VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI CAO ĐA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI CAO ĐA
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT
GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2020
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI CAO ĐA
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT
GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ TUYẾT OANH
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Tác giả luận án
THÁI CAO ĐA
Trang 4LỜI TRI ÂN
“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, Nghĩa Thầy Cô muôn kiếp khó đáp đền”
Dù vậy không gian vô cùng, thời gian vô tận, song nghĩa Thầy Cô vẫn thắm sâu vào lòng người học trò Thật hạnh phúc thay khi được các Thầy Cô tận tình chỉ giáo Soi sáng tâm trí em trong suốt ba năm học đã qua Thầy Cô không những trang bị cho em những kiến thức thế học mà còn truyền trao những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, để cho em làm hành trang trên bước đường phụng sự đạo pháp Kiến thức thì vô lượng, ví như lá trong rừng, còn sự hiểu biết của em ví như nắm lá trong tay Thành quả mà em đạt được hôm nay là niềm hạnh phúc của người học trò
Em thành thật tri ân xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy - Cô giảng viên của Học Viện Khoa Học Xã Hội, các Thầy Cô trong Khoa Tâm Lý – Giáo Dục và các Phòng Ban, Phòng Đào Tạo, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài Khoa học
Em xin cảm ơn Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cho em có nơi nghiên cứu thực tế và tài liệu tham khảo bổ sung cho đề tài Luận án này
Đặc biệt em chân thành tri ân, biết ơn sâu sắc đến thân Phó Giáo sƣ Tiến sĩ
Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận án tốt nghiệp
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO 7
1.1 Các nghiên cứu về chương trình đào tạo 7
1.2 Các nghiên cứu về quản lý chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO 20
2.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 20
2.2 Chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 29
2.3 Nội dung quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 40
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTĐT ở Học viện Phật giáo 57
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62
3.1 Khái quát về Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh 62
Các Phó Viện trưởng hỗ trợ Viện trưởng trong Hội đồng Điều hành 64
3.2 Giới thiệu quá trình nghiên cứu khảo sát 65
3.3 Thực trạng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình của Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh 67
3.4 Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 78
3.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh 92
3.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 95
3.7 Kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo của một số Học viện Phật giáo trên thế giới 99
Trang 6Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 106
4.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 106
4.2 Các giải pháp quản lý chương trình đào tạo của Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh 107
4.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi các giải pháp được đề xuất 133
4.4 Thử nghiệm giải pháp đề xuất 135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm các mô hình quản lý 41
Bảng 2.2: Đối chiếu các mô hình quản lý 42
Bảng 3.1: Thống kê số lượng Hội đồng Điều hành của HVPG TP.HCM 63
Bảng 3.2 Ý kiến của CBQL về mục tiêu CTĐT 68
Bảng 3.3 Ý kiến của cán bộ giảng viên về mục tiêu chương trình đào tạo 69
Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá của TNS về nội dung chương trình đào tạo 70
Bảng 3.5 Ý kiến đánh giá của TNS về hoạt động thực hành trong CTĐT 72
Bảng 3.6 Ý kiến đánh giá của TNS về nội dung các môn học được học ở Học viện 72
Bảng 3.7 Ý kiến đánh giá của TNS Học viện có tổ chức những buổi thực hành bên ngoài 74
Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá của TNS về việc hoạt động giảng dạy của học viên 74
Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của giảng viên khi tham gia giảng dạy 76
Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá của CBQL về lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện 78
Bảng 3.11 Ý kiến đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện ĐT của HV 81
Bảng 3.12 Ý kiến đánh giá của CBQL về chỉ đạo thực hiện CTĐT 84
Bảng 3.13 Ý kiến đánh giá của cán bộ giảng viên về đánh giá CTĐT 87
Bảng 3.14 Ý kiến đánh giá của CBQL về kiểm tra CTĐT của Học viện 90
Bảng 3.15: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo 92 Bảng 3.16: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chương trình đào tạo 94
Bảng 4.1 Đánh giá ý kiến CBQL về tính cần thiết của các giải pháp 133
Bảng 4.2: Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các giải pháp 134
Bảng 4.3: Kết quả học tập của tăng ni sinh trước thực nghiệm 137
Bảng 4.4 Hoạt động dạy học của giảng viên trước thực nghiệp 139
Bảng 4.5: Kết quả học tập của tăng ni sinh sau thực nghiệm 140
Bảng 4.6: Hoạt động dạy học của giảng viên sau thực nghiệm 142
Trang 9DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Ý kiến đánh giá của CBQL về lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện 79 Biểu đồ 3.2: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý CTĐT 93 Biểu đồ 3.3: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chương trình đào tạo 94 Biểu đồ 4.1: Kết quả học tập của tăng ni sinh trước và sau khi thực nghiệm141
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế Trong bối cảnh đổi mới của quốc tế và trong nước, những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết chất lượng của giáo dục và đào tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của một quốc gia trong điều kiện hội nhập, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học là chương trình giáo dục, chương trình một khoa học, chương trình một môn học
Sau ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tháng 11/1981 vấn đề giáo dục, đạo tạo tăng ni đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu HVPG Thành phố Hồ Chí Minh là trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục Phật giáo của Việt Nam, là trung tâm lớn về đào tạo Tăng, Ni Nhiệm vụ của Học viện là đào tạo tu sĩ Phật giáo có trình độ Đại học Phật học và sau đại học, cung cấp nguồn giảng sư cho các cấp học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, đến giảng sư các Học viện; các chuyên gia giáo dục, quản
lý giáo dục, các cán bộ nghiên cứu khoa học phục vụ các Ban, ngành và Viện nghiên cứu thuộc Giáo hội; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho Tăng Ni ở các cấp cơ
sở, trụ trì các chùa, tự viện để thực hiện tốt Phật sự hoằng pháp của mình
Quá trình hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển của Học viện gắn liền với
sự phát triển của đất nước; các thế hệ cán bộ quản lý, giảng sư, Tăng Ni của HVPG TP.HCM (Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh) đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách giữ vững và phát triển truyền thống vẻ vang của Học viện Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có uy tín (như Đại học Quốc gia Tp HCM, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Triết học), HVPG Thanh phố Hồ Chí Minh đã định hướng chiến lược của Học viện là: Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn đạo với đời, xây dựng Học viện thành một trung tâm nghiên cứu đào tạo Phật học trọng điểm của Giáo hội và đất nước
Quản lý chương trình đào tạo là yếu tố đầu tiên trong việc đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học Quản lý chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thể hiện ở việc điều hành trong cơ sở đào tạo, gắn chặt với tiến trình đào tạo
Trang 11Chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo hiện nay được xây dựng trên cơ sở các môn học phần lớn các kinh điển đại thừa, tiểu thừa và một số môn thế học đại cương chung của Bộ giáo dục và đào tạo quy định chung, cũng có một số môn học được cập nhật rất cần thiết để cho phát triển chương trình đào tạo rất phong phú Từ năm 2005 Học viện Phật giáo Tp HCM có bước phát triển đổi mới chương trình đào tạo so với 3 Học viện còn lại trong cả nước Tuy nhiên đó chỉ là bước khởi đầu để dần dần đi vào nề nếp ổn định và phát triển hướng tới tầm cỡ trường Phật học ở các nước trong khu vực cũng như trên thế giới được nhiều sinh viên biết đến Học viện Phật giáo Việt Nam Thực trạng chương trình đào tạo ở HVPG TP.HCM trong những thập niên qua cho thấy, với tính chất đặc thù của đào tạo Phật học trong Học viện Phật giáo, các
cơ sở đào tạo đã tận dụng được tiềm năng trí tuệ của các đối tượng giảng viên đến
từ nhiều lĩnh vực đào tạo rất khác nhau nhưng có những trải nghiệm thực tế phong phú, có năng lực về quản lý và lãnh đạo, đội ngũ giảng viên đã đảm đương một khối lượng lớn các công việc đào tạo về lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của HVPG TP.HCM
Do nhu cầu của người học tập trong thực tiễn nên đã có có sự phát triển tương đối nhanh về quy mô đào tạo, hình thức đào tạo ở các cơ sở đào tạo Phật học trong những năm qua, thể hiện có nhiều trường Học viện Phật giáo trong cả nước đang đào tạo Phật học, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa tăng trưởng về số lượng với yêu cầu đảm bảo chất lượng Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo cũng đang bộc lộ những bất cập, hạn chế ở một số thành tố của quá trình đào tạo đó chính là cung cấp kiến thức hàn lâm quá nhiều mà thiếu hụt các kĩ năng thực tiễn nghề nghiệp làm cho TNS sau khi tốt nghiệp khó hoàn thành trách nhiệm tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương Điều này cho thấy cần phải có những công trình nghiên cứu khoa học mới về CTĐT và quản lý CTĐT, giúp cho các Học viện Phật giáo có các giải pháp cần thiết để quản lý CTĐT ngày một tốt hơn, có chất lượng và hiệu quả cao hơn
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chương
trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh” (Học viện Phật giáo
Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở HVPG TP.HCM, góp phần nâng cao chất lượng đào
Trang 122.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý CTĐT ở Học viện Phật giáo
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Nghiên cứu thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất giải pháp về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, thử nghiệm giải pháp đề xuất
3 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng, khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở Học viện
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý chương trình đào tạo ở Học viện
Phật giáo
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tôi lựa chọn chương trình đào tạo cử nhân Phật học ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu
Xem Học viện Phật giáo như là một cơ sở giáo dục đại học quốc dân, quản lý chương trình ở cấp vi mô, tức là trong phạm vi Học viện Phật giáo, chủ thể quản lý chương trình là Viện trưởng Học viện, phòng đào tạo và các khoa…
4 Giả thuyết khoa học
Chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo
TP HCM đã được thực thi nhiều năm qua góp phần đào tạo tăng ni sinh cho Phật giáo Tuy nhiên, trước yêu cầu của xã hội hiện đại và xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện nay, quản lý chương trình đào tạo ở Việt Nam vẫn còn những bất cập Nếu đề xuất được những giải pháp quản lý chương trình đào tạo sát hợp với đặc thù của quá trình đào tạo của Học viện Phật giáo và dựa theo các chức năng của quản lý chương trình đào tạo thì sẽ nâng cao hiệu quả thực thi chương trình đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại Học viện
5 Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo có những đặt trưng gì? Hệ thống lý luận nào căn cứ cho quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo
Trang 13Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo TP HCM như thế nào? Có ưu điểm hạn chế gì? Nguyên nhân?
Có giải pháp quản lý chương trình đào tạo như thế nào nâng cao hiệu quả thực thi chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo TP HCM?
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
6.1 Các quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu
Quan điểm theo chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả của quản lý chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo, tiếp cận Tyler: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, và đưa ra các giải pháp đề xuất để phục vụ cho quản lý tiếp cận chương trình đào tạo của Học viện phù hợp với chương trình đào tạo hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo
Quan điểm hệ thống: Quản lý CTĐT để đáp ứng đổi mới giáo dục tại HVPG trước yêu cầu của xã hội, xu thế của thời đại được xem xét theo phương thức quản
lý hệ thống bao gồm các thành tố: quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện CTĐT, quản lý dạy học của Giảng sư thông qua
tự đánh giá, qua các đơn vị quản lý và hỗ trợ đào tạo để các chủ thể cơ bản là giảng
sư và TNS ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học … Các thành tố của
hệ thống có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và vận hành trong một môi trường không ngừng đổi mới
Quan điểm lịch sử - logic: Chất lượng quản lý CTĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại HVPG TP Hồ Chí Minh luôn được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với tiến trình phát triển lịch sử, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, phù hợp với quy luật “vô thường” của Phật giáo Tiêu chí dạy học theo hướng tích cực và quản lý dạy học đáp ứng đổi mới giáo dục tại HVPG phải bắt kịp với xu thế của thời đại để phát triển và hội nhập, bởi vì tri thức ngày càng có vị trí quan trọng chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia Khi đó sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, đời sống chính trị, chính sách tôn giáo của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đời sống tâm linh của con người trong xã hội hiện đại đòi hỏi CTĐT phải góp phần đem lại những giá trị kiến thức và kinh nghiệm căn bản giúp người học có đủ năng lực và tự tin chinh phục cuộc sống thực tiễn đầy thử thách Do đó các nhân tố của quá trình dạy học đại học và tương đương không ngừng được bổ sung, cập nhật và hoàn thiện trong dạy học