1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THÁI THU HÀ

PHAP LUAT VỀ HẠT ĐỘNG MUA, BAN NO XAU

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THÁI THU HÀ

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã sô: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: ;

PGS.TS NGUYEN THI THUONG HUYEN

HA NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi dưới sự hướng dan của PGS.TS Nguyên Thị Thương Huyền Các số liệu và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Tôi đã hoàn thành

tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của

Truong Đại học Luật - Dai hoc Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xéf để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thái Thu Hà

Trang 4

Danh mục biêu đô

Chương 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG MUA, BAN

NO XAU VÀ PHAP LUẬT VE HOAT ĐỘNG MUA, BAN NO

XAU CUA NGAN HANG THUONG MAL 2-22 s2 set 9 1.1 Những van đề lý luận về hoạt động mua, ban nợ xấu của ngân

hàng thương Mii oo eee eeeeeecenecseeseeeeseesaecececeeesseesseceeeeeeeseeseesaeeeas 9 1.1.1 Kháiniệm đặc điểm hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại 9 1.1.2 Các nguyên tắc mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại 14 1.1.3 Các phương thức mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại 17 1.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật hoạt động mua, bán nợ xấu

của ngân hang thương Ti - c3 3213 Svxeererrrrsrrrsrrrrrsee 18

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của

I0 50i) 0 P107 18

1.2.2 Nội dung pháp luật về mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mai 20 1.2.3 Cac yếu tố anh hưởng tới pháp luật về mua, bán nợ xấu của ngân

PHÁP LUAT VE HOAT DONG MUA, BAN NO XAU CUA

NGAN HÀNG THƯƠNG MAI Ở VIET NAM -c 55c+: 28 Thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân

hàng thương mai ở Việt Nam - - ngư 28 Chủ thê tham gia hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại 28 Các khoản nợ xấu của ngân hang thương mại được mua, bán 35 Thâm định giá khoản nợ xấu của ngân hàng thương mạii 38 Công cụ thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ xấu của ngân hàng

thHUONY MAL 0-3-1) 41

Trang 5

2.1.5 Hợp đồng mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương

mại -2.1.6 Xt lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hang thurong Mai

2.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngần hàng thương mại ở Việt Nam - Ăn snseeeereeirey 2.3 Những bat cập, hạn chế của pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở VIEt NAM 0 -

2.3.1 Những bất cap, hạn chế của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 25 + *ss+essersserees 2.3.2 Những bat cap, han ché trong thuc tién thuc thi phap luat về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

€0 J1) On o.ồ.ê"ồ.'®"ồêễ

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIEU QUÁ THỰC THỊ PHÁP LUAT VE HOAT ĐỘNG MUA, BAN NO XAU CUA NGÂN HÀNG THUONG MẠI Ở VIỆT NAM 52-55 5s SE EE22112112717121121111 1121.111 re, 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - - c ScSscseereereres 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 52

3.2.1 Chu thé mua, bán nợ xấu của ngân hang thương mại -¿

3.2.2 Các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại được mua, bán

3.2.3 Công cụ thanh toán trong giao dich mua, bán nợ xấu của ngân hang "not

3.2.4 Hợp đồng mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương

mại - -3.2.5 Xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại

3.2.6 Sn giad cố .

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam .-Kết luận chương 3 - 2-52 SE E 911211211211 1111111111111 1111111111 c2 KET LUẬN ¿52-52 SS2E2E12212717112112712111112112111111211 2111111 xxerre.

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -cccc¿+++2222222225552++rrrrt

Trang 6

DANH MỤC BIEU DO

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1 | Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016 - 2021 34 Biểu đồ 2.2 | Ty lệ mua nợ xấu theo giá trị thị trường và mua bang trái

phiếu đặc biệt của VAMC 56 Biểu đồ 2.3 | Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn

01/2018-03/2022 59

Trang 7

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nợ xấu của ngân hàng thương mại (NHTM) là van dé tồn tại của bất cứ hệ

thống ngân hàng nào trên thế giới, có thể gây ra hậu quả “khôn lường” cho ngân

hàng và nền kinh tế - đó là phá sản ngân hàng và khủng hoảng kinh tế Ở Việt Nam, năm 2021 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành cao nhất trong 4 năm trở lại đây (7,31%) [51] Vi vậy, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả Có thé thấy,

mỗi quốc gia đều có các cách thức, biện pháp xử lý các khoản nợ xấu ngân hàng khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng của hệ thống tín dụng và hệ thống ngân hàng của quốc gia đó cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội Các mô hình xử lý nợ xấu

cũng đa dạng: có thể là mô hình tập trung, phi tập trung hoặc mô hình xử lý nợ xấu hỗn hợp Mỗi mô hình đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế, điều quan trong là phải xác định được các điều kiện phù hợp dé áp dung mô hình xử lý nợ xấu

tương ứng và phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế tới mức thấp nhất những “mặt trái” của nó.

Ở Việt Nam, các công ty quản lý và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng (AMC), Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) là các chu thé chủ yếu thực hiện xử lý nợ xấu của ngân hàng Trong đó, hoạt động mua, bán nợ xấu là hoạt động quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ nợ xâu ngân hàng và hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết số 42/2017/QH14) Đây là văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc xử lý nợ xấu nói chung và mua, bán nợ xấu nói riêng của NHTM Ngoài ra, các văn bản về xử lý nợ xấu khác cũng được ban hành như Thông Tư số 09/2015/TT-NHNN qui định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông Tư số 19/2013/TT-NHNN qui định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC Đặc biệt, Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC,

Trang 8

Nghị định 34/2015/NĐ-CP và Nghị định 18/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC, Đặc biệt Nghị Quyết 42 đã được ban hành và triển khai được 05 năm, với hàng loạt các cơ chế, giải pháp mang tính đột phá về hàng lang pháp lý Nghị quyết 42 đã đóng vai trò xương sống trong việc tháo gỡ các rào cản trong quá

trình xử lý nợ xấu của các NHTM trong thời gian qua, mang lại những tác động hết

sức tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam

nói riêng Theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 tổng số nợ xấu được xử lý đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết này có hiệu lực [59] Hiện nay Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã được kéo dài thời gian thực hiện đến 31/12/2023 bằng Nghị quyết số 63/2022/QH15 Điều này đã tạo điều kiện cho việc mua, bán và xử lý nợ xấu của NHTM, trên cơ sở đó giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hang và hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng Cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào bị phá sản Tuy nhiên, trong quá trình mua, bán nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các văn bản pháp luật mặc du được ban hành nhưng tính khả thi thấp, còn thiếu tính

đồng bộ Ở Việt Nam chưa hình thành một thị trường mua, bán nợ xấu của ngân

hàng chuyên nghiệp, công khai và minh bạch; chưa ban hành quy định, hướng dẫn

cách thức thâm định giá khoản nợ của TCTD, gây nhiều khó khăn cho TCTD cũng như khách hàng có nhu cầu mua nợ xấu trong việc xem xét giá tri khoản nợ, cũng

như sẽ tiềm ân rủi ro trong hoạt động mua, bán nợ xấu vì khi TCTD bán nợ xấu thì

việc thâm định, xác định giá tri khoản nợ cơ bản chỉ dựa trên giá tri của tài sản đảm bảo (TSBĐ); Nghị quyết 42 chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác Trên thực tế, quyền thu giữ TSBĐ phụ thuộc nhiều vào bên bảo đảm Trong khi đó, đến thời điểm ngân hàng xử lý nợ thì da số bên bảo đảm đều không hợp tác; Quy định về bán nợ xấu có TSBĐ dang bị kê biên còn bat cập: trong trường hợp TSBD của khoản nợ xấu đang bị kê biên thì các khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp

Trang 9

không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ không được mua khoản nợ xấu của

TCTD Trong khi đó, đối với các khoản nợ không thuộc đối tượng nợ xấu theo Nghi Quyết 42, kế cả trong trường hợp TSBD bi kê biên thì TCTD vẫn được phép bán nợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nợ theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh van đề mua, bán nợ xấu của NHTM là rất cần thiết, trên cơ sở đó giảm

thiểu rủi ro tín dụng và hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng và khủng hoàng tài

chính Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ dé nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM nói chung và pháp luật về vấn đề này đã

được phân tích, nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu Có thể kế đến một số

công trình tiêu biểu như sau:

Công trình “Giải quyết nợ xấu — vấn đề mau chốt trong tái cơ cầu hệ thong ngân hàng” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với

Viện Friedrich Ebert Stiftung (2013) đã gợi ý các giải pháp về chính sách nham xử lý nợ xấu từ phía Nhà nước, NHTM và từ khách hàng vay vốn của TCTD qua bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Đặc biệt, công trình nhắn mạnh: dé xử lý tốt nợ xấu, Chính phủ cần rà soát phân loại các khoản nợ dé có những biện pháp thích hợp; cần đây nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và TCTD; vận hành VAMC hiệu quả (tổ chức này cần được trao quyền đủ mạnh dé dé dang

thu hồi các khoản nợ đã mua và cần khung pháp lý cho thị trường mua — bán nợ

xâu); xử lý nợ xấu cần phải song hành với tái cau trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.

Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội “Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các NHTM theo pháp luật Việt Nam ”của Phạm Thị Thuong”

(2013) đã chỉ ra được một số hạn chế, bất cập trong các qui định của pháp luật về

hợp đồng mua, bán nợ xấu và nêu giải pháp hoàn thiện cho các bat cập này.

Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội “Pháp luật về xử lý nợ xấu của các TCTD từ thực tiễn VAMC Việt Nam” của Phạm Thi Bích Thủy (2016) đã dé cập

Trang 10

tới thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu của VAMC và đã nêu ra được một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Tuy nhiên, các phân tích trong luận văn chưa có sự nghiên cứu sâu về hoạt động mua, bán nợ xấu và so sánh với chủ thé xử lý nợ xấu như AMC và DATC, chưa có so sánh với pháp luật nước ngoài dé rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của tổ chức

tín dụng ở Việt Nam ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Khúc Thị

Phương Nhung (2019) đã phân tích về hoạt động mua, bán nợ nói chung của các TCTD, về xử lý tài sản bao đảm trong hoạt động mua bán nợ của TCTD và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật về mua, bán nợ ở Việt Nam và kiến nghị

giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung này.

Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội , Mua bán nợ của các

NHTM theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Thanh Thủy (2021) đã

phân tích về hoạt động mua, bán nợ nói chung của NHTM và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật về mua bán nợ của NHTM.

Luận án Tiến sỹ Luật học “Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho

vay của các TCTD ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Thành (2019) đã nhận định

về hợp đồng mua bán nợ là một dạng của hợp đồng dân sự, thể hiện sự thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán nợ về việc bên mua nợ sẽ mua khoản nợ của bên bán với những điều kiện và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Ngoài ra, luận án có

các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về mua, bán nợ xấu của TCTD, là tài liệu

tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Sách chuyên khảo “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên) (2016) đã phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xử lý nợ xấu và nêu ra những ưu điểm, hạn chế của thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về van dé này Tuy nhiên, công trình chưa phân tích sâu pháp luật về mua, bán nợ xấu bởi

Trang 11

VAMC theo giá tri thị trường, về hoạt động mua bán nợ xấu trong bối cảnh tái cau

trúc hệ thống các TCTD.

Sách chuyên khảo “Nợ xấu và các biện pháp bảo vệ quyền lợi của ngân hàng thương mại cho vay ở Việt Nam” (Chủ biên: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, 2021): đã nêu được đặc thù của nợ xấu và các biện pháp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của NHTM.

Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Phạm Hữu Hùng (2015), Tạp chí Thi trường Tài chính — tiên tệ số 21 (438) đã nêu ra giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, đặc biệt giải pháp về yếu tố chủ thé: Chính phủ cần qui định về điều kiện kinh doanh mua, bán nợ phù hợp với thực tế dé hình thành thị trường mua, bán nợ Có như vậy mới có thê thu hút được sự tham gia của các chủ thể khác ngoài các công ty mua, bán nợ của Nhà nước như hiện nay.

Bài viết Ngô Thị Minh Thảo, Phạm Thị Tú Anh (2023), Quá trình hoàn thiện pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu từ khi VAMC được thành lập đến nay đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện xử lý nợ xấu trước khi ban hành Nghị Quyết số 42/2017/QH14 va trong quá trình thực hiện Nghị quyết này cho đến 2023 Các tác giả nhận định rằng, cần thiết phải luật hóa các quy định liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC nhằm tiếp tục tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu.

Có thê thấy các công trình nêu trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản

về hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM và pháp luật về vấn đề này, tuy nhiên công

trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM dưới góc độ pháp luật là rất cần thiết bởi 18 mua, bán nợ xấu là biện pháp xử lý nợ xấu phô biến,

được áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đặc biệt,

trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thể hiện rõ nét (ngân hàng trong nước và ngân hang nước ngoài) thì việc xử lý nợ xấu thông qua mua, bán nợ xấu lại càng được chú trọng, trên cơ sở đó giảm tỷ lệ nợ xấu ngân hàng và hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng Hơn nữa, thông qua nghiên cứu về mua, bán nợ xấu của NHTM và tìm ra các giải pháp pháp ly dé phát triển thị trường mua, bán

Trang 12

nợ xấu theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường, công bằng, công khai, minh bạch

là điều rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ - các NHTM Do đó cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoat động mua, bản nợ xấu của NHTM ở Việt Nam”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn phân tích và làm rõ một số van dé lý luận va đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về mua, bán nợ xấu của NHTM và pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM Đặc biệt, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương thức mua, bán nợ xấu của NHTM, nội dung của pháp luật

về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM.

Thứ hai, phan tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật

về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam, từ đó nhận diện những hạn chế của pháp luật và hạn chế trong thực tiễn, cần phải được hoàn thiện Đặc biệt, luận văn trọng tâm

vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về mua, bán nợ xấu của VAMC.

Thứ ba, đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp

luật về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mua, bán nợ xâu ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là những van đề lý luận, các qui định pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM và thực tiễn thực thi pháp

luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 4.2 Pham vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM phát sinh từ hoạt động cho vay giữa NHTM và khách hàng Luận văn không đi sâu nghiên cứu pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM phát sinh trên cơ sở các hình thức

Trang 13

cấp tín dụng khác của TCTD như bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu giấy tờ có giá, bao

thanh toán, phát hành thẻ tín dụng Thêm vào đó, luận văn cũng trọng tâm vào hoạt

động mua, bán nợ xấu của NHTM bởi VAMC và theo Nghị Quyết số 42/2017/QH14 Hoạt động mua bán nợ xấu của các chủ thê khác như DATC, AMC được đề cập ở mức độ nhất định dé so sánh với hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC.

Ngoài ra, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ này không đi sâu nghiên cứu qui

trình mua, bán nợ xấu, các nguyên tắc mua, bán nợ xấu và giải quyết tranh chấp

phát sinh từ mua, bán nợ xấu Các nội dung này được đề cập ở góc độ lý luận.

Pham vi nghiên cứu về thời gian: Luan văn tập trung nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM từ khi Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC được ban

hành và có hiệu lực (từ ngày 09 tháng 07 năm 2013).

Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu pháp luật về mua, bán nợ

xấu của NHTM ở Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác - Lénin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Dang

và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

phát triển hệ thống ngân hàng, về xử lý nợ xấu dé phân tích pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM.

Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu sau đây cũng được sử dụng trongluận văn:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng dé nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu, trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận văn nhằm so sánh pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bởi VAMC va các chủ thể khác, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới về vân đê này.

Trang 14

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, qui nạp, diễn giải, hệ thống hóa, phương pháp lịch sử dé làm rõ các nội dung trong luận văn.

6 Tính mới và những đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về mua, bán nợ xấu và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM Cụ thể, luận văn đã nêu được khái niệm, đặc điểm của nợ xấu, các nguyên tắc, phương thức mua, bán nợ xau, công cụ thanh toán nợ xấu, khái niệm và đặc điểm cũng như nội dung chủ yếu của pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM.

Thứ hai, luận văn đánh giá những ưu điểm, bất cập của thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến bat cập Đặc biệt luận văn trọng tâm đánh giá được thực tiễn hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC và gắn với việc thực thi Nghị Quyết 42/2017/QH14 về thí điểm

xử lý nợ xấu của TCTD.

Thứ ba, luận văn nêu ra các định hướng và kiến nghị một số giải pháp hoàn

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam Các giải pháp đề xuất trong luận văn đề cập tới chủ thể mua,

bán nợ, các khoản nợ xấu được mua, bán, thâm định giá khoản nợ xấu, hợp đồng

mua, bán nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu 7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành ba chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ xấu và pháp luật

về hoạt động mua, bán nợ xâu của ngân hàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam;

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Trang 15

Chương 1

NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ XÁU VÀ PHÁP LUẬT VE HOAT ĐỘNG MUA, BAN NO XÁU

CUA NGÂN HÀNG THUONG MẠI

1.1 Những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng

thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại NHTM là trung gian tài chính trong nền kinh tế Hoạt động huy động vốn,

cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản cho khách hàng là hoạt động chủ yếu và

thường xuyên của NHTM Trong số các hoạt động ngân hàng nêu trên thì hoạt động cấp tín dụng tác động mạnh tới sự phát triển của NHTM Nếu ngân hàng có các khoản nợ xấu thì có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, có thể gây ra hiện tượng phá sản ngân hàng và khủng hoảng tài chính Vì vậy việc mua, bản nợ xâu của NHTM là cần thiết, trên cơ sở đó giúp ngân hàng thu hồi khoản nợ và đảm bảo nguồn vốn hoạt động của NHTM Vậy nợ xấu và hoạt động mua, bán nợ xấu

của NHTM được hiểu là gì?

Nợ xấu của NHTM trước hết là một khoản nợ Các khoản nợ của NHTM có thể phát sinh từ các hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, nợ xấu của NHTM thường là khoản nợ phát sinh trên cơ sở hoạt động cấp tín dụng của TCTD dưới các hình thức

cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng Theo Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng

(BCBS), nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ [42] Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong

“Hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS)”, “Một

khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc

hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cau

lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thé nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thé hoàn trả nợ day đủ (người vay phá sản)” [63].

Trang 16

Ở Việt Nam, pháp luật qui định nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mat vốn) (căn cứ vào Nghị quyết số 42/2017/QH14, Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông Tư số 11/2021/TT-NHNN).

Nợ xấu có thé phát sinh trên cơ sở các hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng của

TCTD và hợp đồng mua, bán nợ, trên cơ sở hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết Tuy nhiên, nợ xấu của NHTM chủ yếu phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM đối với khách hàng và dựa trên hợp đồng cấp tin dụng được ký kết giữa các chủ thé này.

Từ phân tích trên có thé hiểu: Nợ xấu của NHTM là các khoản nợ phát sinh

chủ yếu trên cơ sở hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên và con nợ bị nghỉ ngờ về khả năng trả no.

Nợ xấu có thé gồm số tiền nợ sốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên

quan đến khoản nợ mà khách hàng chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NHTM theo

thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng.

Bản chất của nợ xấu của NHTM là một khoản tiền NHTM đã cho khách hàng vay nhưng chủ nợ - NHTM xác định khả năng không thu hồi lại được do các

nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ví dụ do khách hàng là doanh nghiệp

kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản, khách hàng là cá nhân “chây ỳ”, có tinh tau tán tài sản và không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng

Dựa trên khái niệm về nợ xấu nêu trên, khái niệm về mua, bán nợ xấu của NHTM được hiéu như sau:

Mua, bán nợ xấu của NHTM được hiểu là sự thỏa thuận thé hiện thông qua hợp

đồng mua, bán nợ được ký kết giữa NHTM (bên bán nợ) và tổ chức, cá nhân mua nợ

(bên mua no) về việc chuyên nhượng quyền sở hữu khoản nợ xấu từ bên bán nợ sang bên mua nợ theo các điều kiện, nguyên tac, phương thức va qui trình luật định.

10

Trang 17

Các đặc điểm của mua, bán nợ xấu của NHTM

Thứ nhất, hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM được thực hiện bởi đa dạng các chủ thể và thể hiện thông qua hợp đồng băng văn bản (hợp đồng mua, bán nợ), theo đó bên bán nợ bắt buộc phải là NHTM — chủ sở hữu khoản nợ xấu, bên mua nợ

là các tổ chức, cá nhân được phép mua, bán, kinh doanh nợ xấu Bên mua nợ có thé là các công ty xử lý nợ trực thuộc các TCTD hoặc công ty mua, bán nợ độc lập, các

cá nhân được phép mua nợ xấu theo qui định của pháp luật Đặc biệt, trong số các

chủ thé mua nợ xấu của NHTM thì VAMC là tô chức được thành lập chuyên mua, bán nợ xấu của NHTM TCTD va VAMC thỏa thuận về việc mua, bán nợ trong hợp

đồng mua, bán nợ.

Ở Nhật Ban, chủ thé chủ yêu tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của các TCTD chính là 2 tổ chức: Công ty mua, bán nợ RCC (Resolution and Collection Corporation) và Cơ quan tái thiết công nghiệp IRCJ (Industrial revitalization Corporation of Japan) Bên cạnh đó còn có sự tham gia của AMC trực thuộc các ngân hàng Sự ra đời của các chủ thể này xuất phát từ yêu cầu giải quyết hệ quả của cuộc khủng hoảng của Nhật Bản trong thập niên 90 bắt nguồn từ sự đầu cơ 6 ạt vào thị trường chứng khoán và bat động sản trong giai đoạn trước đó tạo nên một “bong

bóng” của nền kinh tế Trước tình hình đó, Nhật Bản đã thi hành chính sách kinh tế

khan cấp thông qua việc hoàn thiện chức năng công ty mua, bán nợ RCC

(Resolution and Collection Corporation), và thành lập công ty được Chính phủ hỗ

trợ vốn dé giúp các công ty đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn tái cấu trúc tình hình

tài chính, nhân sự, khoa học — Industrial revitalization Corporation of Japan (IRCJ)

[35, tr.11-14], [26, tr.90].

Thứ hai, pháp luật qui định về các điều kiện đối với nợ xâu của NHTM khi được mua, bán Khoản nợ xấu này phải phát sinh trên cơ sở các hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM hoặc hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết Đối với mỗi chủ thé

mua nợ xâu, pháp luật qui định những điêu kiện đặc thù đôi với khoản nợ xâu được

11

Trang 18

mua, bán Ví dụ, các khoản nợ xấu được mua, bán bởi VAMC phải thỏa mãn điều kiện nhất định như khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm

phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của

khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 8 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP) Điều này cho thấy không phải khoản nợ xấu nào của các TCTD cũng được VAMC mua mà chỉ những khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm thì mới thuộc đối tượng mua, bán của VAMC TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ tín dụng trở lên phải bán nợ

cho VAMC đề đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức an toàn.

Thứ ba, các nguyên tắc mua, bán nợ xấu của NHTM Khi mua, bán no xấu, các bên mua, bán nợ phải tuân thủ các nguyên tắc chung của xử lý nợ xấu của

TCTD và các nguyên tắc đặc thù khi mua, bán nợ xấu của NHTM đối với từng loại

chủ thể mua nợ Các nguyên tắc chung của xử lý nợ xấu là: Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp chính đáng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tô chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan; Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự én định, an toàn hệ thống: Không sử dụng

ngân sách nhà nước dé xử lý nợ xấu; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm

pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật [32, Điều 3] Đối với bên mua, bán nợ xấu là VAMC,

các nguyên tắc đặc thù của chủ thể này khi mua, bán nợ xấu bao gồm: Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ; Hạn chế rủi ro và chi phí

trong mua, bán nợ xấu; Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một TCTD hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật [16, Điều 8].

Có thể thấy, các nguyên tắc mua, bán, nợ xấu của NHTM trước hết nhằm

12

Trang 19

mục tiêu bảo vệ quyền lợi của chủ nợ - các TCTD cho vay, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hài hòa hóa lợi ích giữa Nhà nước, các ngân hàng (chủ nợ) và bên

mua nợ và bảo dam sự an toàn cho các TCTD.

Thứ tư, các phương thức mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm phương thức thỏa thuận hoặc đấu giá Các bên mua, bán nợ xấu có thé thỏa thuận trực tiếp về việc mua, bán nợ xấu trong hợp đồng mua, bán nợ hoặc bên bán nợ ký hợp đồng vol

tổ chức dau giá tài sản về dich vụ đấu giá tài sản đối với khoản nợ xấu Khác với

mua, bán nợ xấu của các tô chức, cá nhân khác, đối với VAMC, pháp luật qui định các phương thức đặc thù khi mua, bán nợ xấu: VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi số bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt Trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của

TCTD Mệnh giá của trái phiếu tương ứng với giá trị của khoản nợ xấu mà VAMC

mua của NHTM Trái phiếu đặc biệt có lãi suất 0% và có thé được gia hạn, tổng thời hạn gia hạn và thời gian gốc của trái phiếu đặc biệt tối đa không quá 10 năm kê từ

ngày phát hành.

Thứ năm, hoạt động mua, bản nợ xấu của NHTM luôn được pháp luật điều chỉnh, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM và đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng Đối với chủ thể mua, bán nợ xấu là công ty xử lý nợ xấu quốc gia, do Nhà nước thành lập, pháp luật thường có qui định riêng về tổ chức và hoạt động đối với chủ thể này Ví dụ,

KAMCO là Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc được thành lập năm 1962 với mục đích xử lý nợ tồn đọng trong nền kinh tế Hàn Quốc, có luật điều chỉnh riêng về hoạt động của tô chức này (Đạo luật quản lý hiệu quả các tài sản xấu của các TCTD

và thiết lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc năm 1997" (Đạo luật KAMCO), sau đó KAMCO được điều chỉnh bởi Luật Cải tổ chức năng và nhiệm vụ của Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc) Ở Việt Nam, Nghị Quyết số 42/2017/QH14 về thi điểm xử lý nợ xấu của TCTD áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân xử lý nợ xấu của

TCTD, trong đó có VAMC Tuy nhiên, dé cu thé hóa hoạt động xử ly nợ xấu của VAMC thì có văn bản riêng điều chỉnh (Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, Nghi định

13

Trang 20

số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành

lập, tổ chức và hoạt động cua VAMC) Đối với mua, bán no của DATC (Công ty

trách nhiệm hữu hạn mua, bán nợ Việt Nam) thì được điều chỉnh bởi Thông Tư 135/2015/TT-BTC ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của DATC Còn các chủ thể khác tham gia xử lý nợ xấu thì chịu sự điều chỉnh của văn bản khác (Thông tư số 09/2015/TT-NHNN) Điều này cho thấy tam quan trọng của VAMC trong xử lý nợ xấu Đây là công ty xử lý nợ xấu của Nhà nước, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều

lệ VAMC đã thành lập San giao dich nợ va sản này chính thức đi vào hoạt động

ngày 15/10/2021 Điều này đã tạo kênh xử lý nợ xấu ngân hàng hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng chịu ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid-19, góp phần tích cực tư vấn, hỗ trợ việc mua bán, cơ cấu nợ của các

TCTD được diễn ra nhanh chóng, khách quan, công khai va minh bạch [48].

Thứ sáu, hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM nhằm mục đích “thu hồi khoản nợ mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng Khoản nợ này bao gồm cả gốc, lãi vay (trong han, quá hạn) và các chi phí phát sinh (nếu có) Tuy nhiên, việc thu hồi được toàn bộ khoản no là điều khó có thé xảy ra Ví dụ, đối với các khoản nợ xấu ngân hàng ở Liên Bang Nga thì ngân hàng cho vay (chủ nợ) thường đề xuất chuyên

quyền yêu cầu đòi nợ cho bên thứ ba với giá khoảng 20%-30% giá trị của khoản nợ

nhưng thực tế giá chấp nhận chỉ chiếm 10%” [37, tr.27] Ngoài ra, việc mua, bán nợ xâu của NHTM giúp cho NHTM đảm bảo khả thanh toán các khoản tiền gửi cho người gửi tiền (bởi lẽ tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu đối với hoạt động tín dụng của NHTM), hạn chế tình trang phá sản ngân hàng.

1.1.2 Các nguyên tac mua, ban nợ xấu của ngân hàng thương mại

Khi mua, bán nợ xấu các bên mua, bán nợ và các chủ thể liên quan phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trên cơ sở đó đảm bảo thu hồi tối đa khoản nợ xâu của NHTM, hạn chế rủi ro cho NHTM.

Mua, bán nợ xấu của NHTM là một biện pháp xử lý nợ xấu, vì vậy hoạt động này trước hết phải tuân thủ những nguyên tắc xử lý nợ xấu ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, mua, bán nợ xấu của NHTM cũng phải tuân thủ những nguyên tắc

14

Trang 21

mua, bán nợ của NHTM vì nợ xấu chỉ là một loại nợ của NHTM Tựu chung lại, khi mua, bán nợ xấu, các chủ thé phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ nợ và người gửi tiền, các chủ thể tham gia mua, bán nợ xấu Theo nguyên tắc này, các thông tin về nợ xấu, các giao dịch mua, bán, chuyển nhượng nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xâu cần phải được công khai,

đảm bảo sự minh bạch, từ đó thúc đây sự phát triển của thị trường mua, bán nợ xấu.

Đặc biệt, khi mua, bán nợ xấu, các quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng và chủ nợ cấp tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, từ đó bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

Thứ hai, nguyên tắc bình đăng, thỏa thuận, giao dịch công bằng: đa số chủ thé tham gia hoạt động xử lý nợ xấu, trong đó có chủ thể mua, bán nợ xấu thực hiện mua, bán nợ thông qua hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng mua, bán nợ), thể hiện sự tự do ý chí, tự nguyện của các bên (Trừ trường hợp Nhà nước yêu cầu TCTD phải bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản, ví dụ, ở Việt Nam, Thông Tư số 19/2013/TT-NHNN

về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

(Điều 21) qui định NHNNVN yêu cầu TCTD phải bán nợ xấu cho VAMC khi tỷ lệ

nợ xấu từ 3% trên tổng dư nợ tín dụng trở lên) Các giao dịch mua, bán nợ xấu phải

dam bao sự công bằng, không phân biệt chủ thé mua, bán nợ là tổ chức hay cá nhân, “các chủ thé tham gia thị trường đều bình dang trong việc tiếp cận các thông tin về nợ xấu, đảm bảo thị trường xử lý nợ xấu vận hành thông suốt, thu hồi tối đa các

khoản nợ xấu Các hành vi trong xử lý nợ xấu thé hiện sự bất bình dang, không

công bằng, trái pháp luật sẽ bị áp dung các chế tài phù hợp” [37, tr.31] Ngoài ra, mua, bán nợ xấu phải bảo đảm nguyên tắc thỏa thuận nhưng không trái với nội dung tại hợp đồng cấp tín dụng và hợp đồng bảo đảm cho khoản nợ Vậy khi mua, bán nợ xấu của NHTM, bên mua, bán nợ thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng mua, bán nợ nhưng phải phủ hợp với giao dịch — là cơ sở phát sinh khoản nợ xấu Ví dụ, về giá trị của khoản nợ xấu phải không lớn hơn tổng giá trị của hợp đồng tín dụng được ký kết giữa khách hàng và ngân hàng (bao gồm nợ góc, lãi và phí).

15

Trang 22

Thứ ba, không sử dụng vốn ngân sách dé mua nợ xấu Nợ xấu phát sinh trên cơ sở các giao dịch được xác lập giữa một bên là TCTD và bên kia là các tổ chức, cá nhân vì mục tiêu lợi nhuận Vì vậy, khi mua nợ xấu, các chủ thể không được sử dụng vốn ngân sách mà phải dựa vào nguồn vốn của chính bên mua nợ Điều này nhằm đảm bảo sự luân chuyên vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế phù hợp với

cơ chế thị trường và tao cơ sở phát triển thị trường mua, bán nợ xấu Trong trường

hợp đặc biệt, vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng để hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng và khủng hoảng tài chính, ngân hàng.

Thứ tu, các chủ thé tham gia mua, bán nợ xấu tự chịu trách nhiệm đối với

hoạt động mua, bán nợ xấu Trong quá trình mua, bán nợ xấu, bên mua, bán phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua, bán nợ, nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật.

Thứ năm, TCTD có tỷ lệ nợ xâu dưới 3% và được NHNN chấp thuận hoạt

động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD thì được phép mua nợ

xấu (trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cau) Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép NHNN TCTD phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ.

Thứ sáu, TCTD mua nợ phải tuân thủ các pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

Thứ bảy, khi bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên

mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia,

phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán.

Ngoài ra, đối với mua, bán nợ xấu bởi chủ thê là Công ty xử lý nợ xấu quốc

gia, do Nhà nước thành lập (ví du, VAMC) thì còn phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù sau, đó là:

Thứ nhất, trong mua, bán nợ xấu các bên phải áp dụng các biện pháp hạn chế

rủi ro và hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán nợ xấu Biện pháp

này có thé là thu giữ tai sản bảo đảm dé xử lý, thu hồi nợ tối đa cho chủ nợ.

Thứ hai, việc mua, ban nợ xâu được thực hiện đôi với từng khoản nợ xâu

16

Trang 23

hoặc theo từng khách hàng vay khi khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một

TCTD hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo dam

cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hang vay tại một TCTD.

1.1.3 Các phương thức mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại Thứ nhất, phương thức thỏa thuận.

Day là phương thức phổ biến được áp dụng khi mua, bán nợ xấu Theo đó, bên

mua, bên bán thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng mua, bán nợ trên tinh thần tự nguyện, thé hiện sự tự do ý chí của các chủ thé Sau khi đạt được sự thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng mua, bán nợ xấu, các bên đại diện hợp pháp sẽ ký hợp đồng

và bên bán chuyền nhượng quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ xấu.

Theo phương thức thỏa thuận, giá khoản nợ xấu được xác định thông qua

việc định giá giữa bên bán nợ xấu và bên mua nợ xấu hoặc thông qua vai trò của bên định giá chuyên nghiệp Nếu các bên tự định giá thì giá khoản nợ xấu phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường tại thời điểm định giá “Trong trường hợp không thê tự định giá, lựa chọn một công ty định giá chuyên nghiệp được xem là giải pháp thay thể hoàn hảo cho sự lựa chọn của các bên Day được coi là sự khác biệt căn bản giữa phương thức mua bán nợ bằng cơ chế thỏa thuận với phương thức

dau giá nợ” [40].

Thứ hai, phương thức dau giá.

Dé thực hiện mua, bán nợ xấu, NHTM tự mình tiến hành dau giá nợ xấu

hoặc thông qua một tô chức dau giá chuyên nghiệp định giá giá trị của khoản nợ xấu

làm cơ sở để chuyên giao khoản nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ Phương thức

đấu giá các khoản nợ xấu giúp NHTM dễ dàng trao đổi thông tin, tiếp cận với các nhà

đầu tư tiềm năng và hạn chế những rủi ro gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu, đảm bảo thị trường mua, bán nợ xấu công khai, minh bạch [45].

Bên bán nợ và bên mua nợ có thể lựa chọn phương thức đấu giá hay thỏa thuận phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên Đối với VAMC, khi VAMC tự bán dau giá khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn (có giá khởi điểm khi bán đấu giá từ 100 tỷ đồng trở lên), VAMC phải thành lập Hội đồng

17

Trang 24

đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ Đối với DATC, khi mua nợ xấu của TCTD, DATC không chỉ thực hiện mua nợ xấu theo phương thức thỏa thuận mà còn tham gia đấu giá khoản nợ xấu/tài sản bảo đảm của các TCTD, qua đó DATC thê hiện vai trò là trung gian kết nối giữa các nhà đầu tư tham gia xử lý nợ xấu.

1.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật hoạt động mua, bán nợ xấu của

ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu

của ngân hàng thương mại

Nợ xấu ngân hàng có tác động mạnh tới sự phát triển của ngân hàng và nền kinh tế, có thé gây ra khủng hoảng tài chính, ngân hàng, vì vậy xử lý nợ xấu nói

chung và hoạt động mua, bán nợ xấu nói riêng cần thiết được điều chỉnh bởi pháp

luật, trên cơ sở đó có thé bảo vệ quyền lợi của chủ nợ - các TCTD và hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc ) cho thấy cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu đề hạn chế tối đa rủi ro cho ngân

hàng, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cũng như người gửi tiền, đảm bảo sự an toàn

của hệ thống ngân hàng.

Pháp luật về mua, bán nợ xdu của NHTM là tổng hợp những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện mua, bán nợ xấu của NHTM.

Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm các đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm các qui phạm

pháp luật chuyên ngành và các qui phạm pháp luật chung Xuất phát từ vai trò, tam

quan trọng của hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, cần thiết phải ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành, trực tiếp điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ xấu, theo đó các nội dung chủ yếu sau đây được đề cập như khoản nợ xấu được mua, bán, các điều kiện đối với khoản nợ xấu, các nguyên tắc, phương thức mua, bán nợ xấu, chủ thé tham gia hoạt động mua, bán nợ xâu, hợp đông mua, bán nợ xâu, xử lý tài sản bảo đảm

18

Trang 25

khoản nợ xấu Việc mua, bán nợ xấu thường được thê hiện trong văn bản riêng về xử lý nợ xấu (ví dụ, ở Việt Nam đó là Nghị quyết 42/2017/QH14) Đặc biệt, hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC thì được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật riêng (ví dụ, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông Tư 19/2013/TT-NHNN).

Ngoài ra, hoạt động mua, bán nợ xấu cũng được điều chỉnh bởi pháp luật chung như pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh, phá sản bởi lẽ

chủ thé tham gia mua, bán nợ xấu bao gồm các tô chức (trong đó có doanh nghiệp), cá

nhân trong nền kinh tế Pháp luật dân sự qui định về mua, bán tài sản nói chung, trong đó có mua, ban quyền tài sản Vì vậy, mua, bán nợ xấu cũng được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự Pháp luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp qui định về các loại hình doanh nghiệp, vấn đề cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh (trong đó có các doanh nghiệp mua, bán nợ xấu) Vậy pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm các

qui phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp về mua, bán nợ xấu.

Thứ hai, pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM điêu chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện mua, bán nợ xấu của NHTM Chủ thé tham gia quan hệ này bao gồm NHTM - chủ sở hữu khoản nợ xấu và chủ thé mua nợ xấu Các chủ thé mua nợ xấu bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước, tuân thủ các điều kiện nhất định và được pháp luật cho phép Thông thường, trực thuộc NHTM có các công ty xử lý nợ xấu Ngoài ra,

các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu mua, bán nợ xấu cũng có thể thực hiện mua, bán nợ xâu của ngân hàng Công ty xử lý nợ xấu quốc gia được thành lập dé thực hiện mua, bán nợ xấu thường xuyên nhằm bảo đảm sự an toàn cho hoạt

động của ngân hàng và hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM chủ yếu là các quy phạm

pháp luật trao quyền cho các nhóm chủ thể bên bán (NHTM) và bên mua (các tổ

chức, cá nhân) Không giống như các loại tài sản khác được tự do mua bán không

giới hạn chủ thể trên thị trường, nợ xấu chủ phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng nên chỉ các NHTM tham gia vào hoạt động mua, bán với vai trò bên bán nợ.

Tuy nhiên, mua, bán nợ xấu được thực hiện theo nguyên tắc bình đăng, thỏa thuận,

vì vậy pháp luật vê vân đê này tạo điêu kiện đê các chủ thê thực hiện mua, bán nợ

19

Trang 26

trên tinh thần tự nguyện, tự do ý chí Nhà nước chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.

Do đó, các qui phạm pháp luật trao quyền tạo cơ hội cho các chủ thể bình đăng

tham gia thị trường mua, bán nợ và kích thích sự phát triển của thị trường này Một khi thị trường mua, bán nợ nói chung, trong đó có nợ xấu phát triển thì nguồn vốn

hoạt động của ngân hang cũng được đảm bảo và giúp ngân hàng thu hồi vốn đã cấp

cho khách hàng.

Thứ tư, pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM được điều chỉnh chủ yếu bằng phương pháp bình đăng thoả thuận Về bản chất, mua, bán nợ xau cũng là một trong những giao dịch dân sự, trong đó quyền tự do thoả thuận của các bên luôn được pháp luật tôn trọng Trong mua, bán nợ xấu, các bên bình đăng, được tự do thoả thuận về giá mua, bán, phương thức thanh toán, đối tượng của giao dịch Pháp luật tôn trọng sự tự do thoả thuận của các bên nhưng sự thoả thuận đây không được trái với

các quy tắc đạo đức xã hội và những quy định của pháp luật [37, tr.232].

1.2.2 Nội dung pháp luật về mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm nội dung chủ yếu sau: i) Chủ thé mua, bán nợ xấu; ii) Khoản nợ xấu được mua, bán; iii) Qui trình mua, bán

nợ xấu; iv) Các nguyên tắc mua, bán nợ xấu; v) Phương thức mua, bán nợ xấu; vi)

Hợp đồng mua, bán nợ xấu; vii) Xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; viii) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ mua, bán nợ xấu.

Thứ nhất, các chủ thể thực hiện mua, bán nợ xấu bao gồm NHTM cấp tín dụng (bên bán nợ) và các công ty xử lý nợ, các tổ chức, cá nhân được phép kinh

doanh nợ xấu Tuy nhiên, trong quan hệ mua, bán nợ xấu có thể có sự tham gia của chủ thé môi giới, tổ chức dau giá, công ty định giá Về nguyên tắc, các chủ thé

mua, bán nợ xấu bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện mua, bán nợ xấu và thể

hiện sự tự nguyện khi tham gia hoạt động này, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác (ví dụ, NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/ tổng dư nợ thì bắt buộc phải bán nợ xấu cho VAMC) Các bên mua và bán nợ đều có quyền và nghĩa vụ Khi mua, bán nợ xấu, bên mua trở thành chủ sở hữu khoản nợ xấu và bên bán chuyên nhượng không chỉ quyên đòi nợ mà cả các nghĩa vụ phát sinh từ nợ xâu Bên mua nợ có thê

20

Trang 27

là công ty xử lý nợ xấu quốc gia, công ty quản lý tài sản trực thuộc các NHTM

(AMC), các tổ chức khác và cá nhân được phép kinh doanh nợ xấu theo qui định

của pháp luật Ở Việt Nam, các AMC được thành lập khá phô biến dé xử lý nợ xấu của chính ngân hàng mẹ Ở Trung Quốc, 04 công ty quản lý tài sản là bên mua nợ

xấu được thành lập năm 1999 dé mua các khoản nợ xấu của 4 ngân hàng thương

mại quốc doanh lớn ở Trung Quốc [46] Ngoài bên mua, bán nợ thì bên môi giới, tổ chức định giá, tổ chức đấu giá (nếu có), khách hàng vay nợ, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm là các chủ thể liên quan đến hoạt động này Khách hàng có trách nhiệm chi trả khoản nợ xấu cho chủ nợ Bên môi giới, tổ chức định giá, tổ chức đấu

giá hỗ trợ cho các giao dịch mua, bán nợ xấu được thực hiện Cơ quan đăng ký giao

dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua.

Thứ hai, về khoản nợ xấu được mua, bán Khoản nợ xấu phát sinh chủ yếu

từ các hoạt động cấp tín dụng của NHTM trên cơ sở các hợp đồng đươc ký kết giữa NHTM và khách hàng, thê hiện quyền đòi nợ đối với khách hàng Các khoản nợ từ hoạt động cấp tín dụng có thể là nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ xấu Vì vậy, khi một khoản nợ thỏa mãn các điều kiện được coi là nợ xấu và các điều kiện dé khoản nợ

xấu được chuyền nhượng, có thé là đối tượng của hợp đồng mua, bán thì khoản nợ

xâu đó mới được chuyền nhượng trên thị trường (ví dụ, khoản nợ xấu đó phải có tài sản bảo đảm, không có thỏa thuận giữa TCTD cấp tín dụng và khách hàng vay về việc cam chuyên nhượng khoản nợ, được công ty xử lý nợ xấu đánh giá có khả năng

thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi ) Khi mua, bán nợ xấu thì khoản nợ này phải được

định giá theo nguyên tắc thỏa thuận, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm định giá.

Nếu không đạt được sự thỏa thuận thì các bên sẽ thuê tổ chức định giá hoặc đầu giá

khoản nợ.

Thứ ba, qui trình mua, bán nợ xấu của NHTM Tùy vào phương thức mua,

bán nợ xấu và chủ thể mua, bán nợ xấu mà có qui trình mua, bán nợ xấu khác nhau.

Theo phương thức thỏa thuận thì qui trình đơn giản hơn theo phương thức đấu giá,

theo đó một trong các bên mua hoặc bán đề nghị giao kết hợp đồng mua, bán nợ và

21

Trang 28

bên kia chấp nhận đề nghị đó, các bên đàm phán, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng mua, bán nợ và ký kết hợp đồng này, sau đó bên bán chuyên nhượng quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ Theo phương thức đấu giá thì NHTM tự đấu giá hoặc thuê tổ chức đấu giá chuyên nghiệp dé tiến hành xác định giá trị khoản nợ xấu Đối với chủ thê mua nợ là công ty xử lý nợ xấu quốc gia thì qui trình mua, bán nợ được qui định khá chặt chẽ Ví dụ, đối với VAMC thì khi VAMC mua nợ theo giá trị thị trường, VAMC phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận phương án mua nợ theo giá trị thị trường

và gửi NHNN NHNN có thé chấp thuận hoặc từ chối phương án này của VAMC.

Thứ tư, các nguyên tắc mua, bán nợ xấu của NHTM Các nguyên tắc này bao gồm nguyên tắc chung của xử lý nợ xấu ngân hàng cũng như nguyên tắc đặc thù khi mua, bán nợ xấu Ví dụ, nguyên tắc chung khi xử lý nợ xấu như: “Hài hòa hóa lợi ích giữa Nhà nước, các ngân hàng (chủ nợ) và các tổ chức mua, bán nợ xấu; Huy động các công ty thương mại chuyên nghiệp dé phục vụ cho việc xử lý nợ xấu, thu thập thông tin và phân tích lich sử tín dụng, đánh gia rủi ro tin dụng và kha năng tài chính của con nợ” [37, tr.31-32] Nợ xấu ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của ngân hàng và hệ thống ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy pháp luật luôn qui định về các nguyên tắc mua, bán nợ xấu như nguyên tắc công khai, minh bạch, hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu, nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc thỏa thuận thông qua hợp đồng mua, bán nợ Các nguyên tắc trên cần được tuân thủ xuyên suốt trong quá trình mua, bán nợ.

Thứ năm, phương thức mua, bán nợ xấu: thỏa thuận hoặc đấu giá Đây là

nội dung bắt buộc trong mua, bán nợ xấu của NHTM Thông thường, các bên mua,

bán lựa chọn phương thức thỏa thuận, tuy nhiên phương thức đấu giá được áp dụng khi các bên không áp dụng cơ chế thỏa thuận và thuê tổ chức đấu giá dé bán khoản nợ xấu Khi đấu giá, các bên phải tuân thủ không chỉ pháp luật về xử lý nợ xấu mà phải tuân thủ cả pháp luật về đấu giá tài sản.

Thứ sáu, hợp đồng mua, bán nợ xấu Hop đồng có thé được xem là “mồi

cam kết hoặc một tập họp những cam kết mà nếu vi phạm sẽ bị áp dụng chế tai hoặc pháp luật công nhận việc thực hiện là một nghĩa vu” [62, p.1] Các vấn đề liên

22

Trang 29

quan đến hợp đồng bao gồm hình thức, nội dung của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, xác định giá của khoản nợ xấu, công cụ thanh toán khoản nợ xấu, quyền và nghĩa vụ của các chủ thé mua, bán nợ xấu, van đề hiệu lực của hợp đồng.

Thứ bay, xử lý tài sản bảo dam của khoản nợ xấu Khi mua, bán nợ xâu có tài sản bảo đảm thì việc xử lý nợ xấu bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm, trong đó trọng tâm vào van dé giao tài sản bảo đảm dé xử lý, quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, phương thức xử lý.

Thứ tám, giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình mua, bán nợ xấu của NHTM Khi mua, bán nợ xấu, có thé phát sinh các bat đồng, mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các bên mua, bán nợ, các chủ thể liên quan như bên môi giới, bên bảo đảm “Các tranh chấp trong hoạt động mua bán nợ mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần), gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp, và được giải quyết trên nguyên tắc bình đăng, thỏa thuận” [40, tr.70] Pháp luật có những qui định đặc thù khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong mua, bán nợ xấu Ví dụ, về thủ tục rút gọn tại tòa án khi giải quyết tranh chấp về giao tài sản bảo đảm đề xử lý nợ xấu Về

nguyên tắc, các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ mua, bán nợ xấu cũng được điều chỉnh bởi pháp luật chung như phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án Tuy nhiên, mua, bán nợ xấu là biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả so

với các biện pháp xử lý nợ xau khác, vì vậy cần có các qui định về giải quyết tranh chấp từ mua, bán nợ xấu nhanh gọn, đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, trên cơ sở đó hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng, phát triển các quan hệ tín dụng ngân hàng.

1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới pháp luật về mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại

Pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM chịu sự tác động bởi các yếu tố khác nhau Các yếu tố tác động chủ yếu bao gồm: (i) Chủ trương, chiến lược và định hướng của nha nước về phát triển hệ thống ngân hang và xử lý nợ xấu (ii) Thực tiễn hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM; (iii) Yêu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ nhát, chủ trương, chiên lược và định hướng của nhà nước về phát triên

23

Trang 30

hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng

đối với sự phát triển của nền kinh tế và nợ xấu luôn tiềm ân đối với hệ thống ngân hàng, “có những hậu quả tiêu cực đối với ngân hàng, làm thắt chặt các nguồn lực của ngân hàng như vốn, nhân lực, làm mất cơ hội cho hoạt động có lợi hơn Nợ xấu lớn cũng có thể khiến chỉ phí cho vay của ngân hàng tăng lên do sự không chắc chắn về triển vọng của tô chức” [50] Vì vậy việc ban hành chiến lược phát triển ngân hang và xử lý nợ xấu mang tính cấp thiết ở mỗi quốc gia Có thé thấy, chủ trương, chiến lược và định hướng phát triển hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia có những đặc thù nhất định, gắn với bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng và hạn chế nợ xấu ngân hàng.

Các chiến lược, định hướng này chi phối tới việc ban hành và sửa đổi, bổ sung pháp

luật về mua, bán nợ xấu, trên cơ sở đó hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng Ví dụ,

theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thi “ôn định hoạt động của hệ thống TCTD đóng vai trò chủ chốt trong ồn định tiền tệ và ôn định tài chính”, “phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống

các TCTD dưới 3%” Từ đó, các qui định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung và mua, bán nợ xấu nói riêng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chiến

lược phát triển ngành ngân hàng.

Thứ hai, thực tiễn hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM tác động tới sự điều chỉnh của pháp luật về mua, bán nợ xấu Pháp luật được ban hành cần phù hợp

với thực tiễn, như vậy mới có tính khả thi, hiệu quả khi triển khai, thực thi trong

thực tế Thực tiễn hoạt động mua, bán nợ xấu gan VỚI quyền và lợi ích của các chủ thê mua, bán nợ xấu, vì vậy pháp luật về mua, bán nợ xấu ngân hàng cần qui định rõ về hợp đồng mua, bán nợ xấu, trong đó nhắn mạnh tới quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thê tham gia hợp đồng Đối với mỗi chủ thê khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ nhất định cần được điều chỉnh bởi pháp luật Ví dụ, đối với VAMC với hoạt động chính là mua nợ xấu của các TCTD, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm thì VAMC có các quyền và nghĩa vụ nhất định và có sự khác biệt

24

Trang 31

với AMC (các công ty xử lý nợ trực thuộc các TCTD), chuyên xử lý nợ xấu cho chính TCTD - công ty mẹ, khác với DATC — Công ty trách nhiệm hữu han mua,bán nợ Việt Nam do Chính phủ thành lập.

Thứ ba, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Hội nhập quốc tế yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài

chính và tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng Việc xây dựng

pháp luật về mua, bán nợ xấu cần phải phù hợp và có sự tương thích nhất định với các quy chuẩn, các chudn mực quốc tế, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua, bán nợ xấu, tạo kênh xử lý nợ xấu hiệu quả Khi ban hành pháp luật về mua, bán nợ xấu cần quan tâm tới nội

dung về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường ngân hàng, các chủ thé là nha dau tư nước ngoài được phép mua, bán nợ xâu.

25

Trang 32

Kết luận chương 1

Chương | nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM, từ đó khang định những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nợ xâu của NHTM là các khoản nợ phát sinh chủ yếu trên cơ sở

hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên và con nợ bị nghi ngờ về khả năng trả nợ.

Thứ hai, hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM được hiểu là sự thỏa thuận thé hiện thông qua hợp đồng mua, bán nợ được ký kết giữa NHTM (bên bán ng) và

tô chức, cá nhân mua nợ (bên mua nợ) về VIỆC chuyên nhượng quyền sở hữu khoản

nợ xấu từ bên bán nợ sang bên mua nợ theo các điều kiện, nguyên tắc, phương thức và qui trình luật định.

Thứ ba, hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM bên cạnh những đặc điểm chung, của hoạt động mua, bán nợ thì còn mang những nét đặc thù về chủ thể mua, bán

nợ xấu, về điều kiện đối với khoản nợ xấu được mua, bán, về cơ sở phát sinh nợ xấu, về phương thức mua, bán nợ xấu, các nguyên tắc, trình tự, thủ tục mua, bán nợ xấu.

Thứ tw, pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM bao gồm tổng hợp những

quy phạm pháp luật do co quan Nhà nước có thầm quyền ban hành nham điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thé thực hiện mua, bán nợ xâu của NHTM Pháp luật về van đề trên bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1) Chủ thé mua, bán nợ xấu; 2) Khoản nợ xấu được mua, bán; 3) Qui trình mua, bán nợ xấu; 4) Các nguyên tắc mua, bán nợ xấu; 5) Phương thức mua, bán nợ xấu; 6) Hợp đồng

mua, bán nợ xấu; 7) Xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; 8) Giải quyết tranh

chấp phát sinh từ mua, bán nợ xấu Tuy nhiên, luận văn không đi sâu phân tích qui trình mua, bán nợ xấu và giải quyết tranh chấp phát sinh từ mua, bán nợ xấu.

Thứ năm, pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM bị tác động

bởi nhiều yếu tố Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng bao gồm: ((¡) Chủ trương, chiến lược và định hướng của nhà nước vê phát triên hệ thông ngân hàng và xử lý nợ xâu

26

Trang 33

(ii) Thực tiễn hoạt động mua, bán nợ xấu của NHTM; (iii) Yêu cầu của hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Có thé thấy, các kết quả nghiên cứu nêu trên tạo tiền đề, cơ sở dé nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam trong

chương 2 của luận văn.

27

Trang 34

Chương 2

THUC TRANG PHÁP LUAT VÀ THỰC TIEN

THUC THI PHÁP LUAT VE HOAT DONG MUA, BAN NO XAU CUA NGAN HANG THUONG MAI O VIET NAM

2.1 Thực trang pháp luật về hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hang thương mại ở Việt Nam

Các văn bản pháp luật về mua, bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam được chia

làm 2 loại, điều chỉnh về mua, bán nợ nói chung của TCTD (trong đó có nợ xấu) và mua, bán nợ xấu bởi các chủ thé đặc biệt như VAMC, DATC, AMC, điền hình như

Nghị quyết số 42/2017/QH14, Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp

dụng các quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14, Thông Tư số 09/2015/TT-NHNN

(được sửa đổi, bố sung bởi Thông Tư số 18/2022/TT-NHNN), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 về việc thành lập DATC, Thông tư

135/2015/TT-BTC ngày 31/08/2015 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của DATC, Nghị định

số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN (được sửa đổi,

bổ sung tại các Thông Tư số 14/2015/TT-NHNN, Thông Tư số 08/2016/TT — NHNN, Thông Tư số 09/2017/TT-NHNN về việc sửa đổi, bé sung một số điều của

của Thông Tư số 19/2013/TT- NHNN) Thực trạng pháp luật về mua, bán nợ xấu

của NHTM ở Việt Nam được thé hiện như sau:

2.1.1 Chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ xấu của ngân hàng thương mại

Pháp luật hiện hành ở Việt Nam qui định các chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ xấu ngân hàng rất đa dạng, bao gồm bên bán nợ xấu - các NHTM có khoản nợ xấu, bên mua nợ xấu - công ty xử lý nợ xấu quốc gia, công ty xử lý nợ xấu trực thuộc TCTD, công ty xử lý nợ xấu do các tô chức, cá nhân thành lập và các cá nhân mua, bán nợ xấu (nếu pháp luật cho phép) Mỗi chủ thể có mức độ tham gia vào hoạt động xử lý nợ của hệ thống ngân hàng là khác nhau [1, tr.3] Khi đã mua được khoản nợ xấu, về nguyên tắc, các chủ thé mua nợ có thé trở thành bên bán nợ khi khoản nợ xấu chưa thu hồi được, tạo sự luân chuyển khoản nợ xấu từ chủ thể

này sang chủ thé khác.

28

Trang 35

Bên bán nợ xấu: là các NHTM có khoản nợ xấu Theo Điều 2 Phu lục về xác

định nợ xấu (ban hành kèm theo Nghị Quyết số 42/2017/QH14) thì nợ xấu là khoản nợ phát sinh trên cơ sở sau đây:

1 Cho vay.

Cho thuê tài chính.

Chiết khấu, tái chiết khâu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác Bao thanh toán.

Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng Trả thay theo cam kết ngoại bảng.

NN Wn + W WY Ủy thác cấp tín dụng.

8 Hoạt động mua bán nợ.

9 Hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên

thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của

các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Vậy bên bán nợ xấu là NHTM - chủ sở hữu khoản nợ xấu, bán nợ nhằm mục

đích thu hồi vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu Sau khi bán nợ xấu thì bên mua nợ trở thành chủ sở hữu khoản nợ xấu và có thê chuyên nhượng khoản nợ này trên thị trường Về

nguyên tắc, NHTM bán nợ xấu trên tinh thần tự nguyện và có sự thỏa thuận với bên bán về khoản nợ xấu được mua bán Tuy nhiên, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so VỚI tổng dư nợ tín dụng trở lên phải bán nợ cho VAMC (theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 19/2013/TT-NHNN) Nếu NHTM không trực tiếp bán nợ thì có thể ủy

quyền cho AMC trực thuộc NHTM bán khoản nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân

được phép theo qui định của pháp luật.

Bên mua nợ xấu có thể là tổ chức, cá nhân Pháp luật qui định chủ thể mua nợ nói chung rất đa dạng, trong đó có cả chủ thể mua nợ xấu Theo Khoản 4 Điều 3 và Khoản 3, 4 Điều 5 Thông Tư 09/2015/TT-NHNN, bên mua nợ xấu có thể là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được NHNN chấp thuận hoạt động mua nợ; Tô chức khác, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú) TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được

29

Trang 36

NHNN chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là

Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của

NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và

việc sử dụng dự phòng dé xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài trước thời điểm ký hợp đồng mua nợ TCTD phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ trước khi mua, bán nợ.

Ngoài các TCTD mua nợ thì bên mua nợ có thé là tổ chức kinh doanh dịch vu mua, bán nợ như công ty mua, bán nợ thành lập và hoạt động theo Nghị định sỐ

69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ (Nghi định 69/2016/ND-CP) Theo Nghị định này, các công ty này dé được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện nhất định như: i) doanh nghiệp phải có quy chế quan lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dich vụ mua bán nợ phù hop với quy định pháp luật; ii) người quản lý của doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cam quan ly doanh nghiép theo quy dinh của Luật doanh nghiệp, có trình độ hoc van từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kính tế, quản tri kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận, là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ, không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề; iii) có mức vốn

điều lệ, vốn đầu tư tối thiêu là 100 tỷ đồng (Điều 5 và 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP).

Tuy nhiên, khi Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

được ban hành và có hiệu lực, ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ” đã được loại bỏ ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Nghị

định số 69/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành Hoạt động mua bán nợ của các

chủ thê không phải là TCTD không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Chủ thê của giao dịch mua, bán nợ có thê là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào phù hợp với qui định pháp luật dân sự, thương mại.

30

Trang 37

Đặc biệt, bên mua nợ xấu chủ yếu trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm DATC, AMC, VAMC.

DATC: đây là công ty Mua bán nợ va tài sản tồn dong của doanh nghiệp thuộc bộ Tài chính Theo dé án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 — 2015” do Thủ tướng phê duyệt, trong các biện pháp xử lý nợ xấu có biện pháp bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho DATC Hiện nay DATC hoạt động theo Nghị định số

129/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC (Nghị định số

129/2020/NĐ-CP) và Thông tư số 135/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của DATC (Thông tư số 135/2015/TT-BTC) theo đó vốn điều lệ cho DATC hoạt động là 6.000 tỷ dong DATC ưu tiên tập trung nguồn lực dé hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyên đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản; Mua, xử lý các khoản nợ và tài sản của các tô chức, cá nhân.

AMC được thành lập trực thuộc các TCTD, hoạt động theo Quyết định số 1390/2001/QD-NHNN ngày 07/11/2001 của NHNN ban hành điều lệ mẫu về tổ

chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng

thương mại (Quyết định 1390/2001/QD-NHNN) AMC là Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHTM, hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay.

Mục tiêu của các AMC trực thuộc các TCTD là tập trung vào việc xử lý tài

sản và tối đa hoá tỉ lệ thu hồi thông qua việc tái cơ cấu chủ động bằng biện pháp

như khởi kiện Điều này hoàn toàn là hợp lý bởi vì ngân hàng có dit liệu về các khoản vay nợ và nam chắc khách hang của họ - những người đi vay Việc dé các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng là động lực tốt hơn cho các ngân hàng trong việc tối đa hoá giá trị thu hồi từ các khoản nợ xấu và tránh được những khoản lỗ trong tương lai nhờ những cải cách trong qui trình thẩm định và giám sát các khoản vay Các công ty này được giao những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ mệnh của mình trong một thời gian “ngắn” [27 tr.26] Nếu ngân hàng mẹ tự xử

31

Trang 38

lý nợ xấu thì có thể đối mặt với những đòi hỏi cao về nhân sự, nguồn lực để xử lý và cơ sở hạ tầng (ví dụ điển hình là thị trường nợ xấu của nước Áo) hoặc rủi ro đánh mat thương hiệu, danh tiếng [64, p.38] nên buộc phải “outsource” ra các nhà cung cấp dịch vụ nội bộ (AMC) hoặc bên ngoài [37, tr.36] Các AMC có mục đích chính là tách hoạt động quản lý nợ xấu ra khỏi hoạt động ngân hàng cốt lõi, trong khi vẫn

giữ được lợi thé từ việc phục hồi và kiêm soát đầy đủ các khoản nợ này Các ngân hàng có lợi thế so sánh để xử lý nợ xấu do đã có hồ sơ khoản vay và thông tin về

người vay Hơn nữa việc để tài sản này trong ngân hàng có thê làm tăng động lực để ngân hàng tối đa hóa giá trị thu hồi của nợ xấu [50].

VAMC là chủ thể xử lý nợ xấu do Nhà nước thành lập, mua nợ xấu của TCTD theo các phương thức sau: mua nợ xấu theo giá trị ghi số bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường bang

nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt Việc mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC

được thực hiện theo Thông tư số 19/2013/TT-NHNN VAMC được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại tòa án. VAMC cũng kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ trong quá trình thi hành án Đồng thời, VAMC không phải đăng ký thay đổi với bên nhận bảo đảm trong hợp đồng đảm bảo Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho VAMC trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu đã mua Các khoản nợ xấu được VAMC mua khi có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hang Nhà nước (Điều 8 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP) Đây là một trong những điểm khác biệt giữa hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC so với các chủ thé mua nợ khác.

Ngoài ra, Sàn giao dịch nợ của VAMC đã đi vào hoạt động từ năm 2021, đã xử lý hơn 770 tỷ đồng, trong đó, thông qua nghiệp vụ tư vấn, môi giới là 130 tỷ đồng; TCTD xử lý thông qua đăng tin trên sàn 640 tỷ đồng [49] Căn cứ vào Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các

32

Trang 39

TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”; Chiến lược phát triển của

VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN, Hội đồng thành viên VAMC đã ban hành Quyết định số 10/QD-HDTV ngày 13/5/2021 về việc thành lập VAMC - Chi nhánh San giao dich nợ (Sàn

giao dịch nợ VAMC).

Sàn giao dịch nợ VAMC là trung gian kết nối thị trường nợ xấu, giúp các bên

mua, bán nợ xấu gặp nhau, thực hiện giao dịch các khoản nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu, góp phần đây nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM, lành mạnh hóa tài chính cho doanh nghiệp Sản giao dịch nợ VAMC có các hoạt động

chủ yếu sau đây:

1 Tạo lập kho dữ liệu về nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu từ đó giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, khách quan về khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, các nhà đầu tư quan tâm tiếp cận thông tin, kết

nối các giao dịch về nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu.

2 Thực hiện dịch vụ tư vấn đối với khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu

về: hồ sơ pháp lý; điều kiện, phương thức mua bán, xử lý; phân tích, đánh giá, tư

vấn về pháp lý, rủi ro của khoản nợ xấu, TSBD của khoản nợ xấu; hoàn thiện hợp

đồng mua, bán và hồ sơ tài liệu liên quan

3 Thực hiện dịch vụ môi giới mua, bán khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ

xâu: đàm phán dé các bên thống nhất việc mua, bán; thu xếp và tổ chức cho các bên ký hợp đồng và hỗ trợ các bên hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật

Có thê thấy, pháp luật đã đa dạng hóa các chủ thể có thê thực hiện mua, bán

nợ xấu của NHTM, tạo cơ sở thu hồi nợ xấu và hạn chế tinh trang phá sản ngân

hàng Đặc biệt, việc mua, bán nợ xấu được thực hiện bởi VAMC - tổ chức chuyên mua, bán nợ xấu Thị trường mua, ban nợ xấu bước đầu đã được hình thành Hoạt

động mua bán nợ xấu của VAMC đã đem lại những kết quả nhất định VAMC đã

thu giữ thành công một số TSBD có giá trị lớn, đã giúp các TCTD chuyền dịch một lượng lớn nợ xấu ra khỏi Bảng cân đối kế toán, góp phần đây nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại TCTD [43].

33

Trang 40

Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% từ mức 5,1% cuối năm 2020 va gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu

m No xaundibang & Nợ xấu gop

Biểu dé 2.1: Ty lệ nợ xấu giai đoạn 2016 — 2021

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN năm 2021)

Nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tang là điều đã được dự báo trước khi mà

sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và đặc biệt là làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021 đã gây ra các tôn thất nặng nè đối với các hoạt động sản xuất,

kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân Theo báo cáo tài chính năm 2021 được các ngân hàng công bố, nợ xấu có xu hướng gia tăng rõ rệt tại một số ngân hàng, thí dụ như VPBank (tăng 60% so với 2020), Vietinbank (49%), VIB (58%), HDB (43%) v.v.; bình quân số dư nợ xấu 28 NHTM niêm yết và Agribank tăng 17,3% so với năm 2020 Tính đến cuối tháng 2/2023, tổng nợ xấu

nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu toàn hệ thống

chạm tỷ lệ 5%/tỗng dư nợ [47].

Trong giai đoạn từ khi Nghị quyết số 42/2017 chính thức có hiệu lực (từ ngày 15/8/2017) đến tháng 7/2022, VAMC mua được khoảng 114.200 tỷ nợ xấu bang trai phiéu đặc biệt Còn các khoản nợ do VAMC mua theo giá thi trường dat khoảng 11.822 tỷ đồng Mặc dù những con số này hết sức khiêm tốn nhưng cũng

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN