1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận đạo đức kinh doanh trong hoạt động canh tranh

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệpĐạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA KHXH&NV

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC

ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CANHTRANH

Tên sinh viên thực hiện:1 Nguyễn Duy Phương - 2586

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1.Khái niệm về đạo đức kinh doanh 3

1.1.1.Khái niệm về đạo đức 3

1.1.2.Khái niệm về kinh doanh 4

1.1.3.Khái niệm cạnh tranh 4

Cạnh tranh là sự ganh đua ,đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi để thu lại nhiều lợi nhuận 4

Trong Từ điển tiếng Anh thì cạnh tranh là “competition” có nghĩa là một sự kiện hoặc một cuộc đua,trong đó có sự ganh đua giữa các đối thủ để giành phần hơn hay ưu thế về phía mình 4

Từ điển tiếng Việt giải thích “cạnh tranh” là cố gắng giành phần thắng, phần hơn về mình giữa những tổ chức, cá nhân hoạt động nhằm những lợi ích như nhau 4

1.2.Phân loại về cạnh tranh trong đạo đức kinh doanh 4

1.4.Phạm vi áp dụng đạo đức trong kinh doanh 7

1.5.Sự cần thiết của đạo đức trong kinh doanh 8

1.6.Lợi ích của việc tuân thue đạo đức kinh doanh 9

1.7.Đối tượng của đạo đức kinh doanh 11

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 12 2.1.Ví dụ 1: Hãng Gazprom bị Litva phạt nặng vì cạnh tranh không lành mạnh 12

2.2.Ví dụ 2: Trường hợp Volkswagen (scandal về khí thải gian lận): 13

2.3.Ví dụ 3: Cạnh tranh giữa Nescafé và G7 14

2.4.Ví dụ 4: Cuộc tranh chấp giữa Apple và Epic 14

CHƯƠNG 3.KẾT LUẬN, Ý NGHĨA VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

3.1.Kết luận 15

3.2.Ý nghĩa 16

Trang 3

3.3.Tài liệu tham khảo 17

1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

1.1.1 Khái niệm về đạo đức.

“Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.

Đạo đức theo nghĩa hẹp :

Dưới góc độ này, đạo đức được nhìn nhận ở cá nhân mỗi con người Đó chính là nét đẹp trong cách ứng xử, văn hóa của mỗi người, thể hiện nét đẹp trong con người đó.

Đạo đức theo nghĩa rộng :

Trang 4

Đạo đức được nhìn dưới góc độ cộng đồng, xã hội Nhìn rộng ra, đó chính là phong tục địa phương, cộng đồng và lớn hơn là tạo thành nét đẹp văn hóa của một xã hội, quốc gia và dân tộc.

1.1.2 Khái niệm về kinh doanh

Kinh doanh (Business) được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội Trong kinh doanh, các tổ chức thường xây dựng một mô hình kinh doanh bài bản, quản trị tài chính, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, cung cấp các dịch vụ, tạo ra giá trị phù hợp cho khách hàng Kinh doanh có thể được thực hiện bởi một cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập đoàn lớn, họ đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia.

1.1.3 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua ,đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi để thu lại nhiều lợi nhuận Trong Từ điển tiếng Anh thì cạnh tranh là “competition” có nghĩa là một sự kiện hoặc một cuộc đua, trong đó có sự ganh đua giữa các đối thủ để giành phần hơn hay ưu thế về phía mình.

Từ điển tiếng Việt giải thích “cạnh tranh” là cố gắng giành phần thắng, phần hơn về mình giữa những tổ chức, cá nhân hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.

1.2 Phân loại về cạnh tranh trong đạo đức kinh doanh.

Trong đạo đức kinh doanh, cạnh tranh có thể phân loại thành 2 loại chính: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh Điều quan trọng là để đạo đức kinh doanh khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và chống lại cạnh tranh không lành mạnh Tạo ra một môi trường kinh doanh đạo đức đòi hỏi sự tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc cạnh tranh

Trang 5

công bằng, khuyến khích sự minh bạch, trung thực và tôn trọng các bên liên quan Chính phủ, tổ chức quản lý và các tổ chức đạo đức có vai trò quan trọng trong việc

1.2.1 Cạnh tranh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh xảy ra khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cơ sở các yếu tố công bằng và tuân thủ đạo đức kinh doanh Trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo ra sự đổi mới, và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng Họ đối xử công bằng với các đối thủ, không sử dụng những biện pháp không công bằng hoặc gian lận để đạt được lợi thế cạnh tranh.

1.2.2 Cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh không lành mạnh xảy ra khi các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp không công bằng hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh để đạt được lợi thế cạnh tranh Điều này có thể bao gồm các hành động như đánh giá giá cả không công bằng, phá hoại danh tiếng đối thủ, lừa đảo khách hàng, vi phạm quy định pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi của người lao động Cạnh tranh không lành mạnh không chỉ gây tổn hại cho các doanh nghiệp cạnh tranh mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và nền kinh tế.

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức kinh doanh.1.3.1 Tính trung thực và tính minh bạch.

Doanh nghiệp nên luôn hành động một cách trung thực và minh bạch trong các giao dịch và quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng Sự trung thực và minh bạch đem lại lòng tin và tạo dựng mối quan hệ lâu dài Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm Thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm

Trang 6

bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản than, không hối lộ, tham ô, thụt két, khiếm công vi tự.

1.3.2 Tôn trọng đối tác.

Đạo đức kinh doanh bao gồm việc tôn trọng các đối tác kinh doanh, bao gồm cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng Điều này bao gồm việc thể hiện tôn trọng, lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác, và duy trì các mối quan hệ công bằng và tôn trọng lợi ích của cả hai bên.

Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính

đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.

Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.

1.3.3 Trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Đạo đức kinh doanh bao gồm việc tôn trọng các đối tác kinh doanh, bao gồm cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng Điều này bao gồm việc thể hiện tôn trọng, lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác, và duy trì các mối quan hệ công bằng và tôn trọng lợi ích của cả hai bên Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.

Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

1.3.4 Chất lượng phục vụ.

Doanh nghiệp cần nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình và thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách bền vững và có ý thức về môi trường Điều này bao gồm việc thúc đẩy các hoạt động xã hội có lợi, đảm bảo quyền lợi của người lao động và duy trì một môi trường làm việc an toàn và công bằng.

1.3.5 Tuân thủ pháp luật.

Trang 7

Một nguyên tắc quan trọng của đạo đức kinh doanh là tuân thủ luật pháp và các quy định của cơ quan chức năng Doanh nghiệp cần hành động trong giới hạn pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế, lao động, môi trường và các quy định khác

Việc áp dụng đạo đức kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và uy tín, mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh.

1.4 Phạm vi áp dụng đạo đức trong kinh doanh.

Phạm vi Đạo đức trong kinh doanh là việc áp dụng các giá trị đạo đức vào các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi ích không chỉ cho các cá nhân, tổ chức mà còn cho xã hội và môi trường Phạm vi áp dụng của đạo đức trong kinh doanh bao gồm:

-Tư duy và hành vi đạo đức trong lãnh đạo: Những người lãnh đạo trong kinh doanh phải có tư duy đạo đức và thực hiện hành vi đạo đức để gương mẫu cho nhân viên và cả xã hội.

-Tôn trọng quyền lợi của khách hàng: Kinh doanh đạo đức đòi hỏi các doanh nghiệp phải tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ của mình.

-Đảm bảo môi trường làm việc công bằng và an toàn: Đạo đức trong kinh doanh yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc công bằng, khác biệt giới tính và an toàn cho các nhân viên.

-Trách nhiệm với cộng đồng: Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm với cộng đồng bằng cách thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, tài trợ các hoạt động từ thiện, và tham gia xã hội.

-Tuân thủ các quy định pháp luật: Kinh doanh đạo đức đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật và tránh những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.

Trang 8

Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công

1.5 Sự cần thiết của đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức kinh doanh như mô gt bô g phâ gn cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin câ gy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiê gp Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đô gi ngh cán bô g công nhân viên trong doanh nghiê gp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bô g công nhân viên trong doanh nghiê gp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiê gu của doanh nghiê gp Sự tồn vong, phát triển chng như lợi nhuâ gn của doanh nghiê gp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiê gp muốn đạt được ti suất lợi nhuâ gn cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiê gp mình.

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng có ý nghĩa lâu dài ở một số cấp độ Với việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị, danh tiếng của một công ty đang bị đe dọa.

Ví dụ: Nếu một công ty tham gia vào các hoạt động phi đạo đức, chẳng hạn như các thủ tục và biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng kém, thì điều đó có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu Do đó, điều này có thể dẫn đến mất khách hàng đáng kể, xói mòn lòng tin, thuê mướn kém cạnh tranh và giảm giá cổ phiếu.

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng và cần thiết vì chúng mang ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển của một công ty, bao gồm:

- Kiểm soát sai phạm trong kinh doanh: là hệ thống tiêu chuẩn giúp phân biệt đúng sai trong một tổ chức, bất kỳ ai vi phạm đều chịu phạt theo quy định.

Trang 9

-Tạo mối quan gần ghi giữa các nhân viên: nhân viên là một phần quan trọng và cần thiết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh giúp đảm bảo quyền lợi thiết thực của họ trong tổ chức gồm: chế độ lương thưởng, bảo hiểm, khen thưởng…

- Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng: câu nói “Khách hàng là vua” chưa bao giờ sai trong kinh doanh, vì họ là người quyết định sự thành bại của một công ty Đạo đức kinh doanh đưa ra các nguyên tắc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt nhất và hỗ trợ tối đa các khiếu nại, nhu cầu của khách hàng một cách hợp lý nhằm cải thiện mức độ hài lòng của họ

- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn: đạo đức kinh doanh cung cấp các quy tắc và hướng dẫn cụ thể, vì vậy trong các trường hợp cần thiết có thể giúp lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định kịp thời

- Bảo vệ xã hội: đạo đức kinh doanh định hướng doanh nghiệp phát triển vì lợi ích của cộng đồng, góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp như tham gia đầu từ vào cơ sở hạ tầng công ích…

Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết vì danh tiếng của công ty dựa trên các chuẩn mực đạo đức và lợi ích sản phẩm/dịch vụ cung cấp Đồng thời, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội phải luôn song hành để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp đi cùng với sự tốt lên của cộng đồng xung quanh.

1.6 Lợi ích của việc tuân thue đạo đức kinh doanh.

Lợi ích của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên và gắn kết đội ngh quản lý Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài

-Góp phần mang đến xã hội văn minh: bằng cách áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, nhiều tệ nạn được loại bỏ như: sử dụng trẻ em, quấy rối nhân viên…

-Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: đạo đức kinh doanh giúp phá vỡ hàng rào giữa các nhân viên, xây dựng sự cởi mở, chính trực và ý thức hòa nhập tốt hơn.

Trang 10

Nhân viên trở nên hăng say làm việc khi nhận ra giá trị của họ có sự liên kết bền chặt với giá trị doanh nghiệp

-Hỗ trợ sự phát triển của nhân viên: nhân viên biết cách đối mặt với các tình huống xấu và dễ dàng tìm ra cách giải quyết phù hợp

-Tránh bị phạt: các vấn đề đạo đức được phát hiện và xử lý ngay ở giai đoạn đầu giúp tổ chức tránh được các hình phạt liên quan đến pháp luật

-Hỗ trợ quản lý chất lượng, hoạch định chiến lược và quản lý đa ngành.

Lợi ích tồn tại dưới hình thức khác nhau Chúng có thể là những đại lượng cụ thể và xác minh được như năng suất, tiền lương, tiền thưởng, việc làm, vị trí quyền lực, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, kết quả hoàn thành công việc, tăng trưởng nhưng chng có thể là những biểu hiện về trạng thái rất mơ hồ khó đo lường như uy tín, danh tiếng, vị thế thị trường, chất lượng, sự tin cậy, năng lực thực hiện công việc Tuy nhiên, có hai đặc điểm rất đáng lưu ý

Thứ nhất, không phải tất cả mọi đối tượng hữu quan đều “săn lùng” những lợi ích giống nhau, mỗi đối tượng hữu quan đều có mối quan hệ đặc biệt đến một số lợi ích.

Thứ hai, giữa những lợi ích thường có mối liên hệ nhất định mang tính nhân quả Mâu thuẫn về lợi ích phản ánh tình trạng xung đột giữa những lợi ích mong muốn đạt được giữa các đối tượng khác nhau hoặc trong chính một đối tượng (tự mâu thuẫn), giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

Các hình thức và hiện tượng hối lộ, tham nhhng, “lại quả” chng là những biểu hiện của tình trạng mâu thuẫn về lợi ích Mâu thuẫn về lợi ích là tình trạng rất phổ biến gây nhiều khó khăn đối với chính người ra quyết định và người quản lý trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh Chúng có thể dẫn đến việc lợi ích cá nhân lấn át lợi ích của tổ chức, lợi ích cục bộ lấn át lợi ích tổng thể, lợi ích trước mắt lấn át lợi ích lâu dài Chúng có thể gây trở ngại cho việc cạnh tranh trung thực Các doanh nghiệp cần tìm cách loại trừ mâu thuẫn về lợi ích khi tiến hành các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ.

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w