Việt Nam - 38

2.2 Những tác động tích cực của mạng Internet đến quyền hoc tập của trẻ em 41 2.3 Những tác động tiêu cực của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em 48 2.4 Nguyên nhân tác động tiêu cực của Internet đến quyền học tập của trẻ em 58 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan

2.4.2 Nguyên nhân khách quan2.4.3 Các nguyên nhân khác

KẾT LUẬN CHƯNG 2 << s2 %9 4 9954 999994 9959 9x2 62

ill

Trang 6

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHAP BAO DAM QUYEN HỌC TAP CUA TRE EM VIET NAM TRONG MOI QUAN HE VỚI MẠNG INTERNET 66

3.1 Thúc đây vai trò tích cực của mang Internet với việc hoc tập của trẻ em 66 3.1.1 Tôn trọng và thỏa thuận với trẻ về cách thức đảm bảo an toàn khi sử

Aung Internet 0311 66

3.1.2 Bao dam bình dang trong tiếp cận Internet dé học tap - 67

3.2 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng Internet đối với quyền học tap của trẻ em - -+s«s ki sreriee 72

3.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật - - - ¿+ -++++<*+++se++seeeezes 73

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CESCR Uy ban về các quyên kinh tế, xã hội và văn hoa CRC Công ước quốc tế về trẻ em

DKAP Digital Kids Asia - Pacific

ICESCR Công ước quốc tế về các quyên kinh tê, xã hội va văn hóa UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Thời gian sử dung Internet của học sinh -‹ -«++-«++Bảng 2.2 Mục đích sử dụng Internet của học sinh

v1

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Trong mọi thời đại, mọi quốc gia, trẻ em luôn giữ vai trò chủ nhân tương

lai của đất nước, vì vậy bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm

không chỉ thuộc về cá nhân hay tổ chức nào đó mà còn là sự chung tay góp sức của toàn xã hội Trẻ em là niềm hạnh phúc của một gia đình và là tương lai, vận mệnh của đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lap,

dân ta được hoàn toàn tu do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Tham nhuan tư tưởng của Người, trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và đặc biệt là giáo dục trẻ em Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ

rõ, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học

và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát

triển; hoàn thiện hệ thong giáo duc quéc dân dé đạt mục tiêu mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục, ưu tiên

các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách

Trong pháp luật quốc tế, điều 28 và điều 29 Công ước CRC ghi nhận quyền được học tập của trẻ em Theo các điều này, các quốc gia thành viên

phải bảo đảm giáo dục tiểu học là miễn phí, sẵn có và bắt buộc, đồng thời, phải khuyến khích phát triển những hình thức giáo dục ở bậc cao hơn là trung

học và đại học làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và mọi trẻ em

đều có thê tiếp cận được Liên quan đến vấn đề này, trong Bình luận chung số

1 thông qua tại phiên hop lần thứ 26 năm 2001, Ủy ban quyền trẻ em cho rằng

giáo dục đã vượt ra ngoài môi trường nhà trường và phải lấy trẻ em làm trung

Trang 10

tâm, nhăm trao quyên cho trẻ em thông qua việc phát triển năng lực, kiến thức, nhân phẩm, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.

Trong những năm gan đây, đặc biệt là ké từ khi đại dịch Covid 19 bùng

nô đã dẫn đến sự gián đoạn toàn cầu đối với giáo dục đã gây ra những ảnh

hưởng nghiêm trọng đến việc học tập Cuộc khủng hoảng đã khiến hệ thong giáo duc trên toàn thế giới bị đình trệ, với việc trường học đóng cửa ảnh

hưởng đến hơn 1,6 tỷ người học [53] Ở Việt Nam, dịch bệnh ảnh hưởng rất

nghiêm trọng tới hoạt động giáo dục và đào tạo Hàng triệu học sinh pho

thông đã không thé tới trường hoc tập một cach bình thường Việc chuyển sang trạng thái học trực tuyến là việc không thể tránh khỏi, vừa là giải pháp tạm thời, vừa là một phan của công việc chuyên đổi số dé phát triển nền giáo dục hiện đại cho hiện tại và tương lai Khi các hệ thống giáo dục chuyên

hướng sang học tập từ xa, nhiều người đã nhanh chóng chuyên sang triển khai các chiến lược đa phương thức như giáo dục trực tuyến, TV và radio, cũng như tai liệu in và nhắn tin tức thì Tuy nhiên, kha năng tiếp cận và chất lượng của học tập từ xa rất khác nhau, và khả năng tiếp cận cũng vậy, với những sinh viên bị thiệt thòi thường ít có khả năng tiếp cận các cơ hội học tập từ xa

tốt Cuộc khủng hoảng này theo nhiều cách đã làm gia tăng khoảng cách trước Covid 19 trong giáo dục Việc tiếp cận với máy tính và không gian mạng đối

với trẻ em là một trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn, mở ra chân trời mới với nhiều

kiến thức rộng lớn, bé ich và lý thú nhưng cũng tiềm 4n mối nguy hiểm đối

với trẻ nếu nhà trường, gia đình và xã hội không chủ động có các biện pháp định hướng và đề phòng.

Việt Nam hiện có khoảng 24,7 triệu trẻ em, trong đó 2/3 trẻ có thé tiép cận thiết bị kết nối Internet Theo số liệu báo cáo của UNICEF, 82% trẻ em

Việt Nam trong độ tuổi từ 12-13 có sử dụng Internet và con 36 này tăng lên93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi "Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt

Trang 11

động trên không gian mạng Internet của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn Có thể

nói chưa bao giờ trẻ em dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay"

[54].Cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống và kiến thức về sử dụng Internet

không chỉ giúp bảo vệ chúng khỏi những rủi ro tiềm ân, mà còn giúp phát

triển toàn diện và tận dụng các cơ hội mà môi trường mạng mang lại Thực tế là, vị tri và vai trò của Internet đang tác động trực tiếp đến quyền học tập của trẻ em Ngày nay, trẻ em sống trong một thế giới đang phát triển và hội nhập,

nơi chúng có cơ hội tiếp cận với những khám phá khoa học công nghệ mới Chúng ta cần trang bị cho trẻ những kỹ năng và kiến thức để chúng có thể đóng góp vào xây dựng đất nước trong tương lai.

Internet mang lại cho trẻ nhiều lợi ích, như mở ra những cánh cửa mới dé chúng học tập, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo Nó giúp trẻ tiếp cận với

những nén văn hóa khác nhau trên thế giới, vui chơi và giải tri với nhiều hình thức phong phú và đa dạng Tuy nhiên, Internet cũng có những hạn chế và tác

động tiêu cực Trẻ em có thé dé dàng mất thói quen tư duy và suy nghĩ độc lập

khi chỉ dựa trên những kết quả đã có sẵn trên mạng Hơn nữa, chúng cũng có thé bị mat phương hướng và lạc trong đại đương thông tin trên Internet nêu

không thể xác định được thông tin cần thiết hoặc độ tin cậy của các thông tin đó.

Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của mạng Internet đến việc học tập qua mạng của trẻ em dé đảm bảo cho tat cả trẻ em có khả năng tiếp cận và

duy trì việc học tập trong bối cảnh hiện tại, đồng thời có thé đưa ra các giải pháp trong thực tiễn và hoàn thiện pháp luật để bảo vệ trẻ em trước những mối nguy hiểm tiềm ân trên mạng Internet mà trong quá trình học tập có thé gặp là điều hết sức cần thiết Chính vì điều này, tác giả chọn đề tài: “Tác

động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em Việt Nam” là đề tàiluận văn tốt nghiệp.

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học luật hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về

tác động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em tại Việt Nam bởi

đây là lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ, chưa dành được nhiều sự quan tâm

của giới học giả Tuy nhiên, có thể kê đến một số công trình tiêu biểu có liên quan Cụ thé như sau:

Luận văn “Tác động của Game online đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay”, Nguyễn Thị Phương Thảo, 2013. Luận văn đã mô tả chân thực chân dung của những người chơi game online trong độ tuổi đi học Đồng thời phân tích những nguyên nhân tác động tới việc lựa chon và thực hiện hành vi chơi game của học sinh tại thành phố Ninh

Bình trên nhiều khía cạnh: thâm niên chơi, mức độ chơi, thời gian chơi, thời

điểm chơi, chi phí phải trả, Từ đó chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của game online đối với van dé học tập và nâng cao kiến thức cho học sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình cũng như một số vấn đề liên quan đến thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tâm sinh lý, những sinh hoạt hàng ngày không chỉ đối với những học sinh và còn với gia đình của họ Tuy nhiên luận văn chỉ

được giới hạn trong việc sử dụng game online - một khía cạnh giải trí của Internet đến việc học tập của học sinh trên một địa bàn cụ thể mà chưa có tính

bao quát.

Luận văn “Quan ly việc sử dụng mạng Internet cua hoc sinh trung hoc

tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình”, Nguyễn Mạnh Cường, 2020.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý việc sử dụng

mạng Internet của học sinh trung học tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình Từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước của ba

tỉnh về các can thiệp có thể thực hiện để quản lý Nghiên cứu còn phân tíchthực trạng về hiểu biết và kỹ năng của học sinh tại ba tỉnh, đồng thời phân

Trang 13

tích những yếu tố bối cảnh xung quanh anh hưởng đến việc định hình hành vi

của các em học sinh Từ đó đưa ra các vấn đề tồn tại cần điều chỉnh trong quản lý việc sử dụng Internet của học sinh trong thời gian tới.

Bài viết “7ực trạng pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”

của Luật sư Trần Duyên, Bản tin Diễn đàn nghề luật, FDVN LAW FIRM, số 36 — 02.2021 Bài viết đã chỉ ra nguy cơ tác động tiêu cực, rủi ro từ môi

trường mạng đối với trẻ em, do đó bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là điều rất cần thiết và cấp bách, cần có sự chung tay của phụ huynh, nhà trường,

các cá nhân, cơ quan có thâm quyền và toàn xã hội Trên cơ sở phân tích các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước ta và một số chính sách pháp luật của thế giới, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Nghiên cứu của UNICEF, “Kết quả khảo sát ÿ kiến của UNICEF: Hơn một phân ba thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết đã từng là nạn nhân bị bắt nat trên mạng ” Khảo sat ý kién qua tin nhắn ấn danh thông qua U-Report - một công cụ tăng cường sự tham gia của thanh thiếu niên, gần ba phần tư thanh thiếu niên cho biết mạng xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat và

Twitter là những nền tảng phô biến nhất xảy ra bat nat trên mạng "Ngày nay,

không gian lớp học kết nối với thế giới bên ngoài cũng đồng nghĩa với việc giờ đến trường không còn kết thúc lúc học sinh rời lớp học, và thật đáng buồn, bắt nạt học đường cũng không dừng lại ở đó Cải thiện giáo dục cho

thanh thiếu niên đồng nghĩa với trách nhiệm đối với môi trường mà thanh thiếu niên tiếp xúc, cả trên mạng và ngoài đời", Bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF nhận định.Thanh thiếu niên được khảo sát ý kiến thông qua tin nhắn (SMS) và ứng dụng công nghệ tin nhắn miễn phí được hỏi một loạt những câu hỏi liên quan đến trải nghiệm bị bắt nạt trên mạng và bạo lực, nơi nào thường xuyên xảy ra nhât, ai có trách nhiệm châm dứt vân đê này.

Trang 14

Khoảng 32% người được khảo sát ý kiến tin răng chính phủ có trách nhiệm

chấm dứt bắt nạt trên mạng, 31% cho rằng trách nhiệm thuộc về thanh thiếu

niên, và 29% cho rằng thuộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Về van đề

này, 44% thanh thiếu niên Việt Nam cho rằng chính họ có trách nhiệm chấm

dứt bắt nạt trên mạng va 30% cho rằng đó là nhiệm vụ của chính phủ.

Bài viết “Luật trẻ em và các biện pháp bao vệ trẻ em trên môi trường

mạng hiện nay”, TS Dương Văn Hậu: Sự phát triển mạnh mẽ của môi trường

mạng mang nhiều lợi ích cho trẻ em nhưng từ đây, trẻ em cũng phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn Bài viết nêu thực trạng đáng

báo động về sự xâm hại trẻ em và sự cần thiết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay Trên cơ sở phân tích các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước ta và một số kinh nghiệm quốc tế, tác giả kiến nghị một số giải

pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Nhìn chung, có rất nhiều các nghiên cứu về quyền trẻ em nhưng không

nghiên cứu chuyên sâu về tác động của Internet đến quyền học tập của trẻ em

mà chỉ nghiên cứu về tất cả quyền của trẻ em hoặc nghiên cứu trên một lĩnh vực của Internet hoặc một địa bàn cụ thể mà không có tính bao quát Vấn đề

ảnh hưởng của Internet đến quyền học tập của trẻ em cần được nhìn nhận một cách toàn diện và mới mẻ nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề ra các

giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực mà Internet ảnh hưởng đến kết

quả học tập của trẻ em.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền học tập của trẻ em đưới những tác động

của mạng Internet trong thời đại cách mạng 4.0 ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp đảm bảo quyền học tập của trẻ em trong thời gian tới.

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyên học tập của trẻ em

dưới tác động của mạng Internet.

- Phân tích, đánh giá thực trạng những tác động của mạng Internet đến

việc học tập của trẻ em Từ đó tìm ra những nguyên nhân tác động tiêu cực

của Internet đến quyền học tập của trẻ em Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của mạng Internet, đồng thời thúc day hơn những lợi ích mà Internet

mang lại cho trẻ em trong quá trình học tập. 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động của mạng Internet

đến quyền học tập của trẻ em theo quy định hiện hành. 4.2 Pham vi nghiên cứu

*Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về tác động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em trên phạm vi lãnh thé Việt Nam.

*Phạm vi thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022.

*Dia bàn: Cả nước.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy

vật biện chứng, duy vật lich sử của Chủ nghĩa Mác - Lénin va tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt nam về pháp

luật và xây dựng pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dé giải quyết

Trang 16

các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích tổng hop được tác giả sử dụng xuyên suốt luận

văn dé xác định đánh giá và làm sáng tỏ các van dé lý luận về tác động của

mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em, thực trạng pháp luật và thực tiễn

thực hiện pháp luật về tác động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ

em ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp thống kê được sử dụng để liệt kê một cách có hệ thống,

mô tả, đánh giá những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm

đảm bảo cho tác giả phân tích đánh giá các van đề được toàn diện hơn.

- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khi so sánh các quy phạm pháp luật Việt Nam với một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về tác động của mạng

Internet đến quyền học tập của trẻ em.

- Phương pháp khảo sát được thiết kế qua bảng hỏi nhằm biết được thói

quen, hành vi của học sinh khi sử dụng Internet Nghiên cứu được thực hiện

với các em học sinh dưới 18 tuổi, cụ thé là độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi Khảo sát

bắt đầu từ tháng 11/2022 đến 02/2023, các học sinh làm khảo sát online bằng

điện thoại trên các phiếu khảo sát thiết lập trên trình duyệt Google Form.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận về quyền được học tập của trẻ em dưới tác động của mạng Internet và tạo cơ sở khoa học cho

việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về việc hướng dẫn, bảo vệ trẻ em

trước những tác động của Internet trong quá trình học tập Luận văn nghiên

cứu toan diện quy định của pháp luật về quyền được học tập của trẻ em, phân

tích thực trạng sử dụng Internet của trẻ em và những tác động của mạngInternet đên quyên học tập của trẻ em, chỉ ra nguyên nhân của những ảnh

Trang 17

hưởng tiêu cực đến trẻ em, từ đó đưa ra những giải pháp, những khuyến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng mạng Internet để học tập cho trẻ em.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập của đội ngũ giảng viên, sinh viên và các cá nhân, tổ chức quan tâm.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn được chia làm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận chung về mạng Internet và quyên học tập của trẻ em

Chương 2: Thực trạng sử dụng Internet của trẻ em Việt Nam và những tác

động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm quyên học tập của trẻ em ở Việt Nam trong môi quan hệ với mang Internet.

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE MẠNG INTERNET

Trang 18

VÀ QUYEN HỌC TAP CUA TRE EM

1.1 Khái quát Internet và tac động của mang Internet đến quyền trẻ em

1.1.1 Khái quát về Internet và tác động của mang Internet

Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974 Internet đã

ghi danh vào lich sử từ giữa thập niên 1980, khi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ

(NSF) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau, gọi là

NSFNET (National Science Foundation Network) [49] Với khả năng kết nối

mở rộng, Internet đã trở thành một trong những mạng lớn nhất trên thế giới, đó là một mạng của các mạng và đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực, bao gồm

thương mại, chính tri, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa và xã hội Với

sự chuyên đổi nhanh chóng từ môi trường in sang môi trường số, Internet đã trở thành nguồn thông tin quan trọng nhất và yêu cầu con người phải biết tìm

kiếm và sử dụng thông tin dé phuc vu cho su phat triển kinh tế, văn hóa, xã hội va giáo dục Nhờ Internet, con người đã bước vào một thời đại mới - thời

đại của công nghệ thông tin.

