1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận môn kế toán quản trị đề tài nghiên cứu phương pháp kế toán quảntrị chi phí kaizen costing

30 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phương Pháp Kế Toán Quản Trị Chi Phí Kaizen Costing
Tác giả Lê Huyền Vy, Hoàng Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Ngọc Ánh, Lâm Ngọc Bảo, Nguyễn Minh Loan, Nguyễn Chi Phương, Lê Thị Mai, Đường Minh Phương, Nguyễn Thị Hồng Mai, Nguyễn Thị Cẩm Ly, Nguyễn Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Cồ Văn Chiến
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 5,47 MB

Nội dung

Tuy nhiên, chi phí mục tiêu-target costing được sử dụng trong giai đoạn thiết kế,trong khi chi phí kaizen thực hiện trong trong giai đoạn sản xuất.Thông qua hai quan điểm trên, có thể hi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN

TRỊ CHI PHÍ KAIZEN COSTING

Môn: Kế toán quản trị

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Trang 2

Họ và tên Mã sinh viên Chuyên ngành Nội dung đảm nhận

Lê Huyền Vy 2111810046 Kế toán Kiểm toán Điều kiện áp dụng Quy trình thực hiện

Hoàng Thị Ngọc

Nhung 2114820011 Kế toán Kiểm toán

Thuyết trình Tổng hợp + chỉnh sửa word

Nguyễn Ngọc Ánh 2114810011 Kế toán Kiểm toán Case study

Lâm Ngọc Bảo 2114810012 Kế toán Kiểm toán

Đặc điểmNguyên tắc Phạm vi áp dụngNguyễn Minh

Loan 2114810031 Kế toán Kiểm toán

Phần mở đầuKết luận SlideNguyễn Chi

Phương 2114810043 Kế toán Kiểm toán

Thuyết trình Tổng hợp bản thuyết trình vs convert file

Lê Thị Mai 2114810034 Kế toán Kiểm toán

Tổng quan về các

DN sử dụng PP HCTài liệu tham khảo

Đường Minh

Phương 2114810044 Kế toán Kiểm toán Case study

Trang 3

Nguyễn Thị Hồng

Mai 2114810035 Kế toán Kiểm toán

Chương 2: So sánh Kaizen với hệ thống

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Bố cục bài tiểu luận 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KAIZEN COSTING 5

1 Khái niệm về Kaizen Costing 5

1.1 Khái niệm Kaizen 5

1.2 Kaizen Costing 5

2 Nội dung phương pháp Kaizen Costing 5

2.1 Phân loại các chi phí trong Kaizen Costing 5

2.2 Đặc điểm của phương pháp Kaizen Costing 6

2.3 Nguyên tắc trong Kaizen Costing 7

2.4 Phạm vi áp dụng phương pháp Kaizen Costing 7

2.5 Điều kiện áp dụng phương pháp Kaizen Costing 7

2.6 Quy trình thực hiện Kaizen Costing 8

3 Đánh giá, nhận xét về phương pháp Kaizen Costing 12

3.1 Ưu điểm của phương pháp Kaizen Costing 12

3.2 Nhược điểm của phương pháp Kaizen Costing 13

CHƯƠNG 2 SO SÁNH KAIZEN COSTING VỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ 15

1 So sánh Kaizen Costing và Target Costing: 15

2 So sánh Kaizen Costing và Standard Costing: 16

2 Kết luận chương 2: 17

CHƯƠNG 3: TÍNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KAIZEN COSTING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỰC TẾ 18

1 Tổng quan về các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Kaizen Costing 18

1.1 Tại Việt Nam 18

Trang 5

1.2.Trên thế giới 18

2 Quy trình cụ thể áp dụng Kaizen costing tại công ty TNHH Pungkook Sài Gòn II 19

2.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty 192.2 Đặc điểm kinh doanh 192.3 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH PungKooK Sài Gòn II, và sơ đồ tổ chức bộ phậnsản xuất 202.4 Quá trình ứng dụng Kaizen costing của công ty TNHH PungKook Sài Gòn II 21

3 Những kết quả đạt được từ dự án Kaizen 23

4 Những khó khăn, thách thức từ quá trình thực hành phương pháp cải tiến liên tục Kaizen 23

4.1 Chưa nhận diện cơ hội để cải thiện hoạt động 234.2 Chưa thực hiện việc thay đổi những hoạt động còn thiếu sự phối hợp và kiểm tra:.244.3 Chưa có sự phân tích chênh lệch về chi phí để có cơ sở phân tích và nhận định: 24

KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mọi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường đều

có một mục đích cao nhất: Tối đa hóa lợi nhuận Trong đó, một trong những phươngpháp hiệu quả và hữu dụng bậc nhất chính là tối thiểu hóa chi phí Kế toán quản trị chiphí là một phương tiện, công cụ hữu ích, không những giúp doanh nghiệp kiểm soátđược chi phí mà còn nâng cao chất lượng quản lý trong nội bộ doanh nghiệp Một mô

Trang 6

hình kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý của doanhnghiệp là vô cùng cần thiết.

Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, quy mô hoạt động, đặc điểm sản xuấtkinh doanh cũng như mục tiêu, chiến lược mà các doanh nghiệp cần lựa chọn một môhình Kế toán quản trị chi phí sao cho thật phù hợp và hiệu quả Cùng với sự phát triểncủa kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật công nghệ, kế toán quản trị chi phí cũng đã vàđang phát triển từ kế toán quản trị chi phí truyền thống tới kế toán quản trị chi phí hiệnđại Kế toán quản trị chi phí hiện đại phát triển thêm các phương pháp đo lường chi phícho sản phẩm sản xuất như: Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC),Phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu (Target costing) và đặc biệt là phươngpháp kế toán quản trị chi phí Kaizen costing (KC) Phương pháp Kaizen Costing - mộtphần trong triết lý Kaizen, có nguồn gốc từ Nhật Bản là một hệ thống quản trị chi phí

đề cập đến sự cải tiến liên tục trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp Hệ thốngnày giúp giảm chi phí trong giai đoạn sản xuất sản phẩm và tập trung cải tiến liên tụcquá trình sản xuất

Để làm rõ hơn về đề tài này, nhóm 6 chúng em đã thực hiện tiểu luận về chủ đề

“Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí Kaizen Costing” Do kiến thức cònhạn chế và nhiều sai sót, chúng em mong nhận được góp ý và phản hồi của thầy để bàilàm hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chương 1 và 2 của bài tiểu luận được xây dựng với mục đích đưa tới những thông tin vềkhái niệm, nội dung và đặc điểm của phương pháp Kaizen Costing, khám phá quy trìnhthực hiện mô hình xác định chi phí Kaizen Costing trên lý thuyết và ở các doanhnghiệp thực tế, nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm của quy trình

Ở phần 3 của bài tiểu luận, nhóm chúng em xin phép được đề cập tới quy trình ứng dụng

hệ thống quản trị chi phí Kaizen Costing tại một doanh nghiệp cụ thể, từ đó đưa ranhững nhận xét, đánh giá thực tiện về phương pháp này

3 Bố cục bài tiểu luận

Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp Kaizen Costing

Chương 2: So sánh Kaizen Costing với các hệ thống kế toán chi phí khác Chương 3 Tính áp dụng phương pháp Kaizen costing tại các doanh nghiệp thực tế

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KAIZEN COSTING

1 Khái niệm về Kaizen Costing

1.1 Khái niệm Kaizen

Kaizen chính là một thuật ngữ xuất phát từ thực tế quản trị chi phí tại các công ty NhậtBản sau chiến tranh thế giới thứ II Trong tiếng Nhật, thuật ngữ Kaizen được ghép từ

“kai” (thay đổi) và “zen” (tốt) Kaizen có nghĩa là “cải tiến liên tục” hoặc “thay đổi đểtốt hơn”

Ngay từ khi ra đời triết lý Kaizen đã được người Nhật áp dụng trong giai đoạn sản xuất cácsản phẩm hiện có với mục tiêu giảm chi phí, cải tiến liên tục nhằm gia tăng hiệu quảhoạt động và sự hài lòng của nhân viên, khách hàng Năm 1960, Toyota là công ty đầu

Trang 7

Giáo Dục

Công Dân 100% (1)

19

Trang 8

tiên thành lập kỹ thuật quản trị chi phí (Kaizen costing) sau đó triết lý được lan rộng ra

và được áp dụng cho nhiều Công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau Cho đến nay vớiviệc ra đời hơn 50 năm thì hầu như các công ty lớn đều áp dụng Kaizen vào cải tiếntrong ngành sản xuất của mình

Kaizen trở thành triết lý kinh doanh chú trọng đến việc thực hiện những thay đổi nhỏkhông ngừng trong thời gian dài, cải tiến chi phí nhằm duy trì chi phí ở mức thấp nhất,giúp loại bỏ lãng phí và tiêu chuẩn hóa quy trình quản lý và sản xuất

1.2 Kaizen Costing

Đây là một thuật ngữ Kinh tế tài chính có nghĩa là Kaizen costing là Kaizen dự toán kinhphí Theo giáo sư Yasuhiro Moden định nghĩa Chi phí Kaizen là việc duy trì mức chiphí hiện tại cho các sản phẩm hiện đang được sản xuất, thông qua các nỗ lực có hệthống để đạt được mức chi phí mong muốn

