Định nghĩa chuỗi cung ứng số.Theo McKinsey, Digital Supply Chain Transformation chuyển đổi số chuỗi cung ứng là việc thiết lập tầm nhìn về cách các ứng dụng kỹ thuật số có thể cải thiện
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUỖI CUNG ỨNG SỐ
Định nghĩa chuỗi cung ứng số
Theo McKinsey, Digital Supply Chain Transformation (chuyển đổi số chuỗi cung ứng) là việc thiết lập tầm nhìn về cách các ứng dụng kỹ thuật số có thể cải thiện mức độ dịch vụ, chi phí, tính linh hoạt và tồn kho cũng như các thay đổi về quy trình và việc sử dụng các công nghệ để vận hành các hoạt động tối ưu nhất.
Hầu hết các tổ chức có một số khả năng kỹ thuật số Nhiều công ty đã có được nhiều hệ thống, công nghệ và nền tảng để hỗ trợ các chức năng kinh doanh – hệ thống CNTT sẵn có của họ
Khi xem xét phổ số hóa: (1) mức độ kết nối giữa các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng và (2) chiều sâu của sự thâm nhập và triển khai các công nghệ kỹ thuật số có thể tương tác trong hoạt động của các tác nhân chính Trọng tâm là các thước đo hiệu suất chính của chuỗi cung ứng – rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất, giảm chi phí và mức độ dịch vụ khách hàng cao - mặc dù các lợi ích cạnh tranh rộng lớn hơn có thể đạt được từ việc sở hữu các quy trình được kích hoạt kỹ thuật số mạnh mẽ, bao gồm truy xuất nguồn gốc và tính bền vững
Có ba cấp độ kỹ thuật số hóa chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng kỹ thuật số sơ cấp
- Chuỗi cung ứng được kích hoạt kỹ thuật số: Các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng thể hiện sự kết nối kỹ thuật số mạnh mẽ nhằm đạt được các mục tiêu dịch vụ khách hàng đã thống nhất cho chuỗi cung ứng.
- Chuỗi cung ứng được chuyển đổi kỹ thuật số: Các nhân tố chính trong chuỗi cung ứng thể hiện sự kết nối kỹ thuật số mạnh mẽ nhằm đạt được tất cả các mục tiêu cấp độ dịch vụ.
+ Mức độ hẹp: Chuỗi cung ứng kỹ thuật số là một mạng lưới mạng có khả năng hiển thị từ đầu đến cuối đại diện cho chuỗi cung ứng vật lý cùng với các dữ liệu hoạt động và đánh giá hiệu suất liên quan
+ Mức độ rộng: Chuỗi cung ứng kỹ thuật số là một mạng lưới vật lý - mạng của các tổ chức, thiết bị công nghệ và thuật toán tích hợp, được kết nối, điều phối và tích hợp kỹ thuật số, với các luồng vật liệu, thông tin và tài chính có thể thích ứng động, có khả năng phản ứng theo thời gian thực với những thay đổi về cầu và cung thông qua việc sắp xếp lại nhanh chóng và phân bổ lại các thành phần và khả năng của nó.
Các thành phần chính của chuỗi cung ứng số
2.1 Nhà máy thông minh, Nhà kho thông minh và Hậu cần thông minh 2.1.1 Nhà máy thông minh
Các nhà máy thông minh là các hệ thống sản xuất được kết nối kỹ thuật số ở mức độ cao Các tài sản vật lý sản xuất, làm việc hoặc vận chuyển vật liệu được kết nối với lớp kỹ thuật số của nhà máy, cho phép kiểm soát, quản lý và điều khiển để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng, linh hoạt và có thể là thích ứng (adaptive).
Các tài sản vật lý như máy móc và hệ thống xử lý vật liệu trong một nhà máy thông minh kết hợp tự động hóa thông minh thay vì chỉ là tự động hóa
"cứng" hoặc tự động hóa cố định thông thường.