Có rất nhiều khái niệm về Internet thông qua các hoạt động nghiên cứu khác nhau “Internet là một mạng viễn thông giống như một ha tang mang dùng bộ giao thức (TCP/IP) để kết nối các thiết bị trên toàn cầu, cho phép

người dùng truy cập dữ liệu hoặc thông tin từ các máy tính khác.” [40].

Tất cả các máy tính tham gia mạng Internet đều dùng chung nghỉ thức: điều khiển truyền tin (TCP-Transmision Control Protocol) và nghi thức

Internet (IP — Internet Protocol) Nghi thức điều khiển truyền tin (TCP) là một

nghi thức trong đó các thông tin đã số hóa phân chia thành các gói dé truyền đi, sau đó các gói thông tin này được lắp ráp tại nơi nhận Như vậy bất kỳ một máy tính nào tuân thủ các nghỉ thức TCP/IP đều có thể liên lạc được với nhau

trong Internet Mạng Internet đã tạo ra một cộng đồng bình đăng của những

10

Trang 19

người sử dụng, trong đó mọi người đều có thê gửi, nhận, hoặc tìm kiếm bat cứ

thông tin nào mà họ muốn và được phép trên Internet Thông thường có 3

cách kết nối vào Internet:

e Cách thứ nhất: máy tính của người sử dụng là thành viên của một

mạng cục bộ va mạng cục bộ nay được kết nối Internet.

e Cách thứ hai: máy tính của người sử dụng nối với một máy chủ đã

được kết nối Internet.

e Cách thứ ba: máy của người sử dụng được kết nối với một hệ

thống của đơn vị cung cấp dịch vụ Internet chuyên nghiệp.

Trong thế giới liên kết vô tận của Internet, phương thức truyền tải dữ liệu dựa trên gói tin đã trở thành một công nghệ không thé thiếu Tính linh hoạt của phương pháp này giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên dễ dàng

và nhanh chóng hơn bao giờ hết, đem lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người dùng Với chỉ một thiết bị điện tử thông minh kết nối Internet như

máy tính, điện thoại hay máy tính bảng, người dùng có thé dé dàng truy cập

đến hàng triệu tác phẩm nghệ thuật, sách báo, video và nhiều nội dung khác

chỉ băng vài thao tác trên các công cụ trực tuyến như gmail, facebook, hay instagram Thậm chí, việc tìm kiếm thông tin trực tuyến cũng không còn là van dé với sự trợ giúp của các trình duyệt tìm kiếm hàng đầu như Google, Cốc Céc Déng thời, trình duyệt tìm kiếm trực tuyến, như Google và Cốc

Cốc, cung cấp cho người dùng khả năng truy cập thông tin trực tuyến một cách hiệu qua và nhanh chóng hơn bao giờ hết Bang cách tận dụng phương thức chuyên gói đữ liệu và các công cụ kết nối trực tuyến, người dùng có thê

tìm kiếm thông tin, đọc tin tức, xem phim, nghe nhạc, chơi game và thậm chí

là học tập trực tuyến một cách dễ dàng và thuận tiện Đây là một tiễn bộ đáng

kinh ngạc trong việc chia sẻ kiến thức và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn bao giờ hết.

11

Trang 20

Không thé thiếu trong cuộc sông hàng ngày với một lượng dir liệu không

lồ và sự tiếp cận vô cùng dé dàng cho tat ca mọi người ở bat kỳ độ tuổi nào.

Trong số đó, thanh thiếu niên là những người sử dụng Internet nhiều nhất.

Vào năm 2010, nhóm thanh thiếu niên ở Mỹ sử dụng các thiết bị điện tử trung

bình 8.5 tiếng một ngày, tăng 2 tiếng sau 4 năm Một phan ba thời gian các

em sử dụng nhiều hơn một thiết bị điện tử, dẫn tới tổng thời gian tiếp xúc với

công nghệ là 11.5 tiếng một ngày [50] Con số này đã tăng lên đáng kể và

được dự đoán sẽ tiếp tục tăng do sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của công nghệ thông tin Một số thuật ngữ được dùng dé chỉ tới những người trẻ trong thời đại này, ví dụ như: “thế hệ kỹ thuật số, thế hệ Internet, thế hệ Google hoặc thế hệ thời đại mới” [14] Tất ca những thuật ngữ nay đều nhấn mạnh tầm quan trọng và sự phổ biến của công nghệ mới và mang Internet trong

cuộc sống của những người trẻ Greenfield (2014) định nghĩa “thế hệ kỹ thuật số” là thế hệ “không biết gì khác ngoài văn hóa Internet, máy tính xách tay và

điện thoại di động” Đối lập với thế hệ “dân bản địa” trong thời đại kỹ thuật

số là những người “dân nhập cư”, những người được sinh ra trước năm 1980 và vẫn đang học hỏi những tiềm năng khổng lồ của công nghệ Hiện nay, giáo

viên được coi là nhóm “dân nhập cư” còn sinh viên được coi là “dan ban dia”trong xã hội công nghệ hiện đại, những người không cùng chung một loại

ngôn ngữ [4].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì ngày càng khang định 9

vai trò, vi trí của Internet nói chung Khi nói đến “tác động” thi phải có chủ thể tác động và đối tượng bị tác động Các tác động đó có thé là một chiều từ

chủ thể đến đối tượng hoặc tác động tương hỗ qua lại và đôi vị trí cho nhau giữa hai hoặc nhiều chủ thé Có thé chủ thé trong một tác động nay lại chính là đôi tượng tiép nhận tác động trong một môi quan hệ khác Nêu con người

12

Trang 21

hay sự vật đứng im, không có mối liên hệ cụ thê với nhau thì sẽ không xảy ra

những tác động với nhau.

Nhìn chung thì tác động của Internet có thể đánh giá trên một số phương

diện cụ thé Dưới đây là một số tác động chính của Internet:

e Internet thay đổi các thức giao tiếp: Hang tỷ người trên thé giới có thé truy cập Internet cùng một lúc và tham gia vào những cuộc gặp gỡ

điện tử theo thời gian thực tế, có thé tiếp nhận tin tức hàng ngày, tiến

hành các giao dịch thương mại hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân

trên khắp thế giới.

e Internet thay đổi cách thức sử dung thông tin: Ai cũng đều có thê tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp chí, bài báo, dữ liệu

hoặc tài liệu tham khảo băng bất kỳ ngôn ngữ nào chỉ bằng một động

tác bam chuột, chạm vào màn hình, nói với máy tính hoặc đơn giản chỉ cần gật đầu đồng ý Cũng nhờ các công cụ mạng và phần mềm, ta

có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản,

hình ảnh và âm thanh.

e Internet thay đổi cách thức học tập: Bat ctr cá nhân nào cũng có thê

tham dự mọi chương trình học tập trên mạng, bất chấp vị trí địa lý,

tuổi tác, những hạn chế về thé chất hoặc thời gian biểu của mỗi cá nhân Mọi người đều có thé tiếp cận những kho tang tài liệu giáo dục,

dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các kỹ năng và lựa

chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất nhiều các phương pháp dạy học khác nhau; các chương trình giáo dục có thể sửa

đổi cho phù hợp với từng các nhân Đây là điều mang lại lợi ích vô cùng to lớn phục vụ đắc lực và hiệu quả cho việc học tập của học sinh hiện nay.

13

Trang 22

e Internet thay đổi bản chất thương mại: Người tiêu dùng có thê yêu cầu những mặt hàng, những dịch vụ hoặc giá cả phù hợp nhất một cách thuận lợi từ nhà riêng, khách sạn hay văn phòng Việc mua bán điện tử

sẽ được thực hiện an toàn, cho phép nhà cung cấp và người bán lẻ

nhận được tiền bán hàng ngay lập tức, còn người tiêu dùng nhận được

hóa đơn online chỉ tiết việc mua bán.

e Internet thay đổi tinh chất công việc: Nơi làm việc không còn bị hạn

chế ở vị trí địa lý nhất định vì có thé dé dàng nhận nhiệm vụ và tiếp

xúc với đồng nghiệp mặc dù dang ở bat kỳ nơi nào Mọi người còn có

thể lựa chọn những công việc làm trực tuyến tại nhà mà không cần

phải đến tận trụ sở công ty.

e Internet thay đổi cách thức chăm sóc y tế: Internet được ứng dụng

trong chữa bệnh từ xa Các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp hội ý

qua hình ảnh để khám chữa bệnh Phẫu thuật với sự trợ giúp của máy tính cùng với hình ảnh truyền qua Internet sẽ cho phép những người

khác quan sát được quá trình phẫu thuật Việc kết nối này sẽ giúp cho

người bệnh dé dang tiếp cận với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giảm thiêu các chi phí khác.

Tóm lại, Internet đã thay đổi cách thức chúng ta làm việc, học tập, liên lạc và mua sắm Nó đã tạo ra nhiều cơ hội mới và làm cho kiến thức và thông

tin dễ dàng tiếp cận hơn Tuy nhiên, nó cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sông con người nhân loại qua từng giờ, từng phút.

1.1.2 Tác động của mạng Internet đến tré em, quyền trẻ em * Khái niệm

Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em thì “trẻ em là những người dưới

18 tuổi” Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc gia nên có

đây đủ các quyên co bản của con người, nhung“la còn non not về thé chat và

14

Trang 23

trí tuệ, cần được bảo vệ va chăm sóc đặc biệt, kế cả sự bảo vệ thích hợp về

mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời” Pháp luật quốc tế hiện nay có

khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình ) trực

tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em

Quyên trẻ em là một khái niệm dé cập đến những quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em, nhăm đảm bảo cho họ được phát triển đầy đủ và lành mạnh.

Quyên trẻ em bao gồm các quyền lợi như quyền được sông, quyền được giáo dục, quyền được bảo vệ khỏi bạo lực và lạm dụng, quyền được thê hiện quan điểm và quyền được tham gia vào quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của

Trẻ em luôn là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ từ gia

đình mà còn từ cả xã hội Việc tìm lời giải thích cho điều này không quá khó

khăn Tuy nhiên, khi nhìn nhận từ các góc độ khác nhau như xã hội học, tâm lý học, luật học , mỗi một góc độ lại đặt ra những yêu cầu khác nhau nhằm

đáp ứng tốt hơn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Hơn nữa, quan niệm về trẻ em của các quốc gia trên thế giới cũng khác nhau Dưới góc độ xã hội học, trẻ em là một bộ phận của cơ cấu xã hội dựa vào tiêu chí đặc

điểm nhân khẩu, kết cấu xã hội được chia thành nam và nữ, người gia người

trẻ, người lớn trẻ em, trình độ dân trí cao hay thấp Theo tiêu chí này, kết câu

xã hội được phân chia căn cứ vảo giới tính, trình độ văn hóa, mức độ đóng

góp cho xã hội.

Dưới góc độ tâm lý học, xác định trẻ em căn cứu vào độ tuổi và yếu tô tâm lý trong từng giai đoạn phát triển Quá trình phát triển tâm lý của trẻ em là một quá trình phức tạp và liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau Theo

lý thuyết phát triển của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget, quá trình

phát triển tâm lý của trẻ em chia thành 4 giai đoạn chính [50], bao gồm:

15

Trang 24

Giai đoạn đồng cảm: Từ sinh đến khoảng 2 tuổi, trẻ em chủ yếu trai nghiệm thế giới thông qua giác quan của mình Họ phát triển các kỹ năng như cảm nhận, chạm vào, ngửi mùi và thị giác Trẻ cũng bắt đầu hình thành các cảm xúc cơ bản như vui, buồn, sợ hãi và cảm thấy an toàn.

Giai đoạn tự chủ: Từ khoảng 2 đến 7 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển khả

năng tư duy và tự chủ hơn Họ bắt đầu tạo ra các ý tưởng riêng của

mình và có thể giải quyết các vấn đề đơn giản một cách độc lập Trẻ cũng phát triển khả năng ngôn ngữ và có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm

xúc của mình một cách rõ ràng hơn.

Giai đoạn hoạt động: Từ khoảng 7 đến 11 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tập trung và hoạt động nhóm Họ cũng bắt đầu thê hiện sự

quan tâm đến những người xung quanh họ và có thể tạo ra các mối quan hệ xã hội mới.

Giai đoạn trừu tượng: Từ khoảng 11 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng suy nghĩ trừu tượng hơn và có thể hiểu các khái niệm phức tạp như tình yêu, công lý và trách nhiệm Họ cũng bắt đầu xác định bản

thân và nhận thức được sự khác biệt giữa mình và người khác.

Tất nhiên, quá trình phát triển tâm lý của trẻ em có thể khác nhau tùy

theo từng trẻ và yếu tố môi trường xung quanh Nhưng hiểu được quá trình

phát triển tâm lý của trẻ theo Công ước về quyên trẻ em năm 1989, trẻ em

chính thức có quyền được bảo vệ từ thời điểm sinh ra với quyền được đăng ký khai sinh [16] Quyền khai sinh là quyền đầu tiên để khăng định mỗi trẻ em là

một cá nhân riêng biệt [8] Như vậy, thời điểm bắt đầu của trẻ em xét về phương diện pháp lý được xác định theo Công ước về quyền trẻ em năm 1989

cũng giống như quy định của hầu hết các quốc gia trên thế giới Sau khi sinh ra, trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và được pháp luật bảo vệ và trong từng

16

Trang 25

giai đoạn phát triển có những thuật ngữ tương ứng được sử dụng với trẻ em:

Trẻ sơ sinh được biểu hiện là những đứa trẻ ở giai đoạn đầu tiên sau khi sinh

ra và còn non nớt về mọi phương diện; Nhi đồng là trẻ em ở giai đoạn từ 4

đến 10 tuổi; Thiếu niên là trẻ em ở giai đoạn từ 10 đến 14 tuổi Thuật ngữ thiếu niên được đề cập đến trong năm quốc tế của trẻ nam 1985; Vị thành niên được hiểu là những người dưới 18 tudi, thuật ngữ này nhắc đến trong

Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền tự do không bị tước

đoạt của trẻ em vi thành niên Liên Hợp Quốc đặt trẻ em trong đối tượng bảo

vệ của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia với mục đích bảo vệ quyền của trẻ em và người chưa thành niên trong cuộc sống bình thường ở gia đình và cộng đồng cũng như quyền của trẻ em khi vi phạm pháp luật Bởi vì trẻ em là những người chưa trưởng thành, do vậy họ không thể tự mình quyết định và

phụ thuộc vào sự bảo vệ của người lớn dé phat triển và tận dụng đầy đủ tiềm năng của mình.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em ghi nhận: Trẻ em là

người đưới 16 tuổi (quy định tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016) Quyền của trẻ

em là những quyền cơ bản được áp dụng riêng cho đối tượng trẻ em, và tùy theo từng độ tuổi, các quyền này sẽ được thé hiện và áp dụng khác nhau Dé đảm bảo cho việc thực hiện các quyền của trẻ em, chúng ta cần xem xét các quy định từ góc nhìn của trẻ em và chú trọng đến những lợi ích cụ thể mà chúng mang lại [21].

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 thì việc thực hiện

các quyền con người đối với các chủ thể trong môi trường Internet trở nên

khó khăn hơn, việc thực hiện quyền học tập của trẻ em vì vậy trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn khi mà việc học tập có thé thực hiện chỉ trong vai giây

thông qua 01 click chuột Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực

hiện quyền học tập của trẻ em thông qua mạng Internet.

17

Trang 26

Qua khái niệm trên có thé thấy, Internet và trẻ em có moi quan hệ như

Thứ nhất, môi quan hệ giữa Internet và trẻ em trước hết là việc nhà nước

công nhận Internet và các trẻ em thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định

pháp luật Nhà nước bằng việc thừa nhận Internet là đối tượng được điều chỉnh theo pháp luật và có các quy định rõ, cụ thé về van dé này Thông qua

các quy định về sử dụng Internet như thế nào, quy định có liên quan về viễn

thong , Pháp luật hiện hành cũng dành những quy định cụ thê đối với việc công nhận đồng thời đảm bảo các chủ thể quyền được hưởng đầy đủ các

quyền mà pháp luật quy định.

