MỤC LỤC
OBM là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp sản xuất đảm nhận tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường, thiết kế bộ sưu tập mang thương hiệu riêng của mình, tự phát triển và đặt mua nguyên phụ liệu để cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và thương mại hóa sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính, nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống sản xuất tốt để chuyển đổi phương thức sản xuất từ CMT sang cao hơn nhưng gặp phải cản trở từ phía người đứng đầu, họ cho rằng sản xuất theo phương thức gia công vẫn đem lại lợi nhuận và ít rủi ro hơn. Tài chính: Suất đầu tư của một vị trí việc làm của doanh nghiệp CMT thấp, nguồn vốn của doanh nghiệp hạn chế, lượng vốn lưu động chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương và các chi phí quản lý; lợi nhuận giữ lại không đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán của các nghiệp vụ mua hàng, chuẩn bị đầu vào cho sản xuất.
Công nghệ và sản xuất là yếu tố nền tảng để đảm bảo thực hành sản xuất tốt và đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, là điểm đến ưu tiên hàng đầu của các khách hàng có nhu cầu ký các đơn hàng OBM. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp cú quy trỡnh nghiệp vụ rừ ràng, sử dụng cỏc phần mềm quản lý nguồn lực: quản lý mẫu, quản lý đơn hàng, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý xuất hàng, thương mại điện tử… sẽ giảm thiểu được sự chồng chéo, sai lệch thông tin, giảm các tổn thất về tài chính, thời gian và vật chất. Khi chuyển sang phương thức sản xuất OBM, doanh nghiệp cần có sự kết nối thông tin của nhiều bộ phận với nhau nếu hệ thống quản trị mà lỏng lẻo, hệ thống thông tin rời rạc sẽ là một cản trở trong quá trình chuyển đổi, mất thời gian xử lý sự cố và thiếu tính liên kết giữa các bộ phận.
Cần nâng cao năng lực của đội ngũ phát triển, tìm kiếm nhà cung cấp; cải thiện quy trình mua hàng để phát huy quan hệ hợp tác, tin cây với nhà cung cấp,tạo dựng mối quan hệ đa dạng với nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước đặc biệt là trong nội khối các nước cùng tham gia hiệp định thương mại; tránh bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc khi chuỗi cung cấp hiện tại gặp trục trặc, thì khâu đầu vào của doanh nghiệp không quá chịu ảnh hưởng. Khách hàng đặt ra các yêu cầu ngày cao đối với doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực sản xuất; chất lượng sản phẩm và thực hiện các trách nhiệm xã hội,…nếu doanh nghiệp nào đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của khách hàng sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều đơn hàng và có nhiều đãi ngộ và hỗ trợ từ khách hàng. Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn và truyền thống sẽ có cơ hội được ổn định sản xuất, nâng cao năng suất và chuyên môn hóa sản phẩm; ít phải chuyển đổi dòng hàng, tạo điều kiện chuyển đổi phương thức sản xuất thành công.
Năng lực phát triển mẫu và đáp ứng các yêu cầu mẫu của khách hàng: Bộ phận nghiên cứu phát triển mẫu phải đủ lớn, chuyên nghiệp và có năng lực, tay nghề sẽ rút ngắn thời gian phát triển mẫu, sớm có phương án giá và làm căn cứ để quá trình đồng bộ nguyên phụ liệu cho sản xuất diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Mối quan hệ với doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống quản trị sản xuất tinh gọn và có phương thức sản xuất tối ưu hơn: tham quan doanh nghiệp tiên tiến, điển hình và học hỏi cách thức quản lý, vận hành doanh nghiệp là một kênh thông tin giá trị đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp có định hướng chuyển đổi phương thức sản xuất. Việc học hỏi kinh nghiệm sẽ hạn chế được những rủi ro khi chuyển đổi, có giải pháp khả thi và hữu hiệu, phù hợp với nguồn lực và tình trạng hiện tại của doanh nghiệp khi chuyển đổi, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho sự chuyển đổi và chủ động có những biện pháp ứng phó với những phát sinh, tác động từ bên ngoài khi chuyển đổi phương thức sản xuất.
Sư hỗ trợ của ban, ngành, hiệp hội: các đơn vị này thực hiện nhiều chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp may vừa và nhỏ; giúp nhận diện và loại bỏ một số khó khăn, hạn chế mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải, trong đó phải kể đến các hội chợ về công nghệ, nguyên phụ liệu ngành may; các hội thảo chia sẻ phương pháp và cách thức vận hành doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất; các chương trình đào tạo nguồn nhân lực miễn phí cho doanh nghiệp. Chớnh sự hỗ trợ và kết nối này đó tạo điều kiện giỳp doanh nghiệp nhận thức rừ bối cảnh, đánh giá đúng thực trạng và xác định hướng đi trong tương lai, làm thay đổi nhận thức của người đứng đầu đặc biệt là sự cần thiết phải chuyển đổi phương thức sản xuất để cạnh tranh và hội nhập bền vững. Thử nghiệm thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp; phân tích đánh giá kết quả, thuận lợi và khó khan, rút kinh nghiệm và quyết định đầu tư mở rộng để vừa thực hiện sản xuất, vừa tiến hành kinh doanh sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng hoạt động, nguồn lực hiện có đặc biệt là nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực (đặc biệt là nhân lực quản lý đơn hàng, mua hàng, thiết kế, thị trường và marketing); đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện chuyển đổi phương thức sản xuất. Để chuyển đổi phương thức sản xuất may công nghiệp từ CMT sang các phương thức cao hơn cần có đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm như cán bộ kỹ thuật, thiết kế; nhân viên quản lý đơn hàng, nhân viên kế toán, nhân viên phụ trách công tác xuất nhập khẩu, nhân viên kế toán, nhân viên marketing,.
Mở rộng quy mô nhà máy; đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại đáp ứng quy trình công nghệ sản xuất; thiết kế cơ cấu sản xuất phù hợp và tối ưu; tiết kiệm thời gian vận hành và giảm thiểu được các lãng phí. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến không ngừng tất cả các hoạt động và bộ phận. Tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Áp dụng các mô hình sản xuất hiện đại để khẳng định năng lực sản xuất và nâng cao năng lực quản lý của tất cả các bộ phận. Chuỗi cung ứng dự đoán dựa trên các tín hiệu kỹ thuật số do mạng tạo ra để xác định khi nào các ngoại lệ hoặc cơ hội sẽ xuất hiện và hành động theo đó. Các khuyến nghị mà chính phủ và nhà nước nên làm để tạo điều kiện cho quá trình kỹ thuật số hóa chuỗi cung ứng.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư thiết bị theo hướng cập nhật với công nghệ 4.0 như thiết bị tự động, robot công nghiệp…. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp cập nhật với công nghệ 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may, quản lý. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, duy trì quy mô đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và cao đẳng cho ngành dệt may với mức khoảng 6000-8000 sinh viên tuyển mới/năm như hiện nay nhằm đảm bảo đủ nhân lực phục vụ cho chiến lược áp dụng công nghiệp 4.0 vào ngành dệt may.