Sự ra đời củaNghị định đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động cũng như cơ chế quản lý tài chính tại cácbệnh viện công lập, theo đó các bệnh viện phải chủ động trong việc xây dựng và quản lý c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN MÁT TỈNH
PHÚ THỌ
VŨ QUANG HUY
Hà Nội, tháng 12/2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỌI
TS NGUYEN THI THU HUONG
Hà Nội, tháng 12/2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhântôi, chưa được công bồ trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nộidung được trình bảy trong luậ văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ cácquy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Tác giả
Vii Quang Huy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau khi thực hiện xong luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS.Nguyễn Thị Thu Hường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận vănnay.
Tôi cũng xin trân trọng cam ơn các thầy, cô giáo của Khoa Kinh tế - TrườngĐại Học Mở Hà Nội đã truyền day cho tôi những kiến thức quý báu dé giúp tôi cóthể hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệpđang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôngiúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021
Tac giả luận văn
Trang 5MO DAU.
1.Tính cấp thiết của dé tài
2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Câu hỏi nghiên cứu
7 Kết cầu luận văn "
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIENCÔNG 121.1 Khái niệm về quản lý tài chính bệnh viện công
1.1.1 Khái niệm bệnh viện công
1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện
1.2 Đặc điểm vẻ quản lý tài chính bệnh viện công
1.3 Vai trò của quản lý tài chính bệnh viện công
1.3.1 Đối với bệnh viện
1.3.2 Đối với người bệnh
1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý
1.4.1 Lập dự toán thu chi.
1.4.2 Quan ly việc thực hiện dự toán
1.4.3 Quyết toán kinh ph
1.4.4 Thanh tra, kiểm tra và đánh gi
1.5 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện công
1.5.1 Yếu tổ khách quan
1.5.2 Yếu tổ chi quan
1.6 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số bệnh viện và bài học rút ra cho Bệnh việnMắt tỉnh Phú Thọ trong việc quản lý tài chính i3:1.6.1 Kinh nghiệm của một SỐ nước trong quản lý tài chính bệnh viện công 231.6.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số bệnh viện công ở Việt Nam + 261.6.3 Bai hoc rtit ra cho Bénh vién mắt tỉnh Phi Tho trong việc quan lý tài chinh 27
5
Trang 6CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNHVIEN MAT TINH PHU THỌ 302.1 Tổng quan về Bệnh viện Mắt tinh Phú Tho 302.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển „30
„.32
„35
„37 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Bệnh viện Mất tinh Phú Thọ
2.1.3 Chính sách kế toán và cơ chế quản lý tài chính
2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán thu chỉ
2.2.2 Thực trạng công tác thu chỉ
2.2.3 Thực trạng quyết tod
2.2.4 Công tác kiểm tra tài chính
2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Bệnh viện Mat tinh Phú Thọ 522.3.1 Các yếu tổ khách quan
2.3.2 Các yếu t6 chủ quan
2.4 Đánh giá chung về quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tinh Phú Thọ
2.4.1 Kết quả đạt được
2.4.2 Hạn chế và tôn tại
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chê "
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNHVIEN MAT TINH PHU THỌ 643.1 Dinh hướng hoàn thiện quản ly tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Tho3.1.1 Phuong hướng phat triển của ngành y tế về quản lý tài chính bệnh viện công 643.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản ly tài chính tại Bệnh viện Mat tinh Phú Tho 65
+ 69 60
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tinh Phú Thọ 3.2.1 Xây dựng chiến lược tài chính cho bệnh viện
3.2.2 Định hướng lại mô hình phát triển của bệnh viện T1 ⁄43.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ed,3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện 803.2.5 Xây dựng văn hoá bệnh viện, nâng cao y đức va giao tiếp ung xử của nhân viên y
suốt
en BZ.té
3.3 Một sô kiên nghị
Trang 73.3.1 Đối với Nhà nước và Bộ y t
3.3.2 Đối với chính quyên tỉnh và Sở y tế tỉnh Phú
Thọ -KẾT LUẬN 84TÀI LIỆU THAM KHẢO 86PHỤ LỤC 89
Trang 8DANH MỤC TU VIET TAT
BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếBYT Bộ Y tếCBCC Cán bộ công chức
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIÊU, HÌNH VẼBang 2.1 Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh tai đơn vị năm 2019-2021
40Bảng 2.2 Dự toán thu của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2021 Bảng 2.3 Dự toán sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ 41Bang 2.4 NSNN cap cho Bénh vién Mat tinh Phú Tho
Bang 2.5 Nguồn thu từ BHYT và lệ phí hoạt động của bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ 44Bảng 2.6 Nguồn thu từ xã hội hoá y tế của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.7 Tổng hợp tình hình chỉ của bệnh viện qua các năm 2017-2021
Bảng 2.8 Đánh giá về quản lý tài chính Bệnh viện Mắt tinh Phú Thọ
Bảng 3.1 Dự toán nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2022-2024
Trang 10MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Y tế đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong mộtquốc gia, vì nó liên quan trực tiếp tới việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người
— nguồn lực quan trọng, nhất của xã hội Do đó, việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũngnhư hiệu quả hoạt động của các đơn vị và cơ sở y tế luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầutrong định hướng phát triển của mỗi quốc gia So với các ngành nghé hay lĩnh vực kháctrong xã hội thì hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành y tế phức tạp và khó quản
lý hơn nhiều Chức năng cơ bản của y tế là khám chữa trị, cung cấp dịch vụ nhằm bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, vì vậy không chỉ cần nhân lực có trình độ và đạođức, mà còn đòi hỏi việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại dé đáp ứng nhu cầu kháchhàng Cụ thể, các cơ sở y tế trong khu vực dân cư mà chủ yếu là hệ thống các bệnh việncông lập là những đơn vị trực tiếp chăm sóc và cung cấp các dịch vụ y tế cho phần lớnngười dân trong khu vực Chính vì vậy việc giám sát hoạt động của các bệnh viện này luôn được quan tâm sát sao hơn cả.
Ở Việt Nam, Nghị định 16/2015/NĐ-CP được ban hành quy định về chế độ tựchủ của các đơn vị sự nghiệp công, trong đó có quy định về cơ chế hoạt động và cơ chếtài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Theo đó, Chính phủ đã cho phépcác cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thu một phần viện phí, y tế được xã hội hoá và trởthành một ngành dịch vụ trong hệ thống kinh tế quốc đân có đóng góp quan trọng vàoGDP của đất nước và phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội Sự ra đời củaNghị định đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động cũng như cơ chế quản lý tài chính tại cácbệnh viện công lập, theo đó các bệnh viện phải chủ động trong việc xây dựng và quản
lý các nguồn lực tài chính của mình nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, đúngvới các chủ trương và chính sách của Nhà nước Do đó quản lý tài chính trong các bệnhviện công lập ngày càng có tầm quan trọng đối với các đơn vị này
Bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ là một trong những bệnh viện công lập trực thuộc
Bộ Y tế Trong những năm vừa qua, Bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ đã có những bước pháttriển và thay đổi trong mô hình quản lý cũng như cơ chế tài chính chấp hành đúng vớichủ trương và chính sách của Nhà nước Tuy nhiên vốn xuất phát từ một đơn vị sự
10
Trang 11nghiệp sử dụng ngân sách của Nhà nước và được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn hoạt độngnên khi chấp hành quy định mới về tự chủ tài chính, bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ đã gặpkhông ít khó khăn và vướng mắc trong công tác kế toán tại bệnh viện Chính vi vậy hoànthiện công tác kế toán tại bệnh viện là một trong những nhiệm vụ quan trong đối với sựphát triển của bệnh viện Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoànthiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ” cho luận văn thạc sỹ của mình.
Ds Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quan lý tài chính bệnh viện là một trong những van dé nhận được khá nhiều sựquan tâm của các tác giả và các nhà nghiên cứu trong nước Dưới đây là một số nghiêncứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề này:
Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Lệ Xuân (2013) với nhan đề “Xã hội hóa Y tếtại Việt Nam — Lý luận, thực tiễn và giải pháp” đã trình bày những phân tích và đánhgiá về các hình thức xã hội hóa y tế hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam Nội dungchính của nghiên cứu là tập trung phân tích về chính sách xã hội hóa y tế, các nội dungliên quan đến tài chính y tế - một trong những thành tố đóng vai trò quan trọng trong hệthống y tế của nước nhà Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tiễn, giải pháp tập trungphát triển bảo hiểm y tế toàn dân đã được tác giả đề xuất như là mục tiêu trọng tâm, lâudài cần tập trung hướng tới trong công cuộc xã hội hóa y tế của Việt Nam
Phan Đình Hội (2014) cũng đưa ra những giải pháp trong nghiên cứu về “Hoànthiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Trung tâm Y tế TP VĩnhYên, tỉnh Vĩnh Phúc” Dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tựchủ tài chính, nghiên cứu đã tập trung phân tích thực tiễn quản lý tài chính tại một đơn
vị sự nghiệp công lập điển hình là Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Từnhững đánh giá về thực tiễn tại đơn vị này, các giải pháp và kiến nghị đã được xây dựngnhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trungtâm Y tế TP Vĩnh Phúc
Tương tự, tác giả Trần Thế Cương (2017) cũng tiến hành nghiên cứu với nhan đề
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập của Thành phố HàNội” (2017) Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận và tổng quan về cơ chế quản lý tàichính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Dựa vào những lý thuyết này, nghiên cứu
II
Trang 12phân tích thực trạng và tình hình quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trên địabàn TP Hà Nội, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại ở cácbệnh viện này Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp và gợi ý nhằm hoàn thiện quản
lý tài chính bệnh viện công tại Hà Nội.
Tác giả Trần Phương Linh (2016) với đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chứctài chính tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Sự thật” Trên cơ sở tổng quan lý thuyết
về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nghiên cứu đã phân tính
và làm rõ thực trạng quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Sự thật.”
i trong cơ chế quan lý tài chính, nghiênMặc dù đã chỉ ra được những, điểm yếu và tỒn tạ
cứu vẫn chưa đưa ra được những giải pháp đối với quản lý tài chính tại đơn vị này.Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Chinh (2016) với dé tài “Hoàn thiện công tác quản
lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên” Trongnghiên cứu này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại bệnhviện công lập; từ đó phân tích và đánh giá thực tiễn công tác này tại Bệnh viên Y học
cổ truyền tỉnh Hưng Yên Dựa trên những đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại đơn
vị, các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tài chính tạiBệnh viện Y học cô truyền tỉnh Hưng Yên đã được tác giả đề xuất
Một cách tông quan, các nghiên cứu được đề cập ở trên đã xây dựng được cơ sở
lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cônglập nói chung và các bệnh viện công tại các địa phương nói riêng Tuy nhiên, tính đếnthời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện tại Bệnh viện Mắttỉnh Phú Thọ Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống nghiêncứu này và góp phần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnhviện Mắt tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
3 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện, nghiên cứu nhằm
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tạiBệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
Trang 13b Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Đề đạt được mục tiêu tổng quát như trên, nghiên cứu cần thực hiện những myctiêu cụ thể sau:
- Hé thống hoá và phân tích làm sáng tỏ thêm những van đề lý luận về quản lý tàichính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý tài chính tại Bệnhviện Mắt tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của cáchạn chế.
- Để xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tạiBệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-_ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Tho
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp thu thập dữ liệu, luận văn sẽ sử dụng phần mềm Excel để thuthập và xử lý số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Dữ liệu thu thập được bao gồm cả
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể qua việc tiến hành điều tra khảo sát bộ phận tài chính
và thu thập các tài liệu, văn bản pháp lý của Việt Nam và tài liệu có liên quan tới quản
lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
13
Trang 14Về phương pháp phân tích dữ liệu, luận văn sẽ kết hợp các phương pháp phântích, tông hợp, thống kê và so sánh, v.v để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu Cụ thể,
đữ liệu sau khi được thu thập sẽ được đưa vào tổng hợp và so sánh, đánh giá sự thay đổitrong quản lý tài chính của Bệnh viện theo từng năm Bên cạnh đó, số liệu được thu thập
từ phiếu khảo sát cũng được thống kê và phân tích, làm cơ sở cho việc định hướng cácgiải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
6 Câu hỏi nghiên cứu
Dé đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần làm rõ các câu hỏinghiên cứu như sau:
Thứ nhất, thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ như thếnào?
Thứ hai, những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý tài chính tại Bệnh việnMắt tỉnh Phú Thọ như thế nào?
Thứ ba, giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
là gì?
7 Kết cấu luận văn
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dungcủa bài nghiên cứu được chia thành ba chương lớn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tai chính bệnh viện công
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ.Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN
CÔNG1.1 Khái niệm về quản lý tài chính bệnh viện công
1.1.1 Khái niệm bệnh viện công
Khái niệm bệnh viện công được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau,trong đó định nghĩa phỏ biến nhất về bệnh viện công như sau:
Bệnh viện công là một tổ chức y tế của Nha nước có chức năng hoạt động chính
là khám chữa bệnh Trong đó, các yếu tô đầu vào của bệnh viện bao gồm y bác sỹ, cán
bộ y tế, trang thiết bị, vật tư y tế, tài chính và bệnh nhân, hay nói cách khác, các yếu tốcần có để phục vụ cho công tác chân đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Yếu tố đầu
ra là những người bệnh được chữa khỏi bệnh và xuất viện hoặc người bệnh bị tử vong.Bên cạnh chức năng chính là khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnhnhân, v.v bệnh viện công còn có chức năng chính là tổ chức các hoạt động đào tạo vànghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực y tế
Nguồn tài chính dành cho hoạt động trong bệnh viện bao gồm các nguồn ngânsách nha nước, bao hiểm y tế và xã hội hóa y tế Như vậy, mục tiêu hoạt động của bệnh.viện công là đảm bảo sức khỏe và các phúc lợi cho người dân trong một địa phươngnhất định
Một cách tổng quát, nghiên cứu đưa ra định nghĩa về bệnh viện công như sau:Bệnh viện công là cơ sở y tế được cơ quan nhà nước có thảm quyền thành lập, có nguồntài chính được tài trợ bởi ngân sách nhà nước, có nhiệm vụ cung cấp các dich vụ khámchữa bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của người dân tại địa phương.1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện công
Khái niệm tài chính trong một tổ chức thường đề cập tới vốn cũng như các quỹtiền tệ được sử dụng trong hoạt động của tổ chức đó dé thực hiện các chức năng cũngnhư mục tiêu được đề ra Liên quan đến tài chính bệnh viện công, có thể hiểu một cáchkhái quát là việc quản lý và hoạt động của các quỹ tài chính trong bệnh viện để cungcấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân, đảm bảo mục tiêu chăm sóc sức khỏe
và nâng cao chat lượng sống của con người Chính vì vay, tai chính bệnh viện công cần
IS
Trang 16phải dam bao tinh công bằng và hiệu quả tài chính dé hoạt động trong bệnh viện diễn ramột cách tốt nhất.
Nếu như trước đây, phần lớn các bệnh viện công đều hoạt động theo hướng philợi nhuận khác với các tô chức kinh doanh theo mục tiêu vì lợi nhuận Tuy nhiên, hiệnnay khi cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị sự nghiệp công lậpnhư bệnh viện công thì quản lý tài chính tại các đơn vị này cũng đòi hỏi sự thay đổi theohướng tự chủ về thu chỉ Điều này đòi hỏi các bệnh viện công cần phải cải cách quản lýtài chính của mình dé không chỉ tạo thêm nguồn thu mà còn sử dụng hợp ly và hiệu quả,đảm bảo hoạt động các công tác trong bệnh viện một cách tốt nhất
Dựa trên những phân tích ở trên, khái niệm quản lý tài chính bệnh viện công đượchiểu là quá trình lập kế hoạch, tô chức thực hiện các kế hoạch tài chính, quyết toán vàkiểm tra tài chính tại bệnh viện nhằm mục tiêu xác định rõ nguồn thu, chỉ phục vụ cácchức năng khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong bệnh viện, đảm bảo.
đủ nguồn vốn và sử dụng nguồn vén hợp lý và hiệu quả góp phan đạt được mục tiêu củabệnh viện công.
Hiểu theo nghĩa rộng, quản ly tài chính bệnh viện công bao gồm việc quan lý tất
cả nguồn vốn, tài sản và vật tư trong bệnh viện được sử dụng trong các công tác khámchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.
Hiểu theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính bệnh viện công tập trung vào các nguồnthu và khoản chỉ bằng tiền của bệnh viện, đảm bảo đủ nguồn vốn cho việc hoạt độngcũng như sử dụng vốn một cách có hiệu quả, công bằng, góp phần thực hiện các mụctiêu của bệnh viện công Đây cũng chính là khái niệm được sử dụng trong phạm vi nội dung của luận văn này.
1.2 Đặc điểm về quản lý tài chính bệnh viện công
Nhìn chung, vai trò của quản lý tài chính bệnh viện công là vô cùng quan trọng,quyết định sự tồn tại và phát triển của các đơn vị này Đặc điểm quản lý tài chính bệnhviện công tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ nói riêng bao gồmcác phương thức như sau:
Trang 17Tài chính bán bao cấp: Đối với hình thức này, nguồn tài chính bệnh viện đượcthu từ viện phí và nguồn ngân sách nhà nước Trong đó có một số bệnh viện thực hiệnbao cấp 100% và các bệnh viện khác thực hiện bao cấp không đáng kể Hình thức nàyđòi hỏi nguyên tắc công bằng y tế phải được thực thi trong bệnh viện, nghĩa là chấtlượng dịch vụ của cả hai nhóm bao cap và không bao cấp là như nhau.
Tài chính bán chỉ huy: Đặc trưng của hình thức này là các mục thu chỉ đượcthực hiện theo khung quy định của Nhà nước, tuy nhiên sẽ có một số địch vụ được bệnhviện xây dựng biểu giá theo quy định riêng của mình
Tài chính tập trung điều hành: Đặc điểm này đề cập đến các khoản chỉ đượctập trung chủ yếu trong công tác điều hành bệnh viện như các khoản lương thưởng, điềutrị bệnh nhân, sửa chửa thiết bị và quản lý bệnh viện Tuy nhiên, các khoản chỉ cho đầu
tư xây dựng và mua sim trang thiét bị mới chiếm tỷ lệ nhỏ
1.3 Vai trò của quản lý tài chính bệnh viện công
Quản lý tài chính bệnh viện công có đóng góp và ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới quản lý kinh tế bệnh viện Như đã đề cập ở trên, hiệu quả kinh tế xã hội đạt đượcthông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính bệnh viện vì vậy đòihỏi khâu giám sát, quản lý và kiểm tra chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm vàtiêu cực trong quản lý tài chính bệnh viện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài chínhbệnh viện Đồng thời, hoạt động quản lý tài chính bệnh viện công một cách phù hợpcũng có ý nghĩa tích cực đến công tác khám chữa bệnh và cung cấp dich vụ chăm sócsức khỏe cho nhân dân Chính vì vậy, quản lý tài chính bệnh viện công có vai trò quantrọng đối với cả bệnh viện và người bệnh, cụ thể như sau:
1.3.1 Đối với bệnh viện
Đối với bệnh viện, quản lý tài chính có chức năng phân bổ các nguồn kinh phímột cách hợp lý và có hiệu quả dé góp phan thúc đây các hoạt động cung cấp dịch vụkhám chữa bệnh được diễn ra một cách tốt hơn Thông qua đó, bệnh viện có thé nângcao được chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mình, thu hút được nhiều bệnh nhân
và tạo điều kiện gia tăng các loại hình dịch vụ cũng như nguồn thu cho bệnh viện Thứhai, quản lý tài chính bệnh viện công cũng tập trung giám sát và kiểm tra các khoản thu
lủể
Trang 18chỉ trong bệnh viện, vì vậy giúp bệnh viện tránh được các rủi ro về thất thoát vốn, đảmbảo đủ nguồn vốn và kinh phí trong hoạt động và vận hành bệnh viện Hơn thế nữa,quản lý tài chính bệnh viện một cách có hiệu quả cũng giúp bệnh viện có nguồn vốn tíchlũy dé sử dụng cho việc tái đầu tư, dao tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng khámchữa bệnh với nhiều trang thiết bị và máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sỹ chuyênmôn cao sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của bệnh viện để phục vụ nhân dânđịa phương một cách tốt nhất.
1.3.2 Đối với người bệnh
Người bệnh chính là những khách hàng của bệnh viện công, họ cũng là nhữngngười có nhu cầu khám chữa bệnh với chi phí hợp lý và tốt nhất Như vậy dé góp phannâng cao sự hài lòng của khách hàng, các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh trong bệnhviện cần phải được cung cap một cách đầy đủ với chất lượng cũng như giá cả hợp lý,không chỉ đảm bảo phục vụ khách hàng mà còn phải đảm bảo nguồn vốn cũng như kinhphí hoạt động cho bệnh viện Do đó, vai trò của quản lý tài chính bệnh viện là không thểphủ nhận Bệnh viện hoạt động với cơ chế quản lý tài chính hợp lý, hiệu quả sẽ đảm bảocung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho khách hàng một cách cóhiệu quả Hơn thé nữa, quản lý tài chính bệnh viện cũng giúp xây dựng biêu giá dịch vụmột cách phù hợp, hài hòa với khả năng tài chính của nhân dân tại địa phương, giúpngười bệnh có đủ khả năng trang trải để thoát khỏi bệnh tật của mình Từ đó, sự hài lòngcủa người bệnh khi đến với bệnh viện cũng sẽ được gia tăng một cách đáng kẻ.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý tài chính bệnh viện công
1.4.1 Lập dự toán thu chỉ
Bước đầu tiên trong quản ly tài chính bệnh viện công là lập dự toán thu chi Nộidung chính của hoạt động này là sử dụng các nghiệp vụ tài chính nhằm xây dựng cácđịnh hướng phát triên và kế hoạch hoạt động của bệnh viện trong thời gian tới Theo đó,nguồn thu sẽ được định hướng gia tăng một cách hợp pháp và vững chắc, đảm bảo hoạtđộng cung cấp dich vụ khám chữa bệnh cho bệnh viện Hon thé nữa, lập dự toán thu chỉcũng góp phan củng cố và hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chat, trang thiết bị trong bệnhviện theo hướng hiện đại hóa nhằm đạt được hiệu quả cao nhất như đã đề ra Đồng thời
18
Trang 19góp phần chống that thoát, lãng phí và tiêu cực, đảm bảo tính công bằng, dân chủ và vănminh.
a Các nguôn tài chỉnh của bệnh viện:
- Thứ nhất, ngân sách nhà nước (NSNN) cấp:
Ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho bệnh viện được hiểu là các nguồn kinhphi được Nhà nước đầu tư cho bệnh viện thông qua các kênh phân bổ của Chính phủ.Đây cũng chính là khoản chỉ cho bệnh viện được tài trợ bởi NSNN cho sự nghiệp y tế,được phân bé lại từ nguồn thu thuế của Nhà nước đề đầu tư cho việc vận hành hệ thống,trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất, v.v Đối với các nước có nền kinh tế đang pháttriển như Việt Nam, NSNN là một trong những nguồn tài chính quan trọng đối với cácbệnh viện công lập, được tính theo định mức đầu giường bệnh/năm nhân với số giườngbệnh kế hoạch của bệnh viện Thông thường đối với các bệnh viện công, nguồn kinh phínày có thể chiếm từ 30 đến 50% ngân sách đáp ứng cho các nguồn chỉ tối thiểu của bệnhviện, bên cạnh đó còn các nguồn thu khác là viện phí, bảo hiểm y tế, xã hội hóa y tếhoặc viện trợ từ nước ngoài, v.v.
- Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y té:
Đây cũng chính là phần NSNN dành cho sự nghiệp y tế được Nhà nước trích ra
để cấp cho bệnh viện công quản lý và sử dụng nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụkhám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương đó Theo đó, Bộ Tài chính quy định nguồnthu từ viện phí và bảo hiểm y tế của bệnh viện công phải đảm bảo được từ 20-30% tổngchỉ tối thiểu của bệnh viện cho các hoạt động dịch vụ Đặc biệt về viện phí tại bệnh viện,thực tế cho thấy các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện công lập, v v thuộc hệ thống y
tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí cho các hoạt động khám chữa bệnh
Cụ thể, viện phí chỉ được tính cho chi phí thuốc, vật tư hóa chất xét nghiệp, phim quang, v.v và không xem xét đến các chi phí như hành chính, xây dựng cơ sở vật chat,khẩu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định, v.v
X Nguồn thu từ xã hội hoá y tế:
Bên cạnh các nguồn thu từ viện phí, bảo hiểm và nguồn ngân sách Nhà nước đầu
tư cho hệ thống y tế công lập, xã hội hoá y tế cũng là lựa chọn tối ưu cho ngành y tế
19
Trang 20trong những năm gần đây Chính sách xã hội hoá y tế (XHH) ngày càng đồng vai tròquan trọng hơn trong các lĩnh vực xã hội, giúp bù đắp thiếu hụt về tài chính, mở rộngcung cứng dich vụ cho người dan XHH y tế gồm hai biện pháp chính nhằm tăng cườngvai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế Thứ nhất là, phát triển các nhàcung ứng dịch vụ y tế tư nhân Thứ hai, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các tổchức sự nghiệp y tế công lập Như vậy, thông qua chính sách XHH y tế, bệnh viện cóthể thu hút các nguồn lực trong xã hội để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, gópphan tăng nguồn vốn đầu tư kĩ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Cụ thétrong các bệnh viện công, với cơ chế tự chủ tài chính và XHH y tế, mô hình khoa khámbệnh theo yêu cầu, khám dịch vụ tự nguyện chất lượng cao đã ra đời để giúp nhữngngười bệnh có khả năng chỉ trả được tiếp cận dịch vụ tốt hơn, được chăm sóc tốt hơn,được lựa chọn bác sỹ, phẫu thuật viên và đặc biệt là tránh được phiền hà và tốn phí
“phong bì”.
b Các khoản chỉ
- Nhom I: Chi cho con người
Đối với nhóm chi I, các khoản chi cho con người được hiểu là là khoản trả chođội ngũ nhân lực trong bệnh viện như bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên nhằm bù diphao phi sức lao động của các cán bộ công nhân viên, dam bảo đời sông dé duy trì và táitạo sức lao động cho nguồn nhân lực này Như vậy, các khoản chỉ này sẽ bao gồm lương,phụ cấp, các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nâng bậclương theo quy định của các đơn vị sự nghiệp công lập, v.v Nhìn chung, khoản chỉthuộc nhóm này tương đói én định do chế độ biên chế Nhà nước, chiém khoảng 20%tổng kinh phi trong bệnh viện công lập
- Nhóm II: Chi quan lý hành chính
Nhóm II về chỉ quản lý hành chính nhằm mục tiêu chính là đảm bảo và duy trì
sự hoạt động của bộ máy quản lý trong bệnh viện, chiếm khoảng 10 — 15% tổng kinhphí Điều này đòi hỏi các khoản chi cần phải được phân bé và sử dụng một cách kịpthời, hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát cho bệnh viện Các khoản chỉ nàybao gồm: Tiền điện, nước, văn phòng phẩm, Internet, thông tin liên lạc, hội nghị, xăng
xe, v.v Trước đây, quy định Nhà nước dành cho nhóm chỉ này thường bị khống chế
20
Trang 21trong một mức nhất định nên dẫn đến nhiều tổn tại bat hợp lý Tuy nhiên với cơ chế mới
về tự chủ thu — chỉ như hiện nay, Bệnh viện công được phép tự xây dựng định mức chỉnhằm đảm bảo đuy trì hoạt động thường xuyên và đặc thù của bệnh viện, trên cơ sở cácquy định về mức độ và định mức hiện hành của Nhà nước Do đó, quản lý tài chínhtrong bệnh viện công được đòi hỏi tăng cường chặt chẽ hơn nữa các khoản chỉ tiêu để
sử dụng kinh phí một cách hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho nhómkhác.
- Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Nhóm chỉ nghiệp vụ chuyên môn là một trong những nhóm chỉ quan trọng vàthiết yếu, phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện, nhằm phục
vụ cho công tác điều trị và khám chữa bệnh; máy móc trang thiết bị kĩ thuật; tài liệuchuyên môn y tế, v.v Nhóm chỉ này ít chịu sự khống chế của Nhà nước, có liên hệ vàảnh hưởng chặt chẽ tới chất lượng chăm sóc bệnh nhân và định hướng phát triển củabệnh viện Do ít chịu sự quản lý chặt chẽ nên nhóm chỉ này đòi hỏi các nhà quản lý phảibiết cân đối và sử dụng đúng định mức và thích hợp, tiết kiệm được kinh phí, chống thấtthoát, lãng phí Ví dụ: Chỉ thuốc không được vượt quá 50% nhóm chỉ chuyên môn.1.4.2 Quản lý việc thực hiện dự toán
Quản lý thực hiện dự toán là một trong những nội dung quan trọng nằm trongquản lý tài chính bệnh viện Dự toán sau khi lập sẽ được thực hiện thông qua các nghiệp
vụ kinh tế tài chính và hành chính để đưa các nội dung đề ra trong kế hoạch trở thànhhiện thực Do đó, bệnh viện cần quản lý thực hiện dự toán để đảm bảo các chỉ tiêu và kếhoạch thực hiện đúng theo định hướng và mục tiêu da đề ra, tránh thất thoát lãng phícho bệnh viện Đây là nhiệm vụ chung của tất cả các bộ phận và phòng ban trong bệnhviện trong năm tài chính (từ 01/01 đến 31/12 hàng năm)
a Căn cứ thực hiện dự toán
Căn cứ thực hiện dự toán là bản phê duyệt do cơ quan có thâm quyền cấp đối với
dự toán hoặc kế hoạch thu chỉ đã được lập của bệnh viện Trên cơ sở đó, bệnh viện sẽchấp hành dự toán được phê duyệt, tạo điều kiện để đơn vị thực hiện đúng chức năng vànhiệm vụ của mình trong khuôn khổ của Nhà nước Trong bối cảnh hiện nay, việc thực
21
Trang 22hiện dự toán trên căn cứ dự toán được phê duyệt là một yêu cầu quan trong đối với cácđơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện nói riêng, góp phần hoàn thiện nữa
hệ thống văn bản pháp luật nhằm tăng cường quản lý Nhà nước
c Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán:
Công tác thực hiện dự toán bao gồm sáu yêu cầu chính như sau:
~ Thứ nhất, công tác thực hiện dự toán phải đảm bảo phân chia nguồn kinh phí mộtcách hợp lý và hiệu quả.
-_ Thứ hai, công tác thực hiện dự toán phải đảm bảo kinh phí được giải quyết linhhoạt Điều này xuất phát từ những hạn chế của công tác dự toán (có sự khác biệtgiữa thực tế và dự định) hoặc kinh phí phí hạn hẹp Chính hai nguyên nhân nàyđòi hỏi dự toán phải có sự linh hoạt trong khâu quản lý.
-_ Thứ ba, công tác thực hiện dự toán phải tuân theo nguyên tắc chung Tuy nhiên,
sẽ có phát sinh những trường hợp ngoại lệ, vì vậy, cần có các quyết định linh hoạtkịp thời, ưu tiên thứ tự thực hiện.
- Thir tư, công tác thực hiện dự toán chỉ có thể được thực hiện bởi đơn vị khi đã cógiấy cấp quyền phê duyệt dự toán và thông báo cấp vốn hạn mức
- Thứ năm, công tác thực hiện dự toán phải tổ chức thực hiện thu nhận các nguồntài chính theo quyền hạn và theo kế hoạch cụ thể, không thực hiện khi chưa có
sự chưa có kế hoạch rõ rang
- Thứ sáu, công tác thực hiện dự toán phải tổ chức thực hiện các khoản chỉ dựatrên cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc do Nhà nước quy định Thựchiện theo 3 tiêu chi: ché độ, tiêu chuẩn và định mức
1.4.3 Quyết toán kinh phí
Trong quá trình sử dụng kinh phí, khâu cuối cùng là công tác quyết toán Đây làkhâu thé hiện day đủ các khoản chỉ của đơn vị, đồng thời báo cáo quyết toán ngân sáchtheo chế độ báo cáo Nội dung báo cáo bao gồm: biểu mẫu, thời gian, nội dung và cáckhoản chỉ tiêu của đơn vị.
Bệnh viện có thê dựa trên những cơ sở dữ liệu của khâu này đê đánh giá hiệu quảvận hành của bệnh viện Đồng thời, dựa trên cơ sở này, bệnh viện nhận thấy được ưu —
2
Trang 23khuyết điểm trong quá trình vận hành, từ đó, đề xuất những giải pháp kịp thời, nhằm cảithiện chất lượng công tác của từng bộ phận Hơn hết, khâu này còn là cơ sở đẻ bệnh việnthiết lập kế hoạch năm sau một cách hoàn thiện hơn năm trước.
Công tác quyết toán cũng có những yêu cầu riêng biệt như các khâu còn lại, cụ thểnhư sau:
-_ Thứ nhất, bộ máy kiểm toán cần được tổ chức một cách gon nhẹ và hiệu quả,nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của bệnh viện nói riêng vàpháp luật nói chung.
- Thứ hai, công tác quyết toán cần phải có số theo dõi đầy đủ và thực hiện theo.đúng quy định của bệnh viện nói riêng và pháp luật nói chung Những nội dung được ghi chép trong sô phải khớp phải chính xác và luôn cập nhật tình hình thực
tế, không được phép ghi các số liệu ảo, không có thực
- Thứ ba, báo cáo cuối kì công tác quyết toán phải được thống nhất và trình baytheo các biểu mẫu cụ thể, tránh các trường hợp nhiều kiểu cách khác nhau đượcứng dụng.
-_ Thứ tư, công tác quyết toán phải nghiêm khắc ran đe và xử phạt các trường hợp
cố ý vi phạm chế độ, không nhân nhượng dé tránh được các trường hợp sai sót
về lâu về dai
- Thứ năm báo cáo quyết toán được thục hiện theo hai mốc thời gian cụ thể: sâu
15 ngày cho báo cáo quý và sau 45 ngày cho báo cáo năm Báo cáo phải đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
1.4.4 Thanh tra, kiểm tra và đánh giá
Cần phải nhận định rõ một sự thật, kế hoạch đề ra là như vậy, nhưng cũng sẽ phátsinh các trường hợp thực hiện báo cáo không đúng như dự kiến Công tác thanh tra,kiểm tra và đánh giá là cần thiết cho các trường hợp như thế này Mục tiêu chính củacông tác này là sẽ tìm ra những sai sót, nhắc nhở, uốn nắn và hướng dẫn quản lý tàichính đi vào đúng quy củ Đồng thời, công tác này giúp loại bỏ những đầu tư lãnh phíkhông đem lại hiệu quả cũng như đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn đọngtrong quản lý tài chính Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá cần phải được thực hiện
23
Trang 24thường xuyên để bệnh viện nắm vững được tình hình quản lý tài chính, từ đó, đưa ra các
kế hoạch đầu tư phù hợp hơn
Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của bệnh viện chủ yếu gồm bakhía cạnh:
- Thứ nhất, đánh giá chất lượng chuyên môn Có ba nội dung chính: cơ cấu tổ chức,phương pháp tiến hành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện.- Thứ hai, đánh giá hoạch toán chi phí bệnh viện, bao gồm: chi phí kế toán và chỉphí kinh tế
- Thứ ba, đánh giá mức độ tiếp cận của nhân dân trong khu vực đối với các dịch
vụ của bệnh viện.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện công
1.5.1 Yếu tố khách quan
- Quy định Nhà nước và pháp luật về cơ chế quản lý tài chính y tế:
Đây là một trong những yếu tố có tác động đáng kể tới quản lý tài chính trongcác đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công nói riêng Sự thay đổi của
hệ thống chính sách, các quy định của pháp luật về quản lý tài chính y tế cũng dẫn đếnnhững thay đổi đối với quản lý tài chính tại bệnh viện công Những thay đổi này có thểtạo điều kiện thuận lợi giúp bệnh viện công gia tăng được nguồn tài chính của mình, cóđiều kiện đầu tư thêm trang thiết bị y tế kĩ thuật, chuyền giao công nghệ trong và ngoàinước, v.v nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mình Mặtkhác, sự thay đổi của những quy định này cũng có thé tạo ra thách thức, đòi hỏi côngtác quản lý tài chính trong bệnh viện cần phải được siết chặt hơn nữa để phòng tránh cáchiện tượng tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước
Điền hình có thé ké đến chính sách xã hội hóa y tế (XHH) đã góp phan tạo điềukiện giúp các bệnh viện khai thác được đa dang các nguồn tài chính của mình, gia tăngnguồn tài chính dành cho đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô bệnh viện, phát triển cácbệnh viện bán công Với chính sách này, nguồn lực đầu tư cho phát triển y tế được mởrộng và phát huy nguồn lực một cách mạnh mẽ hơn, thúc day sự cạnh tranh giữa các
24
Trang 25bệnh viện công và dân lập, tiến tới nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh theohướng công bằng, dân chủ và văn minh.
- Sự phát triển của kinh tế và xã hội:
Sự phát triển của kinh tế và xã hội cũng có tác động không nhỏ tới quản lý tàichính bệnh viện công.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, dân trí và mức sống của đại bộphận nhân dân đã được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu khám, chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng nhanh, chất lượng ngày càng cao Do đó, chỉ phínằm viện và thu nhập từ chỉ phí cũng phải tăng lên
Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèocủa các tầng lớp dân cư ngày càng nới rộng
Mặt khác, kinh tế mặc dù tăng trưởng tương đối mạnh nhưng vẫn chưa thực sự
ổn định do xuất phát điểm thấp trong các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục, việclàm, an sinh xã hội và môi trường Nó cũng đòi hỏi nhiều chỉ tiêu cấp bách, dẫn đếnthiếu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng đầu tư chăm sóc sức khỏe và điềutrị bệnh viện vẫn chiếm phan lớn trong đầu tư chăm sóc sức khỏe tổng thể
Do mức sống của người dan nói chung còn thấp nên kha năng thu phí dé tái đầu
tư mở rộng các bệnh viện công còn rất hạn chế Việc xác định đối tượng nghèo không
có khả năng chỉ trả chỉ phí khám chữa bệnh để thực hiện chính sách ưu đãi là rất khó.1.5.2 Yếu tố chủ quan
- Thứ nhất, chiến lược phát triển tông thể của bệnh viện, đặc biệt là chiến lượctài chính của bệnh viện.
Định hướng chiến lược phát triển bệnh viện quyết định trực tiếp đến hoạt độngtài chính và quản lý tài chính của bệnh viện Vì vậy, các bệnh viện phải xác định đúnghướng chiến lược tăng trưởng của mình đề từ đó đưa ra các mục tiêu và giải pháp quản
lý tài chính phù hợp Các mục tiêu chung cần phải theo đuổi trong quản lý tài chính củacác bệnh viện công là hiệu quả và công bằng
25
Trang 26+ Hiệu quả có nghĩa là đảm bảo đạt được các mục tiêu của bệnh viện với kết quảcao nhất có thé va chi phi thấp nhất; do đó, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các quyết địnhđầu tư, mua sắm và sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, cách thức phân bổ và sử dụngnguồn lực, chỉ tiêu và hệ thống kiểm soát chất lượng, các dịch vụ y tế được cung cấp.+ Công bằng là việc cung cấp các dịch vụ y tế bình đẳng cho những người cócùng mức độ bệnh tật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khi ốm đau vớimột mức chỉ phí nhất định, không có khả năng chỉ trả, lấy người bệnh thanh toán làtrọng tâm Thực hiện công bằng trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp và cácnguồn lực khác của bệnh viện là một thách thức lớn đối với công tác quản lý tài chínhbệnh viện công.
- Thứ hai, Đội ngũ y tế và nhân viên bệnh viện
Chất lượng nhân sự có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện.Con người là yếu tố cốt lõi trong hoạt động của một tổ chức Đặc biệt vì đặc thù của cácbệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người nên yếu tố con người lại càngđược coi trọng Nó đòi hỏi trí óc và tài năng Ở đây yếu tố con người, cần được các nhàquản lý nhân mạnh Người quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời và chính xáccủa các quyết định quản lý
Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của toàn bộ cơ quan chủ.quản, đặc biệt là quản lý tài chính Bệnh viện có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,hiểu biết về các dự án quản lý tài chính mới có thể đưa ra các biện pháp quản lý phùhợp, xử lý thông tin kịp thời, chính xác, giúp công tác kế toán dễ dàng hơn và cải thiệncông tác kế toán tài chính Đội ngũ kế toán tài chính có trình độ, kinh nghiệm, năngđộng, sáng tao là tiền dé cho công tác quản lý tài chính diễn ra bình thường, phù hợpvới quy chế quản lý tài chính quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhbệnh viện.
1.6 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số bệnh viện và bài học rút ra cho Bệnhviện Mắt tỉnh Phú Thọ trong việc quản lý tài chính
1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính bệnh viện công1.6.1.1 Tại các nước Đông Au
26
Trang 27O các nước Đông Âu (OECD), hệ thống bệnh viện công là nơi cung cấp các dịch
vụ y tế chính Hệ thống bệnh viện công do nhà nước quản lý đảm bảo rằng phần lớnnguồn tài chính của nó đến từ thuế và bảo hiểm y tế thông qua ngân sách và tiền lương
a Các nguồn tài chính của bệnh viện công của OECD gồm:
Ngân sách nhà nước cấp: là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của bệnh viện Các
tổ chức quốc gia quyết định đầu tư vào bệnh viện Về cơ bản, mọi quyết định đầu tư đềunằm trong tay chính phủ, rất ít bệnh viện tự đầu tư
Từ BHXH bắt buộc: Tắt cả người sử dụng lao động và người lao động đều phảiđóng BHXH Nhìn chung, kẻ từ cuối những năm 1990, đây là nguồn hoạt động chínhcủa các bệnh viện công Đông Âu Tuy nhiên, các ràng buộc ngân sách đối với các quỹ
iéu bang bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách của Medicare, do đónày rất mềm
khuyến khích việc chấp nhận lãng phí
Thanh toán trực tiếp: Tất cả các nước Đông Âu đều cung cấp một hệ thống thanhtoán chung Phan lớn chi phi do bảo hiém xã hội chi tra, nhưng được bô sung bằng cáchngười bệnh thanh toán trực tiếp Điều quan trọng cần nhấn mạnh là việc thực hiện đồngchỉ trả ở Đông Âu tất rời rạc và chỉ áp dụng cho một số Ít dịch vụ Bệnh nhân trả tiềntrực tiếp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng cũng phải trả phí bán hợp pháp hoặcbat hợp pháp cho bác sĩ Điều nay xảy ra thường xuyên
b Về chỉ:
Tiêu chuẩn chỉ tiêu của bệnh viện do nhà nước hoặc bảo hiểm xã hội quy định.Các bệnh viện công ở các nước Đông Âu hoạt động theo nguyên tắc bù trừ nguồn thu,không được chỉ vượt mức ngân sách được giao Tuy nhiên, trên thực tế, các bệnh việnthường chỉ nhiều hơn số tiền họ kiếm được, và khoản thâm hụt này thường do ngân sáchnhà nước chỉ trả Điều đáng nói ở đây là ràng buộc ngân sách khá mềm - nhà nước không
có yêu cầu kỷ luật tài chính đối với khu vực bệnh viện công Điều này dễ dẫn dén lãngphí tài nguyên.
1.6.1.2 Tại Mỹ
Hoa Kỳ là một quốc gia tỉnh hoa, đại điện cho một quốc gia có hệ thống bệnhviện tư nhân, hạch toán độc lập Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nói rằng ở Hoa Kỳ hầu như
27
Trang 28chỉ có các tổ chức y tế vì lợi nhuận mới cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, trong khi một
tỷ lệ lớn, không chiếm ưu thế
Có rất nhiều bệnh viện thuộc sở hữu của các nhà thờ, cơ sở, trường học, ở Hoa
Kỳ Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hình thức sở hữu không nghiêm ngặt ở Hoa Kỳ Bạn cóthể dễ dang chuyén đổi từ bệnh viện công sang bệnh viện tư và ngược lại
Hệ thống bệnh viện của Hoa Kỳ hoàn toàn dựa vào bảo hiểm y tế và các khoảnthanh toán từ quỹ an sinh xã hội và thu viện phí trực tiếp hoặc thu tiền túi của bảo hiểm
y tế Tiểu bang chỉ tài trợ cho các bệnh viện thông qua các chương trình bảo hiểm y tếcho người già (Medicare) và người nghèo (Medicade).
Ngoài ra, nhà nước còn trực tiếp tài trợ cho việc nghiên cứu y học và đào tạo bác
sĩ Các tổ chức trên đã nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe Không théphủ nhận rằng Hoa Ky là quốc gia di đầu thế giới trong việc ứng dung các tiễn bộ y họcvào thực tế
Theo lời của Donna Sharara, Bộ trưởng Y tế lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nói:Tuy nhiên, hệ thông của chúng tôi có thé rất tồi tệ, đặc biệt là đối với những người khôngđược điều trị đủ nhanh Một vấn đề rất nghiêm trọng, vấn đề “bảo hiểm thấp” Chỉ phíkhám sức khỏe và điều trị ở Hoa Kỳ rat cao và không ngừng tăng lên Một số yếu tố gay
ra sự tăng trưởng nhanh chóng là:
- Đầu tiên, mọi người tự quyết định xem họ sẽ chỉ bao nhiêu trong tổng chỉ tiêu
hộ gia đình cho việc bảo vệ sức khỏe, vì vậy chỉ tiêu này được ưu tiên hơn khi các chínhtrị gia quyết định phân bỏ chỉ tiêu hộ gia đình
- Thứ hai, vì Hoa Kỳ là quốc gia di đầu trong phát triển công nghệ y tế nên việc
28
Trang 291.6.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số bệnh viện công ở Việt NamTại Việt Nam, kinh nghiệm quản lý tài chính được nhân rộng ở một số đơn VỊđiển hình và được sử dụng trên toàn quốc Ví dụ như Bệnh viện Bạch Dương, Bệnh việnMắt Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, Bệnh viện Đà Ning,
Ngoài ra, nhu cầu của người dân được chăm sóc bằng các dịch vụ kỹ thuật tiêntiến đòi hỏi đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế tốitân, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, đầu tư phát triển ngành y tế Do nguồn ngânsách quốc gia có hạn, cần phải có những quy định kiểm soát tài chính chặt chẽ và hiệuquả để đầu tư đúng nhu cầu, đúng thời điểm Một số kinh nghiệm quản lý tài chính bệnhviện tại Việt Nam như sau:
- Đầu tiên, chúng ta cần có thái độ đúng đắn đề thừa nhận rằng lĩnh vực chăm sócsức khỏe không còn được bao cấp hoàn toàn bởi công chúng nữa Các bệnh viện hiệnnay là một tổ chức phi kinh tế thu một số quỹ, một số quỹ đảm bảo một phan chỉ phihoạt động của đơn vị Vì vậy, các bệnh viện cần có phương pháp quản lý, hướng dẫnthái độ giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế với người dân, coi họ là “thượng đế” củađơn vị.
- Thứ hai, tăng cường, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các thiết bị y tế hiện đại tiêntiến Theo quy định hiện hành, bệnh viện dành 15% tông doanh thu cho trang thiệt bi déphát triển bệnh viện
- Thứ ba, học tập trình độ của họ ở nơi có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâutheo hình thức “bat tay” dé áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại từ khắp nơi trên thégiới vào ngành y tế của Việt Nam, cử nhân viên đi học nâng cao
- Thứ tư, có chính sách phù hop để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán
bộ y tế bệnh viện Để thực hiện đúng nguyên tắc pháp luật hiện hành, ngoài thunhập từ tiền lương theo quy định của Nhà nước, đơn vị phải tô chức thực hiện.1.6.3 Bài học rút ra cho Bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ trong việc quản lý tài chínhKinh nghiệm tư vấn và giáo dục là điều cần thiết để nâng cao năng lực quản lýtài chính của các bệnh viện Việt Nam và Bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ, dựa trên nghiêncứu các mô hình tổ chức chính của các cơ sở y tế trên thế giới và các nơi khác ở Việt
2
Trang 30Nam mà tôi hiéu được Vì chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ đặc biệt liên quantrực tiếp đến sức khỏe và sinh kế của người dân nên sự cân bằng giữa công bằng và hiệuquả của chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng Đảm bảo công bằng trong điều kiện kinh
tế thị trường đang phát triển là vấn đề cấp bách và lâu dài
Mặt khác, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồntại và phát triển của các cơ sở M tế cung cấp địch vụ Tuy nhiên, hoạt động của các cơsoy tế rất nhạy cảm với những tác động của chính sách y tế, vì vậy việc nghiên cứu vàứng dụng những kiến thức thu được cần được cân nhắc kỹ lưỡng Nhìn chung, nhữngđiểm quan trọng sau đây cần được xem xét:
Trước tiên, chúng ta sẽ đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám chữa bệnh và bánmột số loại hình cung cấp địch vụ như tô chức khám chữa bệnh tại nhà, khámchữa bệnh theo yêu cầu nhưng chuyên ngành y tế tăng cường quản lý hànhchính quốc gia thông qua hệ thống pháp luật, không về mặt thương mại để cảithiện nhà cửa.
Thứ hai, tăng cường quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở y tế.Chuyển từ mô hình quản lý thuần túy chuyên nghiệp sang mô hình quản lý đơn
vị sự nghiệp kinh tế dịch vụ Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống định mức kinh tếhợp lý nhằm kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chỉ phí và thu nhập, bảo đảmthu nhập, bảo đảm thu nhập, tăng thu nhập, tiết kiệm chỉ phí và đạt hiệu quả xâydựng Việc đầu tư đạt được thu nhập cao với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chấtlượng và trợ cấp phù hợp với chính sách xã hội Chăm sóc sức khỏe cần nhắnmạnh sự đóng góp đáng kể của các cá nhân vào chỉ phí chăm sóc sức khỏe của
họ Sự tập trung hóa này cho phép các chính phủ duy trì mức chỉ tiêu cho y tếcông cộng ở mức tương đối thấp và tạo gánh nặng cho các cá nhân và người sửdụng lao động.
Thứ ba, phát triển thu nhập xã hội hóa y tế cần gắn với cơ chế giám sát phù hợp
Đa dạng hóa các hình thức xã hội hóa và tăng cường đối tác công tư, khuyếnkhích, thu hút các nhà đầu tư tham gia bằng chính sách thông thoáng, nhất là một
số lĩnh vực trang thiết bi, mô hình khám chữa bệnh còn thiếu mua sắm, triển khai
30
Trang 31- _ Thứ tư, nghiên cứu nhằm thiết lập sự thống nhất giữa kế toán của Chính phủViệt Nam nói chung, đặc biệt là kế toán của các tổ chức phi y tế và các chuẩnmực kế toán quốc tế.
31
Trang 32KET LUẬN CHƯƠNG 1Chương 1 đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại cácbệnh viện công lập với những nội dung như sau: Khái niệm, vai trò của quản lý tài chính;Nội dung của quản lý tài chính trong bệnh viện; và các nhân tố chủ quan và khách quanảnh hưởng tới quản lý tài chính trong bệnh viện Đồng thời, chương 1 cũng trình bàykinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện ở trong và ngoài nước từ đó dé xuất các bài họckinh nghiệm cho Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở lý thuyết này, tác giả sẽ vậndụng vào phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ ở chương
sau.
32
Trang 33CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH
VIỆN MÁT TỈNH PHÚ THỌ2.1 Tổng quan về Bệnh viện Mắt tinh Phú Thọ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện mắt tỉnh Phú Tho được chính thức thành lập vào tháng 1/2016 với tiềnthân là Trạm Mắt Sở Y Tế Vĩnh Phú Từ một Trạm mắt còn thiếu thốn, sơ sài với độingũ cán bộ, công chức mỏng đã phát triển thành Bệnh viện Mắt khang trang được đầu
tư trang thiết bị y tế hiện đại có đội ngũ cán bộ, công chức lớn mạnh chuyên môn cao.Trước năm 1997, khi chưa tách tỉnh, Trạm Mắt Sở Y Tế Vĩnh Phú chỉ gồm 3 gian nhàcấp 4, trụ sở đặt ở khu đồi Đá trắng thuộc phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnhVĩnh Phú Năm 1997, sau khi tách tỉnh, Trạm Mắt sáp nhập thành Khoa mắt của Trungtâm Y tế dự phòng tinh Phú Tho
Năm 2000, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội được thành lập, khoa Mắt Trungtâm y tế dự phòng thành Khoa mắt Trung tâm Phòng chồng bệnh xã hội Trung tâm gồm
2 chuyên khoa Mắt và Da liễu hoạt động không hiệu quả Với định hướng, quy hoạchphát triển ngành, Sở Y Tế trình Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnhPhú Thọ đổi tên Trung tâm phòng chống bệnh xã hội thành Trung tâm chăm sóc Mắt.Ngày 13 tháng 9 năm 2010, Trung tâm Chăm sóc Mắt được thành lập theo quyếtđịnh số 2836/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, trụ sở đặt tại đường ChâuPhong, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Trung tâm Chăm sóc Mắt
là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế với quy mô 30 giường bệnh và tổng số 32cán bộ công chức, viên chức, thực hiện chức năng chăm sóc mắt cho nhân dân, chỉ daotuyến, nghiên cứu khoa học Qua nhiều năm thực hiện công tác phòng chống mù lòa,Trung tâm Chăm sóc Mắt tỉnh Phú Thọ được sự chỉ đạo, ủng hộ của các cấp các ngành,
sự quan tâm chỉ đạo của Bệnh viện Mắt trung ương và sự ủng hộ của một số tổ chức phiChính phủ, với sự nỗ lực của các cán bộ chuyên ngành mắt tỉnh nhà đã thực hiện côngtác phòng chồng mù lòa bước đầu có hiệu quả Sau 5 năm thành lập, Trung tâm Chămsóc Mắt đã ôn định hoạt động góp phan làm tốt công tác chăm sóc mắt cho nhân dantrong tỉnh.
33
Trang 34Trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Chăm sóc Mắt tinh Phú Thọ, tháng 01 năm 2016,Bệnh viện Mắt được chính thức thành lập theo Quyết định 116/QĐ-UBND ngày15/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc thành lập Bệnh việnMắt tỉnh Phú Thọ Trụ sở Bệnh viện Mắt đặt tại đường Nguyễn Du, phường Nông Trang,thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (tiếp nhận cơ sở vật chất của Bệnh viện Phục hồi chứcnăng) Bệnh viện Mat tinh Phú Tho là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế,được xếp hang III với quy mô 55 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2021, tong số 78 cán bộcông chức, viên chức, người lao động.
'Với những chức năng, nhiệm vụ mới, Bệnh viện đã tiếp nhận, xử lí người bệnhcấp cứu về mắt Khám chữa bệnh mắt nội trú, ngoại trú và tiếp nhận người bệnh do cáctuyến chuyền đến, kể cả người bệnh ngoài tỉnh và người nước ngoài Tham gia khámgiám định sức khỏe, giám định pháp y khi được yêu cầu Đối với cán bộ, y bác sỹ luônđược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ trong bệnh viện, tuyến y tế
cơ sở Thực hiện công tác đào tạo liên tục cho cán bộ chuyên ngành nhãn khoa theo quyđịnh của Bộ y tế Bệnh viện Mắt là cơ sở thực hành cho sinh viên, học sinh các trườngtrung cấp, cao đăng và đại học y
Trong công tác nghiên cứu khoa học, bệnh viện cũng tích cực tham gia các đề tàinghiên cứu khoa học liên quan đến nhãn khoa
+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nhãn khoa trongphạm vi cả nước và toàn cầu vào việc thực hiện khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện.+ Tổ chức xem xét, đánh giá các vấn đề, sáng kiến và áp dụng chúng vào nghiêncứu y tế và điều trị các bệnh về mắt tại địa phương và các chương trình y tế nhãn khoa.+ Chủ trì, kiểm tra, giám sát, khuyến khích và hỗ trợ tuyến dưới xây dựng kếhoạch cộng đồng nhãn khoa
+ Hỗ trợ thực hiện chuyên môn kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị, thuốc, thiết bị y
tế đặc thù, tài trợ cho tuyến dưới theo kế hoạch đã xây dựng của từng chương trình.+ Phối hợp với các cơ sở y tế, thực hiện các chiến dịch cứu trợ người mù vàtruyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
34
Trang 35+ Tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động y học dân gian liên quan đến nhãnkhoa của Nhà nước.
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Mắt Phú Thọ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao Chỉ tính riêng năm 2021, tổng số lượt khám tại bệnh viện là 30.873lượt/30.000 lượt, đạt 103% kế hoạch năm; Bệnh viện đã thực hiện 3.518 ca/ 2.560 caphẫu thuật, đạt 137% kế hoạch năm; Trong đó phẫu thuật đục thẻ thủy tỉnh bằng phươngpháp Phaco 2.382ca/2.000ca, đạt 119% kế hoạch năm Bệnh viện đã triển khai nhiềucác dịch vụ kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phầngiảm quá tải cho tuyến trên
Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ cũng là đầu mối hợp tác, tổ chức triển khai thực hiệncác chương trình hợp tác quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức phòng chống
mù lòa quốc tế và trong nước về công tác chăm sóc mắt cho nhân dân toàn tỉnh Tăngcường tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước trongkhuôn khổ luật pháp, nhằm phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám,chữa bệnh mắt; duy trì và phát triển những dự án hợp tác quốc tế
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Bệnh viện Mắt tinh Phú Thọ
35
Trang 36Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của bệnh viện mắt Phú Thọ
Nguôn: Phòng Tổ chức Cán Bộ
Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Mắt Phú Thọ gồm: Ban Giám Đốc, 07 Phongban Nghiệp vụ, 10 Khoa lâm sảng, 05 Khoa cận lâm sàng cùng với Tổ chức trực thuộcgồm Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến và Ngân hàng mắt
Cụ thể, các Phòng ban nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
+ Lãnh đạo phòng căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện và lập kế hoạch triển khai
các hoạt động của bệnh viện.
+ Tổ chức giám sát, yêu cầu và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạchđiều tiết của bệnh viện và báo cáo Hội đồng xem xét, chỉ đạo
+ Tổng kết, đánh giá công tác chuyên môn và sử dụng NCKH trong toàn bệnhviện.
+ Phối hợp với bộ phận quản lý tuyến hướng dẫn tuyến dưới và hỗ trợ về chuyênmôn, kỹ thuật.
Trang 37+ Đảm bảo lưu trữ hồ sơ và thống kê y tế đúng cách.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện trình giámđốc phê duyệt và báo cáo giám sát
- Phòng Tổ chức cán bộ:
Tham mưu cho Đảng uy, Ban giám đốc về công tác nhân sự, thực hiện công tác
tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện; tổ chức và quản lý hồ sơcán bộ, tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực;Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác; thực hiện các chế độ chính sách của Nhànước, của ngành Y tế đối với người lao động (tiền lương, bảo hộ lao động, bao hiểm xãhội ); Công tác thi đua khen thưởng
- Phòng Vat tư trang thiết bị y tế:
Tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về kế hoạch, quy trình mua sắm tài sản, quản
lý, lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trang thiết bị y tế Quản lý toàn bộ cácloại máy móc, thiết bị, dụng cụ đang hoạt động cũng như vật tư thiết bị y tế bị hư hongxảy ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện trong phạm vỉ phòng phụ trách Mua sắmvật tư, thiết bị y tế Quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cáccán bộ kỹ thuật của phòng
- Phòng Hành chính quản trị:
Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa phòng; Tổchức tốt hệ thống bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định; Dam bảo hệ thống thông tin liênlạc của Bệnh viện; Kiểm tra, bảo quản, sử dụng, vận hành các máy móc, thiết bị thôngdụng thuộc phạm vi phòng quản lý; Quản lý nhà cửa, đất đai, kho tàng; Quản lý cácphương tiện vận tải, xe cấp cứu Bệnh viện; Cung cấp đầy đủ điện nước sạch; Dam bao
vệ sinh môi trường cảnh quan bệnh viện; nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tưthông dụng; Kiểm tra đôn đốc sử dụng hợp lý, hiệu quả; tham mưu lãnh đạo công tácxây dựng, phát triển cơ sở vật chất bệnh vién
- Phòng điều dưỡng trưởng:
Là Phòng nghiệp vụ, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và PhóGiám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
37
Trang 38Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về té chức, điều hành và giám sát công tác chămsóc người bệnh toàn diện.
- Phòng Tài chính kế toán:
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chỉ, kiểm tra việc chỉ tiêu các khoản tiền vốn,
sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ Tham mưu giúp Giám đốc phân bồ chỉ tiêu
kế hoạch tài chính cho các phòng khoa; Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụtrong toàn Bệnh viện; Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiên độ và tham giacùng với phòng nghiệp vụ của công ty đề hạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc,giúp cho ban giám đốc Bệnh viện nắm chắc các thông tin về tài chính kế toán Trực tiếpthực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chỉtài chính của Bệnh viện, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộcông nhân viên (CBCNV) toàn đơn vị theo phê duyệt của Giám đốc.
- Phong Công nghệ thông tin:
Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ các hoạt động trong lĩnhvue công nghệ thông tin Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình dé án, dự án vềnghiên cứu ứng dụng và quản lý hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, phục vụ các hoạtđộng quản lý của Bệnh viện Bảo dưỡng, bảo trì đảm bảo hoạt động của hệ thống vàthiết bị kỹ thuật tin học Bảo vệ, lưu trữ, khai thác dữ liệu Tổ chức bồi dưỡng, tập huấntin học ứng dụng và phổ biến những kiến thức mới về công nghệ tin học cho cán bộcông chức Bệnh viện
2.1.3 Chính sách kế toán và cơ chế quản lý tài chính
2.1.3.1 Chính sách kế toán
Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ cung cấp hệ thống kế toán, hóa đơn, chứng từ, sốsách kinh doanh và hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với quy định tại Quyết định số19/2006 / QD-BTC ngày 30.3.2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Kế toán quản trị và
Kế toán doanh nghiệp
Thông tư 108/2008 / TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 quy định về quản lýngân sách cuối năm, lập ngân sách nhà nước và báo cáo cuối năm Ngoài ra, còn có cácthông tư, văn bản chính thức mà Bộ Tài chính (Bộ Y tế) sẽ hướng dẫn tùy từng thời
38
Trang 39điểm về hệ thống quản lý tài chính, tài sản của các doanh nghiệp ngoài ngành y tế Kỳ
kế toán áp dụng cho bệnh viện là kỳ kế toán năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31tháng 12 năm dương lịch, thường là 12 tháng Don vị tiền tệ sử dụng dé ghi số kế toán
là đồng Việt Nam
Hiện nay bệnh viện đang áp dụng các hình thức kế toán “Ghi chép kế toán”,
“Công tác kế toán” tại bệnh viện áp dụng chế độ kế toán quản trị và sự nghiệp ban hànhtại Nghị quyết 19/2006 / QD-BTC Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, kế toán cóthể mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 dé ghi số kế toán
2.1.3.2 Cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế quản lý tự chủ của bệnh viện được thể hiện ở nhiều điểm, bao gồm:-Co chế lương, thưởng, thu nhập:
+ Tiền lương (lương chính): Các mức lương và phụ cấp thực hiện theo Pháplệnh 204/2004 / CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
+ Mức lương: (đối với nhân viên tạm thời): Mức lương thoả thuận giữa ngườilao động và Thủ trưởng đơn vị được quy định trong hợp đồng
+ Phụ cấp: Chỉ tiết hoàn trả và lệ phí tuân theo quy định của quốc gia
+ Thu nhập tăng thêm: Thu nhập tăng thêm được trừ do chênh lệch thu chỉ lớn
hơn của bệnh viện nhưng nhỏ hơn hai lần quỹ tiền lương (lương chính) của ngạch,chức vụ trong năm.
Sau khi đảm bảo các chi phí và thực hiện các nghĩa vụ nhà nước (nếu có) dựatrên kết quả hoạt động tài chính trong năm, phần chênh lệch thu nhập lớn hơn chỉ phíhoạt động bình thường và phan còn lại được dành cho các quỹ của đơn vị mình Sốtiền được sử dụng từ chênh lệch thu chỉ:
+ Trích Quỹ đầu tư phát triển: 25% chênh lệch thu chỉ
+ Trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi: Tối đa không quá 3 tháng lương tăng
thêm bình quân/năm
+ Trích dự phòng ồn định thu nhập
+ Trích chỉ cho bộ phận gián tiếp (bằng mức phụ cấp phẫu thuật của hộ lý các
39
Trang 40khoa lâm sàng)
- Nguồn thu của Bệnh viện:
Hiện nay, hoạt động của bệnh viện dựa vào các nguồn tài chính như ngân sáchnhà nước, các khoản viện trợ từ bệnh viện và bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp va cácnguồn thu nhập khác
+ Thu ngân sách Nhà nước: Trên cơ sở báo giá dự toán được duyệt, bệnh viện
lập bảng báo giá chỉ tiết hàng quý theo mục gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính Dựa trên cơ sởnày, Kho bạc sẽ tài trợ cho bệnh viện Ngân sách nhà nước hiện được cấp thông qua hệthống tài chính, nơi các bệnh viện gửi báo giá đã được phê duyệt đến Kho bạc, nơi mởtài khoản dé theo dõi và quản lý việc cấp phát Đây là quy tắc bắt buộc do Kho bạc giámsát liên quan đến việc nhận tiền theo Điều 1 Điều này rat hữu ich dé đơn vị tuân thủ một
kế hoạch được cấu hình tốt Trước đây, ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng để
hỗ trợ chỉ trả lương và đầu tư phát triển (đầu tư cơ sở hạ tầng va trang thiết bi), và mộtphan cho chi phí định kỳ (chi trực tiếp cho người lao động và dịch vụ y tế)
+ Thu viện phí trực tiếp của người bệnh và cơ quan BHXH: Bao gồm thu từ hoạtđộng khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú Điều trị bệnh nhân nội trú và ngoại trú; khám,chan đoán hình ảnh, phẫu thuật và can thiệp
+ Thu nhập do BHXH tỉnh chỉ trả bao gồm thu nhập của các đối tượng có thẻBHYT nêu trên và sẽ được quyết toán cùng với BHXH tỉnh Bộ sưu tập được tổ chứctrong suốt năm tài chính Tổ chức quản lý nguồn thu và sử dụng có hiệu quả đảm bảothu chính xác, thu đủ, thu kịp thời cho các khoản đầu tư phát triển sự nghiệp Việc quản
lý thu từ nguồn này không ràng buộc với hệ thống danh mục ngân sách và không đượckiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống các cơ quan chính phủ như nguồn ngân sách chính phủ.Tuy nhiên, phải căn cứ vào tỷ lệ nằm viện được cấp có thắm quyền phê duyệt đối vớitừng loại hình dịch vụ.
Hiện nay, mức thu viện phí của người bệnh BHYT theo quy định tại Thông tưliên tịch số 37/2015 / TTLT-BYT-BTC Cùng năm, xếp hạng quốc gia Theo quyết định
286 /QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân bang Hoot, viện phí sẽ tiếp tục được thu.+ Thu từ chính sách XHHy tế: Thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế, từ năm
40