1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Hội Đồng Cổ Đông Công Ty Cổ Phần
Tác giả Ngụ Thị Hải Chiến
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Lờ Dinh Vinh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 37,72 MB

Nội dung

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã đến lúc cầnphải nhìn lại những quy định về ĐHĐCĐ CTCP trong LDN và các văn bảnpháp luật có liên quan, đánh giá đúng những mặt p

Trang 1

NGO THỊ HAI CHIEN

HOAN THIEN PHAP LUAT VE DAI HOI DONG CO DONG

Trang 2

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thay, cô giáo trường Daihọc Luật Hà Nội, đặc biệt là các thây cô giáo Khoa Sau đại học và Khoa LuậtKinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

chương trình sau đại hoc tai truong.

Tôi xin gửi loi cảm on chân thành và sâu sắc nhất của minh đến Tiến sĩ Lê

Dinh Vinh, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bao và giúp do tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Văn phòng Luật sư Chính Pháp — Đoàn Luật

sư thành phô Hà Nội là nơi tôi dang công tác, làm việc đã tạo diéu kiện trong

quá trình tôi học tập cũng như làm luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn độngviên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014

HỌC VIÊNNgô Thị Hải Chiến

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận van là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép Kêt quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng được công

bô trong bât cứ công trình khoa học nào khác Các sô liệu, ví dụ, trích dân trong Luận văn đã được công bô, hoàn toàn chính xác và trung thực.

NGƯỜI CAM ĐOANNgô Thị Hải Chiến

Trang 4

0908/0870 1CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CONG TY CO PHAN,DAI HOI DONG CO DONG CÔNG TY CO PHAN VA PHÁP LUẬT

VE ĐẠI HỘI DONG CO DONG uwessessssssssssssssssssscssssssssssessesssssssssssssesssseeseees 51.1 Khái quát VE CT CP vscssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessssssssssscsssssssssssssssssssesees 5

1.1.1 Khái niệm CT CP oiecesceccessessessessessessessessessessessessesssssessessessessessesseesees 5

1.1.2 Đặc điểm pháp lý của CT CP isscesccscsccscsscssesvesvssesseseesestssvssestesesesvesee 61.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của CT CP eiceecescscsscesescssvssesvesessssessveeesveseeees 71.2 Đại hội đồng cỗ đông CTCPP s- < se s se s£sstsexeEseteesersesscse 9

1.2.1 Khái niệm DHDCD waieecscsscsscsscsssssessessessessssvesessessessessesessesessessesseesen 9

2.1.2 Các loại ĐHĐCP 5: + 1t EEE1E112112111121121121212111 E1 re 23

2.1.3 Thẩm quyên triệu tập ĐHĐCPĐ 2 St E221 crxe 24

Trang 5

2.1.7 Thông qua quyết định của ĐHĐCP - + c2 33 2.1.8 Huy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ 5 set EEEterrrrke 36

2.2 Những bat cập của pháp luật hiện hành về ĐHĐCPĐ - 37

2.2.1 Bat cập trong quy định về thẩm quyên triệu tập ĐHĐCPĐ 37

2.2.2 Bat cập trong quy định về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCPĐ 38

2.2.3 Bat cập trong quy định về quyên dự họp ĐHĐCĐ - 39

2.2.4 Bat cập trong quy định về điều kiện, thể thức tiến hành họp ;2/z/902000nnn0n0nA8 a 4]

2.2.5 Bat cập trong các quy định về thông qua quyết định của ĐHĐCP 43

2.2.6 Bat cập trong quy định về hủy bỏ quyết định của ĐHĐCPĐ 48

CHUONG 3 MỘT SO KIEN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VE ĐẠI HOI DONG CO ĐÔNG CONG TY CO PHẢN 50

3.1 Những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về ĐHĐCP 50

3.1.1 Khắc phục sự thiếu dong bộ và bat cập của các quy định pháp luật /712.8,12/1/RBERRERREREERERERRERR 50

3.1.2 Tăng cường sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động của ĐHĐC?) CT CP 2 5— 51

3.1.3 Dam bảo hài hòa lợi ích của các CO đông -cccccccscc 31 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐHĐCPĐ 52 3.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyén triệu tập

Trang 6

3.2.5 Hoan thiện quy định của pháp luật về thông qua quyết định của

2/z/20210n0n0ẼẺ8 57

3.2.6 Hoan thiện quy định của pháp luật về hủy bỏ quyết định của

2772020000808 60

KẾT LUAN 5-< 5Ÿ 5 ©5£ S5 S< S94 E2 S92 ESEESESESESSESEESESEESEsEsEsstsrrsessree 62DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-2 5° s52 sessese 64

Trang 7

Luật Doanh nghiệp Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ

hướng dan chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanhnghiệp

Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốchội phê chuân nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam

Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài

chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty

đại chúng

Trang 8

Công ty cô phần (CTCP) là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thé vađang ngày càng khang định được vai trò to lớn trong nên kinh tế thị trường ởnước ta Là dién hình của loại hình công ty đối vốn, việc tổ chức, quản lý, vậnhành của CTCP tương đối phức tạp, đòi hỏi sự quy định chặt chẽ về mô hìnhquản trị công ty Bộ máy quản lý CTCP bao gồm nhiều loại cơ quan khácnhau: Đại hội đồng cổ đông (DHDCD), Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốchoặc Tổng giám đốc (GD/TGD) và Ban kiểm soát (BKS) Trong đó, ĐHĐCĐgiữ vai trò là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP Nếu CTCP được xem

như mô hình của một “nhà nước” thu nhỏ, thì ĐHĐCĐ được xem như là

“Quốc hội” hay “Nghị viện”, nơi thực thi quyên tối cao là “lập pháp” và quyếtđịnh những vấn đề quan trọng nhất của công ty

Ở Việt Nam, pháp luật về CTCP nói chung và DHDCD nói riêng đượcquy định khá cụ thể, chỉ tiết trong Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2005, LuậtChứng khoán năm 2006 (sửa đổi, b6 sung năm 2010) và các văn bản hướngdẫn thi hành LDN năm 2005 ra đời trên cơ sở kế thừa và khắc phục nhữnghạn chế của LDN năm 1999, theo đó, nhiều quy định mới về CTCP nói chung

và DHDCD nói riêng đã được sửa đôi, bô sung, hoàn thiện Tuy nhiên, quahơn 7 năm thực hiện, bên cạnh những điểm tích cực đã phát huy tác dụng, cácquy định về ĐHĐCĐ CTCP trong LDN năm 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập,không còn phù hợp với thực tế Nhiều quy định bất cập thậm chí đang gây cảntrở cho sự phát triển của bản thân các CTCP, không bảo vệ được quyên lợichính đáng của các cô đông, nhất là cổ đông thiểu số, gây khó khăn cho sựquản lý nhà nước đối với hoạt động của CTCP Hơn nữa, các quy định vềCTCP và DHDCD không chỉ được quy định trong LDN mà còn có thé tìmthấy trong Luật Chứng khoán và nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tạo sự

Trang 9

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã đến lúc cầnphải nhìn lại những quy định về ĐHĐCĐ CTCP trong LDN và các văn bảnpháp luật có liên quan, đánh giá đúng những mặt phù hop, tiến bộ, chỉ ranhững điểm tôn tại, bất cập, chồng chéo dé từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổsung hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật vềDai hội dong cô đông công ty cổ phan” cho Luận văn cao học của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản trịCTCP nói chung và ĐHĐCĐ CTCP nói riêng Một số công trình nghiên cứutiêu biểu đã được công bố như:

- Cao Thị Kim Trinh, Tổ chức quản lý nội bộ CTCP — Những vấn đề lýluận và thực tiễn, Luật văn thạc sĩ, năm 2004

- Vũ Thị Niềm, Pháp luật về quản trị CTCP — Những van đề lý luận vàthực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2012

- Lê Thị Ánh Phương, Quản trị CTCP — Những vấn đề lý luận và thựctiễn, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2011

- Trần Thị Quỳnh Anh, Pháp luật hiện hành về quản trị nội bộ CTCP,Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010

- Hoàng Ảnh Nguyệt, Một số van đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản

lý nội bộ CTCP, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2009

Ngoài ra, ĐHĐCĐ CTCP còn được đề cập đến ở những khía cạnh khác

nhau trong hàng loạt bài báo, tạp chí đã được đăng tải, như:

Trang 10

rõ những điểm hạn ché, bat cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luậthiện hành, từ đó dé ra những giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện chế định

pháp luật quan trọng này.

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong Luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn

diện các quy định của pháp luật về DHDCD CTCP được quy định trong LDNnăm 2005, Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, b6 sung năm 2010) và cácvăn bản hướng dẫn thi hành

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác —Lênnin, gồm phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử Ngoài ra, tácgiả còn bám sát chủ trương, đường lối được thé hiện trong các văn kiện củaĐảng và các quan điểm chính thống về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật ở nước ta.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm:phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, quynạp và một số phương pháp khác

Trang 11

bat cap, han chế của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành, qua đó kiếnnghị các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về DHDCD CTCP trong

LDN, Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan trong tương

lai Đề thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề

- Chỉ ra những hạn chế trong các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ CTCP

và những bắt cập trong thực tiễn thi hành

- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về

DHDCD CTCP ở nước ta.

6 Cơ cầu của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văngôm 03 chương như sau:

- Chương 1: Những van dé lý luận về công ty cô phan, Đại hội đồng cổđông công ty cô phan và pháp luật về Đại hội đồng cô đông

- Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về Đại hội đồng đồng côđông công ty cô phan

- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng

cô đông công ty cô phan

Trang 12

DAI HOI DONG CO DONG CONG TY CO PHAN VA

PHAP LUAT VE ĐẠI HOI DONG CO DONG1.1 Khái quát về CTCP

1.1.1 Khai niệm CTCP

CTCP là một thực thé kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị trường.CTCP cũng là loại hình kinh doanh được quy định trong pháp luật về doanhnghiệp của hầu hết các quốc gia

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2000, CTCP được hiểu

là: “những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp của tư bản cá nhân

bằng cách phát hành và bản cô phiếu và lợi nhuận của công ty được phânphối giữa các cô đông theo số lượng cô phân” [22, Tr 593]

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nộixuất bản năm 2000, CTCP được hiểu là: “công ty trong đó vốn diéu lệ đượcchia thành nhiều phan nhỏ nhất và bằng nhau gọi là cỗ phan Người sở hữu

cổ phan của công ty gọi là cô đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trướcnghĩa vụ của công ty đến hết giá trị cổ phan mà họ nắm giữ Công ty cóquyên phát hành chứng khoán để công khai huy động vốn” [23, tr 22]

Theo quy định tại Điều 77 LDN năm 2005 thì CTCP là doanh nghiệp,trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cô phan.Người chủ sở hữu cô phan là cổ đông, cổ đông có thé là tổ chức, cá nhân; sốlượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Cô đông làthành viên của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tàisản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty CTCP có tưcách pháp nhân kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại dé huy động vốn

Trang 13

doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý như sau:

- Vé thành viên công ty

CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, có sự liên kết của nhiềuthành viên trên cơ sở góp vốn Vì vậy, theo thông lệ, pháp luật của hầu hết cácnước đều quy định số lượng thành viên (cổ đông) tối thiêu của CTCP [12,tr.57] Theo điểm b khoản 1 Điều 77 LDN năm 2005 thì CTCP phải có ít nhất

03 cô đông trong suốt quá trình hoạt động, và không giới hạn số lượng tối đa

Cô đông công ty có thé là tổ chức hoặc cá nhân

- Về vốn diéu lệ

Theo điểm a khoản 1 Điều 77 LDN năm 2005, vốn điều lệ của CTCPđược chia làm nhiều phan bằng nhau, gọi là cổ phan Giá trị mỗi cổ phanđược gọi là mệnh giá cô phần Việc góp vốn vào CTCP được thực hiện bangcách mua cô phan Pháp luật không hạn chế mỗi cô đông được sở hữu tối đabao nhiêu phan trăm vốn điều lệ nhưng Điều lệ công ty có thé giới han tỷ lệ

cô phần tôi đa của một cổ đông có thé sở hữu dé hạn chế việc một hoặc mộtnhóm cô đông nào đó nắm quyên chi phối công ty

- Về chuyển nhượng vốn

Các cổ đông được quyền tự do chuyên nhượng cô phan của mình chongười khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84LDN năm 2005 Các trường hợp cổ phan bị hạn chế chuyển nhượng là cổphan ưu đãi biéu quyết và cô phần phô thông của các cô đông sáng lập (bị hạnchế chuyển nhượng trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp Đối với các công ty đại chúng thì cổ phầnđược thé hiện dưới hình thức cô phiếu Mỗi cổ phiếu có thé ghi nhận mệnhgiá của một hoặc nhiều cổ phần Cổ phiếu do công ty phát hành là một loại

Trang 14

- Về chế độ trách nhiệm

CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty trong phạm vi số vốn và tai sản của công ty Các cổ đông của CTCPchịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trongphạm vi số cổ phan sở hữu trong công ty

- Về quyên phát hành chứng khoán của CTCP

CTCP được quyền phát hành các loại chứng khoán ra công chúng theoquy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn Điều này tạo choCTCP lợi thế rất lớn trong việc huy động vốn so với các loại hình doanh

nghiệp khác.

