Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Liên kết kinh tế nói chung, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nói riêng có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp Nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được thực hiện thành công thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ không chỉ giúp thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tiến bộ (áp dụng đồng nhất quy trình sản xuất trên quy mô lớn), mà còn đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng suất, giảm giá thành từ đó giúp tăng sức cạnh tranh, hiệu quả, vị thế của ngành nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, với sự hạn chế về nguồn lực và năng lực, nông hộ ở Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức có thể làm cho họ bị tụt hậu xa hơn mà bản thân họ không thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng KHKT hiện đại trong các công đoạn sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tiếp cận được cả thị trường đầu vào và đầu ra theo chuỗi sản xuất Cách đây hơn 10 năm, Dương Đình Giám (2007) [25] đã nhận định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, với nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều Hiện nay, giá trị sản xuất cây công nghiệp dài ngày đã chiếm hơn 60% tổng giá trị ngành trồng trọt của tỉnh (Niên giám thông kê tỉnh Đắk Lắk,
2018) Sản xuất cây công nghiệp dài ngày đang là sinh kế chính của nhiều bộ phận dân cư đang sinh sống ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ, “cũng như tạo nguồn đóng góp trên 60% 1 tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh” (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2016). Được sự quan tâm, đầu tư nguồn lực từ nhà nước và người dân, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk trong thời gian qua đã có nhiều điểm phát triển đáng ghi nhận Liên kết kinh tế để sản xuất, tiêu thụ các nông sản chất lượng cao tiếp tục được hình thành ở hầu hết các vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh; Nhiều mô hình liên kết kinh tế đã góp phần làm tăng thu nhập, lợi ích cho người dân tham gia liên kết
1 Theo Đề án Phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(chiếm 82,10%); Liên kết kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nông sản (chiếm 19,05%), hay nâng cao hiệu quả của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày (chiếm 94,37%) 2 … Bên cạnh những điểm tích cực đã đạt được, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày hiện nay cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế Phần lớn diện tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là liên kết đơn giản (chiếm 80,65%), mức độ hỗ trợ hay bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, kỹ năng cho nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết còn hạn chế Nhiều chủ thể liên kết vẫn chưa xem trọng việc sử dụng hợp đồng văn bản để thể hiện các nội dung liên kết, tỷ lệ số trường hợp liên kết sử dụng hợp đồng văn bản chỉ chiếm có 10,61% Hay vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội…
Ngoài ra, mặc dù các nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng được nhiều khía cạnh liên quan đế nội dung cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc cho những nhà nghiên cứu sau kế thừa và vận dụng Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày vẫn còn những khoảng trống có thể tiếp tục phát triển.
Trước thực trạng trên, nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” được xem là hoạt động cần thiết, có thể mang lại nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày và cải thiện đời sống cho nhiều cộng đồng dân cư đang sinh sống tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Trong luận án, tác giả thực hiện nghiên cứu theo cách tiếp cận chuỗi giá trị Cơ sở thực hiện nghiên cứu theo tiếp cận chuỗi giá trị của luận án là:
+ Doanh nghiệp cung ứng vật tư, nông hộ, doanh nghiệp sơ chế - chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều là những tác nhân trong chuỗi giá trị.
+ Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là một dạng quan hệ kinh tế giữa các nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản (quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và nông hộ; quan hệ kinh tế giữa nông hộ và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản).
+ Phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ sẽ góp phần phát triển chuỗi giá trị nông sản.
Quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả tiếp cận trên “góc nhìn” quản lý kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước.
4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu a Phương pháp phân tích nội dung các dữ liệu, văn bản thứ cấp Được sử dụng để thu thập các tài liệu thứ cấp phục vụ xây dựng luận án. Thông tin dự kiến có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp bao gồm:
+ Thông tin phục vụ xây dựng nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
+ Thông tin phục vụ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết.
+ Thông tin phản ánh nội dung vai trò của Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk.
+ Thông tin về kinh nghiệm thực tiễn các nước và một số địa phương về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
+ Số liệu về quy mô, sản lượng, năng suất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk.
- Dạng tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk; Sách, nghiên cứu khoa học có liên quan đến liên kết kinh tế; Chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, Các phòng kinh tế, Phòng Nông nghiệp & PTNT các đơn vị cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk
- Nơi thu thập tài liệu thứ cấp: Thư viện khoa học xã hội, thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Học viện Khoa học xã hội, Chi cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, các phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp & PTNT thuộc UBND các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Đắk Lắk, nhà sách, internet b Phương pháp sử dụng bảng hỏi thu thập thông tin sơ cấp
- Được sử dụng để thu thập các thông tin sơ cấp phục vụ xây dựng luận án. Nội dung số liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm:
+ Số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk.
+ Số liệu phản ánh một phần nội dung vai trò Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. + Số liệu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk
- Đối tượng thực hiện khảo sát thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: Doanh nghiệp, nông hộ và tác nhân trung gian (hợp tác xã).
- Cách thức thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn dựa trên các bảng hỏi được thiết kế sẵn.
- Số lượng mẫu thu thập: Theo công thức thống kê tính số lượng mẫu cần khảo sát n 1 z 2 pq
, (n: là số mẫu cần khảo sát, z: là độ tin cậy, : là sai số cho phép, p: là tỷ lệ xuất hiện của đặc điểm cần nghiên cứu, q = 1-p), với độ sai số cho phép là 5,15%, độ tin cậy 95%, tỷ lệ diện tích cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là 74,57%, ta tính được số mẫu cần khảo sát là:
- Phân tổ và cách thức chọn mẫu:
+ Lượng mẫu kháo sát theo từng loại cây được xác định theo tỷ lệ diện tích từng loại cây công nghiệp dài ngày trong tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh.
+ Lượng mẫu khảo sát theo chủ thể tham gia liên kết được xác định như sau: Do số lượng các doanh nghiệp, tác nhân trung gian tham gia liên kết còn ít nên thực hiện khảo sát tất cả các doanh nghiệp và tác nhân trung gian này Lượng mẫu cần khảo sát còn lại sẽ được phân bổ cho các nông hộ.
+ Các địa phương chọn khảo sát là những khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày chính của tỉnh.
+ Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên tại các khu vực có sản xuất cà phê, hồ tiêu, điều vào cao su.
Bảng 0.1 Phân bổ mẫu điều tra theo loại cây, nông hộ - doanh nghiệp – tác nhân trung gian và huyện Đơn vị tính: Mẫu khảo sát
Huyện Nông hộ Doanh nghiệp – Hợp tác xã Tổng
Cà phê Hồ tiêu Cao su Điều Cà phê Hồ tiêu Cao su Điều
c Phương pháp phỏng vấn sâu
Số liệu sơ cấp dự kiến được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu là một phần số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk.
- Cách thức thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nông hộ, tác nhân trung gian có liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk.
(Danh sách phỏng vấn sâu được trình bày chi tiết ở phụ lục).
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu:
Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được
Những kết quả nghiên cứu đề tài dự kiến cần đạt được gồm:
- Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, xây dựng được khung phân tích của luận án.
- Qua phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-
2018, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk để làm cơ sở cụ thể hóa hơn các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Các quan điểm, định hướng, các giải pháp đề xuất thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 có căn cứ khoa học và giá trị thực tiễn.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, hoạch định và triển khai chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến chủ đề của luận án.
Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm các phần chính như sau:
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Chương 3 Thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chương 4 Quan điểm, định hướng, giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
Các công trình trên thế giới
Trên thế giới, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đã có một lịch sử phát triển lâu dài, chính vì vậy đã có rất nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được đưa ra:
Phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính Tuy nhiên cũng có một số tác giả sử dụng phương pháp định lượng hoặc kết hợp giữa định lượng và định tính như Obasi Igweoscar (2008), An Sokchea and Richard J.Culas (2015), Heckma (1979), Maddaa (1983) Phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu ở nội dung xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động của liên kết kinh tế Các biến số được sử dụng trong các mô hình định lượng ở các nghiên cứu nước ngoài tương đối đa dạng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã gặp phải tình trạng là trong mô hình nghiên cứu thiếu nhiều biến số quan trọng và các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau (nguyên nhân của hiện tượng đa cộng tuyến).
Vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Liên quan đến nội dung vai trò của nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra được một số vai trò và khía cạnh của công tác quản lý nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Mwikisa L Likulunga (2005) cho rằng, Chính phủ có tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế, trong đó có cả các cơ quan chính quyền địa phương Cụ thể, theo Eaton và cộng sự (2001), các chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ là nhân tố tác động tích cực đến sự thành công của liên kết kinh tế. Ngược lại, sự hỗ trợ của Chính phủ không căn cứ vào khả năng, nhu cầu doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra nhiều tác động tích cực thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế (GIZ, 2013) Hay sự thiếu hụt các chính sách phù hợp sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động liên kết kinh tế (Ian Kumwenda, Mathews Madola, 2005) Nhấn mạnh đến khung pháp lý, Matthew Warning, Wendy Soo Hoo (2000) cho rằng, yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết chính là khung pháp lý.Mặc dù các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập được nhiều khía cạnh về vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tuy nhiên ta cũng thấy được rằng, khía cạnh khung pháp lý đối với hoạt động liên kết kinh tế chỉ được đề cập một cách chung chung, chưa cụ thể Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức bộ máy quản lý nhà nước để phát huy vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ sao cho hiệu quả cũng còn ít được đề cập.
Hình thức và mô hình liên kết và ràng buộc trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Liên quan đến các hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra cách phân loại liên kết kinh tế. Trong đó cách phân loại của Ellman (1986), Glover and Kusterer (1990), Baumamm (2000) and Eaton & cộng sự (2001) là cách được khá nhiều người sử dụng khi nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Theo các tac giả trên, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có thể được chia thành 4 hình thức là: mô hình trang trại hạt nhân, mô hình tập trung, mô hình trung gian, mô hình không chính thức, và đây là hình thức phân loại được khá nhiều nhà nghiên cứu sau này thừa nhận và áp dụng theo như Songsak Sriboonchitta, Aree Wiboonponse, Respikius Martin, Jeff Sharp… Một cách tiếp cận khác, theo Bijman,
2008 được GIZ, 2013 trích dẫn, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ theo hình thức hợp đồng sẽ có 3 hình thức là: hợp đồng tiếp thị, hợp đồng quản lý sản xuất và hợp đồng nguồn cung đầu vào Ngoài ra, theo Respikius Martin và cộng sự
(2016), trong liên kết có ba dạng hợp đồng chính là “market specification contract”,
“production management contract” và “resource provision contract” Trong đó,
“market specification contract” là thỏa thuận trước khi thu hoạch giữa người sản xuất và doanh nghiệp với điều kiện điều chỉnh việc bán cây trồng Hợp đồng thường quy định thời gian, địa điểm bán và tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa nông dân cung cấp Theo loại hợp đồng này, người nông dân duy trì hầu hết các quyền quyết định đối với các hoạt động canh tác của mình và chịu phần lớn rủi ro đối với các hoạt động sản xuất của mình “Production management contract” là dạng liên kết nông dân có quyền kiểm soát nhiều hơn các quá trình sản xuất so với dạng hợp đồng ở trên Theo hợp đồng này, người sản xuất đồng ý tuân theo các phương pháp sản xuất một cách chính xác và tuân thủ các loại và số lượng đầu vào cần thiết đã quy định “Resource provision contract” là dạng hợp đồng cung cấp nguồn lực, theo đó, doanh nghiệp đồng ý cung cấp các đầu vào chính nhưng cũng có thể hoạt động như một đầu ra thị trường cho hàng hóa được sản xuất Chi phí đầu vào được thu hồi khi giao sản phẩm.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập nhiều khía cạnh về cách phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được rằng, các cách phân loại ở trên đôi lúc gây khó hiểu cho người đọc.
Ràng buộc trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Về các ràng buộc hay cam kết trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, có rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến nội dung này và theo họ, các ràng buộc phổ biến trong liên kết gồm: thời hạn hợp đồng, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của người mua, hạn ngạch sản xuất của nông dân, yêu cầu tập quán canh tác của nông dân của doanh nghiệp, tổ chức giao hàng, cách thức xác định giá (giá cố định tại thời điểm bắt đầu mỗi mùa, giá linh hoạt dựa trên thị trường, giá giao ngay, giá lô hàng, giá chia sẻ), cải tạo tín dụng, bảo hiểm (Eaton & cộng sự, 2001)… Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được rằng, các cam kết trong liên kết thường được các nhà nghiên cứu, phân tích đề cập một cách chung chung, ít được phân tich sâu
Vai trò của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ:
Đối với nông hộ: Có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến nội dung vai trò hay tác động của liên kết kinh tế đến nông hộ Các nghiên cứu này đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh liên quan đến “các tác động của liên kết kinh tế” đến nông hộ, bao gồm cả các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp như: 1) Liên kết kinh tế giúp nông hộ cải thiện việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như: dịch vụ sản xuất (Eaton & cộng sự, 2001), nguồn lực tài chính (Nigel Key, David Runsten,
1999), hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ADB, 2015), tiếp cận thông tin kỹ thuật (IFAD, 2007), được hỗ trợ kỹ thuật (ADB, 2015), từ đó giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất, có kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng 2) Liên kết kinh tế giúp nông dân có thể tiếp cận với công nghệ mới (Eaton và cộng sự, 2001) từ đó giúp tăng việc áp dụng công nghệ trong quá trình sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 3) Liên kết giúp nông hộ giảm giảm chi phí sản xuất (ADB, 2015) thông qua việc sử dụng nguồn lực tốt hơn, giảm chi phí đầu vào do mua sắm số lượng lớn, giảm chi phí giao dịch, giảm tổn thất (GIZ, 2013) Tuy nhiên, việc sản xuất theo các tiêu chí bền vững khi tham gia liên kết kinh tế cũng làm tăng chi phí sản xuất (Peter H May, Gilberto C.C Mascarenhas, Jason Potts,
2004) 4) Liên kết kinh tế có thể giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ(Phil Simmons, 2003), giúp nông hộ giảm rủi ro về giá (Nigel Key, David Runsten,
1999), giảm rủi ro thị trường (GIZ, 2013), giảm rủi ro thiên tai (ADB, 2015) Tuy nhiên, khi tham gia liên kết kinh tế, nông dân cũng đối mặt với việc tăng rủi ro sản suất, tăng rủi ro đầu tư (GIZ, 2013), tăng rủi ro về thị trường (Eaton & cộng sự,
2001) hay tăng rủi ro tiếp thị (GIZ, 2013) 5) Theo Obasi I gweoscar (2008), liên kết kinh tế giúp tăng năng suất nông nghiệp Từ đó, có thể làm tăng lợi nhuận, tăng doanh thu và tăng tỷ suất sinh lời cho nông dân (An Sokchea & Richard J.Culas,
2015) Tuy nhiên cũng có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ suất lợi nhuận giữa người thực hiện hợp đồng và người không thực hiện hợp đồng không có nhiều sự khác biệt (Bharat Ramaswami, Pratap Singh Birthal & P.K Joshi, 2009)…
Đối với doanh nghiệp: Tương tự như trường hợp nông hộ, cũng có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến nội dung vai trò hay tác động của liên kết kinh tế đến doanh nghiệp Các nghiên cứu này đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh liên quan như: 1) Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp tiếp cận được với đất đai (Ian Patrick, 2004), từ đó có thể khắc phục sự thiếu hụt về đất đai, đây cũng là giải pháp tiếp cận lao động nông nghiệp cho doanh nghiệp 2) Theo GIZ (2013), liên kết kinh tế có thể giúp doanh nghiệp giảm rủi ro trong đầu tư nhờ tài sản cố định ít vì không phải tham gia vào sản xuất nguyên liệu; Giúp doanh nghiệp giảm rủi ro về bệnh cây trồng - thời tiết nhờ sự đa dạng hóa địa lý; Giảm rủi ro marketing nhờ liên kết tốt hơn với nhà cung ứng và yêu cầu của khác hàng; Giảm thiểu rủi ro hoạt động cấp tín dụng bằng cách đa dạng hóa (Ian Patrick, 2004) hay giúp giảm rủi ro về giá cả (GIZ, 2013) Tuy nhiên theo Ian Patrick (2004), liên kết kinh tế cũng có thể làm doanh nghiệp gia tăng rủi ro như rủi ro về giá cả thị trường hay rủi ro do việc mất mùa 3) Liên kết có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí (Ian Patrick, 2004) như: Giảm chi phí đầu tư, chi phí hoạt động sản xuất thông qua việc giảm chi phí giao dịch; Giảm chi phí nhân viên thông qua sản xuất gia công hoặc hợp đồng phụ (GIZ, 2013) hay nhờ tiếp cận được lao động giá rẻ (Ian Patrick, 2004) Tuy nhiên cũng có kết quả nghiên cứu chi ra rằng, hoạt động liên kết sẽ làm doanh nghiệp tăng chi phí liên kết với nông dân sản xuất nhỏ (Nicholas Minot, 2011) hay tăng chi phí do đầu tư cơ sở hạ tầng (GIZ, 2013) 4) Theo Eaton & cộng sự (2001), liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nguyên liệu đáng tin cậy hơn, chất lượng hơn so với mua ở thị trường, từ đó có được nguồn cung nguyên liệu bền vững hơn,giảm rủi ro nguồn cung so với thị trường giao ngay Khi tham gia liên kết kinh tế,doanh nghiệp sẽ sử dụng hiệu quả hơn năng lực lắp đặt (GIZ, 2013), giúp gia tăng hiệu quả sản xuất (Braja Bandhu Swain, 2008; Bharat Ramaswami, Pratap Singh
Các công trình tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề LKKT giữa doanh nghiệp và nông hộ cũng được khá nhiều nhà khoa học và học giả quan tâm, đặc biệt là trong thời gian gần đây, cho nên cũng có khá nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được đưa ra:
Các nghiên cứu tại Việt Nam về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, tuy nhiên số lượng nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng vẫn còn ít Đối với các nghiên cứu định lượng về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ ở Việt Nam, Hồ Quế Hậu là một trong những tác giả đề xuất khá nhiều mô hình nghiên cứu định lượng Tuy nhiên các mô hình nghiên cứu được các tác giả Việt Nam đề xuất hiện nay vẫn chưa được sự thừa nhận và sử dụng rộng rãi.
Khái niệm và đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp: Ở Việt Nam, có khá nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm, quan điểm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Theo Vũ Minh Trai (1993), liên kết kinh tế là một phạm trù biểu hiện sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (sản xuất kinh doanh, khoa học – kỹ thuật, bảo vệ tài nguyên môi trường ) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định với hiệu quả cao nhất Theo Nguyễn Thị Thu Trang (2010), liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thỏa thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Đỗ Thị Đông (2012), liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất LKKT được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng, cùng có lợi thông qua hoặc không thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Theo Hồ QuếHậu (2013), liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự nguyện, thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau; ràng buộc lẫn nhau theo một kế hoạch hoặc qui chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên; nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế Hay theo Vũ Đức Hạnh (2015), liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên Bên cạnh đó, năm 2013 Hồ Quế Hậu cũng có đưa ra một khái niệm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân Theo khái niệm này, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân là một bộ phận của liên kết kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, trong đó các bên tham gia là doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân, thực hiện một kiểu liên kết dọc nông - công nghiệp, để ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế Mặc dù ở Việt Nam đã có khá nhiều học giả đã đưa ra khái niệm và quan điểm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có tác giả nào đề xuất được khái niệm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp mà khái niệm này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi.
Về nội dung đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, ở Việt Nam, Hồ Quế Hậu đã đề cập rất nhiều khía cạnh phản ánh đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và nông hộ như: Liên kết kinh tế là một quan hệ kinh tế chỉ có thể diễn ra giữa hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ về kinh tế; liên kết kinh tế là một quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau theo một kế hoạch định trước dài hạn trong tương lai hoặc thường xuyên; liên kết kinh tế là một trong những hình thức phối hợp hoạt động giữa các chủ thể kinh tế; liên kết kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể mang tính đặc thù của liên kết kinh tế để hình thành nên thể chế; mục tiêu mà cũng là tác dụng của liên kết kinh tế là để ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Vai trò của nhà nước đối với hoạt động liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Các nghiên cứu tại Việt Nam đã thể hiện được nhiều khía cạnh về vai trò của nhà nước đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp Theo Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012), thể chế thực thi các hoạt động liên kết kinh tế của Chính phủ như các quy định và việc áp dụng các biện pháp chế tài có tác động đến hiệu quả hoạt động liên kết Theo Đinh Quang
Tuấn (1996), sự quản lý nhà nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động liên kết kinh tế, như hoạt động dự báo thị trường của cơ quan quản lý (Nguyễn Ngọc Hải, 2015) hay các chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết của Chính phủ Năm
2011, Nguyễn Duy Cần và cộng sự cho rằng, trong mối quan hệ 4 nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông), nhà nước giữ vai trò quan trọng thứ hai. Một trong các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi hoạt động liên kết sản xuất – tiêu thụ là nhà nước chưa phát huy hết vai trò hỗ trợ của mình (Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình, 2014) và nguyên nhân cơ bản phá vỡ các mối liên kết đã được tạo dựng giữa các hộ gia đình với các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm là do chính quyền địa phương thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu (Nguyễn Hữu Tài, 2006) Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với liên kết kinh tế, theo tác giả Bảo Trung (2012), Chính phủ cần có hành lang pháp lý và cơ chế giám sát trong việc phân chia thu nhập; Chính phủ cũng cần phải xây dựng hạn ngạch về sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu đường trên cơ sở cân đối cung cầu; Cần xác định cơ quan độc lập giám sát chất lượng và sản lượng bán ra (đối với cây mía), phát triển thể chế nông dân và các nhà máy chế biến.
Phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Liên quan đến vấn đề phân loại liên kết kinh tế, nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã đề xuất cách phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Năm
2011, Lê Hữu Ảnh và cộng sự đã phân loại liên kết kinh tế theo hợp đồng nông sản thành 4 dạng gồm: Công ty hợp đồng với hộ sản xuất nhận khoán trên đất của công ty, công ty hợp đồng với hộ sản xuất về đầu tư và thu mua sản phẩm, công ty hợp đồng với hộ sản xuất về bán vật tư và thu mua sản phẩm, công ty hợp đồng mua sản phẩm với hộ sản xuất tự do Theo Nguyễn Thị Thu Trang (2010), nội dung của liên kết kinh tế được phân thành: Liên kết trong hoạt động cung ứng đầu vào trong sản xuất, liên kết trong hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết trong hoạt động vay vốn phát triển sản xuất, liên kết trong chế biến sản phẩm, liên kết trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Căn cứ vào lĩnh vực liên kết, theo Hồ Quế Hậu (2013), các lĩnh vực của một LKKT giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân gồm: Mua bán nông sản, đầu tư cho sản xuất (vốn tín dụng), góp vốn kinh doanh (phi thanh toán) và khoa học công nghệ Căn cứ vào các tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân, Vũ Đức Hạnh (2015) cho rằng, các hình thức liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân được phân thành: Liên kết giữa hộ nông dân với người thu gom nông sản, liên kết giữa hộ nông dân với người bán lẻ nông sản, liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản, liên kết giữa hộ nông dân với hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm, liên kết trực tiếp giữa hộ sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm nông sản Phương thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân gồm: mua bán tự do trên thị trường, thỏa thuận miệng, hợp đồng văn bản (Vũ Đức Hạnh, 2015) Các hình thức hợp đồng liên kết sản xuất gồm: Hình thức đầu tư và tiêu thụ cho nông dân; hình thức đầu tư nhưng không tiêu thụ; hình thức không đầu tư nhưng tiêu thụ (Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình, 2014) Ngoài ra, năm 2016, tác giả Đỗ Thị Nga có phân loại các hình thức liên kết kinh tế theo hợp đồng gồm: Hợp đồng mua bán và ký gửi sản phẩm, hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng giao nhận khoán và liên minh sản xuất.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam có đề cập đến cách phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tuy nhiên ta thấy được rằng, các cách phân loại ở trên hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi Ngoài ra, hiện nay Chính phủ cũng có đề cập đến việc phân loại các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018, tuy nhiên do Nghị định này mới được ban hành nên ít có công trình nghiên cứu nào (đã được công bố) áp dụng.
Ràng buộc (cam kết) trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong SXNN:
Về các ràng buộc (cam kết) trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các ràng buộc đã được nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đề cập Những ràng buộc phổ biến mà các nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng bao gồm: ràng buộc về thời gian, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận và thanh toán, ràng buộc về thưởng phạt, xử lý rủi ro và tranh chấp.
Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ:
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập rất nhiều tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, tuy nhiên, tùy vào đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận mà mỗi nghiên cứu sẽ sử dụng các chỉ tiêu khác nhau Theo Hồ Quế Hậu (2013), tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện liên kết kinh tế là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của quá trình liên kết Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện liên kết là số lượng thực hiện liên kết, chất lượng thực hiện liên kết Trong khi đó, theo Đỗ Thị Nga (2016), chỉ tiêu đánh giá về số lượng và chất lượng mô hình liên kết bao gồm: Số lượng và tỷ lệ hộ nông dân ký hợp đồng liên kết, số lượng và tỷ lệ diện tích có hoạt động liên kết, giá trị đầu tư của doanh nghiệp bình quân mỗi ha, tỷ lệ giá trị vật tư nông dân nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp trong tổng giá trị đầu tư của nông hộ, tỷ lệ hộ/doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết liên kết, tỷ lệ hộ/doanh nghiệp vi phạm liên kết, tỷ lệ sản lượng thu mua qua hợp đồng trong tổng sản lượng thu mua của doanh nghiệp, mức độ hài lòng về đối tác liên kết Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình liên kết là: năng suất, thu nhập bình quân/ha, lợi nhuận bình quân/ha, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư; số lượng lao động và việc làm trong hoạt động liên kết, thu nhập bình quân mỗi lao động, thu nhập bình quân mỗi nhân khẩu, thu nhập bình quân hộ liên kết, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực liên kết, giá trị vốn hỗ trợ của doanh nghiệp…
Tác động của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ:
Đối với nông hộ: Tương tự như các công trình nghiên cứu nước ngoài,các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đề cập đến rất nhiều về vai trò (hay tác động) của liên kết kinh tế đến nông hộ 1) Liên kết kinh tế giúp nông dân tiếp cận dễ hơn với các yếu tố đầu vào như thông tin về kỹ thuật, dịch vụ sản xuất, kỹ thuật sản xuất mới hay với nguồn vốn tín dụng Liên kết cũng giúp nông dân tiêu thụ nông sản ổn định hơn, đảm bảo về đầu ra, tăng sức mạnh thương thảo trên thị trường (Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012) 2) Liên kết kinh tế là phương thức thiết lập sự ổn định quá trình sản xuất của nông dân, liên kết giúp gia tăng chất lượng và giá trị nông sản, từ đó nâng cao vị thế của các mặt hàng nông sản tham gia xuất khẩu trên thị trường quốc tế, cũng như tăng khả năng cạnh tranh (Hồ QuếHậu (2013) 3) Liên kết có thể giúp nông hộ giảm rủi ro giá cả, tuy nhiên nó cũng có thể làm gia tăng rủi ro cho nông hộ khi: 1) Phải trang bị những thiết bị sản xuất chuyên biệt theo yêu cầu từ phía doanh nghiệp nhưng lại thiếu sự cam kết lâu dài hay là sự hủy liên kết từ phía doanh nghiệp; 2) Nông dân bắt đầu áp dụng những kỹ thuật mới được chuyển giao từ doanh nghiệp trong khi đó nông dân đã quen với cách làm truyền thống và đôi khi họ không đủ khả năng để áp dụng những kỹ thuật mới đó; 3) Nông dân sản xuất những giống mới do doanh nghiệp cung cấp Liên kết làm gia tăng rủi ro về thị trường khi doanh nghiệp có thể không mua hết sản phẩm như đã ký trong hợp đồng với nông dân vì việc kinh doanh kém hiệu quả hay gặp những khó khăn về thị trường (Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012) Ngoài ra, theo Đinh Quang Hải, 2007, liên kết cho phép nông dân giảm giá thành, giúp nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông dân sản xuất tự do Tuy nhiên, theo Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng (2013), liên kết cũng làm cho chi phí đầu tư của nông dân sản xuất theo hình thức hợp đồng cao hơn so với nông dân sản xuất tự do, đặc biệt về chi phí lao động.
Đối với doanh nghiệp, các nghiên cứu tại Việt Nam đã đề cập được rất nhiều nội dung phản ánh vai trò (hay tác động) của liên kết kinh tế đến doanh nghiệp 1) Nhờ liên kết, doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định hơn (Nguyễn Thị Thu Trang, 2010), chất lượng tốt hơn hơn (Vũ Đức Hạnh, 2015) thông qua việc kiểm soát quy trình sản xuất của nông hộ (Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012) và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm (Trần Quốc Nhân và cộng sự,
2012) 2) Liên kết giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực sản xuất từ bên ngoài (Hồ Quế Hậu, 2013), cải thiện hạn chế về nguồn lực đất đai sản xuất (Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2012), khắc phục những bất lợi về quy mô (Đỗ Thị Đông,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA
Khái niệm và đặc trưng cơ bản về sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Khái niệm cây công nghiệp dài ngày: Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT
(2016), cây công nghiệp dài ngày được định nghĩa là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày:
So với các loại cây trồng khác, cây công nghiệp dài ngày có một số đặc trưng cơ bản như sau:
+ Chu kỳ của các cây công nghiệp dài ngày và thường phần thành hai giai đoạn: 1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản; 2 Giai đoạn kinh doanh Trong đó, giai đoạn thiết kế cơ bản là giai đoạn cây chưa cho sản phẩm thu hoạch (nếu có cũng rất ít) và cây chỉ cho sản phẩm rộ khi bước vào giai đoạn kinh doanh.
+ Chu kỳ kinh doanh của các cây công nghiệp dài ngày tương đối dài, bao gồm thời gian của giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời gian của giai đoạn kinh doanh Chu kỳ kinh doanh của các cây công nghiệp dài ngày có thể kéo dài đến vài chục năm. + Lượng vốn đầu tư cho cây công nghiệp dài ngày tương đối lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, bởi vì phải cần đầu tư nhiều năm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, đến giai đoạn kinh doanh cây mới bắt đầu cho sản phẩm, người sản xuất mới bắt đầu thu hồi vốn.
+ Kinh doanh cây công nghiệp dài ngày có rủi ro cao Thứ nhất, lượng vốn đầu tư ban đầu để hình thành vườn cây lớn (hình thành tài sản cố định), người sản xuất sẽ chịu tổn thất lớn nếu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác trong trường hợp gặp bất lợi về thị trường Thứ hai, phải mất vài năm sau cây công nghiệp dài ngày mới cho thu nhập, người sản xuất khó dự báo chính xác giá cả nông sản vào thời điểm cây cho thu hoạch, có thể rơi vào trường hợp lúc trồng cây thì giá nông sản cao nhưng đến lúc thu hoạch thì giá nông sản thấp Thứ ba, sản xuất cây công nghiệp dài ngày chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các rủi ro từ điều kiện thời tiết khí hậu như ngập úng, hạn hán, dịch bệnh…
+ Sản phẩm cây công nghiệp dài ngày chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu cho hoạt động sơ chế và hoạt động chế biến Sau khi trải qua công đoạn sơ chế, chế biến, giá trị sản phẩm cây công nghiệp dài ngày sẽ được tăng lên Hoạt động sơ chế, chế biến sẽ làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm cây công nghiệp dài ngày.
Một số lý luận cơ bản về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
2.2.1 Khái niệm và đặc trưng liên kết kinh tế
Khái niệm liên kết kinh tế:
Liên kết kinh tế bắt nguồn từ tiếng latinh (integration) với ý nghĩa kết hợp, hòa hợp và hợp nhất (Đặng Huyền Trang, 2018, tr.31) Hiện nay, có khá nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm hay định nghĩa về liên kết kinh tế:
Theo Vũ Minh Trai (1993, tr.4), liên kết kinh tế là một phạm trù biểu hiện sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (sản xuất kinh doanh, khoa học – kỹ thuật, bảo vệ tài nguyên môi trường ) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định với hiệu quả cao nhất.
Nguyễn Thị Thu Trang (2010, tr.7), liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế, xã hội của các bên, dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thỏa thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đỗ Thị Đông (2012, tr.7-8), liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hoặc không thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước
Hồ Quế Hậu (2013, tr.21), liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự nguyện, thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau; ràng buộc lẫn nhau theo một kế hoạch hoặc qui chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên; nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Vũ Đức Hạnh (2015, tr.9-10), liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian,tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác, nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Bách khoa toàn thư Việt Nam đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về liên kết kinh tế Theo đó, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động, do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
Dựa trên việc nhận thức các quan điểm, định nghĩa về liên kết kinh tế được nêu ở trên, dựa trên nhận thức của tác giả về liên kết được hình thành từ quá trình tổng quan các tài liệu, theo tác giả, liên kết kinh tế là quá trình tạo lập và phối hợp thực hiện các cam kết giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia, trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và trong khuôn khổ pháp luật
Các đặc trưng của liên kết kinh tế gồm:
Liên kết kinh tế có thể là liên kết dọc hoặc liên kết ngang, hoặc kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang (gọi là liên kết hỗn hợp) Trong đó liên kết dọc là liên kết giữa các chủ thể ở các khâu sản xuất khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm Còn liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể trong cùng một khâu sản xuất trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Mục tiêu chính của liên kết kinh tế là vì các lợi ích kinh tế, không phải vì các mục tiêu xã hội, tình cảm hay môi trường….
Liên kết kinh tế không đồng nhất với thuật ngữ “hợp đồng văn bản” Liên kết kinh tế có thể được thực hiện theo hình thức hợp đồng văn bản nhưng nó cũng có thể được thực hiện khi không có sự hiện diện của hợp đồng văn bản.
Liên kết kinh tế có thể xuất hiện ở tất cả các chuỗi giá trị sản phẩm trong 3 ngành chính của nền kinh tế là ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Và chủ thể trong liên kết kinh tế là các đơn vị sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Liên kết kinh tế nhấn mạnh đến sự phối hợp, cách thức bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực và sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển
2.2.2 Khái niệm, đặc trưng và nội hàm cơ chế hoạt động của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a Khái niệm liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Như được đề cập ở nội dung trên, liên kết kinh tế là quá trình tạo lập và phối hợp thực hiện các cam kết giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và trong khuôn khổ pháp luật Liên kết kinh tế có thể xuất hiện ở tất cả các chuỗi giá trị sản phẩm trong 3 ngành chính của nền kinh tế là: ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ Và chủ thể trong liên kết kinh tế là các đơn vị sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế.
Trên cơ sở khái niệm về liên kết kinh tế được đề cập ở trên, giới hạn lại lĩnh vực liên kết chỉ là các loại cây công nghiệp dài ngày và chủ thể chính tham gia liên kết kinh tế là doanh nghiệp và nông hộ, theo tác giả, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là sự phối hợp hoạt động hoặc có kèm theo sự hỗ trợ (vật tư, kỹ thuật, máy móc…) trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày giữa doanh nghiệp và nông hộ, một số trường hợp có thêm chủ thể trung gian, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của các bên tham gia liên kết trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và trong khuôn khổ pháp luật b Đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Các đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày gồm:
Liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày bao gồm liên kết dọc (liên kết giữa các chủ thể ở các khâu sản xuất khác nhau), liên kết ngang (liên kết giữa các chủ thể trong cùng một khâu sản xuất) và liên kết hỗn hợp Trong 3 dạng liên kết kinh tế ở trên, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày thuộc dạng liên kết thứ 1 là liên kết dọc.Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày không đồng nhất với thuật ngữ “hợp đồng nông sản bằng văn bản” Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày có thể được thực hiện theo hình thức hợp đồng văn bản những nó cũng có thể được thực hiện khi không có sự hiện diện của hợp đồng văn bản.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nhấn mạnh đến sự phối hợp, cách thức bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp và nông hộ để cùng phát triển… Nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận thị trường và quy trình kỹ thuật sản xuất của nông hộ còn nhiều hạn chế, thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông hộ có thể có các giải pháp về vốn để phục vụ quá trình sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng của họ, doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông hộ trong vấn đề tiếp cận thị trường và tập huấn, chuyển giao công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất tiến bộ cho nông hộ Doanh nghiệp cần nguyên liệu là nông sản chất lượng cao đảm bảo cho hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa nông sản đã chế biến theo chuẩn thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, thông qua liên kết với nông hộ, họ có thể có được nguồn nguyên liệu như mong muốn.
2.2.3 Lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
2.3.1 Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a Quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày thể hiện mặt lượng của hoạt động liên kết này, nó cho thấy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất công nghiệp dài ngày được thực hiện nhiều hay ít, rộng lớn hay nhỏ hẹp. Đo lường quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất công nghiệp dài ngày ta sử dụng chỉ tiêu sản lượng nông sản liên kết hay quy mô diện tích liên kết Bên cạnh các chỉ tiêu trên, để phản ánh quy mô liên kết kinh tế ta có thể sử dụng thêm chỉ tiêu định tính là “tỷ lệ diện tích cây công nghiệp dài ngày có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ” (TLDTLKKT).
TLDTLKKT = DTLKKT/TDT Trong đó:
+ TLDTLKKT: Tỷ lệ diện tích cây công nghiệp dài ngày có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ.
+ DTLKKT: Diện tích sản xuất cây công nghiệp có liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
+ TDT: Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày. b Hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có các hình thức sau:
Cung ứng vật tư Tổ chức sản xuất Thu hoạch Sơ chế/
Hình 2.1 Hình thức LKKT giữa DN và NH trong sản xuất nông nghiệp theo
1 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Cung ứng vật tư Sơ chế/
Tổ chức sản xuất Thu hoạch Sơ chế/
Cung ứng vật tư Tổ chức sản xuất Thu hoạch Tiêu thụ
Tổ chức sản xuất Thu hoạch Tiêu thụ
Cung ứng vật tư Tiêu thụ
2 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
3 Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5 Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7 Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. c Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Eaton và Shepherd (2001) đã đưa ra các mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ gồm:
- Mô hình tập trung: là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng với các trang trại (nông hộ) Trong mô hình này chỉ có hai bên tham gia trực tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại (nông hộ).
- Mô hình trang trại hạt nhân: là mô hình tương tự như mô hình tập trung nhưng bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn cây, đàn gia súc Bên bán sản phẩm cung cấp sức lao động và một số vật tư đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp Chủ thể tham gia trực tiếp vào mô hình này bao gồm doanh nghiệp và các trang trại (nông hộ) Trong đó, các trang trại mà nông dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Mô hình trung gian: là mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân qua các đầu mối trung gian như HTX, tổ hợp tác, nhóm nông dân hoặc người đại diện cho một số hộ nông dân Đặc điểm của mô hình này là doanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đó doanh nghiệp sẽ thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình.
- Mô hình phi chính thức: là hình thức hợp đồng miệng giữa nông dân với người mua Người mua cung cấp cho nông dân một số đầu vào có giới hạn như phân bón, thức ăn chăn nuôi, tín dụng Nông dân chịu trách nhiệm toàn bộ việc sản xuất và bán lại sản phẩm cho người mua Về quy trình sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, nông dân tự làm hoặc nhờ dịch vụ khuyến nông của nhà nước.
- Ngoài các mô hình ở trên, theo Hồ Quế Hậu (2013) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn có thêm một dạng liên kết gọi là mô hình đa chủ thể hay là mô hình “liên kết 4 nhà” Tham gia mô hình này gồm nhiều chủ thể như: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX, các trang trại, nông hộ Mỗi chủ thể có chức năng khác nhau, trong đó nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý cho liên kết, nhà khoa học có vai trò chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật, liên kết kinh tế chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông hộ, không tồn tại đối với các nhóm tác nhân tham gia khác.
2.3.2 Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Chủ thể và vai trò của họ khi tham gia liên kết kinh tế được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đòi hỏi phải có 2 chủ thể chính tham gia là doanh nghiệp và nông hộ Tuy nhiên, bên cạnh 2 chủ thể này, một số trường hợp có thể xuất hiện thêm chủ thể kinh tế khác như hợp tác xã hay tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.
Khi tham gia liên kết, doanh nghiệp có vai trò:
+ Tiêu thụ nông sản: Là trường hợp doanh nghiệp thu mua các nông sản do nông hộ sản xuất ra Nông sản doanh nghiệp thu mua có thể là những nông sản bình thường, những cũng có thể là những nông sản có chất lượng cao như nông sản hữu cơ, nông sản có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, Fairtrade, UTZ, Rainforest lliance, 4C….
+ Chuyển giao khoa học kỹ thuật: Là trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ cho nông hộ một số máy móc tiến bộ như công nghệ tưới nhỏ giọt, thiết bị sơ chế nông sản… hay chuyển giao cách thức canh tác bền vững cho nông dân.
+ Cung ứng, cho vay, hỗ trợ vật tư: Là khi tham gia liên kết, doanh nghiệp cho nông hộ vay tiền, vật tư để họ có vốn, vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất hoặc doanh nghiệp hỗ trợ không hoàn lại cho nông hộ một số vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để hộ tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Trong khi đó, nông hộ là:
+ Tác nhân chính thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp: Nông hộ sẽ là người thực hiện quá trình canh tác cây trồng, vật nuôi để tạo ra các nông sản cung ứng cho doanh nghiệp.
+ Cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp: Sau khi quá trình sản xuất nông nghiệp của nông hộ cho sản phẩm, nông hộ sẽ thu hoạch những sản phẩm này và bán cho doanh nghiệp liên kết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ
hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
2.4.1 Các yếu tố khách quan a Cơ chế chính sách của Nhà nước (cấp Trung ương)
Cũng như hầu hết các khía cạnh khác của nền kinh tế - xã hội, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cũng chịu sự chi phối, tác động của cơ chế chính sách của Nhà nước như Chính phủ hay các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương Sự tác động của yếu tố cơ chế chính sách của Nhà nước cấp Trung ương đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày được thể hiện ở như sau: a1 Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiêp và nông hộ hình thành và phát triển Đây là một trong những tiền đề đầu tiên để liên kết có thể hình thành và phát triển Tạo lập môi trường pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ được thể hiện ở các khía cạnh:
+ Quy định phạm vi các đối tượng sản xuất nông nghiệp được thực hiện liên kết.Tức là xác định rõ, những đối tượng sản xuất nông nghiệp nào được phép thực hiện liên kết kinh tế, những đối tượng nào không được phép thực hiện liên kết kinh tế.
+ Quy định chủ thể được tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tương tự như nội dung trên, quy định chủ thể được tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp sẽ chỉ rõ những chủ thể nào được phép tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và những chủ thể nào không được phép tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
+ Quy định các hình thức pháp lý thực hiện liên kết Ví dụ như liên kết bằng hợp đồng hay liên kết phi hợp đồng…
+ Quy định các tiêu chuẩn về hàng hóa, dịch vụ có thể thực hiện liên kết Ví dụ, không được thực hiện liên kết để kinh doanh các hàng hóa bị vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
+ Quy định các điều kiện của người lao động được tham gia vào quá trình liên kết (Nigel Key & David Runsten, 1999).
+ Quy định phạm vi các tác động môi trường được cho phép của liên kết Luật pháp cho phép các liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện khi các tác động môi trường từ các liên kết này không vượt giới hạn cho phép của các quy định pháp luật hiện hành. a2 Đưa ra các chủ trương, cơ chế chính sách như các Nghị định, Đề án, Quy hoạch, Quyết định và một số văn bản hướng dẫn kèm theo để định hướng sự phát triển liên kết kinh tế, cũng như định hướng cách thức tác động của cơ quan quản lý nhà nước lên lĩnh vực này.
Dựa trên các cơ chế, chính sách cấp Trung ương ban hành:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương có liên quan sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết trong thực tế.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương sẽ cụ thể hóa các cơ chế, chính sách này, để tạo cơ sở triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết tại địa phương. b Vai trò quản lý của chính quyền địa phương Đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, chính quyền địa phương có thể giúp hình thành các liên kết hoặc nâng cao hiệu quả liên kết thông qua những tác động chính như sau:
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể hóa cơ chế chính sách của Nhà nước để thúc đẩy sự phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp: Để có cơ sở thực hiện các tác động vào lĩnh vực liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, dựa trên các cơ chế chính sách của cấp Trung ương, chính quyền địa phương cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể cho địa phương Đây được xem là quá trình cụ thể hóa những định hướng phát triển của Cấp Trung ương tại địa phương và được thể hiện thông qua các quy hoạch, đề án, quyết định, kế hoạch… của chính quyền địa phương.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp: Một trong những vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước cấp địa phương đối với liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp là giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình liên kết (vai trò trọng tài) và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến liên kết khi doanh nghiệp và nông hộ có nhu cầu Trong quá trình thực hiện liên kết, nhiều phát sinh mới so với các cam kết ban đầu sẽ phát sinh mà các bên tham gia liên kết có thể không tự thỏa thuận, giải quyết được, điều này sẽ tạo ra mâu thuẫn, làm giảm lòng tin các bên tham gia, giảm hiệu quả và tính bền vững của liên kết. Trước thực trạng như vậy, nếu có sự can thiệp một cách hợp lý từ nhà nước để giải quyết tranh chấp ở trên thì đây là một trong những điều kiện quan trọng, bảo đảm sự thành công, tính bền vững của liên kết, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển liên kết Hiệu quả xử lý tranh chấp sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: 1 Chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp; 2 Sự công bằng của các phán quyết mà Tòa án đưa ra Quá trình xử lý tranh chấp được xem là hiệu quả khi quá trình này làm tốn ít chi phí cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp và các phán quyết của Tòa án đưa ra phù hợp và công bằng Ngoài ra, trong quá trình thực hiện liên kết, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp, nông hộ và doanh nghiệp sẽ có nhu cầu cần tư vấn về pháp luật Hiểu rõ các quy định pháp luật sẽ giúp nông hộ và doanh nghiệp tuân thủ tốt các hơn các cam kết cũng như có cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Chính vì vậy, nếu tiếp cận được dịch vụ tư vấn pháp luật hợp lý từ các cơ quan nhà nước, thì đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình liên kết được thực hiện tốt hơn.
+ Tổ chức thực hiện chính sách: Trên cơ sở các chính sách phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp được ban hành, để các chính sách này đi vào thực tế, các cơ quan quản lý cấp tỉnh phải vận dụng, tổ chức thực hiện chính sách sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình KTXH đặc thù của địa phương, nhất là các vùng có các yếu tố dân tộc, tôn giáo.
+ Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật và chính sách về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày: Đây là quá trình theo dõi, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia liên kết cũng như các chủ thể thực thi chính sách để nắm bắt thông tin về thực trạng hoạt động của họ, cũng như phát hiện các trường hợp thực hiện không đúng các quy định của pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bảo đảm cho các chủ thể tham gia liên kết, chủ thể thực thi chính sách tuân thủ theo đúng pháp luật và đạt được mục tiêu của chính sách. Kiểm tra, giám sát có thể được thực hiện định kỳ, tuy nhiên cũng có thể thực hiện đột xuất Tùy điều kiện thực tế, nhu cầu nắm bắt thông tin cũng như các quy định pháp luật về hoạt động thanh kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật, chính sách, các cơ quan thẩm quyền có liên quan sẽ thiết kế chương trình thanh, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất để thu thập các thông tin họ cần. c Yếu tố thị trường
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ chỉ tồn tại được khi doanh nghiệp bán được sản phẩm mà họ mua được từ nông hộ Tức là thị trường phải có nhu cầu và chấp nhận (về chất lượng, giá cả) đối với sản phẩm mà doanh nghiệp thu mua từ nông hộ hoặc có nhu cầu về sản phẩm chế biến mà nguyên liệu đầu vào là nông sản doanh nghiệp thu mua từ nông hộ, từ đó liên kết kinh tế mới được tạo lập.
Có thể nói, trong các điều kiện hình thành liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ thì yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng nhất Hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ được hình thành dựa trên nhu cầu thị trường, được dẫn dắt bởi nhu cầu và giá cả thị trường, tức là tuân thủ hoàn toàn theo quy luật thị trường Lợi ích của các bên tham gia hợp đồng liên kết phụ thuộc vào thị trường, việc xác định các điều khoản trong hợp đồng phải gắn với thị trường, tính dự báo sát với thị trường, trên cơ sở hệ thống thông tin đầy đủ, sát thực về thị trường Nguy cơ phá vỡ hợp đồng liên kết cũng từ sự biến động của thị trường (về nhu cầu, giá cả), từ các quy định không chặt chẽ và dự báo không sát với thị trường trong hợp đồng.
Ngoài ra, trình độ phát triển của thị trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết Trình độ phát triển của thị trường càng cao, nhu cầu thị trường về các nông sản cao cấp tăng lên sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong việc sản xuất các loại nông sản chất lượng cao này để cung cấp cho thị trường. d Vai trò của các chủ thể trung gian (ngân hàng, hiệp hội ngành nghề, HTX và tổ hợp tác, đại lý thu mua)
Mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với nông hộ còn thấp, liên kết với từng nông hộ sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch, do đó, doanh nghiệp thường không muốn liên kết trực tiếp với các nông hộ mà chỉ muốn liên kết thông qua một tác nhân trung gian có tư cách pháp nhân rõ ràng và uy tín hơn như: hợp tác xã, tổ hợp tác hay đại lý thu mua nông sản tại địa phương Chính vì vậy, việc hình thành các nhóm sản xuất, hợp tác xã hay đại lý thu mua nông sản địa phương có năng lực tiếp cận thị trường và tổ chức sản xuất tốt, có đủ tư cách pháp nhân đại diện cho các nông hộ sẽ là điều kiện quan trọng để hình thành liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cây công nghiệp dài ngày nói riêng.
Ngoài ra, các ngân hàng, hiệp hội ngành nghề cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình họ tham gia liên kết như: giới thiệu đối tác, bảo lãnh, hỗ trợ quá trình đàm phán… cũng như hỗ trợ đảm bảo cho việc tuân thủ thực hiện đúng theo cam kết hợp đồng liên kết từ cả 2 phía doanh nghiệp và nông hộ. e Một số yếu tố khách quan khác e.1 Sự phát triển khoa học – công nghệ
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk
2.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Liên kết kinh tế trong sản xuất mía đường tại Thái Lan 3
Mía đường là một loại cây công nghiệp dài ngày và là một trong những cây trồng chủ yếu của Thái Lan Thái Lan đứng hàng thứ 5 trên thế giới về sản xuất mía đường, sau Brazil, Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc.
Sản xuất mía đường theo hợp đồng rất phổ biến ở Thái Lan bởi vì hầu hết các nhà máy chế biến đường không tự trồng mía mà ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân trồng mía Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới mối quan hệ giữa các nhà máy chế biến đường và người trồng mía không phải luôn luôn êm đẹp mà thường xuyên có sự bất đồng liên quan đến giá mía. Để tăng quyền lực trong thương thảo với nông hộ, 47 nhà máy đường ở Thái Lan được tổ chức thành ba hội các nhà chế biến đường, phục vụ cho lợi ích của ba nhóm chế biến đường lớn Ba hiệp hội hợp tác về các vấn đề mà họ nhìn thấy lợi ích kinh tế rõ ràng là: làm cho giá mía thấp hơn, giá đường trong nước cao hơn và thuế thấp hơn.
Nhằm tăng cường sức mạnh để thương lượng với các nhà máy chế biến đường Năm 1964, Hiệp hội những người trồng mía vùng 7 được thành lập ở Amphoe Thamaka, Kachanaburi Đây là tổ chức đầu tiên của nông dân trồng mía. Thành công của hiệp hội này đã thổi luồng gió mới vào những nông dân trồng mía và dẫn đến sự hình thành Hiệp hội nông dân trồng mía ở Chonburi năm 1969 Giai đoạn 1971-1972, hai Hiệp hội này liên kết nhau để thương lượng giá với các nhà máy chế biến đường Cho đến nay, ở Thái Lan có tất cả 26 Hội hỗ trợ nông dân trồng mía và 1 HTX của người trồng mía Nhiệm vụ chính của các hội là đại diện cho nông dân kiểm tra, giám sát giá cả, chất lượng, trọng lượng mía cây Việc hình thành các Hội đã trở thành nhân tố quan trọng giúp tạo nên một cơ chế liên kết khá bền vững ngành mía đường của Thái Lan và bảo vệ quyền lợi của nông dân trồng mía.
3 Số liệu nội dung này được trích từ nguồn: TS Bảo Trung (2012), Cơ chế liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và TS Bảo Trung và cộng sự (2013), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách trong liên kết sản xuất – tiêu thụ mía đường và điều ở Việt Nam Để bảo đảm sự công bằng lợi ích giữa các bên tham gia liên kết, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một hệ thống phân bổ thu nhập 70/30 Mặc dù hệ thống phân bổ thu nhập 70/30 của Thái Lan còn một số điểm chưa hoàn hảo, nhưng hệ thống này tỏ ra rất hiệu quả trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhà máy và người trồng mía và đóng góp rất lớn trong việc đưa Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu đường lớn của thế giới. Ở Thái Lan, cơ chế điều hành mía đường theo hạn ngạch A, B, C là khá rõ ràng và minh bạch Văn phòng ủy ban mía đường Thái Lan (OCSB) là tổ chức có đủ thành phần tham gia vào hoạt động của ngành mía đường và đủ khả năng quản lý và điều hành các hạn ngạch Các hạn ngạch này cũng được phân bổ ngay từ đầu niên vụ và trên cơ sở cung cầu thị trường đường trong nước, đảm bảo được bình ổn thị trường đường, hạn chế những tiêu cực đến quá trình sản xuất nói chung, liên kết giữa nông dân và nhà máy nói riêng do biến động giá cả thị trường gây ra.
Vấn đề tranh chấp chất lượng mía và trọng lượng mía giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường thường xuyên xảy ra Người trồng mía chủ yếu là nông dân nhỏ lẻ không đủ khả năng để kiểm soát được chữ đường (CCS) và trọng lượng mía nhập vào nhà máy Do vậy, để tăng vị trí của nông dân, Thái Lan đã áp dụng việc tính giá tiêu chuẩn dựa trên 10 CCS và OSCB trở thành một tổ chức độc lập với nông dân và nhà máy trong việc giám sát trực tiếp hàng ngày CCS, trọng lượng mía nhập vào và lượng đường bán ra Ở Thái Lan, mỗi nhà máy chế biến đường có khoảng 2 nhân viên làm việc theo 2 ca/ngày để giám sát CCS, trọng lượng mía của từng xe mía nhập về nhà máy Việc làm này đã tạo niềm tin cho nông dân là không có gian lận trong việc xác định CCS và trọng lượng mía cây Bên cạnh đó việc xuất bán đường trong nước, cũng như xuất khẩu đều được giám sát chặt chẽ Hiện nay OCSB có tất cả 97 nhân viên trực tiếp giám sát 47 nhà máy chế biến đường trên cả nước Kể từ khi có tổ chức giám sát CCS, trọng lượng mía và lượng đường xuất bán được giám sát chặt chẽ, ngành đường Thái Lan khá ổn định và cả nông dân và nhà máy chế biến đường đều hưởng lợi.
Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Hoa Kỳ 4
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ phát triển khá mạnh ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ từ những thập kỷ 60 của thế kỷ 20 với những mặt hàng ban đầu là lúa mỳ và bắp Theo Bảo Trung (2009), năm 1969, liên kết
4 Các số liệu phục vụ xây dựng nội dung này được trích từ Luận án tiến sỹ: Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam của tác giả Bảo Trung (2009) kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ theo hình thức hợp đồng đã chiếm được 11% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Hoa Kỳ.
Mặc dù Nhà nước không có chính sách hỗ trợ để thúc đẩy liên kết giữa người mua và người bán, tuy nhiên dưới các động lực của cơ chế thị trường, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tại Hoa Kỳ ngày càng được phát triển, đặc biệt là theo chiều sâu của liên kết “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ theo hình thức hợp đồng năm 1969 chỉ chiếm 11% tổng giá trị sản xuất nông sản tuy nhiên chỉ tiêu này đến năm 1991 tăng lên mức 28%, năm 2001 là 36% và đến năm
2003 đã tăng lên 39%”,tức là tăng gần 4 lần so với năm 1969.
Hình thức liên kết kinh tế phổ biến giữa doanh nghiệp và nông hộ tại Hoa Kỳ là liên kết trực tiếp giữa trang trại và nhà chế biến, đặc biệt là giữa các trang trại lớn và các hợp tác xã chế biến trực tiếp “Đối với trang trại lớn sản xuất hàng hóa thì tỷ trọng trang trại ký hợp đồng trên tổng số trang trại năm 2001 chiếm 41,7% và năm 2003 chiếm 46,7%” Và “đối với trang trại có quy mô doanh số hơn 1 triệu USD, năm
2013, tỷ trọng trang trại ký hợp đồng là 64,2%”.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tại Hoa Kỳ có sự khác biệt giữa các loại sản phẩm Năm 2012, liên kết kinh tế theo hình thức hợp đồng ở ngành chăn nuôi gia cầm chiếm 88% trong tổng giá trị sản xuất của ngành, đối với cây mía là 96%, tuy nhiên đối với cây ăn quả chỉ là 60% (Business Innovation, 2012).
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ tại Hoa Kỳ đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nông dân tham gia liên kết Nông dân tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng, hợp đồng nông sản làm tăng thu nhập nông trại và giảm rủi ro tiếp thị Hợp đồng cũng đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp của họ Tuy nhiên, ký kết hợp đồng không làm giảm biến động thu nhập và thực sự làm tăng rủi ro sản xuất Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng những nông dân sản xuất nhỏ thường không có cơ hội tham gia vào các hợp đồng Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng nông sản, nông dân đang dần mất kiểm soát đối với các hoạt động sản xuất, sở hữu cây trồng, lựa chọn cây trồng và thay đổi cách thức tiếp cận thị trường (Paul Richard Edleman, 2004).
Từ quan điểm của nông dân Hoa Kỳ, một trong các yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu quả quá trình liên kết là: Thông tin có liên quan của các bên cung cấp phải trung thực và chính xác; Nông hộ phải có đủ thời gian để suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định ký hợp đồng liên kết hay không; Chính phủ phải có những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn hoạt động thương mại không công bằng;
Phát triển mạnh mẽ hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện vai trò thương lượng, tiêu thụ các mặt hàng nông sản (Erkan Rehber, 2007).
Cũng như nhiều quốc gia khác, liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của Hoa
Kỳ cũng chịu những tác động tiêu cực mạnh mẽ từ sự biến động nguồn cung và giá cả nông sản Nhiều công ty tham gia liên kết tại Hoa Kỳ đã trải qua những mất đáng kể vì nguồn cung sản phẩm nông nghiệp tăng cao, giá nông sản Để giải quyết tình trạng này, các công ty liên kết đã tham gia sâu hơn vào quá trình liên kết bằng cách mua lại hoặc sát nhập các trạng trại với doanh nghiệp để điều tiết năng lực sản xuất Ngoài ra, các doanh nghiệp liên kết tại Hoa Kỳ cũng gặp khó khăn khi chi phí đầu vào tăng cao, để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có sự can thiệp tất cả các giai đoạn sản xuất trong chuỗi giá trị để đảm bảo sự ổn định của chi phí các yếu tố đầu vào (Erkan Rehber, 2007).
Ngoài ra, một trong những yếu quan trọng thúc đẩy sự phát triển triển liên kết trong sản xuất nông nghiệp là sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, sự phát triển của các tập đoàn bán lẽ, sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, sự hình thành và phát triển của các tập đoàn bán lẻ, sự mở rộng quy mô các trang trại và nhà máy chế biến Chính sự phát triển của các yếu tố trên đã tạo ra động lực thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, đặc biệt là liên kết theo hình thức hợp đồng.
2.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
Liên kết kinh tế trong sản xuất cà phê tại tỉnh Sơn La 5
Sơn La là địa phương có điều kiện đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê chè (Arabica) Đây là địa phương có sự du nhập và phát triển cây cà phê chè khá lâu, quy mô phát triển khá lớn Những năm qua, liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Sơn La được triển khai ở hầu hết các nội dung, có những bước phát triển và đã tác động đến sự phát triển ngành hàng cà phê của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động này hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập: 1 Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê tuy đã xuất hiện và từng bước mở rộng về hình thức, nội dung và quy mô nhưng kết quả đó chỉ là bước đầu; 2 Các hình thức liên kết mới chỉ là những hình thức giản đơn, những hình thức gắn kết sâu giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành các Liên hiệp xí nghiệp, doanh nghiệp nông – công nghiệp chưa có; 3 Liên kết theo chuỗi ngành hàng chưa thực sự xuất hiện ở tỉnh Sơn La mặc dù quy mô của sản xuất cà phê chè
Khung phân tích của luận án
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản cây công nghiệp dài ngày là sự phối hợp hoạt động hoặc có kèm theo sự hỗ trợ (vật tư, kỹ thuật, máy móc…) trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày giữa doanh nghiệp và nông hộ, một số trường hợp có thêm chủ thể trung gian, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của các bên tham gia trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và trong khuôn khổ pháp luật Liên kết kinh tế trong nông nghiệp bao gồm liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết hỗn hợp Trong 3 dạng liên kết kinh tế ở trên, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ thuộc dạng liên kết thứ 1 là liên kết dọc.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có các hình thức có 7 hình thức là: 1 Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 2 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3 Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 4 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 5 Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 6 Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 7 Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có 4 mô hình là: Mô hình tập trung; Mô hình trung gian; Mô hình phi chính thức; Và mô hình trang trại hạt nhân.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp có thể phân thành 2 nhóm chính là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan Trong đó nhóm nhân tố khách quan gồm: cơ chế chính sách của nhà nước (cấp trung ương); vai trò quản lý của chính quyền địa phương; yếu tố thị trường; vai trò của các chủ thể trung gian; sự phát triển khoa học
– công nghệ; hệ thống cơ sở hạ tầng; phong tục tập quán, dân tộc; quy mô, trình độ sản xuất nông sản và lợi thế sản xuất nông nghiệp của địa phương Nhóm nhân tố chủ quan gồm: nhu cầu liên kết, mức độ và năng lực thực hiện liên kết của doanh nghiệp; nhu cầu liên kết, mức độ và năng lực thực hiện liên kết của hộ; chất lượng các cam kết; tuân thủ các cam kết.
Một số bài học kinh nghiệm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ cho Đắk Lắk đã được rút ra trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, Hoa
Kỳ, tỉnh Sơn La, Quảng Trị và Bình Phước.
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ 107 0 28'57"-
108 0 59'37" độ kinh Đông và từ 12 0 9'45" - 13 0 25'06" độ vĩ Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông.
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát.
Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m là từ 22 - 23 o C Lượng mưa trung bình/năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 -1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.
Lượng bốc hơi các tháng 2, 3, 4 từ 150 - 200 mm Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 1.300 - 1.500mm, bằng 70% lượng mưa năm.
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ Trong đó mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
Có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ cấp 2, cấp 3 Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7 Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn.
Theo kết quả điều tra đất của Viện QH&TKNN năm 1980, phúc tra 1997- 2000, điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện QH&TKNN miềnTrung năm 2009, áp dụng hệ thống phân loại đất năm 1984, toàn tỉnh Đắk Lắk có các nhóm đất đai sau: 1 Nhóm đất phù sa – ký hiệu P: Diện tích
55.206 ha chiếm 4,21% diện tích tự nhiên 2 Nhóm đất đỏ vàng – ký hiệu F: Diện tích 958.517 ha chiếm 73,03% diện tích tự nhiên 3 Nhóm đất xám và bạc màu – ký hiệu X;B: Diện tích 144.822 ha, chiếm 11,03% diện tích đất tự nhiên 4 Nhóm đất đen – ký hiệu R: Diện tích 27.081 ha chiếm 2,06% diện tích đất tự nhiên 5 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá – Ký hiệu E: Diện tích 27.538 ha, chiếm 2,1 diện tích tự nhiên 6 Ngoài ra, còn nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Tài nguyên nước: Đắk Lắk có nhiều sông suối, trong đó 3 hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk, sông Ba và sông Ea H’leo.
Lượng mưa bình quân của toàn vùng 1.600 – 1.800 mm, tổng lượng nước đến lãnh thổ Đắk Lắk 20,5 tỷ m 3 nước Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8 – 9, ít nhất vào tháng 1 – 2, thấp nhất là ở Krông Pắk, Krông Bông, phía Tây M’Đrắk và Đông Krông Búk. Đặc điểm thủy văn của tỉnh là lượng nước các sông suối mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm, lượng nước tháng lớn nhất chiếm từ 20 - 29% lượng nước cả năm Lượng nước mùa kiệt nhất chiếm từ 2 – 2,5% lượng nước cả năm, phía tả sông Sêrêpốk và vùng
Ea Súp, lượng nước kiệt không đáng kể sau khi hết mưa.
Ngoài hệ thống sông chảy qua lãnh thổ của Đắk Lắk, do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các hồ tự nhiên Bên cạnh đó, trữ lượng và tài nguyên nước ngầm tại tỉnh Đắk Lắk tương đối phong phú, phân bố rộng lớn ở khối Bazan Buôn Ma Thuột – Krông Búk Ở một số khu vực khác như M’Đrắk, Krông Bông, Ea Kar, phía Đông huyện Ea H’Leo lượng nước ngầm rất kém và việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. a) Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk bao gồm: Mạng đường Quốc lộ có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cái với chiều dài 4.198,6 m Mạng đường tỉnh gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km Đường đô thị hiện có 751,07 km Mạng đường huyện có chiều dài 1.403,82 km Mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07 km, hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã Mạng đường thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32 km Đường chuyên dùng của các nông trường và lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675 km, chủ yếu là đường đất. b) Đường thủy Đắk Lắk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Ana… tạo thành Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động tại một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Quỳnh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jun. c) Đường hàng không
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Chu Lai, Vinh và ngược lại Tháng 12/2011, Đắk Lắk đã đưa vào sử dụng nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200 m 2 , công suất 1 triệu hành khách/năm Nhà ga mới đáp ứng 04 chuyến bay giờ cao điểm (2 chuyến đi, 2 chuyến đến) với loại máy bay Airbus 321 và tương đương, phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm (2 chiều) Thị trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua tăng trưởng khá cao, luôn ở mức trên 40%/năm.
Mạng lưới cung cấp điện của Đắk Lắk ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt Hiện nay, hệ thống điện Đắk Lắk gồm các nhà máy thủy điện (NMTĐ) công suất lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ Buôn Tua Sarh; NMTĐ Sêrêpốk
3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H’Năng, NMTĐ Sêrêpốk 4A với tổng công suất
794 MW Năm 2018 đạt tổng sản lượng điện trên 2.677 triệu KWh.
Ngoài các nguồn thủy điện lớn, tỉnh Đắk Lắk còn có 14 thủy điện vừa và nhỏ đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2018 có tổng sản lượng điện đạt trên 396 triệu KWh.
Hệ thống lưới điện của tỉnh gồm: Đường dây 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220 kV; 9 trạm biến áp 110kV; 01 trạm biến áp 35 kV; 01 trạm biến áp 22 và 10/0,4 kV; 407.640 công tơ 1 pha và
Hệ thống bưu chính viễn thông:
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua
3.4.1 Các yếu tố khách quan a Cơ chế chính sách của Nhà nước (cấp Trung ương) a1 Tạo lập môi trường pháp lý: Như đã đề cập ở trên, một trong những vai trò quan trọng của chính quyền cấp Trung ương là tạo lập được khung pháp lý để định hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội Tương tự như nhiều lĩnh vực khác, khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cũng đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương xây dựng. Khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày được mô tả ở các khía cạnh chính như sau:
Các văn bản pháp luật thể hiện khung pháp lý cho liên kết kinh tế: 1 Luật số
10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc Hội về Bộ Luật lao động; 2 Theo Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội về bảo vệ môi trường; 3 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội; Và 4 Thông tư số: 15/2014/TT- BNNPTNT ngày 29/4/2014 để hướng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông hộ.
Khung pháp lý cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cũng đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương xây dựng sẽ là một nhân tố rất quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên cả nước nói chung, tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. a2 Đưa ra các chủ trương, cơ chế chính sách:
Một vai trò quan trọng khác của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương là bàn hành các chủ trương, cơ chế chính sách như các Nghị định, Đề án, Quy hoạch, Quyết định và một số văn bản hướng dẫn kèm theo để định hướng sự phát triển liên kết kinh tế, cũng như định hướng cách thức tác động của cơ quan quản lý nhà nước lên lĩnh vực này.
Các chủ trương, cơ chế chính sách cấp Trung ương liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cấp Trung ương được thể hiện như sau:
Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển liên kết kinh tế đối với sản xuất nông nghiệp, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định rằng: Để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững cần xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con.Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ,giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Để định hướng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển liên kết của các cơ quan nhà nước, ngày 25/10/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ- TTg để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, kèm theo là Thông tư hướng dẫn số 15/2014/TT- BNNPTNT và Chỉ thị số 1965/CT-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đây là những chính sách quan trọng về hỗ trợ phát triển liên kết của giai đoạn 2014-2018, quy định nội dung hỗ trợ cụ thể cho các chủ thể tham gia liên kết và cách thức giải quyết khi vi phạm hợp đồng liên kết.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg không còn phù hợp với điều kiện thực tế, ngày 28/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP để có cơ sở thực hiện hoạt động khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Nghị định 98/2018/NĐ-CP là chính sách thể hiện chủ trương lớn của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Đây là chính sách khá toàn diện, đã đề cập bao trùm nhiều khía cạnh về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ như: xác định rõ đối tượng và các hình thức liên kết; các nội dung hỗ trợ cụ thể của nhà nước cho quá trình liên kết; điều kiện, hồ sơ và trình tự của thủ tục hỗ trợ liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết…
Mặc dù Nghị định 98/2018/NĐ-CP đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về phát triển liên kết sản xuất – tiêu thụ, cũng như đã đề cập nhiều khía cạnh định hướng cho quá trình hỗ trợ, thúc đẩy liên kết sản xuất – tiêu thụ phát triển Tuy nhiên, chính sách này cũng có một số điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tại với địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
+ Để nhận được các hỗ trợ từ chính sách, các chủ thể tham gia liên kết phải xây dựng được bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết Tuy nhiên, việc xây dựng bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết ở các chủ thể tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, đa số họ không thể tự xây dựng bộ hồ sơ này.
+ Trong Nghị định 98/2018/NĐ-CP có ghi rõ, là cho phép thuê tư vấn xây dựng bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết tuy nhiên nội dung này có một hạn chế là chi phí thuê tư vấn thường cao, nếu các chủ thể tham gia liên kết bỏ tiền ra thuê tư vấn nhưng rơi vào trường hợp hồ sơ không được duyệt thì đồng nghĩa họ sẽ bị mất chi phí Đây là một trong những cản trở lớn để các chủ thể tham gia liên kết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp cận với các hỗ trợ theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP bởi vì tất cả các HTX đều sợ mất khoảng chi phí thuê tư vấn xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong trường hợp hồ sơ này không được phê duyệt.
+ Ngân sách nhà nước thường được duyệt theo hàng năm, trong khi đó độ dài của các dự án liên kết thường lớn hơn 1 năm Điều này cũng tạo ra sự khó khăn trong việc đề xuất nội dung kinh phí được hỗ trợ.
+ Theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP, sẽ xuất hiện trường hợp dự án sẽ phải xin nguồn hỗ trợ từ nhiều Chương trình dự án khác nhau Điều này cũng gây khó khăn trong quá trình lập dự toán và đi xin nguồn vốn hỗ trợ.
+ Bên cạnh đó, Nghị định 98/2018/NĐ-CP cũng chưa quy định rõ những thông tư hướng dẫn các định mức hỗ trợ cụ thể, gây khó khăn trong công tác lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Mặc dù các chủ trương, cơ chế chính sách cấp Trung ương liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày được ban hành cũng còn những hạn chế nhất định, tuy nhiên, các chủ trương, cơ chế chính sách này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện các tác động của họ trong việc định hướng và thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. b Vai trò quản lý của chính quyền địa phương b.1 Xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy sự phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk Để có cơ sở thực hiện các tác động vào lĩnh vực liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp, dựa trên các cơ chế chính sách của cấp Trung ương, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách liên quan đến phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và nội dung của các cơ chế chính sách này được thể hiện như sau:
Trên cơ sở đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết số 158/2015/NQ-HDND, để khẳng định rằng: cần đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, phát triển dịch vụ và ngành nghề nông thôn.Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hướng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ - du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đắk Lắk đã xây dựng các quy hoạch, đề án được xây dựng như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới chế biến nông sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006- 2010, tầm nhìn 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2020 và Quy hoạch hệ thống nghiên cứu chuyển giao sản xuất và cung ứng giống cây trồng vật nuôi và giống thủy sản; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Đề án phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2002 và định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030… để định hướng sự phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuât cây công nghiệp dài ngày với những khía cạnh cụ thể như sau:
Đánh giá chung về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua
Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên có được, quy mô sản xuất các loại cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su hiện nay khá lớn(Đắk Lắk là tỉnh đang có diện tích cà phê, hồ tiêu lớn nhất cả nước), bên cạnh đó, tại tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện một số hợp tác xã đủ năng lực để thực hiện quá trình liên kết hay nhiều nông hộ cũng có nhu cầu tham gia liên kết để tiếp cận nguồn vốn, bán sản phẩm giá cao hơn… cho nên liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đã xuất hiện tại nhiều khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh, với quy mô diện tích là224.925 ha, chiếm 74,59% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Trong giai đoạn 2014-2018, diện tích cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk tiếp tục có sự mở rộng,đặc biệt là diện tích cây hồ tiêu, điều này đã góp phần giúp quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ được mở rộng thêm Với thực trạng quy mô và mức độ mở rộng quy mô liên kết như vậy, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đắk Lắk đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày nói chung, các chủ thể tham gia liên kết nói riêng Nhờ hoạt động liên kết, khá nhiều hộ sản xuất cây công nghiệp dài ngày tiếp cận được nguồn vốn để đảm bảo quá trình sản xuất và sinh hoạt của họ Liên kết kinh tế cũng góp phần cải thiện năng suất nhiều khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh hay giúp nông hộ cải thiện thu nhập Ngoài ra, liên kết kinh tế cũng góp phần làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất của nông hộ theo hướng tiến bộ, nâng cao mức độ cơ giới hóa, giảm tác động tiêu cực đến môi trường sống hay nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia liên kết.
Quy mô liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tương đối lớn, chủ thể tham gia liên kết cũng tương đối đa dạng (có nông hộ, hợp tác xã và nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia liên kết)… cho nên hình thức và mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk tương đối đa dạng theo Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày được thực hiện theo 04 hình thức là: Hình thức 1 Cung ứng – Sản xuất – Thu hoạch – Chế biến – Tiêu thụ; Hình thức 2: Cung ứng – Tiêu thụ; Hình thức 4: Cung ứng – Sản xuất – Thu hoạch – Tiêu thụ; Hình thức 5: Sản xuất – Thu hoạch – Chế biến – Tiêu thụ Và được thực hiện theo 4 mô hình là: Mô hình tập trung; Mô hình trang trại hạt nhân; Mô hình trung gian; Mô hình phi chính thức Tùy theo nhu cầu, điều kiện cụ thể, các chủ thể tham gia liên kết sẽ chọn những kiểu liên kết phù hợp để thực hiện được các mục đích mong muốn.
Thông qua hoạt động liên kết, doanh nghiệp và nông hộ đã có nhiều sự hỗ trợ lẫn nhau, bù đắp sự thiếu hụt của nhau để cùng phát triển Thông qua liên kết với nông hộ, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn nông sản chất lượng cao như mong muốn. Thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông hộ có thể tiếp cận được nguồn vốn, được cải thiện kỹ năng sản xuất và tiếp cận được thị trường tiêu thụ các nông sản chất lượng cao. Ngoài ra, quá trình liên kết cũng giúp nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp được ổn định hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (đối với doanh nghiệp bán yếu tố đầu vào); Giúp nông hộ bán được nông sản với giá cao hơn, đầu ra được ổn định hơn Quá trình tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk tương đối tốt Các doanh nghiệp tham gia liên kết đã chú trọng đến khâu lựa chọn khu vực liên kết (vùng nguyên liệu) và điều này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được vùng nguyên liệu phù hợp nhất với tiêu chuẩn của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho nông hộ Khi tham gia liên kết, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến khâu tuyên truyền, vận động để nông dân nắm rõ nội dung liên kết Điều này sẽ giúp nông hộ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ để đưa ra quyết định có liên kết hay không và thực hiện liên kết tốt hơn Hầu hết doanh nghiệp tham gia liên kết đều lựa chọn đối tác khi thực hiện liên kết Điều này giúp doanh nghiệp chọn được đối tượng liên kết phù hợp, góp phần giảm chi phí đào tạo, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện liên kết Cam kết ở nhiều dạng liên kết tương đối chặt chẽ, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện liên kết cũng như giải quyết các tranh chấp trên thực tế. Ngoài ra, nông hộ và doanh nghiệp thực hiện khá tốt các nội dung đã cam kết.
Tình hình triển khai, thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có nhiều điểm tích cực Nông hộ và doanh nghiệp thực hiện khá tốt các nội dung đã cam kết Phần lớn nông hộ sử dụng đúng mục đích các hỗ trợ của doanh nghiệp, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật doanh nghiệp yêu cầu, thực hiện đúng cam kết về mặt thời gian, số lượng, chất lượng, thanh toán, giá cả Ngoài ra, nhiều phát sinh ngoài mong muốn cũng được xử lý tương đối hợp lý, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự thành công của các liên kết trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. Quá trình tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk tương đối tốt, nhiều trường hợp liên kết được thực hiện có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả nông hộ, chủ thể trung gian và doanh nghiệp tham gia liên kết, chính vì vậy nhiều trường hợp liên kết đã được duy trì thực hiện ở những mùa vụ tiếp theo, có tính bền vững Đây là nhân tố quan trọng giúp diện tích sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk có hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ không bị giảm mà có xu hướng tăng.
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a Tồn tại, hạn chế:
Quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 được mở rộng, tuy nhiên sự mở rộng này là không lớn, Trong đó, diện tích liên kết một số loại cây công nghiệp dài ngày không những không được mở rộng thêm mà còn bị giảm đi.
Phần lớn diện tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là liên kết đơn giản, mức độ hỗ trợ hay bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, kỹ năng cho nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết còn hạn chế Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk phổ biến nhất là mô hình phi chính thức, tuy nhiên nội dung liên kết trong mô hình này khá đơn giản Nhiều tác động mà xã hội kỳ vọng quá trình liên kết có thể tạo ra được như: Doanh nghiệp chuyển giao quy trình sản xuất tiến bộ cho nông dân; Doanh nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận máy móc tiến bộ… để thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, nâng cao mức độ cơ giới hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản… không có xuất hiện trong mô hình liên kết phi chính thức.
Liên kết kinh tế được thực hiện bằng hình thức hợp đồng văn bản khá khiêm tốn Diện tích liên kết có hợp đồng văn bản thường là những diện tích được thực hiện theo mô hình trang trại hạt nhân (liên kết giữa công ty nhà nước với nông hộ), hay một phần diện tích của mô hình trực tiếp và mô hình trung gian Vẫn còn nhiều diện tích liên kết trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay được hình thành dựa trên cơ sở là sự quen biết lâu dài và niềm tin lẫn nhau, không cần phải ký kết hợp đồng văn bản.
Vị thế của nông hộ trong liên kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Trong các mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk, doanh nghiệp thường là người quyết định nội dung, chương trình của quá trình liên kết, nông hộ chỉ tham gia và tuân theo các đề xuất mà doanh nghiệp đưa ra Hiện tại không có dạng liên kết nào mà nông hộ có vị trí tốt hơn doanh nghiệp (trường hợp liên kết mà nông hộ là người có nhiều quyền lực hơn trong việc thiết lập nội dung, chương trình cam kết), nông hộ vẫn bị động trong quá trình liên kết so với doanh nghiệp.
Nội dung cam kết trong một số trường hợp, mô hình liên kết chưa chặt chẽ, tính pháp lý thấp Nhiều trường hợp liên kết không được thể hiện bằng hợp đồng văn bản cho nên tính pháp lý để giải quyết các tranh chấp (nếu có xảy ra) thấp Bên cạnh đó, nhiều mô hình liên kết chỉ có các cam kết là: Cam kết về lượng và giá vật tư nông hộ ứng trước, cam kết về hình thức thanh toán, thiếu các cam kết để xử lý các phát sinh không mong muốn trong quá trình thực hiện liên kết Và như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra, các bên tham gia liên kết sẽ không có cơ sở để giải quyết các tranh chấp này.
Một số trường hợp liên kết, chủ thể tham gia liên kết chưa thực hiện tốt các cam kết Vẫn còn một bộ phận nông hộ tham gia liên kết chưa sử dụng đúng mục đích các hỗ trợ của doanh nghiệp, chưa thực hiện sản xuất đúng quy trình kỹ thuật doanh nghiệp yêu cầu;Một số chủ thể tham gia liên kết chưa thực hiện đúng cam kết về mặt thời gian, số lượng, chất lượng, thanh toán, giá cả cũng như xử lý “phát sinh mới” chưa phù hợp Đây là những yếu tố trực tiếp làm giảm hiệu quả quá trình liên kết cũng như dẫn đến sự thất bại trong liên kết.
Tính bền vững của nhiều trường hợp liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ để sản xuất “cà phê, hồ tiêu chất lượng cao” thấp Nhiều trường hợp liên kết bị thất bại, không được duy trì ở những mùa vụ tiếp theo và có tính bền vững thấp.
Vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ hiện còn hạn chế Một trong những kỳ vọng chính vào quá trình liên kết của xã hội là hoạt động này có thể giúp nâng cao mức độ cơ giới hóa cũng như thay đổi cách thức tổ chức sản xuất của nông hộ theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên rất nhiều trường hợp liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk hiện nay vẫn chưa thể tạo ra được điều này Vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tăng cường sự ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng. b Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Sản phẩm cà phê chứng nhận (4C, UTZ, Fairtrade, RFA) là một trong những đối tượng liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ tại tỉnh Đắk Lắk Giai đoạn 2014- 2018, nhu cầu các sản phẩm cà phê chứng nhận (4C, UTZ, Fairtrade, FRA) bị giảm, giá các sản phẩm cà phê có chứng nhận bị giảm mạnh, điều này làm doanh nghiệp giảm sản lượng thu mua, diện tích cà phê liên kết với nông hộ bị giảm theo Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho diện tích liên kết trong sản xuất cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018 không những không tăng lên mà còn bị giảm đi 565 ha, nhiều trường hợp liên kết không tiếp tục được duy trì thực hiện ở mùa vụ tiếp theo.
Liên kết để sản xuất các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày có chất lượng cao (có chứng nhận 4C, Fairtrade, UTZ, RFA, chế biến ướt) thường là những dạng liên kết chặt chẽ, có
“độ sâu” liên kết, vì doanh nghiệp phải chuyển giao công nghệ cho nông hộ (quy trình kỹ thuật, máy móc), thực hiện đào tạo nông dân, giám sát quá trình sản xuất của nông dân… Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày có chất lượng cao (có chứng nhận 4C, Fairtrade, UTZ, RFA, chế biến ướt) cũng còn hạn chế,điều này kéo theo diện tích cây công nghiệp dài ngày liên kết có “độ sâu”, có tính chặt chẽ tại Đắk Lắk cũng hạn chế theo Diện tích cây công nghiệp dài ngày được thực hiện liên kết có “độ sâu”, có tính chặt chẽ chỉ chiếm 19,35%, trong khi đó diện tích liên kết ở mức độ đơn giản chiếm tới 80,65% Ngoài ra, diện tích liên kết có “độ sâu”, có tính chặt chẽ thấp sẽ làm hạn chế vai trò của quá trình liên kết đối với việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất của nông hộ, đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp…
Bối cảnh trong nước, quốc tế đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Bối cảnh quốc tế a Thuận lợi:
Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh Hơn thế nữa quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
Hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường: hưởng quy chế Tối hậu quốc (Most Favoured Nation - MFN) của 149 nước thành viên, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị thương mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông, thuỷ sản của Việt Nam Sự hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển sạch hơn, bền vững hơn về môi trường.
Hội nhập quốc tế sẽ giúp thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư và liên kết với nông hộ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp dài ngày nói riêng tại Đắk Lắk.
Xã hội càng phát triển, thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tiêu dùng từ các sản phẩm bình thường sang các sản phẩm có chất lượng cao, có thể truy suất nguồn gốc và thân thiện với môi trường Điều này sẽ tạo các tiền để hình thành liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày có chất lượng cao để cung ứng cho thị trường. b Khó khăn và thách thức:
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới.
Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; đầu tư của tỉnh cho nông nghiệp - nông thôn còn hạn chế sẽ mâu thuẫn gay gắt với xu thế tất yếu phải ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới 11 , dự báo giá nông sản trong tương lai, nhất lag dự báo giá cánh kéo nông nghiệp là một công việc đầy bất trắc: giá cà phê vối đến năm 2025 sẽ giảm xuống còn 1.800USD/tấn.
Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, điều này khuyến khích hoạt động thu hút các doanh nghiệp đầu tư, liên kết kinh tế với nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày.
Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng tạo ra nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày nói riêng.
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã góp phần thúc đẩy quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ nhằm thay đổi tổ chức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất đồng bộ trên quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp để không bị đào thải. Đảng và Chính phủ đang quyết tâm cải cách để xây dựng một môi trường đầu tư tốt hơn Điều này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, tăng sự hấp dẫn đề thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư vào Việt Nam nói chung, Đắk Lắk nói riêng ở tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có đầu tư liên kết với nông dân để sản xuất các sản phẩm cà phê, hồ tiêu.
Công tác đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, trong đó có Đắk Lắk luôn được xem trọng Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất nói chung, quá trình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản cây công nghiệp dài ngày nói riêng. Đắk Lắk cũng như cả nước đang triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ban hành nhiếu chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ Điều này sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực trực tiếp đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày.
11 Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào
Tuy nhiên, chi ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, vốn hỗ trợ để thúc đẩy liên kết liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày sẽ bị hạn chế theo.
Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây dài ngày của Đắk Lắk
4.2.1 Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk là tỉnh thuộc vùng cao nguyên nên sẽ ít chịu ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp do nước biển dâng nhưng sẽ bị hạn hán, lũ lụt dẫn đến cây trồng suy giảm năng suất nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Các phân tích về trồng trọt đã cho thấy sự giảm năng suất đáng kể của tác động BĐKH. Việc lựa chọn cây trồng bao gồm cả các công cụ trợ giúp quyết định như từ cây trồng sinh thái đến chọn lựa cây thay thế cho các hệ sinh thái cụ thể Lựa chọn cây thích ứng không thể tách rời các biện pháp quản lý với các hệ sinh thái nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng rủi ro cho sản xuất nông nghiệp, như tăng tình hình dịch bệnh, hạn hán, ngập úng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông hộ Đặc biệt là đối với cà phê là cây cần nhiều nước tưới, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả cây trồng.
4.2.2 Dự báo về quy mô đất nông nghiệp
Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh hiện có 1.160,1 nghìn ha Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch các ngành khác đến năm 2020 Dự báo đất phi nông nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 18,6 nghìn ha, diện tích tăng thêm chủ yếu lấy vào quỹ đất nông nghiệp và khả năng mở rộng diện tích khoảng 29 nghìn ha.
Như vậy, cùng với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, sự thu hẹp quy mô đất sản xuất nông nghiệp đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất cần được đầu tư tích cực, hướng mạnh tới thâm canh, gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích Liên kết kinh tế cần hướng đến ứng dụng công nghệ cao để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp lại.
4.2.3 Dự báo thị trường và nhu cầu tiêu thụ
Dự báo thị trường trong nước
12 Nguồn số liệu: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản làm ra Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%.
- Cà phê tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ chiếm 6 - 7% sản lượng sản xuất. Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ cà phê từ nay đến năm 2020 sẽ tăng bình quân
8 - 10%/năm; đến năm 2020 mức tiêu thụ khoảng khoảng 15 - 16% sản lượng sản xuất Trên thực tế cà phê có nhãn hàng, với thương hiệu nổi tiếng (cà phê Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hoà, Nestcafe) được tiêu thụ mạnh, số lượng cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê tăng đáng kể, chứng tỏ thị trường cà phê nội địa còn có tiềm năng khá lớn và dự kiến tăng mạnh vào sau năm 2015.
- Cao su: Nhu cầu trong nước chiếm 10 - 15% sản lượng cao su hàng năm. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường nội địa bao gồm: găng tay, săm lốp, băng chuyền… Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất các sản phẩm từ cao su Hàng năm tiêu thụ khoảng 100.000 tấn mủ cao su, trong đó 70% dành cho công nghiệp chế biến săm lốp Dự báo tiêu thụ cao su trong nước khoảng 57 ngàn tấn năm 2020 và 60 ngàn tấn năm 2030.
- Hồ tiêu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 10% Do năng suất cao nên giá thành sản xuất hồ tiêu ở ĐắkLắk tương đối thấp nên diện tích hồ tiêu ĐắkLắk tăng rất nhanh Tuy nhiên, vấn đề trở ngại nhất đối với cây tiêu hiện nay là nguy cơ bị nhiễm các bệnh như: bệnh thối gốc, bệnh tuyến trùng rễ, bệnh đốm lá, bệnh thán thư…Vì vậy, việc ứng dụng CNC trong việc chọn tạo giống tiêu có khả năng kháng bệnh kết hợp với quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp sẽ giúp cho cây tiêu phát triển bền vững.
- Hạt điều: tiêu thụ trong nước tới năm chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều sản xuất Hạt điều tiêu dùng trong nước có hàm lượng giá trị gia tăng cao như các sản phẩm điều rang muối, bánh kẹo chế biến từ nhân điều chỉ chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều xuất khẩu Thậm chí nhân điều tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều chế biến hàng năm vào khoảng 200.000 tấn.
Dự báo thị trường xuất khẩu
Tỉnh Đắk Lắk đã xác định các sản phẩm chủ lực là sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu cao, chủ yếu là sản phẩm của các cây dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su và điều.
- Cà phê: cà phê Đắk Lắk được đánh giá có chất lượng cao tương đương các nước trồng cà phê lớn trên thế giới Tuy nhiên, sản lượng cà phê năm 2020 dự báo sẽ giảm do sự biến đổi thất thường của thời tiết Cùng với đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê tiềm ẩn nhiều bất ổn cả về chất lượng, về lượng và giá cả (là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại không đi cùng với thứ hạng này).
- Cao su Đắk Lắk được xuất khẩu sang 14 nước với giá trị 7,9 triệu USD năm 2015 Cao su xuất khẩu vào Trung Quốc thường xuyên bị giảm giá đột ngột do chính sách hạn chế số doanh nghiệp được phép nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới làm cho giá cao su giảm tới hơn một nửa ở Trung Quốc nên làm giảm giá xuất khẩu cao su của Đắk Lắk vào thị trường này.
Quan điểm, định hướng phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ
4.3.1 Quan điểm phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a) Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sản xuất cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đắk Lắk theo hướng hiệu quả và bền vững Tham gia liên kết sẽ giúp nông hộ khắc phục được những nhược điểm mà tự bản thân của họ khó tự giải quyết được. b) Quá trình thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ phải đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể thông qua sản xuất và tiêu thụ nông sản hiệu quả và bền vững Không chủ thể kinh tế nào tham gia liên kết mà bản thân họ không thu được thêm lợi ích từ quá trình liên kết đó. c) Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý công bằng và minh bạch, phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực cho các chủ thể tham gia liên kết kinh tế sản xuất cây dài ngày.
4.3.2 Định hướng thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk
- Hình thành các vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, có lợi thế, có thị trường.
- Tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và quy mô lớn, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân ở các chuỗi giá trị hàng hóa, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI phát triển.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi tại các vùng liên kết trọng điểm và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ tạo lập và phát triển các mối quan hệ liên kết ngang, liên kết dọc
- Phát triển các tổ chức sản xuất (liên kết ngang) thông qua nâng cao năng lực cho các chức kinh tế hợp tác như hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm kết nối các hộ nông dân sản xuất nhỏ, đủ năng lực về quản trị, kinh tế và sản lượng hàng hóa để tham gia liên kết hiệu quả với các doanh nghiệp.
Một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk thời gian tới
4.4.1 Giải pháp chung đối với doanh nghiệp và nông hộ
4.4.1.1 Đảm bảo lợi ích lâu dài của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế Động lực đảm bảo liên kết kinh tế trong sản xuất cây dài ngày giữa các chủ thể tham gia liên kết là lợi ích kinh tế của các bên Lợi ích kinh tế được đo bằng hiệu quả kinh tế và thu nhập của từng khâu trong quá trình liên kết kinh tế Xác định được điều này sẽ phản ánh được sự đóng góp của từng thành viên trong quan hệ sản xuất – chế biến, đồng thời làm cơ sở để xác định các nội dung cam kết trong hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể Đó cũng là cơ sở của đàm phán hợp đồng và chia sẻ rủi ro cũng như lợi ích của quan hệ liên kết kinh tế sản xuất – chế biến – tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế (HQKT) là thước đo tiêu chuẩn, quyết định mức độ và tính chất đóng góp lợi ích trong liên kết kinh tế giữa các chủ thể Đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày cần phải xem xét theo từng giai đoạn của sản xuất, theo quy mô và theo loại công nghệ áp dụng và cũng như sự đóng góp của từng chủ thể Khi đánh giá HQKT sẽ chỉ ra được những điểm tích cực và nhược điểm của từng khâu, sản xuất, thu gom, sơ chế bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu và phân phối. a Xác định rõ vai trò đóng góp, lợi ích của từng chủ thể, hoặc tác nhân trung gian trong từng công đoạn sản xuất để nâng cao tính hiện thực hóa và giá trị của hợp đồng ký kết, nâng cao hiệu quả kinh tế theo giai đoạn sản xuất kinh doanh
Quá trình sản xuất trồng trọt và chế biến cây công nghiệp dài ngày được chia thành các giai đoạn khác nhau Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm phản ánh sự đầu tư công và chi phí vật chất của các chủ thể đảm nhiệm Các công đoạn chủ yếu trong sản xuất hàng hóa cây công nghiệp dài ngày bao gồm:
- Giai đoạn sản xuất trồng trọt: Là giai đoạn tạo ra sản phẩm nông nghiệp và kết thúc bằng thu hoạch sản phẩm (nguyên liệu thô) Giá trị sản phẩm của giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác tác và tay nghề của người nông dân.
- Giai đoạn thu gom, sơ chế bảo quản sau thu hoạch: Là giai đoạn sau thu hoạch được sơ chế để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp Giá trị sản phẩm giai đoạn này được nâng lên phụ thuộc vào công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
- Giai đoạn chế biến sâu: Các nguyên liệu thô được chuyển sang chế biến thành các sản phẩm đa dạng khác nhau, giá trị sản phẩm giai đoạn này được nâng cao phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu từ khâu trồng trọt và công nghệ chế biến sâu.
- Giai đoạn đóng gói và phân phối tiêu thụ: Là giai đoạn giá trị sản phẩm được nâng lên nhờ thiết kế bao bì mẫu mã, thương hiệu và quản trị marketing.
Mỗi khâu có thể có nhiều tác nhân tham gia, cũng có thể một tác nhân đảm nhiệm nhiều khâu Các chủ thể đảm nhiệm các khâu cần nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách đổi mới công nghệ, giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho cả nông dân, doanh nghiệp hay đối tác trung gian. b Tập trung phát triển mô hình tập trung và mô hình trung gian nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình liên kết
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng ở chương 3 cho thấy các mô hình liên kết kinh tế phù hợp nhất đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk là hai mô hình: Tập trung và mô hình trung gian (Cà phê, cao su, hồ tiêu và điều) Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế (bảng P.10) của từng loại mô hình với khâu sản xuất trồng trọt các loại cây công nghiệp dài ngày cũng cho kết quả như vậy.
Các khâu khác của 2 mô hình cũng được đánh giá hiệu quả kinh tế tương tự như khi đánh giá HQKT của công đoạn sản xuất Trong thời gian tới, cần ưu tiên phát triển liên kết theo mô hình trung gian và mô hình tập trung. c Tăng cường sự tham gia có hiệu quả của các chủ thể và một số tác nhân trung gian thông qua nâng cao tính hiện thực hóa, tính pháp lý của các hợp đồng ký kết, đảm bảo lợi phân phối lợi ích giữa các bên tham gia liên kết
Phân phối lợi ích giữa các bên chủ thể: sau khi đã xác định được HQKT của từng khâu và mức độ đóng góp của từng chủ thể thì cần tiến hành như sau:
- Các chủ thể thiện chí trao đổi và thỏa thuận, đây là khâu rất nhạy cảm vì liên quan đến các thông tin cần bí mật như chi phí giá thành, bí mật công nghệ
- Cần có đơn vị độc lập tham gia đánh giá và khẳng định lợi ích của các bên để tránh các tranh cãi lợi ích (như cơ quan có chức năng thẩm định giá trị đóng góp của phương án liên kết).
- Các cam kết giải quyết các phương án phát sinh cần được thỏa thuận cụ thể công khai giữa các bên và thống nhất cả chế tài xử lý tranh chấp.
Tùy mức độ quan hệ và mô hình liên kết mà xây dựng các quy định cụ thể về thông tin hay các bước thực thi những phương án xác định và phân phối lại lợi ích giữa các bên.
4.4.1.2 Sử dụng hợp đồng văn bản để thể hiện các nội dung cam kết
Liên kết kinh tế giữa nông hộ và doanh nghiệp trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk được thực hiện bằng hình thức hợp đồng văn bản còn khá khiêm tốn, chưa phổ biến Điều này đang dẫn đến thực trạng là nhiều trường hợp liên kết, nội dung cam kết thiếu tính pháp lý để triển khai, cũng như xử lý các tranh chấp phát sinh Tăng cường sử dụng hợp đồng văn bản sẽ giúp tăng cơ sở pháp lý của các nội dung liên kết, từ đó quá trình thực hiện liên kết và giải quyết các tranh chấp sẽ được thuận lợi hơn.
Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương
4.5.1 Kiến nghị đối chính quyền địa phương Để bảo đảm hình thành phát triển và quản lý quan hệ liên kết kinh tế đi đúng hướng đã định tạo ra hiệu quả liên kết kinh tế sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắk Lắk theo các quan điểm và định hướng đề ra thì cần phải thực hiện những nội dung sau:
4.5.1.1 Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở ban ngành, chính quyền cơ sở các cấp
Trong tất cả các đề án liên quan đến phát triển nông lâm nghiệp ở Đắk Lắk đều đề cập đến “cần tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ” tuy nhiên nội dung này dường như vẫn còn mơ hồ trong công tác chỉ đạo Tỉnh Đắk Lắk thành lập các Ban chỉ đạo Đề án “Phát triển cà phê bền vững”; Ban chỉ đạo đề án: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Ban chỉ đạo đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững Tuy nhiên, nội dung liên quan đến thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đối với sản xuất nông nghiệp nói chung chưa được cụ thể hóa cả về phương pháp triển khai cũng như đánh giá kết quả thực hiện.
Liên kết kinh tế liên quan đến nhiều ngành, nhiều chủ thể không chỉ có ngành nông nghiệp Cần phải đổi mới cả về nhận thức lẫn phương pháp thực hiện, các sở cần phối hợp chặt chẽ Vai trò của các ban ngành và chính quyền cơ sở rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của liên kết kinh tế thể hiện qua các hoạt động sau:
- Liên kết kinh tế giữa các chủ thể cần đưa vào nội dung hoạt động quan trọng của Ban chỉ đạo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk Thường xuyên giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế, có giải pháp tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai, hàng năm tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
- Tiếp thu và thực thi chủ trương liên kết kinh tế của các chính sách đã ban hành, trên cơ sở đó các ngành các cấp cơ sở cần tùy theo điều kiện của mỗi cây, con, mỗi vùng mà cụ thể hóa với địa phương mình.
- Học tập và vận dụng sáng tạo các mô hình liên kết thành công của các địa phương khác hay của các doanh nghiệp, nông dân Việc này thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn phát huy khả năng sáng tạo.
- Thường xuyên gắn kết hỗ trợ động viên các chủ thể liên kết kinh tế: làm cho các chủ thể tin tưởng và gắn bó lâu dài.
4.5.1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý bảo đảm các quan hệ liên kết kinh tế được thực hiện đúng mục tiêu đề ra
Hoàn thiện cơ chế quản lý bảo đảm các mục tiêu của liên kết bao gồm nhiều nội dung, từ vấn đề thích ứng với thay đổi môi trường thể chế và thị trường cho đến các điều chỉnh trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia theo sự phát triển của từng bên trong quan hệ liên kết Có hai giải pháp như sau: a) Linh hoạt thích ứng với các thay đổi của môi trường liên kết
- Thay đổi phát sinh do yếu tố khách quan như: Thay đổi về chính sách, thay đổi vì các tác động bên ngoài (tỷ giá, hàng rào kỹ thuật, bệnh dịch ) đặc biệt đối với sản phẩm xu hướng chính là để xuất khẩu như các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày: cà phê, hồ tiêu, cao su và điều.
- Các vấn đề mới phát sinh có thể xuất phát từ chính các chủ thể liên kết kinh tế: Ví dụ như người sản xuất thu hoạch được năng suất và chất lượng cao hơn, giá cả thị trường đối với nông sản cao hơn, hợp đồng liên kết kinh tế cần được thay đổi bổ xung cập nhật, nếu không sẽ phát sinh mâu thuẫn và hợp đồng bị phá vỡ.
Những trường hợp này, vai trò trung gian của cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng cần kịp thời đưa ra các định hướng điều tiết thỏa thuận giữa các chủ thể, đảm bảo công bằng cho các bên Hướng cho các chủ thể giải quyết các vẫn đề phát sinh theo tinh thần chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trên tinh thần "thấu hiểu" nhau để có giải pháp thoả đáng, nhằm ngăn chặn nguy cơ "tan vỡ" liên kết từ những cố ý không đàm phán được, quan trọng nhất là đảm bảo cho lợi ích của các bên được đảm bảo. b) Tăng cường giám sát quá trình thực hiện liên kết kinh tế giữa các chủ thể
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk nói riêng: tính rủi ro cao (rủi ro thị trường, rủi ro do thiên tai hạn hán, dịch bệnh); sản xuất quy mô nhỏ của các nông hộ Liên kết kinh tế thành công sẽ mang ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế đối với các chủ thể và địa phương mà còn mang tính xã hội sâu sắc, nhất là Đắk Lắk là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vai trò của chính quyền địa phương càng quan trọng để đảm bảo liên kết kinh tế thành công.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng cây giống; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; Hình thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở sản xuất, chế biến nói chung và đặc biệt là các liên kết kinh tế sản xuất cây công nghiệp dài ngày nói riêng.
- Nắm bắt kịp thời và có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc khó khăn của các chủ thể liên kết kinh tế.
- Đưa ra các sáng kiến tạo lập môi trường gắn kết giữa các chủ thể liên kết kinh tế nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa các chủ thể.
4.5.1.3 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút doanh nghiệp tham giam liên kết với nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày
Môi trường đầu tư tỉnh Đắk Lắk chỉ xếp hạng ở nhóm trung bình, chưa khuyến khích được nhiều doanh nghiệp đầu tư và thực hiện liên kết kinh tế với nông hộ Chính vì vậy để thúc đây liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.
Cải thiện môi trường đầu tư cần nhiều giải pháp đồng bộ, các cơ quan phụ trách vân đề này của tỉnh Đắk Lắk (Sở Kế hoạch & Đầu tư) cần nghiên cứu và có giải pháp đồng bộ, phù hợp.
Cần có các giải pháp hỗ trợ các chủ thể xúc tiến đầu tư và quảng bá sản phẩm, cụ thể là: