1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng, kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng, Kinh Nghiệm Và Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo Sau Đại Học Tại Trường Đại Học Luật Hà Nội
Tác giả TS. Nguyễn Văn Quang, TS. Tụ Văn How, TS. Nguyễn Văn Tuyển, PGS.TS. Bùi Đăng Hiểu, PGS. TS. Nguyễn Minh Đoun
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại hội thảo khoa học
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

Mục tiêu của việc đào tạo sau đại học đã được xác định trong Luật giáo cục đại học theo đó “Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho

Trang 1

BO TƯ PHÁP .TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TOA ĐÀM KHOA HỌC

THỰC TRẠNG, KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT HÀ NỘI

34

HÀ NỌI, THÁNG 10 NĂM 2013

Trang 2

.Ò MỤCLỤC

Số

TT

‘TS, Nguyễn Văn Quang

"Bàn về mục tiêu của đảo tạo sau đại học và các yêu cầu

“của chương rình do tạo sau đại học

‘TS Tô Văn How

Ban về phương pháp giảng dạy sau đại học và học liệu

| trong dio tao sau đại học

TS Nguyễn Văn Tuyển

Ban về công tác tuyển sinh và (Ö chức, quản lý đảo tạo

sau đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội

14

PGS.TS Bai Đăng Hiểu

Bain về chuẫn dầu ra bậc sau đại học.

26

PGS TS, Nguyễn Minh Đoun

Ban về tổ chức và hoạt động của tiểu ban chuyên ngành.

trong đảo tạo sau đại học

34

Trang 3

BAN VE MỤC TIÊU CUA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ YÊU CAU CUA

CHUONG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TS Nguyễn Văn Quang

1 Việc xác định mye tiêu cũng như xây dựng nội dung chương trinh đào.

tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo ở nước ta trong đó có Trường Đại học Luật

Ha Nội phải tuân thủ các quy định chung, thống nhất của pháp luật về giáo dục

đại học Mục tiêu của việc đào tạo sau đại học đã được xác định trong Luật giáo

cục đại học theo đó “Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa hoc hoặc

hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có

năng lực phát hiện, giải quyết những vấn dé thuộc chuyên ngành được đào tạo”;

và “ Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết

và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới,

phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn dé mới

về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên.môn”Ẻ,

Cũng cần lưu ý rằng, cùng với Luật giáo dục đại học (có hiệu lực thi hành.

kế từ ngày 1 tháng 1 năm 2013), Thông tư số 10/2011/TT-BGDDT ngày 28thắng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo ban hành Quy chế đào.tạo thạc sỹ và Thông tư Thông tư số 10 /2009/TT-BGDĐT ngày 07 / 5 /2009của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện

đang còn hiệu lực thi hành Theo các văn bản pháp luật này, “Đào tạo trình độ.

thạc sĩ giúp học vién nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khanăng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn

để thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”; và “Dao tạo trình độ tiến sĩ làđào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành

phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và

quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn

nghiên cứu khoa học”:

Củng với mục tiêu đào tạo, các văn bản pháp luật hiện hành cũng quy định

khung chương trình đào tạo thạc sĩ và tién sĩ, làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo

xây dựng chương trình cụ thé,

"Bit 5, Khoản 2, Điểm c

Điệu 5, Khoản 2 Điểm d

2 Điệu 2 Quy ch đo tạo tình độ tục sỹ

* Điệu 3 Quy ch đ tạo trình đ tên sỹ

Trang 4

Nhu vậy, mục tiêu đào tạo và những điểm cia bản của chương trình khung

io tạo sau đại học (ở cả trình đỘ thạc sĩ và tiến sĩ) đã được xác định tương

cụ thể trong các văn ban pháp luật hiện hành Vấn đề đặt ra là trong quá trình tổ

chức thực hiện hoạt động đảo tạo sau đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội,

mức độ nào chương tình đào to sau đại học đã đáp ứng được mục iêu được

pháp luật quy định? Có hay không.Những bất cập về mục tiêu, chương trình diotạo sau đại học cần phải được sửa đổi, bỏ sung?

Bai viết này tập trung bàn về mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với chương trình

do tao thạc sĩ luật học từ thực tiễn giảng dạy ở chuyên ngành Lugt hành chính

2 Việc đào tạo thạc sĩ hiện nay cũa Trường đang được triển khai theo mụctiêu đào tạo được xác định trong Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào

tạo Về đại thể, yêu cầu đặt ra đối với chương trình đào tạo thạc sỹ là đào tạonguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ khá năng độc lập dé giải quyết

các công việc trong lĩnh vục công tắc Chương trình đảo tạo thạc sĩ hiện nay cha

Trường đều cố gắng cụ thể hóa các nội dung của mục tiêu đào tạo thạc si mà.Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định, theo đó:

- Đã có nhiều vin đề lý thuyết mới hoặc được bàn luận ở mức độ chuyên

sâu hơn hoặc én quan kỉnh nghiệm pháp luật nước ngoài mà người học chưa có

điều kiện tiếp cận ở bậc cử nhân được đưa vào chương trình đào tạo;

~ Nhiều vấn đề thực riễn của đời sống pháp luật đã được đưa vào chương.trình đào tạo dé giảng viên và học viên cùng trao đổi, nghiên cứu và đề xuất các.giải pháp;

~ Các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu pháp luật và thuyết trình khoa.

học được chú trọng trong chương trình dao tạo thạc sỹ.

Tuy nhiên, từ thực tiễn đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Luật hành chính,

chúng tôi nhận thấy có một số bắt cập sau đây liên quan đến việc theo đuổi mực

tiêu đảo tac thạc sĩ mà Quy chế hiện hánh để ra:

Thứ nhất, sự khác biệt của các đối tượng tuyển sinh đầu vào của hệ đào tạo

thạc sĩ gây ra những khó khăn nhất định cho việc đáp ứng được mục tiêu củachường trình đào tạo:

~ Hiện nay, phần lớn học viên caa học là sinh viền vừa tốt nghiệp đại họcngảnh luật, chưa có kinh nghiệm công tác thực tiễn Với đối tượng này, việc tiếp.thu các kiến thức mới về lý thuyết có nhiều điểm thuận lợi Tuy nhiên, do chưa

có nhiều kinh nghiệm thực tế nên việc tham gia thảo luận về các vấn đề thực tiễn

mà pháp luật đặt ra của các học viên còn hạn chế; các tiểu luận, luận văn tốt

nghiệp của họ cũng thường không đề cập nhiều đến việc giải quyết các vấn đề

2

Trang 5

thực tiễn mà chủ yếu nhìn nhận từ góc độ thuần túy lý luận;

~ Một số học viên cao học không phải là những người được đào tạo chính

quy ngành luật nên có những khó khăn nhất định trong việc nghiên cứu những

nội dung liên quan đến vấn đề lý thuyết moi;

~ Một số học viên là những người có kinh nghiệm thực tế nhưng đa phần

không quen với công việc nghiên cứu nên chất lượng của các tiểu luận, luận văn

còn hạn chế đặc biết là việc cấu trúc va diễn đạt nội dung tiểu luận, luận văn

Voi những khác biệt như vậy về đối tượng đảo tao, việc đáp ứng được mhục

tiêu trong một chương trình đào tao thge sĩ chung cho các đối tượng nêu trên là

vấn đề không đơn giản và để làm được điều này edn thiết phải có sự thay đổi

trong cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ phù hợp.

Thứ hai, việc đáp ứng được mục tiêu đào tạo thạc sĩ cũng đặt ra nhiều thách.

thức cho giảng viên tham gia vào việc giảng dạy chương trình đào tạo sau đại

học, Dé đáp ứng mục tiêu đào tạo học viền nắm vững lý thuyết, chương trìnhđào tạo thạc sĩ đòi hỏi giảng viên phải truyền đạt những nội dung kiến thức lýthuyết mới (chỉ được phép nhắc lại 5% kiến thức đã giảng day ở bậc cử nhân).Một trong những cách thúc mà Chuyên ngành tiến hành là giới thiệu kinh

nghiệm pháp luật nước ngoài có liên quan đến các vấn dễ Tuy nhiên để làm

được điều này, đòi hỏi giàng viên phải là người có trình độ ngoại ngữ để có thể

sử dụng được các tai lig tiếng nước ngoài phục vụ cho việc giảng dạy và đây làthách dhức không nhỏ cho đội ngũ giảng viên hiện nay Cũng để bảo dim trang

bị đầy đủ các nội dung lý luận mới cho học viên cao học, can có nguồn tài liệu

bằng tiếng Việt phong phú, đa dạng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứa cho

học viên cao học Tuy nhiên, khác với các nước có nền đảo tạo luật học phát

triển, & nước ta các cơ sở dữ liệu chưa được xây dựng có hệ thống nên việc tracứu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng day

Thứ ba, về nội dung chương trình, việc bảo đảm đáp ứng được mục tiêudio tạo thạc sỹ có “trình độ cao vẻ thực hành” cũng là vấn đề mang tính tháchthức đối với việc xây dựng đào tạo chương trình thạc sĩ Để đạt được mục tiêu

nay, nội dung các chương trình đào tgo thạc sĩ phải bảo dim trang bị cả kiến

thức và kỹ năng có tính nắng cao về thực hành, chứ không thuần tủy mang tính

lý thuyết, hàn lâm Phần lớn các giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ biện nayđang làm việc trong các cơ sở đào tạo luật; vì vậy, kỹ năng thực hành chủ yếu.

mà các giảng viên có thé đào tạo và nâng cao cho các học viên cao học [ả kỹ

năng nghiền cứu (đặc biệt là kỹ năng nghiên cứ» pháp luật) Các nội dung mang,

tính thực hành khác trong cbương trinh dio tạo thạc sỹ khó có thé bảo đảm được.

yêu cầu học viền có “trình độ cao về thực bành” do họ không có điều kiện rèn

Trang 6

luyện và thực hành trong quá trình học.

3 Để tháo gỡ được những bắt cập đã nêu trên, chúng tôi dé xuất một số ý'kiến cụ thể sau đây:

Thứ nhất, mục tiêu của đào tạo thạc sĩ cần xác định theo hướng linh hoạt

hơn, theo đó, về cơ bản chương trình này một mặt bảo đảm được yêu cầu của

việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; mặt khác, mục tiêu này bảo đảm.đáp ứng được nhu cầu đặc thù của đối tượng học thạc sĩ Với cách tiếp cận như

vậy, việc xác định mục tiêu của đào tạo thạc sĩ như Luật giáo dục đại học hiện

nay là phù hợp, theo đó, đào tạo thạc sĩ cẳn phải:

~ Trang bị cho người học kiến thức khoa học nền tảng: nội dung kiến thức

này chưa có điều kiện trang bị đầy đủ ở bậc đại học và cần được bổ sung trongchương trình đào tạo thạc sĩ,

~ Trang bị cho người học kỹ năng chuyên sâu boặc là để nghiên cứu khoahọc hoặc để thực hiện hiệu quả hoạt động nghề nghiệp: nội dung mục tiêu nàyphù hợp với nhu cầu thực tế vì phần lớn những người học thạc sĩ để phục vụ trực

tiếp hoạt động chuyên môn về thực hành pháp luật và quản lý; chỉ có một bộ

phận nhỏ theo đuổi con đường giảng dạy, nghiên cứu chuyên nghiệp

Thứ hai, đề có thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo thạc sĩ theo xu hướng

trên, cẩn nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số nước để xây dựng.

chương trình đào tạo thạc sĩ theo hai hướng thạc sĩ thực hành (master by course work) và thạc sĩ nghiên cứu (master by research).

Loại hình đào tạo thứ nhất phù hợp với những người làm công tác thực

tiễn, muốn nâng cao tri thức và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực luật pháp,

phù hợp với nhu cầu công việc và bản thân Học viên phải theo đủ các môn họcđược quy định và hoàn tất các yêu đặt ra đối với tùng môn học Hình thức đánhgid, kiểm tra của chương trình đào tạo thạc sĩ này chủ yếu là viết luận hoặc bàithi trên lớp Với chương trình đào tạo nay, có thể không yêu cầu học viên phải

- làm luận văn tốt nghiệp

Loại hình đào tạo thứ hai phù hợp với những người làm công tác nghiên

cứu ở các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo hoặc những người có mong muốn cá nhân được làm nghiên cứu Trong chương trình này, công việc nghiên cứu phải

chiếm khoảng 70% khối lượng công việc; 30% còn lại dành cho việc học các

môn học liên quan đến phương pháp nghiên cứu, giảng dạy luật học, các môn.học cung cấp lý thuyết nền tảng để thực hiện các nội dung nghiên cứu Việc.tuyển chọn học viên theo chương trình nay được thực hiện tương tự như tuyển

chọn nghiên cứu sinh, theo đó học viên phải nộp kết quả học tập, lí lịch khoa

Trang 7

học, bài luận về dự định nghiên cứu Những người tốt nghiệp chương trình thạc

sĩ nghiên cứu sẽ là nguồn chính để có thể tuyển chọn nghiên cứu sinh tiến sf

Nếu tuyển sinh chương trình này, nên tập trung vào đối tượng là các giảng viên

trẻ của các cơ sở đảo tạo — những người gắn trực tiếp với công việc giảng day va

nghiên cứu luật học.

Đối với một số chuyên ngành, cả hai loại chương trình (thạc sĩ thực hành

và thạc sĩ nghiên cứu) đều phi hợp; một số chuyên ngành, chương trình đảo tạothao sĩ nghiên cứu nghiên cứu sẽ phù hợp hơn là chương trình thạc sĩ thực hành.

Thứ ba, nêu thiết kế chương trình đào tạo thạc sĩ theo hướng thạc sĩ thực

hành và thạc sĩ nghiên cứu, cần tăng cường các giảng viên tham gia giảng day chương trình thae sf thực hành là những người lim công tác thục tiễn (lập pháp,thực hành pháp luật) nhằm tạo điều kiện cập nhật và trao đổi những nội dung

thực tiễn gắn liền với nhu cầu của học viên Lé đương nhiên, những người thuộc

nhóm này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn có thé giảng day thạc sĩ theo quy

định Chương trình thạc sỹ nghiên cứu cẩn chú trọng đến việc trang bị lý thuyết

về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu

mang tinh liên ngành (luật ~ xã hội học, luật = kinh tế học ) Bên cạnh đó,

những đối tượng tham gia chương trình này hoặc là những người đang làm công

tác giảng dạy hoặc sẽ làm công tác giảng day trong tương lai, chương trình này

cũng nên đưa nội dung phương pháp giảng dạy luật học nhằm rèn luyện phương,

pháp và kỹ nang giáng dạy, Bên cạnh đó, để thục hiện các luận vin nghiền cứu,

học viên bắt buộc phải ch lấy một số hoe phần mang tính lý luận nông cao của

chuyên ngành để có kiến thức nền vũng chắc

Thứ tw, là cơ sở đào tạo luật hàng đầu của Việt Nam, Trường Đại học Luật

Hà Nội nên sớm có kế hoạch để xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu về luật bằng

tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu luật học đặc biệt là ở

bậc sau đại học, Diy là công việc tương đối tốn kém về thời gian và tiền bạc

nhưng nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu luật học của

“Trường, đến nay đã là muộn để bắt đầu thực hiện công việc này

Trang 8

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY SAU ĐẠI HỌC VÀ HỌC LIEU

TRONG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TS Tô Văn Hòa

1 Mye tiêu của đào tạo luật học ở bậc sau đại học.

"Đào tạo luật học ở bậc sau đại học bao gồm đào tạo trình độ thạc sĩ luật học

và tiến sĩ luật học, Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đảo tạo đang được áp

dụng tại các cơ sở đào tạo luật, trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội, mục

tiêu đầu ra của đào tạo sau đại học được xác định như sau:

~ Dao tạo trình độ tiễn sĩ là đảo tạo những nha khoa học, có trình độ cao về

lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng,

tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa

học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.”

~ Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao

VỀ thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đảo tạo." Mục tiêunày đã được cụ thể hóa cho các chương trình đào tạo thạc sĩ luật tại Trường Đại

học Luật Hà Nội, theo đó chương trình đào tạo thạc sĩ luật học được xây dung

nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu và có hệ thống về

chuyên ngành đào tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ năng thực hành.

Các thạc sĩ luật học có kiến thức chuyên ngành lý luận ving vàng, khả năng,

nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề

thực tiễn có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.”

Có thé thấy mục tiêu đào tạo sau đại học luật của Việt Nam có sự tương,đồng nhất định với một số hệ thống đảo tạo sau đại học tiên tiến của thế giới.Cép đảo tạo thạc sĩ luật thường chú trọng tới ba mục tiêu: (1) trang bị kiến thức

nội dung chuyên sâu vào một lĩnh vực hẹp của chuyên ngành đào tạo; (2) khả

năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu độc lập; và (3) có khả năng ứng dụng.các nghiên cứu luật học của mình vào thực tiễn Đặc điểm nỗi bật trong yêu

về mục tiêu của đào tạo thạc sĩ luật học là sự tập trung vào kién thức chuyên

trong một lĩnh vực hẹp Kiến thức mà thạc sĩ luật phải phản ánh được có thể

không phải là kiến thức mới, tiên phong trong khoa học pháp lý song người thạc

sĩ phải hiểu biết và lý giải được các vẫn để chuyên sâu trong chuyên ngành luật

5 Điệu, Quy ch do tạo tình độ tế ban hình kèn tho Thông tự J0/2009/1-DGĐĐT ngày 67/3/2009.

© Điệu 2, Quy chế dio tạo nh độ tige sf bax bình kêm theo Quyết địh số 452009Q0.8GDDT ngày (5/8/2008 của Bộ ưng Bộ Gio dục và Đo tạo.

° Chương nh dio tạo thạc slit học theo học cb tn chỉ bạn hich kèm theo Quy định 1949/QD-

DHLHN-‘SDE ngày 30102009 của Hiệu ông Írường Dại học Lage Hà Nội

Trang 9

học mà mình theo học Các yêu cầu về khả năng nghiên cứu va áp dụng thực.tiến là những yêu cầu bổ sung và góp phần hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu

đầu tiên Cấp đào tạo tiến sĩ luật học chú trọng tới hai mục tiêu: (1) có kiến thức

mới, chuyên sâu trong một lĩnh vực hẹp của chuyên ngành đào tạo và (2) có kha

năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đềmới Khác với tiêu chuẩn của thạc sĩ luật, yêu cầu đầu tiên đối với tiền sĩ luật làphải phát hiện và thiết lập được pham vi kiến thức mới trong một lĩnh vực hepcủa khoa học pháp lý Kiến thức đó có thể thiên vẻ giá trị lý luận thay vì giá trị

ứng dụng thực tiễn song đó phải là kiến thức được hình thành trên cơ sở biện

luận va trước đó chưa từng được đề cập tới trong kho ting trí thức của khoa học.pháp lý Dé đạt được điều này, đương nhiên tiến sĩ luật phải vận dụng tốt các kynăng nghiên cứu, có kha năng tién hành nghiên cứu độc lập ở trình độ cao, cũng,như có khả năng tự phát hiện các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các câu hỏinghiên cứu đó."

2 Đặc điểm đối trựng là học viên sau đại học.

Đối tượng là học viên cao học ở Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay có

một số đặc điểm sau:

~ Thứ nhất, tất cà các học viên đều đã tốt nghiệp chương trình cử nhân luật

vì vậy họ đã có kiến thức cơ bản về các môn học luật của nền khoa học pháp lý

Việt Nam Đây là đặc điểm khá quan trọng bởi vì việc có kiến thức nền ting củaluật học sẽ giúp họ dễ tiếp cận kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành dio tao

Ở một số chương trình đào tạo thạc sĩ luật ở các nước không đồi hỏi người học

có bằng cử nhân luật và do đỏ người dạy có thể vất vả hơn trong việc áp dụng,ngay lập tức các phương pháp dạy học hiện đại để truyền đạt kiến thức luật học

chuyên sâu cho người học

~ Thứ hf phân lòn]học viên cao học là những người dang công tác trong lãnh vực pl ay, người học trong các chương trình thạc sĩ luật học

của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tải liệu cũng,như dễ dàng hơn so với sinh viên chính quy trong việc liên hệ thực tiễn để hỗ trợ

việc học của mình.

~ Thứ ba, hầu hết học viên cao học đi học vì như cầu công việc và để phục.

‘vu công việc của mình Họ thường chủ động lựa chọn ngành học, thậm chí là đềtải luận văn tốt nghiệp phù hợp với công việc của mình Chính vì vậy, họ thường,

có nhu cầu và động cơ học rõ ring hơn so với sinh viên chính quy Đây là điều

kiện quan trọng để người dạy áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong,

* Bộ Khon học, công nghệ vã sng tạo Ban Mạch, Khing tiêu chuẫn bằng ep cần giáo dục đi học Chu Au,

2005, trụ 6668

Trang 10

quá trình giảng dạy cao học.

~ Thứ tw, tuyệt dại đa số các học viên cao học luật của Trường Đại học Luật

Hà Nội, giống như học viên của các cơ sở khác, vẫn còn thói quen thụ động,

trong việc hoc, Họ chưa có thói quen đọc nhiều tài liệu và nghiên cứu tài trước ở nhà Trong quá trình học họ cũng có xu hướng tiếp kiến thức một chiều,

ít động não và ít có tỉnh thần phán biện các nội dung kiến thức được giáo viên

truyền dạy Day không chỉ là đặc điểm của học viên thạc sĩ luật mà là của học

viên cao học và sau đại học nói chung của Việt Nam bởi bản thân họ là sản

phẩm của nén giáo dục trước đây nặng về thuyết giảng một chiều và khuyếnkhích lối tư duy “đồng phục”, thụ động

Hoe viên là nghiên cứu sinh luật tại Trường đại học Luật Hà Nội nói riêng

‘va các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam nói chung có những đặc điểm sau:

~ Thứ nhất, nghiền cứu sinh luật thường đang công tác ở một cơ quan phápluật nào đó Do vậy, khả năng tiếp cận tài liệu và liên hệ với thực tiễn của

nghiên cứu sinh luật là tốt hơn nhiều so với học viên thạc sĩ luật.

~ Thứ hai, nghiên cứu sinh luật là những người có động cơ học rõ rằng nhất Để tài và chuyên ngành luật mà ho lựa chọn đễ làm luận án tiến sĩ thường

có ý nghĩa thiết thực đối với công việc mà họ đang đảm nhiệm Chính vì vậy, có

thể trông đợi ở nghiên cứu sinh tinh thần và động cơ học tập cao hon so với hoc

viên thạc sĩ luật.

~ Thứ ba, thường các nghiên cứu sinh luật đã khá quen với hoạt động

nghiên cứu khoa học, in họ để được chấp nhận học chương trình nghiên

cứu sinh cũng đã “(oie trình, bai viết được công bố Mặc dù vậy, do là

sản phẩm của hệ thôi tạo một chiều trước đây nên phần lớn các nghiên cứu.sinh vẫn chưa quen với cách thức nghiên cứu chủ động cũng như các phương,pháp nghiên cứu hiện đại Cách nghiên cứu của họ vẫn có xu hướng thu động, ít

có tính phê bình các kiến thức mà họ tiếp cận Các nghiên cứu sinh thường it có

điều kiện tập trung vào luận án của mình một cách liên tục Sự tập trung của họ

thường chỉ có được mỗi khi đến kỳ hạn nghĩa vụ nộp sản phẩm nghiên cứu, tức

là theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” Đặc biệt, nghiên cứu sinh cũng ít có ý

thức tham gia các hoạt động khoa học pháp lý hiện đại, ví dụ hội thảo, hội nghị,

tọa đàm, nghiên cứu đề tài, sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn, để qua đó chủ

động tìm hiểu kiến thức và kiểm nghiệm các ý tưởng của mình

3 Đặc điểm hình thức day học phd biến ở bậc sau đại học luật

Hình thức dạy học phổ biển trong các chương trình đào tạo thạc sĩ luật &

“Trường đại học Luật Hà Nội thường là các lớp học nhỏ từ 10 ~ 15 học viên cho

Trang 11

cả các giờ thuyết giảng và thảo luận Hình thức lớp học nhỏ với số học viên ít

kiện đễ dàng cho việc trao đổi kiến thức giữa giảng viên và học

viên Các giảng viên cũng có thể theo sát lớp học của mình và triển khai các

biện pháp day học phù hợp hơn với nhu cầu của học viên Đối với các chương,trình nghiên cứu sinh, ngoài một số môn phải học chung toàn khỏa như mon

Phương pháp nghiên cứu luật học, hình thức dạy học chủ yếu là sự tương tác

trực tiếp giữa giảng viên hướng dẫn và học viên trong suốt quá trình làm luận án

của học viên Hình thức học này vừa có cả những điểm tích tực và tiêu cực đốivới việc học của nghiên cứu sinh Một mặt, giảng viên hướng dẫn có thé dành

nhiều thời gian cho nghiên cứu sinh của mình; ngược lại nếu không thực sự chủđộng thì áp lực học it sẽ làm cho nghiên cứu sinh bị sao nhãng sự tập trung đối

với công việc nghiên cứu, dẫn tới không tận dụng được vai trò day học củangười hướng dẫn

4 VỀ phương pháp giảng day sau đại học của luật học

Phuong pháp dạy học là cách thức, bao gồm cả kỹ thuật và phương tiện hỗ.trợ, mà giảng viên sử dụng để “đưa” kiến thức tới người học, làm cho người học

p thu được kiến thức theo yêu cầu và mong muốn của giảng viên.Đối với bắt kỳ chương trình đào tạo nào, phương pháp giảng dạy luôn đóng vaitrò tối quan trọng đối với hiệu quả của việc truyền đạt kiến thúc tới người học

Phuong pháp dạy học phù hợp sẽ giúp người học có được kiến thức mong muốn

một cách nhanh, hiệu quả và bền vững nhất Các phương pháp dạy học chủ yếu

trong đào tạo luật học bậc sau đại học ở các hệ thống đào tạo trên thé giới hiện

nay bao gồm: phương pháp thuyết giảng, phương pháp tương tác, phương pháp.tình huống và phương pháp làm việc theo dự án/giải quyết vấn đẻ

Phương pháp thuyết giảng là phương pháp truyền thống của đảo tạo luật

học nói chung và đào tạo luật học ở bậc sau đại học nói riêng, Theo phươngpháp này, giảng viên chuẩn bị sẵn và trình bày bài giảng theo giáo án của mình

i lung kiến thức ma minh cần truyền đạt tới học viên.” Phương pháp nay

thích hợp để truyền dat những nội dung kién thức căn ban của chuyên ngành đàotao, những kiến thức đã được khẳng định qua thời gian và được giới khoa học

pháp lý công nhận rộng rãi Trong đào tạo ở bậc cao học luật hiện đại, đây

không được xem là phương pháp chủ yếu bởi vi đào tạo cao học luật chú trọng,

hình thành kiến thức chuyên sâu đối với học viên Hơn nữa, khoa học luật là

khoa học đòi hỏi tính logic cao và lập luận vững chắc, vì vậy ở ting kiến thức

chuyên sâu các nhà khoa học pháp lý thường có những quan điểm khác nhau,

° David D Gare, TÌeconlnug vialty of te case metod in th 21 CaNey (Se ng đnh pương php

‘ns lưổng tong THỂ 2D, 2000 BYU ve & LR 307, wang 312,312; Pol Honan, The ae method hương ph th radi 41W, Res 13.29 18S re

Trang 12

thậm chí trái ngược nhau Việc một nội dung kiến thức chuyên sâu nào đó của

luật học đạt được sự công nhận của đông đảo giới khoa học pháp lý và trở thành

kiến thức cơ bản của luật học là một điều khó khăn

Phương pháp tương tác không chỉ là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một loại phương pháp dạy học bao gồm các cách thức khác nhau nhằm truyền đạt kiến thức luật học tới học viên thông qua sự trao đổi tích cực giữa người dạy

và người học Khi áp dụng phương pháp này học viên luôn được giao những tài

liệu cụ thể để nghiên cứu và chuẩn bị cho giờ lên lớp, cho dù là giờ giảng hay

lờ thảo luận Học viên phải nghiên cứu những tả liệu đó với những nhiệm vụ và

câu hỏi cụ thể trước khi đến lớp Giáo viên có thể bắt đầu giờ học bằng việc yêu

cầu một học viên trong lớp tóm tắt lại nội dung của tai liệu được giao theo mộtcách thức nhất định do giáo viên đưa ra Sau đó các học viên khác cũng có thétham gia trao đổi Trong phan lớn thời gian, giáo viên chỉ đóng vai trò như ngườihướng dẫn, định hướng cho học viên tự đi tim kiến thức cho mình Đối với giờ

1am việc nhóm của học viên, giáo viên cũng giao tai liệu nghiên cứu và nhiệm vụ.

nghiên cứu rất cụ thể và rõ ràng Phương pháp tương tác được coi là một trong,

những phương pháp hiệu quả nhất trong việc truyền đạt kiến thức luật học tới

người học, đặc biệt người học ở bậc sau đại học Phương pháp này buộc sinh viên

phải động não, chủ động và tích cực tìm tòi kiến thức cho mình Mặt khác,

phương pháp tương tác cũng rất hiệu quả trong việc trau đồi kỹ năng hỏi, đặt vấn.

đề và xây dựng lập luận, những kỹ năng quan trọng nhất của một luật gia.

Phương pháp tình huống trong đào tạo luật học được áp dụng thông qua việc giảng viên sử dụng các vụ việc thực tế, thường là vụ việc do tòa án giải

quyết Thông qua quá trình nghiên cứu vụ việc, giảng viên định hướng và hướng,

dẫn người học chủ động tìm hiểu và tổng hợp kiến thúc cho bản thân mình.”

Đây được coi là phương pháp đặc thù của đào tạo luật học Việc sử dụng các án

lệ và vụ án của toa án làm công cụ giảng dạy thường tạo hứng thú lớn cho học

viên và giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng

Phuong pháp dự án/giải quyết vấn để là phương pháp day học mới được áp.

dụng trong đào tạo luật học nói riêng và ở bậc cao học luật nói chung Phương

pháp này lần đầu tiên được áp dụng trong y học với việc giảng viên giao cho hocviên nhiệm vụ tìm phương án để chuẩn đoán và trị cho bệnh nhân với

` Stephen J Shapiro, Teaching fist-yeat cll procure and ether intordctory courses by the problem method (Dag tg đâm ự năm thế th vỏ ota gi tưệt khác bằng phương pháp van), 34 Ceington L Rev.

245 2000-2001, tang 246; Cynbla Haukin.Leển, The sosraiemethe-gvelem method dichotomy; the debate

aver teaching method cotines (Sx phân ga phương pháp Socratic phương pháp vất để tranh lớn

“xamg quan phương pháp giáng day sân tập điển, 1998 BYU Bde & 13.1, wang 2; Davi D Garner, The

‘contin vitality of the ease method nthe 21” Cenhry (St thẳng đph phương pp a ud trong Tb) 21), 2000 BYU Héuc & K 307, tang 316

10

Trang 13

những triệu chứng cụ thé," Khi áp dụng sang luật học, các vấn đề được đặt ra dưới dang dự án với những yêu cầu giải quyết những tình huống giả định hoặc thực tiễn Học viên có thé làm việc cá nhân hoặc theo nhóm dé chủ động giải quyết vấn đề Trong quá trình giải quyết vấn để, học viên sẽ chủ động tim hiểu.

những kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc, tat nhiên với sự tro giúp củagiảng viên Trong luật học, phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong việc hướng,

dẫn nghiên cứu sinh làm luận án Trước tiên, người hướng dẫn xác định các van

đề, dự án nhỏ cấu thành của luận án của nghiên cứu sinh Thông qua việc hướng.dẫn nghiên cứu sinh hoàn thành từng dự án, người hướng dẫn định hưởng cho

nghiên cứu sinh cách thức và phương pháp tập hợp kết quả thành sản phẩm.

nghiên cứu cuối cùng của mình

Có thể thấy, phương pháp giảng dạy được áp dụng chủ yêu trong đào tạo cao học luật hiện nay vẫn là phương pháp thuyết giảng Trong thời gian gần đây,sau khi áp dụng học chế tín chỉ số giờ thảo luận cho các lớp cao học đã đượctăng lên, tạo điều kiện cho việc tăng cường trao đổi và tương tác giữa giảng viên

và học viên Tuy nhiên về căn bản các trao đổi trong giờ thảo luận vẫn chỉ là hỏi

dap một chiều giữa giảng viên và học viên Người học viên vẫn ít tinh thần chủđộng, một phần do giảng viên chưa giao những tài liệu cùng với những câu hỏi

cụ thể trực tiếp liên quan tới việc nghiên cứu các tài liệu đó để làm cơ sở trao.

đối trên lớp Phương pháp dạy học tương tác, vi vậy, chưa phát huy được hết giá trị của nó Phương pháp tình huống đã được sử dụng ở một số chuyên ngành có.

sự liên hệ thực tiễn cao Tuy nhiên phương pháp này cũng còn nhiều bạn chế do.

‘ban thân hệ thống pháp luật Việt Nam không coi trọng án lệ Giảng viên thường,sặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác các vụ việc thực tế

phục vụ công tác giảng day.

5 VỀ học liệu trong đào tạo sau đại học của luật học

'Trong đào tạo luật học hiện đại, có thé nói học liệu là nền tảng và cũng là giá trị cốt lối của bat cứ cơ sở đào tạo luật nào Cơ sở học liệu của một cơ sở nói

lên lịch sử, truyền thống của cơ sở đó Học liệu cũng có giá trị quyết định tớichất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo luật Các phương pháp dạy học hiện đạikhông thé được triển khai một cách hiệu quả và đem lại chất lượng như mong

muốn nếu dựa trên một kho học liệu nghèo nàn và không cập nhật Điều này đặc

biệt đúng đối với dao tạo luật học ở bậc sau đại học Như trên đã để cập, những.

® Xem đanh mục ác nghiền cứu v8 phương pip vind và dp dg nó che tung luật ð Mỹ ta Sephen 3.

Shapiro, Teaching it Ye civil procedire an the iterdietanycowses by the problem method (Day 16 ưnglin stn thể nv các bh git tiệt khác bùng phương php vn độ, 34 Ceingen L Rev 245 2001-

2001, trang 248 và Gregory I, Ogden, The problem method in lepal education (Phương php win để rng dio

‘go li, 34 Lagal Education 658 1984, tang 654

"

Trang 14

phương pháp dạy học hiệu quả nhất trong dao tạo luật sau dai học - phương.

pháp tương tác, phương pháp tình huống và phương pháp vấn để - đòi hỏi sự chủ

động lớn từ phía người học trong việc nghiên cứu tài liệu Sự eo hẹp và chia sẻ

thời gian cũng buộc các học viền cao học và nghiên cứu sinh phải dành thời gian

cho việc tự học nhiều hơn lên lớp Việc tự học của học viên sẽ chỉ ó hiệu

quả nếu dựa trên cơ sở một kho học liệu đa đạng và phong phú

Các cơ sở đào tạo luật học ở Châu Âu thường được xem là những mẫuhình thành công nhất trong việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại vào đào.tạo luật học bậc sau đại học Điều đó có được chủ yếu là nhờ các trường luật ởđây được hậu thuẫn bởi các kho học liệu rat phong phú và đa dạng về chủng loại

cũng như số lượng tài liệu tham khảo Với tiém lực kinh tế lớn mạnh của mình

và bề day phát triển, hầu hết các cơ sở dao tạo của Châu Âu, đặc biệt là cáctrường nổi tiếng và lâu đời như Oxford, Cambridge, Copenhagen, Lund,Stockholm, đều đã xây dựng được cho mình những thư viện đồ sở với hàng trămngàn đầu sách và tạp chí luật học Qua nhiều trăm năm xây dựng, các kho học

liệu này các kho học liệu này cho đến nay chứa đựng day đủ các nguồn học liệuphong phú cho học viên cao học Khi sử dung, học liệu cũng thường được phânloại theo mức độ tin cậy về học thuật và nghiên cứu, gồm sách chuyên khảo,sách giáo khoa, văn ban quy phạm pháp luật và các tải liệu giải thích văn bản quy phạm pháp luật, các án lệ của tỏa án, các bài nghiên cứu trên tạp chí, các

khảo sát, điều tra chính thức v.v Thông tin và số liệu thu thập được một cáchphổ biến trên Internet cũng có thể sử dụng được một cách chọn lọc và ở một

mức độ nhất định Với phạm vi tài liệu tham khảo sẵn có đa dạng và phong phú

như vậy, giáo viên hoàn toàn có thé lựa chọn ít nhất là 3 mục tài liệu thuộc các

loại khác nhau cho mỗi bài dạy của mình Phần lớn những tai liệu đó chứa đựngnhững quan điểm hay thông tin khác nhau, hoặc một vai bản án của tòa án của

tòa án cùng về một vẫn để nào đó Nhờ đó mà việc dạy và học theo phương pháp

sử phạm tương tác mới có cơ sở để tiền hành một cách có hiệu quả.

“Thông thường, kho học liệu phục vụ đảo tạo luật học cần bao gồm nhiều tai

liệu dưới các hình thức phong phú như sách chuyên khảo, sách tham khảo, sáchgiáo khoa, các tạp chí bằng giấy và tạp chí điện tử Điều quan trọng nhất là kho.học liệu phải đa dạng và đa chiều, trong đó có nhiều tác phẩm chứa đựng những,

tư tưởng, quan điểm khác nhau, thậm chí va đập với nhau, Có như vậy mới giúpđược học viên sau đại học có cái nhìn so sách và mang tinh phê bịnh để từ đó

hình thành nên quan điểm của mình Một kho học liệu như vay chỉ só thể hình thành được qua một thời gian dai xây dựng với chiến lược phát trién học liệu

đúng đắn

Trang 15

Có thể nói thư viện của Trường đại học Luật Hà Nội là thư viện lớn nhất trong số các cơ sở đảo tạo luật của cả nước, Trong những năm gần đây thư viện

đã nhận được sự đầu tư phát triển rất lớn từ nguồn lực của nhà trường Bên cạnh

kho học liệu bằng giấy với hàng nghìn đầu sách là kho học liệu trực tuyến bằng,

tiếng Việt và tiếng nước ngoài rất phong phú Đặc biệt ở đây có những cỡ sở dữ

liệu là các bai báo khoa hoe pháp lý bằng tiếng Anh lớn trên thể giới mà không,

phải cơ sở đào tạo luật học nào cũng có được, ví dụ Heinonline hay Westlaw,

Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên thư viện cũng có trình độ chuyên môn cao và

được tập huấn một cách chuyên nghiệp dé vận hành thư viện theo mô hình của `

thư viện hiện đại Tuy vậy, công bằng mà nói cơ sở bọc liệu tại Trường đại học

Luật Hà Nội vẫn chưa tương xứng với yêu clu của việc áp dụng phương pháp

day học hiện dại trong đào tạo sau đại học Tài liệu mà thư viện cung cắp nhiều.

nhất mới chỉ là các cuốn giáo trình Thư viện cần nhiều thời gian để xây dựng hệ thống học liệu có bề dày với tập hợp các sách chuyên khảo và bài báo khoa học

phong phú về nội dung và đa dạng về quan điểm

6 Một số giải pháp nâng cao hiểu quả đào tạo sau đại học

‘Trén cơ sở những phân tích trên đây, có thé thay để tiếp tục hoản th

phương pháp giảng dạy và cơ sở học liệu phục vụ đào tạo luật bậc sau đại học ở

“Trường đại học Luật Ha Nội cần chú trọng áp dụng một số giải pháp sau

Thứ nhất, Nhà trường cần có chiến lược phát triển kho học liệu trong 46

chú trọng tới bề day của kho học liệu và phương án phát triển kho học liệu một

cách bền vững Đặc biệt, Nhà trường cần có chiến lược và chính sách khuyến .

khích nghiên cứu và công bố các sản phẩm nghiên cứu khoa học của lực lượng.giảng viên, các nhà khoa học trong trường để vừa đóng góp thêm vào kho học.liệu vừa góp phần nâng cao uy tín khoa học của Nhà trường

Thứ hai, Nhà trường cần có chính sách bắt buộc nghiên cứu sinh sinh hoạt

chuyên môn định kỳ với bộ môn chuyên ngành, kéo nghiên cứu sinh vào hoạt động, chuyên môn, qua đó tăng cường tinh chủ động nghiên cứu của nghiên cứu sinh

Thứ ba, các giảng viên cin chủ trọng và tăng cường việc giao các tài liệu

cụ thể kèm với các câu hỏi cụ thể tương ứng để học viên nghiên cứu trước gilên lớp, qua đó khuyến khích sự tương tác trên lớp giữa giảng viên và học

Thứ tư, các giảng viên hướng dẫn luận án tiến sĩ cần chú trọng định hướng,cho nghiên cứu sinh định hình các dự án nghiên cứu cấu thành của luận án củamình Trên cơ sở hướng dẫn nghiên cứu hành nghiên cứu các dự án cầu

thành, giảng viên hướng dẫn giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình

trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu cấu thành đó./,

Trang 16

BAN VỀ CÔNG TÁC TUYẾN SINH VA TO CHỨC, QUAN LÝ DAO

“TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.

TS Nguyễn Văn TuyểnDin nhập

Giáo dục đại học nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng là một quátrình mang tính kỹ thuật - nghiệp vụ đào tạo Quá trình này bao gồm nhiều khâu

có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu tuyển sinh và khâu tổ chức,

quản lý đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

'Thực tiễn dao tạo sau đại học trên thé giới cho thấy rằng việc thiết kế và tổ chức thực hiện hai khâu này như thé nào thường có ảnh hưởng mang tính quyết

định đến chất lượng sản phẩm đảo tạo Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đều

có những quan tâm thỏa đáng cho việc thiết kế quy trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo, theo hướng tối ưu hóa mỗi quy trình vì mục tiêu nâng cao chất lượng,

sản phẩm dao tạo

1 Thực trạng công tác tuyển sinh và tổ chức, quin lý đào tạo sau da

học ở Trường Đại học Luật Hà Nội

1.1 Thực tiễn công tác tuyén sinh và tổ chức quản lý đào tạo sau đại họca) Thực tiễn công tác tuyển sinh sau đại học

Trong 20 năm qua, công tác tuyển sinh sau đại học của Trường Đại học

Luật Hà Nội luôn tuân thủ một số nguyên tắc chung mang tính định hướng cơ bin là: (i) bám sát các quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong từng thời kỳ; (ii) để cao chất lượng đầu vào (khâu tuyển sinh) để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo; (iii) chọn lọc đối tượng tuyển sinh theo hướng chi chip nhận tuyển sinh đối với các thí sinh có bằng cử nhân/thạc sĩ đúng ngành

đảo tạo (ngành luật) theo mã ngành được giao đảo tạo.

Tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, công tác tuyển sinh sau đại học hang

- năm ở Trường Đại học Luật Hà Nội được tiến hành thông qua một hoặc hai kỳ

thị!” quốc gia chính quy, bài bản, có chất lượng Điều này đã được khẳng định.

và được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về chỉ

Từ năm 2009 trở về trước, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở

bu tuyển sinh

` Năm 2011 là nặn đầu tiên Trường Đai bọc Luật H Nội tiến hành tuyển snk cao học ng ai đợ vo thẳng 3

Tả ing 8 Na 2013, ng cg dị tắt ảo mpi si ong 2á và tăng 3 là táng

‘oi mú€ iê vữa đâm báo ch lượng toyén sinh, vi uyễn ht sb chu ayn sinh theo đăng k với Bộ Gia

Aye và Đảo to

4

Trang 17

đào tạo nói chung và Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng được thực hiện theo

cơ chế “xin, cho”, nghĩa là hàng năm các cơ sở đào tạo gửi công văn lên Bộ Giáo

dục Đào tạo xin chỉ tiêu cho mỗi bậc đào tạo của trường trong năm tới, căn cứ vào.

công văn xin chỉ tiêu, Bộ Giáo dục Dao tạo xem xét năng lực đào tạo của mỗi

trường (thường mang tính hình thức, chủ quan, duy ý chi) và gửi văn bản giao chỉ

tiêu chính thức cho từng trường thực hiện.

Tuy nhiên, trong vai năm trở lại đây, với quan điểm giao quyền tự chủ

hơn cho các cơ sở đào tạo (trong đó có việc tự chủ về công tác tuyển

sinh), cơ chế “xin, cho” trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh như trước đây về lý

thuyết đã được xóa bỏ Hiện nay, theo quy định mới, hang năm mỗi trường có

quyền và trách nhiệm tự xác định và đăng ký với Bộ Giáo dục Đào tạo về chỉ

tiêu tuyển sinh cho mỗi bậc đào tao (đại học, sau đại học) dựa trên cơ sở các tiêu

chí xác định chỉ tiêu tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (gồm tiêu

chí về tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên sinh viên/học viên; tiêu chí về cơ sở vật chất

của trường ) Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh do các trường đăng ký, Bộ Giáo

dục Đào tạo tiến bành kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chí xác định năng lực đào

tạo của từng trường về giảng viên và tiêu heis về cơ sở vật chất) để có

văn bản thông báo chỉ tiêu tuyển sinh được chấp nhận cho từng bậc đào tạo của

các trường, Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện thấy trường nào vi

phạm nguyên tắc xác định chỉ tiêu tiểu sinh thì có quyền ra quyết định xử phạt ví

phạm hành chính đối với trường đó theo quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giáo dục và đảo tạo.

al

Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội, trong nhiều năm qua trường đều

ing tăng dần chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm, dựa trên kết quả phát trién năng lực

dio tạo của trường (về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đảo tạo)”,

Thứ hai, về đối tượng tuyển sinh

“Trong suốt 20 năm qua trường luôn thực hiện nhất quán một nguyên tắc co

ban là chỉ tuyến sinh đối với các thí sinh có bằng cử nhân (trong dao tạo trình độ

thạc sĩ) hoặc bằng thạc sĩ (trong dio tạo trình độ tiền sĩ) đúng ngành luật (theo

mã số ngành đảo tạo trong Danh mục giáo dục dio tạo cắp IV đã được Bộ Giáo

đục đảo tạo quy định) Việc không mở rộng đổi tượng tuyển sinh sang các ngành.

gần hoặc ngành phù hợp trên thực tế đã tao ra một số hiệu ứng (cả tích cực và

tiêu cực) trong dư luận xã hội cũng như trong kết quả tuyển sinh đầu vào của.

Tang ing năm dn nh su đạ lạ, do nee tạ ạt chế Giáng vis coo đi cơ vt

cole tiễn hn) nên hàng nàn tường chỉ được Bộ ga fsa in vài ee học viên ch học và Hới I0 nghiên

sốt sinh Ti my cùng vi y phá in về độ ng ging Vi tơ hữu và đu Kiện cỡ chất ph vụ đảo

tạo hăng nm ung § ng vi được bộ cpa go ct HE uy sinh vi quy nổ rung bnh khoảng

2H hộ vin eu họ v8 20 nghn cửi nh ng lật

1s

°

Trang 18

trường Hiệu ứng tích cực ở chỗ, do không tuyển thí sinh ngoài mã ngành luật

niên trường không phải thiết kế và tổ chức giảng dạy các học phần bổ sung cho

dc học viên và nghiên cứu sinh không có bằng cử nhân (uật hoặc bằng thạc sĩ

luật Hiệu ứng tiêu cực ở chỗ, việc không tuyển sinh đối với đối tượng ngành.gan hoặc ngành phù hợp, xét về khía cạnh kinh tế thì có thể được nhìn nhận như

là một lựa chon không hiệu quả, vì trường không những sẽ bỏ sót một nguồn.tuyển có chất lượng (gồm các thí sinh đã có bằng đại học về những ngành “gan”

với ngành luật thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn, vi dụ như bằng đại học

kinh tế, đại học ngoại ngữ vốn dĩ là những lĩnh vực trang bị kiến thức nền

tăng rất có lợi cho việc đào tạo luật), mà còn đánh mắt một cơ hội tăng nguồn

thu học phí từ hoạt động đảo tạo (do không tổ chức giảng dạy các học phần bosung ở bậc đại học ngành luật cho các học viên chưa có bằng đại học đúngngành luật nên không thé thu học phí đối với các học phần bổ sung của đối

tượng này).

Thứ ba, về tô chức thực hiện quy trình tuyển sinh

‘Voi tu cách là cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước và luồn nhất quán trong.việc theo đuổi nguyên tic dim bảo chất lượng đảo tạo, trong 20 năm qua

Trường Dai học Luật Hà Nội luôn là cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy trình

tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đảo tạo quy định Thực tiễn cho thấy tong quátrình tuyển sinh, việc thực hiện đúng các quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo

dục và Đảo tạo tuy có mặt tích cực là cơ sở đào tạo không phải gánh chịu hậu

quả bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về tuyển sinh, nhưng mặt khácviệc thực hiện các quy định này lại có thé gây ra những khó khăn, vướng mắc,thậm chi là sự rắc rối cho các cơ sở đảo tạo do một số quy định không hợp lý,không phù hợp với thực tẾ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Quy chế đào tạo

trình độ thạc sĩ”,

Thứ ne, VỀ kết qua tuyển sinh,

"Thực tiễn công tác tuyển sinh sau đại học ở Trường Đại học Luật Ha Nội

cho thấy, dù theo đuổi mục tiêu chất lượng bằng cách ;hực hiện một quy trình tuyển sinh bài bàn, chặt chế vả chuyên nghiệp nhưng trong nhiều năm qua

trường đã tuyển đủ số lượng học viên và nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu được giaohàng năm Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong một vải năm

ˆ* Theo nh nghận đo ipo lật Hos Ký, nhiễu trường đại học ð nước này ch ey sak ngành at đi với

ng tinh ớt cô một Văn bằng đ học, đục là bằng di họ ce ngành gìn với ngàn ha riế họ, Kính tain, cính tị học, hành chỉnh học

` Kệ tứ n 2011 đến my, để thục Mi đuy định oa Bộ Giáo dục Đo tga về cu he đ đ ana tong

“uyên nh exo học Đen Khung châu Âu ching (gồm 4 kỳ ning: ng, đới đạc, vi), Trường Đại học Luge Hi

`Nội St phôi dy công tả chức were yb che cả 4 kỹ năng ôi việc dt W Kd ln vé ee ngun lực (hân lực ot fe Và ôi lục), đặc Mi là đn ư vệ Đời gan cho công th ayn nh bàng hâm,

16

Trang 19

số lượng thí sinh trúng tuyển (cả cao học và nghiên cứu sinh) đều thấp hơn schỉ tiêu tuyển sinh được tuyển", Tinh trạng này cần phải được nghiên cứu kỹlưỡng để chỉ ra nguyên nhân và từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục trong thgian sớm nhất nhằm nâng cao tỉnh hiệu quả trong công tác tuyển sinh sau đại

học những năm tới Ũ

b) Thực tiễn tả chức, quản lý đào tạo sau đại học

“Trong quy trình đào tạo, ngoài khâu tuyển sinh thì khâu tổ chức, quản lý

đảo tạo cũng có vai trò cực kỳ quan trọng và thường có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng sản phẩm dao tạo Nhận thức rõ vai trò và mức độ ảnh hưởng của công t

tổ chức, quản lý đào tạo đối với chất lượng sản phẩm đào tạo, trong 20 năm qua.Trường Đại học Luật Hà Nội đã tập trung các nguồn lực để xây dựng một mô

hình tổ chức, quản lý đảo tạo hợp lý, mang tính chuyên nghiệp đối với bậc đào.

tạo sau đại học của trường.

'Ở mức độ khá tuát, có thé hình dung công tác tổ chức, quản lý đào tạo sauđại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội được thể hiện qua những khía cạnh chủyếu sau: i 224

Thứ nhất, về việc xây dựng các thiết chế, thể chế trong tổ chị

tạo sau đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

yuan lý đào.

"Ngay từ khi được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho đến nay, Trường

Dai học Luật Hà Nội đã chú trọng đến việc xây dựng mô hình tổ chức quản lýđào tao sau đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Hiện nay, mô hình tổ.chức quản lý đảo tạo sau đại học đã được xác định khá rõ, bao gồm các thiết chếchủ yếu như: Ban Giám hiệu; Khoa Sau đại học; các Tiểu ban đào tạo sau đại

học và các đơn vị khác trực thuộc Trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động.dao tạo sau đại học (ví dụ: Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Quản trị; Trung.

tâm thông tin thư viện; Trung tâm tin học; Trung tâm đảm bảo chất lượng dao

tạo; các cơ quan tư vấn như Hội đồng Khoa học và Dao tạo ) Thực tế cho thấy,

tuy mỗi thiết chế này đã được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng

mối quan hệ công tác giữa các thiết chế này với nhau như thé nào thì dường như

chưa được xác định một cách rõ ring, Điều này có thé gây ra những ảnh hưởng,

bat lợi đến quá trình vận hành bộ máy quan lý đào tạo sau đại hoe.

Bên cạnh việc xây dựng các thiết chế trong mô hình tổ chức quản lý đào.tạo sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chú trọng đến việc xây dựng.các thể chế phục vụ đào tạo sau đại học, bao gồm các văn bản nội bộ có liên

Trong kj thi uyên sinh sau đi bọc nam 2013, tng chí uyễn được 168/80 ei uy nh học iên cáo

uc và 9/20 ci iu uyên sinh nghiên cứu sini,

7

Trang 20

quan đến hoạt động đào tạo sau đại học của trường Hiện nay, các văn bản nội.

bộ này bao gồm:

~ Quy chế tổ chức và hoạt động của Tiểu ban chuyên ngành đào tạo sau đại

học (ban hành kèm theo Quyết định số 428/QD-DHLHN ngày 10/3/2008 của.

“Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Ha Nội);

~ Quy trình quản lý chất lượng hoạt động đào tạo, bao gồm Quy trình quản.

ý quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ (Mã số: QT-SĐH-01) và Quy trình đào

tạo tiến sĩ (Mã số: QT-SDH-02);

~ Quy định chỉ tiết về tuyển sinh, tổ chức và quản lý dao tạo trình độ thạc sĩ:

(ban hành theo Quyết định số 184/QĐ-DHLIHN ngày 14/01/2012 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội);

= Quy định chỉ tiết về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đảo tạo trình độ tiễn sĩ

(ban hành theo Quyết định số 1287/QD-DHLHN-SDH ngày 24/8/2010 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội);

~ Quy định tạm thời về việc áp dụng một số quy định phù hợp của Quy chế học sinh, sinh viên đối với việc quản lý người bọc sau đại học tại Trường Đại

học Luật Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 2574/QĐ-ĐHLHN ngày20/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội)

Thứ hai, về tỗ chức vận hành các thiết chế, thực hiện thé chế trong đào tạo.

sau đại học ở Trường Đại học Luật Ha Nội.

Trong 20 năm qua, việc vận hành các thiết chế và tổ chức thực biện các thé chế trong đào tạo sau đại học được thể hiện day đủ thông qua việc tổ chức lớp, thực hiện kế hoạch đào tạo và quản lý các lớp học sau đại học đối với bậc dio

tạo trình độ thạc sĩ và bậc đào tạo trình độ tiền sĩ.

- Về việc tổ chúc lớp học: Trong những năm trước đây, do quy mô tuyển

sinh hàng năm còn ít nên trường chỉ tổ chức một lớp học cho mỗi khóa học Gin

đây, do quy mô tuyển sinh ngày càng lớn nên có những năm trường đã chủtrương tổ chúc lớp học theo kỳ tuyển sinh trong năm nhằm đảm bảo tính hợp lý,

khoa học trong tổ chức đào tao sau đại học (quản lý người học, tổ chức giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo )!”.

~ Về tổ chức thực hiện ké hoạch đào tạo cho các lớp cao học và các lớp nghiên cứu sinh: Trong 20 năm qua, dù có những thay đổi lớn về chương trình

7 Năm 2011, do tye hiện hi ương ổ chức nyỄ sinh eno học vo 2 dt tong nn tên Hường đã tổ chốc

thành 2 lớp riêng biệt cho khóa 19, gốm Lớp cao học 19A (tuyển sinh đợt 1/2011) và Lớp cao hos 19B (tuyển

sinh dot 22011) Tương , năm 2013, rrờng cổng tả chốc 2 lớp nghin củ sinh cho khứ 1, gh Lớp nghiên

Sửu sinh I9A (uyển nh dt 1/2013) và Lớp nghiên chu sinh 19D (uy sinh đợt 22013),

18

Trang 21

đào tạo trong từng giai đoạn nhưng việc 16 chức thực hiện kế hoạch đào tạo của.

các khóa cao học và nghiên cứu sinh vẫn được trường thực hiện nhất quán theo.

nguyên tắc: tổ chức học chung toàn khóa (lớp lớn) trong học kỷ đầu tiên đối với

các học phan thuộc khối kiến thức chung và khối kiến thức cơ sở trong chương

trình dio tạo (mường hợp lớp lớn quá đông có thể chia thành 2 ca khác nhau để

tô chức giảng day cho hiệu quả hơn); tổ chức học riêng theo chuyên ngành (lớp.

nhỏ) trong các kỳ học sau đối với những học phần thuộc khối kiến thức chuyênngành trong chương trình đào tạo

“Thực tế cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo nguyên tắc

này vừa đảm bảo sự phù hợp với diễu kiện, hoàn cảnh thực tế của trường hiệnnay, vừa đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chỉ phí, nâng cao hiệu quả trong đảo tạo

học

~ VỀ quản lý người học sau đại học: Trong chặng đường 20 năm qua, việc

‘quan lý người học sau đại học tại Trường Đại học Luật Ha Nội luôn được thực.

hiện nghiêm túc với sự phối hợp cộng tác hiệu quả giữa Ban Giám hiệu với Khoa Sau đại học và các Tiểu ban dao tạo sau đại học.

Trong vai trò là cơ quan điều hành các hoạt động của Trường, Ban Giám

lọc luôn theo sáttừng bước đi của hoạt động đào tạo sau đại học trong mỗi thời kỳ để kịp thờidua ra các ý kiến chỉ đạo, điều hành một cách sâu sát và hiệu quả

“Trong vai trò là đơn vị chức năng rực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý đảo tạo sau đại học, Khoa Sau đại học có trách nhiệm phải tham mưu, tư vấn.

để liên quan đến công tác đảo tạo sau đại học, đồngthời trực tiếp thực hiện các hoạt động có tính chuyên môn - nghiệp vụ trong.quan lý dio tạo sau đại học (xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh,

kế hoạch dao tạo, quản lý hé sơ, tài liệu lưu giữ kết quả học tập của học viên,

nghiên cứu sinh và quản lý người học sau đại học, tổ chúc thực hiện công tác xéttốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho các học viên cao học và nghiên cứu

ˆ sinh đã tốt nghiệp )

‘Véi vai trò là don vị chuyên môn trong dao tạo sau dại học, các Tiểu ban

đào tạo sau đại học mà nông cốt là các Tiểu ban chuyên ngành có trách nhiệm tư.

vấn cho Hiệu trưởng các vấn để liên quan đến hoạt động chuyên môn trong đảo,

tạo sau đại học và trực tiếp thực hiện các hoạt động nay như việc mé mã ngànhđảo tạo, ra đề thi và chấm thi, xây dụng và đổi mới chương trình dao tạo, đổi

mới phương pháp giảng dạy, xét tốt nghiệp đối với các học viên cao học và

nghiên cứu sinh, phối hợp với Khoa Sau đại học trong việc quản lý i kiểm tra va quản lý người họ sau dai học.

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w