1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mất tích theo pháp luật Việt Nam

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mất tích theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Thúy Bình
Người hướng dẫn TS. Ngô Thanh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 19,8 MB

Nội dung

chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vo, chồng đã chết; trường hợp vợ chồng còn sống, thì hôn nhân chấm dứt khi có phán quyết của Tòa áncó hiệu lực pháp luật.”” Như vậy ly h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI THỊ THÚY BÌNH

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI THỊ THÚY BÌNH

Chuyên ngành : Luật Dan sự va Tố tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ THANH HƯƠNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Ly hôn với người bị tòa án tuyên

bố là mắt tích theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin, trích dẫn được sử dụng trong luận văn này hoàn

toàn chính xác, trung thực và tin cậy Kết quả nghiên cứu là do quá trìnhnghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của TS Ngô Thanh Hương

TÁC GIÁ

Bùi Thị Thúy Bình

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

1 Đặt van đề về sự cần

thiét -2 Các công trình nghiên cứu có liên quan tới dé tài

-3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài

-4 Phương pháp nghiên

cttu -5 Kêt câu của luận

van -CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE LY HON VỚI NGƯỜI TOA AN TUYEN BO LA MAT TICH ssesssssssssssssnssessseeessnneeeesnteecesneeeessnnesesnneeen 5 1.1 Một số khái niệm -~~~~ =~~~~~====~~~~=====~~===r===~~======~==~ 1.1.1 Khái niệm người bị tòa án tuyên bố là mất tích - se: 5 1.1.2 Khái niệm ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mắt tích ổ 1.2 Quyền được ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mất tích

1.3 Hệ quả pháp lý của ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mất tích

-1.4 Kinh nghiệm của một sô nước về ly hôn với người bị tòa án tuyên bô là mat tich

-KET LUẬN CHUONG - 2-2 2£ ©E£2EE£EE£+EE£EEESEEEEEEEEkerkerrkerrerrei 29 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VIỆT NAM VE LY HON VỚI NGƯỜI BI TOA ÁN TUYEN BO LA MAT TÍCH - s+cs+c++5+2 30 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ly hôn với người bị Tòa án tuyên bồ là mất tích

-2.1.1 Quy định về quyên được ly hôn với người bi tòa án tuyên bố là mat

Trang 5

2.1.2 Quy định về thủ tục ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mat tích

2.1.3 Quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn với người bị tòa án tuyên

BO là MAE HICH erceccccsesssessesssessessesssessesssessesssessusssecsusssecsusssesssessessuessecssesseee 48 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt nam về ly hôn với người bị tòa án

tuyên bé là mất tích

-2.2.1 T ong quan tình hình thực hiện pháp luật về ly hôn với người bị tòa

án tuyên bố là mất tích ở Việt N@Im + + 2 5s+S£+E+EeEEeE+EzErEerxee 5]

2.2.2 Những bat cập và nguyên nhân bat cập của áp dụng pháp luật Việt nam về ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mất tích + 65 KET LUẬN CHƯNG 2 :- -St+ESEE+EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEErrkrkerree 68 CHUONG 3: HOÀN THIỆN PHAP LUAT VIỆT NAM VE LY HON VỚI NGƯỜI BỊ TOA ÁN TUYEN BO LA MAT TÍCH c5 s22 69

3.1 Những kiến nghị lập pháp

-3.2 Những giải pháp về tổ chức thực hiện

-43100997 009›i019))cc 1 : 81

KET LUẬN CHUNG weescssssssssssessssssssssessssssessscsssssssssecssessecsusssecsssesecsusssecsseess 83

TAI LIEU THAM KHAO Qo ccccccccscsssesscsesecseseseucscscsucacsveueacaesususavavseacaneeecaes 84

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

TỪ VIẾT TẮT TÊN DAY DU

BLDS Bộ luật dân sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

TAND Tòa án nhân dân

TTDS Tố tụng dân sự

VKS Viện kiểm sát

VADS Vụ án dân sự

HDXX Hội đồng xét xử

Trang 7

MỞ DAU

1 Đặt vấn đề về sự cần thiết

Ly hôn với người bị tòa án tuyên bố mat tích là việc có thé không hề mong muốn nhưng được xem là một quyền hay không còn phụ thuộc vào pháp luật của từng nước Khi ly hôn với người bị tuyên bố mắt tích, nếu được

phép, có hậu quả pháp lý rất lớn ké cả về nhân thân và tài sản Xa hơn nữa, sựkiện này có thê đưa đến những rắc rối lớn về pháp lý và thực tiễn đời sốngtrong trường hợp đặc biệt có thể xảy ra ở tương lai cho các bên ly hôn vànhững người có liên quan khác khi người bị tuyên bố mất tích đã bị ly hônnhưng lại hiện diện, quay về

Hiện pháp luật Việt Nam có dự liệu về vấn đề pháp lý này, tuy nhiên

các qui định không thể bao quát đầy đủ các hậu quả pháp lý xảy ra Thực tếđời sống đầy biến động hiện nay, những vụ việc liên quan rất có thé xuất hiệnngày một nhiều và cảng trở nên phức tạp Việc ly hôn đối với người bị tòa án

tuyên bố mat tích cho thay còn nhiều bat cập và vướng mắc Còn có nhiều văn

bản hướng dẫn quy định chỉ tiết còn thiếu chưa đáp ứng được với yêu cầu

thực tiễn.

Vấn đề ly hôn này liên quan tới nhiều bộ luật và luật khác nhau ví dụnhư Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hộ tịch Luật đấtđai và nhiều luật quy định về tài sản liên quan

Ở Việt nam hiện vẫn còn nhiều quan điểm, nhận thức và đánh giá khácnhau về vấn đề ly hôn với người bị tòa án tuyên bố mất tích, chưa có sự thốngnhất từ nhà làm luật và cá nhân thực thi pháp luật trong việc áp dụng ly hôn

với người bị tòa án tuyên bố mất tích trong từng vụ việc cụ thé, da số khi giải quyết vụ án còn phụ thuộc nhiều vào tính nhận thức, đánh giá của thâm phán Xuất phát từ những lý do trên, học viên xin lựa chọn đề tài “Ly hôn với

Trang 8

người bị tòa án tuyên bố là mat tích theo pháp luật Việt Nam” dé làm dé

tài luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự.

2 Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Dưới đây là một công trình nghiên cứu về vấn đề ly hôn với người bị tuyên bố mat tích Vì đây một trường hợp pháp lý đặc biệt xảy ra mà lai tác

động tới hôn nhân và gia đình, do đó không có nhiều công trình nghiên cứuliên quan Học viên mới chỉ biết tới các công trình sau ở Việt Nam:

+ “Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam”, Do Trường Đại học

luật Hà Nội biên soạn, Nxb Công an nhân dân in ấn.

+ “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, (2002),

của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

+ “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, (2004),

Dinh Thị Mai Phương chủ biên, Nxb Chính tri Quốc gia Hà Nội

+ “Việc xác định mat tích đối với người bị truy nã khi có yêu cầu tuyên

bố mất tích đồng thời xin ly hôn” của tác giả Nguyễn Quang Hồng, Tạp chí

+ “Những vướng mắc từ việc giải quyết ly hôn đối với người biệt tích”,

do Thái Qúy là tác giả, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 07/2007

+ “Trao đổi bài viết về giải quyết việc xin ly hôn đồng thời với yêu cầu

tuyên bố mất tích” của tác giả Nguyễn Văn Thuong, tạp chí Kiểm sát, số

19/2013

+ “Căn cứ ly hôn trong luật cổ Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Thu

Vân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật tháng 8/2005, số 208

Trang 9

+ “Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam” Vũ Thị

Hằng là tác gia, luận văn thạc sỹ, trường Dai học Luật Hà Nội, nam1997.

Các công trình này đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, những đòi hỏi đối với ly hôn với người bị tòa án tuyên bố mất tích Tuy nhiên hậu quả của ly hôn liên quan tới nhiều vấn đề về nhân thân, về tài sản gia đình trong nhiều

lĩnh vực và đặc biệt liên quan tới nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy cáccông trình chỉ di sâu vào một vai khía cạnh chứ không thể bao quát toàn bộ

Dù vậy các công trình này đã làm rõ những nét lớn của vấn đề ly hôn với

người nước ngoài.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về mục tiêu, luận văn nghiên cứu có mục tiêu hệ thống và bổ sung

những vấn đề lý luận liên quan tới đề tài luận văn, cùng với kiến nghị lập

pháp và thực hành.

Về đối tượng, luận văn chỉ nghiên cứu những van đề pháp lý, phân tích

luật thực định và kiến nghị liên quan.

Về phạm vi, đề tài chỉ nghiên cứu trong khuôn khổ của pháp luật Việt

Nam trong khoảng thời gian từ năm 2015 tới nay khi Bộ luật Dân sự năm

2015 chính thức có hiệu lực.

Luận văn không nghiên cứu chỉ tiết các trường hợp chia tài sản lànhững tài sản đặc biệt hoặc những tài sản nghề nghiệp, cũng như những tàisản có quy chế đặc biệt khác như quyền sử dụng đất, tài sản trí tuệ, tài sản

kinh doanh

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học, học viên dựkiến sử dụng những phương pháp nghiên cứu sâu, hướng chính dựa trên nền

tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của

Mác-Lénin, dựa trên các quan điêm, đường lôi của Dang và Nhà nước ta:

Trang 10

+ Phương pháp phân tích lịch sử;

+ Phương pháp so sánh pháp luật;

+ Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp các số liệu thực tiễn.

+ Phương pháp mô tả và trừu tượng hóa pháp luật

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần nói đầu, mục lục, kết luận và danh mục các tài liệu thamkhảo, luận văn có thê được chia thành 03 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mắt tích

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về ly hôn với người bị

Tòa án tuyên bố là mắt tích

Chương 3: Hoàn thiện và thực hành pháp luật về ly hôn với người

bị tòa án tuyên bố là mắt tích

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE LY HON VỚI NGƯỜI

TOA ÁN TUYEN BO LA MÁT TÍCH 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm người bị tòa án tuyên bố là mất tích

Một người, có thé vì một lý do nào đó có thé đi biệt tích, không có tin

tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, dé bảo vệ quyền lợi của các cá nhân hoặc những chủ thể khác có liên quan khi một người mất

tích Được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015

Con người khi còn sống còn có sự hiện diện ở một nơi nào đó bởi họ

không thể không giao tiếp đối với những người khác hay tìm kiếm những gi dé

phục vụ nhu cầu sống như ăn, mặc, ở Những người khác vẫn còn có nhu cầu

tiếp xúc hay gặp gỡ họ như vợ, con, cha, mẹ, bạn bè, đồng nghiệp hay nhữngngười thân khác hay những người cần giải quyết các công việc với họ Như vậy

họ có các mối quan hệ xã hội mà cần tới sự hiện diện của họ để giải quyết ví dụ

đóng thuế nhà, dat, trả tiền điện, nước, cấp dưỡng nuôi con Sự thiếu hiện diện

của họ có thé làm ach tắc nhiều quan hệ, nhiều công việc liên quan Như vậy có

thé nói “mat tích” trở thành một van dé xã hội lớn Hiểu rất thông thường thì mộtngười bị mắt tích tức là không thấy người đó xuất hiện ở đâu trong con mắt củanhững người chú ý tới họ, không hiện diện ở đâu mà moi người có thé thay Từđiển Luật học của Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp định nghĩa: “Mat tích

là hoàn toàn không còn thấy tung tích, cũng không rõ một người còn sống hay đãchết”

Tuy nhiên luật dân sự chia sự không hiện diện của một người thành nhiều

giai đoạn khác nhau với các mức độ khác nhau dé quy định vì không thé suy

diễn là họ đã chết

+ Giai đoạn đầu tiên là văng mặt tại nơi cư trú Một người không xuất

hiện tại nơi cư trú mà không có thông tin nào cho thấy là đã chết và không thê

Trang 12

liên lạc được, tức là biệt tích, trong một khoảng thời gian phụ thuộc vào điểm đầu

và điểm cuối của khoảng thời gian này được gọi là “vắng mặt” Sự vắng mặt này làm cho tắc nghẽn các hoạt động hay quan hệ xã hội có liên quan, ví dụ không thể tống đạt được các giấy tờ cần thiết hay không thể yêu cầu thực hiện được những nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định Hệ quả pháp lý tất yếu là những người có

quyền và lợi ích hợp pháp liên quan có quyền yêu cầu cơ quan công quyền ra

thông báo tìm kiếm và ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết dé quản lý tài sản của người này Cơ quan nhà nước, công quyền khi ra quyết định phải căn cứ vào các điều kiện, trong khoa học pháp lý cho rằng có hai điều kiện:

Thứ nhất, điều kiện cần là người có thê được xác định là văng mặt phải

không hiện diện tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian theo luật định;

Thứ hai, điều kiện đủ là có người liên quan đệ đơn xin tòa án ra thông báotìm kiếm và kết thúc tìm kiếm mà không thấy người đó thì tức là vắng mặt

Khoảng thời gian không hiện diện và luật định là khoảng thời gian được

xác định bằng một điểm đầu và một điểm cuối Và trong suốt thời hạn đó, người đó không hiện diện Vang mặt hay không hiện diện, không xuất hiện

được giải thích như sau:

“ngưng xuất hiện tại nơi cư trú và những nơi thường lui tới trongsinh hoạt, làm việc trong cuộc sống hàng ngày; ngưng giao tiếp bằng

các phương tiện thông tin liên lạc thông dụng như điện thoại di động, email, facebook

Trang 13

Cả việc ngưng xuất hiện phải mang tính toàn diện, tuyệt đối và liên

tục Người bị cho là văng mặt phải hoàn toàn biệt tăm, biệt tích, không xuất hiện và không đáp ứng bat kỳ tín hiệu nao.”

Người vắng mặt không phải là người chết hay bị coi là đã chết, cho nên không thé bị cham dứt các tài sản và các quyên lợi khác nhưng lại gây khó

khăn cho người khác trong quan hệ xã hội, trong quan hệ dân sự, thương mại,

hành chính Do đó pháp luật phải quy định đến việc quản lý tài sản củangười vắng mặt mà trong đó có xử lý tài sản cho các nghĩa vụ buộc phải đáp

chết (biệt tích), và phải được tòa án tuyên bố là mất tích Nói cách khác sự

kiện biệt tích trong một khoảng thời gian chỉ được coi là mat tích khi được tòa

án tuyên bố như vậy.

Dé tuyên bố một người là mắt tích cần có đủ các điều kiện:

+ Thứ nhất, điều kiện cần là đã có thông báo tìm kiếm và không tìm kiếm

được trong một khoảng thời gian theo đúng luật định;

+ Thứ hai, điều kiện đủ là có yêu cầu tuyên bố mat tích và được tòa ántuyên bố mat tích theo đúng pháp luật

1 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự- Tập 1, nhà xuất bản, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm

2017, tr 47.

Trang 14

Điều kiện thứ nhất liên quan tới sự kiện biệt tích và được xác định mộtcách khách quan theo luật định, tức là pháp luật quy định trình tự, thủ tục để

huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc có quan hệ hành chính, lao động

hoặc các quan hệ dân sự, thương mại khác, tức là họ bị ảnh hưởng về phương diện nào day khi người bị yêu cầu tòa án tuyên bố là mắt tích biệt tích.

Tóm lại: Tuyên bỗ mất tích là việc thông báo hoặc công bố rang một

người hoặc một sé người không thể được tìm thay hoặc liên lac được trongmột khoảng thời gian dài mà không có thông tin hoặc dấu vết về vị trí hoặctình trạng của họ Tuyên bố mất tích được đưa ra khi có sự lo ngại vé sự an

toàn và trang thái của người đó Nguyên nhân của mất tích có thé đa dang, từ việc lạc đường hướng, tai nạn, tội phạm, cho đến việc tự ý biến mắt.

1.1.2 Khái niệm ly hôn với người bị tòa án tuyên bé là mắt tích

Kết hôn và ly hôn là hai sự kiện pháp lý quan trọng nhất của luật hônnhân và gia đình nói riêng và của luật dân sự nói chung dẫn đến những hệ quả

pháp lý ảnh hưởng không chỉ tới hai vợ chồng mà còn ảnh hưởng lớn tới con

cái và gia đình.

Trước hết, kết hôn giữa hai bên nam và nữ thành vợ chồng là khởi nguồn

của các câu chuyện gia đình Tuy nhiên ở thời nay, nhiều nước coi hôn nhân

không phải là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà như

truyền thống phù hợp với lẽ tự nhiên, có thé là sự liên kết giữa hai người cùng giới để chung sống như vợ chồng Phong tục tập quán Việt Nam coi việc kết

hôn là câu chuyện của nam và nữ đên với nhau như vợ chông đê xây dựng gia

Trang 15

đình sau khi đã được đại gia đình chấp thuận Lễ thành hôn còn được gọi là đám cưới phải được tô chức theo nghỉ thức truyền thống, và từ đó họ được xã hội thừa nhận là vợ chồng Khi pháp luật can thiệp vào đời sống gia đình thì kết hôn giữa hai bên nam và nữ phải làm thủ tục đăng ký kết hôn với nhau và

từ đó làm phát sinh ra quan hệ gia đình Những nghĩa vụ pháp lý trong gia

đình đo luật định ra và bảo đảm thi hành bằng biện pháp cưỡng ché, vi dụ như

vợ chồng phải yêu thương, giúp đỡ và bình đăng và tôn trọng lẫn nhau; cha

mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, chăm sóc, giáo dục con Vì vậy pháp luật có những quy định rất chặt chẽ và cu thé dé điều chỉnh những vấn đề phát

sinh khi hôn nhân chấm dứt mà trong đó có ly hôn

Việc ly hôn có thé xảy ra một trong hai trường hợp, một là bên vợ hoặcbên chồng đơn phương ly hôn, hay còn gọi là ly hôn tôn theo yêu cầu của mộtbên, và trường hợp thứ hai là hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn, trường hợp

cả vợ lẫn chồng đều tự nguyện, mong muốn chấm dứt hôn nhân giữa hai

người được coi là thuận tình ly hôn Khi ly hôn thường kèm theo thỏa thuận

với nhau về chia tài sản chung, về nuôi con chung, hoặc phân chia việc nuôi

con theo thống nhất giữa hai người, điều này được thể hiện qua đơn xin yêu

cầu công nhận thuận tình ly hôn Trái ngược với thuận tình ly hôn là hai bên

không thỏa thuận được với nhau, hoặc hai bên có đưa ra thỏa thuận nhưng

không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên hoặc về van đềnuôi con cái thì họ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn theo quy định của

pháp luật.

Khi hai bên cùng đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng ký kết hôn, họ giao kết với nhau bằng văn bản có xác nhận của cơ quan chức năng, hoặc thời

gian xa hơn nữa là có sự chứng kiến của thành phần người thân các bên, hoặc

có thé hai bên tự nguyện chung sống với nhau, kết hôn là sự khởi đầu của

quan hệ hôn nhân, hai bên đồng ý xác lập quan hệ vợ chồng thì việc ly hôn là

Trang 16

sự chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này Từ điển luật học của Viện khoa học

pháp lý- Bộ Tư pháp cho rằng “chấm dứt quan hệ hôn nhân nghĩa là kết thúc

sự tồn tại của hôn nhân trước pháp luật” Như vậy ly hôn là một sự kiện có hai yếu tố là yếu tổ không thé chung sống của đôi vợ chồng và yếu tố quyết định của pháp luật thông qua tòa án Yếu tố không thể chung sống có thể xảy ra

theo mấy trường hợp sau:

- Thứ nhất, vo chồng ly hôn, đồng thuận ly hôn hoặc đơn phương xin ly hôn;

- Thứ hai, có một bên vợ hoặc chồng bị chết hoặc cả hai vợ chồng đều

cuộc hôn nhân bị mất tích mà không có thông tin hoặc dấu vết về vị trí hoặc

trạng thái của họ, và người còn lại muốn tiến hành thủ tục ly hôn Luật hôn

nhân ở phan lớn các nước cho phép ly hôn với một người mat tích sau mộtkhoảng thời gian nhất định Các quốc gia khác nhau thường có quy định về

thời gian ly hôn khác nhau, tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước Tuy

nhiên, quá trình ly hôn trong tình huống này thường phức tạp hơn so với việc

ly hôn thông thường, bởi vì cần phải thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt liên quanđến việc xác định tình trạng và sự văng mặt của người bi mất tích

1.2 Quyền được ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mắt tích

“Hôn nhân là hiện tượng xã hội, phát sinh, tồn tại và chấm dứt theo sự kiện pháp lý do pháp luật quy định Theo luật định, hôn nhân chấm dứt do vợ,

10

Trang 17

chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vo, chồng đã chết; trường hợp vợ chồng còn sống, thì hôn nhân chấm dứt khi có phán quyết của Tòa án

có hiệu lực pháp luật.”” Như vậy ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mat tích là một trường hợp đặc biệt vì không biết người bị tuyên bố là mắt tích là còn sông hay đã chết.

Nếu xuất phát từ bản chất của hôn nhân là một hợp đồng thì ly hôn là

một quyền thỏa thuận hay đòi hỏi chấm dứt hôn nhân Thuận tình ly hôn là

việc chấm dứt hôn nhân bởi sự thỏa thuận, sự đồng thuận giữa hai bên Cònmột bên đòi hỏi ly hôn là một sự thé hiện ý nguyện mong cham dứt hôn nhân

bởi pháp luật Một bên vợ hoặc chồng chết thì hôn nhân đương nhiên bị chấm dứt bởi sự kiện chết đó Vậy trường hợp đặc biệt, khi một bên bị tuyên bé mat

tích, có nghĩa là người bị tuyên bố không biết là còn sống hay đã chết, cũngtrở thành một sự kiện dé bên kia xin cham dứt hôn nhân bởi quyết định củatòa án hoặc cơ quan nha nước có thầm quyền Hôn nhân có mục đích tối thiểu

là chung sống Việc một bên mất tích dẫn tới mục đích chung song không đạt

được Do đó phải là một sự kiện dé xin chấm dứt hôn nhân.

Tuy nhiên ở nước ta, Trường Đại học luật Hà nội viết: “Dưới chế độ xã

hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, nhằm mục

đích xây dựng hạnh phúc gia đình, dân chủ, hòa thuận và bền vững Thôngqua sự kiện pháp lý kết hôn, quan hệ vợ chồng được xác lập Tính bền vữngsuốt đời của quan hệ hôn nhân là đặc điểm cơ bản Điều này phù hợp vớinguyện vọng của các bên nam nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng, phù hợp với

nền tảng đạo đức dưới chế độ xã hội chủ nghĩa; hôn nhân không phải “khế

? Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trinh luật hôn nhân và gia đình Việt nam, Nxb Tư pháp, 2022, tr 371.

11

Trang 18

33293ước”, không phải “hợp đồng dân sự”.”” Như vậy ly hôn không phải là một việc đơn giản, dễ dàng trong một quan niệm “hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng” và coi “Tính bền vững suốt đời của quan hệ hôn nhân là đặc điểm cơ bản” và được xem là “nền tảng đạo đức dưới chế độ xã hội chủ nghĩa” Vậy khó có thé xem ly hôn là một quyền có thé thực hiện dé dàng, các bên đều có sự ràng buộc với nhau về rất nhiều các mối quan hệ, văn hóa, địa

vị xã hội Thế nhưng bản chất của tình yêu nam nữ là phải có sự tự nguyện

chung sống của cả hai bên với nhau Vậy đường như có mẫu thuẫn giữa lý

luận và thực tiễn trong quan niệm được nêu này.

Về nguyên tắc hôn nhân hiện đại thì yếu tố tự nguyện giữ vai trò quan

trọng bậc nhất Vì vậy nguyên tắc đầu tiên của hôn nhân được Luật Hôn nhân

và Gia đình 2014 viết: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, VỢ

+ Khi mất đi sự tự nguyện chung sống, thì không nên có sự

Theo TS Ngô Thanh Huong, trong trường hợp xin ly hôn với người bi

tuyên bố mat tích thì không cần xem xét các yếu tố về tình trạng quan hệ vợ

chồng”, tức là không cần xem xét tới tình cảm và tình trạng hôn nhân khác nói

chung Như vậy ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mat tích là một quyền

phải được pháp luật ghi nhận.

3 Trường Đại học Luật Ha nội, Gido frình luật hôn nhân và gia đình Việt nam, Nxb Tu pháp, 2022, tr 371.

* Khoản 1, Điều 2.

> Ngô Thanh Hương, “Mục 5 Tuyên bố mắt tích và tuyên bố chết”, Giáo trình luật dân sự 1 phân chung, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2023, tr 131.

12

Trang 19

Quyên ly hôn nói chung thường thê hiện trong các luật hôn nhân và gia đình ở các quốc gia và khu vực khác nhau Nội dung của quyên ly hôn theo pháp luật của các quốc gia nói chung có thé bao gồm chủ yếu các van đề như:

+ Quyền nộp đơn ly hôn tới tòa án dé khởi đầu cho quá trình ly hôn.

+ Được trình bay lý do ly hôn.

+ Được phan chia tài sản va nợ nan giữa hai bên.

+ Được xác định quyền nuôi con cái chung và cách quyết định về cácvấn đề liên quan đến con cái, bao gồm việc quyết định về nơi ở, giáo dục và

chăm sóc sức khỏe cho con.

+ Được xem xét hỗ trợ, bù đắp về tài chính.

+ Trong quá trình giải quyết ly hôn có thé được xác định về thời gian

cần thiết dé hoàn tat quá trình, thủ tục ly hôn và các thủ tục khác có liên quan

Trong trường hop một bên trong cuộc hôn nhân bị tuyên bố là mất tích,quyền ly hôn có thé có những yếu tố đặc biệt và phức tạp Nó là một van dé

pháp lý đặc biệt và phức tạp vì “người bị tuyên bố là mắt tích vẫn được suy đoán còn sống” trong khi đó vợ hay chồng của người này liên quan tới các

mối quan hệ về con, tài sản, quan hệ hành chính, lao động và các mối quan hệ

với chủ nợ Tuy nhiên quyền được cham đứt hôn nhân là một quyền khi

được pháp luật ghi nhận Quyền ly hôn với người bị tuyên bố là mất tích vàthủ tục cụ thể thực hiện quyền này khác nhau theo pháp luật của các quốc giahoặc vùng lãnh thé khác nhau Tuy nhiên van đề về ly hôn nó có thé một số

nội dung sau đây:

(1) Pháp luật thường quy định một khoảng thời gian chờ đợi sau khi

một bên bị tuyên bố là mat tích Khoảng thời gian này có thé khác nhau tùy

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự- Tập 1, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 49.

13

Trang 20

theo pháp luật của quốc gia hay của địa phương Nếu người bị tuyên bố mat

tích không được tìm thấy tung tích sau thời gian chờ đợi đó, người kia có thê tiễn hành các thủ tục ly hôn.

(2) Quyền quyết định thực hiện quyền ly hôn phải được công khai,

minh bạch hóa theo quy định của pháp luật.

(3) Người thực hiện quyền ly hôn có thể phải chứng minh rằng họ đã

thực hiện đủ nỗ lực để tìm kiếm và liên lạc với người bị tuyên bố mắt tíchtrước khi tiến hành thủ tục ly hôn Như vậy để bảo đảm răng việc chấm dứt

hôn nhân có thiện chí và có trách nhiệm.

(4) Việc thực hiện quyền ly hôn trong trường hợp này có thể bị yêu cầu

phải tuân thủ thêm một số thủ tục pháp lý bổ sung, chẳng hạn như xuất trình

chứng cứ và chứng minh tình trạng hiện tại của bản thân và mối quan hệ vợ

chồng với người bị tuyên bố là mat tích

Các nội dung này là hệ quả tất yếu của việc mối quan hệ đặc biệt giữa

vợ và chồng mà đã được luật hôn nhân và gia đình quy định Mối quan hệ gia đình giữa vợ và chồng cần phải nói bao gồm quan hệ tình cảm giữa hai người, quan hệ đối với tài sản, cấp dưỡng và nuôi dạy con Vì vậy khi xem xét các van đề ly hôn cần phải nói tới lần lượt các mối quan hệ này.

* 7rước hết, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một khía cạnh quantrọng của cuộc sống gia đình và có thể bao gồm nhiều nội dung khác nhau

như:

+ Tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng, hỗ trợ nhau, lắng

nghe Ở đây có sự đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu, đóng vai trò quan trọng

trong việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh

+ Các ứng xử, giao tiếp, trao đổi thông tin giữa vợ và chồng Giao tiếp gan gũi và hiệu quả giữa vợ và chồng là điều quan trọng dé hiểu nhau và giải

quyết các vân dé trong cuộc sông Khả năng lăng nghe và trao đôi ý kiên một

14

Trang 21

cách mở cửa có thé giúp tránh xung đột và hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của bên kia.

+ Vợ chồng phân chia trách nhiệm trong gia đình Việc phân chia trách nhiệm và công việc là một yếu tố quan trọng trong thời kỳ hôn nhân Sự hợp

tác trong việc quan ly công việc như chăm sóc gia đình, nuôi day con cái va

quan lý tài chính có thể tao ra môi trường 6n định và cân bằng

+ Khả năng thích ứng của gia đình Cuộc sống không ngừng thay đổi,

và khả năng thích ứng của vợ chồng trong các tình huống khó khăn và thay đổi là quan trọng Sự hỗ trợ và đồng cảm trong những thời kỳ khó khăn có thé củng cô mối quan hệ.

+ Tăng cường mối quan hệ tình bạn giữa vợ và chồng Mối quan hệ vợ

chồng cũng có thé dựa trên tinh bạn chắc chắn Việc hiểu rõ và tôn trọng sởthích, quan điểm và mục tiêu của đối phương có thể tạo ra một môi trường hài

hòa và vui vẻ.

+ Tổ chức quản lý gia đình Quản lý gia đình bao gồm việc đưa ra

quyết định về tài chính, mua săm, chăm sóc con cái và nhiều khía cạnh khác.

Sự hợp tác và sự thỏa thuận trong việc quản lý gia đình có thé tạo ra sự 6n định và đoàn kết Mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một quá trình

liên tục và da dạng Mỗi gia đình có cách tiếp cận riêng dé xây dựng mối quan

hệ mạnh mẽ và hạnh phúc.

+ Các cá nhân trong gia đình đều phải tôn trọng nhau, tôn trọng quyền

cá nhân Mỗi người trong mối quan hệ vợ chồng đều có những giá trị, quan

điểm và nhu cầu riêng Tôn trọng sự khác biệt và cho phép đối phương thé

hiện bản thân là một phần quan trọng của mối quan hệ

Vì vậy việc chấm dứt quan hệ tình cảm giữa vợ va chồng là một tôn thất lớn trong cuộc đời mỗi con người Việc ly hôn chỉ vì lý do mất tích mà chưa chắc là đã chết của một bên có khả năng gây tổn thương lớn cho phía

15

Trang 22

bên kia và kéo theo nhiều hệ lụy mà nhiều năm tháng sau mới có thể xoa dịu

được, có khi cả cuộc đời cũng không xoa dịu được.

* 7ý hai, mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cũng có những nội dung vô cùng quan trọng Một trong những mục đích của hôn nhân là duy trì nòi giống.

Do đó việc cham dứt hôn nhân dù trong trường hợp nào thì đây cũng đều là

một vấn đề lớn cần quan tâm, nhất là trong lĩnh vực pháp luật Những nội

dung cần chú ý có thể bao gồm:

+ Cha mẹ phải thực quyền và nghĩa vụ của đối với con Cha mẹ có

trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, đảm bảo sự phát triển về mặt

vật chất và tinh thần cho con Do đó cha mẹ có quyền quyết định về việc giáo

dục, y tế, và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến con cái trong một

chừng mực mà pháp luật cho phép.

+ Phân chia trách nhiệm và quyền của cha mẹ Ngay trong gia đình cha

mẹ cũng có khi phải phân chia trách nhiệm rõ ràng như đưa đón con đi học,

dạy con học bài, lo ăn uống cho con Vậy khi ly hôn, đây là vấn đề lớn bị xáo trộn Trong trường hợp cha mẹ sống cách xa nhau hoặc ly dị, hệ thống

pháp luật thường quy định việc phân chia quyền và trách nhiệm liên quan đến

việc chăm sóc và quyết định cho con cái Một trong những vấn đề pháp lý

quan trọng có thể là việc quyết định ai sẽ có quyền giám hộ và quyền nuôi

dưỡng con.

+ Nghĩa vụ tài chính với con Cha mẹ có nghĩa vụ tài chính đối với concái, đặc biệt trong việc đảm bảo chi phí cần thiết cho chăm sóc, giáo dục, y tẾ,

và các hoạt động khác của con Mối quan hệ tài chính giữa cha mẹ và con có

thê được quy định trong quyết định về hỗ trợ trẻ em trong trường hợp ly hôn.

+ Quyền thăm con khi ly hôn Trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn, một

trong những quyền quan trọng là quyền thăm con của cha hoặc mẹ Pháp luật

16

Trang 23

thường xác định quyền thăm con và lịch trình thăm gặp, tùy thuộc vao tình

hình cụ thé và lợi ích của con.

+ Quyền thừa kế Quyền kế thừa là một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ cha mẹ và con Pháp luật quy định việc chia tài sản và quyền kế thừa

của con cái trong trường hợp cha mẹ qua đời.

+Các con đều phải được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Pháp luật thường đặt mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái bằng các quy định như: dam bảo con cái không bị bạo hành hoặc bi bỏ rơi, và có quyền được sống trong một môi trường an toàn và có điều kiện tốt

Day là một van đề mà nha làm luật không thể bỏ qua khi quy định về ly

hôn Việc có cho quyền hoặc thực hiện quyền ly hôn với người bị tuyên bố là

mất tích hay không phải được xem xét từ vấn đề này cùng với vấn đề tình cảm

vợ chồng và tài sản hôn nhân

* Thứ ba, mối quan hệ tai sản hôn nhân là một trong những van đề lớnnhư trên đã nói Tuy nhiên mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng trong pháp

luật tùy thuộc vào truyền thong cũng như hoàn cảnh cụ thé của từng quốc gia.

Vi du:

+ Ở Pháp, tai sản kiếm được trong thời gian hôn nhân thường được coi

là tài sản chung và sẽ được chia sẻ trong trường hợp ly hôn.

+ Ở Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang có thể có các quy định khác nhau về hônnhân và tài sản chung Khi vợ chồng xác lập hôn nhân, các nhà chức tráchthường phổ biến về tài sản khi vợ chồng tao lập được trong thời kỳ hôn nhân,

đối với tài này thường được coi là tài sản chung của vợ chồng, người đi làm hay không đi làm đều được quyên lợi như nhau, và được chia sẻ trong trườnghợp ly hôn.

17

Trang 24

+ Ở Anh, tài sản được chia thành tài sản cá nhân và tài sản chung Tài

sản cá nhân thường không bị ảnh hưởng trong trường hợp ly hôn, trong khi tài

sản chung có thể được chia sẻ

+ Ở Nhật Bản, tài sản kiếm được trong thời kỳ hôn nhân thường được

coi là tài sản riêng của mỗi người và không thường không bị ảnh hưởng bởi ly

hôn.

+ Ở Trung Quốc, tùy theo tình hình cụ thé, tài sản chung và tai sản

riêng tư đều có thể được xác định và phân chia khi xảy ra ly hôn.

Dù có khác nhau, nhưng pháp luật các nước đều cho thấy sự chú ý đặc

biệt tới mối quan hệ tài sản vợ chồng và phân chia tài sản chung vợ chồng và

tài sản riêng của vợ chồng và sự phân chia phức tạp tài sản của vợ chồng khi

ly hôn Độ phức tạp còn lớn hơn khi một bên bị tuyên bố là mắt tích vì phụthuộc vào sự chứng minh của chỉ một bên trong khi bên kia chưa chắc đã chết

và có khả năng quay về bất kỳ lúc nảo hoặc sẽ bị tuyên bố là đã chết ảnh

hưởng tới quyền thừa kế của những người khác.

1.3 Hệ quả pháp lý của ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mắt tích

Hệ quả pháp lý của việc ly hôn đối với người bị tuyên bố là mất tích tác

động trực tiếp tới quan hệ gia đình, cụ thể là quan hệ tình cảm vợ chồng, quan

hệ giữa cha mẹ con và quan hệ về tai sản gia đình.

Tuy nhiên việc ly hôn là hệ quả trực tiếp của sự kiện tuyên bố là mất

tích Do đó trước hết cần phải xem xét khái quát về hiệu lực của tuyên bố mat

tích Nguyễn Ngọc Điện viết:

18

Trang 25

“Người bị tuyên bố mat tích vẫn được suy đoán còn sống Tuy nhiên sự suy đoán này đã yếu đi rất nhiều so với giai đoạn vắng mặt và có thông báo tìm kiếm Ly do chính là thời gian biệt tích đã kéo dài khá lâu.””

Theo tài liệu Trường Đại học Luật Hà nội có viết:

“Việc tuyên bố là mat tích kéo theo những hậu quả pháp lý nhất định:

Tạm thời đình chi tư cách chủ thé của người bị tuyên bố là mắt tích, tuy nhiênquyết định này không làm cham đứt tư cách chủ thé của họ Tài sản của người

bị tuyên bố mất tích được quản lý theo quyết định của Tòa án được quy định tại điều 75, 76, 77, 79 BLDS về quản lý tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản ly tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mắt tích.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin

ly hôn, thì Toa án cho ly hôn.””

Vậy là khi một người bị tuyên bố là mat tích thì tuyên bố đó ảnh hưởng

tới các giao dịch của người này, tới tài sản và tới quan hệ hôn nhân của người

này.

Tài sản của người bị tuyên bố là mất tích về nguyên tắc được giao cho người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó như người đang được ủy quyền

chiếm hữu tài sản đó, người chủ sở hữu chung tài sản đó với người bị tuyên

bố là mat tích, vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích hoặc mộtngười được tòa án chỉ định nếu không có những người trên hoặc những người

trên không bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.

7 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự- Tập 1, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 49.

8 Trường Dai học Luật Hà nội, Giáo trinh luật dân sự Việt nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà nội,

2006, tr 87.

19

Trang 26

Hiệu lực của tuyên bố một người là mất tích có tính chất tạm thời Về

vấn đề này Trường Đại học Luật Hà nội viết:

“Việc tuyên bố một người là mất tích chỉ tạm dừng năng lực chủ thể

của người đó Việc tạm dừng này có thê thay đổi theo một trong hai hướng:

phục hồi năng lực chủ thé hoặc chấm dứt tư cách chủ thé Việc chấm dứt tư

cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bồ là đã

chết Phục hồi tư cách chủ thê của người bị tuyên bố là mắt tích xảy ra trong

hai trường hợp: Người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ

người đó còn sống Khi có một một trong hai trường hợp đó, thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyên, lợi ích liên quan, Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mat tích Người bị tuyên bố mất tích trở

về có quyền yêu cầu người quản lý tài sản trả lại tài sản cho mình Tuy nhiênquyết định ly hôn của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mắt tích vẫn có

hiệu lực pháp luật.”

Qua đây chúng ta thấy, vấn đề ly hôn của hai vợ chồng khi một bên bị tuyên bố là mất tích có hiệu lực khác với hiệu lực của quản lý tải sản Tuy

nhiên trong một vụ ly hôn thì chia tài sản chung của vợ chồng không thê tránh

khỏi Vậy quyết định ly hôn có hiệu lực như Trường Đại học Luật Hà nội nói

trên có bao gồm quyết định về tài sản hôn nhân không Nếu có thì phần đó cóhiệu lực không? Đây là câu hỏi cần phải giải quyết và quy định rõ rang trong

luật.

TS Ngô Thanh Hương viết về hậu quả đối với tài sản như sau:

“Về tài san: (i) người bị tuyên bố mất tích mà trước đó tài sản của họ

được Tòa án giao cho người khác quản lý do sự kiện văng mặt của họ tại nơi

° Trường Dai học Luật Hà nội, Giáo trinh luật dân sự Việt nam, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà nội,

2006, tr 89.

20

Trang 27

cư trú thì người này tiếp tục quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.

(ii) Trong trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ, chồng của người bị tuyên bố mat tích ly hôn thì tài sản của người mat tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý, nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý Bởi lẽ, tại thời điểm

ban án ly hôn của Tòa án có hiệu lực thì người bị tuyên bố mắt tích và vợ

(chồng) của ho đã chấm dứt tư cách vợ chong (iii) Trường hợp đặc biệt nếu người bị tuyên bố mất tích không có người thân thích thì Tòa án chỉ định

người khác quản lý tài sản của họ.”

Việc phân chia tài sản hôn nhân đã là phức tạp nhưng việc trao tài sản

được phân chia cho người bị tuyên bố là mất tích cho người quản lý còn có

những vấn đề phức tạp hơn bởi người bị mất tích có thể còn sống trở về vàđây có thé là một nguồn lợi mà dẫn tới tranh chap

Khi nghiên cứu về hệ quả pháp lý của việc ly hôn với người bị tuyên bố

là mắt tích có thể một số nội dung dưới đây cần chú ý:

+ Pháp luật thường đặt ra một thời gian chờ đợi sau khi người bị tuyên

bố mất tích Nếu sau thời gian này người bị tuyên bố mất tích không xuất hiện, người còn lại có thé tiến hành thủ tục ly hôn.

+ Người đưa đơn xin ly hôn với người bị tuyên bố là mat tích có théphải xuất trình chứng cứ về việc họ đã thực hiện đủ nỗ lực và các phươngcách như có thể làm đề tìm kiếm và liên lạc với người bị tuyên bố mất tíchtrước khi tiễn hành thủ tục ly hôn

+ Trong trường hợp người bị tuyên bố mất tích có tài sản chung vớingười vợ hoặc chồng dang xin ly hôn, thì tài sản chung đó có thé được phân

'° Ngô Thanh Hương, “Mục 5 Tuyên bố mat tích và tuyên bố chết”, Giáo trình luật dân sự I phan chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2023, tr 131.

21

Trang 28

chia theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của bên xin ly hôn với

người đại diện hợp pháp của bên kia Phân chia tài sản chung có những vấn đề

mà pháp luật chú ý như sau: (1) xác định những tài sản riêng của người bi

tuyên bố là mất tích mà không bị ảnh hưởng bởi phân chia tài sản, và đồng thời xác định khối tài sản chung của vợ chồng: (2) thỏa thuận về cách phân

chia tài sản (có thé định rõ cách phân chia tai sản cũng như tài sản cụ thé mỗi

bên sẽ nhận qua sự phân chia này); (3) tòa án tiến hành phân chia tài sản

chung và bên cạnh đó xác định nghĩa vụ hỗ trợ tài chính liên quan

+ Nếu bên có con chung, việc xác định quyền nuôi con và các quyền

liên quan đến con (như nơi sinh sông, chăm sóc giáo dục và sức khỏe của con)

được đặt ra.

+ Phán quyết cho ly hôn có thể xác định việc hỗ trợ tài chính cho người

xin ly hôn hoặc cho con chung.

+ Người đưa don xin ly hôn với người bị tuyên bố là mất tích có thé

phải thông báo công khai về việc tiến hành thủ tục ly hôn.

Khi có tuyên bố người mất tích là đã chết hoặc người bị tuyên bố mat

tích nay lại thấy hiện diện thì việc tuyên bố mất tích chấm dứt hiệu lực

Tuyên bố chết là sự kiện pháp lý xác nhận cái chết “pháp lý” của cá

nhân, được đặt ra trong trường hợp một người hoàn toàn biệt tích khỏi nơi cư

trú và thời gian đủ lâu dé cho rang họ không còn sống" Có thé hiểu diễn biếncủa sự tìm kiếm một người biệt tích đến giai đoạn cuối cùng là tuyên bốngười đó chết Điều kiện tuyên bố một người là đã chết về mặt pháp lý có hai

điêu kiện cân và đủ bao gôm các trường hợp khách quan (điêu kiện cân) và

!! Ngô Thanh Hương, “Mục 5 Tuyên bố mat tích và tuyên bố chết”, Giáo trình luật dân sự 1 phan chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2023, tr 132.

22

Trang 29

điều kiện đủ là có yêu cầu tòa án ra tuyên bố một người là đã chết TS Ngô Thanh Hương tóm gọn điều kiện khi cần như sau:

(i) bị Tòa án tuyên bố mắt tích và không có tin tức xác thực họ còn song, it

nhất sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố người đó mat tích có hiệu lực;

(ii) biệt tích trong chiến tranh và không có tin tức xác thực là còn sống,

ít nhất sau năm năm ké từ ngày chiến tranh kết thúc;

(iii) biệt tích trong thiên tai, thảm họa ít nhất sau hai năm ké từ ngàythiên tai, thảm họa chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

(iv) biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn

sông sau khi đã thực hiện các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tung dân sự ”

Như trên đã phân tích, một người bị tuyên bố là mắt tích không biết rõ

tình trạng tồn tại của người đó tuy nhiên vẫn còn hy vọng người đó còn sống

dù hy vọng rất mỏng manh Càng thời gian kéo dài về sau hy vọng đó giảmdan và tắt Nhà làm luật thường tự đặt ra một thời hạn nhất định dé kết thúctình trạng đó Theo pháp luật Việt nam hiện nay, thời hạn ba năm kể từ ngày

mà người đó bị tuyên bố là đã chết là thời hạn mà có thê hình thành một điều kiện dé yêu cầu tòa án tuyên bố là đã chết.

Việc tòa án tuyên bố một người là đã chết cũng như trường hợp cá nhânchết về mặt sinh học, mà theo đó mọi quan hệ nhân thân va tai san của người

Trang 30

Trong hậu quả của tuyên bố mat tích như trên phân tích có hiệu lực đối

với tài sản hôn nhân Đây là phần còn lại duy nhất của quan hệ hôn nhân mà tuyên bố chết ảnh hưởng tới Khi tuyên bố chết có hiệu lực tức là tai sản của người bị tuyên bố chết mà đã được tuyên bố mất tích giao cho những người quan lý có thé bị đem chia theo các quy định về thừa kế, nếu có di chúc thi theo di chúc, nêu không có di chúc thì theo pháp luật Người bị tuyên bồ là đã

chết thì ngay tại thời điểm người đó bị bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ hônnhân giữa hai người không còn ton tại, như vậy người vợ hoặc chồng của

người bị tuyên bố là đã là mat tích sẽ không được chia tai sản khi mà trước đó

ho đã ly hôn và bị tuyên bồ là đã chết.

Tuyên bố mất tích mất hiệu lực khi người bị tuyên bố mất tích xuất

hiện hay tìm được tung tích của người đó Trường Đại học luật Hà nội viết:

“Su mất tích của một cá nhân có thể chỉ mang tính tạm thời Vì thế khi

họ quay về, các hậu quả trên cần được giải quyết kịp thời để bảo đảm quyền,

lợi ích của họ: (i) Dé đảm bảo tư cách chủ thé cho người bị tuyên bố mat tích trở về, Tòa án phải ra quyết định hủy bỏ tuyên bố người đó mất tích (ii) Về

tài sản: người quản lý tài sản phải giao lại tài sản cho họ sau khi đã được

thanh toán chi phí quản lý (iii) Về hôn nhân: quan hệ hôn nhân được tái tục.Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mắt tích đã được Tòa

án cho ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật, do vậy nếu

muốn tiếp tục cuộc hôn nhân thi họ phải thực hiện thủ tục kết hôn lại.”''

1.4 Kinh nghiệm của một số nước về ly hôn với người bị tòa án tuyên bố là mat tích

* Pháp luật Pháp

4 Trường Đại học luật Hà nội, Giáo trình luật dân sự Việt nam Tập I, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội, năm

2022, tr 135-136.

24

Trang 31

Pháp không thừa nhận chế định ly hôn cho tới cuộc Cách mạng tư sản

1792 nỗ ra Tuy nhiên khi Bộ luật dân sự 1804 có chế định ly hôn chỉ cho ly

hôn trong hai trường hợp: một bên có lỗi hoặc cả hai bên thuận tình ly hôn

Cải cách pháp luật 1975 làm thay đổi quan vấn đề ly hôn ở Pháp, theo Luật số

75-617 ngày 11/7/1975 luật pháp nước này cho phép ly hôn khi thuận tình ly

hôn và ly hôn đo cuộc sống chung của vợ chồng không thê tồn tại Một bên có

thé đòi ly hôn, nếu bên kia không có lỗi, chỉ có thê được chấp nhận trong hai trường hợp bao gồm: hai vợ chồng đã ly thân sáu năm liên tục hoặc một bên

vợ hoặc chồng không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình trong thời

hạn sáu năm liên tục nhưng không khỏi bệnh Pháp không có quy định ly hôn

với một bên bị tuyên bố mất tích vì Pháp quan niệm một người bị tuyên bố

mất tích có nghĩa là người đó đã xem như chết, vì vậy quan hệ hôn nhânđương nhiên chấm dứt Bên cạnh đó chế định ly thân được pháp luật quyđịnh, vì vậy quan hệ hôn nhân có thé bị cham dứt khi vợ chồng không chung

sống với nhau hon sáu năm.

* Pháp luật Thai Lan

Hiện nay Thái Lan giải quyết ly hôn không theo thủ tục tố tụng mà khi

có sự đồng ý của hai bên hoặc phán quyết của Tòa án “Việc ly hôn được tiễn

hành khi có sự đồng ý của hai bên được làm băng văn bản và có ít nhất hai

”!3, Nếu các bên không đồng ý việc

chữ ký xác nhận của hai người làm chứng

ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định tại Điều 1516 của Bộ luật Dân

sự và Thương mại Thái Lan cho ly hôn khi:

(1) Khi người chồng đã chung sống hoặc nuôi dưỡng một người đàn bà

khác như vợ mình, có chung sông với nhau hoặc người vợ ngoại tình;

1Š Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (Điều 1514, Quyên số 5 về Gia đình của), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 1995.

25

Trang 32

(2) Khi người vợ hoặc chồng phạm lỗi là có hành vi đạo đức xấu, bất

kế hành vi đó có phải là một tội phạm hình sự hay không, nhưng dẫn đến hậu quả làm cho người kia bị làm nhục, ảnh hưởng đến danh dự nghiêm trọng, bị lăng mạ hoặc bị thù hăn nếu tiếp tục chung sống với người vợ hoặc chồng đã

có hành vi đạo đức xấu, khi vợ hoặc chồng phải chịu đựng thiệt thòi hoặc

quấy ray dau đớn về thé xác lẫn tinh thần khi xét đến điều kiện, tình trạng va

việc chung sống như vợ chồng:

(3) Khi vợ hoặc chồng có hành vi gây thiệt hại hoặc hành hạ nghiêm

trọng đến thể xác hoặc tinh thần của người kia, có lời nói lăng mạ thậm tệ

người kia hoặc con cái của người đó;

(4) vợ hoặc chồng đã tự rời bỏ người kia hơn một năm, đã bị Tòa án kết

án có phán quyết có hiệu lực và bị kết án hơn một năm vì phạm tội mà không

có bất cứ sự tham gia, đồng tình hoặc hay biết của người kia, người phạm tộikhông báo cho người kia biết và sự chung sống như vợ chồng gây cho ngườikia phải chịu đựng những thiệt hại về thé xác lẫn tinh thần hoặc quấy nhiễu

quá đáng;

(5) Khi vợ và chồng đã tình nguyện, đồng thuận sống ly thân vì không thé chung sống hạnh phúc trong hơn ba năm, hoặc sống ly thân hơn ba năm

đã có quyết định của Tòa án có hiệu lực;

(6) Vợ và chồng không có sự chăm sóc thích đáng, người vợ và chồngkhông giúp đỡ người kia hoặc có những hành động bất lợi có quan hệ vợchồng đến mức độ mà người kia bị quấy nhiễu quá đáng khi tính đến điều

kiện, tình trạng và sự chung sống như vợ chồng, nhận thấy hôn nhân không

mang đến điều tốt đẹp cho vợ hoặc chồng;

(7) Người vợ hoặc chồng là người có thé mat năng lực hành vi dân sự,

bi mat trí liên tục trong hon ba năm và việc mat trí nay đã áp dụng các biện

26

Trang 33

pháp dé phục hồi nhưng khó có thé chữa khỏi làm cho việc tiếp tục hôn nhân

là không thé:

(8) Người vo hoặc chồng đã phá vỡ cam kết của minh về giữ dao đức tốt, không có mong muốn vun đắp, xây dựng tình cảm;

(9) Người vợ hoặc chồng mắc bệnh truyền nhiễm, không được chữa trị

khỏi và bệnh hiểm nghèo không thê chữa khỏi và có thể gây thiệt hại chongười kia, tạo áp lực về kinh tế quá lớn cho người kia;

(10) Người vợ hoặc chồng có khiếm khuyết về thé chất, khiếm khuyết

về tinh thần, không thê khắc phục được, do đó không thể chung sống thườngxuyên như vợ chồng

Pháp luật Thái Lan quy định nhiều và cụ thể các căn cứ ly hôn, tuy

nhiên cũng theo nguyên tắc nhằm tới bảo đảm mục đích của hôn nhân trên cơ

sở tự nguyện chung sống Pháp luật Thái Lan có quy định cá nhân đượcquyền đơn phương ly hôn khi một bên bị tuyên bố mắt tích hoặc đã bỏ nơi cưtrú của mình hơn ba năm và không có thông tin về người đó còn sống hay đã

chết.

* Pháp luật Hàn quốc

Ở Hàn quốc không có luật riêng quy định về hôn nhân mà được

quy định chung trong Bộ luật dân sự của Hàn Quốc Quá trình thụ lý và giảiquyết ly hôn được căn cứ theo quy định tại Điều 840 của cụ thé:

- Khi vợ hoặc chồng lừa dối đối phương hoặc có những hành viyêu đương, thân xác vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng hay vi

phạm các vấn đề liên quan về quan niệm đạo lý, đạo đức vợ chồng (ngoạitình).

- Khi vợ hoặc chồng cé tình và ác ý không cùng sống, không chăm sóc,

hòa hợp với nhau.

27

Trang 34

- Khi có sự đối xử bất bình đắng trong quan hệ vợ chồng hoặc trong

quan hệ giữa những bậc tôn trưởng giữa hai bên gia đình sui gia với nhau.

- Khi người vợ có hanh vi ngược đãi bố, mẹ và những bậc tôn trưởng của chồng hoặc chồng có hành vi ngược đãi bố, mẹ và những bậc tôn trưởngcủa vợ.

- Khi cuộc sống lâm vào những khó khăn, nghiêm trọng khác không thê

kéo dài hôn nhân.

- Ngoài ra, pháp luật Hàn Quốc còn có quy định căn cứ ly hôn khikhông rõ tình trạng còn song hay đã chết thời gian hơn ba năm của một trong

hai người vợ hoặc chong.

Pháp luật Hàn Quốc quy định ba năm ké từ ngày người mat tích không

có bất cứ liên lạc gì với gia đình, người thân hay bạn bè mà không rõ người

đó ở trong tình trạng còn sống hay là đã chết Nhưng pháp luật Hàn quốc chỉcần một năm đề làm căn cứ tuyên bố là mắt tích hoặc đã chết trong các trườnghợp như thiên tai lũ lụt, tai nạn tàu biển, tau máy bay, bão giông Khi người

bị tuyên bố mắt tích hiện diện hoặc trở về thì Tòa án phải hủy bỏ tuyên bố

mat tích Có quy định người bị tuyên bố mất tích, nay đã trở về có quyền

giành lại hôn nhân cũ của mình.

Khi một bên vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích sau khituyên bố mat tích của Tòa án được quyền yêu cầu đơn phương ly hôn và Tòa

án chấp nhận cho ly hôn

28

Trang 35

KET LUẬN CHUONG 1Mat tích là một tình trang không có thông tin gi về một người là còn

sống hay là đã chết trong một khoảng thời gian dài mặc dù đã tìm kiếm nỗ lực

va bang mọi biện pháp như có thé.

Việc biệt tích của này gây ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ trong và

ngoài gia đình như quan hệ hành chính, quan hệ với chu nợ, quan hệ hôn nhân

và gia đình Vì vậy pháp luật đã điều chỉnh khá cụ thé và chỉ tiết Pháp luật quy định một bên vợ hoặc chồng được yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích khi

một bên mat tích nhằm giải quyết các mối quan hệ trên Từ tuyên bố này dantới nhiều hậu quả pháp lý mà trong đó có van đề hôn nhân của người bị tuyên

bố mat tích với vợ hoặc chồng của họ Người vợ hoặc chồng được quyền đơn

phương ly hôn với khi người kia bị tuyên bố là mat tích

Khi tòa án giải quyết ly hôn dẫn đến các hậu quả theo luật hôn nhân và

gia đình điêu chỉnh vê tinh cảm vợ chong, về tai sản hôn nhân.

29

Trang 36

CHUONG 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE LY HON

VOI NGUOI BI TOA AN TUYEN BO LA MAT TICH

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ly hôn với người bi Tòa án tuyên bố là mắt tích

2.1.1 Quy định về quyền được ly hôn với người bị tòa án tuyên bé là mat tích

Ngoài việc vợ chồng thuận tình ly hôn, còn có ba căn cứ ly hôn theo Luậthôn nhân và gia đình 2014 (Điều 56 và Điều 51, khoản 2) quy định bao gồm:

+ Căn cứ thứ nhất là đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng, hai bên sống không hòa thuận làm cho cuộc sống hôn nhân vợ chồng lâm vào tinh trạng tram trọng không thé hàn gắn được, đời sống chung giữa vợ và chồng hoặc một bên cảm thay không thé kéo dai,

mục đích của hôn nhân không đạt được mong muốn của các bên Điều này tức làmột trong các bên có hành vi vi phạm và dẫn đến phá vỡ mục đích của hôn nhân

+ Căn cứ thứ hai khi một bên vợ hoặc chồng đã bị tòa án tuyên bố mat tích.Điều này cũng dẫn tới phá vỡ mục đích chung sống của hôn nhân

+ Căn cứ thứ ba khi một bên vợ hoặc chồng mat nang luc hanh vi dan su,

mắc bệnh tâm thần hoặc không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời việc kéo dài cuộc sống hôn nhân làm cho người kia là nạn nhân của bạo lực gia đình , gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tinh than của họ khi tiếp tục

giữ hôn nhân sẽ không được đảm bảo.

Theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam, quyền yêu cầu ly hôn nhămchấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân liên quan tới cuộcsông hạnh phúc xây dựng tự nguyện, cả hai bên vợ và chồng phải cùng nhau vun

đắp tổ ấm, nuôi dưỡng giáo dục con cái, và cùng nhau đối mặt với những van đề phát sinh trong cuộc sông.

Nếu một bên vợ hoặc chồng của người mắt tích, trong một khoảng thời

gian khá lâu nhưng không có bat cứ tin tức hay liên lạc gì về với gia đình, người

30

Trang 37

còn lại một mình phải gánh vác, lo toan mọi công việc như nuôi dạy con cái, chăm

sóc cha mẹ của cả hai bên, kiếm tiền trang trải cuộc sống và gánh chịu cảnh cô đơn ma không ai chia sẻ, an gũi, an ỦI đến lúc nào đó thì họ suy kiệt và cần

có một người khác giới cùng gánh vác và giúp họ vượt qua nỗi gian truân của

cuộc sông thường ngày cũng như dé ôn định cuộc sông của bản thân cũng như gia đình của họ, van dé ly hôn với người bị tuyên bố là mat tích được đặt ra khi họ

mất hy vọng về sự trở về của người bị tuyên bó mắt tích Việc cham dứt cuộc hôn

nhân hình thức này là cần thiết Vì thế pháp luật Việt nam với cái nhìn nhân vănghi nhận quyền được ly hôn trong trường hợp này Đây là những điểm tiến bộ của

Luật hôn nhân và gia đình của nước ta.

Những điểm tiễn bộ này ngày một phát triển và trải qua các giai đoạn khác

nhau của dòng thời gian, qua những giai đoạn lịch sử của luật hôn nhân và gia đình Việt nam.

Ở giai đoạn từ trước năm 1959, ly hôn là một chế định pháp luật được Nhà

nước quan tâm đặc biệt vì nó tác động tới gia đình được xem là tế bào của xã hội Trước đó, dưới chế độ phong kiến, các Bộ luật như: Quốc triều hình luật (Luật

Hồng Đức), Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia Long) đã quy định căn cứ ly hôn dựa

trên cơ sở lỗi của vợ chồng nhưng chủ yếu là lỗi của người vợ Bộ luật Hồng Đức

quy định người chồng buộc phải bỏ vợ nếu người vợ phạm phải lỗi “thất xuất” (làkhông có con, dâm đãng hoặc không thờ phụng cha mẹ, bất kính với cha mẹ, lắmmom, ghen tuông, trộm cắp hoặc bị tật nguyền Người chồng không bỏ hoặc chegiấu, thì xử tội “biếm” Tuy nhiên Bộ luật Hồng Đức cũng cho phép người vợ bỏ

chồng khi người chồng đã bỏ vợ đi năm tháng mà không chăm sóc vợ, thì người

31

Trang 38

chồng bị xem là mat vợ Thời hạn này được gia hạn một năm khi hai vợ chồng đã

có con Nhưng quy định này không áp dụng cho việc đi xa vì việc công '°.

Như vậy có thé thay các quy định này cho chúng ta thấy hai van dé:

+ Ly hôn không phải là bị cắm trong cô luật của Việt nam;

+ Ly hôn với người đi xa trong một thời hạn là được phép;

+ Sự bất bình đăng giữa nam và nữ trong luật lệ về hôn nhân và gia đình

Bộ luật Gia Long (Điều 108) được ban hành năm 1811 có hiệu lực năm

1813 cũng cho phép người vợ chủ động chấm dứt quan hệ hôn nhân trong trường

hợp người chồng mat tích trong thời gian ba năm

Sau khi thực dân Pháp áp đặt Bộ luật dân luật giản yếu năm 1883 áp dụng ở

Nam kỳ vẫn ghi nhận một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu được ly hôn khi

một bên mắt tích như trong Bộ luật Gia Long trong khi ở Pháp vấn đề ly hôn vẫn

bị hạn chế ”

Sau Cách mang Thang 8 năm 1945, ly hôn được xem là một trong những

giải pháp quan trong dé giải phóng phụ nữ và tiến tới bình dang nam nữ Sắc lệnh

số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 59-SL ngày 17/11/1950 quy định về ly hôn đầu tiên của Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời điều chỉnh các quy định về hôn nhân Nội dung Sắc lệnh 59-SL gồm có 09 điều chia thành 03 mục đã quy

định về căn cứ ly hôn, thủ tục và hậu quả của việc ly hôn Sắc lệnh đã đề cập đếnthực hiện nguyên tắc tự do ly hôn, các bên được quyền đơn phương ly hôn, xóa bỏ

sự phân biệt không bình dang về căn cứ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các

Bộ luật dân sự cũ mà đã quy định chung cho cả hai vợ chồng Trong trường hợp

! Điều 310, chương III (hộ hôn) Quốc triều hình luật, NXB Tư pháp, 2013, tr 147.

! Dương Hồng Thi Phi Phi và các cộng sự (2014), Tập bai giảng lịch sử nhà nước Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà

nội.

32

Trang 39

vợ, chồng được quyên ly hôn khi ngoại tình; một bên bị án giam, mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa; vợ chồng không hòa hợp được tính tình hoặc đối xử với nhau tệ đến mức không thê sống chung được Ngoài ra, điều kiện cuối cùng là một

trong hai bên đã bỏ nhà đi quá hai năm mà không có lý do chính đáng Vậy là ly

hôn với người bi tuyên bố mat tích đã được đặt ra ở đó.

Vào ngày 29/12/1959 tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 1, Luật hôn

nhân và gia đình năm 1959 được thông qua Nhà nước bảo đảm việc thực hiện

đầy đủ quyền tự do kết hôn cũng như ly hôn, nam nữ được bình đăng trong gia

đình cũng như xã hội, quyền lợi của phụ nữ và con cái đã được pháp luật bảo vệ,nhằm xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, không cho

kết hôn khi chưa đủ tuổi hay còn gọi là tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn trái ý

muốn, cắm chế độ đa thê Luật này đã tôn trọng quyền định đoạt của hai bên khitiễn tới hôn nhân, việc kết hôn và ly hôn trên cơ sở hôn nhân tiền bộ, một vợ mộtchồng và bình dang nam nữ Về căn cứ ly hôn, Luật nay không dựa vào yếu tố

“lỗi” của vợ hoặc chồng như trước đây Quan hệ vợ chồng đã thật sự tan vỡ, mục

đích hôn nhân không đạt được và hai người có quá nhiều mâu thuẫn, không cótiếng nói chung là những căn cứ dé cho ly hôn Nhưng Luật này không quy địnhquyên ly hôn khi một trong các bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mắt tích

Luật hôn nhân và gia đình 1986 theo định hướng giải phóng phụ nữ, xây

dựng gia đình dân chủ, tự do, bình đăng Vì vậy Luật này có quy định tại Điều 40

như sau:

“Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Tòa án

nhân dan tiến hành điều tra va hòa giải

Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành và

nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn thì Tòa án nhân dân công nhận

cho thuận tình ly hôn.

33

Trang 40

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không

thành thì Tòa án nhân dân xét xử Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án xử

cho ly hôn.”

Nhưng Luật này chưa quy định quyền ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị

tòa án tuyên bố là mat tích

Đề chỉnh lý và khắc phục các điều luật trước chưa đề cập đến Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000 đã được ban hành quy định thêm một căn cứ ly hôn

trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mắt tích.

Các mỗi quan hệ trong hôn nhân ngày càng đa dạng và phức tạp Đề khắc phục một số nội dung luật hôn nhân thời kỳ trước chưa đề cập đến hoặc giải thích

rõ Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình 2014 được thông qua và

có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Luật này đã kế thừa đã kế thừa Luật hôn nhân vàgia đình năm 2000 vẫn giữ nguyên căn cứ ly hôn là một bên vợ hoặc chồng bị

tuyên bó mất tích, bên còn lại sử dụng thông tin một bên bị tuyên mất tích là căn

ly hôn Việc cho phép vợ, chồng ly hôn trong trường hợp này là rất cần thiết nhăm

bảo vệ quyền và các lợi ích nhân thân, lợi ích về tài sản cho vợ hoặc chồng, đồng

thời cũng nhằm củng có quan hệ gia đình nói chung.

Tóm lại: Từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa cho tới nay

pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước ta ngày càng hoàn thiện, phù hợp vớithực tế và là cơ sở pháp lý dé tòa án giải quyết ly hôn Pháp luật hôn nhân và giađình của nhà nước ta luôn xây dựng một chế độ hôn nhân tiến bộ, chỉ công nhận

chế độ hôn nhân, một vợ, một chồng, VỢ chồng tự nguyện chung sống , bảo vệ

hôn nhân và vợ chồng bình đăng với nhau Do vậy quyền ly hôn trong trường vợ hoặc chồng mắt tích được ghi nhận và cho tới nay có những quy định khác cụ thể

trong Bộ luật dân sự 2015, BLTTDS 2015 và Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Theo Điều 68 (khoản 1) Bộ luật dân sự 2015 đã quy định như sau:

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN