1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích làm rõ và chỉ ra những đặc trưng của quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại của nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA VIỆT NAM HỌC------TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN VC232: KINH TẾ VIỆT NAMĐỀ TÀI 9:PHÂN TÍCH, LÀM RÕ VÀ CHỈ RA NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH P

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA VIỆT NAM HỌC -

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN VC232: KINH TẾ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI 9:

PHÂN TÍCH, LÀM RÕ VÀ CHỈ RA NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ

THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA TRONG SUỐT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC TỰ CHỦ

Giáo viên hướng dẫn : Lê Việt Đức

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2023

Năm học 2022 – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

A32499

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Việt Nam Học, đặc biệt là lời tri ân tới Thầy giáo Lê Việt Đức, người trực tiếp giảng dạy

và hướng dẫn chúng em trong môn học “Kinh tế Việt Nam”.

Do kiến thức chúng em còn hạn hẹp, vẫn còn tồn tại một số thiếu xót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC L

A GIỚI THIỆU CHUNG 1

1 Tóm tắt tình hình chung 1

2 Lý do nghiên cứu đề tài 1

3 Vấn đề đặt ra và các mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.8 Thời Hậu Lê 20

1.9 Thời Tây Sơn 21

1.10 Thời Nguyễn 22

II.KẾT LUẬN 25

2.1 Thủ công nghiệp 25

2.2 Thương mại 27

III.KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ THỦ CÔNGNGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI 28

3.1 Các căn cứ để đề ra giải pháp phát triển thủ công nghiệp và thương mại

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Gạch lát nền thời Lý 7

Hình 2 Bình gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ XIII 9

Hình 3 Mãnh bình gốm thời Trần 9

Hình 4: Đĩa trang trí rồng thời Lê Sơ 14

Hình 5: Gốm thời Lê Sơ 14

Trang 6

A GIỚI THIỆU CHUNG

1 Tóm tắt tình hình chung

Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam chia làm 2 giai đoạn lớn Giai đoạn thứ nhất là “Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ”, kéo dài hơn 10 thế kỷ, bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm 938 Từ khi Triệu Đà chinh phục An Dương Vương1 cho đến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo Giai đoạn này cũng là

giai đoạn hình thành chế độ phong kiến ở Việt Nam Tiếp sau là “Thời kỳ phongkiến độc lập tự chủ” từ năm 938 đến năm 1858 (là năm Pháp tấn công Đà Nẵng

và mở đầu thời kỳ Pháp thuộc) Trong thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, nền kinh tế phong kiến nước ta đã phát triển rực rỡ Cuối thời kỳ này, kinh tế tư nhân, kinh tế hàng hóa đã phát triển nhanh chóng, đã làm cho nền kinh tế phong kiến bị tan rã và hình thành xu hướng tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ mang tính chất dân tộc, tự chủ Tính chất dân tộc được thể hiện chỗ, ngay sau khi thoát khỏi ách nô dịch của phong kiến phương Bắc và thành lập nhà nước phong kiến Việt Nam, các vua Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đất nước, quốc hữu hóa tất cả những gì mà trước đây phong kiến phương Bắc từng chiếm giữ “Sông núi nước Nam Vua Nam ở, rành rành định phận tại sách trời”, thiết lập một chế độ kinh tế phong kiến độc lập, nền kinh tế dân tộc được xác lập, mọi nguồn lực và nguồn lợi trên đất nước Việt Nam là của người Việt Nam Hướng sự phát triển của các ngành kinh tế cũng như nền kinh tế phục vụ cho nhà nước phong kiến Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Nền kinh tế dân tộc, tự chủ còn được thể hiện ở chỗ, nhà nước phong kiến Việt Nam có nền tài chính riêng, có đồng tiền riêng để phục vụ cho chính quyền phong kiến và nền kinh tế dân tộc Mọi quan hệ kinh tế đối nội, đối ngoại đều do nhà nước phong kiến Việt Nam chi phối và quyết định Tính chất dân tộc, tự chủ được thấm vào mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

2 Lý do nghiên cứu đề tài

Nhận thấy những đặc trưng của quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại của nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ cũng là một phần của nền kinh tế Việt Nam thời đó Chúng tồn tại dưới nhiều

1 TCN: Trước công nguyên

1

Trang 7

hình thức và càng ngày càng được chuyên môn hóa hơn Vậy nên nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích, làm rõ và chỉ ra những đặc trưng của quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại của nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ” để cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ các vấn đề đó.

3 Vấn đề đặt ra và các mục tiêu nghiên cứu

Qua hàng nghìn năm độc lập, tự chủ, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến dài trong các lĩnh vực nông nghiệp cũng như các ngành thủ công nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên, qua mỗi giai đoạn lịch sử các Nhà nước có các chính sách cụ thể khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ coi trọng nông nghiệp, coi thường thủ công nghiệp và thương mại Mặc dù vậy, trong các lĩnh vực này vẫn có những đường đi riêng cho nó.

Vậy những hướng đi riêng cho thủ công nghiệp và thương mại vào thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ qua từng triều đại là gì? Các triều đại của Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách gì cho từng thời kỳ?

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Phân tích, làm rõ và chỉ ra những đặc trưng của quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại của nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ”, nhóm chúng em chọn phương pháp nghiên cứu là:

Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic.

Phương pháp lịch sử mô tả sự phát triển của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp theo thứ tự thời gian, theo các bước phát triển quanh co, phức tạp của nó, mô tả lại bức tranh sinh động, toàn bộ những gì mà chúng đã trải qua.

Phương pháp logic gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ,… để phát hiện ra mối liên hệ khách quan, tất yếu bên trong của sự vật.

2

Trang 8

Do vậy phải kết hợp 2 phương pháp này mới có thể phân tích và làm rõ ra một cách sinh động nhất bức tranh về quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong quá trình phong kiến dân tộc tự chủ.

3

Trang 9

B NỘI DUNG

I.Thủ công nghiệp – Thương mại qua các thời kỳ phong kiếnI.1.Thời Đinh

I.1.1 Thủ công nghiệp

Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.

Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc,… với trình độ ngày càng nâng cao Một số ngành nghề mới xuất hiện trong thời kỳ này, điển hình là nghề thuộc da.

I.1.2 Thương Mại

Sử sách ghi chép rất ít về hoạt động thương mại thời Đinh Năm 979 Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nội bộ lục đục, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 976, có thuyền buôn nước ngoài cập bến Đại Cồ Việt Hoa Lư đương thời là một thương cảng lớn, sông Hoàng Long cũng là một tuyến giao thông quan trọng đối với việc thông thương lúc đó Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng sông Hoàng Long khi đó còn rất rộng, chưa bị thu hẹp như hiện nay.

Theo Lê Văn Siêu, những cơ sở thương mại cũ của người Hoa, vốn hình thành từ thời Bắc thuộc, qua chiến tranh giữa Đinh Tiên Hoàng và các sứ quân, đã bị tan vỡ

I.2.Thời Tiền Lê

I.2.1 Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.

Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc.

4

Trang 10

Nghề đúc tiền thời Tiền Lê đã đạt đến trình độ nhất định Các nhà nghiên cứu xác định tiền Thiên Phúc trấn bảo do Lê Đại Hành đúc.

- Thủ công nghiệp nhân dân:

Trong cương thổ Đại Cồ Việt, khu vực phía bắc tương đương với vùng Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng hiện nay có rất nhiều mỏ quặng và kim khí như vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, chu sa, diêm tiêu Những kim loại này đã được khai thác phục vụ tiêu dùng trong nước và bán cho Trung Quốc qua các điểm giao dịch là Bạc dịch trường.

Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền… với trình độ ngày càng nâng cao.

I.2.2 Thương Mại

- Hệ thống giao thông

Hệ thống đường sá giao thông thời cổ đại chưa phát triển và điều đó cản trở hoạt động thương mại Các vua nhà Tiền Lê đã có nhiều lần thực hiện mở mang đường bộ và đường thủy từ bắc vào nam trong thời gian cai trị.

Hệ thống đường sá giao thông đường bộ và đường thủy trong nước được các vua Lê quan tâm khai thông xây dựng Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, năm 983, Lê Đại Hành sai quan Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến Châu Địa Lý.

- Hoạt động thương mại

Sử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là Bạc dịch trường đặt trên đường thông lộ biên giới.

Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay), tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê), trại Hoành Sơn (Na Chàm ở ải Nam Quan) Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của Tống.

Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu.

Tác giả Chu Khứ Phi mô tả việc buôn bán giữa hai bên lúc đó trong sách Lĩnh ngoại đại pháp như sau: “Hai bên gặp nhau thường uống rượu làm vui rồi mới bàn chuyện buôn bán Người Tống làm nhà ở tại chỗ lâu ngày và thường

5

Trang 11

dìm giá làm người bán phải bán rẻ; nhưng phú thương người Việt cũng không chịu, cầm giữ giá lâu.”

Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng.

I.3.Thời Lý

I.3.1 Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: Sản phẩm làm ra để phục vụ hoàng cung: Đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan Lao động chủ yếu là tù binh, nhiều nhất là người Chiêm Thành, các tội nhân và các thợ thủ công được trưng tập về làm cho các quan xưởng.

- Thủ công nghiệp nhân dân: làm đồ thủ công nhằm phục vụ đời sống thường nhật hoặc để bán ở chợ theo nhu cầu thị trường, phục vụ sản xuất tiểu nông Thời Lý đã xuất hiện việc thuê mướn nhân công Thời Lý đã xuất hiện những ngành nghề thủ công khác như in khắc gỗ, xây dựng, làm bia đá, nghề mộc Nghề làm đồ mỹ nghệ, điêu khắc cũng phát triển bước đầu, do nhu cầu xây cất và trang trí các công trình kiến trúc như cung điện và chùa chiền khi đó - Các ngành nghề:

+ Dệt:

Nghề dệt tơ lụa khá phổ biến trong nhân dân, có nguồn thu khá lớn Năm 1013, Lý Thái Tổ đặt ra việc thu thuế bãi dâu trong cả nước Nghi Tàm là một trong những làng cổ có nghề dệt lụa tơ tằm phát đạt với bà tổ nghề là công chúa Quỳnh Hoa, con vua Lý Thái Tông.

Năm 1040, Lý Thái Tông dạy cho các cung nữ dệt gấm vóc trong cung, đồng thời lấy hết gấm vóc mua từ Trung Quốc trong kho ra phát hết cho các quan may áo để tỏ ý từ đó không dùng hàng gấm vóc nước Tống nữa nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước Sau này chủ trương khuyến khích nghề dệt trong nước tiếp tục được thực hiện, hàng gấm vóc trong nước có chất lượng tốt và dùng phổ biến, thậm chí dùng làm cống phẩm cho nhà Tống.

+ Đất nung và gốm sứ:

Gạch, ngói được sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho việc xây thành quách và chùa chiền, bảo tháp Gạch thời Lý có kích thước lớn, nhiều hình dạng

6

Trang 12

phong phú Có loại vuông 35 cm x 35 cm x 6 cm, có loại hình tròn hay chữ nhật đường kính 25 cm Hoa văn chủ yếu là rồng, tượng Phật, hoa sen, hoa cúc.

Gốm đàn gồm các sản phẩm thạp, thố, chậu, bát, đĩa,… có xương rắn chắc, lớp men màu xanh mát, trong bóng như thủy tinh, gọi là gốm men ngọc Các sản phẩm này có hoa văn nổi hoặc chìm, khá tỉ mỉ Một số loại khác có hoa văn màu nâu hoặc nền nâu hoa trắng.

Hình 1 Gạch lát nền thời Lý

+ Khai thác vàng:

Hình thức khai thác chủ yếu là đãi vàng lộ thiên, nhất là ở vùng biên giới với Trung Quốc.

Triều đình đã cử các tướng mang quân lên những vùng có vàng thực hiện khai thác vàng; trong quá trình khai thác, người Việt đã mướn người Tống ở bên kia biên giới sang làm thuê.

+ Đúc đồng:

Đồng được sử dụng khá rộng rãi: đúc tượng, chuông, tiền, vũ khí và làm đồ dùng sinh hoạt Sử sách ghi lại nhiều lần triều đình đã huy động lượng đồng lớn để đúc chuông: Lý Thái Tông cho phát 6000 cân đồng đúc chuông chùa Trùng Quang, sau đó phát 7560 cân đồng đúc tượng Phật Di Lặc và 2 vị Bồ tát; Lý Thánh Tông phát 12000 cân đồng đúc chuông chùa Sùng Khánh

Theo ghi chép của Đại Việt sử lược, triều đình đã tổ chức việc khai thác mỏ đồng ở Lạng châu năm 1198.

+ Ngành nghề khác:

Ngoài các ngành nghề trên, thời Lý đã xuất hiện những ngành nghề thủ công khác như in khắc gỗ, xây dựng, làm bia đá, nghề mộc, làm đồ mỹ nghệ, điêu khắc cũng phát triển bước đầu, do nhu cầu xây cất và trang trí các công trình kiến trúc như cung điện và chùa chiền khi đó.

I.3.2 Thương Mại

7

Trang 13

- Đối tác

Thương cảng quan trọng nhất của Đại Việt là cảng Vân Đồn Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra.

Năm 1012, khi Lý Thái Tổ đề nghị Tống Chân Tông cho thuyền Đại Cồ Việt đến buôn bán tại đất Tống, Chân Tông chỉ cho giới hạn tại trại Như Hồng (Khâm châu) như thời Tiền Lê trước đây Các điểm buôn bán gọi là bạc dịch trường tại trại Hoành Sơn và Vĩnh Bình Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau.

- Thương cảng và hàng hóa

Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.

Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.

- Chính sách và tiền tệ

Hoạt động buôn bán trong nước được tạo điều kiện khá thuận lợi Tuy nhiên, đối với ngoại thương, để bảo vệ an ninh quốc gia, nhà Lý chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình – chính sách này tương tự như chính sách của nhà Tống.

Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa Nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước.

I.4.Thời Trần

I.4.1 Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

Kế tục nhà Lý, nhà Trần tiếp tục xây dựng quan xưởng Thủ công nghiệp nhà nước gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

+ Nghề gốm:

Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng Kết quả khảo cổ cho nhiều phế tích ở Thiên Trường Trên địa phận thôn Bối xã Mỹ Thịnh (ngoại

8

Trang 14

thành Nam Định) xưa thuộc hương Tức Mặc, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều chồng bát đĩa, bao nung và vết tích lò gốm Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.

Hình 2 Bình gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ XIII.

+ Nghề dệt:

Nghề dệt được triều đình chú trọng, đặt ngay trong cung đình Đồ dệt của vua chủ yếu là tơ tằm.

+ Chế tạo vũ khí:

Các quan xưởng chế tạo vũ khí phục vụ cho quân đội Thợ làm việc ở đây đều có thân phận thấp kém, được gọi chung là quan nô Họ bị cưỡng bức lao động và bị lệ thuộc vào triều đình.

Sản phẩm những người thợ này làm ra để phục vụ triều đình chứ không phải sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Ngoài ra, triều đình còn trưng dụng những người thợ giỏi để phục vụ cho các công trình lớn.

- Thủ công nghiệp nhân dân:

Đây là bộ phận quan trọng và phổ biến của tiểu thủ công Họ là những hộ sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long.

Các ngành nghề chính trong nhân dân gồm có:

+ Nghề gốm: sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng.

9

Trang 15

Hình 3 Mãnh bình gốm thời Trần.

+ Nghề rèn sắt: Nhiều làng rèn chuyên nghiệp đã hình thành thời Trần Tại các phủ Diễn Châu, Nghệ An có 2 làng Tùng Lâm và Hoa Chàng Lò rèn được đặt ở nơi gần quặng sắt là núi Trường Sắt cách Nho Lâm 10 km về phía nam Cuối thế kỷ 14, nghề rèn sắt truyền từ Hoa Chàng (Hà Tĩnh) ra làng rèn Hoa Chàng mới (Vân Chàng, Nam Định).

+ Nghề đúc đồng: Có vị trí khá quan trọng Trung tâm đúc đồng tại làng Bưởi (tức làng Đại Bái, Gia Lương, Bắc Ninh) Người thợ đúc đồng ở đây tạo ra nhiều sản phẩm từ tượng Phật, đồ thờ đến đồ gia dụng

+ Nghề làm giấy và in: Nhu cầu giao lưu văn hóa thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển và mở rộng.

+ Nghề mộc và xây dựng: Nghề mộc tạo đồ dùng gia đình, đồ thờ cúng và tạo dựng nhà ở Các thành tựu lớn nhất của hai ngành này là các công trình kiến trúc ở kinh thành Thăng Long, Tức Mặc, các phủ đệ Vạn Kiếp.