Theo Wawak S (2016), Chi phí Kaizen là một phương pháp giảm chi phí quản lý Phươngpháp này nhằm giảm chi phí xuống dưới mức tiêu chuẩn, nhưng không ảnh hưởng đếnchất lượng và độ an toàn sản phẩm Chi phí Kaizen tương tự như chi phí mục tiêu-target costing, trong đó các nhà quản lý cố gắng đạt được kết quả với nguồn lực thấphơn Tuy nhiên, chi phí mục tiêu-target costing được sử dụng trong giai đoạn thiết kế,trong khi chi phí kaizen thực hiện trong trong giai đoạn sản xuất

Thông qua hai quan điểm trên, có thể hiểu Kaizen costing là phương pháp giảm và quản lýchi phí, được thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm, thông qua sự cải tiến liêntục và thiết lập các mục tiêu cắt giảm chi phí Đặc biệt, chi phí Kaizen tập trung vàoviệc giảm chi phí hơn là kiểm soát chi phí

2 Nội dung phương pháp Kaizen Costing

2.1 Phân loại các chi phí trong Kaizen Costing

Chi phí Kaizen được chia làm 2 loại:

- Chi phí Kaizen chung (chi phí Kaizen tổng thể)

- Chi phí Kaizen cụ thể

2.1.1 Chi phí Kaizen chung

- Khi thực hiện các chương trình chi phí kaizen chung sẽ làm giảm chi phí sản xuất củatoàn bộ các sản phẩm mà công ty sản xuất

- Chi phí Kaizen chung có 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cácchi phí được tính vào sản phẩm trong giai đoạn sản xuất sẽ được doanh nghiệp cắtgiảm một cách liên tục Đối với chương trình này, công ty đặt mục tiêu giảm chi phícho từng giai đoạn Nhà quản trị đặt ra mục tiêu giảm chi phí cho từng giai đoạn cụ thể.Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm một phần ngân sách của mỗi giai đoạn, khoản tiết kiệm sẽđược tích lũy qua thời gian

- Chi phí gián tiếp: gồm chi phí phân phối, chi phí cho quản lý phòng ban hoặc chi phínguyên vật liệu phụ Đối với chương trình này, công ty đặt mục tiêu giảm chi phí chonhiều giai đoạn Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu bằng cách giảm nhu cầu đối với các hoạtđộng hỗ trợ sản xuất và có được mục tiêu tiết kiệm qua nhiều giai đoạn ngân sách

2.1.2 Chi phí Kaizen cụ thể

Khi thực hiện các chương trình chi phí Kaizen cụ thể làm giảm giá thành của những sảnphẩm riêng biệt và các bộ phận cấu thành nên sản phẩm Điều này làm tăng tỷ lệ giảmchi phí cho các sản phẩm cụ thể khi có sự cạnh tranh về giá một cách khốc liệt trên thị

35 Tuyển tập đề thi Học Sinh Gioi lớp 9…

Giáo DụcCông Dân 100% (1)

66

Trang 9

trường đồng thời đảm bảo doanh nghiệp kiếm được mức lợi nhuận theo kế hoạch trongsuốt vòng đời sản phẩm

Chi phí Kaizen cụ thể có 2 loại:

- Chi phí Kaizen sản phẩm cụ thể tập trung vào các sản phẩm đặc biệt hoặc các chức năngchính hoặc các nhóm bộ phận mà công ty đã xác định là đối tượng để giảm chi phí.Nhà quản trị sẽ xem xét cơ cấu sản phẩm, xác định các đối tượng để cắt giảm chi phí lànhững sản phẩm gây rủi ro về lợi nhuận và các hoạt động cải tiến sẽ hoàn toàn chỉ tậptrung cho sản phẩm đó

- Chi phí Kaizen thành phần cụ thể là các chi phí vượt quá mức của các thành phần Công

ty áp dụng chi phí Kaizen đối với thành phần cụ thể để giảm chi phí đáng kể và nhanhchóng đối với các bộ phận mà có chi phí vượt quá mức Có nghĩa là tất cả các hoạtđộng cải tiến đều liên quan đến các nguồn lực khác nhau liên quan đến một sản phẩm.Doanh nghiệp tập trung giảm thiểu các nguồn lực không cần thiết cho sản phẩm cụ thểtrong việc tối ưu hóa chất lượng, thời gian và năng suất

2.2 Đặc điểm của phương pháp Kaizen Costing

- Mục tiêu lớn nhất là tạo ra sự cải tiến liên tục trong doanh nghiệp: Kaizen Costing là

phương pháp hướng tới xây dựng một quá trình cải tiến liên tục, cố gắng giảm thiểu chiphí bằng cách cải tiến quy trình và loại bỏ lãng phí Trọng tâm là loại bỏ lãng phí, cảitiến quy trình, cải tiến hệ thống và nâng cao năng suất

- Tập trung nâng cao năng suất và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua giảm lãng

phí (về thời gian, chi phí8…): Song song với cải tiến và quản trị sự lãng phí để giảmthiểu chi phí, Kaizen Costing vẫn yêu cầu thỏa mãn tối đa nhu cầu và tạo sự hài lòngcho khách hàng Giảm thiểu chi phí đi đôi với cải thiện hệ thống sản xuất để đảm bảochất lượng sản phẩm là tốt nhất và ngày càng được nâng cao

- Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu: Để thực hiện phương pháp Kaizen

costing, yêu cầu cần có một hệ thống quản trị và giám sát rất chi tiết và chặt chẽ Mọiquy trình, bước sản xuất dù là nhỏ nhất cũng cần được theo dõi và ghi lại để có thể dễdàng tiếp cận quy trình, kiểm soát và tìm ra nguyên nhân gây lãng phí hay phát hiệncác điểm có thể cải tiến để giảm thiểu chi phí

- Không phục vụ cho mục đích ngắn hạn: Chi phí Kaizen dựa trên niềm tin rằng không có

gì hoàn hảo, vì vậy luôn có thể cải tiến và cắt giảm chi phí biến đổi hơn nữa Kaizencosting tập trung giảm thiểu từ những chi phí nhỏ nhất để hướng tới mục tiêu giảmthiểu chi phí, xóa bỏ lãng phí trong giai đoạn sản xuất của chu kỳ sống sản phẩm, vìvậy không phục vụ cho mục đích ngắn hạn

- Nhấn mạnh vai trò và sự cam kết mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Phương pháp

Kaizen costing đặc biệt coi trọng vai trò của nhà lãnh đạo

- Nhấn mạnh hoạt động nhóm:

- Kaizen Costing đi liền với cải tiến liên tục.

- Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của tất cả thành viên công ty

2.3 Nguyên tắc trong Kaizen Costing

Một số nguyên tắc khi thực hiện Kaizen Costing đó là:

- Cải tiến liên tục, cắt giảm chi phí liên tục trong tình hình sản xuất hiện tại với chi phí hợplý

- Không có giới hạn đối với mức độ cắt giảm chi phí và mức độ cải tiến được thực hiện

- Ủng hộ áp dụng kiến thức, các quyết định về cắt giảm chi phí nên thông qua tập thể

Trang 10

- Tập trung vào loại bỏ lãng phí hoặc thất thoát, cải thiện hệ thống và năng suất thông quacắt giảm chi phí

- Thiết lập các tiêu chuẩn, mục tiêu cắt giảm chi phí và sau đó liên tục hoạt động để cảithiện chúng

- Có sự tham gia của tất cả nhân viên và bao gồm mọi lĩnh vực trong sản xuất , tức là tất cảcác cấp (cấp công ty, cấp nhà máy), các phòng ban và đơn vị

- Quá trình Kaizen cần nhất quán và lặp lại: Lặp lại giải pháp đã chuẩn hóa và tối ưu Khichấp nhận phương pháp Kaizen costing, lúc này bạn cần triển khai lại quy trình, bắtđầu lại từ bước một để một lần nữa kiểm tra các giải pháp mới có phát sinh vấn đề haykhông, nếu không còn, bạn có thể triển khai chúng ra toàn bộ hệ thống

2.4 Phạm vi áp dụng phương pháp Kaizen Costing

Phương pháp Kaizen Costing có thể áp dụng cho các công ty muốn triển khai các nỗ lực giảm thiểu chi phí như một phần của chính sách liên tục trong các giai đoạn sản xuất

Chuẩn mực phương pháp này có thể được tuân theo bởi các công ty và tổ chức kinhdoanh hoặc phi lợi nhuận, nơi mà kế toán chi phí và kế toán quản trị được thực hiệnnhư một nghĩa vụ theo luật định hoặc để hỗ trợ quá trình ra quyết định của ban giámđốc hay chủ doanh nghiệp

2.5 Điều kiện áp dụng phương pháp Kaizen Costing

Để có thể thực hiện và áp dụng thành công phương pháp Kaizen Costing, phải đòi hỏi

nỗ lực và sự quyết tâm đồng nhất của cả một tập thể công ty, doanh nghiệp Về cơ bản,mỗi doanh nghiệp muốn đưa Kaizen Costing áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệpthì cần đảm bảo các yếu tố sau

2.5.1 Đối với nhà quản trị

Trước tiên, yêu cầu của nhà quản trị là phải hiểu rõ bản chất của hệ thống Kaizencosting, từ đó dựa vào điều kiện thực tế của công ty để có thể áp dụng phương phápnày một cách hợp lý và phù hợp nhất

Nhà quản trị cần tạo ra một hệ thống khuyến khích thích hợp

Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường để mọi người cùng tham gia vào hệ thốngcắt giảm chi phí Kaizen Costing này

Nhà quản lý cần hiểu rõ bản chất của các khoản chi phí Kaizen cũng như ý thứcđược trách nhiệm của từng bộ phần trong quá trình sản xuất và đánh giá hiệu quả cáckhoản mục chi phí Không chỉ vậy, nhà quản lý cần đặc biệt có ý thức xây dựng một

hệ thống kế toán quản trị chi phí kịp thời

2.5.2 Đối với nhân sự trong bộ máy kế toán chi phí:

- Nhân viên kế toán cần nắm chắc các kiến thức kế toán và được tạo về nghiệp vụ,chuyên môn một cách chính quy về kế toán quản trị chi phí

- Có sự am hiểu, nắm chắc về quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp, đặc biệt trong trong bộ máy kế toán quản trị chi phí

- Vì hệ thống Kaizen Costing khuyến khích việc ra quyết định tập thể nên yêu cầu nhânviên phải có khả năng làm việc nhóm, có khả năng tương tác hiệu quả với các nhânviên ở các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp

Trang 11

2.6 Quy trình thực hiện Kaizen Costing

Hai tác giả Roman L.Weil & Michael W.Maher (2005) đã nghiên cứu về việc thực hiện hệ thống Kaizen Costing và mô tả chi tiết cách thức thực hiện hệ thống chi phí này như sau:

2.6.1 Lý thuyết về quy trình thực hiện Kaizen Costing

- Bước 1: Sự tham gia của nhân viên: Sự tham gia của nhân viên đóng một vai trò quantrọng trong việc thực hiện bất kỳ thay đổi nào Sự tham gia của nhân viên và phản hồicủa họ giúp tạo ra các ý tưởng và thông tin

- Bước 2: Tìm ra vấn đề: Tổ chức cùng với nhân viên của tất cả các bộ phận (chẳng hạnnhư hỗ trợ khách hàng, tài chính, nhân sự, sản xuất, thiết kế, v.v.), cần tìm ra các vấn

đề khác nhau trong tổ chức với sự trợ giúp của các kỹ thuật như 360- phản hồi mứcđộ

- Bước 3: Tìm ra giải pháp: Bước tiếp theo là giải quyết các vấn đề đã được nhận diện.Bước này cần nhiều ý tưởng cho giải pháp từ một nhóm; do đó, các nhà quản lý cầnhình thành một đội ngũ nhân viên giỏi để tìm ra một giải pháp thiết thực cho từng câuhỏi

- Bước 4: Thực hiện: Việc thực hiện bất kỳ thay đổi nào đều liên quan đến chi phí và rủi

ro đồng thời Do đó, để an toàn hơn, ý tưởng mới phải được chứng thực trên một bộphận nhỏ của tổ chức

- Bước 5: Kiểm tra: Các nhà quản lý cần phải theo dõi việc thực hiện đúng các chi phíKaizen

- Bước 6: Tiêu chuẩn hóa: Sau khi hài lòng với kết quả, tổ chức cần đặt sự thay đổi nàynhư một quy trình tiêu chuẩn cho tất cả các bộ phận và trên toàn tổ chức

- Bước 7: Lặp lại: Một quy trình chỉ được tiêu chuẩn hóa trở thành văn hóa tổ chức khiđược thực hành liên tục trong một khoảng thời gian

2.6.2 Áp dụng hệ thống Kaizen Costing với các khoản chi phí Kaizen

chung

2.6.2.1 Áp dụng với các khoản chi phí trực tiếp

Việc này nhằm loại bỏ những dư thừa từ các thiết kế của sản phẩm và sự thiếu hiệu quảcủa quy trình sản xuất

Bước 1: Xác định mục tiêu cấp công ty

Nhà quản lý sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm cho công ty Kế hoạch này xác định doanh sốbán hàng của công ty và mục tiêu lợi nhuận cho năm tới Mục tiêu lợi nhuận trong bản

Trang 12

kế hoạch sẽ phản ảnh những giả định về mức độ giảm chi phí mà công ty sẽ đạt đượctrong năm 2 cách mà nhà quản lý có thể thực hiện là:

● Cách tiếp cận theo định hướng thị trường bắt đầu với việc tính toán áp lực cắt giảm

chi phí mà công ty phải đối mặt với thị trường Công ty sử dụng ước tính để thiết lập mục tiêu cắt giảm chi phí các công ty Khi áp lực cạnh tranh tăng lên, các công ty phải tăng mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp

● Cách tiếp cận theo định hướng kỹ thuật: bắt đầu bằng cách lập mục tiêu giảm chi phí

toàn công ty cho từng yếu tố chi phí như chi phí nguyên vật liệu, lao động, nhân công

và bảo trì Các tỷ lệ này dựa trên kinh nghiệm sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở tính toán mức cắt giảm chi phí cho cấp nhà máy và của cấp công ty một cách khách quan

Bước 2: Phân bổ các mục tiêu cấp công ty đến cấp độ nhà máy

Trong hệ thống Kaizen Costing, chi phí thực tế của năm ngoái sẽ là cơ sở

để giảm chi phí năm nay Tỷ lệ mục tiêu để giảm chi phí được xác định trong việc xemxét lợi nhuận Kaizen Sau đó, các chỉ tiêu Kaizen Costing cho từng nhà máy được phân

ra các bộ phận khác nhau và chia nhỏ hơn tới các đơn vị trong nhà máy Theo cácnghiên cứu trước đây như Tanaka (1990), Monden (1989), số tiền Kaizen được xácđịnh như sau:

● (1) Chi phí thực tế mỗi sản phẩm của năm trước = Tổng chi phí thực tế của năm trước /

Số lượng sản xuất thực tế trong năm trước

● (2) Ước tính tổng số chi phí thực tế năm nay = Chi phí thực tế mỗi sản phẩm trong năm trước (1) × Số lượng dự kiến sản xuất cho năm hiện tại

● (3) Mục tiêu Kaizen Costing cho năm hiện tại = Ước tính tổng số chi phí thực tế năm hiện tại (2) x Tỷ lệ mục tiêu giảm chi phí

● (4) Tỷ lệ Kaizen Costing phân bổ cho mỗi nhà máy = Chi phí được kiểm soát trực tiếp trong mỗi nhà máy/ (Chi phí kiểm soát trực tiếp ở tất cả các nhà máy(

● (5) Mục tiêu Kaizen Costing cho mỗi nhà máy = Mục tiêu Kaizen Costing cho năm hiệnhành (3) ×Tỷ lệ phân bổ Kaizen Costing cho mối nhà máy (4)

Bước 3: Phân bổ các mục tiêu cấp độ nhà máy đến cấp độ nhóm sản xuất

Các quá trình sản xuất hầu hết phải trải qua nhiều bước Trong đó, từng bước sẽ được thựchiện bởi các nhóm khác nhau, mỗi nhóm chịu trách nhiệm sản xuất một dòng sản phẩmhoặc các thành phần trong một sản phẩm Các công ty thường sẽ xem xét từng nhómnày như là một trung tâm chi phí Một khi các nhóm xác định được mục tiêu dự kiến,

họ sẽ đàm phán với cấp trên để điều chỉnh các mục tiêu cắt giảm chi phí sao cho hợplý

Bước 4: Phân phối các mục tiêu cấp độ nhóm sản xuất đến mục tiêu trên từng khoản mục vật liệu và từng người lao động

● Mục tiêu cắt giảm chi phí cho nguyên vật liệu

Các cách thay đổi số lượng nguyên vật liệu dùng trong một sản phẩm:

- Thay đổi số lượng vật liệu A mà nó tiêu thụ

- Thay đổi các loại nguyên vật liệu được sử dụng

- Thay đổi giá mua của nguyên vật liệu

Các cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:

- Giảm số lượng tiêu thụ

- Thay thế nguyên vật liệu

Trang 13

- Giảm giá nguyên vật liệu

Để đảm bảo chương trình Kaizen Costing thành công, các khoản tiết kiệm ít nhất phảibằng mục tiêu cắt giảm chi phí tổng thể của sản phẩm

● Mục tiêu giảm chi phí lao động: Để giảm số lượng lao động hoặc tăng năng suất lao

động đòi hỏi công ty giảm thời gian xử lý, gia công, sản xuất các sản phẩm của công ty.Chương trình Kaizen Costing áp dụng cho mục tiêu giảm chi phí lao động có hai yếu tố: một chương trình để giảm nhu cầu lao động và một chương trình khác để mang lại nguồn cung cấp phù hợp với lao động

- Ở cấp độ dây chuyền sản xuất: quản lý về nhu cầu lao động

- Ở cấp cơ sở: quản lý về cung ứng lao động

2.6.2.2 Áp dụng cho các khoản chi phí gián tiếp

Doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các chương trình như:

Thứ nhất, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các dòng sản phẩm

Nếu công ty có thể đơn giản hóa đối với các sản phẩm, thì các chi phí gián tiếp củasản xuất sẽ giảm Trong quá trình làm sản phẩm mẫu ở Công ty, bộ phận làm mẫu(Phòng Mẫu) phải nghiên cứu cách thức sản xuất sản phẩm sao cho đơn giản và hiệuquả nhất để khi sản xuất hàng loạt sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí nguyên liệu

và nhân công

Thứ hai, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, dụng cụ dùng chung.

Sử dụng các công cụ dùng chung cho nhiều sản phẩm và nhiều công đoạn sản xuất.Việc sử dụng chung như vậy sẽ giảm được chi phí phải mua sắm hoặc thiết kế thêm cáccông cụ khi có dòng sản phẩm mới Ở Công ty, việc sản xuất các dòng sản phẩm phầnlớn chỉ khác nhau về kích thước mẫu mã, còn các công đoạn sản xuất tương tự nhau,các thành phần tạo nên sản phẩm cũng tương tự nhau, do đó việc sử dụng các công cụdùng chung cho nhiều sản phẩm sẽ rất hiệu quả

Thứ ba, doanh nghiệp nên tận dụng thiết bị và mặt bằng

Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp

ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảmthiểu thời gian dừng máy

Thứ tư, doanh nghiệp có thể giảm chu kỳ sản xuất

Giảm thời gian quy trình sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa cáccông đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mãhay quy cách sản phẩm Để thực hiện tốt điều này Công ty nên tạo ra mối liên lạc giữacác công nhân ở các công đoạn sản xuất khác nhau Phải làm cho các công nhân xemcông nhân ở các công đoạn kế tiếp là khách hàng của mình, và luôn quan tâm xây dựngmối liên kết trong suốt các giai đoạn của công việc

Thứ năm, giảm mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản

xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩavới yêu cầu vốn lưu động ít hơn Công ty có thể áp dụng chính sách là không bao giờchuyển sản phẩm khiếm khuyết cho giai đoạn sau và nếu cần có thể dừng hẳn dâychuyền sản xuất để duy trì chất lượng

2.6.2.3 Áp dụng hệ thống Kaizen Costing với chi phí sản phẩm cụ thể

Các điều kiện thường kích hoạt Kaizen Costing sản phẩm cụ thể:

Một sản phẩm không đạt được mục tiêu chi phí đặt ra

Trang 14

- Công ty đã xác định khoản tiết kiệm Kaizen Costing vào mục tiêu chi phí và phải đảmbảo rằng nó đạt được những khoản tiết kiệm.

- Quan hệ giữa giá bán một sản phẩm trưởng thành và chi phí giảm sút bất ngờ, do đó cáccông ty phải thực hiện các biện pháp để mang lại chi phí phù hợp với doanh thu của nó

2.6.2.4 Áp dụng hệ thống Kaizen Costing với chi phí thành phần cụ thể

Các công ty có thể xác định cơ hội để áp dụng Kaizen Costing cho thành phần cụ thểtrong một số trường hợp sau:

- Tất cả những sản phẩm có các hạng mục báo cáo lợi nhuận thấp

- Phân tích phá hủy của một sản phẩm cạnh tranh có thể chỉ ra một cơ hội tiết kiệm chi phíđáng kể nếu các công ty thiết kế lại các hạng mục

- Cắt giảm chi phí đạt được trong giai đoạn trước đây là không đủ, và sự can thiệp sẽnhằm mục đích để mang lại chi phí của hạng mục đó phù hợp với kỳ vọng

- Sự gia tăng trong chi phí nguyên liệu hoặc các chi phí đầu vào khác gây ra tình trạngvượt quá mục tiêu chi phí ban đầu, do đó cần phải thiết kế lại

- Để tiết kiệm chi phí Kaizen thành phần cụ thể, công ty có thể áp dụng các cách sau:

- Giảm số lượng các bộ phận: Công ty nên ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để giảiquyết công việc nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác hơn

- Sử dụng vật liệu rẻ tiền hơn: Công ty cần triển khai chương trình thử nghiệm việc thaythế các nguyên vật liệu rẻ tiền hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm Bêncạnh đó cần phải tính toán chi phí cơ hội của những sự cố gặp phải khi sử dụng đồngloạt vật liệu đó cho nhiều sản phẩm, để có biện pháp xử lý kịp thời

- Tăng hiệu suất từ nhà cung cấp: Với tỷ lệ phần trăm cao của các thành phần được cungcấp từ bên ngoài, Công ty có thể giảm chi phí bằng cách đàm phán, hợp tác với các nhàcung cấp nhằm giảm chi phí Để thực hiện điều này, theo Imai (1986), Công ty phải cảitiến mối quan hệ với các cơ sở cung cấp vật tư thiết bị Người quản lý các bộ phận sảnxuất trực tiếp kết hợp với bộ phận cung ứng vật tư phải luôn luôn quan tâm đến các vấn

đề nhằm cải tiến mối quan hệ với các cơ sở cung ứng nguyên liệu Những vấn đề đóthường là:

+ Phát triển thêm các nguồn cung cấp vật tư để đảm bảo việc giao hàng được nhanhhơn

+ Cải tiến cách đặt hàng

+ Cải tiến chất lượng thông tin cung cấp cho các cơ sở cung ứng vật tư

+ Cải tiến hệ thống phân phối vật tư tốt hơn

+ Hiểu tốt hơn những đòi hỏi của các cơ sở cung ứng nguyên liệu

- Giảm hàm lượng lao động: Công ty có thể giảm hàm lượng lao động của sản phẩm bằngcách tăng mức độ tự động hoặc đẩy nhanh quá trình sản xuất Để làm tăng mức độ tựđộng, công ty có thể sử dụng máy móc linh hoạt hơn và đẩy nhanh quá trình sản xuấtbằng cách giảm thời gian cần để thực hiện một bước trong quá trình sản xuất các sảnphẩm trên dây chuyền Để thực hiện những điều này, Công ty cần tổ chức nhiềuchương trình hướng nghiệp cơ bản, để công nhân làm quen với việc sử dụng các loạimáy móc và trang thiết bị

3 Đánh giá, nhận xét về phương pháp Kaizen Costing

3.1 Ưu điểm của phương pháp Kaizen Costing

Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp Kaizen Costing giúp tối ưu hóa chi phí

Trang 15

● Chi phí thực hiện giảm nhờ tận dụng được tốt hơn các nguồn lực hiện có, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong việc cải tiến công nghệ.

● Chi phí đào tạo thấp hơn so với các các phương pháp khác do tập trung vào việc cải tiến dần dần và liên tục, đi từ những thay đổi nhỏ ngay trong các hoạt động thường ngày

● Kaizen Costing khuyến khích sự xem xét kỹ lưỡng các quy trình để giảm bớt những sai lầm và lãng phí không đáng có Khi khả năng xảy ra sai sót ít, nhu cầu kiểm tra giảm, giúp giảm được các chi phí kiểm tra và khắc phục sai sót Ngoài ra cũng tạo cho nhân viên ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lỗi sai và lãng phí

Thứ hai, phương pháp Kaizen Costing giúp tăng hiệu quả công việc

● Trái ngược với những cải tiến lớn khiến nhân viên khó thích ứng và chống đối thay đổi, Kaizen có cách tiếp cận dần dần và nhẹ nhàng hơn giúp nhân viên dễ dàng làm quen vàthực hiện các cải tiến một cách hiệu quả

● Hệ thống Kaizen Costing đặt con người vào vị trí hàng đầu, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân

có thể đưa ra những ý kiến của mình, giúp mang lại cho tất cả những người tham gia trong đó có cảm giác về giá trị và mục đích Từ đó nhân viên có thể hiểu rõ các vấn đề

để làm việc chính xác hơn, tinh thần làm việc của nhân viên cũng được tăng cao

● Khi nhân viên có động lực, họ sẽ làm việc hiệu quả và trách nhiệm hơn, đồng thời phát huy được tính sáng tạo và thậm chí đưa ra những ý tưởng vượt ra ngoài các vấn đề của

bộ phận họ Từ đây cũng giúp kết nối các bộ phận, nâng cao tinh thần làm việc nhóm, xây dựng một tập thể đoàn kết

● Nhân viên nhận thức rõ ràng được những nỗ lực của công ty cũng như các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều hướng đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, sự tập trung vào khách hàng tăng lên Nhân viên khi hiểu

rõ yêu cầu và mong muốn của khách hàng cũng sẽ giúp tối ưu những trải nghiệm của khách hàng

Thứ ba, việc áp dụng phương pháp Kaizen Costing giúp hỗ trợ xây dựng các mục tiêu

Các mục tiêu ngắn và dài hạn của công ty được xác định một cách dễ dàng và có hệthống để đảm bảo rằng mục tiêu là đạt được

Thứ tư, áp dụng Kaizen Costing giúp tổ chức lại toàn bộ doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh

Áp dụng sớm Kaizen Costing giúp doanh nghiệp cải tiến và đồng bộ các hệ thống vậnhành của công ty trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó tổ chức hiệu quả hơn, tạo lợi thếcạnh tranh trong tương lai và dễ dàng thích nghi với những thay đổi chung của môitrường

Thứ năm, áp dụng Kaizen Costing góp phần xây dựng văn hóa tốt đẹp trong công ty

Kaizen thúc đẩy các nhân viên, quản lý cùng làm việc, sáng tạo để đưa ra các cải tiếnliên tục trong doanh nghiệp, tạo nên một nếp văn hóa đem lại nhiều giá trị trong côngty

3.2 Nhược điểm của phương pháp Kaizen Costing

Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp Kaizen Costing gây khó khăn ban đầu trong việc thay đổi

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w