1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN THUY DUNG

PHAP LUAT VE BIEN PHAP TU VE

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN THUY DUNG

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã sô: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN TIEN VINH

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Truong Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRAN THUY DUNG

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHAP LY CUA BIEN PHAP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2-25 EeEEeEE2EE2EzEzEzxez 9 1.1 Khái quát về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 9

1.1.1 Khai niệm biện pháp tự vệ thương mại - - 5 <6 +5 + seksesseeseesee 9 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp tự vệ thương mại và so sánh với các biện pháp phòng vệ thương mại khác - + + «+sx£+s£+sesessersersessee 13 1.1.3 Mục tiêu và vai trò của biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 20

1.2 Khái quát sự phát triển của biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 22

1.2.1 _ Thời kỳ của Hiệp định chung về thuế quan và mau dịch GATT 1947 22

1.2.2 Thời kỳ sau khi Tổ chức thương mại thé giới WTO thành lập 25

1.3 Tác động của biện pháp tự vệ thương mại đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng khi tham gia vào thương mại quốc té 29

Chương 2: BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ PHAP LUẬT QUOC GIA -2-©522522SE+£E£EzzEsrxrez 36 2.1 Pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại của WTO 36

2.1.1 Pháp luật WTO về biện pháp tự vệ thương mại quy định tại Hiệp định GATT 1994 11 - 36

2.1.2 Các quy định của Hiệp định về biện pháp tự vệ (S) 38

2.1.3 Áp dụng pháp luật WTO về biện pháp tự vệ thương mại qua các vụ tranh chấpp - ¿+ 2+kSkSEESEEEEEEE12112112112121711111111 111111111111 1.yC 42 2.2 Biện pháp tự vệ thương mại của một số thành viên của WTO 47

2.2.1 Pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại của Hoa Kỳ - 47 2.2.2 Pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại của EU - - «++-«+<s+2 57

Trang 5

2.3 Pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại của Việt Nam 61 2.3.1 Thực trạng quy định pháp luật về tự vệ thương mại ở Việt Nam 61 2.3.2 Thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam 77

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH

PHAP LUẬT VE BIEN PHÁP TỰ VỆ THUONG MẠI Ở VIỆT NAM 88 3.1 Quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật tự vệ thương

mại ở Việt Nam trong thời gian tới cece server 88

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại

0.840 017 3a 94

3.2.1 Tăng cường và hoàn thiện khung pháp lý về các biện pháp tự vệ

thương THẠI - - - s E1 119311911 11911191 HH HT Hi HH 943.2.2 Nang cao hiệu quả thực thi pháp luật - 2-5 S S2 *s+sssseersseeres 99

KET LUẬN ©5252 SE 2E 2 2 12E127121121121121111211211 11111111111 rye 102 TÀI LIEU THAM KHẢO -©2222EEE2S22+t2222221111152E221222211eecree 104

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Ký hiệu

x- Tiếng Anh Tiếng Việt

viet tat

CBPG Anti-dumping Chống ban phá giá CTC Countervailing duties Chống trợ cap

DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp tại WTO DSU Dispute Settlement Understanding | Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại WTO EC European Commission Uy ban Chau Au

EU European Union Lién minh Chau Au

GATT | General Agreement on Tariffs | Hiệp định chung về Thuế quan và

and Trade Thương mại

ITC United States International Uy ban thương mai Hoa Ky

Trade Commission

SG Safeguard Agreement Hiép dinh về các biện pháp tự vệ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 1.1 Bang so sánh các biện pháp của phòng vệ thương mại 17

Bảng 2 1 Thống kê số vụ tranh chấp liên quan đến Hiệp định SG

ảng 2 Lg

6 giai đoạn từ năm 1999 đên het thang 06/2023 43

l Thống kê các vụ việc điều tra tự vệ mà Việt Nam đã

Bảng 2.2 Loa.

tién hanh 77

Lượng và trị giá nhập khâu đối với san phẩm phân bón Bảng 2.3 DAP nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2017

đến tháng 6/2023 84

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với môi trường kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, cùng với sự cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam với chỉ phí rẻ khiến cho các nhà sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước thì việc xem các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có đang tạo ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước hay không, đang là vấn đề cần được chú trọng và là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới Pháp luật các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo hộ nền sản xuất trong nước vì nó là sức mạnh nội tại của chính quốc gia đó, theo đó một số các quốc gia đã ban hành và áp dụng pháp luật có nội dung về biện pháp phòng vệ thương mại trong đó có biện pháp tự vệ.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường biến động đa dạng và phức tạp, cùng với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid 19 đã làm cho nền kinh tế có nhiều biến chuyền khó lường, xuất hiện nhiều hành vi của các nhà sản xuất nước ngoài có ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước khi tiến hành nhập khâu 6 at hàng hóa vào Việt Nam Điều này đã đặt ra những thách thức pháp lý không nhỏ và yêu cầu đôi mới đối với các quy định pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.

Tại Việt Nam, các quy định pháp luật về biện pháp phòng vệ thương mại trong đó biện pháp tự vệ được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam năm 2002 Sau đó, đứng trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 12/06/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý ngoại thương 2017 (Luật SỐ 05/2017/QH14) Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã thống nhất các nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại tại các Pháp lệnh riêng lẻ trước đây và đã có các quy định cụ thể hơn về biện pháp tự vệ thương mại Luật Quản lý ngoại thương 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành lang pháp lý để có thê thực thi pháp luật đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khâu

Trang 9

vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất ở Việt Nam Tính đến hết năm 2021, theo số liệu của Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại — VCCI thì Việt Nam đã tiến hành sáu vụ điều tra tự vệ thương mại đối với hàng hóa nước ngoài nhập khâu vào lãnh thổ Việt Nam, trong khi sau khi Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 có hiệu lực thì Việt Nam chưa tiến hành vụ điều tra tự vệ nao Đây là một con số thực sự rất khiêm tốn so với con số là 12 vụ điều tra chống bán phá do Việt Nam tiến hành đối với hàng nhập khâu khi Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực và đến nay là gần năm năm Bên cạnh việc tiến hành các vụ điều tra tự vệ thương mại, đề đối phó với các hành vi cố tinh nhập khâu 6 ạt hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện ngày càng tinh vi và khó kiểm soát thì các nhà sản xuất trong nước và cơ quan nha nước cần phối hợp dé kiểm tra và đánh giá các rủi ro tiềm ấn và tiễn hành các biện pháp cần thiết dé bảo vệ nền sản xuất trong nước, giúp đỡ các doanh nghiệp hồi phục sự phát triển sau khi chịu ảnh hưởng mạnh từ đại dịch và các yếu tố về giá năng lượng dé hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả.

Ở Việt Nam, các quy định về biện pháp tự vệ thương mại hiện tại chỉ được

quy định tại Luật Quản lý ngoại thương 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đây là lợi thế khi các quy định không bị phân tán bởi nhiều văn bản, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trước áp lực các vụ việc điều tra về tự vệ thương mại của các quốc gia khác áp dụng vào các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sâu rộng hơn, thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế dé xem xét áp dụng và điều

chỉnh pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước chủ động suy xét và áp dụng biện pháp điều

tra tự vệ và coi đây là một biện pháp hữu hiệu mang hiệu quả cao trong việc bảo vệ

doanh nghiệp mình Do đó, cần có những công trình nghiên cứu về biện pháp tự vệ

thương mại trong tình hình mới.

Vì những lý nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” dé làm đề tài nghiên cứu luận

văn Thạc sĩ.

Trang 10

- Vai trò/Đặc điểm của biện pháp tự vệ thương mại là gì?

- Những vấn đề lý luận về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế hiện nay? - Pháp luật quốc tế, cấu trúc pháp luật của Việt Nam và của một số quốc gia trên thế giới về biện pháp tự vệ thương mại hiện nay đang được quy định như thế nào?

- Thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam hiện nay và cần có giải pháp nao để cải thiện những van dé còn tôn tại tại Việt Nam?

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài lựa chọn, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật này, cụ thê:

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thuan (201 1), luận văn này có dé cập đến các quy định của WTO và pháp luật của Hoa Kỳ và EU về biện pháp tự vệ thương mại, nhưng không tiếp cận dưới góc độ so sánh mà chỉ phân tích pháp luật về thương mại quốc tế Đồng thời, luận

văn được thực hiện khi Luật Quản lý ngoại thương 2017 chưa ban hành và có hiệu lực,

sau thời gian Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực và được áp dụng, nền kinh tế có

nhiều thay đổi thì nhu cầu nghiên cứu và hoan thiện pháp luật được đặt ra.

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật vé tu vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam - một số vấn dé lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Anh Ngọc (2013), luận văn này khá tương tự so với Luận văn nêu trên khi cũng đề cập đến các quy định của WTO và pháp luật của Hoa Kỳ và EU về tự vệ trong nhập khẩu hàng

hóa nước ngoài vào Việt Nam và chỉ dừng lại ở sự giới thiệu pháp luật mà không

tiếp cận dưới góc độ so sánh, phân tích sâu Đồng thời, luận văn cũng thực hiện khi

Luật Quản lý ngoại thương 2017 chưa ban hành.

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật vé tu vệ thương mại ở Việt Nam” của tac giả Phạm Như Phương (2019), luận văn này diễn giải về pháp luật Việt Nam và quy định của WTO về tự vệ thương mại nhưng không có nội dung so sánh pháp luật quốc tế và thực tiễn thực hiện pháp luật của các quốc gia này để xem xét đến tình hình của Việt Nam, từ đó định hướng và cân nhắc về việc sửa đổi, b6 sung pháp

luật Việt Nam.

Trang 11

Một số bài báo, tạp chí chuyên ngành luật cũng đã nghiên cứu về vấn đề này, có thé kế tới: “Mộ số vấn dé pháp lí về biện pháp tự vệ thương mại” tại Tạp chí Luật học Số 5/2009, tr 65 — 71 (2009) và “Biện pháp tự vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam - điều kiện và thủ tục áp dụng ” tại Tạp chí Luật học.

Số 4/2012, tr 44 - 50 (2012); “Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam về tự vệ thương mại từ việc tiếp cận pháp luật của Tổ chức thuơng mai thé giới (WTO)” trên Tạp chí Luật học Số 9/2012, tr 47 - 53 (2012) của tác giả Nguyễn Quý Trọng Tiếp theo, tác giả Lê Thành Chung có bài viết “Nhận diện về tự vệ thương mại trong nhập khâu hàng hoá” trong Nghé Luật Số 3 /2010, tr 30 - 33 (2010) Bài viết

“Quy định cua WTO vỀ fự vệ và những van dé đặt ra cho Việt Nam” của tác giả Phạm Hương Giang trên Tạp chí Luật học 2021 — Số 5, tr 22-36 (2021).

Các công trình nghiên cứu trước đều đề cập đến các quy định về điều tra tự vệ thương mại trong đó ít nhiều đề cập đến cơ sở pháp luật, cơ sở thực tiễn liên quan đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, hình thức thể hiện của điều tra tự vệ tại Việt Nam, đồng thời viện dẫn được các quy định của pháp luật quốc tế về điều tra tự vệ Tuy nhiên, mặc dù có sự viện dẫn các quy định quốc tế và pháp luật của các

quốc gia phát triển, những nghiên cứu trước đây chưa di sâu vào nghiên cứu, so sánh các chế định về điều tra tự vệ giữa pháp luật Việt Nam và quy định pháp luật quốc tế, chủ yếu phân tích quy định pháp luật quốc tế dé từ đó nêu ra các quy định pháp luật Việt Nam Do đó, khi thực hiện đề tài này, học viên sẽ đi sâu vào nghiên cứu các quy định về điều tra tự vệ trong thương mại quốc tế, đồng thời tập trung phân tích pháp luật của Việt Nam và văn bản luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới về điều tra tự vệ Việc so sánh, đối chiếu những quy định pháp luật của những quốc gia trước sẽ góp phần rất nhiều trong việc đưa ra những gợi ý góp phần

xây dựng nên các quy định pháp luật của Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình

thực tế của chúng ta hiện nay.

Đề tài nghiên cứu hiện tại được học viên nghiên cứu từ đầu, trước đó học viên chưa viết luận văn nào về vấn đề này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về biện pháp

Trang 12

tự vệ thương mại trong thương mại quốc tế và thực tiễn thi hành pháp luật về biện

pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu giới hạn như sau:

- Pháp luật Việt Nam được tác giả tập trung nghiên cứu các quy định trong

Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn thi hành và thực trạng thi

hành pháp luật được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến nay Các quy định trước thời điểm đó có thể được đề cập ở mức độ tham khảo hoặc được sử dụng

làm dẫn chứng cho những nghiên cứu, so sánh và ở những ví dụ minh họa.

- Pháp luật nước ngoài được giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số văn bản pháp luật quốc tế, cụ thể bao gồm một số văn bản của WTO Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên cứu văn bản pháp luật một số quốc gia gồm Hoa Ky và EU dé đúc rút

những bài học kinh nghiệm.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đưa ra và phân tích khái niệm, vai trò, đặc điểm về biện pháp tự vệ thương

mại theo pháp luật.

- Phân tích các quy định đối với pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật quốc tế, Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, để rút ra các điểm mạnh và điểm yếu của pháp luật Việt Nam.

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với biện pháp

tự vệ thương mại ở Việt Nam.

- Dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua của việc áp dụng các quy

định của pháp luật biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam.

5 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài luận văn cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia như Việt Nam, Hoa Kỳ có liên quan đến biện pháp tự vệ thương mại và một số văn bản luật của một số quốc gia khác trên thế giới về lĩnh vực này Đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định nêu trên tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra những so sánh, nhận xét, đánh giá và những kiến nghị nhăm hoàn thiện các quy định về biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam.

Trang 13

Dé đạt các mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thé của luận văn là:

- Phân tích, luận giải dé làm rõ hơn những vấn đề lý luận về biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật quốc tế, Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới như: khái niệm, đặc điểm của biện pháp tự vệ thương mại; nội dung và hình thức của biện pháp tự vệ thương mại; đồng thời phân tích làm rõ cách thức triển khai thực hiện các vụ kiện về biện pháp tự vệ thương mại và cấu trúc của pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật quốc tế, Việt Nam và một số quốc gia

khác trên thế giới.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

về biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật quốc tế, Việt Nam, một số văn bản pháp luật quốc gia khác và chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, thực hiện phân tích vẫn đề trong thương mại quốc tế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của

Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác

Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó, dé giải quyết các mục tiêu đặt ra, Luận văn còn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp

nghiên cứu khoa học khác:

Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong Luận văn nay, phương pháp so sánh

được sử dụng trong nhiều trường hợp khi cần phân tích và luận giải những tương tự và khác biệt giữa quy định của pháp luật các quốc gia trên thé giới, điều ước quốc tế và quy tac của các tổ chức và pháp luật của một số quốc gia Trên cơ sở so sánh, luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế trong pháp luật và thực tiễn trong việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, từ đó xác định những điểm tốt Việt Nam có thé tham

khảo sao cho phù hợp với thực trạng tình hình của Việt Nam.

Phương pháp phân tích, tong hợp, đánh giá: phương pháp này được sử dụng

Trang 14

xuyên suốt luận văn nhằm phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, quốc tế và một số văn bản pháp luật quốc tế, sau đó tổng hợp dé cung cấp cái nhìn toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn về biện pháp tự vệ thương mại Đồng thời, từ các tổng hợp nêu trên, đánh giá các điểm sáng và những điểm chưa phù hợp dé dua ra kiến nghị xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu tình huống: được sử dụng khi nghiên cứu một số vụ việc điển hình về biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam.

Phương pháp thống kê số liệu: Day là phương pháp được sử dụng dé thống kê số liệu về các vụ kiện liên quan đến biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam và một số quốc gia trên thé giới Từ đó, đưa ra kết luận, đánh giá xu thế phô biến cũng như cung cấp phương hướng cho việc thực thi pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam hiện nay mang tính hiệu quả dé bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.

7 Những đóng góp của đề tài

Không thể phủ nhận những giá tri lớn cả về mặt khoa học và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã có Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu trước đây về pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung ở Việt Nam, bao gồm cả những bài viết, báo cáo khoa học của các học giả trong nước và trên thế giới, cùng với quá trình nghiên cứu độc lập, luận văn sẽ tập trung vào những vấn đề mới sau:

Thứ nhất, Luận văn tổng hợp được các góc độ pháp luật của các văn bản quốc tế về biện pháp tự vệ thương mại, một số quốc gia trên thế giới, từ đó có những đánh giá mới về các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp tự vệ thương

mại ở Việt Nam;

Thứ hai, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học sẵn có, Luận văn đã xác định được cụ thể nội dung pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại dưới góc độ thực tiễn

thực hiện.

Thứ ba, Luận văn có những đề xuất và định hướng cũng như giải pháp để hoàn thiện quy định về biện pháp tự vệ thương mại trong pháp luật Việt Nam và so

sánh với pháp luật quôc tê và một sô quôc gia trên thê giới.

Trang 15

Do đó, về mặt khoa học, Luận văn giúp đóng góp thêm góc nhìn mới mang tính khái quát theo từng khía cạnh được đặt trong mỗi tương quan giữa các văn bản pháp luật quốc tế với nhau và với Việt Nam Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hữu ích trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại dé bảo vệ nền sản xuất trong nước.

8 Kết cấu luận văn

Chương ï: Cơ sở lý luận và pháp lý của biện pháp tự vệ trong thương mại

quốc tế.

Chương 2: Biện pháp tự vệ thương mại theo quy định của WTO và pháp luật

quốc gia.

Chương 3: Giải pháp và phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về

biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam.

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THUONG MẠI QUOC TE

1.1 Khái quát về biện pháp tự vệ trong thương mai quốc tế

1.1.1 Khai niệm biện pháp tự vệ thương mại

Biện pháp tự vệ là một công cụ chính sách thương mại mà một quốc gia sử dụng để tạm thời bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự gia tăng hàng nhập khâu

đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng Đây là biện pháp tạm thời và

được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi việc nhập khẩu một sản phẩm gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước Mục đích của biện pháp tự vệ là tạo cơ hội cho ngành sản xuất trong nước điều chỉnh đề thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu Các biện pháp có thé dưới hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch

và thường được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn.

Các biện pháp tự vệ đứng trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay càng thé hiện được sự quan trọng của nó Toàn cầu hóa đối với khía cạnh về kinh tế là quá trình phát triển ở trình độ cao của các quan hệ kinh tế quốc tế, biểu hiện chủ yếu ở sự tăng trưởng mạnh mẽ của các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ giữa các quốc gia; sự hình thành và phát triển của các thé chế, tổ chức quốc tế dé điều chỉnh, quản lý các dòng chảy quốc tế này Vì vậy, toàn cầu hóa còn có nghĩa là quá trình xóa bỏ các rào cản đối với sự đi chuyền tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia, tạo lập thị trường giữa các quốc gia, mất dần biên giới, hình thành thị trường chung khu vực và tiến tới thị trường thong nhất toàn cau [41].

Đặc biệt, tự do hóa thương mại theo hệ thống GATT va WTO đã cắt giảm đáng ké và loại bỏ một số hang rào thuế quan và các thủ tục hai quan khác gây can trở thương mại Kết quả là, các ngành công nghiệp trong nước đang được bảo vệ bằng thuế quan, sau khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế daa dan gỡ bỏ

Trang 17

hàng rào thuế quan và thương mại, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nước ngoài Để ngăn chặn hoặc khắc phục những thiệt hại cho ngành công nghiệp trong

nước do cạnh tranh với các ngành công nghiệp nước ngoài do hệ quả của quá trình

mở cửa thị trường, Hiệp định GATT của WTO đã đặt ra một khuôn khổ toàn diện về các quy định thương mại Các biện pháp phòng vệ thương mại tồn tại trong hệ thống thương mại đa biên từ năm 1947 và dần được hoàn thiện qua các vòng đàm phán trong Hiệp định GATT gồm 3 trụ cột: chống bán phá giá (Điều VI Hiệp định GATT), chống trợ cấp (Điều VI Hiệp định GATT) và các biện pháp tự vệ (Điều

XIX Hiệp định GATT) Các biện pháp nay được gọi là “các biện pháp phòng vệ

thương mại” theo nghĩa là việc áp dụng chúng nhằm mục đích khôi phục sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế Các biện pháp này cho phép Chính phủ giải quyết các vấn đề nhập khâu một cách hợp pháp, bằng cách hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước họ trong một số trường hợp.

Biện pháp tự vệ được coi là biện pháp bảo vệ mạnh nhất trong tat cả các biện pháp phòng vệ thương mại vì nó đi ngược lại mục tiêu chính của WTO là thiết lập một môi trường thương mại quốc tế cởi mở hơn, bằng cách ràng buộc Chính phủ với các cam kết về thương mại tự do Biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng ngay cả khi quốc gia đó tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Theo Điều XIX của

Hiệp định GA TT và các quy định của Hiệp định SG, một biện pháp tự vệ cho phép

một quốc gia “thoát” khỏi các nghĩa vụ liên quan đến cam kết cắt giảm thuế quan, nếu chứng minh được rằng số lượng hàng hóa nhập khẩu “đột ngột” tăng “gây ra

thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước

sản xuất các sản phâm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại đó Do đó, đôi khi nó được gọi là “điều khoản miễn trừ” vì nó cho phép các thành viên WTO “thoát khỏi” các nghĩa vụ của

họ trong những trường hợp đặc biệt.

Trang tin của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (United States Trade

Representative) định nghĩa về biện pháp tự vệ thương mại như sau [57]:

10

Trang 18

“Các biện pháp tự vệ hạn chế nhập khẩu tạm thời một sản phẩm nếu ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trong do lượng nhập khẩu tăng đột biến ”

Trang tin của Ủy ban thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (International Trade Administration) định nghĩa về tự vệ thương mại như sau [56]:

Biện pháp tự vệ là biện pháp hạn chế nhập khâu tạm thời (ví dụ hạn ngạch hoặc tăng thuế quan) mà một quốc gia được phép áp dụng đối với một sản phẩm nếu việc nhập khẩu sản pham đó đang tăng lên gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước mà ngành sản xuất đó sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

WTO không đưa ra định nghĩa cu thé mà chỉ ra biện pháp tự vệ được thực

hiện như sau [60]:

Một thành viên WTO có thể thực hiện hành động “tự vệ” (nghĩa là tạm thời hạn chế nhập khẩu một sản phẩm) dé bảo vệ một ngành sản xuất nội địa cụ thể khỏi việc gia tăng nhập khâu bất kỳ sản phẩm nào đang gây ra

hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành đó.

Trong khi đó Hiệp định SG quy định tại Điều 2 về biện pháp tự vệ như sau [28]: 1 Một Thành viên chỉ có thé áp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm nêu Thành viên đó đã xác định, theo các điều khoản nêu dưới đây, rằng sản phẩm đó đang được nhập khâu vào lãnh thổ của mình với số lượng gia tăng, tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước và trong các điều kiện gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

2 Các biện pháp tự vệ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc.

Liên minh châu Âu (EU) mô tả các biện pháp tự vệ như sau [55]:

Các biện pháp tự vệ có thể được thực hiện khi một ngành bị ảnh hưởng

bởi sự gia tăng đột ngột, mạnh và không lường trước được của việc nhập

11

Trang 19

khẩu một sản pham nhất định và các nhà sản xuất không thê thích ứng một cách hợp lý với tình hình thương mại thay đổi Biện pháp này khác với các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp ở chỗ nó không xử lý hàng nhập khẩu được giao dịch không công băng, do đó áp dụng cho tất cả các nước xuất khâu sản phẩm.

Định nghĩa về biện pháp tự vệ trong các nguồn trên có điểm chung là đề cập đến các biện pháp tạm thời được áp dụng để hạn chế hoặc ngăn chặn sự gia tăng đột ngột và đáng kề của việc nhập khẩu sản phẩm cụ thể, nhằm bảo vệ ngành sản xuất

trong nước khỏi thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng

do sự gia tăng nhập khẩu Các biện pháp này có thể bao gồm việc hạn ngạch nhập khẩu, tăng thuế quan hoặc các biện pháp khác nhằm giảm sự tác động của hàng hóa

nhập khẩu tới ngành sản xuất trong nước.

Tuy các định nghĩa này có phần khác biệt về cách diễn đạt và mức độ chi tiết, nhưng diém chung của chúng là nhắn mạnh vào mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi tác động tiêu cực của nhập khâu tăng đột ngột và đáng kê của một sản phâm cụ thé Điều này thé hiện sự tương đồng trong cách các quốc gia và tô chức quốc tế định hình và hiéu về biện pháp tự vệ thương mại.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tự vệ thương mại là một biện pháp

nằm trong các biện pháp phòng vệ thương mại Theo khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khâu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Như vậy, biện pháp phòng vệ thương mại có thé được hiểu là những biện pháp tạm thời về thương mại, nhằm ngăn chặn, hạn chế hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp cụ thé, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những đối thủ

cạnh tranh nước ngoài [32].

Pháp lệnh số 42/2002 và Nghị định 150/2003/NĐ-CP déu không đưa ra quy

định cu thé thế nào là tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài Đến Luật Quản

lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tự vệ thương mại tại Điều 91 như sau:

12

Trang 20

1 Biện pháp tự vệ trong nhập khâu hang hóa nước ngoài vào Việt Nam

(sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường

hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại

nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản

xuất trong nước.

Khi ngành sản xuất trong nước có thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng bởi sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu đột ngột và không lường trước được, quốc gia đó có thé áp dụng một biện pháp về thương mại dé tạm thời bảo vệ ngành sản xuất trong nước và biện pháp thương mại này được gọi tên là

biện pháp tự vệ Biện pháp tự vệ là tạm thời và chỉ trong những trường hợp đặc biệt

thì nó sẽ được áp dụng Ngành sản xuất trong nước ở đây được hiểu là ngành sản xuất các sản phâm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đang nhập khẩu vào quốc gia và gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.

Biện pháp tự vệ có thể được hiểu như sau: là biện pháp được áp dụng để phòng ngừa, khắc phục hậu quả nếu việc gia tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu

vào frong nước gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản

xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước.

1.1.2 Đặc điểm của biện pháp tự vệ thương mại và so sánh với các biện

pháp phòng vệ thương mại khác

1.1.2.1 Đặc điểm của biện pháp tự vệ thương mại

a Tính tạm thời và có thời hạn

Các biện pháp tự vệ thường là tạm thời, có nghĩa là nó chỉ có tính chất áp dụng trong một thời gian ngắn trước mắt và không lâu dai, bởi việc biện pháp này được thiết lập để tạo không gian và thời gian cho ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng có điều kiện dé điều chỉnh và thích ứng với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột ngột hoặc có nguy cơ đe doa ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp này sẽ không được áp dụng mãi mãi mà có thời hạn dé điều chỉnh và loại bỏ hoàn toản Theo đó, các biện pháp tự vệ phải có thời hạn nhất định, sau đó phải được dỡ bỏ hoặc thay thế bằng một biện pháp ít hạn chế thương mại hơn.

13

Trang 21

Về thời hạn tự vệ, biện pháp tự vệ không được kéo dài quá 4 năm (tính cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời) và phải giảm dần theo định kỳ sau năm đầu tiên áp dụng.

về gia hạn tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ nhưng nước nhập khâu phải chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và rằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh Tổng cộng thời gian áp dụng va gia

hạn không được quá 8 năm theo quy định của Hiệp định SG và tại Việt Nam là

không quá 10 năm (áp dụng đối với quốc gia dang phát triển).

b Tính tương xứng

Biện pháp tự vệ khi được thực thi phải tương xứng với mức độ thiệt hại do

hàng hóa nhập khẩu gia tăng gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và không được vượt quá mức cần thiết để khắc phục thiệt hại Trong trường hợp các nước áp dụng vượt quá mức độ cần thiết có thé phải bồi thường cho quốc gia bị thiệt hại Do biện pháp tự vệ là một biện pháp đi trái lại quy tắc thương mại, khi việc nhập khẩu hàng hóa không trái pháp luật nhưng gây thiệt hại hoặc đe đọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, do đó việc áp dụng biện pháp tự vệ phải phù hợp với

thiệt hại của ngành và không được vượt quá mức thiệt hại mà cơ quan nhà nước xác

định, nếu không ngành sản xuất của các quốc gia khác có thé bị thiệt hai do việc áp dụng rõ ràng quá mức cần thiết.

Các quốc gia được phép áp dụng nó dé bảo vệ ngành công nghiệp trong nước nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài như một hình thức cân bằng các cam kết thương mại với các quốc gia khác trên thị trường Kết quả điều tra kết luận việc nước nhập khâu áp dụng biện pháp tự vệ là không cần thiết và không có cơ sở Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải đền bù cho nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ trong những điều kiện nhất định Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan áp dụng các

biện pháp trả đũa.

c Tính minh bạch

Quá trình mà cơ quan nhà nước xác định nhu cau dé tiến hành điều tra biện pháp tự vệ và thực hiện biện pháp tự vệ phải minh bạch và dựa trên bằng chứng

khách quan.

14

Trang 22

Khoản I Điều 2 của Hiệp định SG quy định như sau:

Một Thành viên chỉ có thé áp dụng một biện pháp tự vệ sau khi cơ quan có thầm quyền của Thành viên đó tiến hành điều tra theo các thủ tục đã được thiết lập và công khai trước đó phù hợp với Điều X của GATT 1994 Cuộc điều tra này sẽ bao gồm thông báo công khai hợp lý cho tất cả các bên quan tâm và các phiên điều trần công khai hoặc các phương tiện thích hợp khác đề các nhà nhập khâu, xuất khâu và các bên quan tâm khác có thê trình bày bằng chứng và quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội phản hồi các trình bày của các bên khác và đưa ra quan điểm của họ, ngoài những điều khác, về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không sẽ vì lợi ích công cộng Các cơ quan có thâm quyền sẽ xuất bản một báo cáo nêu rõ những phát hiện của họ và kết luận hợp lý đạt được về tất cả các vấn đề liên quan của thực tế và pháp luật.

Khoản 3 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

3 Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện

pháp phòng vệ thương mại.

Theo quy định của WTO và pháp luật Việt Nam, trong quá trình điều tra các

thông tin phải được công khai trên trang thông tin của Chính phủ, phải gửi thông

báo cho chính phủ các nước và các bên liên quan đến cuộc điều tra, phải thu thập

thông tin của các bên liên quan và đánh giá mức độ thiệt hại dựa trên các thông tin

do các bên cung cấp hoặc cơ quan nhà nước tự thu thập được Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được thông báo công khai và báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra dé các bên đều có thé tiếp cận được.

d Tuân thủ các quy định của WTO

Các biện pháp tự vệ phải phù hợp với các quy tắc và hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đặc biệt là theo các quy định của Hiệp định GATT

1994 và Hiệp định SG.

Điều XXIV.12 của Hiệp định GATT 1994 quy định:

“12 Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyên

15

Trang 23

han của minh dé các chính phú hay chính quyên địa phương trên lãnh thổ của mình

tuân thủ các quy định của Hiệp định này ”

Nếu việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ không phù hợp với các quy tắc của WTO, nước áp dụng biện pháp tự vệ có thê phải bồi thường cho các bên bị ảnh hưởng hoặc các quốc gia bị ảnh hưởng có thê áp dụng biện pháp trả đũa tương ứng

với mức độ bị thiệt hại.

Việc yêu cầu các quốc gia phải tuân thủ quy định của WTO là để quốc gia thực hiện điều tra kiềm chế không thực hiện bất kỳ hành động và sử dụng các thông tin nào không phù hợp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho các quốc gia bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng các quốc gia khác đều năm được quy trình của vụ việc điều tra và chủ động thực hiện các hành động dé bảo vệ nền sản xuất của nước mình.

e Khả năng xem xét lại

Theo quy định tại Điều 7 của Hiệp định SG thì thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ

không được kéo dai quá 4 năm, tính ca thời gian áp dụng biện pháp tạm thời Trongthời gian áp dụng biện pháp tự vệ, việc thực hiện các biện pháp tự vệ phải được xem

xét định kỳ để đảm bảo răng chúng vẫn cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO Trường hợp biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì cơ quan điều tra phải tiễn hành rà soát biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này dé có kết luận về việc

duy trì, cham dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ [20, Điều 8].

Biện pháp tự vệ có thể gia hạn nhưng nước nhập khẩu phải chứng minh được

rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và rằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh Trừ trường hợp thành viên WTO là nước đang phát triển có quyền gia hạn biện pháp thêm 2 năm nữa, theo đó tổng thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ có thê lên tới 10 năm Pháp luật Việt Nam đang quy định theo hướng tổng thời gian áp dụng biện pháp gia hạn bao gồm thời gian áp dụng tạm

thời, thời gian áp dụng chính thức và gia hạn là 10 năm.

1.2.1.2 So sánh biện pháp tự vệ thương mại với các biện pháp phòng vệ

thương mại khác

Đê nhìn rõ được đặc điêm của biện pháp tự vệ trong thương mại quôc tê nói

16

Trang 24

chung cũng như trong tương quan với các biện pháp phòng vệ thương mại, tác giảso sánh biện pháp tự vệ với các biện pháp phòng vệ thương mại khác như sau [58]:

Bảng 1.1: Bảng so sánh các biện pháp của phòng vệ thương mại

- Thỏa thuận của WTO về thuế chống phá giá — Điều VI

GATT (WTO Anti-Dumping

Agreement - GATT Article VD— WTO

Subsidies and CountervailingMeasures (GATT Article XVI)

Agreement on

—WTO Agreement on Safeguards

(GATT Article XIX) xuất khẩu phá giá hoặc nhà xuất khâu nhận được các trợ cấp từ chính phủ.

Sử dụng để đối phó với các

hành vi cạnh tranh không lành

Giải quyết vấn đề nhập khẩu với giá trị công bằng: Giá xuất khâu

ở mức giá trị bình thường

Sử dụng để bảo vệ tạm thời ngành sản xuất nội địa trước nhập khẩu nước ngoài trong hoàn cảnh

Tât cả các sản phâm “tương tự”hoặc “cạnh tranh trực tiêp”

Tất cả các quốc gia xuất khâu sản phẩm “tương tự” hoặc “cạnh tranh trực tiếp”, có thể loại trừ một số quốc gia không bị áp dụng biện pháp tự vệ nếu đáp ứng điều

kiện theo quy định của luật.

Trang 25

xuất trong nước có tông sản lượng chiếm hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được sản xuất bởi các nhà sản

xuất trong nước khác đang bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối

việc áp dụng Tuy nhiên, sẽ

không có cuộc điều tra nào được bắt đầu khi các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đăng ký chiếm ít hơn 25% sản lượng sản phẩm tương tự được

sản xuât ngành công

nghiệp trong nước.

Ngành nộp đơn kiện phải là nhà

sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản pham canh tranh truc tiếp có tong san lượng chiếm tỷ

Bảo vệ các ngành công nghiệptrong nước trước các hành vi

thương mại không công bằng như bán phá giá và/hoặc trợ cấp.

Biện pháp tự vệ sẽ ngăn chặnthiệt hại

ngành sản xuất trong nước và

nghiêm trọng của

tạo điêu kiện cho ngành sản xuâttrong nước điêu chỉnh cơ câu đê

Thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất

Môi quan hệ nhân quả

Khả năng so sánh của sản phẩm (sản phẩm 'tương tự' hoặc sản phẩm 'cạnh tranh trực tiếp')

Tăng nhập khâu

Thương tích nghiêm trọng hoặcđe dọa gây thương tích nghiêm

Môi quan hệ nhân quả

18

Trang 26

Biện pháp tạm thời — ký quỹ

một khoản tiền thuế bán phá gid/thué trợ cấp

Thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp chính thức (không được

cao hơn biên độ phá giá hay

biên độ trợ cấp theo kết quả của cuộc điều tra)

Biện pháp tạm thời — tăng thuế

Nước nhập khâu không nhất thiết phải có giải trình cụ thể và rõ ràng về việc tại sao biện pháp tự vệ nào được lựa chọn (về phạm vi, loại, mức độ) là cần thiết để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại để ngành sản xuất nội địa tự điều chỉnh.

4 năm và được gia hạn Tổng thời gian áp dụng tối đa 10 năm đối với nước đang phát triển và 8 năm với nước phát triển (đã bao gồm cả thời gian áp dụng ban đầu và gia hạn)

Từ bảng so sánh nêu trên, có thé dễ dàng nhận ra về bản chất và mục dich áp

dụng, các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ đều là những biện pháp đề đối phó với hành vi cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu Trong đó, phá giá và trợ cấp là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng ké tới ngành sản xuất trong nước và tiến tới chiếm lĩnh thi trường, loại bỏ các đối thủ Biện pháp tự vệ thì là công cụ để bảo vệ ngành sản xuất nhằm hạn chế những tác động từ việc hàng nhập khẩu 6 ạt và mạnh mẽ vào thị

trường trong nước gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành

19

Trang 27

sản xuất trong nước Điều tra tự vệ thường được thực hiện trong thị trường bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại Điều tra chống phá giá và chống trợ cấp được điều tra bởi đữ liệu của các nhà sản xuất tại các nước xuất khẩu.

1.1.3 Mục tiêu và vai trò của biện pháp tự vệ trong thương mại quốc té

1.1.3.1 Mục tiêu của biện pháp tự vệ

Hiệp định GATT là một hiệp định thương mại quốc tế với mục tiêu chính là điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết nhăm nâng cao mức sống, tạo việc làm day đủ, phát triển nguồn tài nguyên toàn cầu, mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa, cũng như thúc đây phát triển kinh tế Trong khi đó, mục tiêu chủ yếu của

các biện pháp tự vệ là tăng cường bảo vệ tạm thời cho ngành sản xuất bị ảnh hưởng, dé ngành có thời gian chuẩn bị và điều chỉnh dé tăng khả năng cạnh tranh sau khi loại bỏ các hạn chế Các biện pháp tự vệ là một hình thức phòng vệ thương mại mà một quốc gia có thể áp dụng theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việc sử dụng các biện pháp tự vệ nhằm mục đích tạm thời và được thiết kế để ngăn chặn tác hại đối với ngành sản xuất trong nước đồng thời giảm thiểu những bóp méo thương mại và đảm bảo thực hành thương mại công bằng Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tự vệ phải tuân theo các điều kiện và hạn chế nhất định theo quy định của WTO Một quốc gia cần chứng minh rằng sự gia tăng nhập khẩu gây hoặc de dọa gây tôn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, và biện pháp tự vệ phải giới hạn ở mức cần thiết dé ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại Hơn nữa, biện pháp này không được hạn chế thương mại quá mức cần thiết và phải được loại

bỏ ngay khi thiệt hại đã được giảm nhẹ Việc sử dụng các biện pháp tự vệ cũng phải

tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp, cho phép các đối tác thương mại bị ảnh hưởng phản đối biện pháp nếu cho rằng nó vi phạm các quy định của WTO.

Các biện pháp tự vệ nhằm giảm thiêu nguy cơ gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước từ hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp hoặc tương tự trên thị trường nội địa Chúng được thiết kế để giải quyết các rủi ro cụ thể và giảm thiểu

những rủi ro đó một cách hiệu quả mà không tạo gánh nặng quá mức cho ngành sản

xuất trong nước Sử dụng các biện pháp tự vệ nhằm đảm bảo răng ngành sản xuất bị ảnh hưởng có đủ thời gian để chuẩn bị và thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng

20

Trang 28

tăng từ hàng nhập khẩu, do việc giảm thuế quan hoặc dỡ bỏ các hạn chế đã được thống nhất trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương.

Tóm lại, mục tiêu của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế là giảm thiểu nguy cơ gây ton hại hoặc thiệt hại, đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định, đồng thời thúc đây trách nhiệm giải trình và tính minh bạch Các biện pháp tự vệ có thé mang tính pháp lý và cần tuân theo quy định của WTO dé đảm bảo công bằng và cân nhắc các lợi ích của tất cả các bên tham gia thương mại.

1.L3.2 Vai trò của biện pháp tự vệ thương mại

Vai trò của các biện pháp tự vệ là cung cấp cứu trợ tạm thời cho ngành công nghiệp trong nước trước sự gia tăng đáng ké của hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe doa

gây ra thiệt hại nghiêm trọng Điều này cho phép ngành công nghiệp trong nước có thời gian dé thích nghỉ với hàng hóa nhập khâu và thực hiện bat kỳ biện pháp nào cần thiết dé cải thiện khả năng cạnh tranh của họ, gia tăng sức ảnh hưởng của mình

tại thị trường trong nước.

Ban đầu, các biện pháp tự vệ được thực hiện dé giải quyết các tác động bat lợi do sự gia tăng bat thường và không lường trước được của hang hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa Khi các quốc gia cam kết tự do hóa thương mại, họ phải từ bỏ bảo hộ đối với hàng hóa sản xuất trong nước và thừa nhận rằng hàng hóa nhập khâu sẽ nhận được những lợi thé tương đương Tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia, trong đó hàng hóa nhập khâu được đối xử ngang bằng với hàng hóa trong nước, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong một thời hạn nhất định Các biện pháp này nhằm giảm bớt hoặc khắc phục những thiệt hại mà doanh nghiệp trong nước phải gánh chịu khi phải đối mặt với làn sóng hàng hóa

nước ngoài tràn vào thị trường trong nước Mục đích của chúng là bảo vệ lợi ích của

các thành viên WTO khi họ thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại Việc áp dụng biện pháp tự vệ cham dứt khi tình huống cụ thé không còn nguy cơ đe dọa.

Hơn nữa, các biện pháp tự vệ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng

cường và thúc đây khả năng cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện điều chỉnh khuôn khổ sản xuất Mục đích của chúng không phải là cung cấp những lợi thế hoặc sự

bảo hộ quá mức dành riêng cho lĩnh vực sản xuât trong một quôc gia cụ thê hoặc

21

Trang 29

cản trở sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thị trường nội địa Thông qua

việc thực hiện các biện pháp bảo hộ tạm thời, các ngành tương đối yếu có thê tạo ra lợi nhuận, sau đó có thé tai đầu tư vào các yếu tố sản xuất, dẫn đến giảm chi phí và cuối cùng khôi phục lợi thế cạnh tranh sau khi các biện pháp bảo hộ được dỡ bỏ.

Hơn nữa, các biện pháp tự vệ đóng vai trò như một cơ chế phân phối lại các

chi phí liên quan đến việc điều chỉnh thị trường Chúng tạo điều kiện cho việc cắt giảm có trật tự các ngành sản xuất không có khả năng lấy lại khả năng cạnh tranh Tự do hóa thương mại kéo theo những nhượng bộ dưới hình thức hàng rào thuế quan và phi thuế quan Khi các sản phẩm của một số quốc gia được thay thế băng hàng nhập khẩu mới, cạnh tranh hơn, các nguồn lực trong nước, đặc biệt là những nguồn lực lưu động, cần được phân bé lại dé sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh

tranh trong môi trường thương mai tự do [41].

1.2 Khái quát sự phát triển của biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 1.2.1 Thời kỳ của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT 1947 Nguồn gốc của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế có thé bắt nguồn từ đầu thế ky 20 khi các quốc gia lần đầu tiên thực hiện các bước dé bảo vệ

các ngành công nghiệp trong nước của họ khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài Các

biện pháp ban đầu này thường không cụ thê và không nhất quán, với việc các quốc

gia dựa vào các hiệp định thương mại song phương và luật pháp trong nước của họ

dé điều chỉnh thương mại quốc tế trong các lĩnh vực này.

Trước khi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947 được ký kết, khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế bị hạn chế đáng kể Tại giai đoạn này chưa có một thỏa thuận quốc tế toàn diện nào đưa ra khuôn khổ hoặc thiết lập các quy tắc và nghĩa vụ đối với việc sử dụng các biện pháp tự vệ Kết quả là, các quốc gia thường viện đến các luật và quy định trong nước của riêng họ dé áp đặt các hạn chế nhập khẩu va bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước Cách tiếp cận này thường dẫn đến một hệ thống các quy định tự vệ rời rạc và không nhất quán, trong đó các quốc gia có xu hướng thực hiện các biện pháp tự vệ mang tính bảo hộ độc đoán cho ngành sản xuất trong nước mà dẫn đến tác động

không tôt cho các sản phâm xuât khâu của các quôc gia khác, điêu này có khả năng

22

Trang 30

làm gián đoạn quan hệ thương mại giữa các quốc gia Việc thiếu một khuôn khổ quốc tế nhất quán dé điều chỉnh các biện pháp tự vệ thường dẫn đến căng thang thương mại và tranh chấp giữa các quốc gia.

Dé giải quyết những thách thức này, Hiệp định GATT được ra đời vào năm 1947 với mục tiêu giảm bớt các rào cản thương mại và điều tiết thương mại quốc tế và trong bối cảnh sau chiến tranh thế giới thứ II, các chính phủ bắt đầu đàm phán các hiệp định thương mại đa phương dé thành lập một tô chức điều tiết thương mại quốc tế Cho đến khi thành lập một tô chức, một nhóm gồm 23 quốc gia đã ký kết

một hiệp định thương mại đa phương được gọi là Hiệp định GATT 1947 Hiệp định

GATT 1947 được tạo ra để loại bỏ các rào cản va hạn chế thương mại quốc té (dé mang lại tự do hóa thương mai) Toàn bộ các quy định về cách thức thực hiện các hoạt động thương mại, luật chơi giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế đã được đưa vào trong một văn bản pháp luật quốc tế gọi là Hiệp định chung về Thuế

quan và Thương mại, có hiệu lực từ thang 1 năm 1948 [15].

Hiệp định GATT 1947 kết hợp các điều khoản về việc sử dụng các biện pháp bảo vệ, cung cấp một khuôn khổ và thiết lập các quy tắc và nghĩa vụ cho việc áp dụng chúng Nó nhằm mục đích hài hòa hóa cách tiếp cận các biện pháp tự vệ, đảm bao các hoạt động thương mại công bang và có thé dự đoán được Bang cách thúc đây giảm thiểu các rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho quy định thương mại quốc tế, Hiệp định GATT 1947 nhằm mục đích thúc đây sự tương tác suôn sẻ hơn giữa các quốc gia và giảm thiểu sự phức tạp liên quan đến các biện

pháp tự vệ.

Hiệp định GATT 1947 được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản bao gồm: tối huệ quốc (Điều I.1), đối xử quốc gia (Điều IID, nguyên tắc cắt giảm thuế quan và ưu đãi thuế quan (Điều II) và sự minh bạch (Điều X) Các nguyên tắc cơ bản này của Hiệp định GATT 1947 đặt nên móng cho các quan hệ thương mại quốc tế công bang và có thé dự đoán được Bằng cách thúc day không phân biệt đối xử, giảm bớt các rào cản thương mại, đảm bảo đối xử công bằng, cung cấp các ưu đãi về thuế quan và thúc đây tính minh bạch, Hiệp định GATT 1947 hướng tới mục tiêu

23

Trang 31

tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu thịnh vượng và cân băng hơn Hiệp định GATT 1947 bao gồm các điều khoản liên quan đến các biện pháp tự vệ thương mai, được nêu cu thé trong Điều XIX Hiệp định GATT 1947 ra đời đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc điều tiết thương mại quốc tế và giảm bớt các rào cản thương mại Điều XIX này cho phép thực hiện các biện pháp khan cấp dé giải quyết việc nhập khẩu các sản phẩm cụ thể và cho phép các quốc gia áp đặt các hạn chế tạm thời đối với hàng nhập khâu nếu họ xác định rằng hàng nhập khẩu đó dang gây ra

hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp trong nước của họ.

Quy định về biện pháp tự vệ trong Hiệp định GATT 1947 được ghi nhận là cơ sở pháp lý quan trong dé các quốc gia bảo vệ hợp lý nền sản xuất trong nước trước làn sóng tự do hóa thương mại Quy định này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm các điều kiện chung dé áp dụng các biện pháp tự vệ, bảo vệ các ưu đãi thương mại hiện có, các yêu cầu về thông báo trước và tham vấn, các quy định về bồi thường và trả đũa khi thực hiện các biện pháp đó Nó đề cập đến các vấn đề thực tiễn quan trọng như tiêu chí đánh giá thiệt hại nghiêm trọng đối với các ngành

sản xuất trong nước, quy trình điều tra và thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ.

Quy định áp dụng tại Điều XIX của Hiệp định GATT 1947 tại điểm a khoản

1 như sau:

1 (a) Nếu, do những diễn biến không lường trước được và do ảnh hưởng của các nghĩa vụ mà một bên ký kết phải gánh chịu theo Hiệp định này, bao gồm cả các nhượng bộ về thuế quan, bất kỳ sản phẩm nào được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và trong các điều kiện gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước trong lãnh thổ của các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, bên ký kết sẽ được tự do, đối với sản phẩm đó, và trong

phạm vi và thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại đó,

đình chỉ toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ hoặc rút lại hoặc sửa đôi

nhượng bộ.

Các quy định về biện pháp tự vệ của Hiệp định GATT 1947 chi dừng lại ở các nguyên tắc mà các quốc gia khi áp dụng phải tuân thủ như:

24

Trang 32

- Do diễn biến không lường trước được và do ảnh hưởng của các nghĩa vụ mà quốc gia phải gánh chịu

- Sản phâm nhập khâu với số lượng gia tăng

- Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước của các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại ngày càng trở nên

đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau Một số thành viên đã sử dụng các biện pháp mơ hồ trong "vùng xám" này dé hạn chế nhập khâu hàng hóa nước ngoài [18].

Các biện pháp vùng xám này đề cập đến các thỏa thuận hạn chế thương mại tự nguyện giữa các nước xuất khâu và nhập khẩu Dé điều chỉnh hiệu quả việc áp dụng các biện pháp tự vệ và ngăn chặn sự lạm dụng của chúng trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, cần có những quy định cụ thể và chỉ tiết hơn.

Điều đáng chú ý là các biện pháp tự vệ ít được quan tâm trong quá trình đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định GATT 1947 Mặc dù Vòng đàm phán Tokyo đã thảo luận về van dé này nhưng đã không đạt được tiến bộ đáng kê Mãi đến Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), đàm phán đa phương về các biện pháp tự vệ mới được nối lại và đã thành công tạo ra Hiệp định GATT 1994.

Tóm lại, sự phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế đã được thúc day bởi sự cần thiết phải điều chỉnh thương mại toàn cầu và bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi hàng nhập khâu có nguy cơ gây hại hoặc thiệt hại nghiêm trọng Với việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và xây dựng các điều khoản và thỏa thuận mới, các nỗ lực đã được thực hiện để đảm bảo rằng việc sử dụng các biện pháp tự vệ phù hợp với các nguyên tắc không phân biệt đối xử và giảm dan các rào cản thương mại Những bước phát triển này cố gang đạt được sự cân bằng giữa việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và thúc đây thương mại công bằng và cởi mở trên phạm vi toàn cau.

1.2.2 Thời kỳ sau khi Tổ chức thương mại thế giới WTO thành lập

Sự phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế đã bị ảnh hưởng bởi nhu cầu điều chỉnh thương mại toàn cầu và bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi hàng nhập khẩu Việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế

25

Trang 33

giới (WTO) vào năm 1995 đã mở rộng các điều khoản của Hiệp định chung về Thuế quan và Thuong mại 1994 (GATT 1994), cung cấp một khuôn khổ toàn diện hơn cho quy định thương mại quốc tế, bao gồm cả các biện pháp tự vệ.

Việc áp dụng các biện pháp tự vệ luôn là một chủ đề gây tranh cãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế, làm nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về mục đích và hậu quả của chúng trong việc điều tiết thương mại toàn cầu Tuy nhiên, các nguyên tắc do Hiệp định GATT và WTO đặt ra vẫn tồn tại như những hướng dẫn quan trọng điều chỉnh việc sử dụng các biện pháp tự vệ Mặc dù biện pháp tự vệ đi ngược lại mục tiêu chính của WTO là tự do hóa thương mại quốc tẾ, tuy nhiên WTO vẫn

cho phép sử dụng biện pháp này với những lý do sau:

— Các quốc gia tham gia WTO với hy vọng có thể hưởng lợi từ việc tham gia vào một hệ thống thương mại quốc tế có quy tắc chung, làm tăng cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên và giảm được các rào cản thương mại Tuy nhiên, việc hưởng lợi từ mở cửa thị trường quốc tế và toàn cầu hóa phải được cân bằng với lợi ích của ngành sản xuất của mỗi quốc gia và không làm suy

giảm địa vị ngành đến mức có thể dẫn đến sụp đồ ngành sản xuất đó.

—WTO cho phép các quốc gia có thể sử dụng biện pháp tự vệ để bảo vệngành công nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tăng đột

biến gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng Biện pháp này nhằm tạo cho

ngành sản xuất trong nước có cơ hội để hồi phục và nâng cao năng lực và lợi thế

cạnh tranh của ngành.Tác động của các biện pháp tự vệ đối với thương mại có thé rất lớn, ảnh hưởng đến cả các ngành và quốc gia liên quan, cũng như tổng khối lượng thương mai g1ữa các quốc gia Việc thực hiện các biện pháp tự vệ có thé dẫn đến giá nhập khẩu cao hơn, giảm số lượng nhập khẩu và chuyền thị phần từ các nhà cung cấp nước ngoài sang các nhà cung cấp trong nước.

Bat chấp những tiến bộ trong quy định về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tẾ, những thách thức vẫn tồn tại trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp này Việc xác định liệu việc gia tăng nhập khẩu có gây ra hoặc tạo ra mỗi đe dọa đáng kê cho các ngành công nghiệp trong nước hay không có thé là một nhiệm

26

Trang 34

vụ phức tạp đối với các quốc gia Ngoài ra, việc chứng minh tính nhất quán của các biện pháp tự vệ với các quy định và nghĩa vụ của WTO có thể là một trở ngại.

Dé đảm bảo tuân thủ các quy tắc của WTO và đạt được kết quả thương mai mong muốn, việc sử dụng các biện pháp tự vệ sẽ được tô chức giám sát và xem xét

liên tục Việc đánh giá liên tục này giúp duy trì việc tuân thủ các quy định của WTO

và đảm bảo rằng các biện pháp được áp dụng đạt được tác động thương mại dự kiến Các yêu cầu về tính minh bạch và thông báo đã được nhắn mạnh dé đảm bảo rằng các thành viên WTO được thông báo về việc sử dụng các biện pháp tự vệ, cho phép khiếu nại nếu chúng được cho là không phù hợp với các quy định của WTO Một cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ đã được phát triển dé giải quyết những phản đối đối với các biện pháp tự vệ được cho là trái với các nghĩa vụ của WTO.

Các điều khoản đặc biệt đã được đưa ra để giải quyết mối quan ngại của các nước

đang phát triển, giúp họ linh hoạt hơn và khung thời gian dài hơn để áp dụng các biện pháp tự vệ Bat chấp những tiến bộ, những thách thức vẫn ton tại, với những cuộc tranh luận xung quanh tính linh hoạt và khả năng lạm dụng các quy tắc an toàn, WTO tiếp tục xem xét và cập nhật các điều khoản của minh dé thích ứng với các động lực thương mại đang thay đổi Việc sử dụng các biện pháp tự vệ, mặc dù không thường xuyên, nhưng có thé có tác động đáng kê đến các lĩnh vực thương mại và mức độ thương mại tổng thể giữa các quốc gia Những thách thức bao gồm việc xác định thiệt hại đối với các ngành công nghiệp trong nước và chứng minh tính nhất quán với các quy định của WTO Giám sát và đánh giá liên tục được tiến hành dé dam bảo tuân thủ và hiệu quả Tóm lại, các biện pháp tự vệ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thương mại quốc tế, tạo ra sự cân bằng giữa

việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và thúc day các hoạt động thương mại công băng.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã liên tục xem xét và sửa đổi các điều khoản của mình theo thời gian để thích ứng với bối cảnh thương mại quốc tế đang phát triển Nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đây tính minh

bạch, khả năng dự đoán và tính nhất quán trong việc sử dụng các biện pháp tự vệ.

27

Trang 35

Ké từ khi thành lập năm 1995, WTO đã tăng cường đáng kể khung pháp lý đối với các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển thương mại toàn cầu, là thể chế pháp lý điều tiết các mối quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế mang tính toàn cầu [10] Nó đã mở rộng và củng cố các điều khoản trong Hiệp định GATT và Hiệp định SG, thiết lập một khuôn khổ toàn diện và hiệu quả hơn dé điều chỉnh các biện pháp tự vệ, mang lại những thay đổi cơ bản nhằm đảm bảo các hoạt động thương mại thuận lợi hơn và giải quyết các hành vi lạm dung tiềm an trong việc sử dụng các biện pháp tự vệ.

Theo Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định SG của WTO, các quốc gia có thâm quyền thực hiện các hạn chế nhập khẩu tạm thời thông qua các biện pháp tự vệ

nếu họ xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại

nghiêm trọng cho các ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước hoặc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường của họ Việc sử dụng các biện pháp đó phải tuân thủ các quy tắc của WTO Việc xây dựng các biện pháp tự vệ đã đi kèm với việc đưa ra các điều khoản và thỏa thuận mới nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của quy định thương mại quốc tế Những thay đổi này do Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định SG mang lại thể hiện sự phát triển không ngừng của các quy tắc thương mại quốc tế, thúc day các thông lệ thương mai công bang và cân bằng, đồng thời bảo vệ lợi ích của cả nước nhập khẩu và nước cung cấp Điều quan trọng cần lưu ý là các

cuộc tranh luận và thảo luận xung quanh việc sử dụng các biện pháp tự vệ trong

thương mại quốc tế đang diễn ra và quy định về các biện pháp tự vệ tiếp tục phát triển Những thách thức mới nổi, chăng hạn như toàn cầu hóa gia tăng, sự tăng trưởng của các nên kinh tế mới nồi và tác động của tiến bộ công nghệ, liên tục định

hình việc đánh giá vai trò của các biện pháp tự vệ trong quy định thương mại.

Tóm lại, các biện pháp tự vệ đóng vai trò là một công cụ quan trọng trong

quy định thương mại quốc tế, cho phép các quốc gia hạn chế nhập khâu khi chúng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các ngành công nghiệp trong nước Tuy

nhiên, những thách thức trong việc thực hiện và giám sát liên tục vẫn ton tại dé đảm bảo việc áp dụng phù hợp và nhất quán.

28

Trang 36

1.3 Tác động của biện pháp tự vệ thương mại đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng khi tham gia vào thương mại quốc tế

Các biện pháp tự vệ là các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời được các

quốc gia sử dụng để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước của họ khỏi sự gia tăng đột ngột va đáng ké của hàng nhập khẩu có thé gây hại cho các nhà sản xuất nội địa của họ Mặc dù các biện pháp này có thể là công cụ bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, nhưng chúng cũng có thé gây ảnh hưởng đáng kê đến các quốc gia khác Việc thực hiện các biện pháp tự vệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu có thé gây ra những hậu quả đáng ké cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Các biện pháp tự vệ có thé làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã được thiết lập để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế Ví dụ, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản pham cụ thé có thé hạn chế khả năng cung cấp những hàng hóa đó cho các ngành công nghiệp hạ nguồn phụ thuộc vào chúng làm đầu vào Do đó, các ngành công nghiệp này có thé phải đối mặt với chi phí cao hơn và giảm hiệu quả Việc áp dụng các biện pháp tự vệ có thé gây ra các hành động trả đũa từ các đối tác thương mại bị ảnh hưởng Điều này có thé liên quan đến việc áp đặt thuế quan trả đũa hoặc các hạn chế thương mại khác, có khả năng leo thang thành một cuộc xung đột thương mại rộng lớn hơn gây tôn hại cho cả hai quốc gia liên quan.

Mặc dù các biện pháp tự vệ nhằm mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh, nhưng chúng có thể cản trở khả năng cạnh tranh lâu dài của các ngành đó Bằng cách cô lập các ngành này, các biện pháp bảo vệ có thê cản trở sự đổi mới cần thiết và cải tiến hiệu quả cần thiết dé dat được thành công bền vững trên thị trường toàn cầu Các biện pháp tự vệ có thể dẫn đến tăng giá cho người tiêu dùng phụ thuộc vào các sản phẩm bị ảnh hưởng Tác động này đặc biệt nặng nề đối với những người tiêu dùng có thu nhập thấp, những người có thé thiếu phương tiện dé chịu chi phí cao hon Các biện pháp bảo vệ có thé mang lại những kết qua

không lường trước được và khó dự đoán Ví dụ, một biện pháp tự vệ được thực hiện

trong một ngành có thé vô tình thúc day nhập khâu nhiều hơn một sản phâm liên quan khi các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nguồn thay thế Hậu quả ngoài ý muốn này có thê có tác động bat lợi đối với các ngành hoặc đối tác thương mại khác.

29

Trang 37

Tác động của các biện pháp tự vệ đối với các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các chỉ tiết cụ thể của các biện pháp, các ngành và sản phẩm bị anh hưởng va phan ứng từ các đối tác thương mại Mặc dù các biện pháp bảo vệ có thể mang lại sự cứu trợ ngắn hạn cho các ngành công nghiệp trong nước, nhưng về lâu dai, chúng cũng có thé tạo ra những tác động tiêu cực đối với toàn bộ nền kinh tế Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải đánh giá cần thận chi phí và lợi ích của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ trước khi đưa ra quyết định.

Việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp tự vệ thương mại ở Việt Nam là cần thiết vì một số lý do như sau:

— Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành nhiều quy định chủ yếu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh lành mạnh Mặc dù các biện pháp tự vệ nhằm giải quyết các hành vi cạnh tranh thông thường và không buộc tội các nước xuất khâu vi phạm các quy tắc cạnh tranh, nhưng chúng được áp dụng khi việc nhập khẩu hàng hóa có nguy co gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc gây tồn hại thực sự cho ngành sản xuất trong nước Nếu không có khung pháp lý mạnh mẽ cho các biện pháp tự vệ, các ngành công nghiệp trong nước có thé dé bị ảnh hưởng bởi các hành vi thương mại công bằng từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhưng gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể dẫn đến triệt tiêu ngành sản xuất

trong nước.

— Tuân thủ các cam kết quốc tế: Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của WTO liên quan đến các biện pháp tự vệ thương mại Thiết lập một khung pháp lý toàn diện và hiệu quả nhưng tuân thủ luật chơi sau khi đã tham khảo thêm các tranh chấp mà WTO đã giải quyết cho các biện pháp tự vệ là điều cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ này Xây dựng hành lang pháp lý mach lac, minh bạch dé bảo vệ thị trường trong nước, phù hợp với các cam kết về biện pháp tự vệ trong các Hiệp định thương mại tự do.

— Giải quyết các thách thức mới nỗi: Các biện pháp tự vệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi những tác động bat lợi của sự tăng trưởng nhập khẩu đột ngột và thiếu kiểm soát, đặc biệt là trong thời dai

30

Trang 38

phát triển thương mại điện tử năng động Việc giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ diễn ra thuận lợi trong thời đại sé này đòi hỏi việc ap dung các biện pháp tự vệ một cách thận trọng và công bằng để tránh các rào cản thương mại không cần thiết, đảm bảo tuân thủ các quy định và cam kết quốc tế, từ đó thúc đây

sự phát triển và hội nhập bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử.

— Đảm bảo mục đích áp dụng biện pháp tự vệ: Các Hiệp định thương mại tự

do tiếp tục cho phép áp dụng biện pháp tự vệ như một đảm bảo cơ bản cho môi trường cạnh tranh bình đăng giữa các quốc gia Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được áp dụng trong phạm vi cần thiết để bồi thường thiệt hại do các hành vi không công bằng gây ra và chúng cung cấp đủ thời gian cho các ngành công nghiệp trong

nước thích ứng với những thách thức mới phát sinh từ tự do hóa thương mại Cách

tiếp cận này rất quan trọng trong việc thúc đây tự do hóa thương mại thông qua không phân biệt đối xử và mang lại cơ hội kinh doanh bình dang cho cả doanh

nghiệp trong và ngoai nước.

— Tăng cường năng lực của cơ chế thực thi pháp luật về các biện pháp tự vệ:

Việc thực thi các biện pháp tự vệ chỉ có ý nghĩa khi được thực thi hiệu quả trên thực

tế Do đó, một cơ chế thực thi pháp luật mạnh mẽ đảm bảo áp dụng đúng mục tiêu là điều cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp và thị trường trong nước.

Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về biện pháp tự vệ thương mại cũng là một biện pháp rất cần thiết để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam, cụ thé như sau:

— Biện pháp tự vệ thương mai là một cách để bảo vệ các doanh nghiệp va

người tiêu dùng khỏi những tác động tiêu cực của các hành vi thương mại công

bằng của đối tác thương mại nước ngoài Nếu các biện pháp tự vệ được thiết lập và thực hiện đúng đắn, chúng có thé giúp đây mạnh phát triển kinh tế của Việt Nam băng cách tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

— Các biện pháp tự vệ là cần thiết để bảo vệ các ngành san xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh lành mạnh nhưng gây bat lợi hoặc có thể gây bat lợi đến ngành

sản xuất nội địa và thúc day cạnh tranh bình đăng trong thương mại quốc tế.

31

Trang 39

Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp tự vệ thương mại của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, thúc đây cạnh tranh bình đăng trong thương mại toàn cầu và tuân thủ các nhiệm vụ của WTO Thông qua việc củng cố khung pháp lý, Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả các biện pháp tự vệ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và khuyến khích một sân chơi bình đăng trong thương mại quốc tế, đồng thời, Việt Nam có thé thiết lập một môi trường thương mại quốc tế ôn định và dễ dự đoán hơn đồng thời bảo vệ phúc lợi của các ngành công nghiệp và người tiêu

dùng trong nước Ngoài ra, việc cải thiện pháp luật này cũng giúp Việt Nam đáp

ứng tốt hơn các yêu cau của các tô chức thương mại quốc tế, từ đó tăng cường uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Khi năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam ngày

càng phát triển, các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, giá trị nhập khẩu của Việt Nam cũng đạt giá trị lớn, các hàng hóa nhập khâu về Việt Nam đạt số lượng va giá tri lớn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước, điều này dẫn đến nhu cầu bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng các biện pháp thương

mại trong đó có biện pháp tự vệ thương mại.

Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa sử dụng hữu hiệu các biện pháp phòng vệ thương mại dé bảo vệ các ngành sản xuất và thị trường trong nước như một số nước khác đã làm, mặc dù đã có các công cụ phòng vệ thương mại Tông kim ngạch xuất,

nhập khâu hàng hóa cả năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2021, trong đó, kim ngạch nhập khâu hàng hóa năm sơ bộ đạt 358,9 tỷ USD tăng 7,8% so với năm trước [40, tr.12) Với kết qua này, Việt Nam trở thành nền kinh tế có quy mô nhập khâu đứng thứ 21 trên thế giới (theo số liệu công bố của WTO [62]) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu, số lượng hàng ngoại nhập khẩu vào Việt Nam sẽ mang đến cả tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế của Việt

Nam Tính đến hết ngày 31/12/2022, theo số liệu của Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại thì Việt Nam đã điều tra tổng số 23 vụ về phòng vệ thương mại trong

32

Trang 40

đó có 6 vụ điều tra về biện pháp tự vệ, chiếm tỉ lệ là 26,09%, tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả thực thi của biện pháp này còn yếu so với các biện pháp phòng vệ khác như chống phá giá Trong khi các nước tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam cũng đã xây dựng “hàng rào” bảo vệ hàng sản xuất trong nước nhưng chưa đủ mạnh mẽ.

Các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và biện pháp tự vệ nói riêng

được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực đối với doanh nghiệp, bảo vệ ngành sản xuất trong nước, bảo vệ việc làm của người lao động trong các lĩnh vực liên quan Nhờ công cụ tự vệ thương mại, một số doanh nghiệp đã cải thiện dang ké tình hình

sản xuất, kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước 6n định sản xuất Đặc biệt, biện pháp tự vệ thương mại góp phan ôn định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước.

Theo các chuyên gia, các vụ kiện phòng vệ thương mại thường có chi phí cao

và thời gian kéo dài, gây ra tâm lý e ngại cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về phòng vệ thương mại, ít sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng hóa

nhập khẩu Lý do khác là chưa có hiệp hội hoặc hiệp hội hoạt động chưa thực sự

hiệu quả nhằm trợ giúp doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh đoàn kết Trong sáu vụ điều tra về tự vệ thương mại do Việt Nam điều tra đều chỉ là hoạt động của một vài doanh nghiệp đơn lẻ mà không phải là của cả một hiệp hội ngành, nghề Điều này khiến cho việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại thêm khó khăn Các cơ

quan quản lý là chưa chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương

mại, ít nhất là hướng dẫn các hiệp hội, các doanh nghiệp phương hướng xử lý vụ, việc Theo luật, các cơ quan quản lý có thể chủ động khởi xướng điều tra, song trên thực tế điều này chưa từng xảy ra, hoàn toàn doanh nghiệp phải chủ động Qua đó

cho thấy, năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại của một SỐ CƠ quan

quản lý còn hạn chế, thiếu sự phối hợp quan lý trong van dé này.

Một ví dụ về tác động toàn cầu của biện pháp tự vệ do Hoa Kỳ áp dụng như sau: Tháng 02 năm 2018, Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế tự vệ với pin năng lượng

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 1 Thống kê số vụ tranh chấp liên quan đến Hiệp định SG - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam
Bảng 2 1 Thống kê số vụ tranh chấp liên quan đến Hiệp định SG (Trang 7)
Bảng 1.1: Bảng so sánh các biện pháp của phòng vệ thương mại lện pháp - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam
Bảng 1.1 Bảng so sánh các biện pháp của phòng vệ thương mại lện pháp (Trang 24)
Bảng 2.1. Thống kê số vụ tranh chấp liên quan đến Hiệp định SG giai đoạn từ năm 1999 đến hết tháng 06/2023 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam
Bảng 2.1. Thống kê số vụ tranh chấp liên quan đến Hiệp định SG giai đoạn từ năm 1999 đến hết tháng 06/2023 (Trang 50)
Bảng 2.3. Lượng và trị giá nhập khẩu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 6/2023 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam
Bảng 2.3. Lượng và trị giá nhập khẩu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 6/2023 (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN