1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Ly hôn do một bên yêu cầu và thực tiễn giải quyết tại Toà án nhân dân

96 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ly hôn do một bên yêu cầu và thực tiễn giải quyết tại Toà án nhân dân
Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Cư
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 7,09 MB

Nội dung

Tuy nhiên trên thực té, việc giải quyết ly hôn vẫn con gặp nhiêu vướng mắc, "bất cập trong một số nội dung như áp dung các căn cử ly hôn, đặc biết trong trường, hợp ly hôn do một bên yêu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THỊ PHƯƠNG LINH

LY HON DO MOT BEN YÊU CAU VÀ THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT TẠI

TOA ÁN NHÂN DAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dung)

Ha Nội, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.

NGUYEN THỊ PHƯƠNG LINH

LY HON DO MOT BEN YÊU CAU VÀ THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT TAI

TOA ÁN NHÂN DAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành: Dân sự và TTDS

Mã sé: 20UD03021

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cir

đà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM DOANTôi xin cam đoan Luận văn lé công trình nghiên cứu của riêng tôi đưới sự

hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn Các kết quả, số liệu, ví đụ nêu trong Luận văn nay

là trung thực va chưa được công bổ trong bat kỷ công trình nghiên cứu nao khác.Tôi sin hoàn toàn chịu trách nhiệm vé luận văn nay.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI CAM BOAN

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BAST Ban an sơ thâm.

BAPT ‘Bann phúc thâm.

BLDS Bo luật Dan sự

BLTIDS Bộ luật Tô tụng Dân sự

HN&GP Tiên nhân và gia định.

TAND Toa án nhân dân, UBND Uy ban nhân dân.

Trang 5

MỤC LỤC

MỞĐÀU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VIET NAM

‘VE LY HON DO MỘT BEN YÊU CÀU 9

1.1 Khai niêm ly hôn va ly hôn do một bên yêu cầu 91.2 Bac điểm, ý nghĩa của ly hôn do một bến yêu cầu 11.2.1 Đặc điểm của ly hôn do một bên yêu cầu nN1.2.2 Ý nghĩa của việc pháp luật quy định về ly hôn do một bên yêu céu.121.3 Khái lược quy đính của pháp luật về ly hôn do một bên yêu cầu ở Việt

Nam 14

1.3.1 Ly hôn do một bên yêu cau theo quy định trong cỗ luật Việt Nam 141.3.2 Ly hôn do một bên yêu cẩu theo quy định thời thuộc Pháp 161.3.3 Ly hôn do một bên yêu cầu theo quy định thời kỳ Miễn Nam trước.ngày thông nhất đất nước 171.3.4 Ly hôn do một bên yêu cau theo quy định của hệ thống pháp luật hôn.nhân và gia đỉnh của nha nước ta từ năm 1045 đến nay 18 1.4 Quy định cũa pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ ly hôn do một bên yêu cầu

%5 1.4.1 Quyển yêu cầu ly hôn %5 1.4.1.1 Quyển yêu câu ly hôn của vợ, chẳng 26 1.4.1.2 Quyển yên cầu ly hôn cia người thứ ba n 1.4.1.3 Hạn chế quyển yêu cầu ly hôn cia người chẳng 30 1.4.2 Căn cử ly hôn trong các trường hợp ly hôn do một bên yêu cảu 2 1.4.3 Thủ tục giải quyết ly hôn do một bén yêu câu 37

KET LUẬN CHUONG 1 40 CHUONG 2 THỰC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT LY HON

DO MOT BEN YÊU CAU VA MỘT SỐ KIEN NGHỊ 41

Trang 6

2,1 Nhân sét chung vẻ áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn do một bên yêucâu trong những năm qua tai các Toa án ở Việt Nam 41 3.1.1 Những kết quả đạt được trong qua trình giải quyết các vu án ly hôn.

do một bên yêu câu tai Téa án nhân dân 43.1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong giãi quyết các vụ an ly hôn domột bên yêu cầu tai Tòa án nhân dân 492.2 Kiên nghị nhằm hoản thiên pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dung phápTuật vẻ ly hôn do mốt bên yêu cầu 58

1 Kiến nghị hoan thiên pháp luật vé ly hôn do một bên yêu cả

Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả ap dụng pháp luật về ly hôn do một bén yêu cầu tại Tòa án 62

KET LUAN CHUONG 2 66 KET LUẬN 67 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 68

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngày nay, 6 héu hết các quốc gia, nén văn hóa hay tôn giáo đều mặc định'hôn nhân dựa trên tình yêu la một tiêu chuẩn về thẩm mỹ xã hội cũng như là cơ sở

để cuộc hôn nhân bên vững,

Theo Luật HN&GĐ năm 2014, các quy định liên quan đến quyển yêu câu

ly hôn nói chung và ly hôn do mét bên yêu cầu nói riêng đã kể thừa và phát triểnhơn so với các quy đính cũ, điều nay góp phan hạn chế những bắt cập của nhữngquy định trước day, đồng thời khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên hiệu quahơn Tuy nhiên trên thực té, việc giải quyết ly hôn vẫn con gặp nhiêu vướng mắc,

"bất cập trong một số nội dung như áp dung các căn cử ly hôn, đặc biết trong trường, hợp ly hôn do một bên yêu cấu, do quan hệ vợ chồng đã mâu thun trằm trọng,các bên không thé tự thöa thuân v các nội dung tranh chấp nên việc áp dụng quyđịnh của pháp luật vào việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khó khăn trong thựctiễn xét xử Do vây, nghiên cứu vé ly hôn do một bên yêu cầu theo pháp luật ViệtNam la để tai luôn có tinh cấp thiết về mất lý luân va thực tiễn nhằm hoàn thiện,tăng cường hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh quan hệ ly hôn domột biên yêu cầu.

Hiện nay, xuất phát từ thực tiễn đời sông x hội và nhắm đăm bao quyển valợi ich hợp pháp của hai bên vợ, chồng, Nha nước ta vẫn luôn chú trọng việc hoanthiện hệ thống pháp luật vẻ HN&GĐ Mặc dù Luật HN&GB năm 2014 đã cónhững bước tiền đáng ké về van để ly hôn đo một bên yêu câu, song sau một thời.gian khi áp dụng thực tiến đến nay cũng bộc lộ một số điểm bat cập cần nghiêncửu để tìm ra giải pháp khắc phục Do vay, viếc nghiên cứu dé tat "7y hôn đo một

Trang 8

bên yêu câu và thực tiễn giải quyết tat Téa cm nhân dân "là vô cùng cân thiết Qua.qua trình nghiên cứu dé tai, tác giã mong muốn lảm rõ các quy định của pháp luật

‘hién hanh để từ đó tim ra được những han chế, bat cập trong quá trình thực tiễn ápdụng pháp luật và góp phân đưa ra hướng xy dựng và hoàn thiện pháp luật hơn.

2 Tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hôn nhân va gia đính luôn là lĩnh vực phong phú và đa dang đôi hỏi các nhà lâm luật không ngừng nghiên cứu và khai thác ở từng góc dé chuyên sấu Trong

đó vẫn dé ly hôn là một trong những để tai nỗi bật va được nhắc tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa hoc Có nhiều công trình khoa học đã đượccông bó liên quan đến để tai ly hôn, cụ thể là ly hôn do một bên yêu câu, một sốcông trình nghiên cứu khoa hoc tiêu biểu để cập dén van dé nay phải kể đền đó la

© Các Luận án, Luận văn

~ Nguyễn Tuân Anh (2018), "Áp đựng căn cứ ly hôn giải quyết các trườnghop ly hôn theo luật đinh tat Tòa án nhân dân quân Thanh Xuân thành phd HàN61”, Luân văn Thạc sĩ Luật học, Trường Bai học Luật Hà Nồi Đây là một công trình nghiên cửu chuyên sâu về các căn cứ ly hôn trong đó có nội dung liên quan đđến ly hôn theo yêu câu của một bên vợ, chẳng Trong bai viết của mình, tác giả

đã có những đánh giá vé việc áp dụng căn cứ ly hôn, giãi quyết các trường hợp ly

"hôn theo yêu câu của một bên vợ chẳng, từ đó áp dụng thực tiễn giải quyết và đưa

ra nhân định của tắc giã vẻ vẫn để nay.

- Nguyễn Thị Nga (2016), "Áp dung pháp luật trong giải quyết lp hôn trêndha bàn tình Điện Bie Luận văn Thạc sĩ Luật hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn có chỉ ra các căn cứ ly hôn áp dụng cho trưởng hop ly hôn đo một bên.

Trang 9

‘yéu cầu qua phân tich ly luân và thực tiễn áp dung pháp luật giải quyết trong trường,hop ly hôn theo yêu cầu một bên tại tỉnh Điện Biển.

- Lương Thi Mai Quỳnh (2018), "Ché định ip hôn theo Luật hôn nhân vàgia đình năm 2014 và thuc tiễn áp dung ta tinh Lang Son”, Luân văn Thạc sĩ Luậthọc, Trường Đại học Luật Ha Nội Luận văn dé cập đến một số nội dung chính vẻ

ly hôn do một bên yêu cầu theo Luật HN&GD năm 2014 va thực tiễn ap dungpháp luật tại tỉnh Lang Son, từ đó đưa ra nhân xét và giải pháp giải quyết vu án lyhôn do một bên yêu cầu nhằm khắc phục hậu qua tiêu cực

- Nguyễn Minh Hải (2018), "Áp dung pháp luật về căn cttiy hôn tat Tòa án nhân dân tĩnh Sơn La", Luân văn Thạc si Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Luân văn đã nghiên cứu một số vấn dé lý luận va áp dụng pháp luật vé căn cứ ly.

ôn do một bên yêu cẩu Trên cơ sở đó phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật vềcăn cử ly hôn do một bên yêu cẩu tại Téa án nhân dân tỉnh Sơn La và đưa ra phương hướng hoản thiên pháp luật

© Bai viết trên tạp chi chuyên ngành

-Ngõ Thi Hường (2015), "Quyên yêu câu Ip hôn theo Luật Hôn nhân và giađinh năm 2014", Tap chí luật hoc, số 12 Trong bai viết nay, tác giả đã phân tích các nổi dung liên quan đến quyển yêu câu ly hôn của vơ, chẳng, ngoài ra còn đểcập đến han chế quyên yêu cầu ly hôn của người chồng và quyển yêu câu ly hôncủa cha, me, người thân cia vơ, chẳng,

- Phan Thanh Nhân, Đỗ Thi Nhung (2019

Toặc chồng trong trường hợp một bên dang bị truy nai”, Tap chi Nghệ luật, số 3

"Ban về quyén ly hôn của vợ

'Nội dung bai viết tác giã bản đến thực trang giải quyết yêu cau ly hôn của vợ hoặc

Trang 10

chẳng đối với người dang bi truy nã, đồng thời phân tích các quy định của phápTuật nhằm xác định các căn cứ tuyên bồ mắt tích, sau đó tuyên bổ chết đối vớingười bi truy nã và giải quyết ly hôn cho vợ hoặc chẳng cũa người bi truy nã

- Nguyễn Phương Lan (2019), "Quyển yêu edu by hôn từ góc đô i

tinec tiễn áp dung”, Tap chi Luật hoc số 3 Nội dung bai viết tac giả bản vé nộidung của quyên yêu cu ly hôn theo quy định cia pháp luật hiên hành, nêu những

"vướng mắc va bất cập trong viée thực hiện quyển yêu câu ly hôn trong thực tiễn,trên cơ sở đó để zuất kién nghỉ hoàn thiên pháp luật về quyển yêu câu ly hôn như việc sắc định tư cách dai diện của cha, me, người thân thích khi yêu cầu ly hônđổi với vo, chẳng, han chế quyển yêu câu ly hôn đỗi với người chẳng trong trường

‘hop sinh con bằng kĩ thuật 9 sinh sn va mang thai hộ.

‘© ĐỂ tai nghiên cứu khoa học

= Bui Thị Mừng (2015), "Ni dung căn cứ ¡p hôn - sự ké thừa và phát triểntrong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Nghiên cứu khoa học cắp trường,

"Trường Đại học L.uật Hà Nội Trong để tai nghiên cứu khoa học của mình, tac giả

để cập dén những điểm mới vé căn cứ ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014, trong

đó có nhắc đến trường hop ly hôn theo yêu câu của một bên va trường hợp cha

‘me, người thân thích khác của một bên vợ chẳng mắc bênh ma không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình, từ đó đưa ra những dự báo nhất định và giảipháp để việc áp dụng căn cứ ly hôn thuận tiện va chính sác hơn

Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên còn nhiều bài viết tiêu biểu khácnữa có dé cập dén vẫn để ly hôn do một bên yêu cầu được đăng tai trên các trangTap chí Tòa án, Tạp chí Kiểm sát,

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài

Mục dich nghiên cứu của dé tai này la đánh giá dựa trên cơ sở thực tiễn cácquy định của pháp luật, cu thể là luật liên quan đền Tinh vực HN&GĐ hiện hảnh

‘va áp dung vao thực tiễn giải quyết tại TAND, xac định những điểm thanh công,

‘han chế và nguyên nhân dẫn đền han ché để từ đó có những nhận xét vả kiến nghịnhằm hoàn thiện vấn dé ly hôn do một bên yêu câu và thực tiễn tại TAND theoLuật HN&GĐ Việt Nam

'Với nmục dich trên, khóa luận thực hiền những nhiệm vụ sau đây.

- Nghiên cứu những vấn để lý luân chung vẻ ly hôn do một bên yêu cầu,đánh giá các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và tìm hiểu hệ thống, day đủ

vẻ chế định ly hôn, cụ thể là ly hôn do một bên yêu cau trong pháp luật Việt Namqua các thời kỹ phat

- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn do một bến yêu cẩu qua các hoatđộng xét xử tại TAND,

- Dựa trên cơ sở lý luận, từ đó đánh giá va đưa ra những điểm thánh công,

‘han chế va nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó va thực tiễn cu thé tại TAND tỉnh Bắc.Ninh, từ đó dé xuất giải pháp hoàn thiên pháp luật va nâng cao chất lương giải quyết ly hôn do một bên yêu cầu tại TAND nói chung va TAND tỉnh Bắc Ninh nói riêng,

4, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đổi tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp Luật HN&GĐhiện hành về ly hôn do một bên yêu câu vả thực tiễn áp dụng pháp luật để giảiquyết các trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu tại Téa án.

Trang 12

Pham vi nghiên cửu: Luận văn dựa trên các quy định của Luật HN&GDnăm 2014 và các quy định khác có liên quan đến ly hôn do một bên yêu cầu Thựctiễn áp dung các quy định của pháp luật vẻ ly hôn do một bên yêu cau tai Toa án,

cụ thể là TAND tỉnh Bắc Ninh

"Trong phạm vi của dé tài, tác giã chỉ tập trung làm ré một số van dé lý luận

vẻ ly hôn do một bên yêu cẩu, thực trang các quy định của Luật HN&GĐ vẻ vấn.

đề này va đưa ra các kiến nghỉ nhằm hoàn thiện pháp luật HN&GĐ ma không nghiên cứu vé nội dung thuận tình ly hôn hay ly hôn có yéu tổ nước ngoài va hậu quả pháp lý của ly hôn do một bên yêu câu.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Luân văn được nghiên cứu bằng sự kết hợp nhiễu phương pháp nghiền cứu truyền thông và cụ thé như Phương pháp luận, phương pháp lịch sử, phương pháp

so sánh; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thông kẽ, so sánh duatrên cơ sử lý luận của chủ nghĩa Mác -Lénin va tư tưởng Hé Chí Minh, tư tưởng

và đường lỗi, chủ trương của Đăng va Nhà nước ta v pháp luật va xây đựng phápTuật, cu thể như sau:

- Phương pháp phân tích: đi sâu và phân tích, làm rõ vẫn để được nghiên

- Phương pháp đánh giá- dựa trên những phân tích đã nêu, rút ra đánh giánhững điểm tốt và han chế của van dé được nghiên cứu,

- Phương pháp thắng kẽ: dua trên những số liệu được thông kê dé đánh giáđược những thành tu vả khó khăn của van để,

~ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp toan bộ những quan điểm, y kiến về van

Trang 13

để để rút ra được cái nhìn tổng quát nhất về van dé được nghiên cửu,

~ Phương pháp so sánh: nhìn thay được sự tiền bộ trong việc cận phápluật, nhận thay quá trình ngày cảng hoàn thiện của hệ thống pháp luật vẻ van déđược nghiên cửu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.

Kết qua nghiên cứu của luận văn góp phân bé sung và phát triển lý luận,phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dung LuậtHN&GĐ Việt Nam năm 2014 trong việc giải quyết các vu việc ly hôn do một bên yên cầu tại TAND nói chung và TAND tỉnh Bắc Ninh nói riêng Kết quả nghiêncứu của luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,giảng day khoa học pháp lý nói chung va dio tao chức danh tu pháp nói riêng Nộidung luận văn có thé góp phan xây dựng kỹ năng nghệ nghiệp của người Thẩm.phán, kỹ năng nghiên cứu hỗ sơ, đặc biệt là đổi với các Thém phán dân sự tại cácTAND trực thuộc tỉnh Bắc Ninh trong việc giai quyết các vu việc ly hôn do một

"bên yêu cầu theo Luật HN&GĐ năm 2014.

7 Kết cấu luận văn.

Ngoài phan mỡ đâu, mục lục, danh mục tai liệu tham khảo, kết luận thi luậnvan được kết câu lam 02 chương:

Chương 1: Một số vẫn dé lý luận va pháp luật Việt Nam về ly hôn do một

‘bén yêu cầu.

Chương 2: Thực tiến áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn do một bên yêucâu va một số kiến nghị

Trang 15

MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LUAT VIET NAM VE LY HON

DO MOT BEN YÊU CAU 1.1 Khái niệm ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu.

‘Theo Tử điển Từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, ly hôn được định nghĩa

Ja "vợ chẳng b6 nhau" Đây là một cách hiểu vô củng đơn giản vả dễ tiếp cận, về

‘ban chất có thể hiểu la sự chia tách của hai cá nhân trong quan hệ hôn nhân

Tuy nhiên, ly hồn không đơn giãn là sự chia tách của hai cá nhân trong quan

hệ hôn nhân ma theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin, hôn nhân (trong đó có

ly hôn) là hiện tượng xã hội mang tính giai câp sâu sắc Pháp luật của nha nướcthời kỹ phong kiến thường quy định cắm vợ chồng ly hôn, hoặc dat ra các điềukiện han chế quyên ly hôn của vợ chẳng, quy định giải quyết ly hôn dựa trên co

sở "lỗi" của vợ chẳng, điều này chỉ thể hiện về mặt hình thức chứ không dựa trên

‘ban chat của hôn nhân Vảo thời ky nay, quyền yêu câu ly hôn và các duyên cớ ly

‘hén thường dựa trên quan hệ "bat bình đẳng" giữa vợ chẳng Ly hôn la một hiệntượng xã hôi phức tạp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi, hạnh phúc của vợ

chẳng, đến lợi ich của gia định va xã hội2

Quan điểm của C Mác -Ph Ăngghen đã chỉ ra "Ban chất của ly hôn chỉ làviệc xác nhận một sư kiện, cuộc sống hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự.tat của nỗ chi là bễ ngoài và lia dắt'3, Vợ chẳng ly hãn hãi muc đích hônnhân không còn đạt được, ly hôn lả để hóa giải những mâu thuẫn không th

` Ngyễn Lin 006), Dean si gấ Vit Nam, Hob Tổng họp TP Bồ Chí Minh T1087

2 Gho tah Tu Hãn nhận và ga đạt Việt Nem, hường Đụ học Loit Hà Nột,ư 379

C Mác - Pa Anggun C003), “Ben cc huievé dn, Totntip, Tập 1, 231.235, Neb Chôthtriguấ gin- Se

thật HONE

Trang 16

quyết, giải phóng cho vợ, chồng dong thời để họ có thé di tìm hạnh phúc khác

Tuy nhiên, ly hôn không thể tiền hành mét cách tủy tiện được, "việc xácnhiận một cuộc ôn nhân là đã chét không phải sự ly tiên của nhà lập pháp cũngkhông phải sự ti tiện của những cá nhân, mà chỉ bẩn chất của sự Miền mới quyếtđimh được là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chất, bởi vì như mọi người đềubiết, việc các nhận sự kién chất tùy thuộc vào thực chất của vẫn đề, chứ không

phải vào nguyên vong cũa những bên hex quan"®

Dưới góc độ pháp lý, theo Tử điển Luật học của Viện khoa học pháp lý

-Bé Tư pháp, "Ly hôn là chẩm đút quan hê vợ chồng do Tòa an công nhận hoặcquyét dinh theo yên cầu của vợ hoặc chẳng hoặc cả hai vợ chẳng"Š Đây là định.nghĩa phân ảnh chung nhất vẻ ly hôn Như đã nói ở trên, ly hôn không

hành một cách tùy tiên mà phải đặt đưới sự kiểm soát chất chế của nha nước, và

2014 đã có sự tiền bô rõ rét về pham vi chủ thé có quyển yêu cầu ly hôn, Khoản

14 Điểu 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Zp hon là việc ciắm đit quan hệ

vo chồng theo bản dn quyết ãmh có hiệu lực pháp luật của Tòa đn"

Khác với thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu câu của mét bên la trường hợp

+ Mắc - Pa Ăngghơn 2003), “Bến bide y bổn”, Tàn tập, Tp 1231-238, Nob Chí vị quốc gia - Sr

th HN

* Ễnnguên ci Moe hoc hp ý ‹ BS mephip 2006), Tedd Lait học, Noo Tephip, Hi Nội, 460

Trang 17

chi có một trong hai bên vợ, chẳng hoặc cha, me, người thân thích của vo, chẳngyêu cầu được chấm đứt quan hệ hôn nhân

là việc

Tw những phân tích trên, có thể hiểu: Ly hôn đo một bên yêu

một trong hai bên vợ, chẳng, hoặc cha, me, người thân thích cia vợ, chồng yêu.cấu Toa án chấm đứt quan hé vơ chồng theo ban an, quyết định có hiểu lực phápluật của Téa án.

12 Đặc iễm, ý nghĩa của ly hôn do một bên yêu cầu

1.21 Đặc điểm của ly hôn do một bên yêu cầu.

Ly hôn do một bên yêu cầu có những đặc điểm sau:

Tit nhất, ly hôn do một bên yêu cẩu tại Tòa án gắn liên với quyền nhân.

thân, quyền từ do của công dân, quyền từ do của con người bai không mốt cá nhân,

tổ chức, chủ thé nao có thể tác động hay ép buộc vợ chồng nộp đơn ly hôn để chamđứt quan hệ hôn nhân.

‘Tin hai, việc giai quyết yêu cầu ly hôn là hoạt đông mang tính quyển lựcnoha nước Tính quyền lực nay thể hiện ở chỗ nha nước công nhận quan hệ hôn.nhân thông qua thủ tục đăng ký kết hồn tại cơ quan nha nước có thẩm quyển vàđược thể hiện hình thức dưới dạng Giây chứng nhận đăng ký kết hôn Khi quan hệhôn nhân nay chẩm dứt, nhà nước cũng chính là chủ thể ghi nhận sự kiện pháp lýnày thông qua việc trao quyển cho Tòa án la cơ quan nha nước duy nhất có thẩm.quyền giải quyết từng yêu cầu ly hôn trên thực tế va được thể hiện hình thức đướidạng bản án, quyết định ly hôn.

"Thứ ba, sự kiện pháp lý ly hôn sau qua trình giải quyết yêu câu ly hôn tại Toa án là sự thừa nhân chỉnh thức sự chấm dứt của một quan hệ hôn nhân Theo

Trang 18

đó, quan hệ giữa vợ va chẳng bao gồm quyền vả nghĩa vụ nhân thân, đại diện giữa.

vợ và chẳng cũng như ché độ tải sản của vợ chẳng sé đương nhiên cham ditt Sau

sự kiên pháp lý này, hai vo chẳng trở thành các ca nhân độc lập và có quyền lâm.quen, yêu thương và kết hôn với người khác má không ai có quyền hạn chế

1.2.2 Ý nghĩa cũa việc pháp luật quy định về ly hôn do một bên yêu.

'Việc pháp luật quy đỉnh vẻ ly hôn do một bên yêu cẩu có những y nghĩa

Thi nhất, i với các bên trong quan hệ hôn nhân Ly hôn do một bên

yêu cầu thể hiện ý chí cá nhân của người yêu cầu khi căm thay cuộc hôn nhân không thé tiếp tục duy tri, điều nay thể hiển quyền nhân thân được quy định trong BLDS Ngoài ra việc pháp luật quy định vẻ ly hôn do một bên yêu cẩu còn giúp các bên trong quan hé hôn nhân đánh giả bản chất quan hệ hôn nhân dựa trên ý chí và phap luật để biết được tinh trang hôn nhân và hảnh vi của người còn lại có

vi pham đạo đức hay đã đủ căn cứ để chấm đút quan hé hôn nhân hay chưa

'Việc pháp luật quy định về ly hôn do một bên yêu câu thể hiện sư tôn trọng.quyển công dân, quyên mưu cầu hanh phúc của từng cả nhân Điểu nảy còn giúpmỗi cá nhân nâng cao kiến thức về hôn nhân, để mỗi cá nhân có thể tự trang bịnhững kiến thức cần thiết về quyển nhân thân, quyên tài sin và quyển nuôi con trước khí bước vào một tranh chấp pháp ly

Thứ hai, đối với cơ quan có thâm quyền giải quyết ly hôn Nha nước

không thể câm cũng như đất ra những điều kiện nhằm hạn chế quyển tư do ly hôncủa mỗi cá nhân Việc đặt ra những quy định pháp luật về ly hôn do một bên yêucầu còn giúp cơ quan có thẩm quyên giải quyết ly hôn có những căn cứ pháp lý

Trang 19

tượng xã hội mang tính gia: cấp sâu sắc, pháp luật của nha nước phong,

sản có những quy định cắm vợ chồng ly hôn hoặc đất ra các điểu kiện hạn chế quyên ly hôn của vợ chẳng, hoặc quy định giãi quyết ly hôn dua trên cơ sở lỗi của

vợ chéng và chỉ thể hiện hình thức chứ không đưa trên bản chất của hôn nhân.Điều này lam hạn chế quyền nhân thân của mỗi cá nhân, đặc biết la người phụ nữ: thời kỳ phong kiến, khi ma người phụ nữ luôn phải chiu những định kiến vô cingkhất khe trong méi quan hệ hôn nhân, go bó trong tu tưỡng Nho giáo hả khắc như

"Công, Dung, Ngôn, Hanh" hay giáo ly "Tam Tong Tứ Đức" và địa vi của ngườiphụ nữ thời kỷ này luôn thấp kém hơn nam giới, vì vay, việc đơn phương ly hôngan như không thé

Trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, 24 hội ngày cảng phat triển và pháp luật cũng dẫn hoàn thiện Địa vi của nữ giới cũng dẫn được nông cao và quyên lợi ngày cảng được bảo vệ, ho dân nhân thức được quyền của bản thân cũngnhư biết tự bão vệ bảnthân vả có mưu câu hạnh phúc cá nhân Cä hai bên nam, nittrong quan hệ hôn nhân, khi cảm thấy hôn nhân không thể tiếp tục thi có thé đơnphương yêu cầu giải quyết ly hôn mã không cân sự đẳng thuân của người còn lạicũng như ý kién của gia đính và xã hội

Do vây, có thể thay việc pháp luật quy định vẻ ly hôn do một bên yêu câu.

có ý ngiña vô cùng to lớn, cùng với sự phát triển của xã hội la sự phát triển về mặt

tu tưởng, thể hiện sự thay déi rõ rệt trong quan điểm cứng như nhận thức của zã.hội về địa vị của người phụ nữ, sự công bằng dân chủ, quyên tự do vả quyền nhân

Trang 20

thân của mỗi cá nhân trong quan hệ HN&GD

13 Khái lược quy định của pháp luật về ly hôn do một bên yêu cầu ở.

Việt Nam.

13.1 Ly hôn do một bên yêu cầu theo quy định trong cé luật Việt Nam.

Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, hệ tư tưởng của zã hội bay giờ vẫn còn

ưu lại dấu an của mô hình tổ chức bộ máy nha nước theo chế độ quân chủ chuyềnchế Pháp luật phong kiến ít nhiều chịu ảnh hưởng va được thể hiện r6 nét qua hai

Bộ luật Hing Đức và Bộ luật Gia Long Hai đạo luật ny được khảo cứu và còn nguyên ven cho đến ngày nay.

Bộ luật Hồng Đức ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông và có tên gọi khác 1ä Quốc triển hình luật hay Lê triểu hình luật Quan hệ HN&GĐ trong Bộ luật nàyđược thể hiện rõ qua hai chương "Hộ hôn" và "Điển sin’, trong đó điều chỉnh cácquan hệ như kết hôn, chấm dứt hồn nhân.

Đối với các quy định vé châm dứt hôn nhân, các trường hợp chấm đút hôn nhân là cưỡng chế ly hôn và ly hôn do nguyên nhân một phía

"Trường hợp cưỡng chế ly hôn:

"Những trường hợp thuộc các Điểu 317, 318, 323, 324, 334 B6 luật nay thi

‘bude phải ly hôn do vi pham các quy định cém kết hôn Ngoài ra, Biéu 310 Bộ

Tuật này quy định khi vợ cả, vo 1é phạm phải điều nghĩa tuyết (như thất xuất)* màngười chẳng chịu giầu không bõ thì xử tôi biém, tùy theo việc năng nhe”, tức nghĩa

two sách Nghỉ: đế ông có 7 có được quyền bố wo: không con dma ding, không ch thờ cha me đẳng,

Tắm li nệm co, gun trông có tit để gồm (A it)

"Bộ hột Hang Độc

Trang 21

trường hợp nảy người chẳng bắt buôc phai ly hôn với người vo.

"Trường hop ly hôn do nguyên nhân mét phía:

Ly hôn do lỗi của người chồng Căn cứ Điều 308 và Điều 333 BS luật nay,người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: "Chẳng đã bỏ ling vợ 5 tháng không

Gi lai (cô quan xã làm chủng), trừ khi chồng có việc phat di va (nỗu đã b6 vợ malại ngăn cẩn người khác lẫy vo cũ thi phải tội biếm) hay néu con rễ lắp điều thứphi mắng nhiễc cha me vợ"

Ly hôn do nguyên nhân hai phía: Theo Hồng Đức thiện chính thư, Điều 167 quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: * Gidy

hop đồng người vợ và người chong mỗi bên gift một bản làm bằng"

ly hôn được làm chest hình thức

Ngoài ra còn có những trường hợp không được phép ly hôn: Không thé ly hôn nếu phạm vảo diéu thất xuất của người vợ đang trong trường hợp (tam batkhứ): đã để tang nha chồng 3 năm, khi lây nhau nghèo ma sau giảu có, khi laynhau có bả con rà khi b@ lại không có ba con để trở vẻ: Đồng thời vẫn để ly hôn

cũng không được đất ra khi hai bên vợ, chống đang có tang cha, me*

Đôn triểu Nguyễn, do ảnh hưởng của hệ từ tưởng Nho giáo nên Bô luật Gia Long (hay còn có tên gọi khác lả Hoàng Việt luật 16) ra đời, được coi là sự sao chép nguyên ban của Bộ luật nhà Thanh, các quan hệ HN&GD aay dung theo mô hình gia đính phu quyển Trung Quốc (địa vi của người din ông trong gia đỉnh được tôn vinh, ha thấp vai tro của người phu nữ, người phụ nữ phải sống theothuyết "tam tùng tứ đức", người đản ông được có nhiều vợ) Dù vậy, B6 luật nay

ˆ Hội Lồn hộp phusế Vật Nema Theo Tap chúsen và ay 2006), Quyền lơ cia nghộipbn rong Bộ bit

"Hồng Đức ls oan org vaNhị ch te Jha tieng lokcta ngtotgÖe nhượng So bat ong,

Cô Thế-2161-4433 mal tự cp ng 27070033.

Trang 22

fing có bước đâu thể hiên tinh dân chủ sâu sắc, bảo về quyền bình đẳng giữ vơ vàchống Bộ luật quy định quyền tự do ly hôn của vợ chẳng: "Nếu vợ chồng khôngTòa thud cả hai muda ly di thi không xử tôi"" hay ban chế quyển ly hôn củangười chồng, cả hai B6 luật Héng Đức va Bộ luật Gia Long déu quy định trongtrường hợp vợ phạm vào thất zuất nhưng lại nằm trong ba trường hợp: đã để tang.nhà chẳng 3 năm, khi lấy nhau nghèo ma sau giảu có; khi lầy nhau có bả con makhi bỏ lại không có nơi nao để vé thì người chồng không được ly hôn

"Ngoài ra bộ luật nay còn quy định vợ có quyển bé chồng trong năm trường hợp: chồng dung túng va ép buộc vợ thông đêm với người khác, chẳng bé trồn 3 năm không vé, chồng đánh vợ dén mức bị thương, chẳng cắm cỗ vợ con, không

có tội bị bổ mẹ chồng đánh trong thương, Những quy định nay đã thể hiện sự tôntrọng, bảo vệ quyển lợi của người phụ nữ trong zã hội phong kiển

143.2 Ly hôn do một bên yêu cầu theo quy định thời thuộc Pháp

~ Thời kỷ thuộc Pháp (tử năm 1858 đến trước năm 1945) Thời kỳ nảy, pháp luật dua theo BLDS năm 1804 (Bộ luật Naponeon) của Công hòa Pháp, chính quyền thực dân khi ấy đã lần lượt ban hảnh các văn bản pháp luật mới như: Tập Dân luật Gian yêu năm 1883 áp dụng ở Nam Kỷ, BLDS Bắc Ky năm 1931 ápdụng ở Bắc Kỳ, BLDS Trung Ky năm 1936 ap dung ở Trung Kÿ, nhằm điêu chỉnh.các quan hệ dân sự, trong đó có các quan hệ HN&GĐ.

