1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn chuỗi cung ứng số đề tài nghiên cứu khả năng chuyển đổi chuỗi cung ứng số trong ngàng dệt may việt nam

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chuỗi cung ứng nói chung, tên tiếng anh là Supply Chain, là một hệ thống hay tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác có liên quan trực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Tiểu luận môn:

CHUỖI CUNG ỨNG SỐ

(Học kỳ II nhóm 1 năm học 2022 – 2023)

Đề tài: Nghiên cứu khả năng chuyển đổi chuỗi cung ứng sốtrong ngàng dệt may Việt Nam.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim CườngSinh viên thực hiện: Hoàng Tiến Công

Mã sinh viên: A37278:Số điện thoại: 0819979700Email: hoang.cong200108@gmail.com

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

Table of Contents

CHUỖI CUNG ỨNG SỐ 1

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUỖI CUNG ỨNG SỐ 1

1.Định nghĩa chuỗi cung ứng số 1

2.Các thành phần chính của chuỗi cung ứng số 3

2.1.Nhà máy thông minh, Nhà kho thông minh và Logistics thông minh 3

2.1.1.Nhà máy thông minh 3

2.1.2.Kho thông minh 4

2.1.3.Logistic thông minh 6

2.2.Điện toán đám mây và nền tảng 7

2.3.Phân tích, Khoa học Dữ liệu và AI 8

2.3.1.Phân tích 9

2.3.2.Khoa học dữ liệu 9

2.3.3.Trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence ) 9

2.4.Công nghệ mới nổi - Blockchain, Song sinh KTS và IoT 10

2.4.2.Song sinh kỹ thuật số ( Digital twin ) 11

2.4.3.Internet vạn vật ( Internet of Things - IoT ) 12

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY (CMT – OEM/FOB – ODM –OBM) 121.Phương thức gia công (CMT-OEM/ FOB-ODM-OBM) 12

1.1.Phương thức gia công Cut-Make-Trim (CMT) 12

1.2.Phương thức gia công Original Equipment Manufacturer (OEM/FOB) 14

1.3.Phương thức gia công Original Design Manufacturing (ODM) 15

1.4.Phương pháp gia công Original Brand Manufacturer (OBM) 16

2.Thực trạng ngành dệt may Việt Nam 17

2.1.Hình thức sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may 17

2.2.Thời gian sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may 20

3.Khó khăn, thách thức của ngành dệt may 21

3.1. Phương thức gia công CMT còn nhiều hạn chế 21

Trang 3

3.2. Sự cần thiết của chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang các

phương thức cao hơn được thể hiện như sau: 22

4.Khả năng chuyển đổi , áp dụng chuỗi cung ứng số trong ngành dệt may 244.1.Nhà máy thông minh, nhà kho thông minh và logistics thông minhtrong dệt may 24

4.2.Điện toán đám mây và nền tảng 25

4.3.Blockchain, Song sinh KTS và IoT 26

III.KHUYẾN NGHỊ 27

1.Khuyến nghị về kế hoạch, lộ trình xây dựng chuỗi cung ứng số cho các doanh nghiệp dệt may 27

2.Khuyến nghị về kế hoạch, lộ trình xây dựng chuỗi cung ứng số cho chính phủ 28

IV.KẾT LUẬN 29

Trang 4

Lời mở đầu

Sang năm 2022, theo đánh giá của McKinsey (công ty trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh) đề xuất doanh thu thời trang toàn cầu nên đạt 103% -108% mức năm 2019 Tuy nhiên, doanh thu tổng thể dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm tới, với động lực tăng trưởng có thể từ Mỹ và Trung Quốc -khi Châu Âu chững lại Thời trang giá rẻ và cao cấp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn, vì sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều giữa các phân khúc giá trị trong khi thị trường trung cấp siết chặt lại.

Đồng thời, tính bền vững của chuỗi giá trị tiếp tục có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu và người tiêu dùng, không chỉ về việc sử dụng nguyên liệu tái chế (open-loop recycling) mà còn với việc tái chế hàng may mặc (tái chế khép kín - closed-loop recycling, giúp giảm thiểu chất thải).

VITAS dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD (+10% so với cùng kỳ) theo kịch bản khả quan của SSI Research và giả định dịch bệnh bắt đầu giảm dần trong quý 1/2022 và đạt 41 tỷ USD (+5% so với cùng kỳ) theo kịch bản cơ sở của chúng tôi, dịch bệnh sẽ bắt dầu giảm dần trong quý 2/2022.

Hiện nay, dệt may Việt Nam không chỉ có chỗ đứng nhất định với các thị trường như Hàn Quốc, Hongkong, các nước Đông Âu,… mà còn đang phát triển, thâm nhập và các thị trường lớn khác Những sản phẩm dệt may “made in Vietnam” mang lại sự uy tín và đang rất thành công trên thị trường quốc tế Quy mô ngành dệt may Việt Nam ngày càng được mở rộng và bằng những mặt hàng như áp phông, áo khoác, quần tây, sơ mi,… Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… Ngành Dệt May hiện sử dụng khoảng 3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước Như vậy, ngành Dệt May đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Song để phát triển hơn nữa, ngành Dệt May cần những sự thay đổi mạnh mẽ hơn bằng việc tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) Cuộc CMCN 4.0 đã và đang lan rộng ra

Trang 5

phạm vi toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống - xã hội, trong đó có ngành Công nghiệp Dệt May của thế giới nói chung và ngành Công nghiệp Dệt May của Việt Nam nói riêng.

Với quy mô ngày càng mở rộng, ngành dệt may cũng đi kèm nhiều rủi ro cũng như thách thức hiện tại và trong tương lai Thực tế, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may đang có dấu hiệu chậm lại.

Nhu cầu tại 2 thị trường lớn nhất là Mỹ (lạm phát) và EU (khủng hoảng năng lượng) sụt giảm trong khi lượng hàng tồn kho cao, nhiều đơn hàng bị hủy Sức mua khó hồi phục trong vòng 1 năm tới.

Trong chuỗi giá trị ngành may mặc, Việt Nam là nước gia công nên biên lợi nhuận thấp Chi phí nhân công đang tăng mạnh do cạnh tranh.

Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị hủy trong quý 3 và quý 4 Cùng đó, đơn đặt hàng tiếp tục sụt giảm, các thị trường chính của Việt Nam có số lượng đơn hàng giảm rõ rệt Cụ thể, số lượng đơn hàng ở châu Âu giảm tới 60%, Mỹ giảm 30-40% Nguyên nhân do lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tới 20-25% Trong khi đó, nhiều khách hàng ép giá do hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức giá thấp Việc mở rộng chuỗi cung ứng ra nhiều thị trường khác trên thế giới đang là bài toán cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp phù hợp với từng thị trường SSI Research cho rằng, thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu Theo đó, người tiêu dùng có thể chịu mức giá cao hơn và các công ty sản xuất có mức biên lợi nhuận thu hẹp Đặc biệt, tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt Thời trâng giá rẻ ( fast fashion ) hiện rộ lên như một trào lưu đòi hỏi việc quản lí lưu kho và quản lí chuỗi cung ứng cần được linh hoạt theo thời gian thực để bắt kịp sự thay đổi

Trang 6

tính theo tuần của xu hướng thời trang hiện đại Những điều trên là nguyên nhân em chọn đề tài: “ Nghiên cứu khả năng chuyển đổi chuỗi cung ứng số trong ngàng dệt may Việt Nam.” Nghiên cứu sâu hơn việc áp dụng chuyển đổi sang chuỗi cung ứng số của một ngành hàng truyền thống chưa có nhiều khả năng tự động hóa hay số hóa trong chuỗi.

Trang 7

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUỖI CUNG ỨNG SỐ

1 Định nghĩa chuỗi cung ứng số

1.1 Chuỗi cung ứng nói chung, tên tiếng anh là Supply Chain, là một hệ thống hay tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến với người tiêu dùng Trong đó chuỗi cung ứng sẽ bao hàm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, các đại lý bán lẻ và cả khách hàng.

Chuỗi cung ứng số là một khái niệm được nhắc đến nhiều, gắn liền với Internet of Things và dữ liệu khổng lồ Big Data Trong 3 thập kỉ qua chuỗi cung ứng đã trải qua những sự biến đổi to lớn Doanh nghiệp bước vào thời kỳ 4.0, số hóa chuỗi cung ứng bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, Robotics, Big Data, Blockchain, Machine Learning, Computer vision, v.v kết hợp với các quy trình hiện có của các công ty như S&OP, Quản lý chuỗi cung ứng, v.v giúp đẩy nhanh hoạt động giữa các các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý đồng thời cho phép doanh nghiệp dự đoán và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Sự ra đời của chuỗi cung ứng kỹ thuật số hay còn gọi là Supply Chain 4.0 đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy xây dựng chuỗi cung ứng của hàng loạt doanh nghiệp và ngành nghề Hàng ngàn công nghệ đã, đang và sẽ được áp dụng trong việc thay thế các hoạt động truyền thống Quan trọng nhất là xu hướng và kì vọng của khách hàng đang là lí do thúc đẩy sự thay đổi của mô hình chuỗi cung ứng truyền thống Sự thay đổi có thể kể đến như chuyển dịch kinh tế, nhiều vùng dân cư phát triển tạo ra nhu cầu mới, ở những nơi trước kia chuỗi cung ứng chưa từng phục vụ qua, hay như yêu cầu khắt khe trong việc bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải nhà kính, lượng khí thải các-bon trong giao thông, vận chuyển của logistic.

Việc áp dụng kỹ thuật số vào chuỗi cung ứng cũng tạo ra một vấn đề lớn mà

Trang 8

nhà quản lí cần đối mặt là sự có sẵn của lao động giảm, điều kiện tuyển dụng lao động khắt khe hơn, đồng thời việc cắt giảm làm động để thay thế bằng công nghệ, kỹ thuật số.

Trong khi chuỗi cung ứng truyền thống lên kế hoạch và ứng phó với rủi ro thì chuỗi cung ứng kỹ thuật số dự đoán và giải quyết vấn đề Chuỗi cung ứng truyền thống lập kế hoạch dựa theo các số liệu thống kê được từ những hệ thống, sổ sách riêng lẻ, thì chuỗi cung ứng kỹ thuật số bằng sự kết hợp của IoT và Big Data đã tạo sự đồng nhất, liên kết giữa đơn hàng và vận chuyển từ đó tạo sự liên kết giữa lợi nhuận và service level

Nguyên nhân bởi chuỗi cung ứng truyền thống, doanh nghiệp chỉ được nhận số liệu sau khi đã hoàn thiện một đơn hàng, sau đó tạo kế hoạch để ứng phó khi xảy ra rủi ro Việc đó khiến việc xử lí rủi ro chậm chễ, các bên tham gia khó có thể kết hợp xử lí kịp thời bởi tốc độ luồng thông tin còn chậm Còn đối với Chuỗi cung ứng số, việc chia sẻ quyền theo dõi và kiểm soát khiến các bên có thể kịp thời đưa ra biện pháp cũng như bàn bạc đối sách dựa trên thời gian thực Sự khác biệt lớn nhất giữa chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi cung ứng số hiện đại là sự ra quyết định Trong khi chuỗi cung ứng truyền thống, nhà quản lí ra quyết định dựa theo dữ liệu nhập vào hệ thống thì chuỗi cung ứng số, hệ thống đưa ra các lựa chọn để người quản lí lựa chọn.

Những lợi thế của áp dụng kỹ thuật số vào chuỗi cung ứng:

- Tốc độ nhanh hơn: Hiện tại do xu hướng và phương thức tiếp cận hàng hóa được đối ưu do sự ra đời của các sàn thương mại điện tử, sự phân phối hàng hóa cũng giảm xuống từ vài ngay xuống còn 1 ngày hoặc đơn giản là vài giờ Nền tảng cho thời gian đáp ứng tuyệt vời này là sự phát triển của viẹc dự báo cầu dựa trên số liệu thống kê, xu hướng thị trường, tính thời vụ, ngày lễ tết, đều là những dữ liệu cần thiết thay vì chỉ những số liệu hàng hóa bán ra đơn thuần Dự báo lượng cầu của kháhc hàng không còn dừng lại ở lượng cầu trong một tháng nữa mà là theo tuần, và trong tương lai có thể còn hơn thế nữa, dự báo nhanh tới mức có thể xảy ra trong ngày.

Trang 9

Trong tương lai, dự kiến khách hàng có thể được chiêm ngưỡng “ giao hàng tiên tri”, một kiểu giao hàng mới, hiện tại đang độc quyền bởi Amazon, hàng hóa được vận chuyển trước cả khi khách hàng đặt đơn hàng Đơn đặt hàng của khách hàng vừa được hoàn thiện, hàng hóa của khách hàng đã được nằm trong mạng lưới logistic hay có thể còn đang trên xe vận chuyển tới địa chỉ của khách hàng Từ đó khiến thời gian giao hàng giảm dần xuống gần như bằng 0.

- Linh hoạt hơn: Hệ thống công nghệ làm việc và vận hành trên thời gian thực, điều đó giúp các nhà quản lí có thể lập kế hoạch linh hoạt, phù hợp với việc thay đổi của cung và cầu dựa trên tình huống thực tế Việc lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng được tối ưu hóa đang kế, kết hợp với hệ thống thông tin trên thời gian thực khiến chuỗi cung ứng có thể thay đổi ngay cả khi đơn hàng đã được đưa lên phương tiện vận chuyển Cả người bán và người mua đều có thẻ theo dõi tình trạng giao hàng, cho phép khách hàng thay đổi vị trí nhận hàng sao cho thuận tiện nhất.

2 Các thành phần chính của chuỗi cung ứng số

2.1 Nhà máy thông minh, Nhà kho thông minh và Logistics thông minh2.1.1 Nhà máy thông minh

Khái niệm

Nhà máy thông minh" là một hệ thống linh hoạt có thể tự tối ưu hóa hiệu suất trên một mạng lưới sản xuất rộng lớn hơn, tự điều chỉnh và học hỏi từ các điều kiện mới trong thời gian thực hoặc gần thực và có thể tự động điều hành toàn bộ quy trình sản xuất Tuy có nhiều phát triển thú vị, khái niệm nhà máy thông minh đang ở giai đoạn đầu.

Ba công nghệ kỹ thuật số then chốt cho phép nhà máy thông minh là (Burke et al., 2017; Sjodin et al., 2018):

Tự động hóa thông minh (ví dụ: robot tiên tiến, thị giác máy, điều khiển phân tán, máy bay không người lái)

Trang 10

Kết nối mở rộng (sử dụng Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) để thu thập dữ liệu từ thiết bị hiện có và cảm biến mới)

Quản lý dữ liệu và Phân tích trên quy mô lớn trên đám mây (ví dụ: triển khai Phân tích dự đoán/AI

Các nhà máy thông minh là các hệ thống sản xuất được kết nối kỹ thuật số cao Các tài sản vật lý sản xuất, làm việc hoặc vận chuyển vật liệu được kết nối với lớp kỹ thuật số của nhà máy, cho phép định hướng, quản lý và điều khiển để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng, linh hoạt và có thể thích ứng.

Các tài sản vật lý như máy móc và hệ thống xử lý vật liệu trong một nhà máy thông minh kết hợp tự động hóa thông minh thay vì cố định như thông thường.Khái niệm Nhà máy thông minh không bị giới hạn bởi các giới hạn vật lý hoặc tường của nhà máy Thay vào đó, nó hình dung khả năng kết nối liên thông trên một mạng lưới sản xuất rộng lớn hơn, có thể được phân bổ trên toàn cầu Khi mở rộng, nó phụ thuộc nhiều vào các nhà máy khác được kết nối với mạng Chuỗi kỹ thuật số trong một nhà máy thông minh cho phép hiển thị, giám sát từ xa và đo lường hiệu suất vận hành theo thời gian thực Điều này hỗ trợ bảo trì thông minh, cung cấp các cảnh báo và cho phép các hành động khắc phục chủ động thay vì bị động.

Các nhà máy thông minh được kỳ vọng có năng suất cao với chi phí nhân công giảm, thiết lập và thay đổi nhnah hơn với các ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau Chi phí, giao hàng, tính linh hoạt và chất lượng của một nhà sản xuất quyết định khả năng cạnh tranh lâu dài của nó Mục đích của SMS là tối ưu hóa các khả năng này bằng cách kết hợp các công nghệ tiên tiến khuyến khích sự lưu chuyển nhanh chóng và sử dụng rộng rãi dữ liệu kỹ thuật số trong và giữa các hệ thống sản xuất SMS cho phép các nhà sản xuất đạt được mức độ nhanh nhẹn, chất lượng và hiệu quả sản xuất cao, thúc đẩy khả năng cạnh tranh lâu dài của họ.

Trang 11

2.1.2 Kho thông minh

Kho là:

Là một nơi để bảo quản, lưu trữ hay chứa hàng tạm thời và như một vùng đệm trong chuỗi cung ứng.

Là điểm trung chuyển, nơi tất cả hàng hóa được tiếp nhận sẽ được gửi đi nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể.

Đóng vai trò là kho tĩnh - với mục đích chính là kết nối sự sẵn có của hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng, đáp ứng nhu cầu kịp thời và hiệu quả về chi phí (Van den Berg (2011)).

Nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc kỹ thuật số hóa chuỗi cung ứng Ngoài việc cho phép các ứng dụng công nghệ mới và vận hành kho hiệu quả hơn, chuyển đổi kỹ thuật số đặt ra các yêu cầu mới về hoạt động kho Trong quá trình phát triển, các nhà kho đã phát triển từ các nhà kho vận hành thủ công, bằng giấy mà không có hoặc với hỗ trợ kỹ thuật rất hạn chế thành các cơ sở không có giấy, nơi các nhà khai thác được hỗ trợ bởi thông tin và công nghệ kỹ thuật số

Những yêu cầu mới này bắt nguồn từ những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế bán lẻ và tăng trưởng thương mại điện tử đặc trưng bởi kích thước lô nhỏ và các đơn đặt hàng riêng lẻ làm tăng sự đa dạng của hàng hóa được lưu trữ và đồng thời làm giảm khả năng dự đoán việc lấy hàng.

Các nhà kho đã phát triển từ một dịch vụ phụ trong hoạt động kinh doanh trở thành một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng hiệu suất cao vì tác động của chúng đối với khả năng đáp ứng, mức độ dịch vụ và chi phí

Thương mại điện tử đã có ảnh hưởng lớn đến các kho hàng hiện đại, làm thay đổi tính chi tiết và khả năng dự đoán của nhu cầu

Vòng đời sản phẩm ngắn hơn và số lượng giới thiệu sản phẩm mới ngày càng tăng làm tăng sự không chắc chắn về yêu cầu hàng tồn kho.

Nhu cầu ngày càng tăng về khả năng giao các đơn đặt hàng nhỏ đến từng địa

Trang 12

chỉ và tốc độ giao hàng (lên đến giao hàng cùng ngày) dẫn đến sự không chắc chắn ngày càng tăng trong việc lập lịch tài nguyên kho và nhu cầu duy trì đủ và linh hoạt các nguồn lực.

Ví dụ, tại Hoa Kỳ, 1,4 triệu nhân viên đã được đăng ký vào tháng 3 năm 2021 trong lĩnh vực kho bãi và lưu trữ (BLS, 2021) Ở châu Âu, kho bãi là một trong những ngành có điểm triển vọng cao nhất trong năm 2020 về đầu tư bất động sản (Statista, 2021a) Do các khoản đầu tư ngày càng tăng, quy mô của thị trường tự động hóa kho trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng từ 7,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 lên 30,15 tỷ đô la Mỹ vào năm 2026 (Statista, 2021b) Những xu hướng này tạo ra nhu cầu xem xét lại các phương pháp quản lý truyền thống, chính sách vận hành và các giải pháp kỹ thuật trong kho để phát triển các phương pháp tương tác nhân lực - công nghệ và hệ thống làm việc mới.

2.1.3 Logistic thông minh

Logistics về cơ bản tìm cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả cho luồng sản phẩm và thông tin lưu chuyển trong một doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng được xây dựng dựa trên khuôn khổ này và cố gắng kết nối và điều phối các quy trình giữa các thực thể trong quy trình, tức là các nhà cung cấp và khách hàng, và chính tổ chức (Christopher 2016) Các hoạt động logistics đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ cho dòng chảy hàng hóa toàn cầu Để tạo điều kiện cho dòng chảy hàng hóa toàn cầu, logistics phát triển thể hiện ở khối lượng hàng hóa được vận chuyển tăng dần và sự gia tăng tương xứng về giá trị hàng hóa

Toàn cầu hóa và sự quá trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống đã mang lại những thách thức và cơ hội cho ngành Logistics Vì vậy, logistics thông minh là giải pháp tối ưu để xử lý sự phức tạp và khối lượng các hoạt động ngày càng tăng lên Logistics thông minh được cho là các giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại như Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn để phân tích (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) để lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát các hoạt động logistics nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động (Zhang, 2015;

Trang 13

Barreto và cộng sự, 2017; He, 2017).[ CITATION VŨN22 \l 1066 ]

Sản xuất, phân phối và bán hàng toàn cầu hóa được liên kết thông qua các hệ thống ICT, giúp cải thiện khả năng hiển thị trong và trên toàn chuỗi cung ứng.

ICT đã cải thiện tính minh bạch, tăng hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng đáp ứng của các chuỗi cung ứng.

Số lượng và chất lượng thông tin đã làm giảm sự không chắc chắn và tạo điều kiện giảm đáng kể hàng tồn kho.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, bao gồm công nghệ định vị vệ tinh và mạng không dây, được bổ sung bởi các thiết bị di động đã cho phép thực hiện các hệ thống cung cấp/truyền thông tin hiệu quả, nhanh chóng thông suốt chuỗi cung ứng.

Sự gia tăng sử dụng ICT do đó đã thay đổi cơ bản cách các luồng hàng hóa, thông tin và tài chính dịch chuyển qua chuỗi cung ứng.

2.2 Điện toán đám mây và nền tảng

Hai trong số những tác động lớn nhất trong lĩnh vực kỹ thuật số là việc áp dụng các hệ thống dựa trên đám mây cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của thương mại nền tảng

Tài nguyên và dịch vụ điện toán đám mây có sẵn "theo yêu cầu" bằng cách sử dụng các mô hình trả tiền cho mỗi lần sử dụng

Hạ tầng như là một dịch vụ (Infrastructure as a Service) cung cấp các tài nguyên điện toán nền tảng, bao gồm lưu trữ, mạng và trung tâm dữ liệu

Nền tảng như là một dịch vụ (Platform as aService) cung cấp các ứng dụng và môi trường lập trình

Phần mềm như là một dịch vụ (Software as a Service SaaS) là việc cung cấp các ứng dụng phần mềm có thể triển khai dưới dạng dịch vụ qua Internet SaaS là một trong những mô hình dịch vụ quan trọng nhất trong Điện toán đám mây và là một thị trường phát triển nhanh chóng Lợi thế của điện toán đám mây bao gồm:

Trang 14

Dễ dàng truy cập vào tài nguyên máy tính có thể được cấu hình và mở rộng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và truy cập từ xa Tài nguyên và dịch vụ điện toán đám mây có sẵn "theo yêu cầu" bằng cách sử dụng các mô hình trả tiền cho mỗi lần sử dụng.

Tài nguyên và dịch vụ đám mây độc lập về vị trí và linh hoạt hơn so với phần cứng và phần mềm được cài đặt truyền thống Các ứng dụng phần mềm có thể được triển khai đồng thời ở nhiều địa điểm Khách hàng có thể sử dụng và kết hợp phần mềm từ nhiều nhà cung cấp

Chi phí để truy cập vào khả năng tính toán nâng cao có thể giảm và tốc độ triển khai có thể tăng lên Bằng cách giảm các rào cản gia nhập, điện toán đám mây giúp thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số, hợp tác và thử nghiệm, dẫn đến các mô hình kinh doanh mới

Nền tảng kỹ thuật số kết nối nhà cung cấp và khách hàng Cơ sở hạ tầng của nền tảng cung cấp trung tâm kỹ thuật số cho các bên cung và cầu để tương tác và ký hợp đồng cung cấp sản phẩm và dịch vụ Tác động của các nền tảng là rộng hơn trong kinh doanh và thương mại, ví dụ, với sự xuất hiện của các nền tảng tìm nguồn cung ứng trong mua hàng, nhà cung cấp tích hợp trong quản lý chuỗi cung ứng, và cung cấp dịch vụ tích hợp trong logistics

Nền tảng có chi phí tìm kiếm và liên lạc thấp hơn, cho phép bỏ qua trung gian và tạo điều kiện cho thương mại "không lực cản" Nền tảng cho phép ghép đôi và kết nối nhanh chóng giữa khách hàng với các nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp Ảnh hưởng đến bản chất của liên lạc, luồng thông tin, kết nối và cuối cùng là dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng

Đối với các sản phẩm vật lý, luồng thông tin nhanh cần được khớp với các hệ thống đáp ứng được thiết kế và cấu hình để đáp ứng nhu cầu do nền tảng tạo ra Bằng cách giảm trung gian, các nền tảng hỗ trợ các mô hình cung cấp trực tiếp, như đã thấy với sự tăng trưởng liên tục của các kênh đáp ứng DTC cho cả những người mới gia nhập thị trường và các thương hiệu và nhà sản xuất truyền thống

Trang 15

2.3 Phân tích, Khoa học Dữ liệu và AI 2.3.1 Phân tích

Phân tích - Analytics bao gồm tất cả các bộ công cụ OR/MS đồng thời nhấn mạnh tính ưu việt của dữ liệu và việc sử dụng nó hiệu quả để hỗ trợ việc ra quyết định của người quản lý Phân tích có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty Phân tích đương đại hỗ trợ và thông báo cho việc ra quyết định bằng cách mô tả các hiện tượng (Phân tích mô tả), bằng cách dự báo và dự đoán (Phân tích dự đoán), bằng cách tạo ra các kế hoạch và lộ trình hành động hiệu quả hoặc tối ưu (Phân tích chỉ dẫn) và trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề (Phân tích chẩn đoán)

2.3.2 Khoa học dữ liệu

Khoa học Dữ liệu có nguồn gốc của nó trong giao thoa giữa Thống kê, Khoa học Máy tính và Khoa học Thông tin Khoa học dữ liệu tìm cách truy vấn và thu thập thông tin chi tiết từ các bộ dữ liệu, cung cấp các nguyên tắc và kỹ thuật để "khai thác" dữ liệu để xác định các mô hình có thể cung cấp thông tin cho việc ra quyết định

Khoa học Dữ liệu và Phân tích Kinh doanh trùng lặp và bổ sung nhau một phần Khoa học Dữ liệu cung cấp các phương pháp tính toán để xử lý và trích xuất kiến thức từ các bộ dữ liệu và Phân tích Kinh doanh cung cấp các mô hình và kỹ thuật để khám phá, sử dụng và khai thác thông tin chi tiết cho các vấn đề kinh doanh Cả hai đều thường xuyên được liên kết với "Dữ liệu lớn" và Phân tích dữ liệu lớn.

Các bộ Dữ liệu Lớn có thể không đồng nhất, phát ra từ nhiều nguồn trong và ngoài một tổ chức Mô tả 3-V thường được sử dụng để mô tả khối lượng dữ liệu, sự đa dạng và tốc độ lớn Các mô tả "V" khác đã được thêm vào, bao gồm Giá trị (sự phù hợp cho việc ra quyết định của tổ chức) và Tính xác thực

Trang 16

(veracity) (sự phù hợp của dữ liệu cho nhiệm vụ)

2.3.3 Trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence )

AI là một thuật ngữ rộng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực AI mang lại trí tuệ cho máy móc, quy trình kinh doanh và hệ thống máy tính Tuy nhiên, những gì được coi là "thông minh" cần được tranh luận

Một đặc điểm phân biệt chính của AI là khả năng học hỏi, tức là các sản phẩm, quy trình hoặc hệ thống sẽ phát triển và cải thiện hiệu suất của chúng theo thời gian bằng cách học hỏi Việc tự động hóa và tối ưu hóa các sản phẩm, quy trình và hệ thống có thể làm cho chúng có năng suất cao hơn, có lẽ nhanh hơn và ít tốn kém hơn, nhưng nếu chúng không tìm hiểu, hiệu suất của chúng có thể suy giảm theo thời gian AI làm việc trên các thuật toán tương tự thần kinh của não người và lượng lớn dữ liệu tương quan để nhận ra các quy luật (patterns) và giải quyết các bài toán phức tạp Trong những năm gần đây, AI đã có những tiến bộ đáng kể, chủ yếu là nhờ vào việc tăng khả năng tính toán Tính toán đang trở thành một bổ sung mạnh mẽ cho khả năng của con người trong cải thiện quản lý chuỗi cung ứng

2.3.4 Tác động của Phân tích, Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo

Tác động của Analytics, Data Science và AI đang được cảm nhận ở mọi cấp độ chi tiết trong các tổ chức và trên các chuỗi cung ứng - từ các máy móc và robot thông minh đến tự động hóa quy trình làm việc và kinh doanh Dự báo và cảm nhận nhu cầu cho lập kế hoạch chuỗi cung ứng là những lĩnh vực rất tích cực Với bản chất là kỹ thuật số và dựa trên phần mềm, các phương pháp AI có thể được mở rộng dễ dàng, đặc biệt là đối với những tổ chức có lõi kỹ thuật số mạnh Trong các tổ chức như vậy, "Al gánh hết" cung cấp công cụ hỗ trợ kinh doanh kỹ thuật số, cho phép đổi mới hệ thống kinh doanh và xác định lại biên giới của công ty.

Có nhiều thách thức trong việc xác định nơi áp dụng và cách khai thác các

Trang 17

phương pháp này để cải thiện hoạt động kinh doanh và thúc đẩy các chiến lược sáng tạo Có những mối quan tâm đáng kể về đạo đức và niềm tin vào AI, và những tác động đối với con người trong các hệ thống như vậy.

2.4 Công nghệ mới nổi - Blockchain, Song sinh KTS và IoT2.4.1 Blockchain

Công nghệ Blockchain đã có được sự phổ biến rộng rãi như là công nghệ cho phép tiền điện tử Bitcoin Tuy nhiên, chính xác hơn, blockchain là sự kết hợp của nhiều công nghệ, phần lớn trong số đó vẫn đang được phát triển Nó kết hợp các giải pháp trước đây liên quan đến đánh dấu thời gian được liên kết và nhật ký có thể xác minh, bằng chứng công việc, dung sai lỗi Byzantine, khóa công khai làm danh tính và hợp đồng thông minh

Blockchain có thể được định nghĩa là "một sổ cái kỹ thuật số, phi tập trung và phân tán (Distributed ledger) trong đó các giao dịch được ghi lại và thêm vào theo thứ tự thời gian với mục tiêu tạo ra các bản ghi vĩnh viễn và chống giả mạo.”

Blockchain cung cấp mức độ bất biến, minh bạch, phân cấp và niềm tin phân tán cao hơn so với cơ sở dữ liệu tập trung Ngoài ra, chúng cho phép khả năng lập trình, đề cập đến việc triển khai mã máy tính thiết lập các quy tắc được thực thi tự động trong trường hợp các điều kiện được định trước xảy ra.

Mã này thường được gọi là hợp đồng thông minh (smart contract) mặc dù nó không phải là hợp đồng theo nghĩa pháp lý, và việc giải quyết các tranh chấp phức tạp không thể hoàn toàn tự động Trong mọi trường hợp, việc phát triển và triển khai mã chương trình như vậy đòi hỏi các cách tiếp cận mới trong thiết kế và kỹ thuật của các giải pháp kinh doanh dựa trên blockchain

2.4.2 Song sinh kỹ thuật số ( Digital twin )

Có nhiều định nghĩa khác nhau và vẫn tiếp tục phát triển Liu và cộng sự (2018) đã cung cấp một khái niệm rất hữu ích về khái niệm này trong một nghiên cứu về bảo trì dự đoán trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cho rằng một "cặp song sinh kỹ thuật số" tạo ra một mô hình sống của một tài sản vật lý để bảo trì dự đoán Mô hình sống sẽ liên tục thích nghi với những thay đổi trong môi trường hoặc hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu cảm biến thời gian thực và có thể dự báo tương lai của các tài sản vật lý tương ứng.

Một cặp song sinh kỹ thuật số có thể được sử dụng để chủ động xác định các vấn đề tiềm ẩn của đối tác vật lý thực sự của nó.

Song sinh kỹ thuật số SC đang nổi lên như một phần quan trọng của bộ công

Trang 18

cụ quản lý chuỗi cung ứng, cho phép các tháp kiểm soát chuỗi cung ứng cung cấp hỗ trợ ra quyết định ở cấp độ chiến lược, chiến thuật và hoạt động.

Song sinh kỹ thuật số SC cho phép minh bạch theo thời gian thực về dữ liệu hậu cần quan trọng như các chỉ số hiệu suất tài chính chính (KPI), mức tồn kho, mức hàng dự trữ, mức dịch vụ, năng lực và vận tải Các mô hình mô phỏng dựa trên hiệu suất giúp tạo ra các kế hoạch dự phòng hiệu quả để ngăn chặn hoặc phục hồi từ sự gián đoạn bằng cách mô phỏng và tạo ra các kịch bản dự đoán tác động trong tương lai Mô hình dựa trên dữ liệu trong các cặp song sinh kỹ thuật số có thể cho phép sử dụng AI để hỗ trợ ra quyết định bằng cách gọi là "cố vấn điều phối" hoặc "đồng hành kỹ thuật số".