Bản thân các tài sản có thể sở hữu các đặc tính thông minh từ việc kết hợp các cảm biến thông minh trong thiết kế của chúng (ví dụ: hệ thống thị giác máy tiên tiến) Các nhà máy thông minh cũng được mô tả là các Hệ thống Vật lý Mạng (Cyber Physical Systems - CPS) liên kết các thành phần vật lý với các thành phần mạng để tính toán, điều khiển và giao tiếp.
Chúng cũng có thể bao gồm các hệ thống robot tiên tiến bao gồm Cobots- robot làm việc cộng tác với các nhà khai thác con người.
Chuỗi kỹ thuật số trên một nhà máy thông minh cho phép hiển thị, giám sát từ xa và đo lường hiệu suất vận hành theo thời gian thực Điều này hỗ trợ bảo trì thông minh, cung cấp các cảnh báo và cho phép các hành động khắc phục chủ động thay vì phản ứng
Các nhà máy thông minh được kỳ vọng có năng suất cao với chi phí nhân công giảm, thiết lập và thay đổi nhanh hơn, với các ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau.
Thiếu các tiêu chuẩn về khả năng tương tác và thiết kế bản thể nền tảng có thể hỗ trợ kết nối thông minh, giao tiếp và kiểm soát giữa các lớp vật lý và mạng.
"Phần không gian mạng" của nhà máy thông minh đòi hỏi một lực lượng lao động với các bộ kỹ năng bổ sung ngoài các kỹ năng sản xuất truyền thống.
Các nhà máy thông minh là nền tảng của tầm nhìn I 4.0, bắt đầu như một sáng kiến ở Đức, nó đã có sự cộng hưởng rộng khắp thế giới
I 4.0 không chỉ giới hạn trong hoạt động của nhà máy mà còn nhấn mạnh mạng lưới các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi giá trị sản xuất và các hệ thống hậu cần kết nối
Khái niệm nhà máy thông minh đã được mở rộng để kết hợp không chỉ một đơn vị sản xuất duy nhất mà là các mạng lưới sản xuất thông minh. 2.1.2 Kho thông minh
Hướng tới hoạt động tự chủ, kho thông minh dựa vào cả công nghệ số và tự động hóa Nó mang tính mô-đun, có thể cấu hình lại và cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh hiệu quả cao.
Một nhà kho thông minh được đặc trưng bởi sự tích hợp đáng kể các đối tác và các giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng, dựa vào các luồng thông tin thời gian thực Do đó, các tiêu chuẩn công nghệ và các công nghệ có thể tương tác được áp dụng cho phép truyền tải và tích hợp thông tin liền mạch Một đại diện ảo của kho có thể được sử dụng để quản lý bằng cách sử dụng dữ liệu thu được trong mỗi bước quy trình trong kho.
Một nhà kho thông minh có thể được định nghĩa là: Một kho tích hợp cao sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa tiên tiến để vận hành hiệu lực và hiệu quả để thích ứng với môi trường kinh doanh năng động của nền kinh tế ngày nay.
Logistics tác động mạnh mẽ đến khả năng đáp ứng, mức độ dịch vụ khách hàng và chi phí chuỗi cung ứng
Logistics là một trong những lĩnh vực trong chuỗi cung ứng mà trí tuệ nhân tạo và điều khiển kỹ thuật số đã trở nên tiên tiến nhất
Hệ thống Định vị Địa lý (GPS) và Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) được tích hợp trong Hệ thống Quản lý Giao thông (TMS) đã cách mạng hóa ngành giao thông vận tải
Sáng kiến Maersk và IBM: Tradelens cung cấp một trong những ứng dụng trưởng thành nhất của Blockchain trong chuỗi cung ứng, cung cấp kiểm soát tài liệu kỹ thuật số an toàn trong vận chuyển hàng hóa quốc tế Các công ty Logistics đương đại (3/4 PL) cung cấp nhiều dịch vụ ngoài việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cung cấp các cơ sở kho bãi, chiến lược phân phối tối ưu và quản lý các luồng vật liệu trong chuỗi cung ứng.
Logistics là trung tâm để đạt được các mục tiêu bền vững, không chỉ vì những lo ngại về môi trường liên quan đến giao thông vận tải thông thường mà còn để hỗ trợ mạng lưới cung ứng xanh và củng cố nền kinh tế tuần hoàn mới nổi
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY THEO HÌNH THỨC OBM
Khái niệm 13 2 Ưu, nhược điểm
OBM được viết tắt từ Original Brand Manufacturer, tạm dịch là nhà sản xuất thương hiệu gốc OBM là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp sản xuất đảm nhận tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường, thiết kế bộ sưu tập mang thương hiệu riêng của mình, tự phát triển và đặt mua nguyên phụ liệu để cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và thương mại hóa sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Đây là phương thức sản xuất khép kín, gồm đầy đủ các mắt xích của chuỗi giá trị, đem lại lợi nhuân cao cho doanh nghiệp Với phương thức sản xuất ngành dệt may OBM, các công ty không tham gia vào quá trình gia công, hay sản xuất hàng hóa Mà chỉ nhập quần áo và trang phục sau đó phát triển thương hiệu của mình lên.
2.1 Ưu điểm Đối với xưởng may: Nếu như khách đặt hàng theo phương thức sản xuất này, thì xưởng may sẽ thu lại được một khoản doanh thu lớn hơn Bao trọn gói nhiều khâu sản xuất sẽ đưa ra được mức giá hợp lý nhất trong hợp đồng Đây là điều kiện giúp xưởng may tăng thêm uy tín, cũng như giúp xưởng có điều kiện tăng kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và quản lý nhân sự. Đối với khách hàng: Tập trung mạnh hơn vào việc phát triển thương hiệu Khi đã đặt xưởng gia công toàn bộ khâu sản xuất sản phẩm, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian nhiều hơn Thay vào đó, khách đặt hàng sẽ tập trung phát triển, quáng bá thương hiệu nhằm giúp cho sản phẩm được đẩy ra thị trường nhanh hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì OBM cũng tồn tại rất nhiều những nhược điểm có thể kể đến như:
Phương thức sản xuất ngành dệt may OBM Đối với người tiêu dùng: Việc sử dụng một sản phẩm theo uy tín thị trường khiến nhiều người nhầm tưởng sản phẩm này mang đúng chất lượng theo sự khẳng định đó Và khi phát hiện sự thật người tiêu dùng sẽ cảm thấy bị lừa dối bởi sự lựa chọn của mình. Đối với các nhà sản xuất thương hiệu gốc: là các công ty sẽ bị tổn thất lớn về uy tín danh dự khi khách hàng phát hiện ra sản phẩm họ lựa chọn đến từ các công ty khác Niềm tin của khách hàng mất đồng thời thương hiệu của công ty cũng khó lòng đứng vững trên thị trường kinh doanh.
Các đặc điểm, khó khăn, thách thức thị trường dệt may xuất khẩu của chuỗi
Với sản xuất OBM, doanh nghiệp phải tự thiết kế, lựa chọn nguyên phụ liệu, sản xuất và phân phối bằng thương hiệu của chính doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp mà quá nhỏ sẽ khó có thể tiếp nhận các đơn hàng OBM Các khách hàng thường ký các đơn hàng có số lượng đặt hàng lớn, bắt đầu từ khâu thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ không có năng lực để sản xuất đơn hàng đó Quy mô doanh nghiệp mà quá bé sẽ dẫn đến không đảm bảo nguồn lực cho sản xuất đơn hàng, sản xuất thường nhỏ lẻ và không ổn định, mất lợi thế và cơ hội trong tiếp nhận đơn hàng có giá trị lớn từ người đặt mua Do đó, đây là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng chuyển đổi sản xuất từ gia công thuần túy sang phương thức sản xuất cao hơn.
