1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần quản trị chiến lược phân tích chiến lược của công ty acecook

25 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Của Công Ty Acecook
Tác giả Đồng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Minh Trang, Bùi Thị Thảo Anh, Phạm Thảo Chi, Trương Hải Bình, Đoàn Thị Xuân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Thành
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Quản Trị Chiến Lược
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Nắm bắt cơ hội này Acecook đã quyết định thành lập công ty liên doanh Vifon Acecook 15/12/1993 để phát triển các sản phẩm mì ăn liền với thương hiệu Vina Acecook.. Sứ mệnh và tầm nhìn:Vớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Khoa Kinh tế - Quản lý

CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY

ACECOOK

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Duy Thành

Sinh viên thực hiện: A38661 Đồng Thị Thanh Nhàn A38722 Nguyễn Minh Trang

A39279 Bùi Thị Thảo Anh

A39587 Phạm Thảo Chi

A40889 Trương Hải Bình

A40899 Đoàn Thị Xuân

Nhóm:

Hà Nội, 07/2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Khoa Kinh tế - Quản lý

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA

CÔNG TY ACECOOK

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Duy Thành

STT Họ và tên sinh viên thực

2 Đồng Thị Thanh Nhàn Word, phần mở đầu

Trang 3

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lời giới thiệu: 3

2 Lời cảm ơn: 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN ACECOOK 5

1 Lịch sử hình thành và phát triển: 5

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 5

3 Sứ mệnh và tầm nhìn: 6

CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN ACECOOK 9

1 Ma trận SWOT: 9

2 Ma trận 5 áp lực cạnh tranh: 11

2.1 Áp lực từ sự gia nhập của đối thủ mới có tiềm năng: 11

2.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong nhanh: 11

2.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế: 12

2.4 Áp lực từ nhà cung cấp: 12

2.5 Áp lực từ khách hàng: 13

3 Phân tích các chiến lược kinh doanh: 13

3.1 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: 13

3.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung: 14

3.3 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: 14

4.Phân tích các chiến lược Marketing: 15

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỚI CHO ACECOOK 20

1 Thành công và thất bại trong quá khứ của Acecook: 20

1.1 Thành công: 20

1.2 Thất bại: 21

2 Giải pháp cho Acecook: 21

PHẦN KẾT THÚC 23

Tài liệu tham khảo: 24

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lời giới thiệu:

“Mì ăn liền” hay còn được gọi là ramen ăn liền, (mì tôm) là sản phẩm ngũ cốc ăn liền

được đóng gói cùng với bột súp, gói gia vị ăn kèm,… Đây là sản phẩm mang lại tínhtiện lợi cao cho người sử dụng vì có thế chế biến nhanh chóng bằng vài bước đơn giản.Chúng xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958 và nhanhchóng trở lên phổ biến

Thị trường mì ăn liền là thị trường tiềm năng có thể mang lại lợi nhuận cao cho doanhnghiệp đặc biệt là tại Việt Nam lúc bấy giờ “mì ăn liền” vẫn là khái niệm hết sức mới

lạ Nắm bắt cơ hội này Acecook đã quyết định thành lập công ty liên doanh VifonAcecook (15/12/1993) để phát triển các sản phẩm mì ăn liền với thương hiệu VinaAcecook Công ty chính thức đi vào hoạt động vào năm 1995 bằng việc tung ra thịtrường sản phẩm đầu tiên với tên thương hiệu Highclass Và sau nhiều năm hoạt độngVina Acecook đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành hàng mì ăn liền với mức

độ phủ sóng thị trường lên tới 100% Bình quân mỗi năm doanh nghiệp Nhật Bản nàytung ra thị trường khoảng 3 tỷ gói mì Hiện tại, Acecook đã nắm giữ hơn một nửa thịphần thị trường mì ăn liền Việt Nam Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty đã tạo

được tiếng vang lớn và trở thành “Vua” mì gói ở phân khúc trung cấp đóng góp hơn

60% doanh số cho doanh nghiệp mỗi năm Trong thời buổi dịch Covid-19 bùng phátthì doanh thu của Acecook không những không sụt giảm mà còn tăng đáng kể.Vậy chiến lược nào đã mang lại cho Acecook thành công lớn như hiện nay? Để trả lời

cho câu hỏi này nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược của công

ty Acecook” Đề tài này sẽ giúp ta hiểu hơn về Acecook, về những chiến lược thông

minh, những thành công, thất bại của doanh nghiệp và đưa ra giải pháp để Acecooktiếp tục giữ vững vị trí “đại gia” đầu ngành

Trang 5

2 Lời cảm ơn:

Đầu tiên chúng em muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Thăng Long đặc biệt là Khoa Kinh tế - Quản lý đã đưa bộ môn Quản trị chiến lược vào chương trình giảng dạy và đào tạo Bộ môn đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thức hữu ích và thú vị và là nền tảng để chúng em tiếp tục học tập và thực hành các bộ môn tiếp theo trong khung chương trình giảng dạy của trường

Và hơn hết chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên bộ môn - thầy Nguyễn Duy Thành - người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cũng như kiến thức quý báu của mình cho chúng em Thầy đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

Chúng em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của bạn bè - những người đang học tậptại Trường Đại học Thăng Long

Bộ môn Quản trị chiến lược là một bộ môn rất hay, bổ ích, đảm bảo về mặt lý thuyết

và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cho sinh viên Đây sẽ là hành trang tuyệt vời để chúng em vững bước tiếp trên con đường chinh phục ước mơ của mình Tuy nhiên đâycũng là một môn học khó và thêm vào đó hiểu biết cũng như kiến thức của chúng em vẫn còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Kính chúc thầy sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN ACECOOK

1 Lịch sử hình thành và phát triển:

1993: Acecook chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam.

Thành lập công ty liên doanh Vifon Acecook (15/12/1993)

1995: Chính thức bán hàng sản phẩm đầu tiên là thương hiệu Highclass tại

thành phố Hồ Chí Minh (07/07/1995)

1999: Lần đầu tiên đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

2000: Hảo Hảo hương vị Tôm chua cay ra đời

Một bước đột phá mới tạo bước nhày vọt của công ty trên thị trường

2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam.

2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam.

Di dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình

2005: Tham gia vào thị trường gạo ăn liền.

Xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long, ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay

2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01/2008)

Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới

2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện địa hàng đầu Đông Nam Á 2015: Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam.

Thay đổi nhận diện thương hiệu mới

2018: Hảo Hảo được xác nhận kỉ lục Guinness Việt Nam là sản phẩm có số

lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm (2000-2018)

2020: Acecook có 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý trên toàn quốc và xuất khẩu

sang hơn 40 quốc gia

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

PGĐ.Phụ trách

chung

Ban tổng giám đốc công ty

PGĐ Kinh DoanhPGĐ.Sản xuất

Trang 7

Chi nhánh HàNộiNhà máy

Hưng Yên

Nhà máyVĩnh Long

Nhà máy

Đà Nẵng

Nhà máyBình DươngNhà máy TP

Hồ Chí Minh

Chi nhánh

Hồ Chí Minh

Chi nhánhBắc NinhChi nhánhHưng YênChi nhánh ĐàNẵngChi nhánhVĩnh LongChi nhánhBình DươngPhòng Marketing

Trang 8

ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng

– Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, không chỉ đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng mà còn nâng tầm giá trị cho sản phẩm mì ăn liền

Tầm nhìn:

“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”.

Giá trị cốt lõi COOK HAPPINESS:

– Happy Customers: Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách

hàng, những người sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc

– Happy Employees: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ

công nhân viên Acecook và gia đình của họ cảm thấy hạnh phúc

Happy Society: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hộicảm thấy hạnh phúc

Trang 9

CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN ACECOOK

1 Ma trận SWOT:

Trang 10

Công nghệ Nhật Bản hiện đại, dây

chuyền sản xuất tự động hóa tiên

tiến, phòng thí nghiệm đạt chuẩn

đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về an

toàn thực phẩm

Nguồn lực về tài chính, có vốn đầu

tư 100% từ Nhật Bản, chỉ số tín

nhiệm tín dụng ngân hàng khá cao

Có quan hệ song hành, tương hỗ

với truyền thông (OMD là đối tác

truyền thông lâu năm)

Doanh nghiệp chế biến thực phẩm

ăn liền hàng đầu của Việt Nam

Chiếm thị phần cao trong phân

khúc tầm trung (hơn nửa thị phần

mì ăn liền Việt Nam)

Nguồn nhân lực với chất lượng

cao, tỉ mỉ, được đào tạo bài bản

Chưa tạo sự nổi trội trong thịphần cao cấp

Hình thức, mẫu mã chưa đượcphát triển, đầu tư nhiều.Cần phải đầu tư nhiều chi phí đểđào tạo nhân lực

Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng

và triển vọng, nguồn nhân công dồi

dào, giá rẻ (Việt Nam đứng thứ 5

những nước tiêu thụ mì ăn liền

nhiều nhất Châu Á Năm 2019,

tổng nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền

của Việt Nam hơn 5,4 tỉ gói/năm)

Trong giai đoạn Covid-19 tỉ lệ gia

tăng tiêu thụ mì ăn liền là 67%

Việt Nam có lợi thế về sản xuất

gạo nên là một nguồn cung sẵn có

cho Acecook tận dụng hiệu quả

Xuất khẩu tới 40 nước trên thế giới

như: Mỹ, Nhật Bản, Australia,

Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc…

Nền kinh tế đang trong giai đoạnkhủng hoảng do Covid Khi đại dịch qua đi sẽ phải đốimặt với sự sụt giảm nhu cầu muahàng do khách hàng đã tích trữtrước đó

Mức độ cạnh tranh ở thị trườngViệt Nam khá quyết liệt, đặc biệt

là sự phát triển của các loại hìnhgiao hàng nhanh

Sự tinh tế trong nhu cầu củakhách hàng ngày càng cao, họcần cái mới lạ, thẩm mĩ, chấtlượng

Trang 11

SẢN PHẨM THAY THẾ 2.1 Áp lực từ sự gia nhập của đối thủ mới có tiềm năng:

Do tâm lý và xu hướng nên những người trẻ hiện nay thường ưa chuộng những loại

mì ngoại nhập dù chúng có mức giá cao Những loại mì ngoại nhập như Mì trộn

Goreng Indomie đến từ Indonesia (Indofood), Mì Wai Wai, MaMa, YumYum đến từ

Thái Lan hay mì đến từ Hàn Quốc: Mì Kimchi, Mì Jin (Ottogi), Mì Korendo (Paldo

Vina), Mì Shin (Nongshim), Mì Samyang….có giá thành đắt 3.000 đồng đến hàng chục

nghìn đồng/gói nhưng với những cách chế biến mới lạ, đủ hình thức cùng các thànhphần đa dạng ngày càng chiếm ưu thế trong giới trẻ Những doanh nghiệp nước ngoài

là đối thủ cạnh tranh tiềm năng của mì nội nói chung và Acecook nói riêng

2.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong nhanh:

Tại thị trường mì ăn liền Việt Nam, có 4 ông lớn là Acecook, Masan, Uniben, AsianFood chiếm lĩnh 88% sản lượng và 84% doanh thu Còn lại là là các công ty vừa vànhỏ khác như Micoem, Vifon,…

Masan Consumer:

Với các sản phẩm ăn liền Masan tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp và phổbiến với các sản phẩm đặc trưng như mì Omachi, Kokomi Masan áp dụng chiến lượccao cấp hóa sản phẩm kết hợp cùng việc đầu tư cho quảng cáo truyền thông để hướngtới mục tiêu là biến mì gói từ một sản phẩm ăn liền thành một bữa ăn cho gia đình

Trang 12

“ Ready to eat” Bên cạnh đó là hệ thống Vinmart- Vinmart+ là công cụ đắc lực để

phân phối sản phẩm cho Masan

Những chiến lược kinh doanh ấy đã giúp Masan tăng thị phần rất nhanh, trong 9 tháng

2020 đã chiếm 27,9% thị phần trên thị trường mì gói Năm 2021, Chủ tịch của Masantuyên bố mục tiêu hướng tới vị trí số một thị phần ngành mì gói tại Việt Nam trongnăm nay Từ đó cho thấy tham vọng của Masan, một trong những đối thủ nặng kí củaAcecook hiện nay

Uniben:

Những năm gần đây, Uniben đã vươn lên để trở thành một trong những bộ tứ sản xuât

mì gói lớn nhất tại Việt nam với thương hiệu nổi bật nhất là mì Ba Miền Khác vớiMasan thì Uniben lại tập trung tiếp cận đến người tiêu dùng ở thị trường nông thôn.Hiện nay, mì Ba Miền giúp Uniben chiếm lĩnh 27,5% thị phần mì gói tại khu vựcnông thôn Uniben ngày càng cải tiến chât lượng của mì gói để phù hợp với yêu cầungày càng cao của người tiêu dùng, từ đó cũng giúp tăng lượng tiêu thụ mì gói củacông ty

Asian Food:

Cũng giống như Uniben, Asian Food sử dụng chiến lược tập trung vào nhà bán lẻ vàmức giá cạnh tranh để giành thị phần ở thị trường nông thôn Sản phẩm mì ăn liền củacông ty rất đa dạng như Gấu Đỏ, Hello, Osami Trứng Vàng Hiện tại, Asian Food

chiếm khoảng 8% thị phần theo giá trị trên thị trường mì gói và năm 2019 công ty thu

về 5.454 tỷ đồng

Các nhà sản xuất có thương hiệu mì nổi tiếng khác có Vifon, ghi nhận doanh thu 2.105

tỷ đồng tuy nhiên cơ cấu doanh thu tương đối đa dạng Micoem (công ty mẹ) đạt hơn1.600 tỷ đồng, Safoco - nhà sản xuất mì nui gần 1.100 tỷ đồng,…

2.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế:

Thị trường các sản phẩm ăn liền là một thị trường béo bở, chính vì thế có rất nhiềunhững doanh nghiệp khác với những sản phẩm thay thế mì ăn liền như cháo ăn liền,phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền… muốn gia nhập thị trường này Do đó gâynhững rủi ro cho tập đoàn nếu không chịu thay đổi Acecook nắm bắt tình hình ấy nêndoanh nghiệp luôn đa dạng hóa sản phẩm thay thế để đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng đồng thời có những chiến lược khác biệt hóa để định vị thương hiệu trên thịtrường, từ đó tránh đáng kể những rủi ro từ sản phẩm thay thế

2.4 Áp lực từ nhà cung cấp:

Nhà cung ứng là những công ty cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất chodoanh nghiệp Chính vì thế nhà cung ứng có những ảnh hưởng không nhỏ đến doanhnghiệp Những thay đổi từ nhà cung cấp cũng khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Trang 13

thay đổi Đối với Acecook luôn lựa chọn nhiều nhà cung cấp để giảm thiểu rủi ro đồngthời lựa chọn những nguyên liệu đầu vào với mức giá cạnh tranh để tối thiểu chi phínhưng vẫn giữ nguyên chất lượng

2.5 Áp lực từ khách hàng:

Khách hàng là người sử dụng sản phẩm nên áp lực từ thị hiếu người tiêu dùng, từ sởthích của họ gây ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đặc biệt quy mô khách hàng càng lớn thì áp lực càng nhiều Do vậy, việc làmhài lòng khách hàng là tôn chỉ trong kinh doanh của Acecook Doanh nghiệp luôn cốgắng có những chương trình chăm sóc khách hàng tốt nhất Bên cạnh đó, Acecookcũng phải chú trọng vào những nhà phân phối và bán lẻ để họ có những ưu đãi tốt bởi

họ là người cung cấp trực tiếp đến tay khách hàng

3 Phân tích các chiến lược kinh doanh:

Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ NhậtBản Trong khi đó, Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất ViệtNam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả

ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao

Nhờ vào việc tận dụng tốt thương hiệu hiện có và việc lựa chọn đúng thị trường mụctiêu, phân đoạn thị trường hợp lý nên Vinacook đã rất thành công trong lĩnh vực này,luôn dẫn đầu thị trường nhờ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

3.1 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:

Với khẩu hiệu “Mì ăn liền đáp ứng mọi khẩu vị”, ACECOOK Việt Nam đưa ra thịtrường với nhiều chủng loại sản phẩm bất kỳ xuất khẩu hay nội địa đều có chất lượngđồng nhất, duy chỉ khác khẩu vị

Nếu như mì "Hoành Thánh" mang ẩm thực hương vị người Trung Hoa, thì mì "Lẩu Thái" mang hương vị người Thái Lan Hay hương vị của người Việt như mì Kim Chi, Hảo Hảo, Đệ Nhất, Táo Quân, 24 Giờ, Nhớ Mãi Mãi Good Và mới đây công ty cho

ra đời sản phẩm mì ăn liền được chế biến từ đậu xanh

Acecook Việt Nam đã cung cấp ra thị trường trong nước hơn 50 chủng loại sản phẩmvới gần 200 hương vị khác nhau trong các ngành hàng: mì, bún, phở, miến, thịt hầm vàgần đây có thêm các sản phẩm cháo, dầu ăn, nước mắm

Mỗi sản phẩm mà đơn vị này nghiên cứu đều có tính khác biệt khá lớn, thể hiện sự kếthợp độc đáo giữa truyền thống với hiện đại

Acecook Việt Nam đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường, giữ vai trò là người dẫnđầu thị trường sản phẩm ăn liền ở Việt Nam và vinh dự là đại diện tiêu biểu của ViệtNam tại Hiệp hội mì ăn liền thế giới

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w