1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty cổ phần ở Việt Nam

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Cổ Đông Nắm Giữ Ít Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam
Tác giả Đỗ Minh Hương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 52,59 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phan trong công ty cổ phan ở nước ta d

Trang 1

Đỗ Minh Hương

Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông năm giữ ít cô phan trong công ty

cô phân ở Việt Nam hiện nay

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60380101 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập cua tôi Các

thông tin, số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực và theo các

nguồn đáng tin cậy Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng đượccông bô.

Người việt

Đỗ Minh Hương

Trang 3

Ban kiểm soát

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trị

Luật Chứng khoản năm 2006

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trung tâm giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán

Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ

Ủy ban chứng khoán nhà nước Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt NamPhòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VE QUYEN CUA CO ĐÔNG NAM GIỮ IT CO PHAN TRONG CONG

TY CO 797 8 1.1 Khái quát về quyền của cổ đông nam giữ ít cỗ phan trong công ty

cô phần ở Việt Nam hiện nay 2- - SE SSeEt‡EEEeEEEEEEEEerkrrrkerervee 8 1.1.1 Khái niệm quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phần trong công

ty cỗ phầẩhn ¿- 2 ST T E1 112112151111 1111 1111.1111111 0111111 1xerrg 8 1.1.2 Nội dung quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phan trong công ty

CO phầhn 5+ Ss E1 1 E1 1 1E1121111111111111111111 1111111111111 1x rtk 10

1.1.3 Khai niệm pháp luật về quyền của cổ đông nam git ít cỗ phan

trong công ty cỗ phần - 5-52 Sk SE EEEE1211111111 1111.111 cxe, 11 1.1.4 Nội dung pháp luật về quyền của cỗ đông nam giữ it cổ phần trong công ty cỗ phầNn -¿- - 2 SE 2E 1211121711 cxeE 12 1.1.5 Hình thức pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít cỗ phần trong công ty CO phần 52 x1 E111 11111111111 xe, 14 1.1.6 Cơ chế bảo vệ quyền của cô đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty cỗ phầhn 2s St SE 1E 1E11211111111111111 1111111111 E1rk 15 1.2 Hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cỗ phần trong công ty CO PHAN 2-2-2 Sex EE+ESEEEEEEEEEE2EE1121521 111111 xe 18

1.2.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về

quyền của cỗ đông nam giữ ít cổ phần trong công ty cỗ phần 18

1.2.2 Mục dich, ý nghĩa của việc hoàn thiện pháp luật về quyền của

cô đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty cỗ phần .- 20 Chương 2 THUC TRANG PHÁP LUẬT VE QUYEN CUA CO ĐÔNG NAM GIU IT CO PHAN TRONG CONG TY CO PHAN O VIET NAM

;ii007.S077 25

2.1 Pháp luật về quyên tài sản của cổ đông nam giữ ít cỗ phần 25

2.2 Pháp luật về quyền tham gia quản lý công ty - 34

2.2.1 Quy định về quyền tham dự họp và bau cử (quyền chính tri) tại budi họp ĐHĐCĐ - Án TT E1 121 1121211110111 g1 rrreg 34 2.2.2 Quy định về quyền triệu tập họp DHDCD, quyền kiến nghịnội dung họp ĐHĐCĐ - HS SH TH TH ng ng nhện 372.2.3 Quy định về quyền biểu quyết và việc bảo vệ cổ đông nắm giữ

ít cỗ phần thông qua các nghị quyết, quyết định của DHDCD 41

Trang 5

2.3 Pháp luật về quyền được cung cấp thông tin, quyền yêu cầu thanh

tra, kiểm tra tình hình hoạt động của công ty và các thành viên quản lý

2.3.2 Quy định về quyền yêu cầu thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của công ty và của các thành viên quản lý công ty, quyền khởi

kiện 52

2.4 Pháp luật về quyền được tham gia kiểm soát các giao dịch có giá

trị lớn, giao dịch tư lợi và giao dịch nội giắn - - 5552 54

2.5 Pháp luật về quyền được cham dứt tư cách cổ đông 56 Chuong 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VE BAO VỆ QUYEN CUA CO DONG NAM GIU ÍT CO PHAN TRONG CONG TY CO PHAN O VIỆT NAM HIỆN NAY 60 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông năm giữ ít

CO phâhn ¿- ¿+52 kSE+EEE9EEEEEEEEEE1911211111111111511111111151111 11111111 1xe 60

3.2 Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông năm giữ ít cỗ

phan trong công ty C6 phần ¿- ¿+ %k+Sk+E£EE#EEEEEEE+EEEEEEEEEEEErEerkrrerkd 62 3.3 Một số giải pháp chủ yêu nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít cỗ phầhn 5+ kSE+EEkEEEkEEEEEEE1E11111111111 11111 xe 66 3.3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp 663.3.2 Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật của nhàđầu tư 73

KET LUAN 0277 75 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5- 5-2252 se se 77

Trang 6

Bảo vệ quyền của cổ đông nắm giữ ít cô phan trong công ty cổ phan trongcông ty cô phần có vị trí và vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng vềloi ích giữa các nhà đầu tư, đồng thời bảo vệ quyền của cô đông nắm giữ ít cổ phancòn có vai trò trong việc thu hút các nguồn von, đảm bảo sự vận hành phát triển ônđịnh, bền vững lâu dài cho các công ty và cho cả nền kinh tế Luật doanh nghiệp,

Luật chứng khoán cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn mặc dù đã được ban hành

nhưng theo Báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới thì trongnăm 2012 Việt Nam chỉ đạt 3 điểm trên thang điểm 10, xếp hạng thứ 169/183 nước

về bảo vệ quyên lợi của các nhà đầu tư Như vậy, Việt Nam là một trong nhữngnước bảo vệ nhà đầu tư kém nhất Trên thực tế đã không ít trường hợp cổ đông namgiữ nhiều cổ phần lợi dụng các điều kiện, hoàn cảnh cũng như sự thiếu hụt hoặc sựkhông rõ ràng của pháp luật dé thực hiện các hành vi mang tính chèn ép, phân biệtđối xử không bình đăng đối với các cổ đông nắm giữ ít cổ phan Có thé thấy, tínhcông bằng giữa các cô đông trong hoạt động dau tu không được đảm bảo, quyên vàlợi ích hợp pháp của các cổ đông nắm giữ ít cổ phan bị xâm hại trong khi các cơ chếpháp lý đều chưa hoàn thiện dé bảo vệ các cô đông nắm giữ ít cổ phan

Như một xu thế chung, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tếmạnh mẽ, thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động chủyếu và cần thiết trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu Khi Việt Nam chưa có một hệthống pháp luật hoàn chỉnh liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu

tư, chưa có các cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư, chưa có hoạt động

tổ chức quản trị công ty hiệu quả thì việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài(nhất là đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán) sẽ gặp nhiều khó khăn Hơnthế, tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện sâu sắc về các quyđịnh pháp luật Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Australia đều có những cơchế pháp lý bảo vệ quyền lợi của các cỗ đông rất hiệu quả Tất yếu, hệ thống phápluật của Việt Nam cũng cân thiết phải có những quy định liên quan đến vấn đề này.Hoàn thiện pháp luận trong tiến trình hội nhập quốc tế là một sức ép đối với Việt

Nam hiện nay.

Trang 7

kinh tế cũ và mới cùng tồn tại đan xen lẫn nhau nhất là phương thức quan lý, chỉđạo điều hành công ty trong thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, sự can thiệpcủa các cơ quan hành chính vào hoạt động của công ty còn phổ biến Thêm vào đópháp luật về doanh nghiệp nói chung và về bảo vệ cổ đông nắm giữ ít cô phần ởViệt Nam nói riêng chưa hoàn thiện Vì thế giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn nhiềuquan điểm khác nhau về quyền của các cổ đông nắm giữ ít cổ phần và việc bảo vệquyền của cô đông nắm giữ ít cổ phan.

Từ việc khái quát những hoàn cảnh và điều kiện cụ thê trên đây cho thấy việcnghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của cổ đông nắm giữ ít cổphần để phục vụ cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệuquả thực thi pháp luật về bảo vệ cổ đông nam giữ ít cổ phần ở Việt Nam là cần thiếtkhông chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn Đó là lý do dé tôi chọn đề tài

“Hoàn thiện pháp luật về quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phan trong công ty cổphan ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về LDN, quản trị công ty theoLDN năm 1999 và năm 2005 trong đó có dé cập đến van đề pháp luật về quyền của

cô đông nắm giữ ít cô phan Cụ thé là các công trình nghiên cứu sau:

(1) Nghiên cứu so sánh quan lý công ty cổ phan theo pháp luật CHXHCNViệt Nam và CHND Trung Hoa của Ngô Viễn Phú - Luận án tiến sỹ Luật học,ĐHQG Ha Nội, 2004 Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công ty cô phan,khảo sát mô hình về quản lý loại hình công ty này trên thế giới; phương pháp quản

lý công ty cô phần ở 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, chỉ ra những bắt cập của cácđiều luật về công ty cô phần theo pháp luật của 2 nước và những nguyên nhân đưađến việc kém hiệu qua của việc cổ phan hoá và quản ly công ty, từ đó đưa ra nhữnggợi mở và các biện pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý công ty cổ phần của Việt

Nam.

(2) Đánh giá tình hình Quản trị Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, tháng

6 năm 2006 Theo đó, bài viết đã đưa ra những đánh giá chung về tình hình quản trị

Trang 8

doanh nghiệp khác nhau trên thế giới.

(3) Chuyên Khảo Luật kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội, năm 2004 Tài liệu đã đưa ra khái niệm, cơ sở lý luận và một sốtình huống pháp luật thường phát sinh đối với các loại hình công ty theo quy định

pháp luật Việt Nam.

(4) So sánh pháp luật về quản trị công ty của một số nước trên thế giới - bàihọc kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện - Đề tài nghiên cứu cấp Đại họcQuốc gia do PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật ĐHQGHN chủ trì năm 2004

Đề tài nghiên cứu, phân tích những điểm giống và khác nhau của các điều luật cóliên quan đến việc quản trị công ty theo quy định của một số nước trên thế giới, từ

đó chỉ ra những nguyên nhân trong hoạt động quản trị công ty kém hiệu quả và gợi

mở các biện pháp dé hoàn thiện cơ chế quản tri công ty tại Việt Nam

(5) Giáo trình Luật Kinh tế - tập 1: LDN: tình huống-phân tích-bình luận của

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật DHQGHN, năm 2006 Giáo trình đã đưa ra

khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý và những lý luận cơ bản theo quy định pháp luậtdoanh nghiệp trên cơ sở các phân tích, bình luận các tình huống pháp luật thực tế

(6) Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo LDN - Luận văn thạc sỹ củaChâu Quốc An, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 Luận văn trìnhbày những lý luận cơ bản về quản trị công ty nói chung: khái niệm, đặc điểm, môhình quản trị các loại hình công ty trên thế giới Phân tích các quy định quản trịcông ty theo từng loại hình theo Luật doanh nghiệp năm 1999, đồng thời phân tíchcác điểm mới trong chế định quản trị công ty trong Luật doanh nghiệp năm 2005.Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cơcấu tô chức, về cơ chế quản trị công ty ở nước ta

Về cơ bản, các công trình trên có giá trị khoa học to lớn Tuy nhiên, phápluật về quyền của cé đông nắm giữ ít cô phan được dé cập trong các công trình khoahọc này chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bổ trợ trong bối cảnh giải quyết nhữngvan dé chung hay trên cơ sở các quy định của LDN năm 1999 cũng như các quyđịnh của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán không còn hiệu lực

Trang 9

nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ những tảng lý luận về quyền của cổ đôngnăm giữ ít cô phần, bảo vệ quyền của cô đông nắm giữ ít cổ phần cũng như cơ chế

dé thực thi có hiệu quả các quy định về bảo vệ quyền của cổ đông nắm giữ ít côphần trên thực tế Việc áp dụng, triển khai các quy định pháp luật và các cơ chế đểbảo vệ quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần đang trong quá trình kiểm nghiệmtừng bước hoàn thiện Luận văn này sẽ nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâucác quy định pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cô phan

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của

cô đông nắm giữ ít cô phần ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật dé có thé bảo vệ tốt nhất quyền của cổđông nắm giữ ít cô phần ở nước ta trong thời gian tới

Dé dat được các mục đích trên, dé tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu quy định pháp luật và kinh nghiệm của nước ngoài về quyền và bảo

vệ quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần qua đó rút ra những kinh nghiệm có thé

tham khảo;

- Đề xuất một số giải pháp pháp ly khả thi góp phần hoàn thiện pháp luật vềquyền của cô đông nam giữ ít cổ phan

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá những quy định của pháp luật

hiện hành về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phan trong công ty cổ phan ở nước ta

dé làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ tốt hơn quyền của cổ đông nam giữ

ít cổ phần ở nước ta hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Nam và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế, về tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của cácnước phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tông hợp dé làm rõ những van

đề liên quan đến cơ sở lý luận về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần; phươngpháp thu thập xử lý thông tin, tư liệu; phương pháp so sanh , được sử dụng dé xemxét các quy phạm pháp luật thực định về bảo vệ cô đông nam giữ ít cô phần củanước ta hiện nay và pháp luật có liên quan của một số nước trên thế giới khi phântích thực trạng pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cô phần và rút ra phươnghướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông nam giữ ít cô phan của

nước ta trong thời gian tới.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn làm sáng tỏ một số van dé lý luận về quyền và pháp luật về quyềncủa cô đông nắm giữ ít cổ phan trong công ty cô phan

- Luận văn hệ thống hóa và đánh giá thực trang các quy định pháp luật hiệnhành về quyền của cổ đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty cô phần ở Việt Nam

thời gian qua.

- Luận văn cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập,

giảng dạy luật học và cho các nhà hoạt động thực tiễn trong quá trình xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông năm giữ ít cỗ phần trong công ty côphần ở Việt Nam trong thời gian tới

7 Bồ cục của Luận văn

Luận văn gồm có ba phần: lời nói đầu, phần nội dung chính và kết luận.Phần nội dung chính được chia làm ba chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quyền của cỗ đôngnam giữ ít cổ phan trong công ty cổ phan

- Chương 2 Thực trạng pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cô phantrong công ty cô phần ở Việt Nam hiện nay

- Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền

của cô đông năm giữ ít cô phân trong công ty cô phân ở Việt Nam hiện nay.

Trang 11

1.1 Khai quát về quyền của cỗ đông nắm giữ it cỗ phần trong công ty cổ

phần ở Việt Nam hiện nay

1.1.1 Khái niệm quyền của cỗ đông nam giữ ít cỗ phần trong công ty cổ phần

Cô đông là người nắm giữ cô phần trong công ty Khái niệm cổ đông được rađời và gắn liền với khái niệm công ty cổ phần và cần phải khang định rằng cô đôngchi tồn tại trong công ty cổ phan Công ty cổ phan là một dạng pháp nhân có tráchnhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thê sở hữu nótrong đó vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần

và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phầnkinh tế Công ty cổ phan là công ty đặc trưng nhất, tiêu biéu nhất của loại hình công

ty đối vốn, người sở hữu cô phan gọi là cô đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu Vi thế, khái niệm cô đông

đã xuất hiện từ rất sớm và được đề cập trong nhiều sách báo, tài liệu nghiên cứu nướcngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Anh, Tây Ban Nha Trong tiếng Anhkhái niệm “shareholder” có nghĩa là người sở hữu các cổ phan trong công ty cô phan

Về mặt lý thuyết thì cổ đông chính là những người chủ, người sở hữu (đồng sởhữu) công ty cô phần Cé đông có thé sở hữu nhiều cổ phần và được thể hiện ra bênngoài là các cổ phiếu Dé trở thành cô đông của công ty thì cá nhân hoặc pháp nhânphải sở hữu ít nhất một cô phần đã phát hành của công ty cổ phần Mac dù đã sở hữu

cô phần của công ty nhưng cô đông phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối vớicông ty theo quy định của pháp luật và theo điều lệ hoạt động của công ty đó Công

ty cổ phần là công ty đối vốn nên về nguyên tắc, sở hữu cổ phan với tỷ lệ càng caothì cô đông càng có nhiều quyên và có tiếng nói quan trọng trong công ty Ngoài ra,thời gian sở hữu cô phần của cổ đông cũng là cơ sở dé cổ đông đó được thực hiệnmột số quyền nhất định Cổ đông có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổphan và loại cổ phần mà ho sở hữu Theo quy định pháp luật, trong công ty cô phan,nhóm quyền mà các cô đông thường có gồm: quyền về tài sản (ví dụ: Nhận cổ tức,bán cô phan ); quyền về quan trị hay quản lý công ty (vi dụ: tham dự Đại hội đồng

Trang 12

đồng Cé đông và yêu cau sửa đổi các thông tin không chính xác); quyền về phục hồiquyền lợi (vi dụ: yêu cầu hủy bỏ quyết định của DHDCD; khởi kiện người quản lýcông ty khi họ vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho công ty và cô đông).

Như vậy có thé hiểu, quyền của cổ đông là những hành vi mà cổ đông có théthực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động củacông ty dé bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình

LDN Việt Nam cũng như pháp luật về doanh nghiệp của nhiều nước khác trênthé giới đều quy định cổ đông có những quyền khác nhau không phụ thuộc vào sốlượng cổ phan, loại cô phần mà họ nắm giữ (quyền thông thường) Tuy nhiên, không

có một điều luật cụ thé nào quy định cổ đông nam giữ ít cỗ phần có những quyền gi

Vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà trong nhiều nước khác trên thế giới tỒn tại cácquan niệm khác nhau về quyền của cô đông nắm giữ ít cổ phần Một số nhà luật họccho rằng không phải quyền nào trong số các quyền của cổ đông cũng được coi làquyền của cô đông nam giữ ít cô phan Sở di họ có quan điểm này là vì họ cho rằngnhững quyên thông thường mà cô đông nào cũng có sẽ không phải là quyền của côđông nam giữ ít cỗ phần Cổ đông nam giữ ít cổ phần khi thực hiện những quyền này

sẽ không đem lại kết quả mà họ mong muốn Tuy nhiên, quan niệm này chưa thực sựchính xác vì cô đông nam giữ ít cô phần trước tiên phải là cổ đông của công ty, vì thế

họ có đầy đủ các quyền của cô đông Cổ đông nam giữ ít cổ phần phải có đầy đủ cácquyền của cổ đông nói chung trong đó có những quyền đặc biệt mà khi thực hiệnquyền này sẽ giúp họ đạt được các kết qua mà họ mong muốn

Bên cạnh quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu cho rang quyền của cỗ đôngnăm giữ ít cô phần phải là những quyền đặc biệt mà khi thực hiện các quyền này sẽđem lại những kết qua trái ngược lại với những kết qua mà cổ đông nắm giữ nhiều cổphần mong muốn đạt được Quan điểm này có thé đúng, nhưng rõ ràng là chưa đủ.Như đã phân tích, cổ đông nắm giữ ít cô phần là cổ đông của công ty nên họ có đầy

đủ các quyền mà bất kỳ một cổ đông nào cũng có Tuy nhiên, trong số các quyền đóthì có những quyền mà khi thực hiện có thé giúp cho cổ đông nam giữ ít cô phần bao

Trang 13

vệ được mình, chống lại các hành vi chèn ép, hành vi đối xử không công bằng hoặcxâm hại của các cô đông khác hoặc của những người quan lý, điều hành công ty.Qua phân tích trên cho thấy quyền của cổ đông nắm giữ ít cỗ phần trước tiênphải là các quyền của cô đông nói chung do pháp luật và điều lệ công ty quy địnhtrong đó có những quyền mà khi cô đông nắm giữ ít cô phần thực hiện có thé dem lạikết quả khác với kết quả mà cô đông nam giữ nhiều cổ phần hoặc những người quan

lý điều hành công ty mong muốn đạt được Điều này có nghĩa là cổ đông nắm giữ ít

cô phần có thể can thiệp vào hoạt động của công ty thông qua việc thực hiện quyềncủa mình và do đó có thể điều chỉnh một cách đúng đắn các chính sách, các hoạtđộng của công ty, tức là của các cô đông nam giữ nhiều cổ phan, chăng hạn, quyềnyêu cau cung cấp thông tin, quyền khiếu kiện, quyền yêu cầu kiểm tra, điều tra hoạtđộng của công ty hay của những người quản lý điều hành công ty

1.1.2 Nội dung quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phần trong công ty cỗ phanNội dung quyền của cỗ đông nắm giữ ít cổ phần có thể xác định dựa vào cácquy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp,nghị quyết, quyết định của DHDCD, nội quy, quy chế hoạt động của công ty Ngoài

ra còn phải dựa vào loại cổ phần mà cô đông sở hữu

Theo các quy định trên thi mọi cô đông nói chung và cô đông nắm giữ ít cổphan nói riêng đều có những quyền sau:

- Tham dự và phát biểu trong các DHDCD và thực hiện quyền biểu quyết trựctiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền;

- Được nhận cổ tức và tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty bịgiải thể hoặc phá sản (dẫn đến thanh lý phần tài sản sau khi đã thanh toán hết cáckhoản nợ) tương ứng với tỷ lệ cô phan trong công ty;

- Quyền được ưu tiên mua cô phan mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần

trong công ty;

- Quyền được chuyền nhượng cô phan cho người khác;

- Quyén được thông tin, xem xét va trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, tảiliệu công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

Trang 14

Nhìn chung, quyền của cổ đông dù là cổ đông nắm giữ nhiều cô phan hay ít côphần đều có mối liên hệ với nhau và xuất phát từ: (i) Việc sở hữu cỗ phan củadoanh nghiệp Theo đó, nếu tỷ lệ sở hữu cổ phần của cô đông càng cao thì quyềncủa cô đông càng nhiều và cô đông càng có cơ hội dé thực hiện va bảo vệ quyền lợicủa mình được tốt hơn; (1) Quyền được bảo vệ vốn và tài sản của mình trong côngty: Cổ đông nam giữ ít cé phần có thé tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩmquyền thực hiện các hoạt động cần thiết dé bảo vệ quyền lợi của mình trong công ty.Van đề này sẽ được phân tích và làm rõ ở phan sau.

1.1.3 Khái niệm pháp luật về quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phần trong

công ty cỗ phan

Dé bảo vệ cô đông thì phải sử dụng công cụ pháp luật mà trong đó quy định vềquyền của cô đông giữ vai trò quan trọng nhất So với các cô đông nắm giữ nhiều côphan và những người quản lý, điều hành công ty thi các cô đông nam giữ ít cỗ phanluôn ở vị thế yếu hơn Do cổ đông nắm giữ ít cỗ phan sở hữu tỷ lệ cô phần thấp nên

họ không được tham gia các hoạt động quản lý hàng ngày và họ cũng không có khả năng trong việc tham gia định hướng, hoạch định chính sách, hoạt động của công ty.

Họ chỉ có thé tham gia quản lý điều hành và định hướng hoạt động của công ty mộtcách gián tiếp thông qua những người quản lý điều hành công ty Chính vì vậy họ rất

dễ bị đối xử không công bằng, bị chèn ép và quyền lợi của họ bị xâm hại Đây là lý

do tại sao việc bảo vệ cổ đông nắm giữ ít cổ phần cần phải được quy định cụ thể

trong luật.

Về lý luận, có thé hiểu pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phan làtổng thể các quy định pháp luật, các quy định của điều lệ, nội quy, quy chế hoạt độngcủa công ty do các cơ quan có thâm quyền ban hành theo trình tự thủ tục nhất địnhxác định các hành vi mà cổ đông nắm giữ ít cổ phần được phép thực hiện nhằm bảo

vệ quyên lợi của họ Vai trò của pháp luật về quyền của cô đông năm giữ ít cô phầnthể hiện ở hai điểm chính sau:

Thứ nhất: Pháp luật về quyền của cô đông nam giữ ít cổ phan là sự đảm bảo vềmặt pháp lý cho cô đông nắm giữ ít cổ phần được đối xử công băng, chống lại cáchành vi chèn ép, hành vi xâm hại của các cổ đông nam giữ nhiều cổ phần Nếu so với

các nước xung quanh và một sô nước khác trên thê giới, việc bảo vệ cô đông năm giữ

Trang 15

ít cô phần không tốt sẽ dẫn tới việc các nhà đầu tư nước ngoài không bỏ vốn đầu tưvào phát triển sản xuất, kinh doanh Do đó, nền kinh tế của nước đó sẽ không thu hútđược nguồn vốn đa dạng phong phú từ các nhà đầu tư nước ngoài Không những thế,các nhà dau tư trong nước cũng sẽ không bỏ vốn và tài sản của mình dé đầu tư vàonên kinh tế, thay vào đó họ sẽ chuyên von của họ đầu tư vào những nên kinh tế có sựbảo hộ đầu tư được tốt hơn Điều này có nghĩa là nếu những nước mà hệ thống phápluật về bảo vệ nha đầu tư nắm giữ ít cổ phần không tốt sẽ giảm tính cạnh tranh trongthu hút nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế và nền kinh tế sẽ thiếu vốn dé phát triển.Thứ hai: Pháp luật về quyền của cô đông năm giữ ít cô phan là điều kiện tiênquyết va quan trọng nhất dé bảo vệ cổ đông, là phương tiện cổ đông có thé sử dụng

dé bảo vệ quyền lợi của mình Việc bảo vệ cổ đông năm giữ ít cổ phan nói riêng va

cô đông nói chung tốt sẽ tạo cho các doanh nghiệp hoạt động minh bạch, làm ăn lành

mạnh, tránh các hiện tượng tiêu cực như cạnh tranh trong môi trường không lành

mạnh, giao dịch ngầm, giao dịch nội gián Vì vậy, nền kinh tế của quốc gia pháttriển ôn định, lành mạnh hơn Bên cạnh đó, việc tạo cơ chế pháp luật cho nhà đầu tư

tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động

theo đúng định hướng: điều chỉnh các chính sách, các hoạt động sai trái của nhữngngười quản lý điều hành công ty, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững

cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật là những yếu tố

bồ trợ, yếu tố đảm bảo, là điều kiện cho các quyền của cô đông được thực thi nhằmbảo vệ cô đông

Về phương diện lý luận, nếu căn cứ vào các quyền và khả năng đảm bảo cácquyền của cổ đông, pháp luật về quyền của cô đông chia quyền của cô đông nóichung làm hai nhóm quyền lớn Một là các quyền mang tính phòng ngừa(prevention rights) chang hạn như các quyền về tài sản, về dự họp, biểu quyết tai

Trang 16

ĐHĐCĐ, quyền được thông tin Hai là các quyền mang tính khắc phục (remedyrights) chang hạn như các quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của DHDCD, quyền

khởi kiện người quản lý công ty khi họ vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho công ty

hoặc cô đông Luật doanh nghiệp năm 2005 không chia quyền của cô đông thànhcác nhóm quyền mà liệt kê các quyền theo thứ tự tại các Điều 79, 81, 82, 83, 87,90 Tuy nhiên, dù theo căn cứ nao thì nội dung pháp luật về quyên của cổ đônggồm các nhóm quyên như sau:

s* Quyền tài sản và liên quan đến tài sản Nhóm nay bao gồm các quyền:

- Quyền được nhận lợi tức và các tài sản khác của doanh nghiệp tương xứngvới cô phần của mình trong doanh nghiệp;

- Quyền được ưu tiên mua chứng khoán mới do công ty phát hành;

- Quyền được ưu tiên trước dé xem xét mua cô phần do các cô đông khác

trong công ty bán;

- Quyền được góp vốn thêm vào công ty khi công ty có nhu cầu tăng vốn;

- Quyền được nhận một phan tài sản khi công ty giải thé, pha sản;

“+ Quyền tham gia quản lý, điều hành hoạt động của công ty:

Quyền tham dự họp và bầu cử (quyền chính tri) tại buổi họp DHDCD;

Quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ;

Quyền tham dự và bỏ phiếu tại cuộc họp ĐHĐCĐ;

Quyền tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý công ty (HĐQT, BKS,Ban giám đốc ) thông qua nguyên tắc dồn phiếu (nhiều cô đông nắm giữ ít côphan góp cô phiếu dé dé cử người tham gia ứng cử HĐQT, Ban kiêm soát)

s* Quyền được cung cấp thông tin, quyền yêu cầu thanh tra, kiểm tra tình hìnhhoạt động của công ty và của các thành viên quản lý công ty, quyền khởi

kiện.

s Quyền được tham gia kiểm soát các giao dich có giá tri lớn, giao dịch tư lợi

và giao dịch nội gián.

s* Quyền được cham dứt tư cách cô đông gồm các quyền:

- Quyền tự do chuyển nhượng cé phan cho người khác;

- Quyền được yêu cầu công ty mua lại cỗ phần trong những trường hợp đặc

biệt;

Trang 17

- Quyền dé lại thừa kế cô phan.

Cô đông nắm giữ ít cổ phần cũng là cổ đông phổ thông do đó họ cũng có đầy đủcác quyên và nghĩa vụ giống với cô đông phổ thông theo quy định của Luật doanhnghiệp năm 2005 Ngoài ra, cô đông nắm giữ ít cỗ phần còn có những quyền rất đặcthù dé họ có thé tự bảo vệ mình trước các cô đông lớn đầy quyền lực Cụ thể, khoản

2 Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định cô đông hoặc nhóm cô đông sởhữu trên 10% tổng số cô phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu thánghoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền quan trọngnhư: Đề cử người vào HĐQT và BKS (nếu có); xem xét và trích lục số biên bản vàcác nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của

hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS: Về cơ bản, Luật doanhnghiệp năm 2005 đã xây dựng một cơ chế dé bảo vệ các cổ đông nắm giữ ít cổphan, vốn luôn là những nhóm lợi ích nhỏ trong công ty cổ phan, ít có khả năng tựbảo vệ quyền của mình trước các cô đông lớn thông qua hệ thống quyền của họ.Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này đã làm phát sinh nhiều vấn đề cầnphải tiếp tục nghiên cứu va tổng kết dé hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạođiều kiện thuận lợi cho cổ đông nắm giữ ít cổ phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp củamình cũng như xây đựng một cơ chế hiệu qua dé công ty cô phần hoạt động

1.1.5 Hình thức pháp luật về quyền của cỗ đông nắm giữ ít cổ phan trong

Thứ nhất: Hiến pháp, các bộ luật, luật và văn bản hướng dẫn thi hành như nghịđịnh, thông tư Trong các văn bản này thì pháp luật về doanh nghiệp mà đặc biệt làLDN đóng vai trò là trung tâm, cơ bản nhất Pháp luật về doanh nghiệp phải là hànhlang pháp lý cho các cô đông nói riêng và công ty nói chung hoạt động Khi thực hiệncác hành vi, các hoạt động, cổ đông phải căn cứ vào quy định của pháp luật để hành

xử cho đúng Việc các cổ đông hành xử không đúng sẽ được coi là vi phạm pháp luật

Trang 18

và phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại xảy ra cho công ty và cho các cổ đôngkhác, thậm chí trong nhiều trường hợp họ có thể còn phải chịu trách nhiệm hình sự.Thứ hai: Điều lệ doanh nghiệp Pháp luật chỉ là khung cơ bản cho các bên thamgia quan hệ tuân theo Dé cụ thé hoá, phù hợp với thực tiễn và giúp công ty hoạtđộng được tốt, diễn ra bình thường, đạt kết quả cao, đồng thời hạn chế tối đa cáctranh chấp có thê phát sinh giữa các cô đông với nhau thì điều lệ công ty phải cụ thểhoá các vấn đề về quản lý công ty; quyền, nghĩa vụ của các bên, của những ngườiquản lý điều hành công ty Như vậy, bên cạnh các quy định của pháp luật thì điều

lệ công ty đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của cácthành viên (cỗ đông) trong công ty

Thứ ba: Các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ; nội quy, quy chế hoạt động

của công ty

Ngoài điều lệ, trong quá trình hoạt động, dé quan ly, diéu hanh hoat dong, cong

ty còn ban hành các nội quy, quy chế; các nghị quyết, quyết định của DHDCD.Trong các văn ban quản ly này cũng thể hiện và xác định phạm vi quyền của các côđông, nhất là trong từng trường hợp cụ thé dé giải quyết từng công việc cụ thé.1.1.6 Cơ chế bảo vệ quyền của cổ đông nắm giữ ít cỗ phần trong công ty cô

phần

Khi quyền lợi của các cô đông bị xâm phạm, cổ đông có thé bằng hành vi củamình tiễn hành các hoạt động dé tự bảo vệ hoặc có thé yêu cầu cơ quan, tô chức cóthâm quyên tiễn hành các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Dovậy, pháp luật về doanh nghiệp phải tao ra cơ chế đảm bảo cho các cô đông nóichung và cổ đông nam giữ ít cỗ phần nói riêng chống lại các hành vi chèn ép, phanbiệt đối xử và xâm hại của cổ đông nam giữ nhiều cô phan, của những người quản

lý điều hành công ty để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách hữu hiệu Pháp luậthiện tại xác định cơ chế bảo vệ quyền của cổ đông nam giữ ít cổ phan trong công ty

cô phần gồm cơ chế tự bảo vệ và yêu cầu cơ quan có thâm quyên bảo vệ

a Cơ chế tự bảo vệ

- Cơ chế phòng ngừa: cổ đông nắm giữ ít cô phan cần phải có hoặc tạo ra cơ

chê phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chèn ép, phân biệt đôi xử và xâm hai của cô

Trang 19

đông năm giữ nhiều cô phần, của những người quản lý điều hành công ty có thể xảy

ra như:

+ Trước khi đầu tư vào công ty trở thành cổ đông thì chính bản thân các cổđông đó phải biết họ là cô đông nắm giữ ít cổ phần trong công ty, vì thế, họ có thểyêu cầu công ty mà chính là các cô đông nắm giữ nhiều cổ phan ký cam kết, ký hopđồng bảo đảm không thực hiện bat kỳ hành vi chèn ép, phân biệt đối xử và gây hạinào đối với cô đông nam giữ ít cỗ phần Trường hợp công ty có các hành vi vi phạmcác thoả thuận đã cam kết là cơ sở dé họ thực hiện các biện pháp dé hạn chế, ngănchặn như khởi kiện ra toà, quyền rút khỏi công ty;

+ C6 đông nam giữ ít cỗ phần có thé chủ động liên kết với nhau dé đạt tỷ lệ

sở hữu tối thiểu để có thé tham gia quan lý điều hành công ty, triệu tập DHDCDhoặc yêu cầu thực hiện việc điều tra công ty;

+ Thành lập và tham gia các tô chức, hiệp hội các nhà đầu tư nắm giữ it côphan Đây là diễn dan, là tổ chức và là nơi b6 sung kiến thức, kinh nghiệm cho cổđông nắm giữ ít cô phần và các tổ chức này có thé thay mặt cô đông năm giữ ít côphần thực hiện việc bảo vệ trong một sỐ trường hợp cần thiết;

+ Tự thực hiện đầy đủ các quyền của cỗ đông dé xem xét liệu công ty có cáchành vi chèn ép, phân biệt đối xử và xâm hại quyên lợi hợp pháp của mình haykhông như xem xét việc sửa đôi điều lệ công ty, tham dự họp DHDCD, giám sát các

giao dịch lớn

+ Chat vấn những người quan lý điều hành công ty tại DHDCD Việc chatvấn sẽ giúp cho cô đông có được thông tin và hiểu rõ được tình hình hoạt động củacông ty Qua đó, cổ đông nắm giữ ít cổ phần có thé thực hiện các quyền và cơ chếkhác để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, chất vấn còn giúp cho nhữngngười quản lý điều hành công ty phải can trọng hơn, hết minh hơn với công ty

- Cơ chế ngăn chặn: Khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, các cô đông nắmgiữ ít cô phần bằng các hành vi pháp lý của mình trong khuôn khổ pháp luật thựchiện các quyền theo luật định dé bảo vệ mình khỏi bị xâm hại như:

+ Có thé yêu cầu công ty chấm dứt hành vi chèn ép, phân biệt đối xử, xâm

hại đên quyên lợi của mình;

Trang 20

+ Có thé tự mình hoặc cùng với luật sư, kiểm toán viên thực hiện việc điềutra sô sách, tài liệu, giẫy tờ của công ty;

+ Có thé yêu cầu tiễn hành điều tra hoạt động của công ty

Như vậy, hành vi pháp lý của cô đông nắm giữ ít cô phần có thé phân thànhhành vi chủ động, tức là cô đông chủ động đưa ra các yêu cầu để công ty khôngthực hiện hoặc chấm dứt hành vi chèn ép, phân biệt đối xử hoặc gây hại Các hành

VI này có thể là hành vi bị động, tức là khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, các côđông mới tiến hành các hoạt động để yêu cầu công ty chấm dứt các hành vi xâmphạm đến quyền lợi hợp pháp của mình, thực hiện các quyền điều tra, xem xét hồ sơ

tài liệu của công ty

b Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ

Như trên đã dé cập, trong trường hợp cổ đông nắm giữ ít cô phần cho răngquyền lợi hợp pháp của họ bị vi phạm hoặc có thể bị vi phạm, bên cạnh việc thựchiện hành vi tự bảo vệ, cô đông nói chung và cổ đông nắm giữ ít cô phan nói riêngtrong một số trường hợp còn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền

như cơ quan quản lý doanh nghiệp (Phòng Đăng ký kinh doanh), Toà án đứng ra

bảo vệ quyên lợi cho mình

Cé đông nắm giữ ít cổ phần có thể yêu cầu cơ quan quan lý nhà nước giám sáthoạt động điều hành của công ty như giám sát cuộc họp DHDCD; có quyền yêu cầuthực hiện việc kiểm toán đặc biệt, yêu cầu điều tra các hoạt động của công ty, củaban lãnh đạo công ty hoặc thậm chí từng cá nhân những người quản lý điều hànhcông ty để xem xét hoạt động có hợp pháp hay không, có vì công ty hay không vàphải cham dứt các hành vi phân biệt đối xử, hành vi chèn ép

Cô đông nắm giữ ít cổ phần có quyền khởi kiện ra toà dé yêu cầu toà án huỷ bỏnghị quyết, quyết định của công ty nếu các quyết định này có sự chèn ép, phân biệtđối xử, gây hại cho cổ đông nắm giữ ít cổ phan như nghị quyết của DHDCD, nghịquyết của HĐQT; huỷ bỏ hoặc sửa đổi điều lệ công ty; tuyên vô hiệu các giao dịch

vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ công ty

Trang 21

Cổ đông nắm giữ ít cô phần có thé khởi kiện yêu cầu cô đông nắm giữ nhiều cổphan, những người quản lý điều hành bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty; yêucầu công ty bồi thường thiệt hại xảy ra cho mình

1.2 Hoàn thiện pháp luật về quyền của cỗ đông nắm giữ ít cỗ phan trong

công ty cô phan

1.2.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về quyền của cỗ

đông nắm giữ ít cổ phan trong công ty cỗ phan

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, pháp luật vềdoanh nghiệp cùng với các chế định khác của pháp luật kinh tế là công cụ không thểthiếu dé Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa Đối với các nhà đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp không chỉ đảm bảoquyền tự do và sự bình đăng giữa các nhà đầu tư, mà còn có đảm bảo sự an toàn vốnđầu tư của họ Các quy định pháp luật doanh nghiệp về định giá tài sản và chuyênnhượng cô phần, các quy định về tô chức quản lý nội bộ, bảo đảm quyên lợi của các

cô đông, về giao dịch tư lợi, về nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp là những

cơ sở pháp lý không thé thiếu dé t6 chức vận hành hoạt động kinh doanh của công

ty nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cô đông nói riêng một cách antoàn, hiệu quả Do vậy, việc đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệpliên quan đến quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần phải dựa trên một số tiêu chí

sau:

Thứ nhất, tính toàn diện của hệ thống pháp luật doanh nghiệp về quyền của cổđông nam giữ ít cổ phan Tính toàn diện của hệ thong pháp luật thể hiện ở khả năngbao quát, đảm bảo mọi quan hệ pháp luật liên quan đến quyền của cô đông nắm giữ

ít cô phần cần điều chỉnh bằng pháp luật đều được pháp luật điều chỉnh Điều đó théhiện ở nội dung cơ bản là hệ thống pháp luật doanh nghiệp có đầy đủ các quy phạmpháp luật cần thiết không có chỉ các quy định pháp luật nội dung mà còn có đủ cácquy định pháp luật về hình thức (trình tự, thủ tục thực hiện chúng) để điều chỉnhmột cách toàn diện các quan hệ pháp luật doanh nghiệp về quyền của cô đông nắmgiữ ít cỗ phan Theo đó, pháp luật phải có các quy định cụ thê, chi tiết về quyền vanghĩa vụ của cô đông, cơ chế bảo vệ quyền của các cô đông nắm giữ ít cỗ phần; cácnghĩa vụ của doanh nghiệp; các quy định về cơ chế, biện pháp đảm bảo, trình tự, thủ

Trang 22

tục khi các cổ đông nắm giữ ít cỗ phần thực hiện quyền của mình chống lại cáchành vi chèn ép của các cổ đông nắm giữ nhiều cô phan

Thứ hai, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, thể hiện ở chỗ các quy định củapháp luật doanh nghiệp phải thống nhất với nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo,trùng lặp hoặc loại bỏ lẫn nhau Điều này đòi hỏi các quy định về quyền của cổđông nam giữ ít cô phan trong luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, các nghịđịnh không những phải bảo đảm sự thống nhất, hài hòa về nội dung mà còn phảiđảm bảo tính thứ bậc của mỗi văn bản về hiệu lực pháp lý của chúng, trong đó Hiếnpháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất; luật doanh nghiệp, luật chứngkhoán phải phù hợp với Hiến pháp; điều lệ, các quy định nội bộ của công ty phảiphù hợp với LDN, LCK ; mọi nghị quyết, quyết định của HĐQT, DHDCD phảiphù hợp với LDN, điều lệ và các quy định nội bộ của công ty

Thứ ba, tính phù hợp của hệ thống pháp luật với các điều điện hiện hữu Hệthống pháp luật doanh nghiệp về quyền của cổ đông nắm giữ ít cô phần phải đượcxây dựng phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội, chế độ chính trị,phong tục tập quan, trong mỗi giai đoạn, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế nhằm đảm bảo tính khả thi của nó Ví dụ : pháp luật về doanh nghiệp cầnquy định cho phép doanh nghiệp có quyền gửi thông báo bằng thư điện tử cũng nhưcác phương tiện khác miễn là các cô đông đều nhận được, phương thức đó là đơngiản, tiện lợi và nhanh nhất; bổ sung quy định cỗ đông được quyền lựa chọn việcnhận cô tức bằng tiền mặt hoặc chuyền khoản Các kiến nghị của cổ đông đưa vàotrong chương trình họp DHDCD được pháp luật quy định bang nhiều hình thức nhưqua website của công ty, bằng fax, email Điều này không chỉ phản ánh trình độphát triển của kinh tế, xã hội, thé hiện được ý chí của đại đa số nhà đầu tư mà còncho thấy tính khả thi của hệ thống pháp luật

Thứ tư, tính 6n định và minh bach của hệ thống pháp luật Tiêu chí này sẽ giúpcho các nhà dau tư dễ dàng tìm được và hiểu đúng các quy định pháp luật liên quanđến quyền và lợi ích hợp pháp của mình Theo đó, các quy định pháp luật doanhnghiệp cần đảm bảo tính ổn định trong một thời gian nhất định dé các nhà dau tưnói chung va các cổ đông nam giữ ít cổ phần nói riêng có sự đảm bảo về mặt pháp

lý, yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam, không lo sợ trước sự thay đôi của pháp luật sở

Trang 23

tại Tuy nhiên, tính ôn định của pháp luật cũng chi là ôn định tương đối bởi khi mộtquy định của pháp luật đã thực sự không còn phù hợp với thực tế, hạn chế quyềncủa các nhà dau tư, cỗ đông nam giữ ít cổ phan thì cần phải sửa đổi, bổ sung, thaythế kịp thời để đảm bảo tính phù hợp và khả thi của pháp luật Ngoài ra, các quyđịnh của luật doanh nghiệp nói chung, các quy định trong điều lệ và quy định nội bộcủa mỗi doanh nghiệp nói riêng cần đảm bảo tính minh bach cho phép các cô đôngnăm giữ ít cô phần được quyên tra cứu thông tin một cách hợp lệ, hợp pháp, dambảo mọi quyền và lợi ích của họ được bảo vệ trước các giao dịch trái quy định củacông ty hoặc các hành vi chèn ép của các cổ đông nắm giữ nhiều cổ phan

Thứ năm, yêu cầu về kỹ thuật lập pháp Yêu cầu này đòi hỏi khi xây dựng cácquy định pháp luật doanh nghiệp để điều chỉnh các mối quan hệ về quyền của c6đông năm giữ ít cỗ phần cần xác định đúng đối tượng, phạm vi và các nguyên tắcđiều chỉnh phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam trong mỗi giai đoạn pháttriển Hệ thống quy định nội bộ của mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo tính logic, hiệulực văn bản được ghi nhận, thé hiện băng nhiều hình thức khác nhau như văn bảnviết hoặc văn bản điện tt ; ngôn ngữ sử dung của các văn bản này có thé là tiếngViệt hoặc tiếng nước ngoài nếu các cô đông nắm giữ ít cô phần là các tổ chức hoặc

cá nhân nước ngoài Nhờ thế đảm bảo tốt tính đồng bộ, phù hợp và ổn định của hệthống pháp luật

1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc hoàn thiện pháp luật về quyền của cỗ đông

nắm giữ it cỗ phan trong công ty cỗ phan

Van đề hoàn thiện pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần ở ViệtNam được đặt ra trong một thời gian dài trước đây, tuy nhiên chưa bao giờ vấn đềnày lại trở nên cần thiết như bây giờ Điều này xuất phát từ hai yếu t6 chủ yêu là: (i)mỗi quan hệ bat bình đăng giữa cô đông lớn và cô đông nắm giữ ít cổ phan dẫn đếnthực trạng quyên lợi của cổ đông năm giữ ít cổ phần bị xâm phạm; va (ii) với dia vicủa mình, các cổ đông nắm giữ ít cổ phần không thé tự bảo vệ được quyền lợi củamình hoặc họ chưa ý thực được sự cần thiết phải tự bảo vệ quyền lợi của mình.Trước thực trạng đó, pháp luật phải bằng quyền lực công cộng để tạo ra các thiếtchế hoặc hoàn thiện hơn nữa các thiết chế pháp lý đã có dé thực hiện tốt công tác

bảo vệ nhà đâu tư, đê không chỉ đảm bảo quyên lợi của cô đông năm giữ ít cô phân

Trang 24

mà còn vì các mục tiêu cao hơn, xa hon của nền kinh tế quốc gia Việc hoàn thiệnpháp luật về bảo vệ quyền lợi của cô đông nam giữ ít cổ phần nhằm hướng tới các

mục tiêu:

Thứ nhất, pháp luật phải đảm bảo sự đối xử bình đăng giữa các cô đông Tức làmọi cổ đông đều phải được đối xử như nhau trong những tình huống như nhau,không bị phân biệt đối xử, không bị chèn ép, không bị xâm hại đến lợi ích hợp phápcủa mình Vì thế, pháp luật mới có thé khuyên khích, kích thích đầu tư và đảm baoquyền tự do của công dân trong hoạt động kinh doanh

Thứ hai, pháp luật phải đảm bảo quyền sở hữu của chủ sở hữu Với tư cách làngười mua cô phan trong công ty cô phan, các cô đông du là năm giữ ít cô phần haynhiều cô phần đã trở thành chủ đầu tư, người chủ, người sở hữu doanh nghiệp Vìvậy, pháp luật phải bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của họ Pháp luật đảm bảo quyền

sở hữu vốn và tài sản trong kinh doanh cho các nhà đầu tư Vốn và tài sản là tiền đềvật chất không thê thiếu để thực hiện hoạt động kinh doanh Quyền sở hữu vốn vàtài sản cần phải được ghi nhận bởi pháp luật Với nội dung là các quy định về tôchức doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp góp phan khang định địa vị chủ sởhữu tài sản của các tô chức, cá nhân khi họ dùng vốn và tài sản để đầu tư kinhdoanh (đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp) Về mặtkhách quan, quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân phải được các chủ thé trong xã hộithừa nhận và tôn trọng Sự thừa nhận và tôn trọng quyền sở hữu là điều kiện cầnthiết để chủ sở hữu thiết lập và thực hiện các quan hệ xã hội trong tổ chức kinh

doanh.

Thứ ba, pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho các cô đông tham gia công tychủ động hành xử, hành động Chang hạn, pháp luật đưa ra các quyền và các yêucầu tôi thiêu dé bảo đảm quyền lợi cho cổ đông nắm giữ ít cỗ phần Trên cơ sở cácquy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể cụ thê hoá hơn và chỉ tiết hơn trongđiều lệ và quy chế hoạt động của công ty Căn cứ vào các quy định của pháp luật,của điều lệ công ty, các cổ đông sẽ phải hành động cho phù hợp Các quy định nàycũng là cơ sở pháp lý để xác định hành vi của một người nào đó là đúng hay là sai,

là vi phạm hay không và vì vậy căn cứ vào đó dé có thé yêu cầu đòi bồi thường thiệt

hại xây ra.

Trang 25

Bên cạnh các mục tiêu nêu trên, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của

cô đông nắm giữ ít cổ phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc:

- Khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền kinh

tế Hoàn thiện pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít cô phần có ý nghĩa và vaitrò quan trọng trong việc cân băng về lợi ích, đảm bảo sự bình đăng giữa các côđông, bảo vệ vốn cho nhà đầu tư Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quyền của

cô đông nắm giữ ít cô phần tốt sẽ không chỉ kích thích đầu tư mà còn thúc đây nềnkinh tế phát triển Trong một nên kinh tế thị trường, các bên tham gia quan hệ cobản và chủ yếu đều xuất phát từ mục đích, từ lợi ích kinh tế (mục đích lợi nhuận)

Họ tham gia vào các quan hệ đầu tư, quan hệ kinh doanh đều nhằm tìm mọi cách tối

đa hoá lợi nhuận, vì lợi nhuận mà họ có thể lợi dụng mọi khả năng, mọi tình huống,

chà đạp và xâm hại đến lợi ích của các chủ thể khác, nhất là những người ở vị tríthấp, có vai trò và tiếng nói nhỏ bé trong công ty Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu vềluật công ty đã cho rằng, một trong những nguyên tắc chính của luật công ty là bảo

vệ những người ở vị trí yếu hơn Khi chúng ta xem xét vị trí của các cô đông trongmỗi quan hệ với bên thứ ba với toàn bộ những người khác ở một địa vị tương ứng,thì nguyên tắc này phải được thực hiện theo đó các cổ đông nắm giữ ít cổ phần luônluôn được xem như những nhà đầu tư bị động (họ không được trao quyền trong các

hoạt động hàng ngày của công ty và khả năng tham gia chỉ đạo hoạt động của công

ty chủ yếu là gián tiếp) Đó là lý do tại sao quyền của các cô đông nam giữ ít cổphần phải được quy định trong luật Đây là một trong các khía cạnh của việc hoànthiện pháp luật về quyền của các cô đông nam giữ ít cô phần Khia cạnh thứ hai làcác cổ đông nắm giữ ít cổ phần không được ở các vị trí bình đắng do số lượng côphan mà họ nắm giữ Cổ phần khác nhau có thé đem lại các quyền khác nhau (chủyếu liên quan đến quyền bỏ phiếu) và số lượng cổ phần được nắm giữ bởi mộtngười (hoặc nói chính xác hơn số lượng phiếu bầu có được từ các cổ phần đó) cũng

là khác nhau Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông nắm giữ ít cổphan sẽ giúp cho các cổ đông này chống lại các hành vi vi phạm của các cổ đôngnăm giữ nhiều cổ phan dé đảm bảo quyền bình dang cho các cô đông này

- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phan và thị trường chứngkhoán Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công ty cô phan và thị trường

Trang 26

chứng khoán đóng góp cho nên kinh tế quốc gia, bởi lẽ, đây là loại hình doanhnghiệp tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng, thậm chí là sự tồn tại của nền kinh tế.Cùng với đó, thị trường chứng khoán với sức mạnh của mình, có vai trò như biểu đồcủa nền kinh tế ở mỗi quốc gia Chính tam quan trọng và những đóng góp to lớn củacông ty cô phan và thị trường chứng khoán cho nên kinh tế nên bat kỳ quốc gia naocũng chú trọng xây dựng công cụ pháp lý dé bảo vệ và thúc day sự phát triển của

loại hình doanh nghiệp này.

- Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh dé thu hút đầu tư Nền kinh tếquốc gia được xây dựng nên từ nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của các nhà đầu

tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Thêm vào đó, Việt Nam đã trởthành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và bắt đầuphải thực hiện các cam kết quốc tế trong đó có những cam kết liên quan đến thực thipháp luật về doanh nghiệp Quá trình hội nhập sâu, toàn diện vào nền kinh tế quốc

tế làm phát sinh nhiều hoạt động về hợp tác đầu tư, các nhà đầu tư trong nước vànhà đầu tư nước ngoài cùng hợp tác, đan xen lẫn nhau, nhất là hoạt động đầu tư giántiếp, hoạt động thu hút von đầu tư trên thi trường chứng khoán Bên cạnh đó xu thếquốc tế hiện nay là trao quyền và mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các doanhnghiệp Chính vì thế càng phải đây mạnh việc hoàn thiện pháp luật về quyền của cổđông nắm giữ ít cô phần dé công chúng - các nhà dau tư nhỏ bỏ vốn dau tư vào nềnkinh tế

Dé nền kinh tế nước ta phát triển được một cách toàn diện, bền vững thi chúng

ta cần phải day mạnh việc bảo vệ các cô đông nắm giữ ít cổ phan và van đề này cầnphải được quy định cụ thê hơn, chỉ tiết hơn trong pháp luật về doanh nghiệp So vớiLDN năm 1999 thì LDN năm 2005 đã có nhiều thay đổi mang tính tích cực, théhiện nhiều tiến bộ dé cải thiện môi trường đầu tư Tuy nhiên, những sửa đổi, bổsung của pháp luật về doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện tình hình Pháp luật liênquan đến quyền của của cổ đông nắm giữ ít cô phần tuy có nhiều điểm mới, tiễn bộnhưng tiếp tục bộc lộ nhiều bat cập cần hoàn thiện; cơ chế áp dụng pháp luật khônghiệu quả; trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nhà đầu tư,nhất là nhà đầu tư nhỏ không cao Nha đầu tư bên ngoài chi cảm thấy quyền lợiđược đảm bảo khi hiểu rõ thông tin về công ty và hệ thống pháp luật, các cơ chế

Trang 27

quản lý nội bộ công ty có khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi của người

quan lý, điều hành hoặc các cô đông chi phối Pháp luật về doanh nghiệp phải quyđịnh quyền của nhà dau tư dé kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp Chính tìnhtrạng thiếu thông tin và sự yêu kém của hệ thống pháp luật đã làm cho các tổ chức,nhà đầu tư bên ngoài không thể giám sát được hoạt động công ty Đây là điều kiện

lý tưởng để những người quản lý, điều hành công ty và cô đông nắm giữ nhiều cổphần trục lợi cá nhân

Những van đề trên đã cho thấy khoảng trống pháp lý về quyền của cổ đông namgiữ ít cổ phan Vì thế chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường phát huy vai trò củapháp luật về quyền của các nha đầu tư nhỏ (các cổ đông nắm giữ ít cổ phần) đặcbiệt là hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp

KET LUẬNQua phan trình bày trên cho thấy, quyền của cô đông nam giữ ít cô phan lànhững hành vi mà cô đông có thé thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ,nội quy, quy chế hoạt động của công ty dé bảo vệ lợi ích hợp pháp của minh, trong

đó có những quyền mà cô đông nắm giữ ít cổ phan thực hiện có thé đem lại kết quảkhác với kết quả mà cô đông nắm giữ nhiều cô phan hoặc những người quản lý điềuhành công ty mong muốn đạt được Pháp luật về quyền của cô đông nắm giữ ít côphần là tổng thê các quy định pháp luật, các quy định của điều lệ, nội quy, quy chếhoạt động của công ty do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tụcnhất định xác định các hành vi mà cé đông nắm giữ ít cổ phần được phép thực hiệnnhằm bảo vệ quyền lợi của họ Đó là cơ sở pháp lý dé đảm bao sự đối xử bình danggiữa các cô đông và quyền sở hữu của chủ sở hữu; tạo ra hành lang pháp lý cho các

cô đông tham gia công ty chủ động hành xử, từ đó sẽ khuyến khích được các nhàđầu tư bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, xây dựng được môitrường kinh doanh lành mạnh dé thu hút dau tư Trong điều kiện của nên kinh tếthị trường và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, muốn bảo vệ tốt nhất quyền của

cô đông năm giữ ít cổ phan thì pháp luật trong lĩnh vực này can phải được tiếp tụchoàn thiện nhằm bảo đảm các tiêu chí: toàn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp, ồn

định, minh bạch và được xây dựng với trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật cao.

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE QUYEN CUA CO ĐÔNG NAM

GIỮ IT CO PHAN TRONG CÔNG TY CO PHAN Ở VIỆT NAM HIEN NAY

Nhu đã phân tích trong chương 1, dé bao vệ cổ đông nói chung va cô đông nắmgiữ ít cổ phan nói riêng thì phải sử dung công cụ pháp luật mà trong đó, hệ thốngcác quy định về quyền của co đông giữ vai trò quan trọng nhất.Pháp luật về quyền của cô đông là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất dé bảo vệ

cô đông, là phương tiện mà cô đông có thê sử dụng để bảo vệ mình Theo quy địnhpháp luật, quyền của cổ đông, trong đó có cổ đông nam giữ ít cổ phần được chiathành 4 nhóm: (i) Nhóm quyên về tài sản; (ii) Nhóm quyền về quan trị hay quan lycông ty (bao gồm các quyền dự họp, biểu quyết, đề cử ứng cử); (iii) Nhóm quyền vềthông tin; va (iv) Nhóm quyền về phục hỗồi quyền lợi hay nhóm quyền mang tínhkhắc phục Chương này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quyềncủa cổ đông nam giữ ít cổ phan trong công ty cỗ phần ở Việt Nam hiện nay trên cơ

sở các quy định về các nhóm quyền nêu trên

2.1 Pháp luật về quyền tài sản của cỗ đông nam giữ ít cổ phần

Cô đông nắm giữ ít cô phần, với tư cách là cổ đông trong công ty, là chủ sở hữucủa công ty, vì thế về nguyên tắc họ được hưởng đầy đủ các quyền về tài sản tươngứng với phần vốn của họ trong công ty cổ phần Theo pháp luật về doanh nghiệphiện nay thì quyền tài sản của cỗ đông nắm giữ ít cổ phần được quy định cũnggiống như quyền tài sản của các cô đông thông thường khác gồm:

- Quyền được nhận cô tức và các tài sản khác của doanh nghiệp tương xứngvới cô phần của mình trong doanh nghiệp theo Điểm b khoản 1 Điều 79 LDN vacác quy định trong Điều lệ công ty Cé tức được hiểu là khoản lợi nhuận ròng đượctrả cho mỗi cô phần Cổ tức có thé được chi trả băng tiền mặt, bằng cô phan củacông ty hoặc băng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty Nếu cổ tức được chỉ trảbăng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể thanh toánbăng chuyên khoản, bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉthường trú của cô đông Ngoài việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt, pháp luật về doanhnghiệp con cho phép công ty trả cô tức băng cô phan

Về mặt thủ tục trả cô tức, pháp luật doanh nghiệp đã ghi nhận các thủ tục,phương thức và thời hạn trả cổ tức tại điểm b khoản 2 Điều 96, điểm n khoản 2

Trang 29

Điều 108 LDN, các quy định trong Điều lệ và điểm b khoản 2 Điều 14, khoản 1Điều 40 Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QD-BTC ngày19/3/2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên SởGiao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán (sau đây gọi tắt là Điều lệmẫu) HĐQT kiến nghị mức cô tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả côtức còn ĐHĐCĐ quyết định mức cô tức hăng năm của từng loại cô phần trừ trườnghợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, xét về mặt ưu điểm so với LDN năm 1999 có thé thấy: về quyền nhận

cô tức, pháp luật doanh nghiệp hiện nay đã ghi nhận một cách đầy đủ sự bình đănggiữa các cô đông; việc trả cô tức và cách thức trả cô tức được quy định đa dạng, cóthê thực hiện băng nhiều biện pháp khác nhau

Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật doanh nghiệp vẫn bộc lộ những hạn chếtrong quá trình áp dụng, cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ củacông ty phải thanh toán cổ tức bằng biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất cho các côđông, đặc biệt là đối với các cổ đông nắm giữ ít cổ phan, cô đông ở xa, cỗ đông là

cá nhân người nước ngoài.

Thứ hai, đối với việc trả cổ tức bằng cô phần, pháp luật còn thiếu quy định cụthé, chi tiết việc chi trả cô tức băng cổ phan và trách nhiệm của công ty trong việcchi tra đó dé tránh tình trạng những người quan lý, điều hành công ty hoặc cổ đôngnăm giữ nhiều cô phan lợi dụng vị trí của mình ra các nghị quyết, quyết định vềviệc chi trả cổ tức bằng cổ phần mà xâm hại đến quyền lợi của cô đông nam giữ ít

cô phan Vi trong nhiều công ty chưa niêm yết cổ đông nắm giữ nhiều cổ phan,những người quản lý điều hành muốn tăng vốn bằng cách giữ lại cô tức và trả cô tứcbăng cô phan Trong những công ty này, cô đông nam giữ ít cổ phần thường gặp rấtnhiều khó khăn trong việc chuyển nhượng cổ phan, thậm chí không chuyền nhượngđược mà trong nhiều năm liên tiếp không được nhận cổ tức nên quyên lợi của họ

không được đảm bảo

Thứ ba, về thủ tục trả cô tức: Mặc dù pháp luật đã quy định công ty có tráchnhiệm gửi thông báo trả cô tức băng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng

ký cho tất cả cô đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cô tức,

Trang 30

nhưng trên thực tế hiện nay có nhiều cô đông không biết, không nhận được thôngbáo của công ty cô phần về việc trả cô tức, thời hạn và phương thức trả Những côđông ở xa công ty cổ phần thì việc nhận cô tức rất phức tạp, như phải đến tận doanhnghiệp, hoặc phải gửi giấy đề nghị đến doanh nghiệp có xác nhận của cơ quan mớiđược chuyên khoản Thực tế trên dẫn tới việc cô đông chậm nhận được cô tức,nhất là các cổ đông nam giữ ít cô phan.

Thứ tư, về quyền nhận cổ tức, pháp luật chưa quy định rõ và cụ thê trường hopcông ty làm ăn liên tục có lãi thì phải trả cổ tức cho các cô đông Như trên đã phantích, việc quyết định trả cô tức chủ yếu phụ thuộc vào HĐQT Vì vậy, trường hopcác cổ đông nắm giữ nhiều cô phần hoặc HĐQT công ty ra nghị quyết hoặc quyếtđịnh giữ lại cô tức liên tục trong nhiều năm mà không trả cho các cô đông hoặc trảbăng cô phan thì các cổ đông nói chung và cổ đông nắm giữ ít cô phần nói riêngkhông có cơ chế và biện pháp dé yêu cầu công ty phải trả c6 tức băng tiền mặt.Ngoài ra, pháp luật về doanh nghiệp cũng chưa có cơ chế cho phép cổ đông nắmgiữ ít cô phan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp cổ đông namgiữ nhiều cổ phan, công ty ra nghị quyết, quyết định chèn ép, phân biệt đối xử với

cô đông năm giữ ít cổ phan trong việc chi trả cổ tức Vì thế, quyền và lợi ích hợppháp của cô đông nam giữ ít cô phan trong trường hợp này chưa được đảm bảo varất dễ bị xâm hại

- Quyền được ưu tiên mua chứng khoán mới do công ty phát hành theo quyđịnh tại điểm c khoản 1 Điều 79, điểm b khoản 2 Điều 81, điểm c khoản 2 Điều 82

và khoản 2 Điều 83 LDN thì cổ đông phổ thông được ưu tiên mua cổ phan mớichào bán tương ứng với ty lệ cổ phần phô thông của từng cô đông trong công ty.Các thủ tục phát hành cô phần mới tăng thêm được pháp luật doanh nghiệp quyđịnh chỉ tiết tại điểm d khoản 1 Điều 87 LDN, khoản 6 Điều 5 Điều lệ mẫu và cácquy định trong Điều lệ công ty Với các quy định nêu trên, một lần nữa pháp luậtdoanh nghiệp đã khang định sự bình dang của các cổ đông trong việc mua cổ phanmới chào bán tương ứng với tỷ lệ cô phần của họ trong công ty Theo đó, tất cả cổđông có quyền bình đăng và được đối xử như nhau Đây là một trong những nguyêntac căn bản trong hoạt động điều hành của công ty cỗ phần nên phương án phát

hành cô phân mới cho cô đông hiện hữu của công ty đòi hỏi phải bảo đảm cho mọi

Trang 31

cô đông dù là cổ đông năm giữ nhiều cô phần hay nắm giữ ít cổ phần đều bình dang

và như nhau Ngoài ra, quy định này đã cho phép công ty được phát hành cổ phancho cán bộ, nhân viên trong công ty và thực tế cho thấy đây là biện pháp của cáccông ty dé có thé giữ được các nhân viên giỏi, khiến người lao động gắn bó vớicông ty Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như:

Thứ nhất, LDN chỉ quy định về quyền mua cổ phần mới chào bán của các côđông phổ thông mà chưa quy định rõ về quyền mua cô phan mới chào bán của các

cô đông ưu đãi và việc chào bán các loại cô phan ưu đãi như thé nào Bên cạnh đó,LDN chưa quy định cụ thé, chi tiết và rõ ràng về quyền mua cô phần mới chào bán

vì theo điểm b khoản 2 Điều 81, điểm c khoản 2 Điều 82, khoản 2 Điều 83 LDNquy định cỗ đông ưu đãi có các quyền khác như cô đông phổ thông, còn điểm ckhoản 1 Điều 79 thì quy định cô đông phô thông được quyền mua cô phần mới chàobán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty Nếutheo quy định này thì có thé hiểu như sau: đối với cỗ đông phô thông thì có quyềnmua bat cứ cổ phần mới nào chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phan phổ thông ma họnăm giữ trong công ty; nhưng đối với các cô đông ưu đãi thì được quyền mua côphan mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cé phần phổ thông do họ nắm giữ hay tươngứng với ty lệ cổ phần ưu đãi do ho nắm giữ hay tương ứng với ty lệ cả hai loại cỗphần (nếu cô đông đó nắm giữ cả cô phần ưu đãi và cé phần phổ thông) Như vậy,quy định của pháp luật là không rõ ràng, không cụ thể và đường như đã tạo ra sựkhông bình đăng giữa các cô đông sở hữu các loại cổ phần khác nhau trong quyềnmua cô phan mới chào bán Về nguyên tắc những van dé gì mà luật không quy địnhhoặc quy định không rõ ràng thì doanh nghiệp có thể quyết định băng việc bỏ phiếutại DHDCD hoặc quy định trong điều lệ công ty, cho nên cô đông nắm giữ nhiều cổphần và những người quản lý điều hành có thể quy định hoặc thông qua nghị quyết

dé chèn ép, phân biệt đối xử giữa các cổ đông Theo pháp luật của nhiều nước trênthé giới, việc phát hành thêm một loại cổ phần mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi củacủa các cô đông sở hữu loại cô phan đó phải được da số tuyệt đối cô đông sở hữuloại cô phan đó đồng ý Tức là, việc phát hành thêm cô phần phải dam bảo quyềnlợi cho các cô đông dang sở hữu loại cổ phan đó và trước tiên họ phải được ưu tiênmua tương ứng với tỷ lệ loại cô phần mà họ đang sở hữu Đồng thời phải đảm bảo

Trang 32

tỷ lệ cô phần do họ nắm giữ trong công ty trước và sau khi phát hành thêm phải nhưnhau Việc phát hành thêm cô phần không được gây bat lợi hơn cho các cô đông.Thứ hai, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 79 LDN thi tat cả cô đông cóquyền bình đăng và được đối xử như nhau về giá mua, điều kiện mua và tỷ lệ mua

cô phan mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cô phan của từng cô đông hiệnhữu trong công ty dé đảm bảo nguyên tắc đối vốn của công ty cô phan Tuy nhiên,trên thực tế nhiều công ty lại đưa ra các phương án, cách thức phát hành có sự phânbiệt đối xử giữa các cổ đông với nhau, gây bat lợi cho các cổ đông nắm giữ ít cỗphan Chang han, việc phát hành cô phần mới dé tăng vốn điều lệ của Công ty côphần Vận tải Xăng dầu (Vipco) là một ví dụ điển hình Việc phát hành của Vipco

như sau: Ngày 26/3/2007, ĐHĐCĐ thường niên năm 2006 của Vipco thông qua

phương án phát hành 17.880.000 cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ từ 421,2 ty đồnglên 600 ty đồng Phương án phân bổ là phát hành cho Tổng công ty Xăng dau ViệtNam 9.118.800 cô phần (chiếm 51% số lượng cổ phần phát hành dé dam bảo tỷ lệnam giữ 51%/vốn điều lệ nhưng với giá phát hành 15.000 déng/cé phan) Số còn lại8.761.200 cô phần sẽ phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu khác với tỷ lệ50/21, tức là mỗi cổ đông sở hữu 50 cô phần được quyền mua 21 cỗ phan và với giá40.000 đồng Số cổ phần đôi dư từ đợt phát hành sẽ do HĐQT quyết định với giáphát hành không thấp hon 40.000 đồng Phương án phát hành cô phan này của công

ty Vipco đã có sự phân biệt đối xử, chèn ép, xâm hại đến cổ đông nắm giữ ít cổphần nên gặp phải sự phản đối từ phía các cô đông nắm giữ ít cổ phần cũng như từphía cơ quan quản lý Chính vì vậy, ngày 21/5/2007, Công ty Vipco đã tổ chức họpĐHĐCPĐ lại và thống nhất hủy bỏ phương án phát hành cô phan tăng vốn điều lệ lên

600 tỷ đồng đã được Đại hội cô đông thông qua ngày 26/3/2007 như trên và thông

qua phương án phát hành mới Theo phương án mới thì Công ty Vipco sẽ phát hành

thêm 178,8 tỷ đồng mệnh giá cô phiếu mới dé tăng vốn điều lệ từ 421,2 tỷ đồng lên

600 tỷ đồng Các cô đông được lựa chọn hai phương án mua là: mua với giá 15.000đồng/cô phan thì bị hạn chế chuyên nhượng trong 10 năm, nếu mua với giá 30.000đồng/cô phan thì không bị hạn chế chuyển nhượng Việc phát hành va phân bổ côphần mới dé tăng vốn điều lệ của Vipco là trái với LDN vì Điều 78 LDN quy định

“môi cô phân của cùng một loại đêu tạo cho người sở hữu nó các quyên, nghĩa vụ

Trang 33

và lợi ích ngang nhau" Về nguyên tắc, phương án phát hành trên của Vipco vẫn có

sự phân biệt đối xử giữa các cổ đông, cô đông nắm giữ nhiều cổ phan đã chèn ép,xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của cổ đông nắm giữ ít cổ phần nhưng thực tế dé

có thê hủy được nội dung cuộc họp DHDCD nêu trên là rất khó

Một vi dụ khác về phương thức phát hành cỗ phần mới cũng có hành vi chèn

ép, phân biệt đối xử và xâm hại đến quyên lợi của cô đông nam giữ ít cổ phan, đó làphương án phát hành cỗ phần mới của Công ty cổ phần bê tông Xuân Mai TaiĐHĐCPĐ của Công ty cô phần bê tông Xuân Mai (Xuân Mai JSC) đã thông quaphương án phát hành là tat cả các cổ đông hiện hữu của Xuân Mai JSC đều đượcmua với giá bằng nhau (20.000 đồng, giá thị trường tại thời điểm phát hành ở mức80.000 đồng) Tuy nhiên, tỷ lệ mua lại khác nhau, cụ thé các cổ đông sáng lập nếu

sở hữu một cô phần cũ thì được mua thêm một cô phần mới; nhưng những ngườikhông là cô đông sáng lập thì phải sở hữu hai cô phần mới được mua thêm một cổphan mới Với ưu thế cô đông sáng lập chiếm tới 51% tông số cỗ phan, Xuân MaiJSC vẫn thông qua được phương án phát hành dù một số cô đông nắm giữ ít cổphần phản đối kịch liệt Phương án phát hành cổ phần mới của Xuân Mai JSC có sựphân biệt giữa cô đông cũ và cô đông mới của công ty Da số cô đông cũ của XuânMai JSC lại là các cổ đông sáng lập, đồng thời cũng là cổ đông năm giữ nhiều cổphần Thực chat đây là sự phân biệt đối xử giữa cô đông nắm giữ nhiều cô phần và

cô đông năm giữ ít cô phần Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần đã có hành vi chèn ép,xâm hại đến quyền lợi của cô đông năm giữ ít cé phan, vì thé vi phạm nguyên tắcbình dang giữa các cổ đông Nhưng dé chứng minh đây là hành vi chèn ép, xâm haiquyền lợi của cô đông nắm giữ ít cô phần, vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các

cô đông là cơ sở yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết cho dù đã được DHDCD thông qua làvan đề không đơn giản do những hạn chế, thiếu sót của quy định pháp luật

Thứ ba, mặc dù pháp luật cho phép công ty được phát hành cô phan cho cán bộ,nhân viên trong công ty dé có thé giữ được các nhân viên giỏi, khiến người lao độnggắn bó với công ty Nhưng người lao động cũng phải chịu các hạn chế chuyênnhượng cô phan (chỉ cho phép chuyên nhượng sau một thời gian nhất định như 2hay 3 năm chang hạn) như phương án phát hành cô phan của Công ty cô phần dịch

vụ tong hợp Sài Gòn (Savico) đưa ra tại đại hội cô đông bat thường ngày 10/3/2007

Trang 34

Theo phương án phat hành cổ phan cho cán bộ công nhân viên do Savico đưa ra,đối với các vị trí cực kỳ then chốt như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc của Savicođều cho phép người mua được bán ngay lập tức 50%, 50% còn lại được phép bánsau một năm Do các cô đông bên ngoài của Công ty Savico là cô đông nắm giữ ít

cô phần; cô đông là Nhà nước và các cổ đông là cán bộ của Savico cộng lại sở hữukhoảng 50% trên tổng vốn điều lệ công ty Vì thế, khi ĐHĐCĐ bắt thường, nhiều

cô đông bên ngoài không có mặt, các cô đông là cán bộ nhân viên của Savico chiếm

tỷ lệ áp đảo va dễ dàng thông qua các nghị quyết của DHDCD về việc phát hành côphần mới Việc phát hành và phân chia như cô phan vậy dẫn tới hậu quả những cổđông nắm giữ nhiễu cô phan và những người quan lý lạm dụng quyền lực của ngườiquản lý trong công ty để lấy đi phần giá trị tài sản của doanh nghiệp về cho mình vànhư thé có nghĩa đã lấy đi một phần của người khác mà chủ yếu là những cổ đôngnăm giữ ít cô phần

Thứ tư, trên thực tế còn có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm cô đông khácnhau trong công ty nhất là các cô đông lớn, cô đông “chiến lược” với các cô đôngnhỏ trong việc phân chia, chào bán cô phan mới Nếu giữa hai công ty (thực chat làgiữa các cô đông năm giữ nhiều cô phan của hai công ty) được coi là cô đông chiếnlược của nhau “bat tay” dé cùng được hưởng sự ưu đãi trong việc phát hành cổ phancủa nhau thì quyền lợi của các cô đông nắm giữ ít cỗ phần trong hai công ty đócũng sẽ bị xâm hai Chang hạn, Ngân hàng thương mại cô phần xuất nhập khẩu ViệtNam (Eximbank) bán cô phần phát hành thêm cho Công ty cô phần Kinh Đô với giáthấp hơn cô đông khác Như vậy, phương án phát hành cổ phan mới của các công tytrên có sự phân biệt đối xử, chèn ép và xâm hại đến quyền lợi của cô đông nắm giữ

ít cô phần Về nguyên tắc, phương án phát hành đó là sai luật, nhưng các cổ đôngnăm giữ ít cô phần sẽ làm gi và được làm gi dé bảo vệ quyền lợi của họ khỏi bị viphạm Theo pháp luật của nhiều nước thì các cổ đông nam giữ ít cô phần có thé kiện

ra toà yêu cầu toà huỷ nội dung cuộc họp DHDCD nếu như nội dung đó là vi phạmpháp luật hoặc vi phạm điều lệ công ty hoặc có hành vi chèn ép các cổ đông nămgiữ ít cổ phan, cho dù nghị quyết của ĐHĐCĐ đã được thông qua, thậm chí là

thông qua theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng có hành vi chèn ép, phân biệt đôi xử đôi với các cô đông năm giữ ít cô phân Tuy nhiên, theo

Trang 35

LDN và thực tiễn ở Việt Nam thì các cổ đông nắm giữ ít cô phan rất khó có thé khởikiện ra toà dé yêu cầu toà án tuyên hủy nội dung cuộc họp DHDCD, nhất là hiệnnay pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam chưa có quy định gì để nhận biết đâu

là hành vi chèn ép, đâu là hành vi phân biệt đối xử với cổ đông năm giữ ít cổ phần

và pháp luật cũng chưa có cơ chế dé bảo vệ cô đông nắm giữ ít cổ phần Cho nên,việc phát hành và phân chia cô phần mới theo các phương án như trên của các công

ty mặc dù rõ ràng có sự phân biệt đối xử, chèn ép và xâm hại đến lợi ích hợp phápcủa cô đông nắm giữ ít cỗ phần nhưng các cô đông nắm giữ ít cỗ phần vẫn khôngthé làm gi, pháp luật cũng không có biện pháp, cơ chế gì dé bảo vệ cô đông nam giữ

ít cô phan, vì thế quyền và lợi ích hợp pháp của cô đông năm giữ ít cô phan đã bị vi

phạm một cách nghiêm trọng.

Thứ năm, về thủ tục phát hành cô phan mới tăng thêm, luật không ấn định thờihạn cụ thể mà chỉ quy định thời hạn đăng ký mua phải hợp lý đủ để cổ đông đăng

ký mua được cô phần Đối với công ty niêm yết thì thời hạn được quy định tối thiểu

là 20 ngày làm việc (khoản 6 Điều 5 Điều lệ mẫu) Đối với công ty cổ phần khác thì

thời hạn hợp ly này là bao lâu, thời gian bao lâu thì được coi là hợp lý, hay sẽ do

công ty ấn định? Mặt khác, theo điểm d khoản 1 Điều 87 LDN nếu cô đông khônggửi phiếu đăng ký mua cô phần về công ty đúng hạn như thông báo thì coi như đãmất quyền mua Việc pháp luật quy định phiếu đăng ký mua phải bằng mẫu phiếucủa công ty và không quy định cô đông được quyền lựa chọn cách thức gửi mẫuphiếu đăng ký mua về công ty rat dé dẫn đến tình trạng công ty, cô đông nắm giữnhiều cô phần lợi dụng gây khó khăn cho các cô đông, nhất là các cô đông nắm giữ

ít cô phần Do cổ đông nắm giữ ít cô phần không biết được kế hoạch, thông tin vềviệc phát hành cổ phần mới, mà công ty, cô đông nắm giữ nhiều cổ phần quy địnhthời hạn đăng ký mua không hợp lý, phải gửi đăng ký mua bằng văn bản theo mẫucủa công ty về địa chỉ của công ty trong thời gian quá ngắn thì cổ đông nam giữ ít

cô phan sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua cô phần mới phát hành Nếu côđông nam giữ ít cổ phần không đáp ứng được các điều kiện do công ty đặt ra thì sẽ

mat quyén lợi, không mua được cô phần

- Quyền được tự do chuyên nhượng cô phan của mình cho cỗ đông khác vàcho người không phải là cổ đông theo điểm d khoản 1 Điều 79, khoản 3 Điều 81

Trang 36

LDN và các quy định trong Điều lệ công ty Theo đó, pháp luật ghi nhận quyền tự

do chuyên nhượng cô phan của cô đông cho các chủ thé là cổ đông hoặc không phải

là cổ đông của công ty Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thé, pháp luật đã đưa

ra những quy định giới hạn việc chuyển nhượng của cô đông (khoản 5 Điều 84

LDN), đó là:

+ Đối với các cô đông sáng lập, trong thời hạn ba năm, ké từ ngày công tyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền chuyểnnhượng cô phan phổ thông của mình cho cô đông sáng lập khác

+ Trong trường hợp cô đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phan đãđăng ky mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cô đông sáng lập sẽ được xử lý theocách: (i) Các cô đông sáng lập còn lại góp đủ số cô phan đó theo tỷ lệ sở hữu cổphan của họ trong công ty; hoặc (ii) Một hoặc một số cô đông sáng lập nhận góp đủ

số cô phần đó Nếu các cổ đông sáng lập không mua thì cô đông muốn chuyểnnhượng cổ phần mới được chuyên nhượng cổ phan của minh cho người không phải

cô đông sáng lập của công ty và chỉ được chuyên nhượng khi được ĐHĐCĐ chấp

thuận.

LDN quy định như vậy là dé duy trì tính 6n định trong hoạt động quan lý, điềuhành công ty, nhất là những công ty trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động.Đồng thời, tránh hiện tượng lừa đảo trong xã hội, các cô đông sáng lập bán cô phầncủa mình ra công chúng, cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ để rút khỏi công ty Tuy nhiên,quy định nói trên đã phan nào hạn chế quyền tự do chuyên nhượng của cổ đông, théhiện sự phân biệt đối xử, chèn ép, xâm hại đến lợi ích của cổ đông nắm giữ Ít côphần

- Quyền được nhận một phan tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản (điểm gkhoản 1 Điều 79 LDN và các quy định trong Điều lệ của công ty) Cổ đông là người

sở hữu công ty cô phan, họ có quyền và nghĩa vụ về tài sản tương ứng với phần vốngóp trong công ty (tương ứng với tỷ lệ cỗ phần mà họ sở hữu) Vì vậy, trong trườnghop công ty giải thể hoặc phá san thì họ có quyền được nhận một phan tài sản cònlại theo ty lệ số cô phần mà họ dang sở hữu trong công ty Quy định này không chỉbảo vệ quyền lợi của cổ đông năm giữ ít cô phần khi công ty bị giải thể hoặc pha

Trang 37

sản mà còn đảm bảo rang tài sản góp vốn của họ không bị chiếm dụng bat hợppháp Mặc dù vậy, trên thực tế, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà hau hếtxuất phát từ việc điều hành, quản trị công ty, khi công ty bị giải thể hoặc phá sản,quyên lợi về tài sản của cổ đông năm giữ ít cổ phan chỉ nhận lại được rất ít thậm chí

là không nhận lại được.

- Ngoài ra, liên quan đến quyên tài sản, cổ đông nam giữ ít cổ phần còn cóquyền chuyên nhượng, dé lại thừa kế hay cầm cố theo quy định của pháp luật Thựcchất các quyền này là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình Quy định nàythé hiện đảm bảo của pháp luật đối với quyền sở hữu của cô đông nắm giữ ít côphần, cho phép họ được tự do định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình phù hợp vớiquy định của pháp luật về việc cầm có, chuyên nhượng hoặc dé lại thừa kế cổ phan.Tuy nhiên, trên thực tế, việc cô đông nắm giữ ít cổ phần thực hiện quyền chuyểnnhượng, dé lại thừa kế hay cầm cố vẫn còn gặp phải những rào cản do thiếu các quyđịnh pháp luật Cụ thé, đối với các cô phiếu chuyển nhượng bằng hình thức trao taykhông có thỏa thuận bằng văn bản; cổ đông nhận chuyên nhượng chưa được ghi têntrong số đăng ký cô đông do lỗi của công ty thì rõ ràng cơ sở pháp ly để thực hiệnquyền chuyên nhượng, cầm cố hay dé lại thừa kế là chưa đầy đủ trong khi đó phápluật doanh nghiệp vẫn chưa có bất kỳ một quy định, chế tài cụ thể nào điều chỉnh

những hành vi nêu trên.

2.2 Pháp luật về quyền tham gia quản lý công ty

2.2.1 Quy định về quyền tham dự họp và bầu cử (quyền chính trị) tại budi

họp DHDCD

Các cô đông phổ thông đều có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họpPHDCD và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uyquyền; mỗi cô phần phổ thông có một phiếu biểu quyết (điểm a khoản 1 Điều 79LDN, Điều 96 LDN, các quy định trong Điều lệ công ty) Theo LDN, người có sởhữu cổ phan của công ty phát hành có quyền tham dự, quyền phát biểu và biểu quyếttại DHDCD (trừ trường hợp sở hữu cô phan ưu đãi cé tức, cô phan ưu đãi hoàn lại vàcác cô phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định thì không có quyền tham dựhọp, phát biểu và biểu quyết tại cuộc họp DHDCD)

Trang 38

Nhu vậy, quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết tại cuộc hop được pháp luậtdoanh nghiệp thừa nhận không phụ thuộc vào số lượng cô phan do cổ đông sở hữu ségiúp cho các cổ đông nắm giữ ít cổ phần bảo vệ được quyền và lợi ich hợp pháp củamình, khang định sự bình dang về quyền giữa các cô đông nắm giữ ít cô phan và cổđông nam giữ nhiều cổ phan Mặc dù vậy, quy định này vẫn còn bộc lộc nhiều điểmhạn chế:

Thứ nhất, LDN quy định cô đông ưu đãi cổ tức và cô đông ưu đãi hoàn lạikhông được tham dự họp DHDCD là không bình đăng

Thứ hai, LDN đã tước quyền dự họp ĐHĐCĐ của những cô đông không cóquyền biểu quyết là không hop lý, có tính chất công quyền can thiệp quyền tư nhânmột cách quá đáng Quyền tham dự họp DHDCD phải là quyền phổ thông của mọi côđông, không phân biệt đấy là cô đông gì Pháp luật về doanh nghiệp của nhiều nướckhông hạn chế quyền tham dự họp ĐHĐCĐ của các cổ đông Chang hạn như Luậtcông ty Trung Quốc không có quy định hạn chế quyền này của các cô đông Có nghĩa

là, mọi cô đông đều có quyền dự họp ĐHĐCĐ, bat ké họ là cổ đông phổ thông hay là

cô đông ưu đãi, là cô đông nắm giữ nhiều cô phan hay cô đông nắm giữ ít cô phan, là

cô đông có quyền biểu quyết hay là cổ đông không có quyền biểu quyết DHDCD là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng, kếhoạch và đường lối phát triển của công ty Dé nắm bắt được thông tin chính thức vềcông ty, các cô đông phải được tham dự ĐHĐCĐ Việc pháp luật hạn chế hoặc tướcquyền tham dự họp DHDCD của các cô đông là không chính xác, không phù hợp vớithông lệ quốc tế So với nhiều nước khác trên thế giới thì pháp luật về doanh nghiệpcủa Việt Nam đã tạo ra sự phân biệt đối xử không công băng giữa cô đông ưu đãihoàn lại, cổ đông ưu đãi cô tức với các loại cổ đông khác trong việc tham dự họp

DHDCD.

Về mặt pháp lý, mọi quyết sách trọng đại của công ty đều được hình thành bangviệc biểu quyết của toàn thé cô đông Cơ chế biéu quyết quyết định mức độ thực hiệncác quyên lợi của cô đông Vi vậy, việc hạn chế quyền tham dự, phát biểu và biểuquyết tại ĐHĐCĐ là vi phạm nghiêm trọng quyền của các cổ đông Nhung trongthực tế có những công ty cô phan lại hạn chế quyền tham dự, quyền phát biểu và biểuquyết tại DHDCD của các cô đông nhất là các cô đông nắm giữ ít cổ phần bang cách

Trang 39

quy định cô đông phải sở hữu một tỷ lệ cô phần nhất định mới được tham dự cuộchọp DHDCD Trường hợp cô đông không sở hữu đủ số cô phan theo điều lệ công tyquy định thì không được tham dự họp DHDCD, trong trường hợp nay họ có thé uyquyền cho các cô đông khác sở hữu đủ số cô phan thay mặt tham dự họp DHDCD.Việc đặt ra quy định như vậy được một số công ty lý giải là dé DHDCD tập trung, cơ

sở vật chất hoặc điều kiện của công ty không đáp ứng đủ cho tất cả các cô đông đềutham dự được, mặt khác những cô đông nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến quyết địnhcủa công ty Chang hạn Điều 23 Điều lệ Công ty cổ phan Hải Vân Nam, 132 HàmNghi, phường Bến Thanh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh quy định các cỗ đông sởhữu/đại điện sở hữu cho số cô đông có cô phần tối thiểu bằng 5.000 cổ phần mới đủđiều kiện tham dự cuộc họp DHDCD Hay thông báo mời họp DHDCD của Công ty

cô phần xuất nhập khâu Hàng không cũng yêu cầu cô đông sở hữu tối thiêu 5.000 côphan mới đủ điều kiện tham dự DHDCD Việc các công ty đưa ra điều kiện cổ đôngphải sở hữu một lượng cô phần nhất định mới được tham dự hop DHDCD là vi phạmpháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyên lợi của cô đông nhất là các cô đông nắm giữ

ít cô phần, tức là cổ đông năm giữ ít cổ phần không được thực hiện quyền của ngườichủ sở hữu công ty Như vậy, công ty, cổ đông nắm giữ nhiều cô phần đã phân biệtđối xử, chèn ép và xâm hại nghiêm trọng quyền lợi của cô đông Nhưng các cổ đôngnăm giữ ít cỗ phần cũng không có biện pháp hữu hiệu nào để yêu cầu công ty phảichấm dứt sự vi phạm này, đồng thời pháp luật cũng chưa có cơ chế xử lý và cũngchưa có tiền lệ nào về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề công ty hạnchế các cổ đông nam giữ ít cô phần tham dự DHDCD Theo pháp luật nhiều nướcnhư Australia, Hà Lan trong trường hợp này, cô đông nắm giữ ít cô phần có thé sửdung cơ chế yêu cầu cơ quan có thâm quyền cưỡng chế công ty phải sửa đổi điều lệhoặc đình chỉ, tuyên huỷ điều lệ của công ty cô phan

Thứ ba, thực tiễn các nước khác trên thế giới cho thấy, những công ty đa quốcgia có hàng triệu cô đông ở nhiều nước khác nhau cũng có thể tiến hành ĐHĐCĐcùng một lúc thông qua các phương tiện truyền hình hay Internet Ở nước ta, do sốdoanh nghiệp lớn chưa nhiều, pháp luật chưa quy định cụ thé việc áp dụng phươngtiện thông tin, truyền thông dé tiễn hành DHDCD Đây cũng là một trong những

Trang 40

điểm hạn chế của quy định pháp luật trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cổđông nắm giữ ít cô phần tham dự họp, phát biểu và biểu quyết tại DHDCD.

2.2.2 Quy định về quyền triệu tập họp DHDCD, quyền kiến nghị nội dung họp

DHDCD

- Quyền triệu tập hop DHDCD được pháp luật doanh nghiệp thừa nhận taikhoản 2 Điều 79, khoản 3 Điều 79, khoản 4 Điều 86, khoản 5 Điều 86, khoản IĐiều 98, điểm 1 khoản 2 Điều 108 LDN, khoản 3 Điều 11 Điều lệ mẫu và các quyđịnh trong Điều lệ công ty Theo đó, cô đông hoặc nhóm cô đông sở hữu trên 10%tổng số cô phần phô thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệnhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ(khoản 2 Điều 79 LDN) (riêng đối với các công ty cổ phần niêm yết thì cô đônghoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phô thông trong thời hạn liêntục từ 6 tháng trở lên thì có quyền này (khoản 3 Điều 11 Điều lệ mẫu) Tuy nhiên,

cô đông hoặc nhóm cô đông này chỉ được quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐtrong một số trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 79 LDN

Về mặt thủ tục, yêu cầu triệu tập họp DHDCD phải được lập băng văn bản và

có đầy đủ thông tin của cô đông triệu tập; số cô phan và thời điểm đăng ký cổ phancủa từng cô đông và của cả nhóm cổ đông: căn cứ lý do yêu cầu triệu tập và các tàiliệu chứng cứ về các vi phạm, mức độ vi phạm Yêu cầu triệu tập họp DHDCDđược gửi đến công ty để HĐQT triệu tập họp trong thời hạn 30 ngày ké từ ngàynhận được yêu cầu

Như vậy, với quy định cho phép cô đông hoặc nhóm cô đông có quyền yêu cầu

và triệu tập họp ĐHĐCĐ đã tạo điều kiện cho các cổ đông nói chung và cô đôngnam giữ ít cỗ phần nói riêng bảo vệ quyền lợi của mình chống lại các hành vi phânbiệt đối xử, chèn ép, xâm hại từ công ty hoặc từ cô đông nắm giữ nhiều cô phan.Nhung thực tế, trong quá trình thực hiện va áp dung, các quy định nay vẫn còn cónhững hạn chế, cụ thé:

Thứ nhất, LDN quy định chỉ được triệu tập khi HDQT vi phạm nghiêm trọngquyền của cô đông và kèm theo yêu cầu triệu tập họp DHDCD phải có các tài liệu,chứng cứ về các vi phạm của HĐQT, mức độ vi phạm hoặc về các quyết định vượtquá thâm quyền Pháp luật quy định như vậy là chưa chỉ tiết, chưa cụ thé vì thé nào

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w