Đặc trưng quá trình phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương mại nước ta thời phong kiến dân tộc

MỤC LỤC

Thời Lý

Năm 1040, Lý Thái Tông dạy cho các cung nữ dệt gấm vóc trong cung, đồng thời lấy hết gấm vóc mua từ Trung Quốc trong kho ra phát hết cho các quan may áo để tỏ ý từ đó không dùng hàng gấm vóc nước Tống nữa nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngoài các ngành nghề trên, thời Lý đã xuất hiện những ngành nghề thủ công khác như in khắc gỗ, xây dựng, làm bia đá, nghề mộc, làm đồ mỹ nghệ, điêu khắc cũng phát triển bước đầu, do nhu cầu xây cất và trang trí các công trình kiến trúc như cung điện và chùa chiền khi đó.

Thời Trần

Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra. Năm 1012, khi Lý Thái Tổ đề nghị Tống Chân Tông cho thuyền Đại Cồ Việt đến buôn bán tại đất Tống, Chân Tông chỉ cho giới hạn tại trại Như Hồng (Khâm châu) như thời Tiền Lê trước đây. Các điểm buôn bán gọi là bạc dịch trường tại trại Hoành Sơn và Vĩnh Bình. Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. - Thương cảng và hàng hóa. Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển. Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống. - Chính sách và tiền tệ. Hoạt động buôn bán trong nước được tạo điều kiện khá thuận lợi. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, để bảo vệ an ninh quốc gia, nhà Lý chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình – chính sách này tương tự như chính sách của nhà Tống. Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa. Nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước. thành Nam Định) xưa thuộc hương Tức Mặc, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều chồng bát đĩa, bao nung và vết tích lò gốm. Các thuyền buôn nước ngoài không được phép vào sâu trong nội địa, chỉ được phép cập bến ngoài một số cảng sau khi nộp đủ một số phương vật quý cho triều đình.

Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Hồi Ngột(người Uighur).

Thời Hồ

Hàng hóa trên thị trường chủ yếu là những hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân như vải, lụa, giấy, gạo, vũ khí.

Thời Lê Sơ

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Trước đây, người làng vốn ở làng Bồ Bát hay Bạch Bát (Ninh Bình) di cư đến lập nghiệp, đặt tên làng mới là Bạch Thổ phường (phường đất trắng), sau đổi là Bá Tràng phường, cuối cùng mới lấy tên. Nhà Hậu Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có chính sách hạn chế ngoại thương, một phần lý do xuất phát từ nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của nước ngoài và mặt khác do tư tưởng trọng nông, muốn gắn chặt người dân với đồng ruộng, không cho người dân rời đồng ruộng và quê hương đi buôn bán.

Chính sách nghiêm ngặt đó là trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá, làm cho quá trình tách rời thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và quá trình phát triển của các đô thị rất khó khăn.

Thời Mạc

Trong thời gian trị vì, nhà Mạc đã đúc các đồng tiền: Minh Đức thông bảo (2 loại) và Minh Đức nguyên bảo thời Mạc Thái Tổ, Đại Chính thông bảo thời Mạc Thái Tông, Quảng Hòa thông bảo thời Mạc Hiến Tông, Vĩnh Định thông bảo và Vĩnh Định chí bảo thời Mạc Tuyên Tông. Trong dân gian, các làng nghề chạm khắc đá hình thành và phát triển rất nhiều như Hồng Lục, Đông Hồng Lục ở Gia Lộc (Hải Dương), xã Tứ Kỳ huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), xã Kính Chủ huyện Chí Linh (Hải Dương), xã Tây Am huyện Vĩnh Bảo, xã Gia Đức huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), xã An Hoạch huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), xã Thượng Trưng, xã Nhật Chiêu (Vĩnh Phúc), xã Anh Nhuệ (Hưng Yên)… Dù chiến tranh Lê-Mạc kéo dài, các chợ chạm khắc đá vẫn di chuyển đến nhiều địa bàn hành nghề trên các vùng đất do nhà Mạc quản lý. Chủ trương cấm tư thương kinh doanh gốm sứ của nhà Minh ở Trung Quốc trong gần 2 thế kỷ (1371 – 1567) là cơ hội thuận lợi cho gốm sứ Đại Việt mở rộng thị trường tới vùng Đông Nam Á mà không gặp phải nhiều sự cạnh tranh.

Các làng gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Hợp Lễ và một số trung tâm khác như Nam Sách, Bình Giang, Chí Linh (Hải Dương) ngoài việc cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và đồ cống phẩm còn có số lượng lớn để xuất khẩu.

Thời Hậu Lê

Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Thủ công nghiệp nhà nước: Cũng như chính quyền Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong xây dựng các công xưởng, quan xưởng theo truyền thống từ thời nhà Lý nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động công nghiệp, xây dựng và tiêu dùng của chính quyền. Làm việc tại công xưởng là những thợ giỏi, khéo được huy động từ các địa phương theo chế độ thời gian dài, ngắn khác nhau.

Gạo từ đây chuyển ra vùng Thuận Quảng trong khi các nhu yếu phẩm từ Thuận Quảng được mang vào tiêu thụ ở Nam Bộ.

Thời Tây Sơn 1. Thủ công nghiệp

- Ngoại thương: Nhà Tây Sơn có chủ trương thông thương, mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài từ khá sớm. Năm 1777, khi chính quyền Tây Sơn làm chủ hầu hết khu vực Đàng Trong, Nguyễn Nhạc đã tạo điều kiện cho các thương gia người Anh buôn bán. Sau ngày lên ngôi hoàng đế và quản lý cả khu vực Bắc Bộ, Quang Trung cũng bãi bỏ chính sách ức thương mà chính quyền Lê-Trịnh trước đây áp dụng để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Kết quả: Về đại thể, do thời gian tồn tại ngắn ngủi, hoạt động thương mại thời Tây Sơn chưa có được những hiệu quả mạnh mẽ đối với nền kinh tế quốc dân, nhưng đã góp phần quan trọng trong việc phục hồi lại sức sống của đất nước sau nhiều năm chiến tranh.

Thời Nguyễn

Đặc biệt, nghề làm pháo có từ trước, thời kỳ này phát triển mạnh, với những làng nghề chuyên sản xuất các loại pháo lớn, nhỏ tại Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bình Đà (Hà Nội). - Thương mại: Việc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ 19 là một điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài ra, Gia Long và các vua nhà Nguyễn cũng cho sửa sang đường sá, đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của người dân được tiện lợi.

Guồng máy hành chính của nhà Nguyễn cản trở các hoạt động của thương nhân trong thế kỷ 19 mà cũng không có một tầng lớp trung lưu làm giàu bằng thương mại để thúc đẩy triều đình mở rộng giao dịch quốc tế.

KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

Định hướng phát triển ngành thủ công nghiệp và thương mại từ nay đến năm 2025

- Phát triển TCN-TM phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, khôi phục ngành nghề truyền thống và du nhập thêm ngành nghề mới trong quá trình hội nhập. Sớm hình thành các loại hình cơ sở nhỏ và vừa sản xuất TCN-TM, chuyển dần hình thức hộ cá thể thành cơ sở tư nhân bằng các chính sách trụ đãi đặc biệt. Phát triển TCN-TM trên cơ sở bảo tồn các công nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới.

Tiếp tục phát huy những sản phẩm có công nghệ truyền thống tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá cao, sản xuất bằng công cụ thủ công; hướng bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống theo nguyên tắc hiện đại hoá công nghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại hoặc có sự kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.