BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
DE TAI
TANG CUONG NANG LUC CAC THIET CHE
THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI
NGUOI TIEU DUNG O VIET NAM BAN CHU NHIEM DE TAI
Chủ nhiệm : TS Nguyễn Thị Vân AnhThư ký : ThS Nguyễn Ngọc Quyên
ThS Phạm Phương Thảo
TRUNG TÂM THÔNG TIN THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT RA NOI
PHONG BOC _ 20U _ -|
HA NOI, THANG 1/2014
Trang 2MỤC LỤC
PHAN I: BAO CÁO PHÚC 'TRÌNH 5s 5 se ES< SE EsEeE£SE S8 SsE8EzczEs=scszssss 1 PHAN MỞ ĐẦU G- cư SE SE S4 S5 SE S95 8h 9 5 9 E889 3S S8s xe 2 csrerzesesess 2 CHƯƠNG 1:TỎNG QUAN VE NĂNG LUC CUA THIET CHE THỰC THỊ PHÁP LUẬT BAO VỆ QUYEN LỢI NTD cccscssssssesssssssessscessessessecsaseusesseeesesesseees 13
1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE THIET CHE THUC THI PHAP LUAT BAO VE
QUYEN LỢI NTD oie eccceessesscesssessssssseesssssesssesssecsssecsssesssecssssetsnecssecssssesneseseessseesseeseneesses 13 1.1.1 Khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền loi NTD 13 1.1.2 Các thiết chế chủ yếu thực thi pháp luật bảo vệ NTD -: 17 1.1.3 Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong việc bảo vệ 1.2 CÁC TIEU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LUC CUA CÁC THIET CHE THỰC THI PHÁP LUAT BẢO VỆ NTTD á- c2 kE11EE11E2211111511111111111111211 1121111 xcrkre 22
1.2.1 Khái niệm năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD 22 1.2.2 Các tiêu chí xác định năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD 22
CHƯƠNG 2: KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NANG LỰC CÁC THIẾT CHE
THUC THI PHÁP LUẬT BAO VỆ NTD Ở MỘT SO NƯỚC TREN THE GIỚI 2.1 KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NANG LUC CÁC THIET CHE THUC THỊ PHÁP LUAT BAO VE NTD Ở ANDO) uo ececcccssccsesceseessessececsecsecsesesseeneceessessesacsaneeeeven 31
2.1.1 Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Ấn D6 wu eee cecescesecdeestecseseennes 3I 2.1.2 Một số nhận xét, đánh giá về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật
bảo vệ NTD của An ĐỘ - - 2-5 St CS 1321311151111 7115111 121111111 e1 ce 37 2.2 KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁ€ THIẾT CHE THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở NHẬT BẢN 2.-.5- 5c 2 EEkec11x2E1eE1xe te 38
2.2.1 Khái quát hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD củaes Ninnteetosurt (yagil0005666006/003000000gB96:801038103506/000080/803019900020E040902%I3GĐNET0 GW0EHGĐNNEQgNSErhfiptxifSicietpgstud 39
Trang 32.2.2 Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Nhat Ban và bài học kính nghiệm cho Việt Nats cssccsns eeesnaaensneoanennsaasaeoareie 43 2.3 KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NANG LỰC CÁC THIET CHE THUC THI
PHAP LUẬT BAO VỆ NTD Ở MALAYXIA oc ocscscccccsscsssscsessscsssesseseseesescsesecesseeeesees 44 2.3.1 Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Malayxia 44 2.3.2 Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD Malayxia 48 2.4 KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIET CHE THỰC THI PHAP LUAT BAO VỆ NTD Ở SINGAPORE che 48
2.4.1 Cơ quan quan lý nhà nước về bảo vệ NTD Singapore -s- 48 22 Hig HỘI BEVIN ÑỈNĐHDOTE a paoaaanueodnnrisndpniingia tnriniiGntiisdkANNBSEESNENPMUEMBEEIHESSHEP< 50 2.4.3 Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của
2.5 KINH NGHIEM THUC THI PHAP LUAT BẢO VE NTD CUA THAILAN 53
2.5.1 Co quan nhà nước về bảo vệ NTD Thái Lan eccecccssceseessesesseeeeeeneeneeeesneens 53 2.5.2 Tổ chức xã hội-dân sự - - 2+ 2 St v222121213221112212171 11.1 crc0 55 2.5.3 Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Thái Lan
=5 56 2.6 ĐÁNH GIÁ KINH NGHIEM QUOC TE VA BÀI HOC CHO VIỆT NAM VE
NANG LUC CAC THIET CHE THUC THI PHAP LUẬT BAO VỆ NTD 57
CHUONG 3: THUC TRANG NANG LUC CAC THIET CHE THUC THI PHAP
LUAT BẢO VỆ NTD Ở VIET NAMA cecsecscsesssessessecesscessssesscasescseees —~- 59 3.1 THUC TRANG NANG LUC CUA BO CONG THUONG TRONG VIEC THUC THI PHAP LUAT BAO VỆ QUYEN LỢI NTD u.u.ceececscessessssceseseesesseseseeneseeseeseateneseess 59
3.1.1 Nhiệm vu của Bộ Công thương trong việc bảo vệ NTD 593.1.2 Thực trạng hoạt động của Bộ Công Thuong trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi ÌNTD ¿- 5s St2229212122171112111121212112111112 1111.1111 62
Trang 43.2 THỰC TRANG NĂNG LUC CUA BỘ Y TE TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP i UAT BẢO VỆ NTD
3.2.1 Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi của NTD
3.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRONG
CONG TÁC THUC THỊ PHÁP LUAT BAO VỆ QUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG
3.3.2 Trách nhiệm của Bộ Khoa hoc va Cong nghệ trong các lĩnh vực quan ly nhanước có liên quan đên bảo vệ quyên lợi của NTD c2 cccsceeeecexee 83 3.3.3 Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế thực hiện pháp luật KH & CN liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTTD -2-©s6ccscsecrereesred 85 3.4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CÁP TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUAT BẢO VỆ NTD 22-2+2s+cx+cEerExrEerketrkrrveee 87
3.4.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác bảo vệ quyền lợi NTTD 2< 5+ S24 112211111111 1112111 1.11110122111111 11111111 11x cyo 87 3.4.2 Thực trạng hoạt động của UBND các cấp trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi ÌNTD 2-2 sex x2EEEESEESEKE 1 1111111101111 2171111 90 3.5 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỘI BẢO VỆ NTD TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD - - c5s+E+E++k+EtEEvEEvEk+Eecrsreres a 98
3.5.1 Nhiém vu, quyén han của hội bảo vệ NTD trong công tác bảo vệ NTD ‹ 98
3.5.2 Thực trạng hoạt động của Hội bảo vệ NTD - << v25 1< cccczces 99 3.6 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC
THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD -ccccccv22xczxe2 mm 109
3.6.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD 109
iii
Trang 53 6.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh
2 em 11 ÔỎ 113 CHUONG 4: CAC GIAI PHAP TANG CUONG NANG LUC THIET CHE
THUC THI PHAP LUẬT BẢO VE NTD cesccssssssscsssssssesssssssscssssccssscsneccssccosecsoses 117
4.1 YEU CAU CUA VIEC TANG CUONG NANG LUC CAC THIET CHE THUC
4.2 CÁC KIEN NGHỊ CHUNG NHẰM TANG CƯỜNG NANG LUC THIET CHE
4.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để các thiết chế bảo vệ
NTD có thé được triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong công
tác bảo vệ NTTD -cc t2 TH 0101 11511121111 Tx TT TH Hee 1194.2.2 Nha nước phải có một chương trình, chiến lược tổng thé về bảo vệ NTD lamđịnh hướng cho chính sách tăng cường nguồn lực cho công tác thực thi pháp luật0/0052 2 2154 ai 123
4.2.3 Các thiết chế bảo vệ NTD trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình
thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến PL và các hình thức giáo dục đểNTD nâng cao nhận thức tự bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời để doanh
nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội - St St S325 E1 ESE xe EEreeey 1244.2.4 Tang cường kha năng hợp tác quốc tế dé bảo vệ NTD trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay .ccceccsesssssescsssessssseesesssesessssesesssessssssesssessssseseeseeees 1254.2.5 Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảơ vệ NTD-cac
cap cũng như của co quan quan ly nha nước chuyên ngành trong việc kiểm tra -hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi ÑTD SH [27 4.3 KIEN NGHI NHAM TANG CUONG NANG LUC CUA TUNG THIET CHE
TRONG VIỆC THUC THI PHÁP LUAT BAO VỆ NTD È -2- nhe 127
4.3.1 Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Bộ Công Thương 129 4.3.2 Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Ủy ban nhân dân các cấp 131
Trang 64.3.3 Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Hội bảo vệ NTD 133
4.3.4 Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của hệ thống tòa án 138
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHHẢO << < << 5< s 4s se seseseeese 141
PHAN IT: CAC CHUYEN DE 00100 146
Chuyén dé 1: NHAN DIEN THIET CHE THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN
LỢI NTD VA VAI TRÒ CUA NHUNG THIET CHE NAY TRONG VIỆC BẢO VE
NTD-TS Nguyễn Văn Cuong veccesscsscecssssesssssssssssscsscsusssesrssussrsessesussussresssssessessussuessessaeaceees 147
Chuyên đề 2: CÁC TIEU CHÍ XÁC ĐỊNH NANG LUC CUA CÁC THIET CHE
THUC THỊ PHAP LUAT BẢO VỆ QUYỀN LOI NTD VÀ CÁC YEU TO ANH HUONG
DEN NANG LUC CUA CAC THIET CHE ĐÓ - ThS Ngô Vĩnh Bạch Dương 169 Chuyên đề 3: KINH NGHIEM TANG CƯỜNG NĂNG LUC CUA CÁC THIẾT CHE THUC THỊ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở BAC MỸ VÀ NHẬT BẢN- TS.
Nguyễn Văn Cương & Ths Phạm Phương Thảo S2 Sc ccvcsccssrrrrssrea 182Chuyên đề 4: KINH NGHIỆM TANG CƯỜNG NANG LUC CUA CÁC THIET CHETHUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI NTD O AN DO VA MOT SO NUOCASEAN- ThS Phạm Qué Anh wiccccccccccccscsssssssssssssessssssssssssscssesecasssusavescesarsenesuessessveneens 205
Chuyén dé 5: DANH GIA QUY DINH PHAP LUAT HIEN HANH VE CAC THIET CHE THỰC THI PHAP LUAT BẢO VE QUYEN LOI NTD Ở VIETNAM-ThS | Hoàng Minh Chién&ThS Nguyễn Ngọc Quyén&ThS Pham Phương Thảo 230 Chuyên đề 6: THUC TRANG NĂNG LUC VÀ GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG NANG
LUC CUA BỘ CÔNG THUONG TRONG CÔNG TÁC THUC THI PHÁP LUẬT
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD - ThS Nguyễn Văn Thành ae keo 230
Chuyên đề 7: THUC TRANG NANG LỰC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG
NANG LUC CUA BỘ Y TE TRONG CONG TÁC THUC THỊ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYEN LỢI NTD - Ths Trần Thị Trang M ,ÔỎ 268vi =
Chuyên đề 8: THUC TRANG NĂNG LUC CUA BO KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
TRONG CONG TAC THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI NTD - PGS TS.Đoàn Nang & CN Đào Thi Kim AHÌH ĐÁ St TH TH HH HH cu, 219
Trang 7Chuyên dé 9: THUC TRẠNG NĂNG LUC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG\ ING LỰC CUA ỦY BAN NHÂN DAN CÁC CAP TRONG CÔNG TÁC THUC THI
PHIÁP LUẬT BAO VE QUYỀN LỢI NTD - ThS Nguyễn Van Thành 307 Chuyén dé 10: THUC TRANG NANG LUC VA CAC GIAI PHAP TANG CUGNG NANG LUC CỦA HỘI BAO VE NTD TRONG CONG TAC THỰC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN LỢI NTD -TS Nguyễn Thị Vân Anh coscccccccccccccssssssscccssssssseeecec 327 Chuyén dé 11: THUC TRANG NANG LUC VA CAC GIAI PHAP TANG CUONG NANG LUC CUA HE THONG TOA AN TRONG CONG TAC THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYỀN LỢI NTD - TS Vũ Thị Lan Anh - sec 353 Chuyên đề 12: MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM TANG CƯỜNG NĂNG LỰC CUA CÁC THIET CHE THUC THỊ PHÁP LUAT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở VIET NAM- TS.
Nguyễn Thị Vân Anhh ST 1111 21 2 EErreereereeeseeee 368
BAO CÁO DANH GIÁ THỰC TRANG NĂNG LỰC CÁC THIET CHE THUC THI PHÁP LUẬT BAO VỆ NGƯỜI TIEU DUNG QUA KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DUNG, CÁN BỘ CƠ QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁN BO TOA ÁN: Ths Pham Phương Thảo Ths Nguyễn Ngọc QuyÊn - 5s 52s 2252222512111 nnnee 376
Trang 8DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS Nguyễn Thị Vân Anh — Phó Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội
THU KY I ThS Nguyễn Ngoc Quyên - Trường Dai học Luat Hà Nội2 ThS Pham Phwong Thao — Truong Đại học Luật Hà Nội
THÀNH VIÊN I.T1S Vũ Thị Lan Anh, Trường Dai học Luật Hà Nội
NGHIÊN CỨU VÀ
2 ThS Phạm Qué Anh, Văn phòng CUTS Hà Nội
3 ThS Hoàng Minh Chiến, Trường Đại học Luật Hà Nội4 TS Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học
CONG TÁC VIÊN
pháp lý, Bộ Tư pháp
5 ThS Ngô Vĩnh Bach Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật6 PGS TS Doan Năng, Nguyên Vụ trưởng Vu pháp chế, Bộ
Trang 9DANH MỤC CHU VIET TAT
BVQLNTD Bao vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cục QLCT Cục quản lý cạnh tranh
DN Doanh nghiệp
Luật BVQLNTD Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 NTD Người tiêu dùng
UBND Ủy ban nhân dân
VINASTAS Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam VSTP Vệ sinh thực phẩm
Trang 10PHAN I
BAO CAO PHUC TRINH
Trang 11PHAN MỞ DAU
1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn ban hướng dẫn thi hành luật nay’
đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD (NTD) tại
Việt Nam đồng thời trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Theo pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD hiện hành, các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD quan trọng nhất ở Việt
Nam gồm:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTDỶ
- Các hội bảo vệ NTD (chủ yếu bao gồm Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các Hội bảo vệ NTD ở các tinh)
- Hệ thống tòa án
Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành và có hiệu lực (1/7/2011) NTD
luôn mong ngóng tinh trang vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ giảm bớt,
NTD sẽ an tâm khi sử dụng các hàng hóa, dịch vụ do thương nhân cung cấp Tuy nhiên, quyền lợi NTD có thực sự được bảo vệ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một yếu tố rất quan trong là năng lực, khả năng, điều kiện của các thiết chế bảo vệ NTD trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
Thực tiễn cho thấy, năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi
NTD Cụ thể:
Kể từ khi Luật bảo vệ quyên lợi NTD được ban hành và có hiệu lực thi hành,
Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi NTD, tuy nhiên công tác chỉ đạo, đôn đốc công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa được tổ chức xuyên suốt, thống nhất từ trung ương đến địa phương Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được
triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và nghiêm túc Thêm vào đó, hoạt động
! Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD; Nghị định số 19/2012/NĐ- CP của Chính phủ ngày 16tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyển lợi NTD; Quyết định số
02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính ' phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
? Bao gồm các cơ quan sau: Cục quản lí cạnh tranh (Bộ công thương); Cục quản lí thị trường (Bộ công
thương); Các chỉ cục, đội quản lí thị trường ở các địa phương; Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ y tế); Cục
khám chữa bệnh; Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Bộ khoa học và công nghệ), Các chi cục tiêu
chuẩn đo lường và chất lượng ở các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp.
Trang 12quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của nhiều địa phương vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã khang định vai trò quan trọng của các tô
chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng trong công tác bảo vệ NTD nhưng đến nay, việc triển khai các quy định pháp luật còn nhiều lúng túng và các tổ chức bảo
vệ quyền lợi NTD vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động Theo báo cáo của kết quả điều tra xã hội học do nhóm chuyên gia thực hiện dé tài khảo sát cho thấy chỉ có 14,8% số người được hỏi trả lời có biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD ở Trung ương và cũng chỉ có 14% số người được hỏi khẳng định có biết đến sự tổn tại của Hội bảo vệ NTD ở địa phương Như vậy, vai trò của các tổ chức xã hội
trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác bảo vệ
quyền lợi NTD.
Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD được thực thi, các vụ việc xâm phạm đến
quyền lợi của NTD vẫn diễn ra phổ biến Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), trung bình trong năm 2010 và 2011 số lượng các vụ việc gửi đơn khiếu nại đến các Sở Công Thương trong cả nước là 500 vụ, đến Cục Quản lý cạnh tranh là 60 - 70 vụ, đến các hội bảo vệ quyén lợi NTD trong cả nước là 1500 vụ Trên phạm vỉ cả nước, bình quân mỗi năm có hơn 2000 vụ việc được gửi đơn khiếu nại tới
cơ quan bảo vệ quyền lợi NTDỶ Trong thực tế, số lượng vụ việc thương nhân vi phạm
pháp luật bảo vệ NTD còn lớn hơn rất nhiều lần Tuy nhiên, số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được Tòa án giải quyết lại rất ít Trong thống kê của ngành Tòa án cũng không có hạng mục thống kê về các vụ án khởi kiện BVQLNTD.
Trong tương lai không xa, hoạt động bảo vệ quyên lợi NTD không chỉ đặt ra đối
với việc bảo vé quyền lợi cho NTD Việt Nam mà còn đặt ra đối với việc tham gia vào
phong trio bảo vệ NTD trong khu vực và trên thế giới Hiện nay, Ủy ban điều phối
quốc gia về bảo vệ quyền lợi NTD của ASEAN (gọi tắt là ACCP) đã được thành lập,
ACCP được vận hành dựa trên ba trụ cột chính: Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
hàng hóa mat an toàn cho NTD (Arlert System), bảo vệ NTD xuyên biên giới (Cross
Border Redress) và Giáo dục, đào tạo NTD (Training and Education), Việt Nam đã
tham gia vào Mạng lưới cơ quan bảo vệ NTD thế giới (ICPEN) Điều này đặt ra những
yêu cầu cao hơn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đồng thời đòi hỏi các cơ quan
quản ly nhà nước về bảo vệ quyển lợi NTD cũng như các tổ chức xã hội, các cơ quan
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và các cả
nhân tô chức kinh doanh dé thực thi Luật bảo vệ quyên lợi NTD”, Cục Quản lý cạnh tranh, 2012, tr 43.
E
Trang 13tài phán cần phải có những thay đôi tích cực dé triển khai các hoạt động quản lý nha nước và thực hiện đầy đủ những cam kết trong khu vực và quốc tế.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “ Tăng cường năng lực
các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam” rất có giá trị và ý
nghĩa trong việc đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong thực tiễn.
Ngoài ra, những nghiên cứu của đề tài này cũng rất thiết thực cho việc giảng dạy van đề các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, một nội dung của môn học Luật cạnh tranh và bảo vệ NTD tại Trường Đại học Luật Hà Nội - đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đồng thời chúng cũng là tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu có liên quan.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
So với các lĩnh vực pháp luật khác, lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD ra đời sau Tuy nhiên, bảo vệ NTD là bảo vệ một thành tố, một chủ thể vô cùng quan trọng của nên kinh tế xã hội, vì vậy, nghiên cứu bảo vệ NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới Có thé kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Tác giả Geraint G.Howells và Stephen Weatherill trong cuốn “Consumer protection
law”, Ashgate Pub Ltd, 2” edition, 2005 đã diễn giai ban chất, nội dung của pháp luật
bảo vệ NTD, bao gồm chính sách của NTD ở Châu Âu, trách nhiệm sản phẩm, bán hàng
tận cửa và đặc biệt có giới thiệu và phân tích về OFT, cơ quan thương mại công bằng của
Anh trong thực tế thực thi pháp luật để bảo vệ NTD tại quốc gia này.
- Cuốn sách“Consumer Law and Policy - Text and Materials on Regulating
Consumer Markets”, 3” edition, Hart Publishing, 2012 của Iain Ramsay là một
nguồn tư liệu quý báu cho các nha nghiên cứu pháp luật bao vệ NTD Cuốn sách này giới thiệu các nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD như vai trò của Nhà nước trong bảo vệ NTD, các quan điểm, chính sách về pháp luật bảo vệ NTD ở trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, từ đó đưa ra các góc nhìn mang tính nghiên cứu chuyên sâu về chính sách và pháp luật bảo vệ NTD của quốc gia cũng như trên phương diện quốc tế.
- Cuốn “Regulatory Revolution at the FTC: A thirty year perspective on competition and consumer protection” tong hợp tat cả các ý kiến của các nhà kinh tế và luật gia hàng đầu, bao gồm cả những nhân vật đã và đang làm việc tại FTC (Ủy ban
thương mại liên bang của Hoa Kỳ), từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và đánh
giá, phân tích quá trình hoạt động của FTC, từ việc có nguy cơ bị sụp đồ vào cuối
Trang 14những năm 1970 cho đến ngày hôm nay, trở thành một cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ NTD tại Hoa Kỳ.
- Nhóm tác giả Geraint G.Howells, lain Ramsay, Thomas Wilhelsson, David Kraft cung cấp những phân tích về các vấn dé trung tâm trong pháp luật và chính sách bảo
vệ NTD của các quốc gia trên thế giới trong cuốn “Handbook of Research on International Consumer Law”, Edward Elgar Pub, 2010 Các tac giả phan tích những quy định cả về thé chế và thiết chế bảo vệ NTD, những phương pháp tối ưu dé thực thi pháp luật bảo vệ NTD trên cơ sở so sánh pháp luật bảo vệ NTD của Hoa Kỳ và EU.
Từ đó, đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách bảo vệ NTD cũng như mô hình các quy định pháp luật về bao vệ quyền lợi NTD nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá các quy định pháp luật về bảo vệ quyên lợi NTD ở các quốc gia đang phát triển.
- Tác giả Douglas J Whaley tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD rất xúc tích và ngắn gọn trong cuốn “Problems and Materials on Consumer Law”, 6" edition, Aspen Pub, 2011 Cuốn sách này chủ yếu ban về các vấn đề chính của pháp luật bảo vệ NTD như hành vi lừa dối NTD, trách nhiệm sản phẩm của thương nhân đồng thời cung cấp các vấn đề liên quan tới các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ NTD thông qua các vụ án cụ thể.
- Trong tác phẩm “Consumer Policy Toolkit” của OECD, các vẫn đề về sự thay
đổi của chính sách bảo vệ NTD trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, phân tích và đánh giá các vẫn đề trọng tâm của chính sách bảo vệ NTD, xác định những công cụ của chính sách này để từ đó đề ra các giải pháp giúp cho các quốc gia tự mình xây
dựng chính sách bảo vệ NTD sao cho hiệu quả nhất.
- Tác giả John Vickers trong bài viết “Contracts and European consumer law: an OFT perspective” không đi sâu vào pháp luật hợp đồng mà dựa trên kinh nghiệm của OFT (cơ quan thương mại công bằng của Anh) để giải quyết sự hài hòa pháp luật hợp đồng của các nước Châu Âu trên cơ sở các chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm mục dich bảo vệ NTD Tác giả dé cao sự hài hòa và bé trợ lẫn nhau giữa pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ NTD của Liên minh Châu Âu, chính sự bé trợ này giúp cho các cơ quan nhà nước bảo vệ NTD thực thi và xử lý có hiệu quả các trường hợp xâmphạm lợi ích NTD.
- “Effective Enforcement of Consumer Law in Europe Synchronizing Private,
Public, and Collective Mechanisms” cia Willem van Boom va Macro Loos đã có những phân tích về luật bảo vệ NTD của Châu Âu, sự liên quan của luật cạnh tranh không lành mạnh trong việc xác định các công cụ hiệu quả cho việc bảo vệ lợi ích của
NTD Đồng thời tac phẩm cũng cho thấy mối quan hệ giữa việc thực thi luật cạnhtranh với việc thực thi luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Trang 15- Tác gia Frederick H Miller, Alvin C Harrell, Daniel J Morgan trong cuốn “Consumer Law: Cases, Problems and Materials”, Carolina Academic Press, 1998 chủ yếu dé cập tới các van dé bảo vệ NTD trước khi họ thực hiện giao dịch với thương nhân; bảo vệ NTD trong khi thực hiện giao dich và cuối cùng là bảo vệ NTD sau khi giao dịch đã hoàn tat liên quan đến van dé thanh toán hay hạn chế quyền của NTD Bên cạnh đó, các tác gia còn đưa ra những thảo luận về Luật bảo vệ NTD của Hoa Kỳ dưới cấp độ liên bang và tiểu bang, quy chế làm việc của Ủy ban thương mại công bằng FTC trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, nhất là
thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật ở các nước có kinh nghiệm lập pháp và nền kinh tế thị trường lâu đời như Anh, Mỹ, Nhật hay Liên minh Châu Âu rất hữu ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bảo vệ quyền lợi NTD là một van đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam, van dé này thực sự được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sau khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 được ban hành Đến nay, ở Việt Nam mới có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD, đó là:
- Cuỗn “Tìm hiểu Luật bảo vệ NTD các nước và vấn dé bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Nxb Lao động, 1999, do Viện Nhà nước và pháp luật biên soạn là một trong số những công trình tiên phong nghiên cứu van dé bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam đồng thời
là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu quan tâm tới Luật bảo
vệ NTD của một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, An
Độ cũng như chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia này Bên cạnh đó, cuỗn sách
cũng có những phân tích về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam mà cụ thể là
hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam Đồng thời, cuốn sách cũng
nêu lên vấn đề xâm hại quyền lợi của NTD diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng ở
nước ta, lý giải các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quyền lợi của NTD cũng như dé ra các biện pháp dé bảo vệ NTD hữu hiệu nhất.
- TS Dinh Thị Mỹ Loan bang kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc tại Ban Quan lý
cạnh tranh đã có những nghiên cứu khá chuyên sâu về lĩnh vực bảo vệ quyên lợi NTD.