Thứ hai, Internet đã trở thành một phần không thé thiếu trong cuộc sống của chúng ta Trẻ em hiện nay cũng có khả năng sử dụng Internet ngày càng

tăng lên Tuy nhiên, việc sử dụng Internet của trẻ em cũng đồng thời mang lại những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển của trẻ Một trong những rủi

ro đối với trẻ em khi sử dụng Internet là tiếp cận với nội dung không phù hợp,

như chứa đựng các hình ảnh hoặc video về bạo lực, tình dục hoặc các nội dung không phù hợp với độ tuổi của trẻ Điều này có thé ảnh hưởng đến sự

phát triển về tâm lý và hành vi của trẻ Ngoài ra, Internet cũng có thê khiến trẻ bị mất thời gian và tập trung vào các hoạt động trên mạng thay vì hoạt động thé chat và xã hội Trẻ cũng có thé mắc chứng nghiện Internet và trở nên phụ

thuộc vào việc sử dụng mạng để giải trí.Tuy nhiên, Internet cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em Nó cung cấp cho trẻ một cách tiếp cận đa dạng đến các nguồn tài liệu giáo dục và thông tin bổ ích Trẻ cũng có thé sử dung Internet dé giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, cũng như dé khám phá thế giới xung quanh mình [8].

Thứ ba, một số rủi ro khi trẻ em sử dụng Internet là gặp phải các nội dung không phù hợp với độ tuổi của họ như các nội dung bạo lực, khiêu dâm,

18

Trang 27

ma túy, vũ khí, và nội dung có tinh chất phản động khác Đồng thời, trẻ em

cũng có thé bị lừa đảo, xâm hai trực tuyến hoặc mất thông tin cá nhân khi sử

dụng Internet Ngoài ra, sử dụng Internet quá nhiều cũng có thể dẫn đến các

van đề sức khỏe như mất ngủ, rối loạn thần kinh, thiếu tập trung và béo phì.

Để giảm thiểu các rủi ro và thách thức liên quan đến mối quan hệ giữa Internet và trẻ em, có một số giải pháp được đưa ra Đầu tiên, cha mẹ và nhà giáo cần giảng dạy trẻ em về cách sử dụng Internet một cách an toàn và đúng

dan Họ cũng nên giám sát và kiểm soát việc sử dung Internet của trẻ em dé dam bảo an toàn cho con cái Thứ hai, các chính phủ cần thúc day việc phat triển các chính sách và quy định liên quan đến trẻ em và Internet để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của trẻ em Thứ ba, các tổ chức phi chính phủ, như các tô chức bảo vệ trẻ em, cũng cần hỗ trợ và giúp đỡ trẻ em trong việc sử

dụng Internet một cách an toàn va đúng dan Tom lại, mối quan hệ giữa Internet và trẻ em đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều rủi ro Dé đảm

bảo an toàn và đúng đắn cho trẻ em, chúng ta cần đưa ra các giải pháp như

giao dục, giam sát và kiểm soát việc sử dụng Internet [42-44].

Mạng Internet đã có một sự phát triển đáng kể trong những năm qua, và

VỚI SỰ phổ biến của các thiết bị di động, trẻ em hiện nay đã dễ dàng tiếp cận với Internet hon bao gid hét Mac du viéc nay mang lai nhiéu loi ich cho tré em, nhưng nó cũng có ảnh hưởng không mong muốn Trong hon một thập ky qua, sự phát triển nhanh chóng của Internet đã tác động mạnh đến cách mà

con người giao tiếp và tương tác với nhau Nhất là đối với người trẻ, bao gồm cả thiếu niên và trẻ em, họ là những người sử dụng Internet thường xuyên nhất Hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thé thiếu trong cuộc

sống và ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của con người, đặc

biệt là đối với người trẻ Trẻ em là đối tượng có sự phát triển về sinh lý và

tâm lý không 6n định, vì vậy những tác động từ bên ngoài, du nhỏ cũng có thé

19

Trang 28

ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của chúng Đồng thời, đối với những người

trẻ, đặc biệt là thiếu niên và trẻ em, Internet đã trở thành một phần không thể

thiếu trong cuộc sống Chúng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, suy nghĩ

và hành động của con người, đặc biệt là những người trẻ Với trẻ em, đây là

giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng và thiếu 6n định, vì vậy mọi tác động

từ bên ngoài đều có thé ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các em.[8]

Dưới đây là một số tác động của mạng Internet đến trẻ em:

Thời gian trẻ em dành cho Internet tăng lên: Mạng Internet có rất nhiều thông tin và giải trí đa dạng, điều này có thé khiến trẻ em dé dàng nghiện va dành nhiều thời gian cho Internet hơn là tham gia các hoạt động khác Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành nhiều thời gian trên mạng có thé ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

em, bao gồm các vấn đề về thị lực, chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và

bệnh tiêu đường Trẻ em có thê tiếp cận với nội dung không phù hợp: Mạng

Internet có thể cung cấp các nội dung không phù hợp với độ tuổi của trẻ em,

như các nội dung chứa bạo lực, quảng cáo, tình dục hoặc các thông tin sai

lệch khác [47].

Tác động đến các quyên dân sự: Giáo duc đóng một vai trò trong việc các cá nhân tham gia (hoặc chọn không tham gia) vào các không gian chính trị và dân sự của họ Như Fons Coomans, một giáo sư luật và chuyên gia về quyền được giáo dục, chỉ ra: “Các quyền dân sự và chính trị, chang hạn như

tự do ngôn luận, tự do lập hội hoặc quyền tham gia chính trị, chỉ có được thực chất và ý nghĩa khi một người được giáo dục” Nếu giáo dục cung cấp cho cá nhân kiến thức nền tảng và cung cấp các kỹ năng cần thiết để tham gia vào đời sống chính trị và cộng đồng, bao gồm: tranh luận, hiểu các van đề phức

tạp, tư duy phản biện, hiểu biết và đại diện cho lợi ích bản thân thì mang

Internet lại là một phương tiện giúp trẻ em dé dàng tiếp cận hơn các quyền về

20

Trang 29

dân sự, chính trị của mình Trẻ em có thé dé dàng thể hiện ý tưởng, quan điểm và quan điểm chính trị thông qua mạng Internet Bên cạnh đó, Internet có thể

cho phép trẻ em hình thành bản sắc xã hội, tôn giáo, văn hóa, dân tộc, giới

tính và chính trị của mình thông qua các cộng đồng trực tuyến.

Tác động đến khả năng tương tác xã hội của trẻ em: Việc dành quá

nhiều thời gian trên mạng có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội của trẻ em, làm cho ho trở nên cô đơn và khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội trong đời thực và mạng xã hội đã mang đến cho con người Mạng

Internet đã mang đến cho cuộc sống của con người hiện đại một sự phát triển hơn, thông minh hơn và giúp con người kết nối với nhau một cách dé dang hơn Đó là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại Tuy nhiên, không chỉ là những tiện ích về kết nối, mạng Internet còn giúp người trẻ trở nên đồng cảm

hơn Thông qua các hành động như "thích", "chia sẻ" hay bày tỏ cảm xúc đối với các bài viết, hình ảnh hay chia sẻ của người khác trên các mạng xã hội, thiếu niên và trẻ em có thé thé hiện sự quan tâm và đồng cảm với người khác Nhiều nghiên cứu tâm lý học thần kinh cho thấy, khi con người có những tiếp

xúc giữa người với người thì lúc đó hệ thần kinh sẽ giải phóng một loại hợp chất gồm các chất dẫn truyền thần kinh được giao nhiệm vụ điều chỉnh phản ứng của chúng ta đối với căng thắng và lo lắng Nói cách khác, khi chúng ta giao tiếp với người khác, nó có thể giúp chúng ta trở nên linh hoạt hơn, giảm các yếu tố căng thăng trong thời gian dài Ngoài ra, sự tương tác xã hội cũng

tạo ra hoóc môn dopamine làm cho chúng ta bớt đau, giống như một loại

morphine được sản xuất tự nhiên [14] Nhiéu người cho rang, Internet va

mang xã hội đóng vai trò quan trong trong việc chăm sóc sức khỏe Thực tế cho thấy rằng không thể bỏ qua được sự hỗ trợ của Internet và mạng xã hội hiện nay trong việc cung cấp thông tin và nội dung tư vấn về chăm sóc sức

khỏe cho mọi người, đặc biệt là đôi với giới trẻ Các chuyên gia cũng không

21

Trang 30

phủ nhận rằng, hiện nay Internet và mạng xã hội cung cấp rất nhiều thông tin

hữu ich và tư van về sức khỏe, giúp cả người lớn và trẻ em thực hành các hoạt

động chăm sóc sức khỏe Trên mạng Internet, có rất nhiều trang web, trang

fanpage, nhóm chuyên môn cung cấp thông tin và tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, tập luyện thé dục thé thao Mặc dù có những thông tin không chính

thống và không chính xác, nhưng nói chung Internet và mạng xã hội vẫn đóng

góp tích cực cho người dùng trong việc tìm kiếm thông tin và cách thức chăm sóc sức khỏe.

