1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội - Chủ biên: Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm Nguyễn Văn Động (Phần 2)

248 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

các tôn giáo đều là sự hướng thiện, khuyên con người làm điều lành, lánh điều ác, một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với tiễn bộ xã hội Trong giới luật của các tôn giáo nhìn chung đều có những quy định cắm trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tinh Như vậy, pháp luật và tín điều tôn giáo cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội, phối hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau dé tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với các quan hệ xã hội, xây dựng cuộc

sông tốt đời, đẹp đạo Bên cạnh đó, giữa pháp luật và tín điều tôn

giáo cũng có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau Chang hạn giáo lí đạo Thiên chúa cấm ly hôn, cắm áp dụng các biện pháp tránh thai điều này mâu thuẫn với pháp luật của nhiều nhà nước Trong trường hợp đó, tín điều tôn giáo trở thành sự cản trở việc thực hiện pháp luật trong các cộng đồng giáo dân.

“Về cơ bản, pháp luật không doi lập, không ngăn cam, không loại trừ tín diéu tôn giáo ' Pháp luật của các nhà nước đều thừa nhận và bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của con người, thừa nhận và bao hộ đức tin tôn giáo, coi đức tin tôn giáo là thiêng liêng Pháp luật góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các tín ngưỡng dân gian thé hiện những giá trị tốt đẹp về lich sử, văn hoá, đạo đức xã hội Ngược lại, pháp luật nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; nghiêm cắm mọi biểu hiện mê tín, di đoan; nghiêm cấm tà đạo, nghiêm cam việc truyền bá đức tin và hệ thống giáo lí, giáo luật phản tiến bộ, trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.

3.5 Quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật của các tổ chức xã hội Quan hệ giữa pháp luật với kỉ luật của các tô chức xã hội là

' Xem: Nguyễn Minh Doan, Vai rò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb.

Chính trị quôc gia, H 2008, tr 231.

249

Trang 2

biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức này Nhà nước có quyền lực bao trùm xã hội, tác động đến mọi cá nhân, t6 chức trong xã hội Vi vậy, pháp luật của nhà nước giữ vai tro chi phối đối với toàn bộ hệ thong ki luật của tat cả các tổ chức xã hội Các tô chức xã hội chỉ được thành lập và hoạt động khi pháp luật cho phép hoặc không cấm Hiến chương, điều lệ, nội quy của các tô chức xã hội phải phù hợp với pháp luật Trong hệ thống kỉ luật của các tổ chức không được quy định các quyền và nghĩa vụ của hội viên trái với pháp luật của nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của họ Pháp luật có thể có quy định về thủ tục đăng kí và phê duyệt

của nhà nước đối với hiến chương, điều lệ các tổ chức xã hội,

mọi quy định trong hệ thống kỉ luật của chúng nếu trái pháp luật đều bị pháp luật loại bỏ.

Ki luật của nhiều tô chức xã hội có quy định nghĩa vụ của hội viên trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Trong trường hợp đó, kỉ luật của các tô chức xã hội đã có sự kết hợp, hỗ trợ cho pháp luật, đảm bảo sự điều chỉnh một cách toàn diện, có hiệu quả đối với các quan hệ xã hội.

IV HOÀN THIỆN HỆ THONG CONG CU DIEU CHINH QUAN HE XA HOI O VIET NAM HIEN NAY

Dé xây dựng va hoàn thiện hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ở Việt Nam hiện nay, một mặt cần hết sức coi trọng vai trò của pháp luật nhưng mặt khác phải nhận thức đúng vai trò, giá trị của các thể chế phi quan phương Cần nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc cũng như của các nước trên thế giới trong việc xử lí mối quan hệ giữa pháp luật với từng công cụ Trong đó, cần chú trọng một số khía cạnh sau:

Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật

Hệ thống pháp luật phải toàn diện, thống nhất, đồng bộ, với kĩ thuật lập pháp ở trình độ cao Pháp luật phải phản ánh đúng ý

Trang 3

chí, lợi ích của nhân dân, pháp luật phải nhân đạo, nhân văn, vìcon người, phục vụ con người Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đạo đức truyền thống tốt đẹp, những thuần phong, mỹ tục của dân tộc Cần xác định đúng đắn giới hạn tác động của pháp luật, pháp luật không thể và không cần thiết điều chỉnh tất cả các mỗi quan hệ trong xã hội Các biện pháp xử lí của pháp luật phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật phải đảm bảo hiệu quả về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại cộng lại.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện các chuân mực đạo đức

Đạo đức là nền tảng tinh thần của mọi xã hội Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các biện pháp dé giữ gin va phát huy các quan niệm, chuẩn mực dao đức truyền thong tot đẹp cua dân tộc, loại bo những quan niệm đạo đức lạc hậu, ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, tiếp thu các chuẩn mực đạo đức tiễn bộ của nhân loại Pháp luật cần quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân và thiết chế xã hội trong việc xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức Phát huy và sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, các tô chức xã hội nhất là tô chức tôn giáo, gia đình, nhà trường, các loại hình văn hoá, nghệ thuật, các lễ hội truyền thống, các cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội như các nhà chính tri, các vi linh mục, su sai, các nha giáo, các văn nghệ sĩ, các gia làng, trưởng bản, các vị bô lão Cần xây dựng bảng chuẩn mực

đạo đức, văn hoá đối với con người Việt Nam nói chung với nội

dung ngắn gon, dé nhớ dé mọi người dù học vấn thấp đều có thé thấm nhuan Bang này cần được trình bày một cách trang trọng, đặt ở những vị trí thích hợp nơi công cộng dé mọi người đều dé dàng nắm bắt và thực hiện tốt.' Khuyến khích xây dựng các

' Xem: Huynh Khái Vinh (chủ biên), Mộ số vấn dé về lối sống, đạo đức và chuẩn

gid trị xã hội, Nxb Chính trị quoc gia, H 2001, tr 272.

251

Trang 4

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích nông dân, thợ thủ công tập hợp thành các phường, hội, làng nghề, hợp tác xã , trong đó mỗi thiết chế đều có những chuẩn mực đạo đức riêng.

Ba là, giữ gìn bảo lưu các thuần phong mỹ tục, dong thời loại bỏ các phong tục tập quan lạc hậu, phản tiên bộ

Cần sưu tầm, tập hợp hoá các phong tục, tập quán trên khắp cả nước Thừa nhận và khuyến khích việc ứng xử theo các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng Khuyến khích và đưa vào qui

đạo của pháp luật việc tô chức các lễ hội truyền thống thể hiện

những thuần phong mĩ tục, bản sắc văn hoá của dân tộc Bên cạnh biện pháp pháp lí, nhà nước cần sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, văn hoá nhằm nâng cao dân trí, ý thức pháp luật, ý thức chính tri, xoá bỏ triệt dé cơ sở của sự tồn tai những phong tục, tập quán lạc hậu, phản tiến bộ.

Bốn là, khuyến khích việc xây dựng hương ước, quy ước trong các cộng dong dân cư

Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta đã có các quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.' Cần tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về vai trò, tác dụng của hương ước Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ có thâm quyền dé hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả các cộng đồng dân cư xây dựng hương ước Nội dung của hương ước cần cụ thẻ, thiết thực, bám sát đời sống của thôn, làng, phản ánh đúng nhu cầu thực tế cũng như tính đặc thù về lịch sử, địa lí, dân cư, nghề nghiệp, phong tục tập quán, truyền thống, tín ngưỡng của từng thôn, làng Phát huy vai trò của các tô chức xã hội, cán bộ hưu trí,

cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng

' Xem: Chỉ thị số 24/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư

liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-NVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của

Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Uỷ ban trung ương Mặt trận Tô quôc Việt Nam.

Trang 5

tộc và những người khác có uy tín, trình độ trong cộng đôngtrong xây dựng và thực hiện hương ước Dé cao trách nhiệm cuacác cơ quan có thâm quyên trong việc phê chuân hương ước.

Năm là, nghiên cứu vận dụng luật tục

Hiện nay, luật tục vẫn tôn tại và giữ một vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh các mỗi quan hệ trong đời sống người dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên Trên thực tế, không ít trường hợp luật tục được người dân tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để hơn so với pháp luật “Có những vụ việc mặc dù toà an nhân dân các cấp đã xét xử, nhưng người dân vẫn yêu cầu buôn làng xử lại và bản án xét xử theo luật tục được buôn làng chấp nhận hon bất ki một bản án nào khác ”.! Vì vậy, cần tô chức nghiên cứu sâu sắc dé khai thác và vận dụng những giá tri của luật tục Khuyến khích các cộng đồng dân tộc thiểu số xây dựng quy ước làng văn hoá dựa trên cơ sở của luật tục Đồng thời tuyên truyền, vận động

nhân dân loại bỏ những quy định trong luật tục đã lỗi thời, lạc

hậu không phù hợp với pháp luật, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiễn bộ xã hội Trên cơ sở luật tục của các dân tộc thiểu số, nhà nước có thé vận dụng dé xây dựng các văn bản pháp luật dé áp dụng cho chính cộng đồng dân tộc đó Các văn bản này có phạm vi điều chỉnh tương đương luật tục nhưng được diễn đạt băng ngôn ngữ hiện đại, ngắn gọn Về nội dung, các văn bản này cơ bản tuân thủ luật tục, tất nhiên phải sửa đôi cho phù hợp với tiễn bộ xã hội.” Bên cạnh các biện pháp xử lí của luật tục (cúng tạ tội, phạt tiền ), có thé bố sung thêm các biện pháp xử lí của nhà nước như tịch thu tài sản, phạt tù

' Tham luận của Sở Tư pháp Đắc Lắc, Chuyên đề về luật tục, Ki yếu hội thảo

ngày, 28/3/1996, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lí, Bộ Tư pháp, H 1997, tr 65.

* Chang han, nghiêm cam sự nhục mạ nhân phẩm trong trường hợp phạm tội loạn

luân, nghiêm câm việc thử tội bằng hình thức đồ chì nóng chảy vào tay, lặn nước,lay kim trong nồi nước đang sôi

3 Xem: Phan Đăng Nhật, sđd, tr 6 - 15.

253

Trang 6

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với kỉ luật của các tô chức xã hội

Việc thành lập các tổ chức xã hội phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Nhà nước phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với kỉ luật của các tổ chức xã hội thông qua thủ tục đăng kí, phê duyệt hiến chương, điều lệ, nội quy của các tô chức đó.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TAP,

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN 1 Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội 2 So sánh pháp luật với đạo đức.

3 So sánh pháp luật với tập quán.4 So sánh pháp luật với hương ước.5 So sánh pháp luật với luật tục.

6 So sánh pháp luật với tín điều tôn giáo.

7 So sánh pháp luật với kỉ luật của các tô chức xã hội khác (tô chức phi nhà nước).

8 Phân tích ưu thé của pháp luật so với các công cụ khác trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

9 Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thong công cụ điêu chỉnh quan hệ xã hội.

10 Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức 11 Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.

Trang 7

Chương XII

BẢN CHÁT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

I BẢN CHAT PHAP LUAT

1.1 Khái niệm bản chat pháp luật

Bản chất của pháp luật là vấn đề khá phức tạp, trong khoa học pháp lí tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này Có quan niệm cho răng bản chất của pháp luật là công lí, đó là lẽ phải phù hợp đạo lí và lợi ích chung của xã hội Theo quan điểm này, pháp luật thực chất là “cái li lẽ phổ biến dùng dé chi phối các moi quan hệ xã hội chứ không phải là những diéu được đặt ra một cách tùy tiện của một cá nhân hay một nhóm người nào vl Trong thời kì chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tồn tại quan niệm phổ biến cho rang, pháp luật đều thể hiện ý chí của thượng dé, nha nước ban hành pháp luật chỉ là sự nhân danh thượng dé, phụng mệnh thượng đề.” Quan điểm khác lại cho rằng, pháp luật thực chất là ý chí của vua chúa Thực tế cho thấy, có những quốc gia trong đó pháp luật “chỉ là ý chí nhất thời và thất thường của ông vua ”.Š Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây tồn tại quan niệm

' Xem: Nguyễn Văn Hiển (chủ biên), Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb Chính trịquốc gia, H 2014, tr 142.

? Chăng hạn, các chiếu, chỉ, sắc, dụ của các vị hoàng dé Trung Quốc đều được mởđầu bang câu “phung thiên thừa vận, hoàng dé chiếu viét ”; cing xem thêm lờinói đầu của Bộ luật Hammurabi In trong sách Lich sứ thế giới cổ đại, Nxb Giáo

dục, H 1997, tr 301 - 303.

3 Xem: Montesquieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo duc, H 1996, tr 191.255

Trang 8

phổ biến cho rằng, pháp luật thé hiện ý chí của giai cấp thống tri Khi nói về pháp luật tư sản, C.Mác viết: “Pháp quyên của các ông chỉ là ý chi của giai cấp các ông được dé lên thành luật pháp, cdi y chí ma noi dung la do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết dinh”.' Quan niệm phổ biến ở các nước tư bản cho rằng, pháp luật thể hiện ý chí chung của toàn xã hội Theo Montesquieu, trong một nước dân chủ, pháp luật thể hiện ý chi chung của quốc gia, quyên lập pháp phải thuộc về “tdp đoàn dân chúng”, cơ quan lập pháp chỉ thay mặt dân chúng “thé

hiện ý chí chung của quốc gia”.” Rousseau cho rang, nhà nước

ban hành pháp luật nhưng phải có sự phê chuẩn của nhân dân và chỉ khi có sự phê chuẩn nó mới trở thành luật.” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã long trọng tuyên bố: “Luật là ý chí của mọi công dân Mọi công dân có quyên tự mình hoặc thông qua người đại diện góp phan xây dựng luật ”.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật luôn gan bó chặt chẽ với nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, vi vậy, cũng như nhà nước, xét về bản chất, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp Là một phạm trù ý thức xã hội, pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật, nội dung của pháp luật do các quan hệ kinh tế xã hội quyết định, khi các quan hệ kinh tế -xã hội thay đổi sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp luật Bên cạnh đó, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với pháp luật Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, vì vậy, đường lối chính trị thé hiện trước hết ở các chính sách kinh tế Các chính sách đó được cụ thê hoá

' Xem: Mác - Ăngghen, 7: oan tap, tap 4, Nxb Chinh tri quéc gia, H 2004, tr 619.? Xem: Montesquieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo dục, H 1996, tr 102 - 105.3 Xem: Rousseau, Ban về khé ước xã hội, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992, tr 73, 140.

Trang 9

trong pháp luật thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội Mặt khác, chính trị còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực Vì vậy, pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp, phản ánh đối sánh giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp Nói cách khác, bản chất của pháp luật do cơ sở kinh tế xã hội và những điều kiện ton tại, phát trién của nó quy định.

