1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: Vấn đề xâm hại trẻ em và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam

23 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 375,17 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM VÀ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hoài 1 ; Hà Thu Trang; Đinh Ngọc Ánh; Lưu Kỳ Dương; Nguyễn Phú Trọng Tóm tắt:

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO KHOA HỌC

THAM GIA XÉT KHEN THƯỞNG

“CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Anh Đức

Đơn vị đào tạo: Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, 2022

Trang 2

1

MỤC LỤC

I PHẦN DẪN NHẬP 2

1 Đặt vấn đề/ dẫn nhập 2

2 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

II PHẦN THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 4

1 Khái quát pháp luật về quyền riêng tư và vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng 4

1.1 Khái quát về không gian mạng 4

1.2 Khái quát về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng 5

1.3 Vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng do những lỗ hổng về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng 8

2 Thực trạng xâm hại trẻ em và pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng 9

2.1 Pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng 9

2.2 Những bất cập của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng 11

2.3 Thực trạng xâm hại trẻ em trên không gian mạng do lỗ hổng pháp luật về quyền riêng tư 12

3 Kinh nghiệm và kiến nghị 15

3.1 Kinh nghiệm từ một số quốc gia 15

3.2 Kiến nghị 17

III KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

VẤN ĐỀ XÂM HẠI TRẺ EM VÀ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM

TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Hoài 1 ; Hà Thu Trang; Đinh Ngọc Ánh; Lưu Kỳ Dương; Nguyễn Phú Trọng

Tóm tắt:

Trong kỷ nguyên mà thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, trẻ em - những công dân tương lai của kỷ nguyên số, được sinh ra và chấp nhận không gian mạng thành một phần tất yếu của cuộc sống Bên cạnh những lợi ích trẻ em sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng bao gồm: sự riêng tư và thông tin cá nhân của trẻ em bị lạm dụng quá mức… Trên cơ sở phân tích thực trạng xâm hại trẻ em trên không gian mạng, tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới về vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng và các yếu tố thuộc nội hàm của hoạt động bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, nhóm nghiên cứu đưa ra định hướng, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tư của trẻ

em trên không gian mạng nhằm hạn chế tình trạng xâm hại trẻ em trong môi trường này

Các từ khóa: trẻ em, vấn đề xâm hại, quyền riêng tư của trẻ em, bảo vệ quyền riêng tư của

trẻ em, không gian mạng

I PHẦN DẪN NHẬP

1 Đặt vấn đề/ dẫn nhập

Trong kỷ nguyên mà thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, trẻ em - những công dân tương lai của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhận không gian mạng thành một phần tất yếu của cuộc sống Tuy nhiên, trẻ em sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng bao gồm: sự riêng tư và thông tin cá nhân của trẻ em; sử dụng quá mức…

Hệ lụy từ những nguy cơ mà trẻ em thường gặp trên không gian mạng đã được chỉ ra rất nhiều lần nhưng vẫn luôn cần được cảnh báo

Vì thế, Nhà nước ta luôn nhận thức được những mối nguy hại của không gian mạng với trẻ em Để bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro trên, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm tới việc phòng, chống các hành vi xâm hại cũng như bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng thông qua việc ban hành nhiều đạo luật, văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan như:

Luật trẻ em năm 2016

1 Tác giả liên hệ: Email: hoai111902@gmail.com SĐT: 0382629925

Trang 4

3

Luật tiếp cận thông tin năm 2016

Luật An ninh mạng năm 2018

Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

Mạng lưới ứng cứu trẻ em của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng đài bảo vệ quốc gia trẻ em 111,

Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nhằm đảm bảo an toàn cho thành phần chiếm phần lớn dân số ở nước ta

Những cơ sở pháp lý kể trên đã bước đầu hình thành hành lang pháp lý về bảo vệ trẻ

em trên không gian mạng của Việt Nam Tuy nhiên, việc thi hành pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm còn thiếu chuyên nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của bản báo cáo là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền riêng tư của trẻ em và một số dạng xâm hại đối với trẻ em trên không gian mạng Từ đó, chứng minh những bất cập trong bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng xâm hại trẻ em trên không gian mạng Từ những thực trạng trẻ em bị xâm hại trên không gian mạng và pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em cũng như các kinh nghiệm ở một số quốc gia trong việc bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng, bài báo cáo nhằm phát hiện những bất cập, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

Đối tượng nghiên cứu của bản báo cáo là những lý luận về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng; các dạng thức xâm hại trực tuyến liên quan đến quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng và các quy định cụ thể của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Về phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu các

vụ việc về xâm hại trẻ em trên không gian mạng, công tác đảm bảo quyền riêng tư của trẻ

em trên không gian mạng theo hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng,

Trang 5

Nhà nước Việt Nam về con người, nhà nước và pháp quyền về đảm bảo quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng theo pháp luật Việt Nam

Bài báo cáo sử dụng các phương pháp tổng hợp; phân tích; luật học so sánh; thống kê; trong đó mỗi phương pháp sẽ được sử dụng cụ thể như sau:

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nội dung về lý luận liên quan đến quyền riêng

tư của trẻ em, không gian mạng, xâm hại trẻ em trên không gian mạng để có được góc nhìn đa chiều về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: Được sử dụng để nghiên cứu pháp luật thực định về quyền riêng tư của trẻ em Qua đó, phân tích, đánh giá về những lợi ích và những hạn chế của pháp luật, đặc biệt là pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em nói chung và trên không gian mạng nói riêng

- Phương pháp luật học so sánh: Vận dụng, so sánh việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước về quyền riêng tư trên không gian mạng

II PHẦN THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH

1 Khái quát pháp luật về quyền riêng tư và vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng

1.1 Khái quát về không gian mạng

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, không gian mạng là môi trường nhân tạo, con người không trực tiếp gặp nhau, nhưng lại có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau qua một hệ thống mạng, được kết nối toàn cầu - mạng toàn cầu, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các vùng, khu vực và toàn cầu Tuy cách nói khác nhau nhưng bản chất vẫn là giống nhau vì đều là không gian ảo, nơi con người không cần trực tiếp gặp mặt mà vẫn có thể kết nối giao tiếp với nhau Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, không gian mạng có phạm vi rất rộng lớn, hệ thống các mạng đang được sử dụng bao gồm: trình duyệt web (Google, Chrome, Safari, Cốc cốc ); trang web tin tức (VnExpress, Zing news, Kênh 14, ); mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, ); tìm kiếm, tra cứu (Google map, Google Docs ); các tiện ích (chuyển tiền, việc

làm, email, ); trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí

Chúng ta không thể phủ nhận những ích lợi to lớn mà Internet và mạng xã hội đã mang đến cho con người Chúng làm cuộc sống của con người hiện đại hơn, phát triển hơn, thông minh hơn, làm cho con người đến với nhau dễ dàng hơn và đây cũng là kho cung cấp tri thức của nhân loại Lợi ích dễ nhận thấy của không gian mạng đối với trẻ em là phục vụ

Trang 6

5

học tập Có thể nói, Internet đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Không gian mạng mang đến cho trẻ em sự kết nối giữa người với người Trẻ em giờ đây hoàn toàn có thể giao tiếp với người thân ở xa hay thậm chí là có thể kết nối, giao lưu học hỏi với bạn bè ở những nơi khác nhau mà chỉ cần ở nhà thông qua phương tiện điện tử (điện thoại, máy tính, ) Cùng với đó, không gian mạng là một kho tàng tri thức khổng lồ giúp trẻ em tiếp cận với các thông tin, kiến thức chỉ bằng một cú nhấp chuột Trẻ em có thể thỏa sức tìm kiếm những gì trẻ tò mò, khám phá về thế giới bên ngoài, cập nhật các xu hướng mới trong xã hội hiện nay

Bên cạnh những lợi ích mà không gian mạng mang đến cho trẻ em thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lý của trẻ Không gian mạng đã giúp trẻ em có cơ hội được học trực tuyến mà không cần tới trường Tuy nhiên với tính cách còn ham chơi của trẻ, trẻ em dần xa đà vào những thú vui khác trên mạng mà xao nhãng việc học tập Người lớn khó có thể kiểm soát được sự ham chơi này

và theo thời gian lâu, trẻ em sẽ không tiếp nhận đủ kiến thức cần có

Tiếp theo, việc có thể kết bạn được rất nhiều người, ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới khi chỉ cần ngồi ở nhà nhưng cũng vì sự tiện lợi này, trẻ em sẽ dần dành ít thời gian cho các hoạt động bên ngoài, tương tác trực tiếp và từ đó, tình cảm thật sự ở ngoài đời cũng dần phai nhạt Quan trọng hơn cả, với sự rộng lớn của không gian mạng, bên cạnh những thông tin chính thống, bổ ích thì vẫn sẽ có những thông tin chưa qua kiểm chứng hay thậm chí là các đối tượng lợi dụng sự rộng lớn ấy đã gây ra các hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến

tâm lý, sức khoẻ và thậm chí là cả tương lai sau này của trẻ em

1.2 Khái quát về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

Khái niệm “trẻ em”

Trẻ em là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu phát triển của con người, về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội mà ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc Khái niệm “trẻ em” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, “trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi trừ khi pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn Ở Việt Nam, tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” Quy định này có phần chưa tương thích với CRC Vì vậy, trong phạm vi bài nghiên cứu nhóm nghiên cứu đưa ra

Trang 7

định nghĩa trẻ em như sau: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, chưa thành niên và được bảo

hộ bình đẳng trước pháp luật”

Khái niệm “quyền trẻ em”

“Quyền trẻ em” là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành

mạnh và an toàn, nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển

Có bốn nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho CRC, đó là: Trẻ em cũng là những con người; Không phân biệt đối xử; Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em; Tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em2 Trên cơ sở những nguyên tắc này, quyền trẻ em được phân chia thành 4 nhóm quyền: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia

Xét về bản chất, quyền trẻ em chính là quyền của con người, được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống của trẻ em Về nội dung, việc xem xét quyền trẻ em gắn liền với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia Mức độ quan tâm đến trẻ em phát triển dần lên cho thấy quan niệm về trẻ em gắn chặt với cách thức xã hội nhìn nhận về trẻ em và những kết quả của sự tác động đan xen giữa các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội

Như vậy, khái niệm “quyền trẻ em” được hiểu là những đặc quyền tự nhiên được quy

định trong pháp luật mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho trẻ em được hưởng đầy đủ các điều kiện phát triển tốt nhất Chính vì vậy, bảo vệ quyền trẻ em là điều rất cần thiết Bảo vệ quyền trẻ em trước hết là tôn trọng, đảm bảo cho các quyền trẻ em được thực hiện trong thực tế một cách đầy đủ, tạo điều kiện,

cơ chế và cách thức hiện các quyền của mình, đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị

thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận

Khái quát quyền riêng tư của trẻ em

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn và

phẩm giá con người “Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình

mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách

2 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền

con người, NXB Chính trị Quốc gia, 2015, tr.260

Trang 8

7

tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết

gì về bản thân mình”3

Quyền riêng tư của trẻ em là một quyền con người và là một khía cạnh của quyền riêng

tư 4 Vì thế, quyền riêng tư của trẻ em là công cụ pháp lý để đảm bảo cho trẻ em được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và các Công ước quốc tế về quyền trẻ em Trẻ em sẽ được giúp đỡ, bảo vệ, chống lại các sự xâm hại, can thiệp vào đời sống riêng tư của bất kỳ chủ thể nào đối với trẻ em một cách bất hợp pháp Về cơ bản, quyền riêng tư của trẻ em được tiếp cận và có những đặc điểm, nội hàm giống với quyền riêng tư

Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em

Việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhận thức, truyền thống, kinh tế hay ý thức pháp luật và việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ cũng xuất phát không chỉ từ phía nhà nước mà còn ở trong xã hội, gia đình mà trẻ đang sinh sống Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây hệ thống pháp luật Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em thông qua nhiều văn bản cũng như các hình thức khác nhau Điều đó góp phần làm cho trẻ em được phát triển trong môi trường lành mạnh cũng như tránh bị xâm hại và quyền riêng tư của trẻ đặt dưới sự bảo đảm của pháp luật

Như vậy, việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là trách nhiệm của nhiều chủ thể đặc biệt là vai trò của Nhà nước Những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em có vai trò chủ đạo và quyết định tới sự an toàn của trẻ em Do đó, Nhà nước cần phải có những biện pháp chủ động, kịp thời để đảm bảo và ngăn ngừa những sự xâm hại

về quyền riêng tư của trẻ em đồng thời Nhà nước phải có những quy định pháp luật để xử

lý, răn đe những trường hợp vi phạm quyền riêng tư của trẻ em một cách thích đáng nhất

Khái quát quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0 cùng sự bùng nổ của các mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông, các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu

cá nhân trong môi trường này ngày càng nhiều Và trẻ em là đối tượng dễ bị xâm phạm đặc biệt là xâm hại quyền riêng tư Về nội dung quyền riêng tư của trẻ em nói chung và trên

3 Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương, Lã Khánh Tùng, Quyền về sự riêng tư, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.13

4 Xem: TS Phạm Thị Duyên Thảo, TS Phan Thị Lan Phương, Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền

riêng tư của trẻ em, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210643 , truy cập ngày: 01/01/2022

Trang 9

không gian mạng nói riêng, có thể chia ra là bốn nội dung: sự riêng tư về thông tin cá nhân;

sự riêng tư về cơ thể; sự riêng tư về thông tin liên lạc; sự riêng tư về nơi cư trú

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, độ phát triển trí óc và việc tiếp cận, sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ em rất nhanh chóng và dễ dàng Tuy nhiên, trẻ chưa có thể nhận thức một cách đầy đủ về chính sách pháp lý cũng như sự nguy hiểm của không gian mạng nên sự tiếp nhận nhanh nhạy ấy lại chính là “con dao hai lưỡi” dẫn trẻ em đến với những rủi ro trên môi trường mạng như: lộ thông tin cá nhân, bị lừa đảo, bị quấy rối trên mạng, nghiện game online, xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai lệch, hay thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng,

Bên cạnh việc nhận thức của trẻ em chưa được đầy đủ về pháp luật, mối nguy hiểm của không gian mạng, việc các bậc làm cha mẹ, người giám hộ, hay thậm chí là người xa

lạ với trẻ em đăng tải hình ảnh trẻ em trên mạng xã hội là một yếu tố dẫn đến quyền riêng

tư của các em bị xâm phạm Mọi người đã dần quên mất trách nhiệm của mình là phải hỏi

ý kiến trẻ em (đối với những trẻ từ 7 tuổi trở lên), được các em đồng ý cho phép đăng tải hình ảnh trên mạng thì mới được phép đăng Với những trẻ nhỏ tuổi, việc đăng hình ảnh các em nhất thiết phải được cha mẹ, người giám hộ đồng ý Tuy nhiên, vi phạm quyền riêng tư của trẻ trên môi trường mạng đa số lại đến từ cha mẹ, người thân, người giám hộ của trẻ Hành vi của các bậc phụ huynh bắt đầu từ tình yêu với con cái, không có dụng ý xấu, nhưng vô tình lại phạm vào các quy định của pháp luật về quyền riêng tư của con trẻ Đặc biệt, yếu tố khách quan khiến quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng bị xâm phạm là những quy định pháp lý liên quan ở nước ta còn nhiều thiếu sót, chưa có sự đồng bộ và thống nhất Các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng vẫn chưa có sự rõ ràng và cụ thể nhất định Đồng thời, các văn bản quy định về việc nhận dạng vẫn còn chưa được ban hành nhiều dẫn đến việc khó khăn trong quản lý các đối tượng trẻ em bị xâm hại trên không gian mạng

Việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, mà còn cả tâm lý, khả năng học tập Chính vì vậy, trẻ em cần phải được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng

1.3 Vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng do những lỗ hổng về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

Trang 10

9

Thuật ngữ “Xâm hại trẻ em” cũng chỉ mang tính tương đối bởi thuật ngữ “Xâm hại trẻ

em” có nhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản chính thức nào

đưa ra khái niệm xâm hại trẻ em trên không gian mạng nhưng qua những khái niệm trên

có thể hiểu: Xâm hại trẻ em trên không gian mạng là tất cả các hành vi dẫn đến nguy cơ

hoặc hành vi thực sự gây hại cho trẻ em về sức khỏe, tính mạng, môi trường phát triển hoặc nhân cách của trẻ trên không gian mạng

Xét về hành vi, theo thống kê hiện nay có thể chia thành bốn hình thức xâm hại trẻ em bao gồm: Xâm hại thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm và Xao nhãng5 Nhưng xét riêng về không gian mạng sẽ chỉ tác động trực tiếp đến trẻ em bởi các dạng xâm hại như: xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục

Việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, mà còn cả tâm lý, khả năng học tập Môi trường ảo trên mạng đã khiến nhiều trẻ em lựa chọn cuộc sống “ảo” trở nên cá nhân, riêng tư hơn và ít bị giám sát hơn dẫn tới nhiều trường hợp trẻ em trước khi gặp nguy cơ, rủi ro qua mạng thường hướng đến sự tư vấn, chia sẻ từ bên ngoài hoặc bạn bè, khiến gia đình, cha mẹ khó bảo vệ con hơn Không ít trường hợp trẻ bị bắt nạt trên mạng đã có nhiều biểu hiện bất thường về tâm lý, thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm hoặc có ý định tự tử

Vấn đề xâm hại trẻ em không còn mới đối với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Từ những khái quát về vấn đề xâm hại trẻ em trên không gian mạng, có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn đề này trở nên ngày càng nghiêm trọng là do những lỗ hổng về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng Những lỗ hổng này bắt nguồn từ văn hoá, nhận thức và pháp luật chưa thực sự coi trọng việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em nói chung và trên không gian mạng nói riêng

2 Thực trạng xâm hại trẻ em và pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

2.1 Pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng nói riêng Việc pháp luật quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng sẽ giúp các quyền của trẻ em được bảo

vệ và tránh xa các ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng

5 Các hình thức xâm hại trẻ em, trang web: http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/cac-hinh-thuc-xam-hai-tre-em / , truy cập: 10/01/2022

Trang 11

Luật An ninh mạng 2018 gồm 7 Chương 43 Điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Trong đó, nhằm thể hiện

sự quan tâm, chính sách bảo vệ trẻ em của Nhà nước ta thì tại Điều 29 đã quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Điều luật khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật đời sống riêng

tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng Về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trước Luật An ninh mạng 2018, đã có nhiều văn bản pháp luật trong nước quy định về vấn đề này: Hiến pháp 2013, Luật Trẻ em 2016, Nghị định 56/2007/NĐ-CP,

Việc bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ tại các Bộ luật hiện hành của nước ta Tuy nhiên, thực tế cho thấy quyền riêng tư của trẻ em rất dễ bị xâm phạm đặc biệt trên môi trường mạng với sự lan truyền thông tin nhanh chóng của người sử dụng internet

Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính về quyền trẻ em, trong đó có hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng internet chưa có Nghị định mới Tuy vậy, với các hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em tùy theo mức độ, tính chất có thể căn cứ vào những quy định pháp luật khác có liên quan để xử lý

Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về phạt tiền với hành vi tiết

lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư; sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình, trong đó có trẻ em

Bộ luật Hình sự hiện hành quy định hành vi thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hành vi mua bán, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong đó có trẻ em), trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó sẽ bị phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 288) Bên cạnh đó, hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt theo quy định của bộ luật này

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w