- Về tư cách pháp ly

CTCP có tư cách pháp nhân ké từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của CTCP

CTCP là một thực thể phức hợp Việc quản trị, điều hành CTCP vì thếchịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của pháp luật Mô hình quản lý các CTCPđược quy định trong các hệ thông pháp luật khác nhau, bên cạnh những đặcđiểm chung sẽ có những nét khác biệt

Ở các nước theo hệ thống Common Law, điển hình là Hoa Kỳ, trong cácCTCP, nhất là những công ty đại chúng có quy mô lớn, thường có sự phânđịnh rõ ràng giữa quyên sở hữu và quyên quan lý công ty Quyền quyết địnhnhững thay đổi cơ bản về tổ chức, quan lý công ty như sáp nhập, giải thé, sửađôi Điều 1é thudc về cơ quan của các cô đông (Đại hội cô đông) với tư cách

là chủ sở hữu công ty Quyền quản lý công ty thuộc về HĐQT HĐQT doPHDCD bầu ra va có quyền quyết định tat cả các van đề liên quan đến hoạt

Trang 15

quản lý trong CTCP bao gồm hai hệ thống cơ quan: Hội đồng giám sát và Banđiều hành Theo hệ thống quản lý này thì việc quản lý, điều hành hoạt độnghàng ngày của công ty là thâm quyền của Ban điều hành Hội đồng giám sát

có chức năng cơ bản là bầu và bãi miễn thành viên của Ban điều hành và thựchiện giám sát thường xuyên các hoạt động của công ty, đưa ra các đề xuất vàgiải pháp dé cô đông xem xét, quyết định Một người không thé cùng lúc đảmnhiệm công việc ở hai hệ thống cơ quan này

Ở một số nước khác như Malaysia, Philippin, Thái Lan, Singapore , môhình tổ chức quản lý CTCP bao gồm hai cơ quan chính là DHDCD và HĐQT.PHDCD có thấm quyền quyết định những van dé quan trọng nhất của công

ty HĐQT là cơ quan quản lý, điều hành hoạt động của công ty [9, tr.70]

Ở nước ta, mô hình tô chức, quan lý CTCP được thiết kế theo cách tiếpcận của hệ thống pháp luật Civil Law, tuy nhiên có sự điều chỉnh linh hoạtcho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam Theo quy định tại Điều 95 củaLDN năm 2005, bộ máy quản lý CTCP gồm có ĐHĐCĐ, HĐQT va GD(TGD) Đối với CTCP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông

là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phan của công ty thì phải có BKS Mỗi

cơ quan trong bộ máy quản lý CTCP đảm nhiệm những quyền hạn, nhiệm vụ

khác nhau tương xứng với vi trí va chức nang của chúng.

- DHDCD: là co quan của các cô đông trong CTCP, có thẩm quyền quyếtđịnh mọi vẫn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại của công ty như: sửa đôi,

bồ sung Điều lệ, định hướng phát triển công ty, quyết định tổ chức lại và giảithé công ty Quyén biểu quyết và giá trị biểu quyết của các cô đông trong

Trang 16

- HĐQT: là cơ quan quản lý công ty, có quyền quyết định mọi van đềliên quan đến quản lý, điều hành công ty, trừ những vấn đề thuộc thâm quyềncủa ĐHĐCĐ HĐQT do DHDCD bầu và bãi miễn Thành viên HĐQT thường

là các cô đông lớn của công ty hoặc người không phải là cổ đông công ty

nhưng có năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc kinh nghiệm chuyên môn liên

quan đến những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty

- GD (TGD): là người được HĐQT lựa chọn, bồ nhiệm dé trực tiếp điềuhành hoạt động của công ty GD (TGD) là đại điện pháp nhân của công ty nếuĐiều lệ công ty không quy định khác

- BKS: là cơ quan do DHDCD bau ra dé thực hiện việc giám sát HĐQT,

GD (TGD) trong hoạt động quan lý, điều hành công ty và trong việc thực hiệncác nghị quyết của DHDCD

Với mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộmáy quản lý CTCP như trên sẽ đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn

ra nhịp nhàng, hiệu qua, đồng thời được kiểm soát chặt chẽ dé bảo vệ quyềnlợi chính đáng của các cô đông và của công ty

1.2 Đại hội đồng cỗ đông CTCP

Trang 17

1.2.2 Đặc điểm của ĐHĐCĐ

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạtđộng của CTCP, có thể nhận thấy ĐHĐCĐ có những đặc điểm sau đây:

- PHDCD là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP

Trong bộ máy quản lý của CTCP có rất nhiều cơ quan khác nhau với

những vi trí, vai trò va chức năng, nhiệm vụ khác nhau Trong đó, DHDCD —

nơi tập hợp các cổ đông có quyền biểu quyết — là cơ quan có thâm quyềnquyết định cao nhất của công ty Thâm quyền này thé hiện ở chỗ DHDCD cóquyền biểu quyết thông qua những van dé quan trọng nhất liên quan đến tổchức, hoạt động của CTCP, như: thông qua chiến lược kinh doanh của công

ty, sửa đôi, bô sung Điều lệ, quyết định tô chức lại, giải thê công ty, v.v Bêncạnh đó, DHDCD còn bầu ra các cơ quan khác là HĐQT và BKS và trực tiếp

giám sát hoạt động của các cơ quan này.

