Báo cáo thực tập lê thị hằng 17 01

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo thực tập   lê thị hằng 17 01

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nhận làm bctt luận văn tiểu luận liên hệ : 0375153171 ( zalo) nhận làm bctt luận văn tiểu luận liên hệ : 0375153171 ( zalo) nhận làm bctt luận văn tiểu luận liên hệ : 0375153171 ( zalo) nhận làm bctt luận văn tiểu luận liên hệ : 0375153171 ( zalo)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Thủy

Hải Dương, tháng 02 năm 2024

Trang 2

TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA HỌC VIÊN

1 Họ và tên học viên: Lê Thị Hằng

2 Chuyên ngành: Luật Kinh tế 3 Lớp: 5D12 - LKT4

4 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thành Đông

5 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Thủy.

6 Tên chuyên đề: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Học viên thực hiện

Lê Thị Hằng

Trang 3

1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập ……… 6

1.2 Tổng quan về đơn vị mà học viên trực tiếp thực tập ……… 7

1.3 Kế hoạch thực tập ……… 8

1.4 Nhật ký thực tập và nội dung thực tập ……… 8

2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, thực hiện tại dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh……… 9

2.1 Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất… ……… 9

2.2 Những kết quả đạt được của dự án……….13

2.3 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ……….21

Trang 4

BT-HT-TĐC Bồi thường - Hỗ trợ - Tái định cư BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đơn vị thực tập:

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất và là địa bàn phân bố dân cư phát triển đô thị Theo Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” Vì vậy đất đai là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.

Trong quá trình phát triển cần sử dụng chặc chẽ quỹ đất, xây dựng phù hợp không gian sống, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu sinh hoạt chung,… Nhưng hiện nay chính sách về đất đai còn tồn đọng nhiều vấn đề làm cho công tác BT, HT, TĐC trở nên phức tạp hơn Nếu chúng ta không làm tốt được vấn đề này thì vẫn còn rất nhiều khuất mắt trong lòng người dân dẫn đến mất ổn định đời sống kinh tế xã hội Ngược lại nó chính là tiền đề cho sự phát triển đất nước, thu hút nhiều vốn đầu tư khác nhau từ đó kinh tế - xã hội ngày càng tiến bộ hơn.

Ngày 01/01/2021, Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành, chính thức thành lập Thành phố Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức với kỳ vọng là để xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh) Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng… Trong đó, dự án Đường Vành Đai 3 là tuyến đường liên tỉnh, nối Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương trọng yếu thuộc khu vực phía Nam là dự án phát triển trong tương lai Dự án này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, dự án còn là tiền đề, điều kiện cần để kêu gọi đầu tư, phát triển nâng cao khả năng kết nối và giảm ách tắc giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên hiện nay công tác BTGPMB, thu hồi đất vẫn còn tồn tại nhiều khuất mắt, cần đưa ra các giải pháp phù hợp để không làm chậm quá trình triển khai dự án

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác BT, HT, TĐC nên tôi đã chọn Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức là đơn vị thực tập, gắn với đề tài tìm hiểu “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại đây.

2 Mục đích thực tập:

Tiếp cận môi trường làm việc, có cơ hội quan sát, hiểu được những yêu cầu của nghề nghiệp và tự đánh giá những ưu, khuyết điểm của bản thân để có kế hoạch phát huy, khắc phục trước khi thực sự bước vào môi trường làm việc thực tế

Ngoài ra, việc đi thực tập giúp bản thân củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn và giúp xác định việc chọn đề tài tốt nghiệp Song song đó, thực tập tại

Trang 6

Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức giúp bản thân thu thập thông tin tài liệu phục vụ trong đề tài tốt nghiệp.

3 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp, thứ cấp phục vụ viếtđề án tốt nghiệp:

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.

3.1 Việc thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp:

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho chuyên đề báo cáo được bản thân thu thập thông qua phiếu điều tra, khảo sát một số nhóm đối tượng về thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thực hiện tại dự án đường Vành đai 3 đoạn đi qua Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện được tiến hành thu thập từ ngày 05 tháng 01 năm 2024 đến ngày 29 tháng 02 năm 2024.

3.2 Việc thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp:

Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2018 - 2023 từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, như: giáo trình, sách tham khảo, các bài báo trên các tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn thạc sĩ, các báo cáo chuyên đề… có liên quan đến đề tài nghiên cứu và có trích nguồn

1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập:

Tên gọi: Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức.

Vị trí: Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức được tổ

chức lại trên cơ sở sáp nhập Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận 2, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận 9, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức; Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức là đơn vị sự nghiệp công lập; được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.

Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các Sở - ngành đối với các hoạt động liên quan.

Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định.

1.2 Tổng quan về đơn vị thực tập:

* Cơ cấu tổ chức:

Trang 7

a Cán bộ lãnh đạo:

- Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng do Trưởng ban phụ trách và các Phó Trưởng ban giúp việc Trưởng ban (số lượng cấp phó theo quy định hiện hành).

- Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng làm việc theo chế độ thủ trưởng.

b Cơ cấu các phòng chức năng, nghiệp vụ trực thuộc:

- Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng có 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng (số lượng cấp phó theo

+ Phòng Tiếp dân, tuyên truyền, vận động và giải quyết khiếu nại tố cáo + Phòng Chính sách - Kiểm tra hồ sơ bồi thường.

+ Phòng nghiệp vụ 1 (phụ trách các dự án Khu vực Quận 2 cũ) + Phòng Nghiệp vụ 2 (phụ trách các dự án Khu vực Quận 2 cũ) + Phòng Nghiệp vụ 3 (phụ trách các dự án Khu vực Quận 9 cũ) + Phòng Nghiệp vụ 4 (phụ trách các dự án Khu vực Quận 9 cũ).

+ Phòng Nghiệp vụ 5 (phụ trách các dự án Khu vực Quận Thủ Đức cũ) + Phòng Nghiệp vụ 6 (phụ trách các dự án Khu vực Quận Thủ Đức cũ).

c Thẩm quyền thành lập, sáp nhập và sắp xếp các phòng thuộc Ban Bồithường, giải phóng mặt bằng; thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ cácchức danh:

- Thành lập, sáp nhập và sắp xếp các phòng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức.

- Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh:

+ Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức.

+ Trưởng phòng, Phó trưởng các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của Trưởng ban

* Cơ chế tài chính:

Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng là đơn vị sự nghiệp công lập; áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, được quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.

Trang 8

* Nguồn kinh phí:

Kinh phí hoạt động của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích bằng hai phần trăm (2%) tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án (trường hợp Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng không phải là chủ đầu tư dự án thì thực hiện theo Hợp đồng ký kết với chủ đầu tư) Trường hợp đặc biệt kinh phí trích từ hai phần trăm (2%) tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án không đủ chi, thì Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức căn cứ vào cân đối ngân sách để bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định.

1.3 Kế hoạch thực tập:

- Thực tập toàn thời gian từ ngày 05/01/2024 đến ngày 29/02/2024.

- Thời gian thực tập: 05 ngày làm việc/1 tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết, nghỉ theo quy định của Nhà nước).

1.4 Nhật ký thực tập và nội dung thực tập:

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1 Tên đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, thực tiễn thực hiện tại dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

2 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Thủy 3 Học viên thực hiện: Lê Thị Hằng

- Sinh hoạt, nghe phổ biến nội quy cơ quan và được giới thiệu về quá trình hoạt động của đơn vị; - Gặp gỡ người hướng dẫn trực tiếp để trao đổi về những công việc trong quá trình thực tập;

- Đọc các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến quy chế hoạt động và quản lý

3 - Hiểu rõ quy định, nội quy làm việc của Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức và các quy định trong việc tiến hành các nhiệm vụ của người hướng dẫn giao nhiệm vụ

Trang 9

- Xin các tài liệu, báo cáo liên quan đến viết bài báo cáo tốt nghiệp;

- Tiến hành nghiên cứu và đề xuất với người hướng dẫn đề tài báo cáo thực tập cuối khóa.

- Đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm

được, tìm hiểu rõ nguyên nhân của từng mặt; 4 - Chuẩn bị đề cương và nộp báo cáo thực tập cho

giảng viên hướng dẫn.

- Định hướng được nghiên cứu và hoàn thiện được

tài liệu để viết đề tài và báo cáo thực tập tốt nghiệp;

- Nộp bài báo cáo để được xem xét, đánh giá; - Hoàn thiện một số kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống khi xảy ra tình huống.

- Nhận lại bài báo cáo sau khi người hướng dẫn đã sửa chữa Hẹn ngày xin giấy xác nhận của Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức;

- Chào tạm biệt tất cả các anh chị ở đơn vị thực tập và gửi lời cảm ơn chân thành.

2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất,thực tiễn thực hiện tại dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn quaThành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh:

2.1 Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất:

a Trình tự, thủ tục thu hồi đất: Căn cứ vào Luật Đất đai 2013 trình tự, thủ

tục thu hồi đất được thực hiện theo quy trình cơ bản như sau:

B1: Thông báo thu hồi đất:

UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất Thông báo thu hồi được gửi đến từng người có đất thu hồi chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp trước khi có quyết định thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn), địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

B2: Ban hành quyết định thu hồi đất:

Trang 10

UBND cấp tỉnh: thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp huyện: thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

B3: Tiến hành đo đạc, kiểm đếm:

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BTGPMB triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc đo đạc, kiểm đếm thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ BT, GPMB thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

B3: Lập, thẩm định, lấy ý kiến phương án:

Tổ chức làm nhiệm vụ BT, GPMB có trách nhiệm lập phương án BT, HT, TĐC và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án BT, HT, TĐC tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án BT, HT, TĐC trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

B4: Niêm yết công khai phương án:

Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê quyệt phương án BT, HT, TĐC tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định BT, HT, TĐC đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức BT, HT, TĐC (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền; thời gian bố trí TĐC (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB.

B5: Hoàn chỉnh và Phê duyệt phương án:

Cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ BTGPMB trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế hoạch thực hiện phương án UBND cấp có thẩm quyền theo Điều 66 Luật Đất đai ra quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án BT, HT, TĐC trong cùng 01 (một) ngày.

B6: Tổ chức chi trả bồi thường:

Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB phải chi trả tiền BT, HT cho người có đất thu hồi.

Trường hợp cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB chậm chi trả thì khi thanh toán tiền BT, HT cho người có đất thu hồi, ngoài tiền BT, HT theo phương án được phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Trang 11

Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền BT, HT theo phương án BT, HT, TĐC được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền BT, HT được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Người sử dụng đất được BT khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được BT để hoàn trả ngân sách nhà nước.

B7: Tiến hành công tác thu hồi đất:

Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB tiến hành thực hiện việc BT, HT, TĐC theo phương án BT, HT, TĐC đã được phê duyệt.

Trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao đất thì UBND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai.

Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB có trách nhiệm quản lý đất đã được GPMB.

b Các trường hợp thu hồi đất:

Việc Nhà nước thu hồi đất với 4 trường hợp sau đây: - Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng - Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

c Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

Căn cứ vào Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về các nguyên tắc bồithường về đất khi Nhà nước thu hồi đất gồm những nguyên tắc như sau:

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được BT quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được BT.

Việc BT được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để BT thì được BT bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Việc BT khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

d Điều kiện để được bồi thường về đất:

Căn cứ vào Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND vàKhoản 1 Điều 4 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủquy định:

Trang 12

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là GCN) hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCN theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp GCN theo quy định mà chưa được cấp.

Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có GCN hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp GCN theo quy định mà chưa được cấp.

Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp GCN theo quy định mà chưa được cấp.

Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có GCN hoặc có đủ điều kiện cấp GCN theo quy định mà chưa được cấp.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp GCN theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND và Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

e Những trường hợp thu hồi đất không được bồi thường về đất:

Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 4, khoản 5 điều 34, khoản 2 điều 7 của nghị địnhsố 47/2014/NĐ-CP, điểm b khoản 3 điều 78 của Luật Đất Đai quy định:

- Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không có GCN quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được BT đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được BT về đất nhưng được xem xét HT.

- Đối với đất nông nghiệp sử dụng có nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì không được BT về đất nhưng được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) Việc xác định chi

Trang 13

phí đầu tư vào đất còn lại để tính BT thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì không được BT về đất nhưng được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

- Đối với đất sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có nguồn gốc do được Nhà nước cho thuế đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người có đất thu hồi không được BT về đất nhưng được BT chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tạiDự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Thủ Đức, Thànhphố Hồ Chí Minh:

2.2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu:a Vị trí địa lý:

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Đường Võ Nguyên Giáp - Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng - Quốc lộ 1K Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố cũng đang trong quá trình hoàn thiện.

+ Phía đông giáp Thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai.

+ Phía tây giáp Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn.

+ Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn).

+ Phía bắc giáp các Thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày đăng: 02/05/2024, 22:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan