1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Nghiệm Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Mạch Lạc Cho Trẻ 5-6 Tuổi Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm
Tác giả Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung, Trần Viết Nhi
Trường học Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại bài báo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 443,96 KB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Kế toán 129 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.181732354-1075.2022-0078 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 129-139 This paper is available online at http:stdb.hnue.edu.vn THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung và Trần Viết Nhi Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Bài báo trình bày quá trình và kết quả thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho 46 trẻ 5-6 tuổi tại hai trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm không có nhóm đối chứng đã được sử dụng. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chuyển biến tích cực về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ cả về mặt định lượng và định tính theo tiêu chí, giới tính, địa bàn trường. Kết quả này hàm ý rằng, có thể mở rộng việc áp dụng các biện phát phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua trải nghiệm tại các điểm trường, địa bàn khác nhau. Từ khóa: ngôn ngữ mạch lạc, mẫu giáo, 5-6 tuổi, trải nghiệm. 1. Mở đầu Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là làm công cụ giao tiếp và công cụ tư duy. Đối với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ quan trọng để trẻ giao tiếp, hình thành những biểu tượng đầu tiên về thế giới tự nhiên, về xã hội loài người và là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ học tập, vui chơi, và phát triển hài hòa, toàn diện về mọi mặt. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phát triển ngôn ngữ mạch lạc (NNML) là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hình thành cho trẻ khả năng diễn đạt lời nói một cách rõ ràng, trôi chảy, chính xác, đúng ngữ pháp một nội dung nhất định khi thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và quan điểm của bản thân. NNML của trẻ thể hiện trong ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại. Sự phát triển NNML góp phần tích cực vào sự phát triển tư duy, nâng cao hiệu quả giao tiếp của trẻ và làm tiền đề cho sự phát triển của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể diễn ra dưới các hình thức hoạt động đa dạng ở trường mầm non, trong đó các hoạt động trải nghiệm có nhiều ưu thế. Trải nghiệm chú trọng học thông qua làm (learning by doing), hướng đến dạy trẻ cách học có sự phản hồi từ những trải nghiệm của mình để hình thành khái niệm trong kinh nghiệm mới và cách thức áp dụng những gì trẻ vừa làm được vào những tình huống mới 1. Điều này cho phép giáo viên (GV) cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ sử dụng ngôn ngữ trong quá trình trình bày – chia sẻ ý tưởng, thực hành tác động lên đối tượng, tương tác với bạn và GV; kể lại những trải nghiệm của bản thân. Từ đó, góp phần phát triển NNML cho trẻ. Tuy vậy, thực tế cho thấy GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa có định hướng rõ ràng trong việc áp dụng các biện pháp phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm 2-3. Trên bình diện nghiên cứu, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm và phát triền NNML, lời nói mạch lạc cho trẻ đã được một số tác giả như Bùi Ngày nhận bài: 272022. Ngày sửa bài: 2272022. Ngày nhận đăng: 482022. Tác giả liên hệ: Đặng Thị Ngọc Phượng. Địa chỉ e-mail: dangthingocphuonghueuni.edu.vn Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung và Trần Viết Nhi 130 Thị Lâm và Lã Thị Bắc Lí (2016) 1, Lã Thị Bắc Lí (2017) 4, Trương Thị Thùy Anh (2017) 5, Vũ Thị Ánh Ngọc (2017) 6, Yaroslavl (2018) 7, Cao Thị Hồng Nhung (2019) 2, Đặng Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2020) 3, Malinovska N. V. (2020) 8 nhấn mạnh. Các nghiên cứu trên tập trung đề xuất biện pháp phát triển NNML cho trẻ 3 4 5 6 8 và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trải nghiệm 1 2 7. Các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố lên quan đến chủ đề này vẫn còn khiêm tốn. Chỉ có tác giả Cao Thị Hồng Nhung (2019) 6 tiến hành thực nghiệm các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội với thiết kế nghiên cứu thực nghiệm có nhóm đối chứng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu kể trên, nghiên cứu này tiếp cận thiết kế bán thực nghiệm không có nhóm đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các biện phát phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn Thừa Thiên Huế thông qua hoạt động trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi khoa học có liên quan đến hiệu quả của các biện pháp phát triển NNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm đã được đề xuất và ảnh hưởng của các yếu tố địa bàn, giới tính đến sự phát triển NNML của trẻ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ mạch lạch thông qua hoạt động trải nghiệm Theo nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức: “Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ được trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh” 9. Mặc dù sự mạch lạc trong ngôn ngữ thể hiện qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đối với trẻ mẫu giáo, hầu hết các nghiên cứu về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ tập trung vào lời nói mạch lạc của trẻ. Ngôn ngữ viết ở trẻ chủ yếu tồn tại ở dạng tiềm năng, ngôn ngữ mạch lạc chủ yếu thể hiện qua lời nói. Vì vậy, đối với trẻ mẫu giáo, phát triển “ngôn ngữ mạch lạc” và phát triển “lời nói mạch lạc” có thể được xem là một. Đây cũng là cách tiếp cận của nhóm tác giả trong nghiên cứu này. Theo đó, “lời nói mạch lạc (lời nói liên kết) là sự trình bày chi tiết có logic, có trình tự chính xác ý nghĩ của mình, nói đúng ngữ pháp và có hình ảnh về một nội dung định tính”. (Cao Đức Tiến (dẫn theo 10). Như vậy, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ MN thể hiện qua: (1) Lời nói phải có chủ đề và thể hiện tập trung chủ đề đó; (2) Chủ đề phải được triển khai logic; (3) Lời nói phải có bố cục rõ ràng; (4) Có dùng các phép liên kết một cách hợp lí; (4) Các câu phải đúng ngữ pháp và có ý nghĩa 2-3. Dưới góc độ hoạt động, trải nghiệm được hiểu là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, bình luận, nhận định… Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Từ đó, có thể hiểu: “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua trải nghiệm là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lí về ý nghĩ, cảm xúc theo một chủ đề nhất định” 7. 2.2. Tổ chức thực nghiệm 2.2.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi… 131 Thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức HĐTN nhằm phát triển NNML cho trẻ 5 - 6 tuổi đã được xây dựng. 2.2.2. Phương pháp và mẫu thực nghiệm Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm không có nhóm đối chứng đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là thực nghiệm sư phạm, trắc nghiệm bằng bài tập đo, quan sát sư phạm và phỏng vấn trên đối tượng GV. Số liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS 26. Các thông số được phân tích bao gồm tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định sự khác biệt về điểm trung bình trẻ đạt được giữa trước và sau thực nghiệm ở mức ý nghĩa 95 (p

Ngày đăng: 03/05/2024, 02:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w