Nghiên cứu khả năng chuyển đổi chuỗi cung ứng số trong ngành dệt may Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY (CMT – OEM/FOB – ODM – OBM)

Phương thức gia công (CMT-OEM/ FOB-ODM-OBM) Phương thức gia công Cut-Make-Trim (CMT)

    Cùng là hai quốc gia có lợi thế về lao động trong sản xuất hàng may mặc nhưng về chi phí cắt may (CMT), Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc. Chi phí CMT của Việt Nam thấp là một trong những lý do khiến dòng vốn FDI vào dệt may của Trung Quốc có xu hướng di chuyển sang Việt Nam trong giai đoạn gần. Tuy nhiên, lao động trong công đoạn CMT chủ. yếu là lao động bán lành nghề nên mức độ di chuyển lao động, nghĩa là tỷ lệ công nhân bỏ việc rất cao khiến chi phí nhân công tăng lên. Do đó, việc chi phí CMT thấp chưa chắc đã đồng nghĩa với việc Việt Nam duy trì được lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm trong dài hạn. Do doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động được các yếu tố đầu vào, nên đã không ổn định được chi phí đầu vào. Chi phí nguyên liệu thô chiếm khoảng 80% giá thành hàng may mặc, nên việc Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khiến cho tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giảm sút, hơn nữa, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định của chi phí đầu vào*. Đặc biệt, trên thị trường Mỹ, hàng may mặc Việt Nam là nhóm mặt hàng duy nhất không sử dụng nguyên phụ liệu dệt may trong nước. Thực tế này cho thấy những hạn chế trong chủ động sử dụng các yếu tố đầu vào, hạn chế khả năng thực hiện các hợp đồng gia cộng sản xuất quy mô lớn, hiệu quả kinh tế đạt thấp. Về trình độ công nghệ. Nhìn chung công nghệ trong ngành dệt may của Việt Nam có trình độ trung bình trong khu vực. Thực tế chỉ có doanh nghiệp dệt may trong nước có quy mô lớn, doanh nghiệp FDI mới có sự đầu tư mới vào công nghệ, còn đa số doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ đều sử dụng công nghệ cũ, dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ. Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ mang tính đồng bộ cao chỉ chiếm 15 - 20%, doanh nghiệp sử dụng công nghệ trình độ trung bình chiếm 65- 70%, còn lại là doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp. Trung Quốc là đối tác chủ yếu cung cấp công nghệ dệt may cho Việt Nam. euro, tức là gấp hơn 5 lần, Trung Quốc trở thành thị trường đứng đầu cung cấp công nghệ dệt may cho Việt Nam. Trong khi đó, những nước có trình độ cao về sản xuất thiết bị dệt may như Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc.. chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Điển hình như Đức, năm 2013, xuất khẩu khoảng hơn 2 triệu Euro công nghệ dệt may vào Việt Nam12. Trong đó, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tính trung bình đã chiếm gần 44% giá trị nhập khẩu. Thực tế này cho thấy mức độ phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu Trung Quốc, bên cạnh đó là những hạn chế trong việc tiếp cận các công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Với việc Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong nhóm nước nhập khẩu lớn máy móc thiết bị dệt may cho thấy những nỗ lực cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, tuy nhiên, cũng cần đánh giá lại chất lượng và nguồn gốc của máy móc, công nghệ dệt may nhập khẩu đó. Thời gian sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may. Thời gian sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may Trong công đoạn sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp may, thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định của khách hàng quốc tế. Do nhu cầu thời trang ở các nước phát triển, thậm chí ở các nước đang phát triển, thường thay đổi rất nhanh và theo mỗi mùa nên việc rút ngắn thời gian sản xuất không chỉ giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam, mà còn đáp ứng được nhu cầu thời trang đang thay đổi nhanh chóng. Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản xuất kéo dài trong chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là:. a)Nhập khẩu nguyên liệu: Sơ đồ 4 cho thấy mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là thời gian cần thiết dành cho nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể tiến hành sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất sản phẩm dệt may có thể mua nguyên liệu trong nước. Thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc ký kết hợp đồng có thể giảm xuống từ 15-25 ngày do các nhà sản xuất có thể chào giá và gửi vải mẫu nhanh hơn. Thời gian từ lúc ký kết hợp đồng đến lúc chuyển giao nguyên liệu cũng có thể giảm xuống được 15-25 ngày. b)Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan đối với tổng thời gian cần thiết cho nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm là từ 6-14 ngày, việc này gây ra những bất lợi lớn cho xuất khẩu c)Vận chuyển đến nơi tiêu thụ: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với Mỹ, EU và Nhật Bản cũng như công suất của các cảng Việt Nam đã làm cho nước ta giảm sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên những thị trường này, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ. Thậm chí một vài doanh nghiệp xuất khẩu lớn dệt may lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng họ có mối liên kết với các nhà buôn ở Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng họ cũng không biết các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của họ ở đâu trên thế giới (Khalid Nadvi và John T.Thoburn, 2004). Chính khoảng cách rất xa giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng có thể tác động mạnh lên các nhà sản xuất ở địa phương, làm chúng ta khó khăn hơn trong việc nắm bắt yêu cầu của thị trường để đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi nhu cầu của người mua cũng như xu hướng thời trang mới trên thế. Sự cần thiết của chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang các phương thức cao hơn được thể hiện như sau:. a)Hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên phạm vi toàn cầu tạo ra sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị hàng may mặc, sự dịch chuyển sản xuất hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á tạo cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc nhận được nhiều đơn hàng lớn, đặc biệt là các đơn hàng FOB. Các đơn hàng không thuần túy là gia công như trước đây, để có cơ hội nhận được các đơn hàng có giá trị gia tăng lớn hơn, doanh nghiệp may mặc phải có lộ trình dịch chuyển sang phương thức sản xuất cao hơn. Sản phẩm may mặc Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường Mỹ, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mà các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam tham gia đều có các đối tác này. Điều này, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng tại Việt Nam để tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ. Đồng thời, các doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài dịch chuyển sang Việt Nam nhiều hơn để tận dụng những ưu đãi về thuế, gây ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp may mặc thuần Việt Nam. Để tăng lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp may mặc cần tính đến phương án chuyển dịch phương thức sản xuất sang các phương thức sản xuất cao hơn. b)Xu hướng đặt hàng của khách hàng.

    KHUYẾN NGHỊ

    Theo số liệu do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cung cấp (VINASA), Việt Nam hiện nay có hơn 90% doanh nghiệp không biết cách làm như thế nào để chuyển đổi số, 72% doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và 69% doanh nghiệp không biết chọn giải pháp nào, nhà cung cấp nào uy tín để hỗ trợ chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả. Theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị kịp để chuyển đổi số thì rất khó để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nếu có tiêu thụ nội địa thì chấp nhận được nhưng sang châu Âu, Mỹ và các nước khác thì khó khăn.