Pháp luật của bất kì quốc gia nào cũng luôn thể hiện tính xã hội Pháp luật là quy tắc ứng xử của con người, là phép đối nhân, xử thế trong quan hệ giữa người với người trong đời sống hàng ngày Pháp luật xuất hiện là do yêu cầu, đòi hỏi của đời sống cộng đồng, để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Pháp luật là sự mô hình hoá những nhu cầu khách quan, phổ biến trong xã hội Xã hội, thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự hợp lí, khách quan, phổ biến nghĩa là những cách xử sự được cộng đồng chấp nhận, phù hợp với lợi ích và yêu cầu của cộng đồng “Pháp luật - đó là những tiêu chuẩn khang định rõ ràng, pho biến, trong đó tự do có được sự ton tại, vô ngã, có tính chất lí luận, không phụ thuộc vào cá nhân riêng lẻ Bộ luật là kinh thánh của tự do nhân dân ” | Mỗi quy định trong pháp luật được xem như kết quả của “quá trình chọn lọc tự nhiên” các cách xử sự trong xã hội Chính vì vậy, trong thực tế người ta có thê tìm thấy những quy định pháp luật giống nhau tồn tại ở những thời đại khác nhau, trong những thể chế chính trị khác nhau Pháp luật là công cụ cơ bản dé tổ chức và quản lí đời sống cộng đồng nhằm thiết lập, củng cé và bảo vệ trật tự xã hội trên các lĩnh vực của đời song Phap luat la phuong tién dé thue hién những mục đích chung, bao vệ những

' Xem: C Mác và Ph Angghen toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, H 1978, tr 85.257

Trang 10

lợi ích chung, lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội Dưới góc độ này, pháp luật là những chuẩn mực chung của xã hội, thé hiện ý chí và phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội Pháp luật là phương tiện đề giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống xã hội như phòng chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ Nói cách khác, pháp luật luôn hàm chứa các giá tri xã hội phổ biến, thuộc về con người Pháp luật luôn phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội, những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mi tục cua dân tộc Trong điều kiện hiện nay, dé thúc đây sự phát triển của xã hội, đòi hỏi pháp luật của mỗi nước phải có sự phù hợp nhất định đối với thông lệ khu vực và thế giới.

Thực tế cho thấy, tính xã hội của các kiểu pháp luật được thé hiện không giống nhau Cùng với sự phát triển của xã hội, tinh xã hội của pháp luật ngày càng trở nên sâu sắc và rộng rãi hơn So với pháp luật ngày nay, ý nghĩa xã hội của pháp luật chủ nô, phong kiến nhìn chung còn nhiều hạn chế Trên bình diện xã hội, pháp luật thời kì này chủ yếu đóng vai trò là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trừng trỊ tội phạm, bảo vệ các công trình công cộng Pháp luật tư sản ra đời đã thé hiện sự tiễn bộ hơn so với pháp luật phong kiến Phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng, pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội trong đời sống cộng đồng Pháp luật trở thành công cụ quan trọng dé điều tiết các quan hệ trong nền kinh tế thị trường, thiết lập địa vị pháp lí bình đăng giữa các cá nhân trong xã hội, hướng tới bảo vệ các quyền con

người, quyền công dân Bước sang giai đoạn dé quốc chủ nghĩa, do bị lũng đoạn bởi các tập đoàn tư bản độc quyền, lại bi lún sâu vào các cuộc chiến tranh xâm chiếm và mở rộng lãnh thé, vai

Trang 11

trò và ý nghĩa xã hội của pháp luật tư sản thời kì này có nhiều hạn chế Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, pháp luật tư sản ngày càng tỏ ra dân chủ, nhân đạo, đảm bảo công bằng, bình đăng, bao đảm trật tự, an toàn xã hội, bao đảm sự ôn định, chống khủng hoảng xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội Trong điều kiện ngày nay, pháp luật được xem như là công cụ quan trọng để chống lại sự tha hoá của quyền lực nhà nước, bảo vệ con người, bảo vệ công lí Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi và sâu sắc nhất so với tất cả các kiêu pháp luật trước đó Nó là công cụ giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, xây dựng xã hội dân chủ, công băng, văn minh, mọi người có cuộc song tu do, hanh phuc, trong do cac gia tri con người được thừa nhận, tôn trọng, bao dam, bao vệ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người, nhằm phục vụ con người, đảm bảo cho con người có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện.

Bên cạnh tính xã hội, pháp luật còn thể hiện tính giai cấp Do chiếm ưu thế về mọi mặt trong xã hội, giai cấp thống trị thông qua nhà nước tìm mọi cách đặt ra các quy định pháp luật có lợi cho giai cấp mình Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thé hiện một cách tập trung, thống nhất va hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước Ý chí đó được cụ thể hoá thành các quy tắc xử sự cụ thể do các cơ quan có thâm quyền của nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Nhờ có sức mạnh của nhà nước bảo đảm,

những quy tắc xử sự đó trở thành bắt buộc đối với mọi thành viên

trong xã hội Dưới góc độ này, pháp luật thê hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị hay lực lượng cam quyền trong xã hội Pháp luật điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội, hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, nhăm bảo vệ lợi ích và củng cố địa vị của giai cấp thống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật là công cụ

259

Trang 12

dé thực hiện sự thống tri giai cap, ghi nhan, cung cố và bảo vệ quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu của giai cấp thống trị, bảo vệ địa vị cam quyền của giai cấp thống trị, “?v vii khí của giai cấp thong trị dé trừng trị giai cấp chống lại mình”,' duy trì sự thông trị về tư tưởng đối với toàn xã hội.

Tính giai cấp là thuộc tính chung của các kiểu pháp luật, tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có nét riêng và cách biểu hiện riêng Trong pháp luật chủ nô, tư liệu sản xuất được công khai quy định thuộc về giai cấp chủ nô, nô lệ không được coi là người, trước pháp luật, họ được xem như những công cụ lao động biết nói

thuộc sở hữu của chủ nô Chủ nô có quyền tuyệt đối đối với nô lệ.

Trong pháp luật phong kiến, người lao động đã thoát khỏi thân phận nô lệ, tuy nhiên địa vị vẫn hết sức thấp kém, họ bị ràng buộc chặt chẽ vào các đặc quyền của địa chủ, phong kiến Trong pháp luật chủ nô, phong kiến, sự phân biệt đăng cấp rất rõ nét tùy thuộc vào chức tước, pham ham, tài sản, nguồn gốc xuất thân Trước pháp luật, dia vị càng cao thì càng có nhiều đặc quyền, đặc lợi Để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật chủ nô, phong kiến tác động đến các quan hệ xã hội chủ yéu bằng hình phạt với nhiều hình phạt dã man và cách thức thi hành hình phạt tàn bạo Trên thực tế, phần lớn các văn bản pháp luật thời kì này đều được cấu tạo dưới dạng một bộ luật hình sự Bộ Quốc triều hình luật của Việt Nam được đánh giá là khá tiến bộ so với đương thời nhưng ngay tại những điều luật đầu tiên đã quy định về hình cụ - hệ thống các công cụ dé thi hành hình phạt, trong đó có loại làm bằng cây song không róc bỏ mau mắt.” Trong pháp luật tư sản, tính giai cấp đã được che day một cách tinh vi, kin đáo khó nhận thay Pháp luật tư sản quy định quyền tư hữu là một

' Xem: Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp li, H 1985, tr 185, 187.? Xem: Điều 2 Quốc triều hình luật, Nxb Văn hoá thông tin, H 1999, tr 10.

Trang 13

quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm,' pháp luật thừa nhận các quyền con người, quyền công dân, thừa nhận quyền bình đăng trước pháp luật của tất cả mọi người Tuy nhiên, thực chất pháp luật tư sản chỉ bảo vệ sở hữu của nhà tư bản C.Mác đã chỉ rõ: “Lao động làm thuê, lao động của người vô sản liệu có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không Nó tạo ra tu bản, tức là tạo ra cải sở hữu bóc lột lao động làm thuê ”.ˆ Trên thực té, giữa nhà tư bản và người công nhân làm thuê khó mà có được sự bình đăng thực sự Lénin đã khẳng định, trong xã hội có áp bức bóc lột thì không thể có bình dang đối với người bi bóc lột.” Bước sang giai đoạn chủ nghĩa dé quốc, pháp luật tư sản thể hiện tính giai cấp một cách công khai và sâu sắc Pháp luật thời kì này được sử dụng như một công cụ có hiệu quả dé chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dan hong bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản nhất là các tập đoàn tư sản lũng đoạn, các thế lực quân phiệt, tài phiệt Trong thời kì hiện nay, pháp luật tư sản đã thé hiện sự tiến bộ về chất so với trước đó Mặc dù vậy, sự giàu có vẫn chi phối thắng thé trong pháp luật, ngay cả trong điều kiện “dân chủ tư sản” thì điều này vẫn không tránh khỏi Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của tuyệt đại đa sé trong xã hội No là công cu dé nhân dân lao động chống lại các thế lực thù địch, phản động, xây dựng chế độ mới không có áp bức bat công.

1.2 Bản chất và đặc điểm của pháp luật Việt Nam hiện nay Mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, truyền thống, lich sử riéng , vì vậy pháp luật của mỗi nước luôn có những nét đặc thù Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ

' Xem: Điều 17 Tuyên ngôn nhân quyền và dan quyền Pháp năm 1789.

? Xem: C Mác và Ph Angghen toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 616.3 Xem: Lénin toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, M 1978, tr 315.

261

Trang 14

nghĩa xã hội Tuy nhiên, do nóng vội, chủ quan, duy ý chí, côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa thu được những thành tựu như mong muốn Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Từ đó đến nay, tình hình kinh tế xã hội của đất nước có những bước phát triển đáng ké Cùng với việc xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, việc hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là những nhân tố vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây quá trình xây dung và hoan thiện hệ thống pháp luật Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở kinh tế là các quan hệ sản xuất gắn với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; cơ sở xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh Cũng như các pháp luật khác, pháp luật Việt Nam hiện nay vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp.

Tinh xã hội là thuộc tính nổi bật của pháp luật Việt Nam hiện nay Ý nghĩa xã hội rộng lớn của pháp luật Việt Nam hiện nay thê hiện trên nhiều mặt Pháp luật không chỉ là quy tắc ứng xử của mọi tổ chức và cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội mà

còn là cơ sở quan trọng dé đảm bao an ninh, an toàn cho mỗi

người, đảm bảo én định, trật tự xã hội Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất, có hiệu quả nhất để tổ chức và quản lí hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội vì một xã hội dân chủ, công băng, văn minh Pháp luật là phương tiện dé liên kết mọi tầng lớp dân cư, hợp lực, chung lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của

toàn dân tộc bảo vệ chủ quyền quốc gia và các lợi ích quốc gia

khác Pháp luật là công cụ dé nhà nước va xã hội thực hiện chính sách uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa, quan tâm, chăm lo

Trang 15

cho những người ở vị thế yếu như người già, trẻ em, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ, thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ người bị thất nghiệp, hướng đến việc bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội toàn dân Pháp luật không đơn thuần là sản pham “độc quyền” của nhà nước mà đó là sự kết tinh những giá trị cao quý trong xã hội, dựa trên nền tảng dân chủ, nhân đạo, nhân văn, lương tri và tình người.

Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn thể hiện tính giai cấp Xã hội Việt Nam hiện nay tổn tại nhiều giai tầng với những mục tiêu và lợi ích mặc dù không đối lập nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt nhất định Bởi vậy, cho dù thé nào thì pháp luật vẫn phải thể hiện ý chí va bảo vệ lợi ích cho các giai tầng đó Mặt khác, các thế lực thù địch, phản động vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống phá nhà nước, chống phá chế độ một cách lâu đài, dai dang Trong điều kiện đó, pháp luật là công cụ tốt nhất dé bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động.

Ban chat của pháp luật Việt Nam hiện nay còn được thé hiện thông qua các đặc điểm sau đây:

Một là, pháp luật Việt Nam hiện nay là pháp luật thuộc thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là thời kì có sự đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới, diễn ra khá lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tô chức kinh tế, xã hội đan xen.' Hiện nay, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn dau sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện dai.”

' Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr 70.

? Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI,

Văn phòng Trung ương Đảng, H 2016, tr 76.

263

Trang 16

Điều kiện kinh tế xã hội đó chi phối mạnh mẽ pháp luật nước ta hiện nay.

Hai là, pháp luật là cơ sở, hành lang pháp lí cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Pháp luật thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; xác lập địa vị pháp lí cho các loại hình doanh nghiệp; thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh; phát triển đồng bộ các loại thị trường; tôn trọng quy luật cung cầu; bảo đảm tự do cạnh tranh, chống độc quyên, chống gian lận trong sản xuất va phân phối, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, người tiêu dùng Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta còn khá mới mẻ, nhiều vấn đề còn đang trong quá trình

tìm tòi Chính vì vậy, hệ thống thé chế pháp li cho sự tổn tại và vận hành của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang được từng bước xác lập và hoàn thiện.

Ba là, pháp luật thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân, đó là hệ thống pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Chính vì vậy, “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dán chủ vì nó bảo vệ quyên tự do, dán chu rộng rãi cua

oo 1

nhán dán lao động”.

Bon là, pháp luật là sự thể chế hoá chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Hiến pháp đã xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Đề thực hiện sự lãnh đạo của mình, Đảng đề ra chủ trương, đường lỗi chính sách về phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Trên cơ sở đó, Nhà nước thé chế hoá thành pháp luật, tô chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, làm cho đường lỗi của Đảng đi vào đời sống, thúc đây kinh tế, xã hội phát trién.

' Xem: Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lí, H 1985, tr 187.

Trang 17

Năm là, pháp luật xác lập cơ sở pháp lí cho việc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đồi, bổ sung năm 2001) Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí rất quan trọng Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; thừa nhận, bảo đảm và

bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; quy định việc tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xác lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; củng cố và mở rộng dân chủ xã hội; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật trong xã hội

Sáu là, pháp luật được xây dựng trên nén tảng dao đức, truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sự vị tha, tinh thần tập thé, không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tinh thần đoàn kết, đạo lí uống nước nhớ nguôn, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc xẻ chia, đề cao các giá tri gia đình, tôn trọng người gia, col trọng việc học hành, tinh thần tôn sư trọng đạo, cần cù, tiết kiệm

Bảy là, pháp luật đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện Công cuộc đổi mới đất nước càng trở nên toàn diện và đi vào chiều sâu càng đòi hỏi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Sự phát triển trên nhiều mặt của đời sống xã hội làm cho phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng Các quan hệ kinh tế xã hội vận động, biến đổi nhanh chóng đòi hỏi hệ thong pháp luật phải được bổ sung, sửa đổi thường xuyên, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống.

Tám là, pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tô quốc tế Hiện nay, Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế, giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật ngày càng rộng, sự ảnh hưởng của truyền 265

Trang 18

thông quốc tế ngày càng lớn Những yếu tổ đó có tác động mạnh mẽ đến pháp luật nước ta, đòi hỏi các quy định pháp luật Việt Nam phải phù hợp với những chuẩn mực chung của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

II VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

“Vai trò” và “chức năng” là những khái niệm rất gần gũi và vì vậy, trong nhiều trường hợp, chúng có thể được sử dụng thay thé cho nhau.' Bên cạnh đó, vai trò còn thường được sử dụng dé chỉ mức độ quan trọng của một sự vật, hiện tượng nào đó Cuối cùng, vai trò là những tác động tích cực của một sự vật, hiện

tượng trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.

Có nhiều cách tiếp cận vai trò của pháp luật, chăng hạn, có thê đề cập vai trò của pháp luật theo từng lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá ); cũng có thể đề cập vai trò của pháp luật theo từng loại chủ thể (cá nhân, tổ chức, nhà nước ) Vai trò của pháp luật cũng có thể được nhìn nhận ở những phạm vi khác nhau, từ khái quát, chung nhất đến cụ thé, chỉ tiết hơn Nói tóm lại, vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh, nhiều chiều Tuy nhiên, để nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của pháp luật, cần phải đặt pháp luật trong từng mối quan hệ cụ thê giữa nó với sự vật, hiện tượng khác.

2.1 Vai trò của pháp luật đối với xã hội

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ dé nhà nước tô chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu

' “Vai tro” của một sự vật, hiện tượng trả lời câu hỏi sự vật, hiện tượng đó có

công dụng gi, tác dụng gì; còn “chức năng” của một sự vật, hiện tượng tra lời câuhỏi sự vật, hiện tượng đó sinh ra đê làm gì.

Trang 19

tô thiệt yêu cho cuộc sông hàng ngày Đôi với đời sông xã hội,pháp luật có những vai trò nôi bật sau đây:

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội Có thể nói, nếu coi

cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem

như hai bờ của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòngchảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thé bat dong chảy trái quy luật Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

232 66

Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cam dé từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thé Qua đó, pháp luật củng cố và tăng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với quy luật khách quan Pháp luật ghi nhận sự ton tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời song, trải

với mục đích, định hướng của nhà nước.

267

Trang 20

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đôi lớn của đời song xa hội, vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kế cả các cuộc cải cách, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tô lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hắn Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu dé điều tiết các trang thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chính các bién đổi xã hội quan trọng đó ”.' Băng pháp luật, những yếu

tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khăng định, nhờ đó sự tôn tại

của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo

ngược Có thé nói, mọi chủ trương cải cách, đôi mới nếu không

được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thé thành công “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong

x |

những nguyên nhân là người ta đã đặt các cai cách xã hội tach biệt với luật pháp ”.°

Pháp luật là cơ sở dé bảo đảm an toàn xã hội

An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín không bị xâm hại An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong mọi xã hội, đó là tiền dé, đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc sống Tuy nhiên, “an toan xã hội luôn có nguy cơ bị pha vỡ hoặc bị xám hại

' Xem: Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật, Nxb Chínhtri quéc gia, H 1994, tr 34.

* Xem: Viện Nghiên cứu nha nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật, Nxb Chínhtri quéc gia, H 1994, tr 33.

Trang 21

từ nhiều phía ”" mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo đảm, tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín củacon người được bảo vệ Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho các chủ thê, pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống “Pham hình pháp là cdi gốc của thiên ha, ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác là dé ran những diéu chưa xảy ra”.” Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hon, họ tin tưởng cái ác sẽ bị trừng tri, an toàn sẽ được bảo đảm: “luật pháp nói chung không chi là khuôn mẫu cho hành vi con

người, giúp họ giải quyết có hiệu quả các công việc thực tiễn mà

con tao lập cho họ niềm tin về “an ninh” của chính minh”? Bằng pháp luật, nhà nước thể chế hoá những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn, giáo dục con người ý thức tự bảo vệ mình Pháp luật còn có sự tác động mạnh mẽ đến các mặt của đời sống xã hội, thúc day kinh tế xã hội phát triển, cải thiện điều kiện vật chất kĩ thuật của xã hội.

Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình “chọn lọc, đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội Trải qua bao biến cô xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tô ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách quan Chính

! Xem: Lê Minh Tâm, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam -Những van đề lí luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, H 2003, tr 17.? Xem: Pham Duy Nghĩa, Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo,

Nxb Tư pháp, H 2004, tr 108.

> Xem: Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật, Nxb Chínhtri quéc gia, H 1994, tr 36.

269

Trang 22

vì vậy, pháp luật được xem như một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội Với ưu thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất dé các cá nhân, tổ chức trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyển con người Quyên con người là khả năng con người được tự do lựa chon hành động, tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cam đoán một cách vô lí Ngày nay, quyền con người đã trở thành một gia tri chung được toàn thế giới công nhận Trong lịch sử, cùng với sự phân chia giai cấp thì sự áp bức giai cấp cũng xuất hiện, các quyền con người bị xâm phạm, bị chà đạp Từ đó cho đến nay, vấn đề tái lập sự bình đăng trong xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyên, tự do, dan chủ của con người luôn là nhu cầu, khát vọng mạnh mẽ của nhân loại bị áp bức Có thể nói, lịch sử loài người từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp là lịch sử đấu tranh nhằm giải phóng con người, vươn tới tự do, đòi quyền làm chủ.

Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người Vai trò quan trọng này của pháp luật thé hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dan chủ của con người Cần lưu ý rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức của nhà nước về các quyền vốn có của con người Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các quyền

con người được hiện thực hoá Đồng thời, pháp luật quy định các

biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại.

Quyền con người, tự do cá nhân cũng cần phải có điểm dừng,

nó không thé được hiểu là được làm tat cả hay muốn làm gi thì làm Tự do “chi có thé là được làm những cái nên lam và không

Trang 23

bị ép buộc làm điều không nên làm”; “Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không con tu do nữa vi nếu dé anh ta tự do làm thì mọi người déu được làm trái luật cả” Lênin đã khẳng định, sông trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điều không thể được Chính vì vậy, quyền, tự do cá nhân luôn phải được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quy tắc chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhăm đáp ứng lợi ích riêng của mình Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc đối với cá nhân khác và xã hội Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc bị pháp luật cấm, mặt khác, họ không được làm những gì có hại cho người khác, cho cộng đồng Đồng thời, quyên, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình dang và tiễn bộ xã hội

Dân chủ, công bằng, bình đăng là những giá trị của nhân loại Dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Trên bình diện chung nhất, dân chủ có nghĩa là người dân là chủ, người dân làm chủ, làm chủ chính bản thân mình và làm chủ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống Mỗi người được tự quyết định vận mệnh của chính mình, đồng thời tham gia quyết định những van dé chung của xã hội Công băng, bình dang không phải là những khái niệm bất di bất dịch, nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thé Hai khái niệm này có nội hàm gan gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất Khi nói tới bình dang xa hội, người ta muốn nói tới sự ngang bang nhau giữa người với người về một phương diện xã hội nào đấy, chăng hạn về kinh tế

! Xem: Montesquieu, Tinh than pháp luật, Nxb Giáo duc, H 1996, tr 99.271

Trang 24

chính trị, văn hoá Trong khi đó, công bằng xã hội chỉ là một dạng của bình đăng xã hội, đó là sự ngang bằng nhau trong quan hệ giữa công hiến và hưởng thụ, giữa công - tội và thưởng - phat , theo nguyên tắc công hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, có công được thưởng, có tội phải bị trừng phạt, tội càng nặng mức phạt càng nặng.' Nói cách khác, bình đăng là ngang bang nhau về địa vị xã hội, công băng là được đối xử ngang băng nhau, không có sự thiên vị trong phân phối, trong khen thưởng, xử phạt Tiến bộ xã hội được hiểu là sự vận động, biến đổi của xã hội theo chiều hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước Tiến bộ xã hội có nội dung toàn diện, bao quát trên cả phương diện vật chất và tỉnh thần của xã hội, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kĩ thuật

Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bao đảm dân chủ, bình dang, công bằng và tiến bộ xã hội Pháp luật quy định quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, mau da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản Pháp luật thừa nhận quyền bình dang trước pháp luật của tất cả mọi người Bằng pháp luật, nguyên tắc phân phối theo lao động, theo mức vén và các nguồn lực khác góp vào sản xuất kinh doanh, theo mức độ cống hiến đối với xã hội được bao đảm Pháp luật bảo dam, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tang xã hội, nhất là những người ở vị thé xã hội yêu hơn Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt,công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

' Xem: Lê Hữu Tầng, “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn xung quanh việc thực

hiện công bang xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tap chí Triét học, sô 1(200) năm 2008.

Trang 25

Pháp luật là công cụ quan trọng dé ghi nhận va bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đây xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tỉnh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.

Pháp luật dam bảo sự phát triển bên vững của xã hội

Bat cứ xã hội nào cũng luôn cần có ôn định đề tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nói một cách cụ thể, sự phát trién của xã hội phải bao hàm trong đó tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường, công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy.

Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vẫn đề rất cấp bách, đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trong cho sự phát triển bền vững của xã hội Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đây sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đây sự phát triển toàn điện các lĩnh vực khác của đời song xa hội như y tẾ, giáo dục, văn hoá, xã hội Pháp luật góp phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội Pháp luật góp phần bảo tồn và

273

Trang 26

phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thông dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.

Vai trò giáo dục của pháp luật

Dé điều chỉnh hành vi con người, pháp luật phải tác động lên ý thức của họ Thông qua đó, pháp luật nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thê trong xã hội.

Trước hết, pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích của nhận thức pháp luật Với tính chất công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắt buộc các thành viên trong xã hội phải nắm bắt được chúng Mặt khác, chính yêu

cầu của đời sống buộc con người phải có những tri thức nhất

định về pháp luật Đồng thời nhờ tham gia vào đời sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp luật Như vậy, chính hệ thống pháp luật thực định cũng như đời sống pháp lí thực tiễn là chất liệu cũng như nội dung của tri thức pháp lí Thông qua các quy định trong pháp luật, thông qua việc tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, thông qua giao tiếp mọi người biết được như thế nào là hợp pháp, như thế nào là trái pháp luật

Thứ hai, pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho cácthành viên trong xã hội Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật thúc day việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.

Thứ ba, pháp luật định hướng hành vi của con người Thông qua các quy định trong pháp luật, các chủ thê biết được quyền, nghĩa vu cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở dé lựa chọn và thực hiện hành vi một cách phù hợp Pháp luật tạo cho

Trang 27

mỗi chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được pháp luật quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng dé tôn trọng và bảo đảm quyên, lợi ích của chủ thể khác Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế, pháp luật tạo ra một “chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đối với những hành vi trái pháp luật Đồng thời, băng việc quy định những hình thức khen thưởng, pháp luật khuyến khích các chủ thé tích cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi hợp pháp.

2.2 Vai trò của pháp luật đối với lực lượng cầm quyền Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lỗi, chỉnh sách của

luc lượng cam quyên

Pháp luật thé hiện ý chí của giai cấp thống trị, là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật Do được đảm bảo bằng nhà nước nên pháp luật luôn được các lực lượng cầm quyền sử dụng như một công cụ để truyền tải các chủ trương chính sách của mình Băng pháp luật, các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền nhanh chóng được truyền bá rộng rãi, công khai trên toàn xã hội Thông qua pháp luật, các lực lượng cầm quyền áp đặt chủ trương, đường lối của mình đối với toàn xã hội, bắt toàn thé xã hội phải phục tùng các chủ trương,

đường lối, chính sách do lực lượng đó đề ra Nhờ có pháp luật,

chủ trương, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền mới dễ dàng đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống Như vậy, pháp luật vừa là một hình thức thé hiện đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền, vừa là một phương tiện quan trọng làm cho đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống Có thê nói, pháp luật là công cụ hữu hiệu dé thực hiện quyền lực tư tưởng của giai cấp cầm quyền Chính vi vậy, các lực lượng chính tri trong xã hội 275

Trang 28

luôn tìm cách giành lấy chính quyền để thông qua đó biến chủ trương, đường lỗi của mình thành pháp luật.

Pháp luật là vũ khí chính trị của lực lượng cam quyền để chống lại sự phản kháng chống đối trong xã hội

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp luôn diễn ra dưới những hình thức, tính chất, mục tiêu khác nhau Theo Lênin, “chính quyền là thiên đường”, vì vậy, các lực lượng đối lập luôn tìm đủ mọi cách giành chính quyền về tay mình Trong điều kiện đó, pháp luật trở thành vũ khí chính trị sắc bén để bảo vệ

địa vị cũng như tư tưởng, đường lối của lực lượng cầm quyền,

chống lại sự phản kháng, chống đối của các lực lượng đối lập, thù địch Thực tế cho thấy, các hành vi chống phá chính quyền, âm mưu lật đỗ chính quyền thường bị coi là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất, bị trừng trị nghiêm khắc nhất Pháp luật ngăn cản việc truyền bá cũng như hạn chế sự ảnh hưởng của các hệ tư tưởng đối lập.

2.3 Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

Trước hết, pháp luật tạo lập cơ sở pháp li vững chắc cho sự tôn tại của nhà nước Sự hợp pháp tạo ra cho chính quyền một sự “chính danh”, tạo ra thế và lực cho nhà nước, tạo cho nhà nước tư cách và khả năng quản lí và điều hành xã hội Sự hợp pháp không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân nhà nước mà còn có ý nghĩa chi phối mạnh mẽ đối với cả những lực lượng chống đối nhà nước, nhiều khi nó còn có khả năng ngăn cản các âm mưu chính biến Chính vì vậy, các chính quyền nhà nước cho dù được tạo nên băng con đường nào thì sự tồn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp Ngày nay, sau những cuộc đấu tranh giành chính quyền, lực lượng nào giành được chính quyên cũng luôn tìm cách hợp pháp hoá sự tồn tại của chính quyền đó bằng cách tô chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở của hiến pháp.

Trang 29

Pháp luật là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo đảm an toàn chocác nhân viên nhà nước

Pháp luật là công cụ sắc bén để nhà nước tự bảo vệ mình, ngăn chặn các hành vi chống đối chính quyền, làm suy giảm uy tín và sức mạnh của chính quyền Nhờ có pháp luật, nhà nước được bảo vệ an toàn, tính tôn nghiêm của chính quyền được nâng cao Nhờ có pháp luật, các nhân viên nhà nước được sông, làm việc trong môi trường an toàn, tao tiền đề dé thực hiện tốt chức năng tổ chức va quan lí các mặt của đời sống xã hội.

Pháp luật là cơ sở pháp li cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Pháp luật quy định con đường hình thành, cơ cấu tô chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quan hệ công tác trong nội bộ bộ máy

nhà nước cũng như giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội Pháp luật thiết lập khuôn khổ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước Nhờ có pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình một cách dễ dàng, có hiệu quả Nhờ có pháp luật, việc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên khoa học, đồng bộ, nhịp nhàng, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Pháp luật là cơ sở dé xây dựng đội ngũ nhân viên nhà nước “bừa hông, vừa chuyên” Pháp luật xác định rõ quyền han và

trách nhiệm của mỗi nhân viên nhà nước, thông qua pháp luật,

mỗi người ý thức được nghĩa vụ, bốn phận của mình, xác định được những việc mình được làm, phải làm, nên làm Nói cáchkhác, pháp luật là cơ sở trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm,thái độ của đội ngũ nhân viên nhà nước trong quá trình thực thi công vụ Trên cơ sở các quy định của pháp luật, mỗi nhân viên

277

Trang 30

nhà nước phải nỗ lực học tập và rèn luyện, nâng cao phâm châtvà năng lực đáp ứng yêu câu, đòi hỏi của công việc trong cươngvị được giao đảm trách.

Pháp luật là công cụ kiểm soát quyên lực nhà nước

Thực tiễn đã chứng tỏ rang, “nhà nước luôn luôn có xu hướng lạm quyén”,' “tham nhũng, độc tài, chuyên chế trở thành những bệnh chung của mọi xã hội có nhà nước ”.” Chính vì vậy, để bảo

đảm quyên con người, bảo đảm tự do cá nhân đòi hỏi phải có sự

giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước Đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, được thực hiện bằng nhiều công cụ, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng bậc nhất Pháp luật quy địnhviệc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chế độ tráchnhiệm của các cơ quan, nhân viên nhà nước, quy định các biện pháp chế tài đối với hành vi lạm quyền, tham nhũng của các cơ quan, nhân viên công quyên Pháp luật quy định cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm cơ chế kiểm soát trong nội bộ bộ máy nhà nước và cơ chế kiểm soát của xã hội đối với bộ máy nhà nước.

Pháp luật là công cụ dé nhà nước tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống xã hội

Quản lí xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thé chế rõ ràng, minh bạch Để quản lí xã hội, có nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy định của các cộng đồng dân cư, của các tô chức xã hội Mỗi công cụ đều vừa có những mặt mạnh, vừa có những hạn chế nhất định, không có công cụ nào là vạn năng Với những ưu thé vượt trội như tính

quyền lực nhà nước (tính bắt buộc chung, tính cưỡng chê), tính xác

' Xem: Nguyễn Đăng Dung, sdd, tr 10.* Xem: Nguyễn Dang Dung, sđd, tr 22.

Trang 31

định về hình thức, tính quy phạm phổ biến , pháp luật có kha năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trên quy mô cả nước Do vậy, pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả nhất dé nhà nước tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng , xác định địa vị pháp lí của các cá nhân, tổ chức xã hội, xác định hành lang, khuôn khổ pháp lí cho hoạt động của các chủ thê xã hội, xác định các biện pháp kiểm tra giám sát và xử lí những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sông xã hội

2.4 Vai trò của pháp luật đối với các công cụ điều chỉnh khác'

Vai trò của pháp luật đối với các công cụ điều chỉnh khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của nó Pháp luật có thé dung hợp trong nó những quy tắc nhất định trong các thê chế phi quan phương Một khi đã được ghi nhận thành pháp luật, chúng trở nên mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện băng nhà nước, nhờ đó, chúng được thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để hơn Mặt khác, sự ghi nhận thành pháp luật còn có tác dụng tạo điều kiện cho sự tôn tại, giữ gìn và phát huy vai trò của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Ở khía cạnh khác, pháp luật có thể loại trừ khỏi đời sống những quy định trong các thể chế phi quan phương có nội dung trái pháp luật Tất nhiên, pháp

luật phải phù hợp với cuộc sống, đạo lí cũng như thuần phong, mĩ

tục của dân tộc.

' Xem: Chương XI: “Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội”

của giáo trình này.

279

Trang 32

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN 1 Phân tích tính giai cấp của pháp luật 2 Phân tích tính xã hội của pháp luật.

3 Phân tích các yếu t6 ảnh hưởng đến ban chất pháp luật 4 Phân tích các đặc điểm thể hiện bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

5 Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội 6 Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước.

7 Phân tích vai trò của pháp luật đối với lực lượng cẦm quyên.

Trang 33

Chương XIII

HÌNH THỨC VÀ NGUON CUA PHAP LUẬT

I KHÁI NIỆM HINH THỨC, NGUON CUA PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm hình thức của pháp luật

Theo cách tiếp cận của triết học, hình thức của pháp luật cũng như hình thức của các sự vật, hiện tượng khác luôn bao gôm hìnhthức bên trong và hình thức bên ngoài.

Hình thức bên trong của pháp luật là cơ câu bên trong của nó, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cau thành pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử của con người trong đời song hàng ngày được hình thành thông qua nha nước, do vậy hình thức bên trong của pháp luật chính là mối liên hệ, sự liên kết giữa các quy tắc xử sự đó Trong khoa học pháp lí, hình thức bên trong của pháp luật được đề cập bằng khái niệm hình thức cấu trúc của pháp luật Vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu sắc hơn trong Chương Hệ thống pháp luật của giáo trình này.

Hình thức bên ngoài của pháp luật là dáng vẻ bề ngoài, là

dạng (phương thức) tồn tại của nó Dựa vào hình thức của pháp

luật, người ta có thé thấy pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mỗi tương quan với nội dung của nó Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tổ tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung Pháp luật là một hiện

281

Trang 34

tượng xã hội phức tạp, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Thực tiễn lịch sử cho thấy, pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới những hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

1.2 Khái niệm nguồn của pháp luật

Trong khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay, ton tại một số quan niệm khác nhau về nguồn của pháp luật Chăng hạn, có quan niệm cho rằng, nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thé có thẩm quyén sử dụng làm co sở dé xây dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết những vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tiễn Theo quan điểm này, nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể của pháp luật Đó chính là các yếu tố kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức của đời sống Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn, van dé nguôn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, vì thé nó ít được dé cập Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn Chính vì vậy, từ sau đây, trong phạm vi giáo trình này, vấn đề nguồn của pháp luật chỉ được đề cập trên khía cạnh nguồn hình thức của nó.

Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi (chăng hạn, kí kết hợp đồng, khiếu nại, tổ cáo, giải quyết vụ việc theo thâm quyén ), các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định Những yếu tô chứa đựng hoặccung cấp các căn cứ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể được

' Xem: Nguyễn Thị Hồi, “Về khái niệm nguồn của pháp luật”, Tap chí Luật học,

sô 2/2008, tr 29 - 30.

Trang 35

coi là nguồn của pháp luật Có thể quan niệm, nguồn của pháp luật là tat cả các yếu to chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp li để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tô chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyên cũng như các chủ thé khác trong xã hội.

Xuất phát từ quan niệm về nguồn pháp luật và giá trị của từng loại nguồn pháp luật mà ở mỗi nước có thé có các loại nguồn pháp luật khác nhau Ngay trong một nước, trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thé có các loại nguồn pháp luật khác nhau Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tẾ; các quan niệm, chuân mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được coi là những nguồn không cơ bản, nó có giá trị bố sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm khuyết Trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.

Sự phân tích trên đây cho thấy, giữa nguồn của pháp luật và hình thức bên ngoài của pháp luật có liên quan chặt chẽ với nhau. Một số quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật được hiểu đồng nhất với hình thức bên ngoài của pháp luật.' Tuy nhiên, cũng có

' Xem: Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Nhitng van dé lí luận cơ bản vềnhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, H 1995, tr 134; Võ Khánh Vinh(chủ biên), Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học Huế, Nxb.

Công an nhân dân, H 2002, tr 215

283

Trang 36

quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật có phạm vi rộng hơn hình thức bên ngoài của pháp luật Theo quan điểm này, tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức bên ngoài của pháp luật, còn những quan niệm đạo đức xã hội, tư tưởng, học thuyết pháp lí, hợp đồng chỉ là nguồn của pháp luật Dù theo quan điểm nào thì việc nghiên cứu sâu sắc từng loại nguồn của pháp luật cũng đều có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn Chính vì vậy, dưới đây tập trung nghiên cứu

các loại nguồn của pháp luật.

II CÁC LOẠI NGUON CUA PHÁP LUẬT 2.1 Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đông được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

Tập quán pháp vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một hình thức thể hiện, một dạng ton tai của pháp luật trên thực tế Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng Nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp không chỉ đơn giản là sự chấp nhận (không phản đối) của nhà nước đối với một tập quán, khuyến khích xử sự theo tập quán đó mà quan trọng là đưa quyền lực nhà nước vào trong tập quán đó Chính vì vậy, khi một tập quán được thừa nhận là tập quán pháp nó sẽ trở lên có ý nghĩa bắt buộc và mang tính cưỡng chế Việc nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội Đối với nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thong pháp luật cua một quốc gia Thông thường, nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó, biến chúng thành tập quán pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí của nhà nước, trong khi chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện xây dựng pháp luật thành văn Đối với xã hội, tập quán pháp thé hiện sự chấp nhận của nhà nước đối với một thói quen ứng xử

Trang 37

của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng Mặt khác, khi thừa nhận một tập quán là tập quán pháp, nhà nước có các biện pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích xử sự theo tập quán đó, nhờ đó, tập quán được giữ gìn và phát huy.

Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thê liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn Nói cách khác, tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thê được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể Tùy điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mà nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó thành tập quán pháp Nhìnchung, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không tráivới những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.

Có thé nói, tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một cách khá pho bién trong thoi ki chua có pháp luật thành văn Tuy nhiên, tập quán pháp có han chế là không xác định, tản mạn, thiếu thống nhat , vi vay, cùng với su phat triển mọi mặt của đời sống xã hội, văn ban quy phạm pháp luật ngày càng chiếm ưu thế thì tập quán pháp ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng Trong điều kiện hiện nay, tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật Thực tế cho thấy, trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, với những lí do chủ quan và khách quan làm cho văn bản quy phạm pháp luật có thé có những hạn chế nhất định Trong điều kiện đó, tập quán của địa phương là nguồn bổ sung quan trọng cho những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật của các quốc gia thường có các quy định cụ thê về thứ tự áp dụng đối với tập quán pháp.

285

Trang 38

2.2 Tiền lệ pháp (án lệ)

Tiên lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyên khi giải quyết các vụ việc cu thé, được nhà nước thừa nhậncó chứa đựng khuôn mau đê giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Tiền lệ pháp cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật Đây là loại nguồn pháp luật khá phức tạp, mặc dù ton tại pho biến ở nhiều nước trên thế giới Với hình thức tiền lệ pháp, pháp luật tồn tại trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp Những bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thâm quyền ban hành dé giải quyết những vụ việc cụ thê, đối với những cá nhân, t6 chức cá biệt, xác định danh tinh.’ Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trongnhững văn bản đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc mộtcách khách quan, công băng, “thấu lí, đạt tình”, chính vì vậy chúng được cơ quan có thâm quyên thừa nhận, phát triển thành khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự Những lập luận, nhận định, phán quyết này có thé chưa phải là những quy tắc hoàn hảo để nhà chức trách viện dẫn áp dụng một cách giản đơn mà có thé chỉ là cơ sở dé nhà chức trách bổ sung, phát triển theo những vụ việc cụ thé và xây dựng thành quy tắc để áp dụng giải quyết vụ việc mới.”

' Ví dụ, bản án giải quyết vụ Donoghue kiện Stevenson (vụ án con ốc sên trongchai bia gừng: Donoghue v Stevenson [1932] AC 562, tr 599); xem Ki yếu hộithảo Quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Lí luận và thựctiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 6/2015).

? Chang hạn, trong vụ án con ốc sên trong chai bia gừng vừa dẫn ở trên, các thắmphan đã lập luận: “Mot nhà sản xuất sản phẩm va ban ching dưới dạng thức cho

thấy rằng nhà sản xuất dự kiến các sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở dạng thức

mà người tiêu dung không thể có khả năng kiểm tra tong , đối kĩ, và với nhận thức

rằng sự thiếu cẩn trọng một cách hợp lí trong việc sản xuất, đóng gói sản phẩm sẽ

dân tới thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người tiêu dùng thì phải chịu trách

nhiệm cho sự thiếu can trọng đó” Tw lập luận này, một nguyên tắc pháp lí đãđược hình thành: nếu nhà sản xuất có lỗi bất cần gây thiệt hại cho người tiêu dùngthì phải bồi thường.

Trang 39

Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do toà án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gan với chức năng sáng tao pháp luật của toà án; hai là án lệ hình thành bởi quá trình toà ángiải thích các quy định trong pháp luật thành văn Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình toà án áp dụng và giải thích những quy định do cơ quan lập pháp ban hành Đó là sự giải thích những quy định mang tính nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với quyđịnh khác.

Pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định cu thé về thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp lí để tạo ra án lệ Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lí để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.

Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thé có thâm quyên khi giải quyết các vụ việc cụ thé trên co sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải nên nó đễ dàng được xã hội chấp nhận Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc song , an lệ được coi la một loại nguồn pháp luật chủ yếu của nhiều quốc gia trên thé giới.Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

Án lệ cũng có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lí, điều này phụ thuộc vào thâm quyền của cơ quan tạo ra chúng Khi đó, cơ quan cap dưới bat buộc phải tuân thủ án lệ do cơ quan câp trên tạo ra.

2.3 Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thâm quyên ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp

287

Trang 40

luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để diéu chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng bậc nhất Đây là hình thức pháp luật thành văn, thê hiện rõ nét nhất tính xác định về hình thức của pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung, đó là những khuôn mẫu ứng xử cho một loại (một nhóm) đối tượng chung nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định Pháp luật của các nhà nước hiện đại đều quy định cụ thé về thâm quyền, trình tự, thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

Với những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đôi, dé đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dé phố biến, dé áp dung , văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật Tuy nhiên, việc sử dụng loại nguồn này trên thực tế còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, truyền thống của mỗi quốc gia Thực tế cho thấy, ở một số nước, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng là nguồn chủ yếu, một số nước khác lại không coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu của họ.

Ở mỗi nước, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, dựa trên truyền thống pháp luật của đất nước, có những quy định riêng về tên gọi, hiệu lực, thâm quyền và trình tự thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật Trong nhà nước chủ nô, phong kiến, chỉ nhà vua mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các tên gọi như bộ luật, chiếu, chỉ, sắc, dụ Sau khi nhà nước tư sản ra đời, hiến pháp trở thành dao luật cơ bản của đất nước, nền tảng pháp lí của toàn bộ đời sống xã hội, là luật gốc, xương sống của hệ thống pháp luật Ngày nay, nhìn chung, trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều bao

Ngày đăng: 29/04/2024, 23:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w