+ Nghề khai khoáng: Hầu hết các mỏ khai thác ở phía tây và phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Oai, Tuyên Hóa Các mỏ kim loại khai thác gồm có vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, diêm tiêu.

I.4.2 Thương Mại

- Tuyến giao thông:

Hệ thống đường sông, đường biển và trên bộ, ngoài phục vụ mục đích quân sự còn nhằm phát triển thương mại Các tuyến đường bộ không phải được xây cất tự phát của nhân dân địa phương mà do chính quyền địa phương và triều đình tổ chức thực hiện Đây được xem là bước tiến so với thời Lý Ngoài đường dài xuyên suốt trong nước (thiên lý) còn có đường phủ lộ, đường hàng huyện và đường hàng hương.

Thuyền chuyên chở hàng hóa trên đường biển, đường sông và các kênh Thuyền nhẹ và dài,ván mỏng, đuôi có cánh như uyên ương, hai bên mạn cao hẳn lên, mỗi chiếc có 30 người chèo, thuyền lớn thì có hàng trăm người - Mạng lưới phân phối:

10

Trang 16

+ Nội thương:

Chợ là kênh phân phối chủ yếu của mạng lưới thương mại tại đồng bằng sông Hồng Số lượng chợ khá nhiều, mỗi huyện có vài chợ, chợ này họp lệch phiên với chợ kia Ngoài chợ, hàng hóa còn được phân phối qua các phố Các trung tâm phủ lỵ bên sông lớn, đầu mối giao thông thủy bộ đều có phố Phố Luy Lâu bên bờ sông Dâu là nơi buôn bán cố định Bờ sông Nghĩa Trụ còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời Trần.

Chợ và phố là hai kênh phân phối của thị trường địa phương các hương, phủ nhằm giải quyết nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.

+ Ngoại thương:

Đối với ngoại thương, ngoài con đường biên giới trên bộ để thông thương với Trung Quốc, hải cảng là con đường thông thương chủ yếu với các quốc gia khác Cảng Vân Đồn là đầu mối tiếp nhận hàng hóa quốc tế quan trọng nhất từ thời Lý Bên cạnh đó còn có các cảng Hội Thống, Cần Hải, Hội Triều Những nơi này thu hút khá nhiều thương nhân nước ngoài và hàng hóa; đồng thời cũng là nơi xuất khẩu hàng hóa của Đại Việt.

Đối tác tới buôn bán tại các thương cảng là Trung Quốc, Diệp Điều (Java), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ) Các thuyền buôn nước ngoài không được phép vào sâu trong nội địa, chỉ được phép cập bến ngoài một số cảng sau khi nộp đủ một số phương vật quý cho triều đình.

Vân Đồn là cảng lớn nhất, nhưng từ sau cuộc chiến chống Mông-Nguyên, biệc buôn bán bị hạn chế Nhà Trần chuyển nơi đây thành nơi phòng thủ vì nhu cầu quốc phòng, tuy nhiên vẫn cho phép một số thuyền buôn nước ngoài vẫn thường xuyên ra vào.

Ngoài tiền do triều đình đúc, nhà Trần cho phép lưu hành tiền của nhà Tống.

Đô thị buôn bán lớn nhất là kinh thành Thăng Long, có 2 cửa mở thông ra 2 cảng sông: Giang Khẩu và Đông Bộ Đầu.

Người buôn bán ở kinh thành chủ yếu cũng là người sản xuất trong các phường Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Hồi Ngột(người Uighur).

Chiến tranh với nhà Nguyên khiến việc buôn bán ở kinh thành Thăng Long bị ảnh hưởng trong nhiều năm Kinh thành bị chiếm đóng 3 lần và bị phá hủy cả ba lần, phải mất nhiều thời gian và công sức xây dựng lại.

- Hàng hóa:

11

Trang 17

Hàng hóa trên thị trường chủ yếu là những hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân như vải, lụa, giấy, gạo, vũ khí Hàng xuất khẩu phổ biến nhất là sành sứ.

I.5.Thời Hồ

* Thương Mại

Nhà Hồ có chính sách đánh thuế khá cao nhằm hạn chế buôn bán Năm 1400, nhà Hồ chia các thuyền buôn làm ba hạng: thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng: Thượng đẳng mỗi chân chèo nộp thuế 5 quan, trung đẳng 4 quan, hạ đẳng 3 quan Điều này được lý giải trên 2 góc độ: để tăng thu ngân khố và vì lý do quốc phòng, sợ cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Khác với các triều đại trước ban hành tiền kim loại để tiêu dùng trong dân, nhà Hồ áp dụng tiền giấy "Thông Bảo hội sao" Việc ban hành tiền giấy được Hồ Quý Ly thực hiện khi ông nắm thực quyền trong triều đình nhà Trần và đã cho ban hành ngay từ năm 1396 thời Trần Thuận Tông Sang thời Hồ, chính sách tiền tệ này tiếp tục được Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương thực hiện Nếu người nào làm giả tiền giấy hoặc tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng thì phải tội tử hình.

Hồ Hán Thương còn ra chính sách đặt tiêu chuẩn cho cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy để trao đổi Tuy nhiên, tiệc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng Các thương gia không thích tiền giấy nên họ bán giá cao hoặc đóng cửa hàng Hồ Hán Thương bèn lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau Chính sách này càng làm hạn chế hoạt động kinh doanh buôn bán trong đời sống xã hội.

I.6.Thời Lê Sơ

I.6.1 Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê Sơ chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế Đại Việt thời Lê Sơ Có hai loại hình là thủ công nghiệp trong nhân dân và do triều đình tổ chức là Cục Bách Tác.

- Thủ công nghiệp của nước ta có sự duy trì và phát triển hơn so với thời Lê sơ: Hai hình chính của thủ công nghiệp nhân dân là phường hội, làng nghề chuyên nghiệp và nghề phụ của nông dân.

+ Nghề phụ của nông dân:

12

Trang 18

Dù không sản xuất thường xuyên nhưng hình thức này cũng khá quan trọng trong đời sống xã hội Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát Sản xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp này phản ánh tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của kinh tế thời kỳ này.

+ Phường hội, làng nghề chuyên nghiệp:

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

- Cục Bách Tác:

Cục Bách tác là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp của triều đình Đây là nơi chuyên sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cung vua như tiền, vũ khí, các đồ nghi trượng, đồ dùng vua quan, đồ trang sức

Các thợ thủ công tham gia Cục Bách tác gọi là công tượng Họ là những thợ giỏi trong nhân dân được triều đình trưng tập Hàng năm, triều đình cử người về các địa phương cùng các quan phủ, huyện có nhiệm vụ đề cử những thợ lành nghề lên Cục Bách công.

Ngoài công tượng, trong Cục Bách tác còn có các công nô là những người bị tội đồ, bị sung vào đây sản xuất với thân phận nô tỳ.

13

Trang 19

Sản xuất của Cục Bách tác chỉ phục vụ riêng cho cung đình, sản phẩm không phục vụ nhân dân, không trở thành hàng hóa, do đó không có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa.

Hình 4: Đĩa trang trí rồng thời Lê Sơ

- Các nghề thủ công nghiệp: + Nghề gốm:

Hình 5: Gốm thời Lê Sơ

Gốm Chu Đậu: Chu Đậu thời Lê Sơ là xã nhỏ ở huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương Đây là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, xuất hiện từ cuối thời nhà Trần và đến thời Hậu Lê thì bắt đầu phát triển mạnh mẽ Chu Đậu chuyên sản xuất đồ gốm sứ cao cấp, đa dạng về các loại hình sản phẩm như chén, bát, hộp sứ, lọ, bình, tước được trang trí bằng nhiều loại men màu, phổ biến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc Một số sản phẩm tráng tới 2 màu men Hoa văn chủ đạo là sen, cúc dưới hình dạng phong phú; hình động vật là chim, cá, côn trùng và người.

Bát Tràng: Làng nghề nổi tiếng này hình thành từ thời Lý, Trần và thường cung cấp cống phẩm cho nhà Minh Trước đây, người làng vốn ở làng Bồ Bát hay Bạch Bát (Ninh Bình) di cư đến lập nghiệp, đặt tên làng mới là Bạch Thổ phường (phường đất trắng), sau đổi là Bá Tràng phường, cuối cùng mới lấy tên

14

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w