Nhận thức của chủ doanh nghiệp: Nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc có thể chuyển đổi phương thức sản xuất thành công hay thất bại Nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính, nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống sản xuất tốt để chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang cao hơn nhưng gặp phải cản trở từ phía người đứng đầu, họ cho rằng sản xuất theo phương thức gia công vẫn đem lại lợi nhuận và ít rủi ro hơn Do đó, trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể hiện rõ định hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp chuyển đổi phương thức sản xuất Và khi không có được sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực thi thì không thể thực hiện chuyển đổi phương thức thành công, do đó có thể xem nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc chuyển đổi phương thức sản xuất cần phải xem xét.
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp may Khi chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn rất cần có nguồn nhân lực sản xuất, kỹ thuật, thiết kế, quản lý đơn hàng có năng lực, trình độ và kinh nghiệm Đây là một bài toán khó trong thu hút và sử dụng nhân lực mà doanh nghiệp may cần giải quyết khi thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất Các doanh nghiệp gia công đang yếu và thiếu nhân sự về thiết kế, thị trường, đặt hàng, quản lý đơn hàng; cần phải đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở các bộ phận này để điều hành, tác nghiệp và thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng Do đó, nguồn nhân lực là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chuyển đổi phương thức sản xuất mà doanh nghiệp may cần quan tâm giải quyết.
Tài chính: Suất đầu tư của một vị trí việc làm của doanh nghiệp CMT thấp, nguồn vốn của doanh nghiệp hạn chế, lượng vốn lưu động chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương và các chi phí quản lý; lợi nhuận giữ lại không đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán của các nghiệp vụ mua hàng, chuẩn bị đầu vào cho sản xuất Khi thực hiện nghiệp vụ phát triển nguyên phụ liệu và mua hàng hay kinh doanh thương mại, doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính để thực hiện thanh toán hoặc việc duy trì một lượng vốn để quay vòng vốn khá hạn chế Đồng thời, với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ít có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là sản xuất theo OBM Do đó, nguồn lực tài chính là một yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi phương thức sản xuất của doanh nghiệp.Công nghệ, thiết bị: Công nghệ và thiết bị hiện đại là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh và là điều kiện để gia tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản xuất và ngược lại Yêu cầu của khách hàng về năng, suất, chất lượng, tiến độ giao hàng được doanh nghiệp nào đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất sẽ có cơ hội ký các hợp đồng sản xuất lớn, dài hạn Để làm được điều đó, ngoài nguồn lực về tài chính, nhân lực thì doanh nghiệp phải sở hữu công nghệ, thiết bị tiên tiến đặc biệt là trong thiết kế, sản xuất Công nghệ và sản xuất là yếu tố nền tảng để đảm bảo thực hành sản xuất tốt và đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, là điểm đến ưu tiên hàng đầu của các khách hàng có nhu cầu ký các đơn hàng OBM.
Hệ thống sản xuất và hệ thống quản trị doanh nghiệp:
Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp được thiết lập đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục, đạt năng suất cao và giảm thiểu các lãng phí là một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng trong tìm kiếm và lựa chọn đơn vị sản xuất Khách hàng đánh giá cao các doanh nghiệp chứng minh được năng lực và hệ thống sản xuất tốt, an toàn sẽ có cơ hội ký được các đơn hàng OBM với số lượng lớn.
Doanh nghiệp quản trị tốt các nguồn lực và hoạt động của mình sẽ giảm thiểu được các phát sinh, quá trình trao đổi và phản hồi thông tin sẽ diễn ra đồng bộ, hiệu quả; các bộ phận tác nghiệp và phối hợp dễ dàng Trong môi trường hội nhập kinh tế, khách hàng đánh giá cao các doanh nghiệp có hệ thống thông tin quản lý vận hành tốt; hệ thống quản trị tinh gọn và hiệu quả Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có quy trình nghiệp vụ rõ ràng, sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực: quản lý mẫu, quản lý đơn hàng, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý xuất hàng, thương mại điện tử… sẽ giảm thiểu được sự chồng chéo, sai lệch thông tin, giảm các tổn thất về tài chính, thời gian và vật chất Khi chuyển sang phương thức sản xuất OBM, doanh nghiệp cần có sự kết nối thông tin của nhiều bộ phận với nhau nếu hệ thống quản trị mà lỏng lẻo, hệ thống thông tin rời rạc sẽ là một cản trở trong quá trình chuyển đổi, mất thời gian xử lý sự cố và thiếu tính liên kết giữa các bộ phận.
Mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng:
Với nhà cung cấp: Doanh nghiệp có hệ thống nhà cung cấp rộng khắp, đa dạng và duy trì mối quan hệ tốt với họ sẽ giúp cho quá trình thương lượng, chào giá, chốt giá diễn ra nhanh chóng, có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, nếu hệ thống nhà cung cấp manh mún hoặc doanh nghiệp ít có vị thế trong thương lượng, đàm phán sẽ gây ra các phát sinh và sự cố làm chậm quá trìng cung ứng và chuẩn bị nguyên phụ liệu trong sản xuất, gây tốn kém về chi phí và bất lợi trong đồng bộ nguyên phụ liệu, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và xuất hàng, mất uy tín với khách hàng Do vậy, doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp uy tín và chuyên nghiệp trong cung cấp Cần nâng cao năng lực của đội ngũ phát triển, tìm kiếm nhà cung cấp; cải thiện quy trình mua hàng để phát huy quan hệ hợp tác, tin cây với nhà cung cấp,tạo dựng mối quan hệ đa dạng với nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước đặc biệt là trong nội khối các nước cùng tham gia hiệp định thương mại; tránh bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc khi chuỗi cung cấp hiện tại gặp trục trặc, thì khâu đầu vào của doanh nghiệp không quá chịu ảnh hưởng.
Khách hàng đặt ra các yêu cầu ngày cao đối với doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực sản xuất; chất lượng sản phẩm và thực hiện các trách nhiệm xã hội,…nếu doanh nghiệp nào đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của khách hàng sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều đơn hàng và có nhiều đãi ngộ và hỗ trợ từ khách hàng Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn và truyền thống sẽ có cơ hội được ổn định sản xuất, nâng cao năng suất và chuyên môn hóa sản phẩm; ít phải chuyển đổi dòng hàng, tạo điều kiện chuyển đổi phương thức sản xuất thành công.
Năng lực phát triển mẫu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: năng lực sản xuất là khả năng của doanh nghiệp trong đáp ứng các yêu cầu về sản xuất của khách hàng Năng lực sản xuất của doanh nghiệp tốt sẽ giúp đáp ứng mục tiêu năng suất, giao hàng đúng hạn và ổn định về mặt chất lượng, là chìa khóa để tăng năng suất và tạo uy tín với khách hàng Ngược lại, sẽ gây cản trở trong khả năng tiếp cận khách hàng, tiếp cận các đơn hàng lớn Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được khẳng định cùng với sự chuyên nghiệp và hiện đại trong thiết kế, chuẩn bị đầu vào cho sản xuất; quản lý đơn hàng, mua hàng và kinh doanh thương mại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất thành công.
Năng lực phát triển mẫu và đáp ứng các yêu cầu mẫu của khách hàng: Bộ phận nghiên cứu phát triển mẫu phải đủ lớn, chuyên nghiệp và có năng lực, tay nghề sẽ rút ngắn thời gian phát triển mẫu, sớm có phương án giá và làm căn cứ để quá trình đồng bộ nguyên phụ liệu cho sản xuất diễn ra nhanh chóng, hiệu quả Do đó, nếu doanh nghiệp chứng minh được năng lực mẫu tốt, đáp ứng đúng yêu cầu mẫu của khách hàng trong từng giai đoạn của quản lý đơn hàng sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao, từ đó gia tăng cơ hội có được đơn hàng lớn, giá tốt.
Mối quan hệ với đơn vị cung cấp nguồn nhân lực: nhân lực thiết kế, quản lý và kỹ thuật là yếu tố mà doanh nghiệp may đang phải nỗ lực thu hút và duy trì Để có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, doanh nghiệp may cần thiết lập mối quan hệ tốt với các đơn vị cung cấp nguồn nhân lực đặc biệt là các trường đại học đào tạo nhân lực kỹ thuật, quản lý cho ngành may Cần thiết phải thực hiện các chương trình kết nối đào tạo, hỗ trợ học tập, thực tập cho sinh viên các cơ sở đào tạo hơn Khi đó, người lao động khi về doanh nghiệp tập sự, thử việc, hội nhập sẽ mất ít chi phí để đào tạo, thời gian đào tạo hội nhập được rút ngắn Do đó, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao khi thực hiện chuyển đổi sản xuất Ngoài các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp cần liên kết với các sàn giao dịch việc làm ở các địa phương để tìm kiếm và thu hút nhân sự.
Quy chế thu hút, tuyển dụng nhân sự: hiện tượng nghỉ việc, nhảy việc trong doanh nghiệp may là rất cao, khoảng 20% mỗi năm khiến cho doanh nghiệp gặp bị động trong sử dụng và bố trí lao động đặc biệt là khối sản xuất và phục vụ Nếu doanh nghiệp có quy chế thu hút và tuyển dụng nhân sự có nhiều ưu đãi (quy chế tiền lương; quy chế khen thưởng, quy chế khuyến khích và phúc lợi lao động) sẽ góp phần đảm bảo thu nhập của người lao động, giảm thiểu biến động lao động, tạo điều kiện ổn định sản xuất và chuyển đổi thành công phương thức sản xuất Mối quan hệ với doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống quản trị sản xuất tinh gọn và có phương thức sản xuất tối ưu hơn: tham quan doanh nghiệp tiên tiến, điển hình và học hỏi cách thức quản lý, vận hành doanh nghiệp là một kênh thông tin giá trị đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp có định hướng chuyển đổi phương thức sản xuất Việc học hỏi kinh nghiệm sẽ hạn chế được những rủi ro khi chuyển đổi, có giải pháp khả thi và hữu hiệu, phù hợp với nguồn lực và tình trạng hiện tại của doanh nghiệp khi chuyển đổi, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho sự chuyển đổi và chủ động có những biện pháp ứng phó với những phát sinh, tác động từ bên ngoài khi chuyển đổi phương thức sản xuất.
Sư hỗ trợ của ban, ngành, hiệp hội: các đơn vị này thực hiện nhiều chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp may vừa và nhỏ; giúp nhận diện và loại bỏ một số khó khăn, hạn chế mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải, trong đó phải kể đến các hội chợ về công nghệ, nguyên phụ liệu ngành may; các hội thảo chia sẻ phương pháp và cách thức vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất; các chương trình đào tạo nguồn nhân lực miễn phí cho doanh nghiệp Chính sự hỗ trợ và kết nối này đã tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nhận thức rõ bối cảnh, đánh giá đúng thực trạng và xác định hướng đi trong tương lai, làm thay đổi nhận thức của người đứng đầu đặc biệt là sự cần thiết phải chuyển đổi phương thức sản xuất để cạnh tranh và hội nhập bền vững.
Các khả năng chuyển đổi/áp dụng chuỗi cung ứng số trong hình thức gia công nghiên cứu để giảm thiểu các yếu điểm, tăng cường các ưu điểm của phương thức OBM
Nhằm tập trung nguồn lực và đảm bảo tính hiệu quả khi chuyển đổi phương thức, doanh nghiệp may cần tính đến thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp về tái cơ cấu doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, hệ thống nhà máy vệ tinh. Đáp ứng các chứng nhận đánh giá nhà máy của khách hàng: Hoàn thiện hồ sơ đánh giá trách nhiệm xã hội, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống thực hành sản xuất tốt,
Thực thi các giải pháp Marketing trong tìm kiếm đơn hàng OBM Tận dụng mối quan hệ với các khách hàng cũ, tổng công ty, các đơn vị hỗ trợ Tăng cường quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp với các đối tác thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm chuyên ngành.
Thành lập phòng thị trường, mua hàng; Phòng thiết kế và phòng mẫu hiện đại; đáp ứng yêu cầu của các khách hàng Thử nghiệm thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp; phân tích đánh giá kết quả, thuận lợi và khó khan, rút kinh nghiệm và quyết định đầu tư mở rộng để vừa thực hiện sản xuất, vừa tiến hành kinh doanh sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Tham quan các doanh nghiệp điển hình trong ngành may đã thực hiện dịch chuyển thành công, học hỏi và rút kinh nghiệm, vận dụng chuyển dịch phương thức sản xuất tại doanh nghiệp mình.
Tham gia các hội chợ may mặc, các hội chợ xúc tiến thương mại để có điều kiện tiếp xúc với các hãng may mặc, thời trang lớn trên thế giới Tăng cường giao lưu, liên kết với các doanh nghiệp trong ngành để học hỏi, thêm cơ hội kinh doanh Hoàn thiện quy trình quản lý, quy trình sản xuất theo phương thức OBM; thiết lập TNA để các bộ phận rõ về chức năng, nhiệm vụ và thuận tiện trong thực hiện nghiệp vụ Thay đổi, tái cơ cấu lại tổ chức; phân công, nêu rõ công việc cụ thể của cán bộ quản lý đơn hàng, cán bộ quản lý sản xuất, cùng các nhân viên phòng ban, bộ phận khác khi sản xuất đơn hàng theo phương thức OBM.
Phát triển hệ thống vệ tinh các nhà máy gia công: xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đơn vị vệ tinh, đánh giá và xếp hạng vệ tinh để có phương án chuyển hàng gia công về các đơn vị.
Chuyên môn hóa dòng hàng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Xây dựng hệ thống barem giá của từng công đoạn, phân chia trách nhiệm của các bộ phận trong xây dựng phương án giá để nâng cao khả năng thương lượng, đàm phán giá với khách hàng.
Tạo dựng mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp, đặc biệt nhà cung cấp trong nước, trong nội khối các nước cùng tham gia các hiệp định thương mại, chủ động trong nguồn cung nguyên phụ liệu.
Nghiên cứu nhà máy xanh và thông minh, cải thiện hình ảnh và uy tín để có thể có nhiều đơn hàng đến từ các hãng may mặc lớn có nhu cầu sản xuất các sản phẩm xanh, phục vụ thị trường quốc tế.
- Nhóm giải pháp về chuẩn bị các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. Đánh giá thực trạng hoạt động, nguồn lực hiện có đặc biệt là nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực (đặc biệt là nhân lực quản lý đơn hàng, mua hàng, thiết kế, thị trường và marketing); đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện chuyển đổi phương thức sản xuất Lựa chọn sản phẩm, công suất, lộ trình khi chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang các phương thức sản xuất cao hơn Đặc biệt là xác định lộ trình chuyển đổi, không nóng vội và đốt cháy giai đoạn khi thực hiện chuyển đổi. Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực (thị trường,thiết kế, quản lý đơn hàng; kỹ thuật, kế toán, xuất nhập khẩu, sản xuất, marketing, chăm sóc khách hàng) Để chuyển đổi phương thức sản xuất may công nghiệp từ CMT sang các phương thức cao hơn cần có đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm như cán bộ kỹ thuật, thiết kế; nhân viên quản lý đơn hàng, nhân viên kế toán, nhân viên phụ trách công tác xuất nhập khẩu, nhân viên kế toán, nhân viên marketing, để thực hiện các nghiệp vụ: tìm kiếm khách hàng, tạo lập đơn hàng, theo dõi, giám sát, xử lý trong suốt quá trình triển khai đơn hàng; phát triển nguyên liệu, thiết kế, mua hàng, sản xuất và xuất hàng, Do vậy các doanh nghiệp cần tính đến thành lập, kiện toàn phòng thị trường, tuyển dụng thêm nhân sự, đào tạo và phát triển nhân lực ở các bộ phận thiết kế, thị trường, mua hàng, quản lý đơn hàng, xuất nhập khẩu, nhân viên quản lý đơn hàng.
Thành lập phòng nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu phát triển các bộ sưu tập mới theo công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển các nguyên liệu xanh, gần gũi với môi trường Đầu tư xây dựng phòng mẫu tiêu chuẩn, với đầy đủ trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc thiết kế, giác sơ đồ, may mẫu và thử mẫu Thu hút tuyển dụng nhân viên thiết kế, may mẫu có tay nghề cao, kinh nghiệm. Đầu tư đáp cơ sở vật chất (thiết bị và công nghệ 4.0; kho tàng, mặt bằng sản xuất, hệ thống sản xuất, hệ thống phòng cháy chữa cháy, phần mềm quản trị các nguồn lực và hoạt động.
Huy động và đảm bảo tài chính, đảm bảo nguồn vốn để phát triển, tìm kiếm, mua nguyên phụ liệu theo yêu cầu đơn hàng.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý.
Xây dựng và hoàn thiện quy trình cho từng nghiệp vụ theo phương thức sản xuất dự kiến chuyển đổi; thiết kế và phân tích công việc để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và phối hợp tốt khi thực hiện các đơn hàng OBM.
Quản lý sản xuất, quản lý đơn hàng bằng phần mềm quản lý hiện đại: nghiên cứu, tìm hiểu phần mềm quản lý đơn hàng tại các doanh nghiệp điển hình Tìm kiếm đơn vị cung ứng
Thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả Sử dụng trong quản lý đơn hàng.
Nhóm giải pháp duy trì hệ thống sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng.
Mở rộng quy mô nhà máy; đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại đáp ứng quy trình công nghệ sản xuất; thiết kế cơ cấu sản xuất phù hợp và tối ưu; tiết kiệm thời gian vận hành và giảm thiểu được các lãng phí
Duy trì hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến không ngừng tất cả các hoạt động và bộ phận
KHUYẾN NGHỊ
Khuyến nghị, lộ trình xây dựng chuỗi cung ứng số cho ngành dệt may theo hình thức OBM
Để doanh nghiệp đạt được sự thành thạo trong từng giai đoạn, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó cần được trang bị đầy đủ hơn để đáp ứng nhu cầu của một môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng kết nối và phức tạp hơn Để chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình kỹ thuật số, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thông qua các giai đoạn
Trong đó, giai đoạn 1 là Hợp tác nội bộ, đánh giá và sắp xếp các hệ thống và quy trình trong doanh nghiệp, đặc biệt là các bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng, quan hệ với nhà cung cấp và quản lý kho hàng.
Giai đoạn 2, Chuỗi cung ứng được nối mạng sẽ cải thiện sự hợp tác với các nhà cung cấp và đối tác thương mại Tập trung vào các công cụ giúp các nhóm nội bộ thành công với các đối tác trong chu trình chuỗi cung ứng trong giai đoạn lập kế hoạch đến giao hàng.
Sang đến giai đoạn 3, Tích hợp toàn bộ nhu cầu khách hàng, bao gồm tập hợp các tín hiệu trong chuỗi cung ứng, phân tích nâng cao và trí thông minh kinh doanh (BI) để biến những hiểu biết sâu sắc thành hành động bằng cách tự động hóa hệ thống Đồng thời, kết nối phần mềm lập kế hoạch và hoạt động với mạng.
Và cuối cùng là giai đoạn 4, Quản lý tổ chức Chuỗi cung ứng dự đoán dựa trên các tín hiệu kỹ thuật số do mạng tạo ra để xác định khi nào các ngoại lệ hoặc cơ hội sẽ xuất hiện và hành động theo đó.
Các khuyến nghị mà chính phủ và nhà nước nên làm để tạo điều kiện cho quá trình kỹ thuật số hóa chuỗi cung ứng
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư thiết bị theo hướng cập nhật với công nghệ 4.0 như thiết bị tự động, robot công nghiệp…
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp cập nhật với công nghệ 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, quản lý
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, duy trì quy mô đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và cao đẳng cho ngành dệt may với mức khoảng 6000-8000 sinh viên tuyển mới/năm như hiện nay nhằm đảm bảo đủ nhân lực phục vụ cho chiến lược áp dụng công nghiệp 4.0 vào ngành dệt may.