Cả ba văn bản nay déu cùng quan niém coi hôn nhân như một bản "hợpđẳng", "khé ước" do hai bên nam, nữ thỏa thuận xác lập dé chung sdng trong quan

hệ vợ chéng Do vây, vé nồi dung căn cứ ly hôn của cả ba văn ban cứng dựa trên.

buông cia Nho gi đố với Hoàng Vit hột (Tap chi Hin Nm, SỈ 38) 2008, 3-17 1374

“Anh hưởng của Nho g độ với Hotng Vit ht i, Tap chỉ Han Nom, Số 368) 3008,3-17, 374

Trang 23

cơ sở "tỗi" của vợ, chong hoặc cả hai vợ chồng Cụ thể tại các Điều 118, 119, 120BLDS Bắc Kỷ, Điều 118, 119 BLDS Trung Kỳ: Vi dụ, người chồng có quyền lytiên vợ " vi vợ phạm gian; vì vợ bỗ nhà chông mà đi, trụ bách phải về mà không.về; vi vợ thứ: đánh, chữi, bao hành với vợ chinh" Vợ có thé ly hén chẳng nênngười chẳng tự ý đuổi vợ ra khdi nhà ma không có lý do chính đáng, người chẳng

đã làm trái trật hrthé thiếp, hoặc người chẳng đã không thí hành nghĩa vụ phải cpdưỡng cho vợ, con tùy theo tư lực Hai vợ chẳng có thé cùng ly hôn khi một bênquá khắc hành hạ, chửi ria thậm tệ bên kia hay với tổ phụ của bên kia !!

143.3 Ly hôn do một bên yêu cầu theo quy định thời kỳ Miền Nam trước ngày thống nhất đất nước

Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cất, Đề quốc Mỹ đã tiền hành chínhsách thực dân kiểu mới, hệ thống các văn ban HN&GD thời bay giờ do nhà nướctay sai phân đông của nguy quyển Sai Gòn ban hành, trong đó có các văn ban:Luật gia định ngày 02/01/1959 (hay còn goi là Luật số 01-59) đưới chế đô Ngô Đình Diém; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 vẻ giá thú, tử hé va tải sin công,đẳng, BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế đô Nguyễn Văn Thiệu

Các văn bản pháp luật trên déu đã bãi bõ chế độ da thé nhưng vấn mang tưtưởng bất bình đẳng giữa vợ chẳng, gia trưởng va phân biệt đổi xử giữa các controng va ngoài giả thú, quy định giải quyết ly hôn vẫn đưa trên cơ sở lỗi của vợ.chong

Đặc biết, Luật gia định 02/01/1959 (01-59) thé hiện tw tưởng cực đoan đó

Ja câm vợ chẳng ly hôn tại Điều 55: "Cấm chi vợ chéng ruông bỏ nan và sự iy

‘nn; trường hợp đặc biết, việc ly hôn sẽ do Tổng thông quyết định va phản quyết

ˆ Nggẫn Vin Oi, Cín cứ y bồn ong pip hột Vat Nea, Tp dư Nghi cn Lập php 1T 410,300,

Trang 24

đãi, bao hành hay nhe mạ, có tỉnh cách thâm từ và tải diễn khiến vợ chong không

ly hôn hoặc ly thân trong trường hợp: *Vi swngoat tinh cũa người

di ngẫu Vi người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; Vi sự ngược

thé ăn ở với nhan nit”

Phap luật HN&GĐ miễn Nam thời kỷ nay ra đời lả công cụ bao vệ của chính quyển phản động tay sai, do vây các văn bản pháp luật còn mang tư tưởng gia trưởng, phong tục, tập quán lối thời va lạc hau, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân

13.4 Ly hôn do một bên yêu cầu theo quy định của hệ thống pháp luật 'hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hiền pháp dau tiên ban hành ngày 09/11/1946 đã ra đời Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủcông hòa đã ban hanh Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 nhằm xóa bỏ những hủtục trong hôn nhân, cụ thé tại Điều 3 Sắc lệnh nay có quy định:

* Trong thời it tang ché vẫn có thé lấy vợ lắp chông được Song người vợhod chỉ có thé lay chông san 10 tháng ké từ ngày chồng chết Niung trong thời

Trang 25

Bên cạnh đó, Biéu 4 Sắc lênh nay cũng quy định: "Người đền bả Iy đi cóthể lắp chồng khác ngay sau khi có án tuyên iy di, néu dẫn ching rằng minh không

có thai hoặc đương có that.*

Sắc lệnh sô 97/SL không để cập đền vẫn dé ly hôn do một bên yên cầu machi nhắc đến vẫn để người vợ có thé tái giá ngay sau khi có án tuyên ly dị Bêncanh đó Sắc lệnh cũng không dé cập viếc người vơ có thể ly di (nêu chứng minhđược mình không có thai hay đang có thai) khi chẳng đã chết hay ngay cả khi cònsống

Cũng trong năm đỏ, van dé ly hôn đã được Chủ tích nước quy định tại Điều

2 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 vé việc Tòa án cho phép vơ chồng ly hôn trong những trường hợp: Ngoại tinh, Một bén can én phát giam, Một bên mc bệnh điển hoặc một bệnh khó chữa khôi, Mét bên bỏ nhà đi quả hai năm không có duyénc@ chính đáng, Vợ chồng tính tinh không hợp hoặc đối xử với nhau đến nổi khôngthể sống chung được

"Ngoài ra, Điều 5 Sắc lệnh số 159/SL cũng quy định: "Neu người vợ có that

Trang 26

thì vợ hay chồng cô thé xin toà hoãn đến sam i inh rỡ mới xứviệc Ip

Có thể thay đây là một bước tiền lớn trong công cuộc cải cách pháp luật hônnhân và gia đình Ngoài việc cho phép ly hôn do mét bên yêu cẩu thuộc nhữngtrường hợp ở Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL, thi pháp luật thời kỷ này đã để cao quyềnlợi của người phụ nữ, người phụ nữ được bảo vệ trong trường hợp có thai trongthời gian ly hôn, khi đó người vợ hoặc chong có thé xin tòa hoan đến sau kỷ sinh

nở mới xử lý việc ly hôn

Nhu vậy, việc ban hành và thực hiện Sắc lênh số 97/SL va Sắc lệnh số159/SL đã gop phân đăng kể vào việc xóa ba chế đô HN&GĐ lạc hâu, giải phóngngười phụ nữ khỏi chế độ phong kiến, thúc day sử phát triển của zã hội trong thời

kỳ cách mang dân tộc dân chủ nhân dân

Khang chiến chẳng Pháp thắng lợi, tuy nhiên đất nước tam thời bị chia cắtlâm 2 miễn, miễn Bắc dưới sự lãnh dao của chính quyền nha nước Việt Nam Dân.chủ công hòa, miễn Nam dưới sự cai tri của Đề quốc Mỹ va chính quyền phong kiến Sài Gòn Trước tình hình đó, ở miễn Bắc, Hién pháp năm 1959 ra đời, ghỉnhận quyền bình đẳng nam nữ vẻ moi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, x8 hội vả giainh, tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân gia đình Do

đó, Luật HN&GD năm 1959 (hay còn goi là Đạo luật số 13 về HN&GĐ) ra đờinhằm nâng cao hiệu quả trong thi hảnh luật đặc biệt là trong giải quyết ly hôn và hậu quả của ly hôn

Luật HN&GĐ năm 1959 đã dành nguyên một chương để quy định về ly hôn

và hậu quả pháp lý của ly hôn, trong đó có quy định vẻ trường hợp ly hôn do một

én yêu cầu tại Điều 26

Trang 27

"“Khi một bên vợ hoặc chéng xin ly hôn, cơ quan có thẫm quyén sẽ điều tra

và hoà giải Hoà giải không được, Toà án nhân dân số xét xử Néu tình trang trầm.trọng đời sống clung Rhông thé kéo dai, muc dich của hôn nhân không đạt duoc,{thi Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn "

quyển giải quyết các vụ án ly hôn thuộc về Tòa gia đình va người.chưa thành niên TAND huyện, néu TAND cấp huyện chưa cỏ Téa chuyên trảchthì thẩm quyền thuộc về TAND cập huyện Trường hợp vu an ly hôn không thuộcthấm quyển của TAND cấp huyện thi Tòa gia đính và người chưa thành niền Tòa

an nhân dan cấp tinh sé có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn

Bên cạnh đó, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giãi cơ sở mà chỉ khuyên khích các bên đạt được théa thuận, tự nguyện giãi quyết tranh chép,mâu thuẫn với nhau Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thi Tòa án van bắt

‘bude phải tién hành hòa giãi Tòa án hòa giải không thành vả nhận thấy hôn nhân

để rơi vào tình trạng trim trong, đời sống chung không thể kéo dai, muc dich hôn nhân không dat được thi cho ly hôn

Ngoài ra, tiếp tuc phát huy tư tưởng bình đẳng giới, bảo vê quyên lợi củangười phụ nữ trong quan hệ hôn nhân thi luật này cũng quy định trường hợp hạn chế ly hôn của người chồng tại Điểu 27

“Trong trường hop người vợ có thai, chẳng chỉ có thé xin ly hôn sau khí vợ

đã sinh dé duoc một năm Điều han chế này không áp dung đối với việc xin iy honcũa người vo."

Quy định này đã thể hiện một trong những nguyên tắc cia Luật HN&GĐ

đó là nguyên tắc bão về ba me vả tré em, bao về phụ nữ có thai và thai nhỉ, quyén

Trang 28

lợi của trễ em và phụ nữ được pháp luât tôn trọng, dé cao vả bảo vẽ Theo đó, quy.định này chi ap dung với người chéng Đây là một nguyên tắc thể hiển sâu sắc tínhnhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước tanói chung vả pháp luật HN&GĐ nói riêng,

Bên cạnh đó, Luật này con quy định van dé chia tai sin khi ly hôn tai Điều 29; ghi nhân nguyên tắc bao vệ quyền lợi của con sau ly hôn tai Diu 31, 32, 33

và chế đô cấp dưỡng giữa vợ, chông tại Điêu 30 luật này.

Ngoài ra, TAND tối cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị để hướng dẫn Toa

án các địa phương giải quyết việc ly hôn như Thông tư số 690/DS ngày 29/4/1960của TAND tối cao hướng dẫn việc xử lý ly hôn và các van dé có liên quan; Thông

tự số 01 ngày 06/01/1964 của TAND tôi cao hướng dn việc giải quyết cấp dưỡngnuôi con, Chỉ thị số 69 ngày 24/12/1979 của TAND tối cao hướng dẫn việc giảiquyết vấn dé nha, dam bảo chỗ cho các đương sự sau khi ly hôn

So với Sắc lênh số O7/SL va Sắc lệnh số 159/SL có thé thay sự tiến bô rõrết của Luật HN&GD năm 1959, tuy van còn khái quát va chưa được cu thé, songđây được coi là bước phát triển của pháp luật HN#&GĐ, là tiến dé xây dựng hệthông pháp luật sau nay ở nước ta trong lĩnh vực HN&GP.

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đắt nước thống nhất hai miễn Bac - Nam, nước "Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chỉnh thức ra

đi tại Quốc hồi khóa VI, kỳ họp thứ nhật Từ đây, Luật HN&GĐ ngày cảng hoànthiện, phat triển va có những sư đổi mới theo thời gian Sau Luật HN&GD năm

1959, nba nước ta còn trải qua ba lan đổi mới Luật nay đó la Luật HN&GĐ năm

1986, Luật HN&GD năm 2000 và mới nhất là Luật HN&GĐ năm 2014.

Trang 29

- Luật Hôn nhân và gia định năm 1986

Trong phiên hop ngày 18/12/1980 của Quốc hội khóa VI, kỹ hop thứ 7 đã chính thức thông qua ban Hiển pháp thứ ba của nhà nước ta Sư ra đời của Hiếnpháp năm 1980 góp phẩn cũng cổ và lả cơ sỡ của sự hình thành pháp luật nước tathời kỳ nay, trong đó có pháp luất HNGGĐ.

Sau 30 năm thực hiện ở miễn Bắc và hơn 10 năm thực hiện ở miễn Nam, Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 đã không còn phù hop với Hiển pháp bay giờ,

‘bude nha nước ta phải có sự điễu chỉnh pháp luật trong lĩnh vực HN&GD, và sau

đó, ngày 29/11/1986, tai kỹ hop thứ 12 Quốc hội khóa VIL, Luật HN&GĐ năm.

1986 chính thức được thông qua, chế định ly hôn được quy định trong chương 7

từ Điều 40 đến Điều 45 luật nay.

'Về nội dung quy định ly hôn do một bên yêu câu không có thay đổi nhiều

so với HN&:GD năm 1959, vấn quy định vẻ ly hôn do một bên yêu câu và han chếquyền ly hôn của người chồng tại Diéu 40 và 41 Luật HN&GĐ năm 1986

*Trong trường hợp một bên vợ hoặc chỗng xin iy hôn, nễu hoà gidt không

ngchung Riông thé kéo đài, uc dich của hôn nhân không dat được thủ Toà dn nhênhành thủ Toà đn nhân dân xét xứ: Nếu xét théy tình trang trầm trọng đời

dân xit cho ly hôn "

“Trong trường hop vo có thai, chẳng chỉ có thé xin ly liôn sau Rhi vợ đi sinh con được một nam

Diéu han ché này không áp đụng đối với việc xin ly hôn của người vo."

- Luật HN&GD năm 2000:

Trang 30

Kế thửa va phát huy thành tưu của Luật HN&GD năm 1959 và năm 1986,Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, góp phan zây dựng và hoàn thiện pháp luật hônnhân gia đình, bảo vệ quyển của các bên trong quan hệ hôn nhân, đặc biệt la ngườiphụ nữ va tré em.

Về chế định ly hôn do một bên yêu cầu vẫn không co thay đổi, LuậtHN&GĐ năm 2000 có quy định tại Điều 91: *Ehi một bên vợ hoặc c ir1y hôn mà hoà giải tại Toà ám Rhông thành thi Toà án xem xét giải quợi

lạ yêu cầu việc iy Tôn " ; va Khoản 2 Điểu 85 "Trong trường hop vợ có thai hoặc đang nuôi condưới mười hai tháng tudi thi chông Rhông có quyên yêu cầu xin ly hôn”

Điểm mới ở luật này so với luật Hôn nhân gia đình năm 1986 và năm 1959

đồ là, căn cứ ly hôn không còn dựa trên cơ sở "lỗi" của vợ, chồngmà dựa trên bản chất tan vỡ của quan hệ hôn nhân.

- Luật Hôn nhân và gia đính năm 2014:

Sau 13 thi hành và áp dụng thực tiễn, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộmột số điểm bat cập và han chế, việc sửa đổi, bỗ sung Luật nay là việc vô cùng,cin thiết Do vay, luật HN&GÐ năm 2014 ra đời vả hoàn thiện hơn hết so vớinhững văn bản pháp luật trước đây,

Pháp luật HN&GD hiện nay tiếp tục ghi nhân va bảo hộ quyền tự do ly hôncủa vợ chẳng va căn cứ ly hôn cũng van dự liệu giống với Luật HN&GĐ năm

1959 và năm 2000, không dựa trên cơ sở lỗi của mỗi bên vợ chong hay cả hai vợchẳng ma dua vào bản chất tan vỡ của quan hệ hôn nhân.

"Ngoài ra, chủ thé yêu câu ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên yêucâu không còn chỉ có thể 1a người vợ hoặc chẳng ma còn có thể là cha, mẹ, người

Trang 31

thân thích của người vợ, chẳng Vi dụ như trường hợp "hi một bên vợ, chẳng do

bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhận tiưức, làm chủ được hành:

vi của minh đồng thời là nạn nhân của bao lực gia đình do chẳng, vợ cña ho gập

ra làm ảnh hưởng nghiêm trong đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của ho"? thìcha, me, người thân thích khác của vợ, chẳng có quyền quyên cầu Tòa án giảiquyết ly hôn

Đây được coi là một bước tiến đt phá chưa từng có từ trước tới nay trong

hệ thống văn ban pháp luật HN&GĐ nước ta Việc mỡ rông quyền quyền yêu câu giải quyết ly hôn góp phan bao vệ quyển và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân.

1 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ly hôn do một bên yêu cầu.

1.4.1 Quyền yêu cầu ly hôn.

Hiển pháp năm 2013 quy định "Nam nữ có quyển kết lôn Ip hôn Hônnhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiễn bộ, một vợ một chẳng, vợ chéng bình đẳng,Tôn trong lẫn nhau" Quyên yêu cầu ly hôn xuất phat từ quyền tự đo ly hôn của vợ.chẳng được nha nước bao vệ nhấm bao đảm quyền va lợi ích hop pháp cia các

‘bén trong quan hệ hôn nhân

Pháp luật HN&GĐ, Việt Nam hiện nay tôn trong quyền cơn người, quyển

‘hr do cia mỗi cá nhân, các bên trong quan hé hôn nhân déu có quyển yêu cẩu giải quyết ly hôn ma không bị cắm căn Theo đó, Luật HN&GD năm 2014 có quy định.

vẻ chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn đó là vơ, chủng; cha, me, người thân thích của

Thật Hàn hân vi ga đa năm 2014, Moin 2 Đền SL

Trang 32

vợ, chẳng vả ngoài ra còn có quy định han chế quyên yêu cầu ly hôn.

144.11 Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng.

Theo Luật HN&GD năm 2014, vợ chẳng có thé tự mình yêu câu ly hôn

‘ma không phụ thuộc vào ý chi của người vợ hay người chẳng Ngoài trường hop

vợ chẳng cùng yêu câu ly hôn, luật nay còn quy định một bên vo hoặc chẳng déu

có quyền yêu câu ly hôn

Quyên yên cầu giải quyết ly hôn cia vợ, chẳng được quy định tai Khoản 1 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014

"Yo, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Ip hôn "

hi một bên vơ hoặc chồng nhận thấy quan hệ hôn nhân không thể tiép tụcduy tr, không muốn tiếp tục đời sống hôn nhân thì người đó có quyền yêu cầu ly hôn Yêu cầu ly hôn là quyển tư quyết của vơ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chẳng phụ thuộc vào nhận thức, ý chí và tinh căm của họ, còn việc giải quyết có cho ly hôn hay không lại phụ thuộc vào sự đánh giá của Tòa án vẻ căn cứ ly hôn Ly hôn 1â quyên gin liền với nhân thân của vo, chẳng nên vợ, chồng phải tự mình thựctiện, thể hiện ý chi mong muốn chấm đứt hôn nhân bằng hảnh vi của chính minh

ma không thé ủy quyên cho bat ki ai khác, điều nay đòi héi vợ, chong muồn yêu.cfu ly hôn thì buộc phải có năng lực hành vi tổ tung dân sw Do vay, trường hợp người vợ hoặc chẳng mắt năng lực hành vi dén sự thi không có năng lực hảnh vi

tố tung dan sự nên không thé tự minh đứng đơn yêu cầu ly hôn Điều nay không

áp dụng với hai trường hop

"Thứ nhất, trường hợp vợ hoặc chẳng bị han chế năng lực hảnh vi dân sựtheo quy định tại điều 24 BLDS năm 2015 thì họ vẫn có khả năng nhân thức và

Trang 33

lâm chủ hanh vi của minh Đối với quyền yêu cau ly hôn thi họ vẫn có quyền quyếtđịnh, Tòa án tuyên bô việc ho bi hạn chế năng lực hành vi dân sự không lam cntrở đến quyên yêu câu ly hôn của ho, ho vẫn có khả năng bảo vệ minh trong quá.trình tổ tụng, Tòa án chỉ chi phổi, giới hạn nhất định đối với các giao dich vé tải sản của ho trong thời kỳ hôn nhân

"Thứ hai, trường hop vợ hoặc chẳng là người có khó khăn trong nhân thức

vả làm chủ hảnh vi nhưng chưa đến mức mắt năng lực hành vi dân sự, đã có quyếtđịnh cia Tòa án tuyên bô người đó là người có khó khăn trong nhận thức va lâmchủ hành vì thì "hăng lực hành vi lễ ting dân sự của họ được xác dinh theo quyết

ainh cũa tòa dx”? Khi vo hoặc chồng là người có khó khăn trong nhân thức và

lâm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hanh vi dân sự thì ho có

khả năng nhận thức nhất định, van có quyền tự quyết đổi với các van để liên quan

én nhân thân của chính mình Do đó, đối với quyền yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chẳng1ã người có khó khăn trong nhân thức va làm chữ hành vi thi vẫn có quyên tự mảnhđứng đơn yêu câu ly hôn Khi giãi quyết yêu câu li hôn, theo quy định tại khoản 5 Điều 69 Bộ luật tổ tụng dân sư (BLTTDS) năm 2015, "việc thực hiên quyền, ngiữa

‘vu tỏ tung dân sư của họ, việc bảo vé quyển và lợi ích hợp pháp của họ được xc định theo quyết định cia Toa án” Điều đó có nghĩa là do vợ hoặc chẳng có khókhăn trong nhân thức và lảm chủ hảnh vi của minh, nên trong qua trình tố tụnggiải quyết l hôn, quyên lợi, nghĩa vụ của họ sẽ được thực hiện qua cơ chế giám

Trang 34

Quyển yêu cầu ly hôn lả quyền gắn liên với nhân thân của vợ chẳng, khôngthể chuyển giao cho người khác, do vây, về nguyên tắc, chỉ có vợ hoặc chẳng hoặc

cả hai vợ chẳng có quyền yêu câu ly hôn, người thứ ba không có quyển can thiệpvào việc ly hôn của vợ chồng nên cũng không có quyên yêu cầu Tòa án giải quyết

ly hôn đối với vợ chẳng,

Tuy nhiên, Khoản 2 Điểu 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

đình do chẳng vợ cũa ho gập ra lầm ảnh hưởng nghiêm trong dén tính mang sức

*hôe, tinh thần của họ."

Đây là quy định hoàn toản mới so với các văn bản pháp luật trước đây về quyền yêu cẩu ly hôn Quy định nay cho phép người thứ ba có quyển can thiệp vào việc ly hôn của vợ chồng, điều này trấi với quyền tự định đoạt về quyền nhân thên của vợ chẳng trong việc yêu cầu ly hôn Do vay, quyên yêu cầu ly hôn của người thứ ba phải được quy định rất chất chế và chỉ được thực hiên trong hoãncảnh, điều kiện nhất định Cụ thể theo quy định trên, cha, mẹ, người thân thích chỉ

có quyên yêu câu ly hôn đổi với vơ, chồng khi có dit 3 điều kiện: (1) một bến vợ,chẳng bị bênh tâm than hoặc mắc bệnh khác mi không thé nhận thức, lam chitđược hảnh vi của mình, (2) đồng thời người đó là nan nhân của bao lực gia đỉnh

do chính chẳng hoặc vợ của ho gây ra; (3) hành vi bao lực đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mang, sức khoẻ, tinh thân của nạn nhân Các diéu kiện nayphải có gắn kết, liên hệ với nhau thi mới dit cơ sỡ dé người thứ ba yêu câu ly hônđổi với vo, chong,

Trang 35

‘Theo quy định tại khoản 4 Điểu 85 BLTTDS năm 2015, trong trường hop cha, me, người thân thích khác yêu câu toà an giải quyết li hôn thi ho lả người datđiện trong tổ tung của người vo hoặc chẳng bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khácsma không thể nhận thức, lam chủ được hành vi của minh Theo quy định tại khoản.

3 Điền 51 Luật HNGĐ năm 2014, khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 thi day là trường hợp đại điên theo pháp luật, bởi vì “đổi với việc lì hôn, đương sự không, được wy quyển cho người khác thay mặt minh tham gia tổ tung" Theo quy định tai khoăn 1 Điều 86 BLTTDS năm 2015, “người đại diện theo pháp luật trong tổ tung dân su thực hiền quyển, nghĩa vụ tổ tụng dân sự của đương sự trong phạm vi

ma mình đại điện” Với tư cách là người đại dién, cha, me, người thân thích cóyéu cầu li hôn đổi với vo chẳng chỉ có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngườiđại điện liên quan đến các hành wi tổ tung để bảo về các quyền, lơi ich hợp phápcủa người chồng hoặc vợ bi mắc bệnh tâm thân hoặc các bệnh khác ma không thénhân thức va lâm chủ hành vi của mình Trong trường hợp nảy, phạm vi đai điện không được quy định rõ vì liên quan đến những quyền gắn lién với nhân thân củangười vợ hoặc chồng mắc bénh tâm than hoặc các bệnh khác ma không thể nhận.thức và làm chit hành vi của minh Do đó, trong trưởng hop này, người đại điên (người có yêu câu li hôn đối với vợ chéng) có quyền sác lập, thực hiện moi hành.

vĩ tổ tụng dân sử vì loi ích của người được đai điên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Điều nay cũng tương thích với quy đình vẻ phạm vi dai diện theo quy định của BLDS năm 2015, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật vẻ việc thực hiện quyên, nghĩa vụ tổ tung dén sự của đương su, viếc bao vệ quyền,

lợi ich hop pháp của người mắt năng lực hành vi dân sựtrong tổ tung dân sự!”

sé cy hôntừ sc đồ š luận và tục tấn áp ăn, Tap ch bite số

Trang 36

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dung vao thực tiễn, quy định trên cũng bộc

16 một số điểm bắt cập cân lam rõ, đó là vẻ chủ thể yêu câu ly hôn lả người thứ ba.bao gồm "cha me, người thân thích" Người thân thích "là người có quan hộ honnhân, nuôi dưỡng người có cùng đồng máu vỗ trực lệ và người có họ trong phạm

vi ba đòi" (Khoản 19 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014), bên canh đó, tại Khoản 17điêu này định ngiĩa người có dòng máu trực hệ la "zing người có quan he imyếtthẳng trong đó, người néy sinh ra người Kia l tiếp nha" và cũng tại Khoản 18điều này ghi nhân người có họ trong phạm vi ba đời là "những người có ho trongphạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gầm cha me là đời thứ nhất;anh, chi, em cùng cha me, cùng cha Khác me, cùng me khác cha là đời tht hai,anh chi, em con chủ, con bắc, con cô, cơn cậu, con di là đời thứ ba" Có thé thay,chủ thể là người thứ ba trong trường hợp nay có thé là bat kỉ cả nhân nào thuộcquy đính trên Tuy nhiên, chủ thé 1a "cha, mẹ" ở đây được tách ra với chủ thể là

“người thân thích" trong khi định nghĩa người thân thích cũng đã bao hảm "cha, mẹ" rồi Liệu chăng có thể gộp hai chủ thể nay lại với nhau thành "người thânthích"? Bên cạnh đó, "cha, me" ở đây chỉ có thé la cha dé, mẹ dé hay bao gồm cảcha nuôi, mẹ nuôi của vợ, chồng?

144.13 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chong

Tai Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ quy dink: "Chỗng Rhông có quyên yêu.cầu ly hôn trong trường hop vo dang có that, sinh con hoặc dang nuôi con đưới

12 thẳng tiỗi."

Nhu vay, quy đỉnh nay đã dim bảo được quyén lợi cho người phụ nữ và trẻ

em, giúp đỡ các bả mẹ thực hiện tốt thién chức của mình phan nào bão vệ người.phụ nữ khỏi những an hưởng tiêu cực về tâm sinh lý cũng như sức khde sau sinh,

Trang 37

gây tác động đến thai nhi và trẻ sơ sinh

‘Thuc tế có rat nhiều trường hợp phát sinh từ vấn dé này, không chỉ đơn giản

là "người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con đưới 12 tháng,

‘Thi nhất, trường hop người phụ nữ sinh con xong, con dưới 12 thang tuổi.

nhưng không nuôi con Tuy đang không nuôi con, sơng người phụ nữ vẫn là ngườitrực tiếp sinh ra đứa trẻ niên vẫn can được bao vệ vẻ sức khỏe thé chat và tinh than,đặc biệt là sau khi sinh con dưới 12 tháng, do vậy người chồng không thể đơnphương ly hôn trong trường hop nay.

Thứ hai, trường hop người phụ nữ nhờ người khác mang thai hô Xét vẻ thực té, họ không được xác định là "đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi conđưới 12 tháng tuổi", vậy nên trong trường hợp nay, người chồng cũng không bihạn ché quyển ly hôn Vay nêu người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ va bảnthôn ho đã đang nuôi đứa con (dưới 12 tháng tuổi) được mang thai hộ kia thi phảichăng lúc nay người chồng sé bi hạn chế quyền yêu câu ly hôn?

Thứ ba, trường hợp người phụ nữ mang thai hộ cho người khác Trên thực được tính là đang mang thai nên người chồng, dù không phải cha dé của

tế, họ

đứa con trong bụng họ, cũng không có quyển yêu câu ly hôn

'Thứ tr, trường hợp người phu nữ nhân nuôi con nuôi ma đứa con tưới 12tháng tuổi (lưu ý việc nhân nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định cũa phápuật) thì về nguyên tắc, người chồng vẫn bi han chế quyền yêu câu ly hôn

Tuy nhiên, đứng từ góc độ bình đẳng giới, cân thừa nhận việc người chongcũng cần được bao vệ, tránh trường hop người vợ loi dung quy định này gây khó khăn trong việc ly hôn của người chẳng, đặc biệt khi tinh cm vợ chồng đã không

Trang 38

con, người vợ công khai có quan hệ ngoại tỉnh với người thứ ba Nếu không ghi nhận quyển của người ching được yêu cầu ly hôn khi có chứng cứ rõ rang việc người vợ ngoại tình một cách cổng khai, thường xuyên và trắng trơn, đứa cơnkhông phải con của người chẳng thi sé tạo điều kiện cho người vợ coi thường và.lợi dụng pháp luật Vi vậy pháp luật cần có quy đính cụ thể theo hưởng: ngườicổng sẽ không bi han chế quyên yêu câu ly hôn khi chứng minh được rằng người

vợ có hành vi ngoại tinh công khai, thường xuyên, không tôn trong chẳng và dứa

con không phải con của người chẳng!

1.4.2 Căn cứ ly hôn trong các trường hop ly hôn do một bên yêu cầu

"Trước khi Luật HN&GD năm 1959 ra đời, trong pháp luật HN&GĐ nước

còn được quy định đựa theo "lí

ta, nôi dung căn cứ ly hôn " của vợ, chẳnggiống như những nguyên nhân, lý do ly hôn

Luật HN&GD năm 1959 ra đời quy định về căn cứ ly hôn với nôi dung hoàn.

của vo, chẳng như trước đây Theo đó, quy đình giải quyết ly hôn phải dựa vao bản chất của quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chẳng toàn không dua trên cơ sở "lí

Trang 39

Cách hiểu thứ nhất: Trường hop hai vo chẳng thuân tinh ly hôn quy định.

tại Điều 55 Luật nay Trong trường hợp nay, Tòa án chỉ cén xem xét 2 van dé Thứ,

tự nguyện xin thuận tinh ly hôn, không bị cưỡng éphay lừa đôi (ma không cân đánh giá mâu thuẫn va tinh trang vợ chẳng đã tramtrong hay chưa, mục đích hôn nhân có đạt được hay không); Thứ hai là việc vợ chẳng đã théa thuân được với nhau vẻ tai sẵn và nuôi dưỡng con chung chưa thành nhất là việc vợ chéng có

niên, quyển và lợi ich chính đảng của vợ và con được bảo đâm thi Toa an công, nhận thuận tình ly hôn và ghi nhân sự théa thuận giữa hai vợ chủng vẻ tai sin và con chung,

'Về cách hiểu thứ nhất, cach hiểu như vậy 1a không đúng với tinh thân của.điều luật vả thực tiễn giải quyết thuận tình ly hôn ở nước ta Can hiểu rang, giảiquyết ly hôn nói chung, thuận tinh ly hôn giữa vợ chồng không chỉ bao dam lợi ích riêng tư cia cả nhân vo, chẳng, ma còn có cả lợi ích của gia đình, của sã hội Đặc biết, về thủ tục tô tung, từ trước dén nay, theo quy định của pháp luật tổ tung

én sự Việt Nam, khi giải quyết ly hôn (cả trường hop thuận tinh ly hôn va ly hôntheo yêu cau của một bén vợ, chồng) thi Téa án déu phải tiền hành thủ tục hòa giảinhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng để đoàn tụ gia đình Điều 89Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định căn cứ cho ly hôn được áp dung đối với cả hai trường hợp ly hôn theo luật định (thuân tình ly hôn va ly hôn theo yêu cầu cia một bên vợ, chồng) Điều đó cho thay, y chí thực sự tự nguyên ly hôn của vợ chồng

Trang 40

không phải la một căn cử ly hôn riêng biết”

Cách hiểu thứ hai: Trường hop ly hôn do một vo, chồng yêu cầu thi có 3căn cử ly hôn:

'Thứ nhất, ly hôn trong trường hợp có căn cử vẻ việc vợ, chồng có hành vi

bạo lực gia đính hoặc vi phạm nghiêm trong quyển, ngiữa vu của vợ, chẳng lam cho hôn nhân lâm vào tinh trang trém trọng, đời sống chung không thể kéo dải, mục dich của hôn nhân không đạt được

‘Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật HN&GD năm 2014, căn cứ để giảiquyết ly hôn trong trường hợp này gém 2 nội dung đó là "vo, chống có hành vibao lực gia nh" hoặc "vi phạm nghiềm trong quyên, nghia vụ của vo, chẳng" và

cả hai nội dung phải dan tới hệ qua "làm cho hôn nhân idm vào tình trạng trâmtrọng đời sống chung không thé kéo đài, mục dich hôn nhân không đạt được"

Một là, hành vi bạo lực gia đình ỡ day phải là "hàng vi cổ "8 của người

vợ hoặc chẳng, vợ hoặc chẳng khi thực hiện hành vi bao lực gia đính phải ý thứcđược hành vi của bản thân "có khả năng gập tôn hại về thé chất, tinh thần, Kinh tê

Bi với thành viên khác trong gia inh" và làm cho hôn nhân lâm vao tình trangtrảm trong, đời sông chung không thể kéo dai, mục đích hôn nhân không đạt được.thi được coi là căn cứ của việc ly hôn do mốt bên yếu cẩu Những hành vi nay bao gồm những hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, Chẳng bao lực gia định năm 3032

"Trường hợp người vợ, chẳng có hành vĩ gây tén hại trên nhưng không phat

'NgyỄn Vin Cừ 2020), Cin cứ hin ương pip bật it Num", Tap chỉ Nghn cứu Lập phip số 12.412)

°,° Điều 2 Luật Phing, Ching bạo ix ga đấm 2037

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN