VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHƯƠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH PHƯƠNG
LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH PHƯƠNG
LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ
NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 934 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GVHD 1: PGS.TS Vũ Hùng Cường GVHD 2: TS Tuyết Hoa Niê Kdăm
Hà Nội, Năm 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận án là xác thực và chưa từng được công bố trong kỳ bất công trình nào khác trước đó
Tác giả
Nguyễn Thanh Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện Khoa học xã hội, dưới sự chỉ dạy tận tình của các Thầy, Cô, em đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại nhằm nâng cao trình độ năng lực năng lực của bản thân
Luận án “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là kết quả của quá trình
nghiên cứu trong những năm học vừa qua
Em xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS TS Vũ Hùng Cường, TS Tuyết Hoa Niê Kđăm, những người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận án
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã thu xếp, hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm luận án tại học Học viện Khoa học xã hội
Em cũng xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận án này
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thanh Phương
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT LI NH/DN
Chỉ tiêu phản ánh sự cải thiện lợi ích của nông hộ so với doanh nghiệp
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được 8
6 Kết cấu luận án 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 9
1.1 Các công trình trên thế giới 9
1.2 Các công trình tại Việt Nam 16
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 29
2.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản về sản xuất cây công nghiệp dài ngày 29
2.2 Một số lý luận cơ bản về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 30
2.2.1 Khái niệm và đặc trưng liên kết kinh tế 30
2.2.2 Khái niệm, đặc trưng và nội hàm cơ chế hoạt động của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 32
2.2.3 Lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 33
2.3 Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 35
2.3.1 Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 35
2.3.2 Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 38
2.3.3 Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 39
2.3.4 Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 40
2.3.5 Hiệu quả và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 42
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ 44
2.4.1 Các yếu tố khách quan 44
2.4.2 Các yếu tố chủ quan 50
2.5 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk 52
2.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 52
2.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 55
2.5.3 Một số bài học kinh nghiệm gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk 58
2.6 Khung phân tích của luận án 61
Trang 7Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 63
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 63
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 63
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 64
3.1.3 Những đặc thù của vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 67
3.1.4 Tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 67 3.2 Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 70
3.2.1 Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 70
3.2.2 Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 78
3.2.3 Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và 83
3.2.4 Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản 84
3.2.5 Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây 94
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua 97
3.4.1 Các yếu tố khách quan 97
3.4.2 Các yếu tố chủ quan 110
3.3 Đánh giá chung về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua 115
3.3.1 Thành công 115
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 117
Tiểu kết chương 3 122
CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 123
4.1 Bối cảnh trong nước, quốc tế đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk 123
4.2 Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây dài ngày của Đắk Lắk 125
4.2.1 Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 125
4.2.2 Dự báo về quy mô đất nông nghiệp 125
4.2.3 Dự báo thị trường và nhu cầu tiêu thụ 125
4.2.4 Dự báo về các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể áp dụng 127
4.3 Quan điểm, định hướng phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 128
Trang 84.3.1 Quan điểm phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ
trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 128
4.3.2 Định hướng thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk 128
4.4 Một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk thời gian tới 129
4.4.1 Giải pháp chung đối với doanh nghiệp và nông hộ 129
4.4.2 Giải pháp đối với nông hộ 132
4.4.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp 136
4.4.4 Giải pháp về chính sách 139
4.5 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương 142
4.5.1 Kiến nghị đối chính quyền địa phương 142
4.5.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương 146
Tiểu kết chương 4 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 170
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1 Phân bổ mẫu điều tra theo loại cây, nông hộ - doanh nghiệp – tác nhân trung gian và huyện 6 Bảng 3.1 Quy mô liên kết kinh tế (DN&NH) trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 71 Bảng 3.2 Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 73 Bảng 3.3 Tóm tắt ưu, nhược điểm và hu hướng phát triển của các mô hình liên kết kinh tế giữa DN và NH trong SX cây CNDN tại Đắk Lắk 78 Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2017 79 Bảng 3.5 Đám phán trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây CNDN tại Đắk Lắk 82 Bảng 3.6 Lựa chọn khu vực đối với liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 85 Bảng 3.7 Tuyên truyền, vận động và lựa chọn đối tác trong liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 87 Bảng 3.8 Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 95 Bảng 3.9 Hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 97 Bảng 3.10 Chi phí giải quyết tranh chấp và tính hợp lý các phán quyết của Tòa án 103 Bảng 3.11 Tác động của yếu tố “khoa học – công nghệ” đến hiệu quả liên kết kinh tế 108 Bảng 3.12 Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 112 Bảng 3.13 Tác động của yếu tố “chất lượng cam kết” đến hiệu quả liên kết kinh tế 114 Bảng 3.14 Tác động của yếu tố “tuân thủ các cam kết” đến hiệu quả liên kết kinh tế 115 Bảng P.1 Hình thức liên kết kinh tế (DN&NH) trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 187 Bảng P.2 Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 188 Bảng P.3 Ràng buộc giữa doanh nghiệp và nông hộ trong liên kết kinh tế đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk 189 Bảng P.4 Thực hiện nội dung cam kết và xử lý phát sinh đối với liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 191 Bảng P.5 Cơ chế chia sẻ lợi ích của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 192 Bảng P.6 Vai trò của các chủ thể trong LKKT giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk phân theo hình thức liên kết 195 Bảng P.7 Diện tích cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 197 Bảng P.8 Năng suất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 197
Trang 10Bảng P.9 Sản lượng cà phê, hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk 197 Bảng P.10 Hiệu quả kinh tế của các mô hình liên kết kinh tế với cây công nghiệp dài ngày 197 Bảng P.11 Vai trò của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông
hộ trong SX cây CNDN tại Đắk Lắk phân theo mô hình liên kết 198 Bảng P.12 Tính bền vững của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk 199
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 61
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Diện tích cà phê có chứng nhận tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 106 Hình 3.2 Diện tích liên kết sản phẩm cây công nghiệp dài ngày có chứng nhận tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 110 Hình 3.3 Năng lực của nông hộ và hiệu quả liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk 113
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Liên kết kinh tế nói chung, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nói riêng có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp Nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được thực hiện thành công thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ không chỉ giúp thay đổi cách thức tổ chức sản
xuất nông nghiệp theo hướng tiến bộ (áp dụng đồng nhất quy trình sản xuất trên
quy mô lớn), mà còn đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp,
nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng suất, giảm giá thành từ đó giúp tăng sức cạnh tranh, hiệu quả, vị thế của ngành nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, với
sự hạn chế về nguồn lực và năng lực, nông hộ ở Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức có thể làm cho họ bị tụt hậu xa hơn mà bản thân họ không thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng KHKT hiện đại trong các công đoạn sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tiếp cận được cả thị trường đầu vào và đầu ra theo chuỗi sản xuất Cách đây hơn 10 năm, Dương Đình Giám (2007) [25] đã nhận định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, với nhiều lợi thế
để phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê,
hồ tiêu, cao su, điều Hiện nay, giá trị sản xuất cây công nghiệp dài ngày đã chiếm
hơn 60% tổng giá trị ngành trồng trọt của tỉnh (Niên giám thông kê tỉnh Đắk Lắk,
2018) Sản xuất cây công nghiệp dài ngày đang là sinh kế chính của nhiều bộ phận
dân cư đang sinh sống ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ, “cũng như tạo nguồn đóng góp trên 60%1 tổng thu ngân sách
hàng năm của tỉnh” (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2016)
Được sự quan tâm, đầu tư nguồn lực từ nhà nước và người dân, liên kết kinh
tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk trong thời gian qua đã có nhiều điểm phát triển đáng ghi nhận Liên kết kinh tế để sản xuất, tiêu thụ các nông sản chất lượng cao tiếp tục được hình thành ở hầu hết các vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh; Nhiều mô hình liên kết kinh tế đã góp phần làm tăng thu nhập, lợi ích cho người dân tham gia liên kết
Trang 14(chiếm 82,10%); Liên kết kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nông sản (chiếm 19,05%), hay nâng cao hiệu quả của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày (chiếm 94,37%)2… Bên cạnh những điểm tích cực đã đạt được, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày hiện nay cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế Phần lớn diện tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là liên kết đơn giản (chiếm 80,65%), mức độ hỗ trợ hay bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, kỹ năng cho nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết còn hạn chế Nhiều chủ thể liên kết vẫn chưa xem trọng việc sử dụng hợp đồng văn bản để thể hiện các nội dung liên kết, tỷ lệ số trường hợp liên kết sử dụng hợp đồng văn bản chỉ chiếm
có 10,61% Hay vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ chưa đáp ứng được kỳ vọng của
xã hội…
Ngoài ra, mặc dù các nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng được nhiều khía cạnh liên quan đế nội dung cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc cho những nhà nghiên cứu sau kế thừa và vận dụng Tuy nhiên, hệ thống cơ sở
lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày vẫn còn những khoảng trống có thể tiếp tục phát triển
Trước thực trạng trên, nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và
nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”
được xem là hoạt động cần thiết, có thể mang lại nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày và cải thiện đời sống cho nhiều cộng đồng dân cư đang sinh sống tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở khung lý thuyết, đề
tài phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2014-2018, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030