1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỌC PHẦN THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY NHIỆM VỤ THẢO LUẬN TÁC GIA LORD BYRON VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU DON JUAN – CUỘC TÌM KIẾM CHÂN LÝ CUỐI CÙNG

16 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 65,83 KB

Nội dung

Cùng với sự ra đời của nhiều tác gia, tác phẩm lớn; chủ nghĩa lãng mạn đã phần nào làm nổi bật lên bản sắc riêng của từng nền văn học Việt Nam và phương Tây.. Cơ sở ra đời Về cơ sở ra đờ

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN

HỌC PHẦN THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

NHIỆM VỤ THẢO LUẬN

TÁC GIA LORD BYRON VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU DON JUAN – CUỘC TÌM KIẾM CHÂN LÝ CUỐI CÙNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 13

(Nhóm trưởng)

715601432

Hà Nội, 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Lê Dạ Hương Trang

(Nhóm trưởng)

715601432 - Thực hiện lên ý tưởng dàn bài, phân

chia nhiệm vụ

- Viết các phần:

II Thành tựu của Lord Byron

4 Những vở kịch không phải để diễn Chương 2.2 Các vấn đề nổi bật trong Don Juan

- Check đạo văn, chỉnh sửa bài làm của nhóm

- Tìm kiếm tư liệu phù hợp với yêu cầu, tích cực đề xuất ý kiến, phản hồi bài làm Hoàng Huyền Trang 715601417 - Thực hiện lên ý tưởng dàn bài, phân

chia nhiệm vụ

- Viết các phần:

II Thành tựu của Lord Byron

1 Tập thơ “Những giờ nhàn rỗi” (Hours

of Idelness, 1806)

2 Tác phẩm “Chuyến hành hương của Childe Harold” (Childe Harold's Pilgrimage, 1812 – 1818)

3 Những cuốn sách thơ

B Tác phẩm tiêu biểu: Don Juan

1 Giới thiệu tác phẩm

- Tổng hợp và chỉnh sửa bài làm của nhóm

- Tìm kiếm tư liệu phù hợp với yêu cầu Hoàng Thị Thu Hiền 715601138 - Viết các phần:

MỞ ĐẦU Chương 1.2 Đặc trưng thơ của Byron

- Tìm kiếm tư liệu phù hợp với yêu cầu, tích cực đề xuất ý kiến, phản hồi bài làm Nguyễn Thị Nhàn 715601302 - Viết các phần:

A.I Khái quát chủ nghĩa lãng mạn Anh A.II Tiểu sử, con người

KẾT LUẬN

- Tìm kiếm tư liệu phù hợp với yêu cầu, tích cực đề xuất ý kiến, phản hồi bài làm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

A TÁC GIA LORD BYRON VÀ THƠ LÃNG MẠN 4

I Khái quát chung về chủ nghĩa lãng mạn Anh 4

1 Khái quát 4

2 Cơ sở ra đời 4

II Tác gia Lord Byron 5

1 Tiểu sử, con người 5

2 Đặc trưng thơ Lord Byron 6

2.1 Niềm khao khát tự do mãnh liệt 6

2.2 Căm thù thói đạo đức giả 7

2.3 Đề cao tình yêu – hạnh phúc 7

III Những thành tựu của Lord Byron 9

1 Tập thơ “Những giờ nhàn rỗi” (Hours of Idelness, 1806) 9

2 Tác phẩm “Chuyến hành hương của Childe Harold” (Childe Harold's Pilgrimage, 1812 – 1818) 9

3 Những cuốn sách thơ 9

B TÁC PHẨM TIỂU BIỂU: DON JUAN – CUỘC TÌM KIẾM CHÂN LÝ CUỐI CÙNG 10

1 Giới thiệu tác phẩm 10

2 Các vấn đề nổi bật trong Don Juan 12

2.1 Vấn đề tình yêu và hạnh phúc 12

2.2 Vấn đề đấu tranh 15

3 Tiểu kết về Don Juan 18

KẾT LUẬN 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Văn học phương Tây thế kỷ XIX đã đón nhận sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, đây là hiện tượng văn học quan trọng nhất của thế kỷ này Theo M.Gorki, chủ nghĩa lãng mạn phát triển nở rộ nhất ở Pháp, đây được coi là “nền văn học chủ đạo của châu Âu” Ngoài ra, có thể nói chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học lớn của Việt Nam từ đầu năm 1932 đến cuối 1945, mang lại nhiều giá trị để nền văn học nước

ta phát triển theo xu hướng hiện đại Cùng với sự ra đời của nhiều tác gia, tác phẩm lớn; chủ nghĩa lãng mạn đã phần nào làm nổi bật lên bản sắc riêng của từng nền văn học Việt Nam và phương Tây Với một đề tài lớn như chủ nghĩa lãng mạn, cần phải cảm nhận từng tác phẩm một cách khoa học Có cái nhìn tổng thể cùng kiến thức lý luận khái quát về đặc trưng thể loại, phương pháp sáng tác của từng tác giả

A TÁC GIA LORD BYRON VÀ THƠ LÃNG MẠN

I Khái quát chung về chủ nghĩa lãng mạn Anh

1 Khái quát

Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học, nghệ thuật và triết học lớn được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Có hai khuynh hướng chủ yếu trong chủ nghĩa lãng mạn, đó là: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực Dù trái ngược nhau nhưng giữa hai khuynh hướng ấy luôn tồn tại mối quan hệ qua lại với nhau, không tách rời Chủ nghĩa lãng mạn thiên về biểu hiện cảm xúc cá nhân; tôn vinh thiên nhiên; có niềm tin sâu sắc vào sức mạnh cá nhân

2 Cơ sở ra đời

Về cơ sở ra đời của chủ nghĩa lãng mạn:

Cơ sở xã hội: Chính cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã lật đổ được chế

độ phong kiến và từ đó đã hình thành nên quan hệ xã hội mới Điều này đã tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội Về tầng lớp thuộc ý thức

hệ quý tộc, họ bất mãn và lo sợ trước các phong trào quần chúng mạnh mẽ, sợ bị mất hết quyền lực Về tầng lớp người ủng hộ cách mạng thì họ cảm thấy thất vọng trước thành quả thực tế của cách mạng đã khiến họ sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn

Cơ sở tư tưởng: Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, chia làm 2 khuynh hướng:

- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực: là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị

- Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp quần chúng nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp

Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học, mà trong đó, nó luôn đề cao mộng tưởng; đề cao tình cảm; và cuối cùng là đề cao sự tự do của con người

II Tác gia Lord Byron

1 Tiểu sử, con người

Lord Byron tên thật là George Gordon Noel Byron Ông Byron sinh ngày

Trang 5

22/01/1788 ( London, Anh ) và mất ngày 19/04/1824 (Mesolongi, Đế quốc Ottoman) Không quá khi ông có mặt trong danh sách là một trong những nhà thơ lớn của thế giới thế kỷ 19

Byron sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc đã sa sút Người cha của ông đã đã tiêu phá hết tài sản của mình và vợ, sau đấy bỏ qua Pháp và chết tại đấy (1790) Sau khi người cha qua đời, mẹ của ông là Catherine bồng Byron về Aberdeenshire, Scotland

Năm 1798, khi được 10 tuổi George Byron được thừa kế tước hiệu từ người họ

hàng bên nội và được chính thức công nhận là Lord Byron.

Năm 1801, Byron được gửi đến trường Harrow tại London, nơi ông học cho đến tháng 7 năm 1805 Là một học sinh bình thường, ông cũng có thành tích thời đi học khi tham gia giải bóng gậy giữa Etan với Harrow

Câu chuyện tình yêu của Byron cũng ảnh hưởng đến cuộc đời của ông, cả cuộc đời văn chương nữa Trong hồi ký sau này của Lord Byron, "Mary Chaworth được miêu tả là đối tượng đầu tiên của cảm xúc tình yêu trưởng thành của mình."

Từ năm 1805-1808, Byron học Trinity College, mùa thu năm 17 tuổi, ông đã gặp và yêu John Edleston - thành viên dàn đồng ca của Trinity Byron đã viết một số lời bài hát lãng mạn cho những ca khúc của Edleston, trong đó ông gọi người tình của mình với cái tên phụ nữ Thyrza

Khi là một cậu bé, Byron được mô tả như một "hỗn hợp của vị ngọt tình cảm và hài hước

Lord Byron bị tật chân từ khi sinh ra khiến ông tự ý thức cuộc đời mình, ông đã

bị ảnh hưởng gây ra cả đời đau khổ tâm lý và thể chất, trầm trọng hơn do chữa bệnh đau đớn Một số tác giả y tế hiện đại cho rằng đó là một hệ quả của bệnh bại liệt, nhưng bù lại ông sở hữu khuôn mặt đẹp tựa như người Hy Lạp và sở thích thường hay lọn tóc vào ban đêm

2 Đặc trưng thơ Lord Byron

2.1 Niềm khao khát tự do mãnh liệt

Không phải tự nhiên mà Byron được coi là nhà thơ lãng mạn nhất nước Anh Thơ của ông tràn đầy sự mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với sự dịu dàng sâu lắng của tâm trí Vốn là một người yêu tự do và luôn khao khát tự do, vậy nên những vần thơ của ông bộc lộc rõ nét niềm khao khát với sự tự do của cuộc sống Vượt qua không gian, thời gian là những lời ca tụng tình cảm từ tận đáy lòng của Byron Từ đây, tác gia Byron tự xây dựng cho mình một chủ nghĩa cá nhân kiêu kỳ và tuyệt đối gọi là “Chủ nghĩa Byron” Chính Bielinxki đã ngợi ca Byron là nhà thơ “chiến đấu cho tự do ở bất

cứ nơi nào có thể chiến đấu được.” Thơ của Byron xuất hiện tạo ra một sợi dây liên kết bền chặt giữa một trái tim với nhiều tâm hồn đồng điệu, với mục tiêu là mở ra một thế giới mới với thật nhiều niềm hạnh phúc, nơi mà vòng luân hồi luôn chuyển dời:

Tôi sớm lụi tàn vì bị cuộc đấu tranh quật đổ Nhưng không thể mất trong tôi những gì tôi đã có Những thứ không tiêu diệt nổi bao giờ!

Trang 6

Mặc cái chết, mặc thời gian, mặc sự bôi nhọ của quân thù, Tôi sẽ sống, ngàn lần vang vọng mãi

Dẫu chiến tranh là nguyên nhân khiến con người xa cách nhau, có những người phải xa rời nhân thế, nhưng cảm hứng lãng mạn trong thơ Byron vẫn tồn tài, nó chính

là khát vọng được giải thoát khỏi vòng luân hồi của sự sống và cái chết Thoát li khỏi những chuẩn mực xã hội, định kiến phong kiến, khuôn khổ chật hẹp của văn hóa cũ Dẫu mang trong mình dòng máu nước Anh nhưng khi đất nước của mình đô hộ những quốc gia khác, ông đã đứng lên phản đối Thông qua các tác phẩm như "Truyện thơ phương Đông": “Kẻ tà đạo” (1813), “Cô gái xứ Abidor” (1813), “Tên cướp biển” (1814), “Lara” (1814), “Cuộc vây hãm thành Côrintho” (1816), “Parisina” (1816)

Byron đặt ra quan niệm về tự do trong thơ của mình là sự tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn Cả hai đều phải nhất quán và bổ trợ cho nhau Sự tự do được ông thể hiện qua những bài thơ chính trị hay các quan điểm cách mạng Giai đoạn Hi Lạp bị Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng, Byron đã bán sạch gia sản và không ngần ngại cùng nhân dân Hi Lạp đấu tranh giành độc lập Thông qua Thơ đề tặng trong Anbom, ông đã nêu nêu quan điểm của mình:

Nếu một khi không giải phóng cho mình Hãy đấu tranh cho tự do người khác

Vì thành Rôm, đất Hi Lạp quang vinh

Mà hi sinh khó khăn nào thoái thác Hãy giương cờ tự do dù ở nơi đâu Bởi gì hơn hiến đời cho nhân loại.

Nếu chẳng may tim ăn đạn rơi đầu Anh chết đấy nhưng để rồi sống mãi.

Bài thơ được viết ở Italia khi Byron tham gia vào tổ chức cách mạng Cacbonari Với châm ngôn “đấu tranh vì tự do không phải chỉ đấu tranh cho riêng mình” Ông sẵn sàng đứng lên đấu tranh tầng lớp nô lệ, những người luôn bị giới quý tộc áp bức, bóc lột đến cùng cực Đây không chỉ là cuộc chiến của một tâm hồn lớn mà còn là cuộc đấu tranh cho toàn nhân loại Để ghi nhớ công ơn của Byron, ở Missolonghi, dân chúng đã lập nên công viên cho các vị anh hùng, giữa vườn có một cái trụ ghi tên Byron và tên ba vị anh hùng của Hi Lạp Nếu bạn hỏi dân chúng, họ sẽ đáp rằng:

“Byron làm một người can đảm, vì yêu tự do mà hi sinh cho Hi Lạp và mất ở đây” Đây như một cách người dân tưởng nhớ công ơn của Byron, một người hết lòng hết dạ

vì sự tự do của nhân loại

2.2 Căm thù thói đạo đức giả

Ngoài cương vị là một nhà thơ lãng mạn, khao khát sự tự do, Byron còn cực kì căm ghét thói đạo đức giả Ông sẵn sàng lên tiếng trước tầng lớp cầm quyền mang thói

Trang 7

đạo đức giả tạo Với sự thù ghét cái xấu, Byron thẳng thắn chê cười, thể hiện sự bất bình với tầng lớp tư sản Anh Dù cho nước Anh chính là Tổ quốc của mình Byron gọi nước Anh là John Bull (tiếng Anh Bull (Bun) có nghĩa là chú bò):

Đời là một bó cỏ xanh

Mà loài người là bầy cừu be be kêu đói

Ai cũng cố vợ cho mình, Nhưng tham nhất là Joen Bun, khỏi nói.

“Don Juan” chính là cuộc nổi dậy chống lại cái trật tự xã hội nước Anh như Byron mong muốn Với “Don Juan”, Byron bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với mọi sự

áp bức của chế độ độc tài Nơi mà giới quý tộc nắm thế độc tôn và coi nô lệ không bằng cây cỏ Với cốt truyện là cuộc đời phiêu bạt của bản thân, “Don Juan” đã đặt chân đến nhiều nước ở Châu Âu Đây chính là tiền đề để Byron phác họa rõ nét chế độ độc tài chuyên chế của xã hội Châu Âu

2.3 Đề cao tình yêu – hạnh phúc

Ngoài những tác phẩm để đời, Byron cũng nổi tiếng với những “câu chuyện bên lề” có thể tái xuất bản sách Byron luôn có sức quyến rũ và thu hút riêng với người khác giới Thời còn ở Venice, Byron từng thừa nhận mình yêu hàng tá phụ nữ khác nhau, hay ông luôn có sẵn những lời tán tỉnh bằng tiếng Hy Lạp như “anh yêu em bằng tất cả trái tim mình” Đặc biệt, trước khi rời khỏi Athens, Byron cũng không quên dành tặng những vần thơ có cánh cho người con gái nơi đây:

Hỡi cô thiếu nữ thành Athens Trước khi chúng ta chia tay nhau

Em hãy trả lại trái tim cho anh.

(Thiếu nữ thành Athens)

Byron dành rất nhiều lời hay ý đẹp để miêu tả niềm hạnh phúc, đặc biệt ông tôn vinh sự tuyệt diệu của nó:

Hạnh phúc là khi nhờ thơ hay nhờ máu – Hạnh phúc là khi đêm thanh vắng

Và trăng nước mênh mông êm đềm,

Ta nằm nghe từ phía xa vắng vắng Tiếng những người đánh cá hát trong đêm

– Hạnh phúc là khi nghe tiếng chó Sủa rất vui khi ta trở về nhà

– Hạnh phúc là mùa nho trĩu quả.

Vườn nhà ai trái cũng uốn sai cành

Trang 8

– Hạnh phúc là khi đánh nhau là tàn phá Khi túng tiền là bỗng được giàu nhanh – Hạnh phúc là khi nhờ thơ hay nhờ máu Bỗng nhiên ta nổi tiếng một ngày

– Và hạnh phúc – biết vì ai chiến đấu

Và cùng ai uống rượu ngà say ”

Hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất, nó luôn tồn tài và không bao giờ mất

đi Có người chỉ cảm nhận được hạnh phúc khi đứng trên đỉnh cao danh vọng, cũng có người chỉ cần ba bữa no là đã quá mãn nguyện rồi Dù thế nào đi chăng nữa, con người vẫn nên được yêu thương và lan tỏa niềm hạnh phúc Đỉnh cao của hạnh phúc chính là tình yêu Nhờ tình yêu nồng cháy mà Ađam và Eva mới khai sinh ra giống người:

Nhưng theo tôi hạnh phúc hơn tất cả

Là cảm giác đầu tiên yêu say đắm, mặn mà Như hạnh phúc của Adam nhẹ dạ Ăn quả táo trời từ tay Eva.

III Những thành tựu của Lord Byron

1 Tập thơ “Những giờ nhàn rỗi” (Hours of Idelness, 1806)

Đây là tập thơ đầu tiên của Byron được viết bằng ngôn từ lãng mạn và trí óc của một nhà thơ trẻ Tuy nhiên tập thơ này đã bị Tạp chí Edinburgh – một tạp chí văn học Scotland tấn công và chỉ trích nặng nề Khi bị chỉ trích nặng nề như vậy, Byron đã đáp trả lại bằng những câu thơ châm biếm trong tập thơ “Những nhà thơ Anh và những nhà phê bình Scotland (English Bards and Scotland Reviewers) 3 năm sau đó, tức năm 1809 Và đó là hai tập thơ đầu tay của Lord Byron

2 Tác phẩm “Chuyến hành hương của Childe Harold” (Childe Harold's

Pilgrimage, 1812 – 1818)

Trong suốt 3 năm, từ năm 1809 đến năm 1811, Byron đã đi khắp Nam Âu ngoài đất Anh và các vùng Cận Đông sang các nước Địa Trung Hải Chuyến đi ấy được tác giả nahwcs đến nhiều lần trong hai đoạn của tập thơ “Chuyến hành hương của Childe Harold”

Đến năm 1812, Byron trở về quê hương thì nghe tin mẹ qua đời và không được nhìn mặt mẹ lần cuối Được người bạn chí cốt – Shelley an ủi và khuyện chàng về London, Byron quyết định đã xuất bản 2 đoạn đầu tập thơ “Chuyến hành hương của Childe Harold” Tập thơ ấy khiến cho Byron lập tức nổi tiếng đến mức Byron phải thốt

lên “Một sớm mai tôi thức dậy và thấy mình nổi tiếng”.

Giới văn học Anh lúc đấy, đặc biệt là ở London cho rằng đó là một hiện tượng văn học phi thường, họ đọc và thuộc lòng từng chữ của hai đoạn thơ đó

3 Những cuốn sách thơ

Lịch sử của những vùng đất phía Đông đã được Byron đưa vào kể trong những cuốn sách thơ Điển hình như “Nàng dâu của Abydos” (The Bride of Abydos, 1813);

“Cướp biển” (The Corsair, 1814) đã thu hút nhiều sự chú ý của độc giả

Trang 9

4 Những vở kịch không phải để diễn

Byron là một nhà thơ trữ tình, bên cạnh đó ông còn nổi tiếng với các vở kịch thơ (Manfred, Cain…) mang đậm tính chất của một bản trường ca Đó là những tác phẩm trữ tình viết ra để đọc, để thưởng thức, không phải để cho nghệ thuật sân khấu

Puskin nhận xét: “Byron chỉ sáng tạo có mỗi một tích cách…, phân chia cho các nhân vật của mình những nét tính cách riêng biệt của bản thân mình và như vậy đó, từ một tính cách toàn vẹn, u ám và kiên nghị, tạo ra một số tính cách vô nghĩa lí, đây hoàn toàn không phải là bi kịch” Về thể loại, những vở kịch này là những “drama tư

tưởng”, một thể loại phổ biến ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

B TÁC PHẨM TIỂU BIỂU: DON JUAN – CUỘC TÌM KIẾM CHÂN LÝ CUỐI CÙNG

1 Giới thiệu tác phẩm

Một trong những đỉnh cao sáng tác của Byron mà ta không thể không nhắc đến

là tiểu thuyết Don Juan được viết bằng thơ Cũng không phải ngẫu nhiên mọi người đều cho rằng tác phẩm Don Juan là Cuộc kiếm tìm chân lý cuối cùng của Byron Đây

là một tác phẩm còn đang dang dở bởi lẽ Byron dự tính sẽ viết cho tác phẩm này 25 khúc ca nhưng trên thực tế, mới chỉ có 16 khúc ca được hoàn thành trọn vẹn Khi ông đang viết được 14 khổ thơ của khúc ca thứ 17 thì ông đột ngột qua đời, đây là một điều

vô cùng dáng tiếc cho Don Juan, cho chính tác giả Byron và cũng như điềuu tiếc nuối của toàn bộ độc giả khắp thế giới Tuy nhiên với hơn 16 khúc ca cũng đủ để tác phẩm trở thành đỉnh cao trong văn học Pháp

Don Juan là tên một nhân vật vô cùng nổi tiếng và quen thuộc trong văn học phương Tây Chúng ta đã từng bắt gặp hình tượng nhân vật này trong vở kịch nổi tiếng cùng tên của Molie Tuy nhiên hình tượng nhân vật Don Juan mà Byron xây dựng khác hẳn với hình tượng Don Juan trong truyền thuyết Nếu như chúng ta quá quen với một Don Juan chăng hoa, ăn chơi, chuyên đi quyến rũ những người phụ nữ để họ yêu mình, rồi lợi dụng họ đàng điếm, hưởng lạc thì với Byron, đây lại là một nhân vật luôn chán ghét cuộc sống tù túng, cứng nhắc, khô khan của mớ giáo lý tôn giáo khắc nghiệt, kìm hãm sự tự do của con người Nhân vật của Byron luôn khao khát vươn mình ra khỏi tinh thần tôn giáo giả dối ấy, sẵn sàng buông thả bất cứ lúc nào để sống theo tiếng gọi chân thực khởi phát từ con tim Ta có thể tóm tắt nội dung các khúc ca như sau:

Khúc ca đầu tiên là câu chuyện kể về gia đình Don Juan ở thành phố Seville,

thuộc đất nước Tây Ban Nha Bố chàng, Hôxe, và mẹ, Inez, là cặp vợ chồng giàu có nhưng gia đình lại chẳng mấy yên ấm, bất hòa liên miên Mẹ thường cùng Don Juan sang bên gia đình Anfonso chơi và ở đó, chàng bắt đầu quen với vợ của Anfonso Sau cái chết của chồng, Inez bắt đầu giáo dục con theo cách mà tác giả cho là sai lầm, là điều góp phần dẫn tới việc mới 16 tuổi, Juan đã dính vào vụ tình ái với Julia, người vợ trẻ của Anfonso và hơn chàng 7 tuổi Sự việc vỡ lở, cuộc tình vụng trộm của họ bị mọi người phát giác, Julia phải vào tu viện, còn Juan thì được mẹ cho ra nước ngoài để học tập và cũng để trốn tranh tai tiếng từ dư luận

Trang 10

Khúc ca thứ hai nói về cảnh con tàu chở Don Juan gặp bão rồi chìm, phải lênh

đênh trên biển nhiều ngày, cảnh ăn thịt chó, thịt người, Cuối cùng cả con tàu hai trăm người chỉ mình Juan sống sót, dạt vào một hòn đảo nhỏ ở Hy Lạp, nơi chàng được Haiđê cứu sống Nàng là công chúa nhỏ của một tên cướp biển, cũng là một người buôn nô lệ giàu có nhưng vô cùng nhẫn tâm tên là Lămbro Haiđê bí mật chăm sóc Juan trong một hang đá gần bờ biển Hai người yêu nhau say đắm, một tình yêu trong trắng và lý tưởng, một bản tình ca tuyệt đẹp

Khúc ca thứ ba và bốn kể chuyện bố nàng là Lămbrô trở về bất chợt, phát hiện

ra và bắt Juan lên tàu đem tới Thổ Nhĩ Kỳ bán chàng ở chợ nô lệ Haiđê đã có thai nhưng cũng quá buồn đau mà chết, mang theo xuống mồ đứa con tình yêu của họ Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Juan và một ông người Anh được bán cho hoàng cung vua Thổ, nhưng không phải để hầu hạ mà làm một công việc đặc biệt Gullbeyaz, bà vợ thứ tư của Sultan, thấy Juan đẹp trai bèn cho người mua về, cải trang thành nữ đưa vào cung hầu

hạ mình

Khúc ca thứ năm và sáu là câu chuyện chàng Juan bị bắt cải trang thành cô

gái, đưa vào hậu cung của Gulbeayaz Chàng cương quyết từ chối tình yêu của Gullbeyaz, suýt bị nàng giết Nhưng cuối cùng chàng mềm lòng, và đang lúc sắp khuất phục thì chính đức Sultan xuất hiện Thật hài hước ông này cũng thích Juan vì tưởng chàng là một người phụ nữ

Trong hai Khúc ca thứ bảy và tám, Don Juan vượt biển trốn sang nước khác,

đến gần Ismail – nơi quân đội Nga, do Suvorov chỉ huy đang vây đánh thành Ismail của quân Thổ Juan và ông bạn người Anh kia chiến đấu rất quyết liệt và dũng cảm trong hàng ngũ của quân đội Nga Cũng ở đây, Juan hào hiệp cứu một cô bé người Thổ tên là Leila và nhận em làm con nuôi Nhờ thành tích chiến đấu xuất sắc, Đôn Juan (cùng Leila) được Suvorov cho về Petersburg yết kiến nữ hoàng Nga Ecaterine

Các khúc ca tiếp nói về việc chàng Don Juan vì trẻ đẹp, được nữ hoàng Nga

đem lòng yêu mến và trở thành tình nhân của bà Sợ chuyện vỡ lở cũng như lo lắng tai tiếng, sự ghen tuông dị nghị của triều đình, nữ hoàng buộc phải cử Đôn Juan làm sứ thần Nga tới nước Anh Ở đây, Don Juan cũng có nhiều cuộc phiêu lưu kì lạ, bộc lộ rõ nét xã hội đầy hư hỏng, trụy lạc, sa đọa của giới quý tộc Anh

Các khúc ca còn lại nói về những hành trình chinh phục những người phụ nữ

của chàng Don Juan ở quê nhà của Byron

Theo dự định của Byron khi ông còn sống, thì sau nước Anh, Don Juan còn đi qua nhiều nước khác rồi cuối cùng có mặt ở nước Pháp và tham gia vào cuộc Cách mạng tư sản và chết trên chiến lũy Paris

2 Các vấn đề nổi bật trong Don Juan

2.1 Vấn đề tình yêu và hạnh phúc

Tác phẩm mang đậm hơi hướng của thơ Byron Thơ ông luôn đề cao tình yêu

và hạnh phúc của con người, đặc biệt là tình yêu lứa đôi Nhân vật trong tác phẩm Don Juan đã trải qua nhiều mối tình, trước tiên là một mối tình vụng trộm không trong

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w