2.4.3 Internet vạn vật ( Internet of Things - IoT )

Hệ thống IoT cho phép các đối tượng và thiết bị được kết nối qua mạng truyền thông tin, trong đó các vật thể vật lý có thể cảm nhận và xử lý dữ liệu về nhiều khía cạnh bằng cách sử dụng các cảm biến nhúng của chúng.

IoT, như một tập hợp các đối tượng kết nối với nhau có thể được cảm nhận và giám sát thông qua Internet hoặc các mạng truyền thông tin khác và tương tác với nhau, cho phép các đối tượng vật lý được "ảo hóa" IoT chuyển môi trường vật lý thành môi trường thông minh và ảo và có tiềm năng được sử dụng cho quản lý chuỗi cung ứng ảo.

Bằng cách áp dụng IoT, các hoạt động đáp ứng nhanh hơn trong chuỗi cung ứng có thể khả thi và sự nhanh nhẹn có thể được cải thiện trong bối cảnh phân bổ nguồn lực, hành động, phối hợp đa tổ chức và đánh giá có điều kiện.

IoT có thể cho phép các chuỗi cung ứng tự động đưa ra quyết định hoặc với sự can thiệp tối thiểu.

IoT có thể cho phép các nhà quản lý kiểm soát và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thực hiện kế hoạch và giám sát các quy trình hậu cần từ xa

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY(CMT – OEM/FOB – ODM – OBM)

1 Phương thức gia công (CMT-OEM/ FOB-ODM-OBM)1.1 Phương thức gia công Cut-Make-Trim (CMT)

CMT (Cut – Make – Trim) là phương thức bên thuê gia công sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên phụ liệu, rập, tài liệu kỹ thuật…các đơn vị gia công chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.

Với phương thức sản xuất này, xưởng may sẽ nhận toàn bộ nguyên liệu từ người đặt may, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm Vậy nên xưởng may chỉ

Trang 19

là nơi thực hiện quá trình may vá, nhằm tạo ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu của người đặt Tất cả những vật dụng cần thiết sẽ không phải là sự chuẩn bị của xương may Và những nguyên liệu mà khách hàng phải cung cấp cho xưởng may bao gồm:

Nguyên liệu sản xuất: Vải để may sản phẩm, các loại chi phí vận chuyển khác.

Giao mẫu thiết kế cần thiết để gia công sản phẩm, quần áo.

Những thiết bị công nghệ để tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Ưu điểm và nhược điểm của phương thức sản xuất CMT:

- Ưu điểm: suất đầu tư thấp; chỉ cần có hệ thống sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất đơn hàng, không đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao ở các bộ phận thiết kế, quản lý đơn hàng, thị trường, xuất nhập khẩu; không phải chịu rủi ro về tài chính và đầu ra; không chịu áp lực với nhà cung cấp Đối với khách hàng:

Kiểm soát được chất lượng vải: Vải là do bên khách hàng cung cấp, vậy nên chất lượng sản phẩm sẽ có thể được đảm bảo nhờ vào nguồn vải đã được chọn lọc trước.

Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi nguồn vải có chất lượng được sử dụng, thì sản phẩm tạo ra sẽ đúng với yêu cầu, cũng như được thực hiện theo đúng mẫu đã thiết kế trước đó Nhằm tăng sự tin cậy và hiệu quả kinh doanh của khách hàng sau này, khi mà sản phẩm chất lượng được bán đến tay người tiêu dùng.

Kiểm soát được chi phí: Chi phí mà bạn bỏ ra cho phương thức sản xuất ngành dệt may CMT, chỉ là chi phí may và hoàn thiện sản phẩm Còn những nguyên liệu đã có dự trù kinh phí từ trước, hạn chế được các vấn đề phát sinh về nguyên liệu.

Đối với xướng may

Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành: Các xưởng may khi nhận đơn hàng, không cần phải chi tiền để mua các nguyên vật liệu Và nó cũng sẽ giúp giảm đi chi phí nhân công cho công việc này Thay vào đó, xưởng may chỉ cần gia công sản phẩm là có thể tạo ra được sản phẩm để giao cho khách hàng.

Tiết kiệm được chi phí quản lý: Khi các khâu công việc càng nhiều, bắt buộc cần có sự quản lý chặt chẽ hơn Điều này sẽ gây tốn chi phí quản lý, tạo thêm một khoản tiền ra trong danh sách chi phí sản xuất Vậy nên khi tất cả đã có sẵn, thì khâu quản lý cũng được bỏ bớt, cũng như giảm đi được một khoản chi phí đáng kể.

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w