Tác động đến quyển học tập của trẻ em: Internet chứa đựng một kho kiến thức khổng 16 dé trẻ em tìm kiếm được những thông tin phục vu cho việc học Những website tìm kiếm thông tin trên Internet như Google, Cốc Cốc

có thê cung cấp cho trẻ em bất kỳ một thông tin nào mà họ mong muốn Điều

này đem đến cho trẻ em sự thuận lợi không thé tuyét voi hon trong viéc tim kiếm những tài liệu thích hợp, những bài giải, những hình anh và thông tin để trẻ em có thé học tập tốt hơn Internet là phương tiện dé truyền đạt, trao đôi thông tin để trẻ em có thể học tập một cách tốt nhất Thông qua Internet, trẻ

em có thê trao đôi và truyền đạt những thông tin đến với các bạn cùng trang lứa với mình dé cùng nhau tạo nên những nhóm học tập trên mạng và có được

hiệu quả học tập tốt hơn Internet giúp trẻ em thư giãn và giải trí tốt hơn thông qua các kênh nghe nhạc, xem video, Sau những giờ học mệt mỏi, trẻ em thường cảm thấy căng thắng Với các kênh nghe nhạc, xem video trực tuyến, học sinh sẽ có được sự thư giãn và giải trí tối đa Dù có nhiều nguồn tài

nguyên học tập trên mạng Internet, nhưng dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí có thé làm giảm khả năng tập trung của trẻ em trong học tập Tóm lại, mạng Internet có nhiều ảnh hưởng đến trẻ em, bao gồm thời gian

dành cho Internet, sức khỏe, nội dung, tương tác trong thực tế của trẻ em nói

22

Trang 31

1.2 Quyền học tập của trẻ em

Quyền học tập của trẻ em là một trong những quyền co bản của con

người được công nhận trên toàn cầu Đây là quyền của trẻ em được tiếp cận với giáo dục, được đảo tạo và phát triển năng lực cá nhân Việc học tập giúp trẻ em rèn luyện và phát triển những kỹ năng, kiến thức và tư duy cần thiết

cho sự phát triển toàn diện của bản thân, từ kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, tư duy sáng tạo đến kỹ năng thực tiễn và giải quyết vẫn đề Hơn nữa, việc học tập giúp trẻ em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, khám phá và tìm hiểu

thêm về văn hóa, lịch sử và khoa học Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt giáo dục vẫn còn tổn tại tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nghẻo và khó khăn Bên cạnh đó, trẻ em có thé bị cắm hoc tập do các yếu t6 văn hóa, xã hội, kinh tế hay chính trị Do đó, việc bảo vệ va thúc day quyền

học tập của trẻ em là cần thiết và quan trọng Chính phủ, các tô chức xã hội va

cộng đồng quốc tế cần đưa ra các chính sách, hỗ trợ tài chính và cung cấp các

nguồn lực cần thiết dé giúp trẻ em tiếp cận với giáo dục và đạt được tối đa tiềm năng cá nhân Ngoài ra, những nhà giáo, cha mẹ và cộng đồng cũng cần

chung sức va đóng góp dé giúp trẻ em phát triển tối đa khả năng học tập của

1.2.1 Quyền học tập của tré em trong pháp luật Quốc tế

Xuất phát từ quan điểm trẻ em là nhóm người dễ bị tôn thương của xã hội, việc thúc đây và bảo vệ quyền con người đã dẫn đến nhu cầu đặc biệt về

tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền của trẻ em Tuyên ngôn Geneva về

các quyền của trẻ em năm 1924 được cộng đồng quốc tế công nhận là văn

kiện đầu tiên về quyền trẻ em Bản tuyên ngôn này bước đầu tách trẻ em thành một đối tượng bảo vệ riêng Văn kiện chính trị quốc tế này đã chứng tỏ

một bước tiễn lớn trong nhận thức chung về vai trò của cộng đồng quốc tế đối với việc bảo vệ trẻ em Bản tuyên ngôn đã nêu ra 5 nguyên tac cơ bản trong

23

Trang 32

việc định hướng các hoạt động liên quan đến trẻ em, trong đó, quyền được

học tập chưa được nhac đến một cách cụ thé và trực tiếp mà chỉ được hiểu

gián tiếp thông qua nguyên tắc: “Tré em phải được cung cấp những phương

tiện can thiết cho sự phát triển bình thường cả về thé chất và tỉnh than”.

Ngay sau khi thành lập vào năm 1945, Liên hợp quốc đã đặt vấn đề bảo vệ trẻ em lên hàng đầu thông qua việc thành lập Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Chidren Fund — UNICEF) và công bố Tuyên ngôn toàn thé

giới về Quyền con người năm 1948.

Điều 26 Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người (UDHR) năm 1948 tuyên bố: “mọi người có quyền được giáo duc” Sau Tuyên bố nay, một văn kiện về quyền trẻ em được soạn thảo dựa trên bản Tuyên ngôn năm 1924

của Hội quốc liên và đến ngày 20 tháng 11 năm 1959 tại Geneva, bằng Nghị

quyết số 1386 (XIV), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một ban Tuyên ngôn mới về quyền của trẻ em Bản Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em năm 1959 đã chỉ rõ “Moi trẻ em déu được hưởng giáo dục miễn phí Trẻ em được quyền vui chơi và phát triển Cha mẹ có trách nhiệm dạy đỗ con cai

thành người có trách nhiệm và có ích cho xã hội” Bản tuyên ngôn đã đặt ra dâu mốc cho nội dung quyền được hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc của trẻ em Sự ra đời của bản Tuyên ngôn về quyên trẻ em năm 1959 của Liên hợp quốc đã có những tác động nhất định đến chính sách và hoạt động thúc day, bảo vệ quyên trẻ em tại các quốc gia trên thế giới.

Nhằm giải quyết những vấn dé phát sinh mới, đồng thời cộng đồng quốc tế cũng nhận ra rằng cần có những quy phạm pháp luật quốc tế nhằm ghi

nhận đầy đủ hơn các phương thức bảo vệ các quyền trẻ em, vì vậy việc soạn

thảo một văn kiện pháp lý quốc tế có hiệu lực ràng buộc về trẻ em là rất cần

thiết Ngày 20-11-1989, Công ước về quyền trẻ em (CRC) đã được Dai hội đồng Liên hợp quốc thông qua và có hiệu lực kề từ ngày 2-9-1990 [16].

24

Trang 33

Công ước về quyền trẻ em 1989 đã đặt ra các quy chuẩn tối thiểu về

đạo lý và pháp lý có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả các quốc gia tham

gia Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đang được hiện hành quy định

một cách day đủ và toàn diện về các quyền của trẻ em, bao gồm các quyên về

kinh tế, xã hội, văn hóa và các quyền dân sự, chính trị Điều 28 và 29 của

CRC yêu cầu các quốc gia bảo đảm cho trẻ em có quyền được học tập trên cơ sở bình dang về cơ hội Theo đó, chính sách giáo dục phải được xác định là bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi, bảo đảm được tính sẵn có và miễn phi, kế cả trong trường hop trẻ em phải di chuyển nơi ở Theo giải thích của Ủy ban Quyền trẻ em trong Bình luận chung số 1 (2001), mục đích của giáo dục là thúc đây, củng cé và bảo vệ các giá trị cốt lõi của CRC — bao gồm nhân phẩm bam sinh trong mỗi đứa trẻ và các quyền bình dang không thé chuyên

giao của trẻ Quyền được giáo dục không chỉ được xem xét dưới khía cạnh cơ hội tiếp cận theo quy định ở Điều 28, mà dưới góc độ về nội dung giáo duc

đòi hỏi phải bám sát những quy định ở Điều 29 Thêm vào đó, Ủy ban cũng nhân mạnh nhu cầu giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, thân thiện với trẻ em và trao quyền hành động cho trẻ nhằm thúc đây những nỗ lực của trẻ em trong

việc phát triển nhân cách và năng lực bản thân.

Trên thực tế, quyền học tập được bảo vệ trong ít nhất 42 văn kiện toàn cầu và khu vực, bao gồm 7 trong 9 điều ước hạt nhân của Liên hợp quốc về quyền con người Một số điều ước bảo vệ quyén học tập nói chung, có ý

nghĩa với tất cả mọi người; các điều ước khác bảo vệ quyền được học tập của

nhóm người (như phụ nữ, người khuyết tật, người di cư, người ti nạn, người

bản địa, ) và trong hoàn cảnh cụ thể (như xung đột vũ trang, sử dụng lao động trẻ em) Hiện nay, khi đề cập đến quyền được học tập, Công ước về Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1966) và Công ước quốc tế về

Quyền trẻ em (CRC,1989) là các điều ước được viện dẫn rộng rãi nhất Trong

25

Trang 34

số 193 thành viên của Liên hợp quốc, 163 quốc gia đã phê chuẩn ICESCR

(1966) và hầu hết tất cả các quốc gia đó cũng là thành viên của CRC (1989).

Theo quy định của Điều 13 và 14 Công ước về Quyền kinh tế, xã hội

và văn hóa (1966), nội dung của quyền được học tập bao gồm [15]:

Miễn phí và phổ cập giáo dục tiêu học với tat cả mọi người;

Có thé tiếp cận và sẵn có về giáo dục trung học (bao gồm cả giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và dao tạo) với mọi người và từng bước

miễn phí;

Có thé tiếp cận với giáo dục ở cấp cao hơn một cách bình đẳng

trên cơ sở năng lực của mỗi người và từng bước miễn phí;

Giáo dục cơ bản cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa hoàn thành toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học;

Giáo dục có chất lượng ở cả trường công lập và trường tư thục;

Tự do của cha mẹ và của những người giám hộ hợp pháp (nếu có)

trong việc lựa chọn trường cho con cái phù hợp với tôn giáo vàđạo đức cũng như ý nguyện riêng của họ;

Tự do học thuật của giáo viên và học sinh

Tự do của các cá nhân và tô chức được thành lập và điều hanh các

cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cau về tiêu chuẩn tối thiểu mà nha

nước quy định.

Quyên về giáo duc được quy định tại hai Điều 13 và 14 của Công ước,

trong đó Điều 13 có thé được coi là cụ thé nhất về quyền được học tập trong

ICESCR Điều 13 khoản 1 định nghĩa mục đích và mục tiêu của giáo dục,

khoản 2 quy định chi tiết về các quyền được thụ hưởng về giáo duc của mọi người Bình luận chung số 13 (1999) của CESCR giải thích rằng mọi hình

thức giáo dục phải có được các đặc tính sau đây:

1. Sẵn có (Available): Các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục vận

26

Trang 35

hành đầy đủ về số lượng trong phạm vi tải phán của các quốc gia thành viên Những điều kiện để các cơ sở và chương trình giáo dục

này có thé vận hành tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện phát triển của môi trường Ví dụ, tất cả các cơ sở và chương trình giáo

dục có thể đều cần có trường lớp, cơ sở vệ sinh cho cả nam và nữ, nước uống an toàn, giáo viên được đào tạo và được trả lương cạnh

tranh; những cơ sở và chương trình giáo dục khác có thé cần trang

thiết bị như thư viện, máy tính và công nghệ thông tin;

Tiếp cận được (Accessible): Các cơ sở và chương trình giáo dục phải tiếp cận được với mọi người mà không có sự phân biệt nào Tính tiếp

cận được có ba khía cạnh: (i) Không phân biệt đối xử: Mọi người phải

tiếp cận được với giáo dục, đặc biệt là với nhóm dễ bị tốn thương, cả về mặt pháp lý và trong thực tế, mà không có sự phân biệt đối xử dựa

vào bất kỳ cơ sở nào; (ii) Tiếp cận được về thé chất — giáo dục phải

tiếp cận được trong phạm vi an toàn về thé chat, trong khoảng cách

địa lý chấp nhận được hoặc qua công nghệ hiện đại (ví dụ, tiếp cận qua chương trình đào tạo từ xa); (iii) Tiếp cận được về kinh tế - chi

phí giáo dục phải ở mức chi trả được với mọi người Khia cạnh này áp dụng ở các mức độ khác nhau với các cấp độ giáo dục quy định trong

Khoản 2 của Điều 13: Trong khi giáo dục tiểu học bắt buộc phải “miễn phí với mọi người”, các quốc gia thành viên phải tiếp tục thực thi các biện pháp dé áp dụng giáo dục trung học va dai học miễn phí.

Chấp nhận được (Acceptability): Hình thức và nội dung của giáo dục,

bao gồm chương trình và phương pháp giảng dạy, phải chấp nhận được (nghĩa là phù hợp, chấp nhận được về mặt văn hóa và có chất lượng tốt) với học sinh, và trong các trường hợp cần thiết, với cha mẹ học sinh Nguyên tắc này áp dụng với mục tiêu và mục đích của giáo dục quy định trong Điều 13 khoản 1 và với các tiêu chuẩn giáo dục tối

27

Trang 36

thiểu mà các quốc gia thành viên có thể thông qua Điều 13.

4 Thích nghỉ được (Adaptability): Giáo dục phải linh hoạt dé có thé thích nghi với những biến đổi của xã hội và cộng đồng, và đáp ứng

nhu cầu của người học trong các hoàn cảnh đa dạng về xã hội và văn hóa của họ.

Uy ban cũng lưu ý rằng việc diễn giải và áp dụng các đặc tính kể trên phải dựa trên nguyên tắc căn cứ vào lợi ích tốt nhất của người học.

Điều 13.2 (a) quy định giáo dục tiêu học là “bắt buộc” và “miễn phí với

mọi người” Hai khái niệm này được Ủy ban giải thích trong Bình luận chung

số 11 như sau:

“6 Bắt buộc: Yếu tố bắt buộc nhằm nhắn mạnh một thực tế là cả cha me, người giám hộ hay nhà nước đêu không có quyên lựa chọn trong việc quyết

định xem liệu trẻ em có nên tiếp cận giáo dục tiểu học hay không Tương tự, yêu cau này nhắn mạnh việc nghiêm cam phân biệt về giới tính trong tiếp cận

giáo dục như dong thời quy định trong các Diéu 2 và 3 của Công ước Can nhắn mạnh rằng, giáo dục phải có chất lượng thích đáng, phù hợp với trẻ và phải khuyến khích thực hiện hóa các quyên khác của trẻ.

7 Miễn phi: Bản chất của yêu cẩu này là rất rõ ràng Quyên này được quy định cụ thể là giáo dục tiểu học san có phải miễn phí với trẻ, cha mẹ hay người giám hộ Các loại phí do quy định của các chính phủ, chính quyên địa phương hay trường học và những chỉ phí gián tiếp khác tạo ra rào cản ngăn

trở việc thụ hưởng quyên này và có thể làm nguy hại đến việc thực thi quyén này Các loại chỉ phi này cũng thường có tác dụng ngược lại Van dé loại bỏ các chỉ phí này phải được đưa vào Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục tiểu học Các chi phí gián tiếp, vi dụ như khoản phí bắt buộc với phụ huynh,

hay quy định phải mặc đồng phục tương doi dat tiền có thé coi là những loại chi phí can phải loại bỏ Các chi phí gián tiếp khác có thé được phép nhưng

28

Trang 37

Ủy ban có thể xem xét trong từng trường hợp Cung cấp giáo dục tiểu học bắt

buộc không mâu thuẫn với quyển được công nhận trong Diéu 13.3 của cha

mẹ và người giám hộ “lựa chọn cho con mình các trường bên ngoài hệ thống

trường công do chính quyên xác lập ””

Điều 13.2(b) quy định về giáo dục trung học trên cơ sở công nhận tính

linh hoạt trong chương trình giáo dục trung học và các hệ thống giáo dục trung học khác nhau dựa trên nhu cầu của người học trong các điều kiện xã hội và văn hóa đa dạng.

Điều 13.2(c) quy định về giáo dục đại học với yếu tố nỗi bật là trên cơ sở công nhận việc tiếp cận bình đăng với giáo dục đại học dựa trên năng lực của mỗi người.

Điều 13.2(d) quy định về giáo dục cơ ban cho mọi người, theo giải tích

tại Bình luận chung số 11, giáo dục cơ bản không chỉ dành cho những người không có cơ hội hoàn thành giáo dục tiểu học mà dành cho tất cả những ai

chưa thỏa mãn được “nhu cau học tập căn bản” Uy ban cũng nhân mạnh rằng quyền với giáo dục cơ bản không bị giới hạn về tuổi hay giới tính mà mở rộng

đến trẻ em, thanh niên và người lớn, bao gồm cả người cao tuổi Giáo dục cơ bản là một phần không thé thiếu của giáo duc cho người lớn và học tập suốt

đời Vì giáo dục cơ bản là một quyền của tat cả các lứa tuôi, chương trình học và hệ thống giáo dục cơ bản phải phù hợp với người học ở mọi lứa tuổi.

Điều 13.2(e) quy định về tích cực phát triển hệ thống trường học trong đó ưu tiên cho giáo dục tiêu học, thiết lập hệ thống học bồng trên nguyên tắc

không phân biệt và bình đăng, tạo cơ hội cho nhóm yếu thế trong xã hội va

cải thiện không ngừng điều kiện vật chất dành cho giáo viên.

Điều 13 khoản 3 và 4 liên quan đến các quyền tự do và giáo dục Ủy ban giải thích rằng quyền tự do trong khoản 3 gồm hai thành tố Thành tố thứ

nhât là các quôc gia thành viên phải tôn trọng việc cha mẹ hoặc người giám

29

Trang 38

hộ có quyền tự do lựa chọn việc giáo dục đạo đức và tôn giáo cho con theo ý

nguyện của họ Theo Ủy ban, điều đó có nghĩa là nếu các trường công có các

môn học về tôn giáo hoặc đạo đức thì môn học này phải dựa trên nguyên tắc

khách quan, tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do biểu đạt Nếu các trường công có môn học về một tôn giáo cụ thé thì phải dựa trên

nguyên tắc không phân biệt và tuân theo nguyện vọng của cha mẹ hoặc người giám hộ Thành tố thứ 2 là quyền tự do của cha mẹ trong việc lựa chọn trường

học của con Quyền này được thực thi trên cơ sở mối quan hệ với Điều 13 khoản 4 về quyền tự do thành lập và điều hành các cơ sở giáo dục với điều kiện là các cơ sở này tuân thủ mục tiêu và mục đích của giáo dục như quy định trong Điều 13 khoản | và đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu của nhà nước Với Điều 14 khoản 4, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo

rằng việc tự do thành lập và điều hành cơ sở giáo dục không dẫn đến những

chênh lệch đáng ké về cơ hội giáo dục đối với một và nhóm trong xã hội.

Trong việc thực thi quyền về giáo dục, ICESCR đặc biệt lưu ý tầm

quan trọng của tự do học thuật và tính tự chủ của các cơ sở giáo dục Mặc dù

không quy định rõ trong Điều 13, ủy ban cho rang quyền về giáo duc không

thể được thực thi đầy đủ nếu tự do học thuật của người dạy và người học không được tôn trọng Ủy ban giải thích về tự do học thuật trong quyền về giáo dục như sau: “Thành viên của cộng đồng học thuật, với tư các cá nhân hay tập thể, có quyền tự do theo đuôi, xây dựng và truyền bá kiến thức và ý tưởng, thông qua nghiên cứu, giảng dạy, học tập, thảo luận, tài liệu hóa, sản

xuất, sáng tạo hay viết Tự do học thuật bao gồm quyên tự do của mỗi cá nhân

bộc lộ quan điểm của mình về thê chế hay hệ thống mà họ đang làm việc

trong đó, dé làm tròn chức năng của mình mà không phân biệt hay sợ bị tran

áp bởi các quốc gia thành viên hay bat kì tác nhân nào dé tham gia vào các tổ chức chuyên môn hay đại diện về học thuật va dé thụ hưởng mọi quyền con

30

Trang 39

người được quốc tế công nhận áp dụng với các cá nhân khác trong cùng một

hệ thống tài phán Việc thụ hưởng tự do học thuật đi kèm với những nghĩa vụ như nghĩa vụ tôn trọng tự do học thuật của người khác, đảm bảo có thảo luận công bằng với những quan điểm đối lập, và đảm bảo việc đối xử với tất cả

moi người không phân biệt dựa trên bất kì cơ sở nao.

Ngoài ra, quyền được giáo dục còn được quy định trong luật nhân quyên khu vực dựa trên các tiêu chuân nhân quyền quốc tế Không giống như các khu vực khác, châu Á và Thái Bình Dương không có một công cụ ràng buộc pháp lý đảm bảo quyền con người Tuy nhiên, vào năm 2012, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua một tuyên bố có nội dung về quyền giáo dục Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (2012) là một công cụ pháp lý gây tranh cãi Điều 27 nghiêm cam việc bóc lột kinh tế và xã hội đối

với trẻ em và Điều 31 đảm bảo quyền được giáo dục Tuy nhiên, mức độ bảo

vệ của Điều 31 đối với quyền được giáo dục không đáp ứng được các tiêu

chuẩn của luật nhân quyền quốc tế Ví dụ, Điều 31 quy định rằng giáo dục tiêu học sẽ là miễn phí và bắt buộc, nhưng không cung cấp rằng giáo dục

trung học, kỹ thuật và dạy nghề, và giáo dục đại học sẽ được thực hiện miễn

phí dan dần, như hau hết các công cụ nhân quyền quốc tế và khu vực khác 1.2.2 Quyền học tập của tré em trong pháp luật Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em Dé đảm bảo quyền học

tập của trẻ em, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,

xã hội và văn hóa Việt Nam đã chủ động nội luật hóa các quy định nêu trên.

Đến nay, về cơ bản, hệ thống pháp luật quốc gia đã đảm bảo được tính đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế, tạo thành một tổng thê pháp lý để giải quyết

đây đủ các vân đê của trẻ em, bao gôm quyên được giáo dục ở trẻ em.

31

Trang 40

Với phương châm: Giáo dục và đảo tạo là quốc sách hàng đầu, trong

bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946,

quyền học tập của trẻ em đã được ghi nhận “ tré em được săn sóc về mặt

giáo dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nên sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo được Chính phi giúp đỡ” Nhìn chung, các quy định về giáo dục đều được kế thừa qua các bản Hiến pháp, đều phản ánh được những định hướng, chính sách cơ bản của Nhà nước ta trong lĩnh vực giáo dục Hiến pháp

năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong chính sách giáo dục và dao tạo

cua Nhà nước ta, xác định được “Gido duc và đào tạo là quốc sách hàng dau” (Điều 35), thé hiện đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 vẫn có một số bat cập, hạn chế khi: (i) Hầu hết các quy định mang

tính chất khẩu hiệu, không mang tính chất quy phạm; (ii) Việc sử dụng các mệnh đề “Nhà nước tạo điều kiện”, “Nhà nước bảo đảm” chưa thé hiện rõ nghĩa vụ của Nhà nước trong lĩnh vực này; (11) Nội dung một sé quy dinh to ra bat cập với thực tế Thêm vào đó, việc xác định mục tiêu phát triển hệ

thống giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa

không day đủ, vừa dé dẫn đến sai sót trong nhận thức.

Để đáp ứng nhu cầu giải quyết những bất cập của Hiến pháp 1992, đồng thời kế thừa những quy định nén tảng, Hiến pháp 2013 hiện hành cũng rất chú trọng những quy định về giáo dục và đào tạo, khang định: “7zẻ em

được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo đục ” (Điều 37); “Công dân có quyên và nghĩa vụ học tập” (Điều 39) Điều 61 Hiến pháp

2013 cũng nêu rằng: “Phdt triển giáo duc là quốc sách hang dau nhằm nâng

cao dân trí, phát triển nguon nhân lực boi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên

dau tư và thu hút nguồn dau tư khác cho giáo dục; chăm lo cho giáo dục mam non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, không thu học phí; từng bước

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Bảng hỏi được tạo trên Google Form - Luận văn thạc sĩ luật học: Tác động của mạng Internet đến quyền học tập của trẻ em tại Việt Nam
4. Bảng hỏi được tạo trên Google Form (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN