1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích hoạt động tài trợ của công ty acecook và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của công ty

50 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Tài Trợ Của Công Ty Acecook Và Mối Quan Hệ Với Đáp Ứng Mục Tiêu Marketing, Mục Tiêu Truyền Thông Marketing Và Tình Thế Marketing Của Công Ty
Tác giả Nhóm 9
Người hướng dẫn Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 11,51 MB

Nội dung

Vai trò của PR: Vai trò của PR trong Marketing – mix: - PR là một bộ phận trong Marketing Mix của doanh nghiệp, biểu thị cho sự cảm - nhận của khách hàng về sản phẩm, doanh nghiệp: + Thể

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái ni m và vai trò c a PRệ ủ 4

1.2 T ng quan v ổ ề hoạt động tài trợ 5

1.2.1 Khái ni m tài trệ ợ 5

1.2.2 Vai trò và phân loại hoạ ộ t đ ng tài trợ 5

1.2.2.1 Vai trò 5

1.2.2.2 Phân lo i hoạ ạt động tài trợ 6

1.2.3 Quy trình tài trợ 6

1.2.3.1 Quy trình th c hi n tài trự ệ ợ 6

1.2.3.2 Quy trình vận động tài trợ 7

1.3 Khái ni m m c tiêu marketing, m c tiêu truy n thông marketing và tình ệ ụ ụ ề thế marketing 9

1.4 M i quan h gi a hoố ệ ữ ạ t đ ộng tài tr vợ ới đáp ứng m c tiêu marketing, mụ ục tiêu truy n thông marketing và tình th marketingề ế 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY ACECOOK VÀ M I QUAN H Ố Ệ GIỮA HOẠT ĐỘNG TÀI TR CỢ ỦA ACECOOK VỚI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU MARKETING, M C TIÊU TRUYỤ ỀN THÔNG MARKETING VÀ TÌNH TH MARKETING 13

2.1 T ng quan v công ty Acecookổ ề 13

2.1.1 Khái quát chung 13

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh c a công ty trong nhủ ững năm gầ đâyn 14

2.2 Hoạt động tài tr c a công ty Acecookợ ủ 15

2.2.1 Hoạt động t ừ thiệ 15 n 2.2.1.1 Gi i thi u hoớ ệ ạt độ 15 ng 2.2.1.2 Quy trình th c hi n và vự ệ ận động tài tr t ợ ừ thiện 16

2.2.2 Hoạt động thương mạ 18 i 2.2.2.1 Gi i thi u hoớ ệ ạt độ 18 ng 2.2.2.2 Quy trình th c hi n và vự ệ ận động tài tr ợ thương mại 19

2.3 M i quan h gi a hoố ệ ữ ạ t đ ộng tài tr c a Acecook vợ ủ ới đáp ứng m c tiêu marketing, m c tiêu truy n thông marketing và tình th marketingụ ề ế 21

2.3.1 M c tiêu marketing c a Acecookụ ủ 21

Trang 3

2

2.3.2 M c tiêu truy n thông marketing c a Acecookụ ề ủ 22

2.3.3 Tình th marketing c a Acecookế ủ 23

2.3.3.1 Th ị trường 23

2.3.3.2 S n phả ẩm 24

2.3.3.3 C nh tranh 25

2.3.3.4 Ngu n l c bên trong và bên ngoài doanh nghiồ ự ệp 27

2.3.4 M i quan h gi a hoố ệ ữ ạt động tài trợ ủ c a Acecook với đáp ứng m c tiêu marketing, m c tiêu truy n thông marketing và tình th marketingụ ề ế 31

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA ACECOOK 33

3.1 Định hướng hoạt độ ng tài trợ, kinh doanh của công ty và xu thế của thị trường trong tương lai 33

3.2 Giải pháp đối với hoạ t đ ộng tài tr c a Acecookợ ủ 36

3.2.1 Đánh giá đối với hoạt động tài trợ của Acecook 36

3.2.1.1 Tích cực 36

3.2.1.2 H n chạ ế 37

3.2.2 Gi i pháp 37

3.2.2.1 Gi i pháp cho các h n chả ạ ế 37

3.2.2.2 Giải pháp “Nâng cao khả năng đáp ứng m c tiêu marketing, mụ ục tiêu truyền thông marketing và tình th marketing c a công ty thông qua ho ế ủ ạ ộ t đ ng tài trợ” 39

KẾT LUẬN 41

TRÍCH D N TÀI LI U THAM KHẪ Ệ ẢO 42

PHỤ LỤC 44

PHỤ L ỤC 1: BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA NHÓM 9 44

PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN THẢO LUẬN 45

Trang 4

LỜI M Ở ĐẦ U

Tài trợ thương mại (Commercial Sponsorship), thuật ngữ dần trở nên quen thuộc với các nhà làm marketing chuyên nghiệp tại Việt Nam một vài năm trở lại đây Hoạt động tài trợ đã thực sự được xem như một công cụ marketing đích thực mang tính hợp pháp như là một hoạt động của chiêu thị và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt

so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo Tài trợ thương mại ngày một phát triển và trở nên càng tinh tế, bám sát với mục tiêu và hợp nhất với kế hoạch marketing tổng thể của nhà tài trợ Tất cả các nhà tài trợ trên thế giới đều công nhận rằng, tài trợ thương mại đã tạo ra một kết quả hết sức to lớn khi được thực hiện một cách bài bản và được coi là một phương tiện truyền thông làm marketing hiệu quả nhất hiện nay Học kì này chúng em được học môn Quản trị PR với thầy Nguyễn Tiến Dũng Và thật may mắn cho nhóm chúng em vì được chọn để thuyết trình về một mảng rất quan trọng của Quản trị PR đó là tài trợ Nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn doanh nghiệp Acecook để thực hiện đề tài: “Chọn một công ty kinh doanh Phân tích hoạt động tài trợ của công ty và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của công ty.” Đây là cơ hội cho chúng em được tìm hiểu sâu sắc về lĩnh vực này và qua đó, chúng em được trang bị đầy đủ và toàn diện hơn về tài trợ, một kiến thức không thể thiếu cho một nhà marketer tương lai

Trong quá trình làm việc, nhóm chúng em đã nêu ra mục tiêu và cùng nhau cố gắng để có được một bài tiểu luận và thuyết trình thật hoàn hảo và đáp ứng tốt nhất sự mong đợi của thầy Nhưng chúng em biết thật khó mà để đạt được điều đó vì trong quá trình làm việc chúng em cũng đã gặp những trở ngại cùng với năng lực có hạn và chưa

có kinh nghiệm nhiều trong thực tế nên bị sai sót là điều không thể tránh khỏi Chúng

em rất mong thầy thông cảm cho chúng em và nhóm chúng em rất vui khi nhận được những lời đóng góp, nhận xét chân tình của thầy Chúng em xin cảm ơn!

Trang 5

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm và vai trò của PR

Khái niệm: Theo First World Assembl ): PR là một nghệ thuật và khoa học xã hội nghiên cứu các khuynh hướng và dự báo các quan hệ của công chúng, tư vấn cho các lãnh đạo của tổ chức, thực thi các chương trình hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và công chúng

Vai trò của PR:

Vai trò của PR trong Marketing – mix:

- PR là một bộ phận trong Marketing Mix của doanh nghiệp, biểu thị cho sự cảm - nhận của khách hàng về sản phẩm, doanh nghiệp:

+ Thể hiện vai trò của PR với hoạt động truyền thông: PR phải phối hợp với sản phẩm, giá, phân phối trong hoạt động kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng + PR là khẳng định về sản phẩm Thông qua PR những người đã sử dụng sản phẩm rồi sẽ nói lên cảm nhận của họ về sản phẩm

+ Giúp cho khách hàng vượt qua rào cản để mua sản phẩm, nhận dạng, thay đổi thái

độ, vượt qua nghi ngờ của khách hàng với doanh nghiệp

- PR tạo ra những môi trường thuận lợi giúp cho hoạt động Marketing thành công dễ dàng hơn

+ Thông qua PR, khách hàng hiểu sản phẩm hơn, hiểu doanh nghiệp hơn, loại bỏ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, tác động có hại của sản phẩm,…

+ Trong PR thì có liên quan đến các nguyên thủ quốc gia Điều đó tạo lòng tin với khách hàng cao hơn, tạo một hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp

Vai trò của PR trong tổ chức, doanh nghiệp

- Quản trị:

+ PR là hoạt động để tư vấn cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, thực hiện theo một quá trình từ nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá điều chỉnh nhằm góp phần đạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn

- Hoạt động:

+ PR quảng cáo sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm dịch vụ nhằm khắc phục

sự hiểu lầm hoặc định kiến của công chúng với tổ chức và thay đổi tình thế bất lợi + PR giúp việc thu hút và giữ chân nguồn nhân sự chất lượng cao và quá trình PR nội bộ

+ Tạo ra mối quan hệ thiện cảm và trách nhiệm xã hội của tổ chức với cộng đồng qua hoạt động xã hội, hoạt động tài trợ,…

- Phản ánh:

Trang 6

+ PR phản ánh sự nhận thức của công chúng và khách hàng đối với doanh nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và PR, những thời cơ và thách thức để triển khai các hoạt động PR nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

- Giáo dục:

+ PR định hướng việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ vì bảo vệ giá trị văn hóa, môi trường sinh thái, sức - khỏe cộng đồng,…

1.2 Tổng quan về hoạt động tài trợ

1.2.1 Khái niệm tài trợ

Khái niệm: Tài trợ là một hình thức truyền thông trong đó doanh nghiệp tài trợ cho sự kiện quan trọng, tổ chức hoặc cá nhân tiêu biểu nào đó

1.2.2 Vai trò và phân loại hoạt động tài trợ

- Xây dựng và ủng hộ mối quan hệ đối tác: Hoạt động tài trợ từ các nhà tài trợ có thể tạo ra mối quan hệ đối tác đáng giá cho các doanh nghiệp và tổ chức Qua việc hỗ trợ tài chính, những nhà tài trợ có thể trở thành đối tác chiến lược trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công chung của một dự án hoặc hoạt động

- Quảng bá và tăng nhận diện thương hiệu: Hoạt động tài trợ có thể giúp xây dựng và tăng cường nhận diện với công chúng và khách hàng tiềm năng Thông qua việc liên kết thương hiệu với các hoạt động và sự kiện, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể tận dụng những cơ hội quảng cáo mở rộng và nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình

- Tạo giá trị xã hội: Hoạt động tài trợ có thể tạo ra giá trị xã hội bằng cách hỗ trợ các hoạt động từ thiện, giáo dục, thể thao, văn hóa hoặc bảo vệ môi trường Điều này giúp xây dựng lòng tin và lòng tri ân từ cộng đồng và khách hàng và tạo ra tác động xã hội tích cực

- Xây dựng mối quan hệ khách hàng và khách hàng tiềm năng: Hoạt động tài trợ có thể tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng và khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực và mang lại giá trị cho họ thông qua các hoạt động tài trợ Qua việc gắn kết với một hoạt động hoặc sự kiện của khách hàng quan tâm, doanh

Trang 7

Nhóm 1 Biti's Quản trị Pr

29

Nhóm 4 - TH True Milk - Quản trị Pr

48

Trang 8

nghiệp hoặc tổ chức có thể tăng cường sự thân thiện và hiệu quả trong việc tiếp cận và giao tiếp với khách hàng

1.2.2.2 Phân loại hoạt động tài trợ

Hoạt động tài trợ bao gồm:

Tài trợ thương mại là một loại hình khác của hình thức cho vay thương mại Tài trợ thương mại đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trong hoạt động thanh toán khi tham gia quá trình kinh doanh

Hoạch định ngân sách

Khi có ý định tài trợ thì ngoài việc xác định đối tượng thì doanh nghiệp cũng cần phải biết chương trình, sự kiện dự định tài trợ cần cần ngân sách là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không, những lợi ích đạt được có tương xứng với những gì bỏ ra hay không (hiệu quả của chi phí bỏ ra có cao hơn quảng cáo hay không?),

Xác định mục tiêu

Trước khi hoạt động tài trợ diễn ra, cần phải có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho việc tài trợ này cũng như phải dự kiến được những rủi ro và khó khăn có thể gặp phải Những mục tiêu chiến lược cần đánh giá là: cơ hội tài trợ đó có phù hợp với loại hình và mục đích kinh doanh của thương hiệu; có hướng đến đúng đối tượng mục tiêu? Cần phải hết sức cụ thể, tránh những mục tiêu chung chung theo kiểu mong muốn mơ

hồ về việc cải thiện vị trí của công ty, hay định vị lại một thương hiệu,

Xây dựng thông điệp

01Bùi Quỳnh Anh ssssssssssssQuảng cáoxúc tiến… 100% (2)

-2

Trang 9

Theo dõi thực hiện

Tài trợ không có nghĩa là chỉ bỏ tiền ra và chờ người khác thực hiện chương trình,

sự kiện vì nếu như vậy thì số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc mất trắng thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp Đơn vị tài trợ cần phải theo dõi sát chương trình, sự kiện mà mình tài trợ đặc biệt là phần quyền lợi mà bên tổ chức sự kiện đã hứa để đảm bảo được hiệu quả của việc tài trợ Ngoài ra việc theo dõi sát chương trình, còn giúp cho bên tài trợ biết được những khó khăn của phía tổ chức để kịp ứng phó, hỗ trợ để đảm bảo lợi ích của mình Đánh giá kết quả

Sau khi chương trình, sự kiện tài trợ kết thúc thì chính là lúc doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá hiệu quả của hoạt động đó Công việc này nhằm giúp doanh nghiệp biết được những gì còn thiếu sót trong chương trình, sự kiện đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho những lần tài trợ sau

Chương trình tài trợ thường không mang lại kết quả trực tiếp và tức thời cho doanh nghiệp như các chương trình quảng cáo Do đó việc đánh giá kết quả hoạt động tài trợ thường khó khăn hơn nhiều so với quảng cáo

Thông thường để đánh giá hoạt động tài trợ thì cần phải nghiên cứu trước và sau khi hoạt động kết thúc và so sánh kết quả để rút ra kết luận cho hoạt động tài trợ là đạt hiệu quả cao hay không, Trong việc đánh giá này thường người ta dựa trên một số tiêu chí như: số người tham dự, số lượng tin mà báo chí, truyền hình đưa ra, thái độ của công chúng đối với chương trình,

1.2.3.2 Quy trình vận động tài trợ

Lên ý tưởng chương trình

Ý tưởng chương trình là phần quan trọng nhất của bất kì một sự kiện nào đó Nó thể hiện được giá trị, năng lực của người tổ chức, thu hút các nhà tài trợ và người tham gia Người tổ chức phải lên được ý tưởng cho chương trình và các thông tin liên quan khác phải rõ ràng

Ý tưởng chương trình: là giá trị cốt lõi mà người tổ chức muốn truyền tải đến người nhận thông qua chương trình

Trang 10

Khi lên ý tưởng chương trình, các nhà tổ chức sự kiện phải nắm rõ được các thông tin cơ bản và các giá trị của chương trình để phục vụ cho việc lên ý tưởng như: trả lời 5W và 1H (What, Who, When,Where, Why, How)

Chuẩn bị hồ sơ tài trợ

Hồ sơ tài trợ là sự thể hiện của đơn vị tổ chức về chương trình đến với doanh nghiệp và nên được giới hạn trách nhiệm được đọc và sử dụng trong nội bộ đơn vị tổ chức

Một bộ hồ sơ tài trợ cần có các nội dung sau:

- Thư ngỏ: có cấu trúc gần giống với thông cáo báo chí nhưng ở đây đối tượng gửi đến

là doanh nghiệp

- Bản mô tả dự án (Kế hoạch tổng quát dự án)

- Quyền lợi nhà tài trợ

- Mô tả mức chi phí tài trợ, các gói tài trợ

- Phương thức tài trợ: tài trợ hiện vật, hiện kim hay dạng hình liên kết,

- Mô tả các quyền lợi nhà tài trợ: xuất hiện hình ảnh trên phương tiện truyền thông, phương tiện tuyên truyền, trong chương trình,

- Bảng so sánh các quyền lợi tài trợ: chỉ đúng khi có nhiều gói tài trợ khác nhau để so sánh làm nổi bật và hướng doanh nghiệp đến sự lựa chọn tốt nhất

- Tóm tắt kinh phí: những tóm lược về mặt kinh phí của chương trình, không cần quá chi tiết

- Kế hoạch truyền thông báo chí: Đây là một phần rất quan trọng trong hồ sơ tài trợ, -

nó giống như một cách thể hiện khả năng thực hiện truyền thông và đảm bảo với nhà tài trợ về các quyền lợi trên phương tiện truyền thông

- Timeline: là bảng thể hiện các đơn vị tổ chức thực hiện chương trình như thế nào, cũng như tiến độ thực hiện chương trình

- Một số hình ảnh, phương tiện truyền thông, bản vẽ thiết kế

Lên kế hoạch truyền thông, báo chí

Trong kế hoạch truyền thông cần thể hiện rõ sự đầu tư bằng các chiến lược tuyên truyền theo từng giai đoạn của chương trình diễn ra:

Các hoạt động truyền thông (Media plan):

Trang 11

- Thông cáo báo chí

- Duy trì quan hệ báo chí

Liên lạc, đàm phán với nhà tài trợ

Tìm kiếm doanh nghiệp:

Dựa trên đối tượng của chương trình, mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp, các mối quan hệ của công ty, lên danh sách các doanh nghiệp và gửi hồ sơ tài trợ đến doanh nghiệp trực tiếp hoặc qua email Sau đó doanh nghiệp sẽ tiến tới bước duy trì, xúc tiến, đàm phán Đây là một quá trình đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn với các thủ thuật giao tiếp để nhắc nhở, thúc đẩy doanh nghiệp

Báo cáo, quyết toán

Sau chương trình, doanh nghiệp cần thực hiện tổng kết, đánh giá các kết quả thu được từ chương trình cũng như hoàn tất khâu quyết toán

1.3 Khái niệm mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế

- Tình thế marketing là một khái niệm chỉ trạng thái của thị trường, đối tượng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, môi trường xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của một doanh nghiệp

Trang 12

1.4 Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing

Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ với đáp ứng mục tiêu marketing

Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ và đáp ứng mục tiêu marketing là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp

Hoạt động tài trợ có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh tích cực, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo sự tương tác với khách hàng Nó có thể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing bằng cách:

- Tăng nhận thức về thương hiệu: Khi doanh nghiệp tài trợ cho một sự kiện, tổ chức hoặc cá nhân nào đó, doanh nghiệp sẽ được quảng bá tên tuổi, logo, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho công chúng Điều này sẽ giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của thương hiệu, cũng như thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng tiềm năng

- Tạo khách hàng tiềm năng: Khi thực hiện tài trợ cho một hoạt động từ thiện, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với những khách hàng có cùng quan điểm, giá trị hoặc niềm đam mê Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và tạo dựng lòng tin với khách hàng

- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi doanh nghiệp tài trợ cho một hoạt động có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, họ sẽ có cơ hội trình bày, giới thiệu và thuyết phục khách hàng về lợi ích và ưu điểm của mình Điều này giúp kích thích nhu cầu và khuyến khích khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ

Đồng thời, các mục tiêu marketing mà doanh nghiệp đã đề ra sẽ là cơ sở để đưa

ra các chương trình tài trợ phù hợp Bằng cách xác định mục tiêu marketing, doanh nghiệp có thể tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu và định hình các hoạt động tài trợ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc này giúp tăng cường tương tác với khách hàng, xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp và tăng cường nhận diện thương hiệu

Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ với đáp ứng mục tiêu truyền thông marketing

Hoạt động tài trợ và mục tiêu truyền thông marketing có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hoạt động tài trợ cung cấp nguồn tài chính để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và tạo ra sự chú ý từ khách hàng tiềm năng:

- Xây dựng nhận diện thương hiệu: Hoạt động tài trợ có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu của mình Bằng cách tài trợ cho các sự kiện, đội tuyển, hoạt động cộng đồng, doanh nghiệp có thể đặt thương hiệu của mình trước công chúng một cách tích cực và tạo ra sự liên kết với các giá trị mà thương hiệu đại diện

Trang 13

11

- Tạo sự tin tưởng và hỗ trợ: Tạo sự tin tưởng từ khách hàng và mục tiêu truyền thông marketing thông qua việc công khai sự đồng tình và hỗ trợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa và thể thao Điều này có thể giúp xây dựng một hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp và tăng cường lòng tin của khách hàng trong thương hiệu

- Tiếp cận đối tượng khách hàng: Hoạt động tài trợ cung cấp cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tập trung đúng vào những lĩnh vực và sự kiện có liên quan Khi đặt thương hiệu trước công chúng tại những hoạt động mà đối tượng khách hàng quan tâm, doanh nghiệp có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc và truyền tải thông điệp marketing một cách hiệu quả

- Mở rộng tầm vóc và tiếng vang: Sự tài trợ có thể giúp doanh nghiệp mở rộng tầm vóc

và tiếng vang của mình, đặc biệt là khi tài trợ cho các sự kiện quy mô lớn hoặc truyền thông có khả năng lan rộng Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới và tăng cường sự nhận biết và độ phủ của thương hiệu

Hoạt động tài trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng nhận thức và nhớ thương hiệu, tạo uy tín và niềm tin, tăng khả năng phân biệt và tăng mối quan hệ với khách hàng Những mục tiêu này đều là rất quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp Ngược lại mục tiêu truyền thông marketing sẽ giúp đảm bảo rằng thông điệp quảng cáo được truyền tải đúng đắn và hiệu quả đến đúng đối tượng khách hàng Một mục tiêu truyền thông marketing rõ ràng và cụ thể sẽ giúp hướng dẫn hoạt động tài trợ và đảm bảo rằng nguồn tài chính được sử dụng một cách hiệu quả

Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ với đáp ứng mục tiêu tình thế marketing Hoạt động tài trợ và tình thế marketing có mối quan hệ tương quan và tương hỗ Tình thế marketing, đó là tình hình thị trường và môi trường kinh doanh, có thể ảnh hưởng đến quyết định và hiệu quả của hoạt động tài trợ, và ngược lại, hoạt động tài trợ

có thể tác động và tạo ra ảnh hưởng lên tình thế marketing

- Định hình chiến lược marketing: Tình thế marketing cung cấp thông tin quan trọng

và phân tích về thị trường, khách hàng, đối thủ và môi trường kinh doanh chung Những thông tin này có thể giúp doanh nghiệp xác định các nhu cầu, xu hướng và cơ hội tiếp thị Hoạt động tài trợ có thể được sử dụng như một phần của chiến lược marketing tổng thể, hướng dẫn việc lựa chọn sự tài trợ trong các lĩnh vực và sự kiện có liên quan đến tình thế marketing hiện tại

- Tạo sự khác biệt và nhận diện thương hiệu: Hoạt động tài trợ có thể được sử dụng như công cụ để tạo sự khác biệt và xây dựng nhận diện thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh Bằng cách tài trợ cho các sự kiện, đội tuyển, hoạt động xã hội hoặc văn hóa, doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh tích cực và xác định vị trí độc đáo của mình trong tâm trí khách hàng Tuy nhiên, thành công của hoạt động tài trợ trong

Trang 14

việc tạo sự khác biệt và nhận diện thương hiệu phụ thuộc vào cách nắm bắt và khai thác tốt tình thế marketing và đáp ứng đúng với sự thay đổi của thị trường

- Tận dụng cơ hội thị trường và môi trường: Tình thế marketing quyết định về các cơ hội và thách thức trong thị trường Hoạt động tài trợ có thể giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội thị trường và môi trường kinh doanh một cách tốt nhất Ví dụ, khi thị trường đang phát triển, hoạt động tài trợ sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng và mở rộng mối quan hệ với đối tác, khách hàng và cộng đồng Trong khi đó, khi thị trường có sự biến đổi và khó khăn, hoạt động tài trợ có thể giúp doanh nghiệp tìm ra cách để vượt qua thách thức

Trang 15

13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA CÔNG

TY ACECOOK VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CỦA ACECOOK VỚI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU MARKETING, MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG MARKETING

VÀ TÌNH THẾ MARKETING

2.1 Tổng quan về công ty Acecook

2.1.1 Khái quát chung

Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam Tại thị trường nội địa, công ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân viên, với hơn 700 đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các nước thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Cambodia, Lào, Canada, …

Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm

1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với

vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng

và dinh dưỡng cao

Giai đoạn phát triển

- 1993:15/12/1993 thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook

- 1995:07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

- 1996:28/02/1996 Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ Thành lập chi nhánh Cần Thơ

- 1991:Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

- 2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền

- 2003:Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam

- 2004:Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy

Trang 16

- 2012:Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á

- Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt - Nam Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế - lớn nhất Việt Nam Giải thưởng Rồng Vàng Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển ngành Công thương" Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng

- ng Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới Tầm nhìn và sứ mệnh

- Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”

Đặc trưng sản phẩm

Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị Việt, và giá

cả hợp lý mỗi gói mì ăn liền được ra đời từ Acecook Việt Nam còn được đảm bảo chất lượng tối đa bằng dây chuyền sản xuất cùng những quy định chất lượng nghiêm ngặt chuẩn Nhật, với mục tiêu mang đến những bữa ăn ngon và hạnh phúc cho người tiêu dùng

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

- Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh Nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng hàng năm đạt 85%

- Với sản phẩm chủ lực là mì ăn liền, Acecook hiện nay đang sở hữu 25 loại mì ăn liền khác nhau: Hảo Hảo, Mì nấu MaxKay, Mì Siukay, Mì Udon, Mì ly Modern, Handy Hảo Hảo

- Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến

Trang 17

15

Phú Hương, phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack…

- Hiệp hội Mì ăn liền thế giới công bố, mức tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam năm

2021 cao nhất thế giới với bình quân đầu người là 87 gói/năm vượt qua Hàn Quốc - - nước đứng đầu chỉ số này từ năm 2013 Thị trường mì ăn liền của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, từ quy mô 5 tỷ gói năm 2019 lên 8,6 tỉ gói năm 2021 Trong đó, sản phẩm Acecook chiếm một tỷ lệ áp đảo trong căn bếp Việt khi báo cáo của Euromonitor cho biết công ty chiếm thị phần khoảng 50% tại khu vực đô thị và 43% toàn quốc nếu tính cả khu vực nông thôn Năm 2021, Acecook đứng thứ 114 trong danh sách 500 công ty lớn nhất Việt Nam của VNR500 với doanh thu ước tính trên 12.000 tỷ đồng

- Theo báo cáo Brand Footprint 2023, Acecook Việt Nam tiếp tục vinh dự ở vị trí số 1 trong danh sách các Thương hiệu Thực phẩm đóng gói được chọn nhiều nhất ở 4 thành phố chính ở Việt Nam và được chứng nhận là “Thương hiệu Mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất liên tục 11 năm liền” Báo cáo cũng chỉ ra rằng, gần 3/4 hộ gia đình ở thành thị đã mua sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo trong năm 2022

- Tại thị trường nội địa Acecook Việt Nam đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 đại lý, mật độ bao phủ thị trường bao phủ 95% điểm bán lẻ toàn quốc Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã

có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, Canada, Brazil…

2.2 Hoạt động tài trợ của công ty Acecook

2.2.1 Hoạt động từ thiện

2.2.1.1 Giới thiệu hoạt động

- Từ năm 2019 đến nay, Acecook Việt Nam đồng hành cùng Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện các hoạt động từ thiện tặng 9,200 thùng sản phẩm với tổng kinh phí 948,879,000 VNĐ nhằm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, các y bác sĩ cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, các bệnh viện dã chiến

- Năm 2020, khi đại dịch covid bùng phát, Acecook đã ủng hộ 15 tỷ đồng cho Mặt trận

Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích hỗ trợ các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống và điều trị bệnh, đồng thời cũng tặng gần 1,500 thùng sản phẩm đến tay những người dân bị khó khăn trong mùa dịch Covid Cũng trong năm

2020, khi người dân miền Tây đang vô cùng khó khăn bởi nạn ngập mặn, dẫn đến mùa màng bị thiệt hại, không có nước sạch để sinh hoạt Acecook Việt Nam đã hỗ trợ 5 tỷ đồng cùng hàng trăm phần quà cho người dân miền Tây, cung cấp cho người dân

Trang 18

nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Ngoài ra, Acecook tiếp tục thực hiện các hoạt động từ thiện, hỗ trợ 4000 thùng mì cho người dân các tỉnh miền Trung các vùng bị thiên tai, lũ lụt, giúp người dân vừa phòng chống dịch đồng thời có thể vượt qua khó khăn do bão lũ gây ra

- Năm 2021, khi đại dịch tiếp tục bùng phát trở lại và ngày càng phức tạp hơn, Acecook tiếp tục chung tay cùng nhân dân cả nước bằng việc tài trợ 3 hệ thống lọc không khí áp lực âm cho bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với kinh phí 2 tỷ đồng và hỗ trợ 20,000 thùng mì gói đến các bệnh viện dã chiến, khu cách ly và trao tận tay những người dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid Không chỉ tại Việt Nam, Acecook đã dành tặng 1.000 thùng mì Hảo Hảo cho công dân Việt Nam đang sống và làm việc tại Nhật bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 Acecook hi vọng rằng, với -những hỗ trợ đó dù không phải là quá lớn lao nhưng sẽ góp một phần nào đó để giúp cho tinh thần của người dân Việt Nam được vững tin hơn và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

- Ngoài hoạt động kinh doanh chính, Acecook cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện và xã hội để góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn Công ty có rất nhiều các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng Acecook đã thực hiện nhiều chương trình từ thiện nhằm hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em và người già Công ty thường tổ chức các hoạt động từ thiện như cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho các trung tâm mồ côi, trại trẻ mồ côi, và các khu vực nghèo Bên cạnh đó, Acecook cũng coi trọng việc đầu tư vào giáo dục và phát triển tài năng trẻ Họ đã tổ chức nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên nghèo vượt qua khó khăn trong việc theo đuổi học vấn

2.2.1.2 Quy trình thực hiện và vận động tài trợ từ thiện

Quy trình thực hiện tài trợ từ thiện

Xác định đối tượng:

Trước khi bắt đầu hoạt động từ thiện, Acecook cần xác định rõ đối tượng của hoạt động tài trợ, từ thiện mà công ty hướng đến cũng như nhu cầu cụ thể của cộng đồng mà họ muốn hỗ trợ Điều này có thể bao gồm việc xác định đối tượng nhận hỗ trợ, vùng lãnh thổ cụ thể, và loại hỗ trợ cần thiết Như các chương trình từ thiện phổ biến của Acecook thì đối tượng mà công ty hướng đến thường là những trẻ em nghèo vượt khó hay những khu vực bị thiên tai nhằm hỗ trợ một phần nào giúp khắc phục tình trạng khó khăn của họ

Lập kế hoạch, hoạch định ngân sách:

Sau khi xác định mục tiêu và nhu cầu, Acecook lập kế hoạch cho hoạt động từ thiện một cách cụ thể Kế hoạch này bao gồm việc xác định nguồn tài chính và tài trợ cần thiết, thiết lập thời gian và lịch trình hoạt động, đánh giá rủi ro và xác định các

Trang 19

17

biện pháp an toàn Công ty hoạch định ngân sách dựa trên nhu yếu phẩm mà họ từ thiện hoặc thông qua chi phí các trang thiết bị hỗ trợ phục vụ cho các tình hình khó khăn

ty Qua đó hình ảnh công ty ngày càng được nâng cao và biết đến rộng rãi giúp hỗ trợ tích cực cho các hoạt động PR của công ty

Xây dựng thông điệp:

Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp những giá trị chất lượng cao, thương hiệu Vina Acecook còn quan tâm đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng đồng thông qua các chương trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước; các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo; cứu trợ thiên tai, lũ lụt … Tất

cả các hoạt động từ thiện cũng như tài trợ của công ty đều hướng đến mang lại một cuộc sống tốt hơn, cải thiện chất lượng sống tốt hơn cho những người dân gặp khó khăn Thông điệp mà các chương trình từ thiện của Acecook muốn gửi gắm đều ấm tình người, giúp chia sẻ và lan tỏa yêu thương đến mọi người xung quanh Từ đó giúp

PR cho hình ảnh của công ty đồng thời kêu gọi vận động tài trợ từ những người xung quanh để hoạt động từ thiện được lớn mạnh và tốt đẹp hơn

Theo dõi và đánh giá:

Công ty theo dõi tiến trình và kết quả của hoạt động từ thiện Họ đảm bảo rằng nguồn tài chính và nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và có tác động tích cực đối với cộng đồng

Quy trình vận động tài trợ từ thiện

Lên ý tưởng chương trình:

Công ty luôn theo dõi cộng đồng cũng như thực hiện các hoạt động xã hội một cách thường xuyên Hướng tới những mảnh đời bất hạnh khó khăn, những vùng quê nghèo khó, những vùng đất thiên tai Từ đó lên các ý tưởng cho hoạt động từ thiện được diễn ra một cách hoàn chỉnh và thành công nhất với mong muốn phần nào hỗ trợ khắc phục được những khó khăn của họ

Trang 20

Chuẩn bị hồ sơ tài trợ:

Khi Acecook xác định được ý tưởng của chương trình cũng như mục tiêu tài trợ, đối tượng tài trợ mà công ty hướng tới Sau đó sẽ chuẩn bị các hồ sơ tài liệu liên quan cho hoạt động xã hội này Xây dựng chiến lược tài trợ có chọn lọc và chi tiết dựa trên mục tiêu chiến lược và nguyện vọng của công ty Hồ sơ tài trợ cần nêu rõ chi tiết các vấn đề như ngân sách tài chính cho hoạt động này là bao nhiêu, mục đích sử dụng từng khoản kinh phí, …

Lên kế hoạch truyền thông báo chí:

Bất cứ hoạt động tài trợ nào cũng được công ty lên kế hoạch để truyền thông một cách mạnh mẽ, để từ đó cộng đồng có thể hưởng ứng cũng như theo dõi các chương trình này Hơn thế nó còn giúp tăng độ nhận diện của công ty cũng như lấy được cái nhìn tích cực của khách hàng, nhận được sự ủng hộ lớn từ thị trường bởi những hoạt động hảo tâm được truyền thông một cách mạnh mẽ Công ty thường tận dụng sự quan tâm của cộng đồng để truyền thông thông qua các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, báo chí, truyền hình, … Truyền thông báo chí của Acecook từ trước tới nay đều rất mạnh qua các hoạt động tài trợ Có thể kể đến như công ty đã tài trợ cho đội tuyển bóng đá Quốc gia, đồng hành cùng VFF để nâng cao vị thế bóng đá Việt Nam Liên lạc đàm phán với nhà tài trợ:

Thông qua kết quả tích cực và sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mà Acecook luôn luôn có mặt và là nhà tài trợ phổ biến của các hoạt động xã hội Công ty còn xây dựng mối quan hệ với các tổ chức từ thiện và cộng đồng, tạo điều kiện cho một hợp tác bền vững và có ý nghĩa

Thực hiện chương trình:

Thông qua các nội dung cụ thể chi tiết được lên kế hoạch từ các phòng ban của công ty mà từ đó Acecook có thể dễ dàng thực hiện được các chương trình tài trợ Báo cáo quyết toán:

Sau chương trình, Acecook tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và hoàn thiện các khâu cuối cùng của hoạt động từ thiện tài trợ Kết quả từ các chương trình tài trợ của Acecook đều luôn mang lại những cái nhìn tích cực từ cộng đồng, từ đó mà hiệu suất của hoạt động PR hình ảnh công ty ngày càng được nâng cao

2.2.2 Hoạt động thương mại

2.2.2.1 Giới thiệu hoạt động

- Acecook Việt Nam được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu chú trọng trong đầu tư thực hiện các hoạt động tài trợ Hằng năm, Acecook luôn đồng hành cùng nhiều sự kiện đa dạng quy mô, điển hình như trong năm 2023, Acecook là nhà tài trợ cho Giải bóng đá vô địch U15 quốc gia Cúp ACECOOK 2023; nhà tài trợ cho -

Trang 21

19

hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản COMIC FES - 2023… và một trong các hoạt động này, nổi bật là sự kiện mùa hè lớn nhất cho học sinh, sinh viên Acecook tham gia tài trợ School Fest 2023

- Acecook Việt Nam đồng hành cùng School Fest 2023 - Space Date 3, hoạt động giải trí quy mô lớn kết nối cộng đồng sinh viên, tạo sân chơi bổ ích, tràn đầy năng lượng dành cho các bạn trẻ “School Fest 2023 – Space Date 3” là sự kiện mở cổng tự do cho tất cả mọi người và diễn ra xuyên suốt từ 7h 22h với vô vàn các hoạt động trải nghiệm -thú vị như giải chạy Fun Run, lễ hội Carnival, Minigames, gian hàng ẩm thực đường phố ấn tượng… Điểm nhấn đặc biệt chính là đêm nhạc độc đáo – Space Date 3 lấy chủ

đề “Stay late for a Space date” được trình diễn bởi các nghệ sĩ hàng đầu… đem đến cho các bạn sinh viên hoạt động thưởng thức âm nhạc, thể thao, ẩm thực

2.2.2.2 Quy trình thực hiện và vận động tài trợ thương mại

Quy trình thực hiện tài trợ thương mại

Xác định đối tượng

Sau khi nhận được sự yêu mến, ủng hộ của các bạn sinh viên tại School Fest

2022 (tháng 11), Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã tiếp tục đồng hành cùng tập đoàn IMC và Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM tài trợ tổ chức “School Fest 2023 – Space Date 3”

- Lựa chọn chương trình: lễ hội giải trí miễn phí quy mô lớn bậc nhất mùa hè cho sinh viên với các đơn vị truyền hình lớn TodayTV, IMC

- Đối tượng khán giả: Hướng tới đối tượng của chương trình là các bạn sinh viên - khách hàng mục tiêu là giới trẻ từ 18-25 tuổi

Hoạch định ngân sách

Tiếp nối từ thành công của hoạt động tài trợ School Fest 2022, xác định hoạt động hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh doanh, Acecook tiếp tục đầu tư tài trợ cho chương trình năm 2023 Xác định tổng chi phí cần thiết cho chương trình, cân nhắc sự phù hợp với khả năng tài chính của công ty và lợi ích mang lại từ chương trình Chi phí tài trợ được trích từ ngân sách cho hoạt động marketing, nguồn lực tài chính tự chủ

từ kinh phí kinh doanh của công ty

Xác định mục tiêu

Về truyền thông: xác định có bao nhiêu ấn phẩm truyền thông có tên đơn vị tài trợ là Acecook sẽ được phát hành; bao nhiêu tờ báo đăng tin về chương trình; bao nhiêu người đến tham dự…

Sự tác động của chương trình lên công chúng mục tiêu: mức độ nhận biết về công ty tăng bao nhiêu phần trăm; số lượng khách hàng mua sản phẩm tăng bao nhiêu phần trăm…

Trang 22

Xây dựng thông điệp

Kết hợp cùng các đơn vị tổ chức, chương trình School Fest 2023 lấy chủ đề Space Date 3 - cụ thể Acecook mang đến thông điệp “Khuấy bùng đam mê” hướng đến việc truyền tải và tiếp năng lượng cho tuổi trẻ bùng cháy và nhiệt huyết

Theo dõi thực hiện

Cùng với hoạt động tài trợ, Acecook cũng mang đến sự kiện nhiều hoạt động và các gian hàng trải nghiệm thú vị cho các bạn sinh viên Để đảm bảo việc thực hiện cũng như kiểm soát các hoạt động và phòng ngừa, xử lý các rủi ro, đội ngũ chuyên nghiệp được Acecook bố trí theo dõi và điều hành các hoạt động trong chương trình của công ty

Nâng cao sự hiện diện thương hiệu và tiếp cận sản phẩm mới của Acecook (bộ đôi mì ly khổng lồ là Handy Hảo Hảo hương vị Tôm Chua Cay và Modern hương vị Lẩu Thái Tôm siêu ngầu của chiến dịch “Kiêu Hùng Tiếp Bước”, Mì Ramen Hầm xương…) tới đối tượng công chúng mục tiêu

Quy trình vận động tài trợ

Lên ý tưởng chương trình

Ban tổ chức từ IMC đem đến hàng loạt sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật,

ẩm thực hấp dẫn phục vụ đối tượng các bạn trẻ từ hoạt động giải chạy Fun Run, lễ hội hóa trang Carnival Fest Tour, đêm nhạc Space Date 3 cùng hàng loại gian hàng trải nghiệm ẩm thực

Chuẩn bị hồ sơ tài trợ

Hồ sơ tài trợ thể hiện nội dung chương trình đến doanh nghiệp tài trợ Cụ thể, một vài điểm nổi bật của Acecook khi là nhà đồng tài trợ của School Fest 2023:

Trang 23

21

áp phích bố trí ngoài khu vực cổng vào; hình ảnh và tên công ty được xuất hiện cùng những thông tin về sự kiện được phát trên các kênh truyền hình TodayTv, YouTV của đài IMC cùng các đầu báo todaytv, youtv, Báo Thanh Niên, VTC News, Sài Gòn Giải Phóng, Báo Văn Nghệ, báo Người nổi tiếng và các kênh xã hội của ĐH Quốc gia TP.HCM… với mỗi đầu báo ít nhất là 1 bài viết

- Bản kế hoạch truyền thông, báo chí cụ thể,…

Lên kế hoạch truyền thông báo chí

Các hoạt động truyền thông chính bao gồm quảng cáo qua các banner, áp phích ngoài trời cùng với đó là thực hiện media trên các trang mạng xã hội, kênh truyền thông xã hội dành cho sinh viên trong khu vực

Hoạt động báo chí cũng được các đơn vị tổ chức chú trọng thực hiện các khâu liên lạc với giới báo chí, điển hình một số tờ báo Báo Thanh Niên, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Văn Nghệ… và duy trì mối quan hệ tốt đẹp

Liên lạc, đàm phán

Dựa trên đối tượng của chương trình và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp cũng như sự thành công của sự kiện School Fest năm 2022, Acecook tiếp tục được kết nối và hợp tác trở thành nhà tài trợ năm 2023

Thực hiện chương trình

Ban tổ chức kết hợp cùng Acecook tiến hành thực hiện chương trình theo như nội dung kế hoạch và đảm bảo các quyền lợi của doanh nghiệp tài trợ

Báo cáo, quyết toán

Sau chương trình, Acecook tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và hoàn thiện các khâu cuối cùng của hợp đồng tài trợ

2.3 Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ của Acecook với đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing

2.3.1 Mục tiêu marketing của Acecook

Với mục tiêu trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam

mà còn vươn tầm thế giới, Acecook cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao Tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam

Mục tiêu marketing của Acecook tại thị trường Việt Nam có thể bao gồm những yếu tố sau đây:

- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Acecook có thể đặt mục tiêu tăng cường nhận

diện thương hiệu của mình tại thị trường Việt Nam Điều này có thể được đạt đến thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, sử dụng các kênh truyền

Trang 24

thông đa dạng và thúc đẩy sự tương tác với khách hàng qua mạng xã hội và các sự kiện offline

- Mở rộng thị phần: Acecook có thể hướng tới mục tiêu mở rộng thị phần của mình tại

thị trường Việt Nam bằng cách tăng cường quảng cáo, khuyến mãi và chiến lược giá

cả cạnh tranh Điều này có thể giúp công ty thu hút khách hàng mới và tăng cường sự trung thành từ phần khách hàng hiện tại

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Acecook có thể đặt mục tiêu nâng cao chất lượng

sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Bằng cách cải thiện công nghệ sản xuất, nghiên cứu và phát triển các công thức mới, Acecook có thể tạo ra những sản phẩm ưu việt và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao

- Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng: Acecook có thể đặt mục tiêu xây dựng mối

quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua việc tạo ra các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng và tương tác trực tiếp Điều này có thể giúp tạo lòng tin và sự trung thành từ phía khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của thương hiệu

- Đáp ứng xu hướng và nhu cầu thị trường: Acecook có thể đặt mục tiêu đáp ứng các

xu hướng và nhu cầu thị trường mới nhất Ví dụ, công ty có thể tăng cường phát triển sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng, sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sức khỏe và lối sống lành mạnh

2.3.2 Mục tiêu truyền thông marketing của Acecook

Các sản phẩm của Acecook đều trải qua quy trình kiểm soát chất lượng chuẩn quốc tế Trước khi đóng gói để đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm định theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế Cùng với nhịp sống hối hả, con người cũng trở nên bận rộn, vội vàng và phải di chuyển thường xuyên Nắm bắt được điều này, Acecook liền tung ra thị trường các sản phẩm được mì ly, mì

tô đúng với tên gọi “ăn liền” Khi mà giờ đây người tiêu dùng có thể thưởng thức mì tôm ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng mọi điều kiện

Mục tiêu truyền thông marketing của Acecook có thể bao gồm những yếu tố sau đây:

- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Một mục tiêu quan trọng của truyền thông

marketing của Acecook là tăng cường nhận diện thương hiệu của công ty Điều này có thể được đạt đến thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc đáo và sáng tạo,

sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng như TV, radio, báo chí, mạng xã hội và trang web để tiếp cận khách hàng và tạo sự nhận biết với thương hiệu Acecook

- Xây dựng hình ảnh và giá trị của thương hiệu: Acecook có thể đặt mục tiêu xây dựng

hình ảnh và giá trị của thương hiệu thông qua truyền thông marketing Công ty có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào những giá trị cốt lõi của thương hiệu như

Trang 25

23

chất lượng, đa dạng sản phẩm, tiện lợi và hương vị thơm ngon Việc truyền đạt những thông điệp này sẽ giúp tạo dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng

- Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng: Mục tiêu truyền thông marketing của

Acecook cũng có thể là tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng Công ty có thể

sử dụng truyền thông để tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo tương tác, sự kiện, cuộc thi, chương trình khuyến mãi và các kênh truyền thông xã hội Việc tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng sẽ giúp gia tăng sự tương tác và tạo niềm tin, đồng thời tạo điểm khác biệt cho Acecook so với các đối thủ cạnh tranh

- Tăng cường nhận thức về sản phẩm và thông tin công ty: Acecook có thể đặt mục

tiêu tăng cường nhận thức về sản phẩm và thông tin công ty thông qua truyền thông marketing Công ty có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhằm giới thiệu các sản phẩm mới, các ưu điểm và lợi ích của sản phẩm, cũng như cung cấp thông tin về công

ty, lịch sử, giá trị cốt lõi và cam kết với khách hàng Việc tăng cường nhận thức giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và công ty, từ đó tăng khả năng tiếp cận và sự quan tâm từ phía khách hàng

- Tạo sự tương tác và tham gia của khách hàng: Acecook có thể đặt mục tiêu tạo sự

tương tác và tham gia của khách hàng thông qua truyền thông marketing Công ty có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo tương tác, chương trình khuyến mãi, cuộc thi và sự kiện để khách hàng có thể tham gia và tương tác trực tiếp với thương hiệu Acecook Điều này giúp tạo sự kết nối sâu hơn với khách hàng, tạo cảm giác tham gia và tạo ra trải nghiệm tích cực với sản phẩm và thương hiệu

2.3.3 Tình thế marketing của Acecook

2.3.3.1 Thị trường

- Kể từ khi thành lập vào tháng 12 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động năm 1995, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam Vina Acecook đã đạt được vị thế vững chắc trên thị trường bằng cách cung cấp các sản phẩm chế biến ăn liền, đặc biệt là mì gói, với hơn 20 thương hiệu, bao gồm Hảo Hảo, SiuKay, Mì Quảng và Đà Nẵng, v.v

- Hiện Vina Acecook đứng đầu về doanh số bán hàng tại Việt Nam, chiếm 43% thị phần Tuy nhiên, con số này đã giảm so với thời điểm 10 năm trước khi Vina Acecook chiếm 51% thị phần với các thương hiệu Hảo Hảo và Mì ngon

- Trong những năm gần đây, thị phần đã giảm do sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu mì ăn liền nước ngoài cũng như sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất mì ăn liền khác

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w