- ĐHĐCPĐ bao gom cô đông phổ thông và cô đông wu đãi biểu quyết

Cô phan của CTCP được chia làm hai loại: cô phần phổ thông và cô phần

ưu đãi Cổ phan ưu đãi lại bao gồm nhiều loại: cỗ phan ưu đãi biểu quyết, cổphan ưu đãi cô tức, cỗ phan ưu đãi hoàn lại và các loại cô phần khác do Điều

lệ công ty quy định Người sở hữu cô phần phô thông được gọi là cổ đông phổthông và người sở hữu cỗ phan ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi Việc chia cổphần thành các loại khác nhau là để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhữngngười góp vốn vào công ty Do vậy, mỗi loại cổ phần sẽ tạo cho người sở hữuchúng những quyên, nghĩa vụ và lợi ích khác nhau trong công ty, đặc biệt làquyền tham gia quan lý, điều hành công ty và biểu quyết tai DHDCD

Theo quy định của LDN hiện hành, chỉ có cổ đông sở hữu cổ phan phổthông (cô đông phổ thông) và cô đông sở hữu cô phan ưu đãi biểu quyết (cổđông ưu đãi biểu quyết) trong CTCP mới có quyền tham dự và biểu quyết tạiPHDCD Quy định này cũng phù hợp với thông lệ tại nhiều nước trên thế giới

Trang 18

- DHDCD không phải là cơ quan thường trực

DHDCD không phải là cơ quan thường trực trong công ty mà hoạt động

chủ yếu thông qua các kỳ họp được tổ chức định kỳ hoặc bất thường để xemxét, thông qua các van đề thuộc thâm quyền của DHDCD DHDCD cũng cóthé thông qua nghị quyết bằng việc lấy ký kiến bằng văn bản của các các côđông có quyền biêu quyết mà không phải triệu tập họp [24 tr 165]

Theo quy định của pháp luật hiện hành, DHDCD thường niên phải được

tổ chức mỗi năm một lần Ngoài ra, công ty có thể triệu tập họp DHDCD batthường bat cứ lúc nào theo yêu cầu của các cô đông hoặc của HĐQT dé xemxét, thông qua những van đề thuộc thẩm quyền khi xét thấy cần thiết vì lợi íchcủa công ty và của các cô đông

1.2.3 Các loại ĐHĐCĐ

Căn cứ vào điều kiện, thể thức triệu tập va cách thức tiến hành, DHDCDđược chia làm hai loại là DHDCD thường niên và DHDCD bat thường

- DHDCD thường niên

Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐQT CTCP phải triệu tập

PHDCD thường niên mỗi năm một lần trong thời hạn bốn tháng kể từ ngàykết thúc năm tài chính Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh

có thé cho phép gia han thời hạn họp DHDCD thường niên, nhưng tối đakhông được quá sáu tháng, ké từ ngày kết thúc năm tài chính Thời gian, diađiểm họp ĐHĐCĐ thường niên do HĐQT ấn định ĐHĐCĐ thường niênđược triệu tập dé xem xét, thông qua các van đề thường niên của CTCP

Trang 19

Thông thường DHDCD bat thường được triệu tập dé giải quyết những van đềđột xuất và cấp bách của công ty.

1.2.4 Vai trò của DHDCD

Vai trò của DHDCD trong CTCP được xem xét trong hai mối quan hệ,

đó là: (1) đối với các cô đông và (2) đối với bản thân công ty

- Đối với các cổ đông

Thông qua việc góp vốn, các cô đông đưa tài sản của mình vào công ty

dé tao lập thành tài sản thuộc sở hữu của công ty Các cổ đông góp vốn khi đótrở thành đồng sở hữu của công ty Quyền sở hữu của mỗi cô đông tương ứngvới tỷ lệ cô phần mà họ sở hữu trong công ty Với tư cách những người chủ

sở hữu công ty, các cô đông có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu, bao gồmquyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với công ty [10, tr.22]

Cô đông thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu công ty thông quaĐHĐCĐ ĐHĐCĐ là cơ quan quản lý cao nhất của CTCP, thông quaĐHĐCĐ, các cổ đông thé hiện ý chí của họ đối với các van đề quan trọng củacông ty, như: phê duyệt các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáotài chính hàng năm, báo cáo quản trị công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmthành viên HĐQT, BKS; tỷ lệ chia cô tức; tô chức lại công ty, v.V

Như vậy, DHDCD là diễn dan dé các cô đông tham gia vào việc quản lý,kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty và thực hiện các quyền năng của chủ

sở hữu công ty Các quyên va lợi ích chính đáng của cỗ đông có được đảmbảo tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ chế hoạt động, cơ chế ra nghịquyết và không khí dân chủ trong hoạt động của DHDCD

- Đối với công ty

ĐHĐCPĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của CTCP, quyếtđịnh những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: thông qua chiến lượcphát triển; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh dai han

Trang 20

và hang năm của công ty; quyết định loại cổ phan và tong số cô phan của từngloại được quyền chào bán, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT,BKS Như vậy, có thê nói ĐHĐCĐ chính là cơ quan quyết định chiến lượcphát triển của công ty, cũng như quyết định các vấn đề chủ chốt trong quảntrị, điều hành công ty theo định hướng đã đề ra DHDCD cũng là cơ quan chiphối và giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy công ty, bảo đảm sựhoạt động nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan này và hạn chế những rủi ro,tiêu cực trong quản trị CTCP Có thê nói hiệu quả hoạt động và sự phát triểnlớn mạnh của CTCP phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả và tính thực chất trong

hoạt động của DHDCD.

1.2.5 Các yếu tô chỉ phối hoạt động của PHDCD

- Các quy định của pháp luật

Các quy định của pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng chiphối hoạt động của DHDCD Từ thắm quyền của DHDCD, điều kiện và théthức triệu tập, thành phan tham dự, điều kiện, thé thức tiến hành ĐHĐCĐ, théthức thông qua quyết định của DHDCD đến việc xem xét, công nhận hay hủy

bỏ quyết định của DHDCD déu do pháp luật quy định Do vậy, các quy định

của pháp luật minh bạch, rõ ràng, phù hợp sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của DHDCD được nhanh chóng, hiệu qua và ngược lại.

Hiện nay, các quy định về ĐHĐCĐ CTCP được quy định chủ yếu trongLDN năm 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chitiết thi hành một số điều của LDN (ND 102/2010) Ngoài ra, các công ty đạichúng, công ty niêm yết còn chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêngtrong Luật chứng khoán; Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trịcông ty áp dụng cho các công ty đại chúng (TT 121/2012); Điều lệ mẫu ápdụng đối với công ty niêm yết

Trang 21

- Diéu lệ công ty

Pháp luật bên cạnh việc đưa ra các “quy định cứng” có thể áp dụng trựctiếp thì còn đưa ra những quy định mang tính mở dé các CTCP tự quy định cụthể trong Điều lệ cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng công ty.Điều lệ của công ty là bản cam kết của tất cả các thành viên công ty về mụcđích thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty, được các thành viêncủa công ty thông qua và được cơ quan đăng kí kinh doanh xác nhận Có rấtnhiều vấn đề liên quan đến ĐHĐCĐ được quy định trong LDN và các vănbản hướng dan thi hành và được cụ thể hóa trong Điều lệ công ty Chang hannhư: Đối với thâm quyền của ĐHĐCĐ, ngoài các quyền và nhiệm vụ cơ bảncủa DHDCD được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 2 Điều 96 LDN năm

2005 thì điểm k khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005 còn quy định: “Các quyền

và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Diéu lệ công ty” Với nhữngquy định này thì thâm quyền của DHDCD có thé được mở rộng hơn nếu Điều

lệ công ty có quy định Hoặc quy định về điều kiện tiễn hành cuộc họpĐHĐCĐ: cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cô đông dự họp đạidiện ít nhất 65% tổng số cổ phan có quyền biểu quyết; ty lệ cụ thé do Điều lệcông ty quy định (khoản 1 Điều 102 LDN năm 2005)

Đối với các CTCP hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù hoặc cáccông ty đại chúng, do tính chất đặc thù của các công ty này mà cơ quan nhànước có thâm quyền có thé ban hành các Điều lệ mẫu, quy định chi tiết vàthống nhất những van đề liên quan đến tô chức, hoạt động của các loại công

ty đó để đảm đảm bảo sự quản lý của nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của các cổ đông cũng như của công ty Ở nước ta hiện nay, coquan nhà nước có thầm quyền đã ban hành Điều lệ mẫu áp dụng đối với cáccông ty niêm yết

Trang 22

- Cổ đông và tỷ lệ cô phan

Về nguyên tắc, các cô đông khi góp vốn vào công ty cô phan thì sẽ trởthành đồng chủ sở hữu công ty và được tham gia vào DHDCD Tuy nhiên,quyền tham dự và quyền biểu quyết của các cô đông tại ĐHĐCĐ là khácnhau, phụ thuộc vào loại cô phần mà họ nắm giữ Theo đó, chỉ có những côđông sở hữu cô phan phổ thông và cô đông sở hữu cô phan ưu đãi biểu quyếtmới có quyền tham dự, biểu quyết tại DHDCD Cé đông nắm cô phan ưu đãibiểu quyết thì quyền biểu quyết của ho sẽ lớn hơn so với cổ đông phô thông

Ty lệ cổ phần có ảnh hưởng đến DHDCD, thể hiện: Theo quy định tạiĐiều 102 LDN năm 2005 thì cuộc họp DHDCD chỉ được tiễn hành khi có số

cô đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phan có quyền biểu quyết.Như vậy, đối với việc xác định điều kiện hợp lệ của cuộc họp ĐHĐCPĐ thì SỐlượng cổ đông không quan trong mà số lượng cô đông đại diện cho bao nhiêuphan trăm tong số cô phần Quyết định của DHDCD được thông qua tại cuộchọp khi được số cô đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tat

cả các cô đông dự họp chấp thuận Đối với quyết định về loại cô phan và tong

số cô phan của từng loại được quyền chào bán, sửa đôi, bố sung Điều lệ côngty; tô chức lại, giải thê công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có gia tri bang hoặclớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất củacông ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tông số cổ phiếu biểuquyết của tất cả các cô đông dự họp chấp thuận

1.3 Pháp luật về ĐHĐCĐ

1.3.1 Khái niệm pháp luật về ĐHĐCĐ

PHDCD vừa là một co quan trong hệ thống cơ cấu tổ chức của CTCP,đồng thời cũng là cơ quan đại diện cho tiếng nói và lợi ich của các cổ đông —những người sở hữu công ty Vì vậy, sự ton tại, hoạt động của DHDCD phát

Trang 23

sinh mối quan hệ giữa ĐHĐCĐ với các cơ quan khác trong CTCP nhưHĐQT, BKS; mối quan hệ giữa DHDCD với các cô đông

Đề điều chỉnh các quan hệ này, Nhà nước phải ban hành các quy phạmpháp luật nhăm tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của DHDCD, qua đóđảm bảo quyên lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia, đồng thời giúp cho

hoạt động của DHDCD được thuận tiện và hiệu quả.

Từ phan tích ở trên có thé rút ra định nghĩa sau: pháp luật ve ĐHĐCĐ làtập hop các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyên banhành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của

DHDCD.

Hiện nay, các quy phạm pháp luật về DHDCD CTCP nam trong các văn

bản như: LDN năm 2005, ND 102/2010/NĐ-CP Những van bản này đã quy

định tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản về CTCP nói chung và củaĐHĐCPĐ nói riêng Ngoài ra, đối với các công ty đại chúng, công ty niêm yếtthì vấn đề quản trị công ty nói chung, DHDCD nói riêng còn có những quy

định riêng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, như: Luật chứng

khoán năm 2006; TT 21/2012; Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêmyết

1.3.2 Vai trò của pháp luật về DHDCD

ĐHĐCĐ có vai trò quan trọng trong sự hoạt động va phát triển củaCTCP Do vậy, việc ban hành các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ cũng có vaitrò rất quan trong, thé hiện ở những mặt sau đây:

- Pháp luật về DHDCP tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của

DHDCD

Các quy định của pháp luật về quyền của DHDCD là cơ sở pháp ly đểPHDCD thực hiện các quyền của mình trong việc quyết định các van dé quantrọng của công ty như: Thông qua định hướng phát triển công ty; bầu, miễm

Trang 24

nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS; quyết định loại cô phần và tong SỐ

cô phần của từng loại được quyền chào bán

Các quy định về thẩm quyền triệu tập DHDCD, điều kiện, thé thức tiếnhành cuộc họp DHDCD, cơ chế biểu quyết thông qua các van đề thuộc thâmquyền của DHDCD tạo ra hành lang pháp lý cho sự vận hành của DHDCD,đảm bảo cho các quyết định quan trọng của công ty được thông qua một cáchnhanh chóng, chính xác và thé hiện được không khí dân chủ trong công ty.Các quy định về điều kiện có hiệu lực của các nghị quyết, quyết địnhđược thông qua tại ĐHĐCĐ, về cơ chế công nhận hay hủy bỏ các nghị quyết,quyết định của DHDCD chính là cơ sở pháp lý dé đảm bảo cho ý chí của các

cô đông được thực hiện trên thực tế

- Pháp luật ve PHDCD là cơ sở pháp lý dé các cô đông thực hiện quyénlàm chủ đối với công ty

Cổ đông là người góp vốn vào CTCP Khi góp vốn, các cổ đông sẽchuyên dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn từ cá nhân sang công ty Cổ đôngkhông còn trực tiếp sở hữu phần vốn góp vào công ty mà sẽ trở thành đồng sởhữu đối với công ty Với tư cách chủ sở hữu công ty, cổ đông được quyềntham gia quản lý, điều hành công ty Tuy nhiên, không phải bat kỳ cỗ đôngnao cũng có đủ điều kiện và có mong muốn tham gia quản lý điều hành công

ty một cách trực tiếp Trên thực tế, chỉ có một số lượng nhỏ cô đông là thamgia trực tiếp vào bộ máy quản lý, điều hành công ty, đa phần cô đông còn lạithực hiện quyền quản lý, điều hành công ty một cách gián tiếp, thông quaĐHĐCPĐ và HĐQT, BKS do DHDCD bau ra Thông qua cơ chế bỏ phiếu tạiĐHĐCĐ, các cô đông đã gián tiếp quyết định những vấn đề quan trọng củacông ty như thông qua định hướng phát triển công ty, bau HĐQT Bằng việcquy định về nội dung, thâm quyền, thành phần tham dự, biểu quyết tại

Trang 25

PHDCD , pháp luật về DHDCD đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng và cơ chếpháp lý để đảm cho cô đông thực hiện quyền của người chủ sở hữu công ty.1.3.3 Nội dung của pháp luật ve ĐHĐCĐ

Pháp luật về ĐHĐCĐ quy định những vấn đề cơ bản tạo cơ sở pháp lýcho hoạt động của DHDCD, bao gồm những van dé sau đây:

- Tham quyền của DHDCD;

- Tham quyền triệu tập họp DHDCD;

- Thành phần tham dự họp ĐHĐCĐ;

- Điều kiện, thé thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ;

- Thông qua quyết định của DHDCD;

- Hủy bỏ quyết định của DHDCD

Ở nước ta hiện nay, các quy định về ĐHĐCĐ được quy định chủ yếutrong LDN năm 2005 (từ Điều 96 đến Điều 107 và Điều 120 LDN năm2005); ND 102/2010 Đối với ĐHĐCĐ của các công ty dai chúng, công tyniêm yết thì ngoài những quy định của LDN và văn bản hướng dẫn thi hànhcòn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của Luật chứng khoán năm 2006; TT121/2012; Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết

Trang 26

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHAP LUẬT HIEN HANH VE ĐẠI HỘI DONG

CO ĐÔNG CÔNG TY CO PHAN2.1 Quy định của pháp luật về ĐHĐCĐ

2.1.1 Thấm quyên cia ĐHĐCĐ

Khoản 1 Điều 96 LDN năm 2005 quy định: “Đại hội đồng cổ đông gomtat cả các cô đông có quyên biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất củacông ty cô phan”

Trong CTCP, DHDCD là cơ quan của các cô đông — những người chủ sởhữu của công ty, là nơi thể hiện tập trung nhất ý chí và quyền lực của các côđông đối với công ty Với ý nghĩa đó, DHDCD có quyền quyết định hau hếtnhững van dé quan trọng nhất liên quan đến sự tôn tại, hoạt động và phát triển

của công ty.

Theo khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005, ĐHĐCĐ có những quyền sau

Thứ hai, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cô phan và tổng số cổ phầncủa từng loại được quyên chao bán; quyết định mức cổ tức hàng năm cua từngloại cô phan, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (điểm b khoản

2 Điều 96 LDN năm 2005)

Trang 27

Đây là thâm quyên liên quan đến việc phát hành cô phần mới đề tăng vốnđiều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạt động Còn “loại cổ phần vàtong số cô phần được quyền chào bán của từng loại” khi thành lập công ty thì

đã được quy định trong Điều lệ công ty và được thông qua bởi các cô đông

sang lập.

PHDCD có quyền quyết định mức cô tức hang năm của từng loại cổphan Việc quyết định mức cổ tức mà công ty phân chia hàng năm sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ich của các cô đông cũng như việc bảo toàn vốn hoạtđộng cho công ty, do đó van dé này cũng phải được DHDCD với tư cách là cơquan có thâm quyên cao nhất trong công ty quyết định

Thư ba, ĐHĐCĐ có thâm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng nămcủa công ty (điểm e khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005)

Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là hồ sơ pháp lý phản ánh đầy đủtình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty trongnăm, qua đó là cơ sở để các cô đông đánh giá về hiệu quả hoạt động, tình hình

tài chính của công ty Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HDQT lập

và gửi BKS dé thâm định (khoản 1 Điều 128 LDN năm 2005) Sau khi thâmđịnh, BKS sẽ trình DHDCD xem xét thông qua (khoản 3 Điều 123 LDN năm

2005).

Thứ tr, ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần

đã bán của mỗi loại (điểm g khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005)

Như đã phân tích ở trên, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần vàtổng số cổ phan của từng loại được quyền chào bán, do đó khi công ty mua lạicác cô phần đã bán, đặc biệt là mua lại với số lượng lớn (trên 10%) có thê sẽảnh hưởng đến cơ cau vốn điều lệ của công ty, cũng như hoạt động đầu tư củacông ty va giá cô phiếu trên thị trường (trong trường hop công ty đã niêm

Trang 28

yết), do đó việc mua lại cô phần với số lượng lớn phải được chính ĐHĐCĐquyết định.

Thứ năm, Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bang hoặc lớnhơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất củacông ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác (điểm d khoản 2Điều 96 LDN năm 2005)

Việc đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổnggiá trị tài sản của công ty có khả năng ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính và sựhoạt động bình thường của công ty, do đó quyết định về vấn đề này phảithuộc thâm quyền của cơ quan quyên lực cao nhất của công ty là DHDCD.Thứ sáu, ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viênHĐQT, BKS Đồng thời ĐHĐCĐ có quyền xem xét, xử lý các vi phạm củathành viên HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cô đông công ty (điểm c,điểm h khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005)

Ngoài ra, DHDCD còn xem xét các báo cáo đánh giá hoạt động quan lý,

điều hành công ty của HĐQT, BKS Các báo cáo này là cơ sở dé DHDCDđánh giá hiệu quả quản lý, điều hành của HĐQT, GD (TGD), quyết định khenthưởng, kỷ luật và quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này

Thứ bay: ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ

công ty.

Trong các văn kiện pháp lý, hồ sơ thành lập công ty thì bản Điều lệ đượccoi như “bộ luật riêng” của công ty, trực tiếp điều chỉnh các mặt tổ chức vàhoạt động của công ty và quyên lợi của các cô đông Việc sửa đối, bố sungĐiều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tô chức và hoạt động của công ty và quyềnlợi của các cổ đông, do vậy phải được DHDCD quyết định (điểm đ khoản 2Điều 96 LDN năm 2005)

Trang 29

Ngoài các quyền cơ ban nêu trên, ĐHĐCĐ còn có các quyền khác theoquy định của LDN năm 2005 và Điều lệ công ty Ví dụ như quyền cho phép

cô đông sáng lập được phép chuyển nhượng cô phần phổ thông của minh chongười không phải là cô đông sáng lập theo quy định tại khoản 4 Điều 84 LNDnăm 2005; ĐHĐCĐ có thâm quyền quyết định chuyên đổi cổ phan ưu đãithành cổ phan phô thông (khoản 6 Điều 78 LND năm 2005); quyết định mứcthù lao của HĐQT, BKS theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 117 LDN

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyên của cổ đông sở hữu trên 35% tổng

số cô phan phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên HDQT, GD hoặc TGD;

c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a va điểm b khoản 1 Diéu 118 của

Luật này và người có liên quan của thành viên HDQT, GD hoặc TGD”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 LDN năm 2005 thì: HĐQT trình dựthảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họpĐHĐCPĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông băng văn bản Trong trường hop này, cổđông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch đượcchấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lạiđồng ý

Hợp đồng hoặc giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu và bị xử ly theo quy địnhcủa pháp luật khi được giao kết và thực hiện mà chưa được sự chấp thuận của

DHDCD.

Trang 30

2.1.2 Các loại DHDCD

- ĐHĐCT) thường niên

DHDCD thường niên phải được tô chức mỗi năm một lần, trong thời hạn

04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính Theo dé nghị của HĐQT, cơ quanđăng kí kinh doanh có thể gia hạn thêm thời hạn triệu tập họp ĐHĐCĐthường niên, nhưng tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài

chinh.

- ĐHĐCPĐ bất thường

HĐQT phải triệu tập DHDCD bat thường trong các trường hợp theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 97 LDN năm 2005, đó là:

+ HĐQT xét thay can thiết vì lợi ích của công ty;

+ Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của

pháp luật;

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2Điều 79 LDN năm 2005;

+ Theo yêu cầu của BKS;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.LDN năm 2005 không giới hạn số lần họp ĐHĐCĐ bắt thường trongmột năm Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng, tạo điều kiện

thuận lợi cho các CTCP hoạt động hiệu quả Bởi lẽ trong quá trình hoạt động

của công ty, có những van đề quan trọng thuộc thấm quyền quyết định củaPHDCD phat sinh đột xuất giữa hai kỳ họp DHDCD thường niên Nếu nhưkhông có cơ chế DHDCD bat thường thì không thé thông qua những van dé

đó một cách kịp thời dé đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty

LDN quy định các cuộc họp DHDCD thường niên và ĐHĐCĐ bấtthường đều có giá trị pháp lý như nhau Tuy nhiên về nội dung và thẩm quyềnthì có sự khác nhau giữa DHDCD thường niên và DHDCD bat thường

Trang 31

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 LDN năm 2005, DHDCD thườngniên sẽ thảo luận và thông qua các vấn đề lớn có tính chất định kỳ, dài hạncủa công ty khi kết thúc năm tài chính cũ và bắt đầu năm tài chính mới, như:

+ Báo cáo tài chính hàng năm;

+ Báo cáo của HĐQT đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;

+ Báo cáo của BKS về quản lý công ty của HĐQT, GD (TGD);

+ Mức cô tức đối với mỗi cô phần của từng loại;

+ Các van đề khác thuộc thẩm quyền của DHDCD

Trong khi đó, DHDCD bất thường được triệu tập dé xem xét thông quacác van đề thuộc thâm quyền của DHDCD phát sinh đột xuất giữa các kỳ hop

DHDCD thường niên của công ty.

Ngoài việc triệu tập họp DHDCD, để đảm bảo sự linh hoạt trong hoạtđộng của CTCP và giảm thiểu những chi phí phát sinh, LDN năm 2005 cònquy định hình thức lay ý kiến của cỗ đông bang văn ban dé thông qua các van

đề thuộc thâm quyền của ĐHĐCĐ mà không cần phải triệu tập họp DHDCD.2.1.3 Tham quyền triệu tập ĐHĐCĐ

Tham quyén triệp tập họp DHDCD thuộc về HĐQT hoặc BKS hoặc côđông (nhóm cô đông) sở hữu trên 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyếttrong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tạiĐiều lệ công ty) tùy từng trường hợp, cụ thê:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 LDN năm 2005 thì HĐQT là cơ quan

có thâm quyên triệu tập họp DHDCD thường niên và bat thường

Đối với DHDCD thường niên thì HĐQT phải triệu tập họp trong thời hạn

04 tháng kê từ ngày kết thúc năm tài chính Theo đề nghị của HĐQT, cơ quanđăng ký kinh doanh có thé gia hạn nhưng không quá sáu tháng ké từ ngày kết

thúc năm tài chính.

Trang 32

Đối với DHDCD bắt thường, trường hợp Điều lệ công ty không quy địnhthời hạn thì HĐQT phải triệu tập DHDCD trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày

số thành viên HĐQT còn lại như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 97 hoặcnhận được yêu cầu quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều 97 LDN năm 2005(khoản 4 Điều 97 LDN năm 2005)

BKS có quyên triệu tập họp DHDCD trong trường hợp HĐQT khôngtriệu tập họp DHDCD theo quy định tại khoản 4 Điều 97 LDN năm 2005(khoản 5 Điều 97 LDN năm 2005) Theo đó, BKS chỉ có quyền triệu tập họpPHDCD bat thường trong một số trường hợp mà theo quy định HĐQT phảitriệu tập họp DHDCD bat thường nhưng HĐQT đã không triệu tập trong thờihạn 30 ngày (nếu Điều lệ không quy định thời hạn) kế từ ngày xảy ra một

trong các sự kiện sau:

+ Số thành viên hội HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của

pháp luật;

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2Điều 79 LDN năm 2005;

+ Theo yêu cầu của BKS.

Điểm mới đáng chú ý của LDN năm 2005 so với các quy định trước đây

là trong trường hợp HĐQT, BKS không triệu tập họp DHDCD như quy định thì Chủ tịch HĐQT, Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật va

bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty Quy định này là cần thiết nhằmnâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong công ty cũng nhưđảm bảo cho việc triệu tập ĐHĐCĐ được diễn ra đúng quy định của phápluật, không bị trì hoãn một cách vô cớ gây thiệt hại cho công ty và các cổ

đông.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 97 LDN năm 2005 thì cổ đông hoặcnhóm cô đông sở hữu trên 10% tổng số cô phần phổ thông trong thời hạn liên

Trang 33

tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) cóquyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp DHDCD trong trường hợp HĐQT

và BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định.

Trong thường hợp này, cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập hopPHDCD có thé đề nghị co quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập vàtiễn hành họp nếu xét thấy cần thiết (khoản 6 Điều 97 LDN năm 2005)

2.1.4 Trình tw, thi tục triệu tập DHDCD

Người triệu tập họp DHDCD phải lập danh sách cô đông có quyền dựhọp, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách côđông, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thờigian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp đến từng cô đông có quyền dựhọp (khoản 7 Điều 97 LDN năm 2005)

- Lập danh sách cổ đông có quyên du họp (Diéu 98 LDN năm 2005)Người triệu tập họp DHDCD có trách nhiệm phải lập danh sách cổ đông

có quyền sự họp DHDCD Danh sách này được lập dựa trên số đăng ký cổđông của công ty Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập khi

có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất 30 ngày trước ngày khaimạc họp ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn khácngắn hơn (khoản 1 Điều 98 LDN năm 2005)

Danh sách cô đông có quyền dự họp DHDCD phải bao gồm các nội dung

sau:

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân,

Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên,địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định hành lập hoặc số đăng ký kinhdoanh của cô đông là tô chức;

+ Số lượng, cổ phan từng loại, số và ngày đăng ký cỗ đông của từng cô

đông.

Trang 34

Đề đảm bảo quyén cô đông, pháp luật quy định cổ đông có quyền kiểmtra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cô đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ; yêucầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết

về mình trong danh sách cô đông có quyền dự họp DHDCD (khoản 3 Điều 98

Ngoài các nội dung mà người triệu tập họp DHDCD chuẩn bị thì cổ đônghoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cô phan phổ thông trong thờihạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ côngty) có quyền kiến nghị những vấn đề khác được đưa vào chương trình họp.Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làmviệc trước ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ, nếu Điều lệ công ty không quyđịnh thời hạn khác Bản kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại

cô phan của cổ đông, số và ngày đăng ký cô đông tại công ty, van đề kiếnnghị đưa vào chương trình họp (khoản 2 Điều 99 LDN năm 2005)

Người triệu tập họp DHDCD phải chấp thuận va đưa kiến nghị này vàochương trình và nội dung cuộc hop và kiến nghị này sẽ được chính thức bổsung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được DHDCD chấp thuận.Người triệu tập họp DHDCD cũng có thé từ chối việc đưa kiến nghị vào

chương trình và nội dung cuộc họp trong các trường hợp sau:

+ Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không

đúng nội dung;

+ Vấn đề kiến nghị không thuộc thâm quyền quyết định của ĐHĐCĐ;

Trang 35

+ Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

- Moi họp ĐHĐCĐ (Điều 100 LDN năm 2005)

Người triệu tập họp DHDCD phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổđông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếuĐiều lệ công ty không quy định thời hạn Thông báo được gửi bằng phươngthức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông (khoản 1 Điều 100

LDN năm 2005).

Thông báo mời họp DHDCD phải có các nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty;

+ Tên, địa chỉ thường trú của cô đông hoặc người đại diện theo ủy quyềncủa cổ đông;

+ Thời gian và địa điểm họp.

Cùng với việc gửi thong báo mời họp DHDCD là các giấy tờ, tài liệugồm: mẫu chỉ định người đại diện theo ủy quyền dự họp, chương trình họp,phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dựthảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp

Ngoài ra, LDN cũng quy định trường hợp công ty có trang thông tin điện

tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bồ trêntrang thông tin điện tử đó, đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông(khoản 2 Điều 100 LDN năm 2005)

2.1.5 Quyên dự họp PHDCD

Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 LDN năm 2005 thì ĐHĐCĐ là nơitập trung tat cả các cô đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định caonhất của CTCP Cổ đông có quyền tham dự, phát biểu và thực hiện quyềnbiểu quyết theo nguyên tắc “mỗi cỗ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”

Trang 36

Theo quy định tại Điều 101 LDN năm 2005 thì: “Cổ đồng là cá nhân,người đại diện theo uy quyên của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uy quyênbang văn bản cho một người khác dự họp ĐHĐCPĐ Trường hợp cổ đông là tổchức không có người đại diện theo ty quyên theo quy định tại khoản 3 Diéu

96 LDN năm 2005 thì ủy quyên cho người khác dự họp ĐHĐCĐ"

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp DHDCD phải lập thành vănbản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký theo quy định tại khoản 2 Điều

101 LDN năm 2005.

Người được ủy quyền dự họp DHDCD phải nộp văn bản ủy quyền trướckhi vào phòng họp và sẽ thay mặt người ủy quyền thực hiện quyền dự họp vàbiểu quyết tại cuộc họp DHDCD

Theo quy định tại khoản 3 Điều 101 LDN năm 2005 thì phiếu biểu quyếtcủa người được ủy quyền dự họp trong phạm vi ủy quyền vẫn có hiệu lựctrong trường hợp người được ủy quyền đã chết, bi hạn chế năng lực hành vidân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; hoặc người ủy quyền đã chấmdirt việc ủy quyên

Tuy nhiên, nếu công ty nhận được thông báo bằng văn bản về một trongcác trường hợp trên chậm nhất 24 giờ trước giờ khai mạc cuộc họp củaĐHĐCPĐ thì phiếu biểu quyết của người được ủy quyền sẽ không có hiệu lực(khoản 4 Điều 101 LDN năm 2005)

Ngoài hình thức trực tiếp tham dự họp ĐHĐCĐ hoặc ủy quyền chongười khác dự họp DHDCD thì cỗ đông còn có thé tham dự họp ĐHĐCĐbằng cách gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo đến HĐQT chậm nhất là 01ngày trước khi khai mạc cuộc họp Trong trường hop này, trưởng ban kiếmphiếu của DHDCD mở phiếu biểu quyết của cổ đông đó (điểm b khoản 1Điều 26 ND 102/2010)

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w