Bằng kinh nghiệm của minh, tác giả đã cho ra đời cuốn sách “Sổ tay công tác bảo vệ NTD”, Nxb Chính trị quốc gia, 2006, trong đó nêu lên sự cần thiết của công tác bảo vệ NTD; hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của các nước trên thế giới; hướng dẫn của liên
Trang 16hợp quốc về bảo vệ NTD Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập tới việc triển khai công tác
thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay.
- “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD” của tác giả Bá Linh, Nxb Tu
pháp, 2005 đã giới thiệu một số thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ quyên lợi
NTD đồng thời trình bày những quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ NTD của Việt Nam Ngoài ra, tac giả còn trình bày những quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
- Vai trò của Hội bảo vệ NTD đối với vấn đề bảo vệ NTD trên thế giới rất quan
trọng, tuy nhiên ở Việt Nam thì dường như vai trò của Hội còn khá mờ nhạt Cuốnsách “Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD”, Nxb Chính trị quốc gia,
2012 do TS Nguyễn Thị Van Anh làm chủ biên là tác phẩm đầu tiên trình bày nhữngnội dung liên quan tới Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam Cuốn sách được chia làm ba
chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý của việc xác định vai trò của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; Chương 2: Quá trình hình thành và các hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam; Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.Bên cạnh đó, các dé tài nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD cũng là
nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các học giả nghiên cứu về bảo vệ NTD, có thể ké đến một số đề tài sau:
- Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyển lợi NTD ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do TS Dinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm
năm 2006 là một trong những đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ
NTD Nội dung của đề tài chủ yếu đề cập tới các vấn dé mang tính cốt lõi liên quan tới pháp luật bảo vệ NTD như quyền của NTD; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội
trong việc bảo vệ NTD Ngoài ra dé tài còn giới thiệu pháp luật bảo vệ NTD của một
số nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada, Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD, của Tổ chức quốc tế NTD v.v Từ những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của pháp luật các nước về bảo vệ NTD, dé tài đưa ra những hạn chế của pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam đồng thời
đưa ra các phương hướng và kiến nghị những giải pháp rất có giá trị trong việc xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi NTD.
- Dé tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con người “Bảo đảm quyển của NTD trong nén kinh té thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” do TS.
Tưởng Duy Kiên chủ nhiệm đề tài năm 2007 Đề tài này tập trung nghiên cứu thựctrạng các quyền cơ bản của NTD trong pháp luật bảo vệ NTD như quyền được cung
7
Trang 17cấp thông tin, quyền được bồi thường thiệt hại, quyển được giáo dục của NTD v.v Đồng thời, dé tài còn dé cập tới trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyên của NTD được thực thi trên thực tế.
- Đề tài, “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ quyên lợi của NTD trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp do Ths Dinh Thi Mai Phương làm chủ
nhiệm năm 2008 Đề tài nêu khái quát các quy định của pháp luật bảo vệ NTD, đưa ra
các điểm hạn chế, thiếu sót trong pháp luật Việt Nam Thêm vào đó, nội dung của dé tài còn trình bày thực trạng xâm phạm quyển của NTD ở nước ta hiện nay, đưa ra các
giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật một cách hiệu quả nhất.
- Đề tài “Nghiên cứu Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Luật Hà Nội do
TS.Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm năm 2011 nêu những kiến thức tổng quan về
bảo vệ NTD và Hội bảo vệ NTD như nêu cơ sở pháp lý, thiết chế thực thi luật bảo vệNTD trong đó có nêu vai trò của Hội trong các mặt hoạt động như phản biện xã hội,
giáo dục NTD, giải quyết khiếu nại của NTD từ đó kiến nghị những phương hướng,
giải pháp giúp nâng cao vai trò của Hội trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
Từ những phân tích về tình hình nghiên cứu dé tài ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy các công trình đã nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức quan trọng trong
việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vê
quyền lợi NTD ở Việt Nam Tuy nhiên, có thể khăng định đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ở Việt Nam đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ NTD ở Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu sâu về bản chất, đặc điểm của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyén lợi NTD, những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các thiết chế này, những
khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ NTD trên thực tế dé từ đó rút ra những bài
học nhằm khắc phục, tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở
Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD, qua đó góp phần day mạnh công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thé sau đây:
Trang 18- Lam rõ một số van đề lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD;
- Làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
- Lam rõ thực tiễn thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD Việt Nam;
- Dua ra một số đề xuất nhằm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thipháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam đáp ứng yêu cau hội nhập.
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD và thực trạng năng lực hoạt động của các thiết chế này trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam Bên cạnh đó, kinh nghiệm tăng cường năng lực của các thiết chế bảo vệ NTD ở một số nước trên thế gidi cũng là đối tượng nghiên cứu của dé tài.
- Pham vi nghiên cứu của dé tài là tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháptăng cường năng lực của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ
quyên lợi NTD tại Việt Nam Đó là: Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền
lợi NTD các cấp (Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy
ban nhân dân xã); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (hai bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước về các sản phẩm va các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyên lợi thiết thân của đông đảo NTD) ; Các hội bảo vệ NTD và hệ thống cơ quan tòa án Đây là
những thiết chế công quyền và phi công quyền có trách nhiệm lớn trong việc giải
quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết yêu cầu của NTD trong việc thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó ngoài những thiết chế đã nêu
trên thì còn có nhiều chủ thể có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD như: các bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Bộ Thông tin Truyền thông ), cơ quan truyền thông (cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình), cơ quan
công an, các hiệp hội ngành nghề, các tô chức xã hội khác Do hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí triển khai cũng như một số yếu tố khác nên Đề tài không có điều kiện nghiên cứu về tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan tham gia vào việc
bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam.
Trang 195 NOI DUNG NGHIÊN CỨU DE TÀI
Do khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, trên cơ sở kế thừa một số kết quả của
các công trình nghiên cứu khác, Đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề lý luận và
thực tiễn như sau:
(i) Nghiên cứu những vấn dé lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD với những nội dung:
- Làm rõ được khái niệm, đặc điểm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
- Nêu và phân loại được các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở
trên thế giới và ở Việt Nam
- Phân tích được vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của các thiết chế thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD liên quan tới vấn đề bảo vệ quyên lợi NTD
- Đưa ra hệ thống các tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD và các yếu tô ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế đó; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật
bảo vệ NTD ở một số nước trên thế giới (tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước châu Á, Hoa kỳ và Canada)
(iii) Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về các thiết chế thực
thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(iv) Phân tích, đánh giá thực trang năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(v) Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như các giải
pháp nhằm tăng cường năng lực của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Ngoài ra, Đề tài cũng xây dựng hệ các chuyên dé, phục vụ cho việc nghiên cứu, hình thành báo cáo phúc trình.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa Mác- Lênin, Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải
quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu Cụ thể:
- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, hệ thống hóa thực trạng quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyén lợi NTD.
- Đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: quy nạp, diễn giải, thống kê, điều tra xã hội học để đánh giá năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD.
Trang 20- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh luật để nghiên cửu kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo
vệ NTD, từ đó rút ra bài học để Việt Nam tham khảo.
- Đề tài cũng tổ chức: các hình thức lấy ý kiến (thông qua tọa đàm, phỏng vấn
chuyên sâu) với các Šhuyên gia về van dé tăng cường năng lực cho các thiết chế thực
thi pháp luật bảo vệ quyên loi NTD.
7 CÁC HOAT DONG THUC TIEN DA DUOC TRIEN KHAI DE THUC
WIEN DE TÀI :
Ve tiên khai Dé tài nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với các chuyên
gia thuộc Cục quản lý cạnh tranh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, cùng các
chuyên gia ở các cơ sở nghiên cứu, dao tạo tiến hành các hoạt động nghiên cứu mà Dé
tai đặt ra Các chuyên gia tham gia nghiên cứu Đề tài đã tiến hành thu thập thông tin
dữ liệu từ các nguồn khác nhau để làm tài liệu tham khảo chính thức cho quá trình
nghiên cứu.
Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát NTD về năng lực thực thi của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trên khắp cả nước, từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Quang Ninh, Yên Bái cho tới các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Đồng Tháp Phiếu điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu dé tài phát ra cho 3 đối
tượng: (i) NTD là 250 phiếu; (ii) Cán bộ của cơ quan lý nhà nước về bảo vệ NTD và
cán bộ tòa án là 100 phiếu Ban Chủ nhiệm Dé tài cũng đã làm việc trực tiếp với Cục
quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp tại Hà Nội và
một số địa phương lân cận để thu thập thêm các thông tin thực tiễn phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của Đề tài Tại các buôi làm việc này, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng tiến
hành lay phiếu khảo sát từ chính các cơ quan tô chức đó nhằm đánh giá khách quan và chân thực nhất về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
8 KET CÂU CUA BAO CÁO PHÚC TRÌNH
Trên cơ sở các chuyên đề nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ quá trình triển
khai đề tài và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, Ban chủ nhiệm dé tài đã xây dung báo cáo phúc trình của dé tài với kết cấu gồm 4 chương,
giải quyết các vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc té, thực trạng năng lực của các thiết
chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD và các giải pháp hoan thiện Cụ thé là: Chương 1: “Tổng quan về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD” Trong chương này, các vẫn dé lý luận cơ bản về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
NTD như: khái niệm, bản chất, vai trò, sự ra đời của các thiết chế bảo vệ NTD được
tập trung luận giải Ngoài ra, chương này cũng nghiên cứu làm rõ cơ sở đánh giá và
HH
Trang 21các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD Những nội dung lý luận của Chương | là tiền đề để nghiên cứu, đánh giá và tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
Chương 2: “Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở một số nước trên thế giới” Chương này tập trung nghiên cứu các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của một số nước đã khá thành công trong công tác bảo vệ NTD, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam, bao gồm: Nhật Bản, Ấn Độ và
một số nước Asean Chương II đã đánh giá kinh nghiệm thực thi pháp luật bảo vệ
NTD của các nước nêu trên, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc tăng cường
năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD đẻ công tác bảo vệ NTD đạt hiệu
quả cao.
Chương 3: Thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
NTD ở Việt Nam” Nội dung của chương này tập trung đánh giá thực trạng năng lực
của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD, bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội
bảo vệ NTD, Tòa án nhân dân, nêu rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Chương 4: “Giải pháp tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam” Chương này tập trung làm rõ yêu cầu, định hướng của việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, đồng thời đưa ra các đề xuất, các giải pháp pháp lý, giải pháp về chính sách, các giải pháp mang tính hành chính, tổ chức dé tăng cường năng lực của của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, của các Hội bảo vệ NTD, của hệ thống tòa án trong
việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
Trang 22CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE NANG LUC CUA THIET CHE THUC THI PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI NTD
1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE THIET CHE THUC THI PHAP LUAT
BẢO VE QUYEN LỢI NTD |
1.1.1 Khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Theo lý luận pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD (hay còn gọi là pháp luật bảo vệ NTD) được thừa nhận ở nhiều quốc gia,` NTD được coi là đối tượng “yếu thế” trong tương quan với các chủ thể kinh doanh trên thị trường Bởi vậy, sự hiện diện của pháp luật bảo vệ NTD nói chung và các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng là nhằm góp phần hỗ trợ NTD khắc phục thuộc tính “yếu thế” này trong các quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Sự yếu thế của NTD trong quan hệ với các tô chức, cá nhân kinh doanh thường ở các khía cạnh cơ bản như: yếu thế trong khả năng tiếp cận các thông tin về hàng hóa,
địch vụ (nhà sản xuất, kinh doanh thường có hiểu biết về hàng hóa, dich vụ mình cung
ứng tốt hơn so với NTD); yếu thế trong khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng, các điều khoản giao dịch (trong không ít trường hợp, nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng
các điều khoản giao dịch mẫu được thiết kế theo hướng chỉ có lợi cho nhà sản xuất,
kinh doanh, gây thiệt hại cho NTD); yếu thế trong khả năng chỉ phối giá cả trên thị
trường: yếu thé trong việc tiếp cận, sử dụng pháp luật dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình v.v Pháp luật bảo vệ NTD được ban hành cùng với đó là việc thiết lập
các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD (hay còn gọi là thiết chế bảo vệ NTD)
được sinh ra cũng là nhằm tạo công cụ dé NTD kiềm chế nhà sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị trí ưu thế của mình trong quan hệ với NTD để thực hiện các hành vi không công bằng với NTD, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích chính đáng của NTD Pháp luật bảo vệ NTD, vì thế, thường tập trung điều chỉnh các nội dung cơ bản như: kiểm soát các điêu khoản hợp đồng không công bang với NTD; kiểm soát tính trung thực của các loại thông tin thương mại mà nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp cho NTD (chống thông tin gian dối, quảng cáo gian dối, gây nhằm lẫn v.v.); bảo đảm tính an toàn của hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho NTD; kiểm soát dịch vụ hậu mãi (nhất là quy định về bảo hành); kiểm soát một số loại hành vi bán hàng đặc biệt mà NTD hay bị xâm hại
‘Geraint Howells & Stephen Weatherill, Consumer Protection Law, 2TM ed (Hants: Ashgate, 2005) at 6.
13
Trang 23quyền lợi như bán hàng tận cửa, bán hàng từ xa (nhất là các loại giao dịch qua Internet, giao dịch đặt hàng qua đường bưu điện v.v.), bán các loại ô tô, xe máy cũ v.v.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thuật ngữ “thiết chế” hay được sử dụng song hành với thuật ngữ “thể chế” trong các dự án, chương trình nghiên cứu về cải cách pháp luật, cải cách thể chế phục vụ sự vận hành của nên kinh tế thị trường."
Trong khi thuật ngữ thể chế thường được hiểu là các quy tắc, các “luật chơi” ràng buộc
hành vi ứng xử của con người” thì thiết chế thường được hiểu là những tô chức đóng vai trò thực thi và bảo đảm thực thi những quy tắc ấy.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật này đã ghi nhận sự hiện diện của các thiết chế có vai trò quan trọng trong thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước (như Bộ
Công thương: Bộ, cơ quan ngang bộ khác; Ủy ban nhân dân các cấp); Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD; va co quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Theo kinh nghiệm quốc tế, hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD (hay còn gọi là thiết chế bảo vệ NTD) ở các nước phát triển thường bao gồm 3 nhóm cơ
quan là: Các cơ quan hành chính trực tiếp bảo vệ NTD hoặc có liên quan trực tiếp tới
việc bảo vệ NTD; Các tổ chức xã hội do NTD thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi của NTD (các hội, hiệp hội bảo vệ NTD); Các cơ quan tài phan về bảo vệ NTD
(đặc biệt chú trọng là hệ thống tòa án).
Trong nhóm các cơ quan hành chính trực tiếp bảo vệ NTD hoặc các cơ quan có
liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ NTD, hầu hết các nước phát triển đều thiết lập cơ
quan chuyên trách về bảo vệ NTD Đây là cơ quan có vai trò trung tâm trong việc thực
thi pháp luật bảo vệ NTD Chang hạn, ở Hoa Kỳ, ở tầm liên bang, Ủy ban thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) được giao chức trách này.” Ở Anh, Văn phòng thương mại công bằng (Office of Fair Trading) được giao chức trách này." Điều khá thú vị là, các cơ quan này thường cũng được giao chức năng thực thi các quy định của
luật cạnh tranh bởi một lẽ khá giản dị: việc duy trì trật tự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị trường, suy cho cùng, cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi NTD, bảo vệ chủ quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, ngay ở các quốc gia
phát triển vừa nêu, chức năng bảo vệ NTD cũng không chỉ được trao duy nhất cho một
cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD như đã nói Chức năng bảo vệ NTD còn được chia‘TS Dinh Văn An và TS Lê Xuân Bá (đồng chủ biên), Tiép tuc xây dung và hoàn thiện thé chế kinh tế
¡ trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Ha Nội: NXB Khoa học kỹ thuật, 2006) tr 7-14.
PGS.TS Hà Huy Thành (chủ biên), Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam(Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2006) tr.24-25.
"Federal Trade Commission <hftp://www.fic.gov/bcp/index.shtml>.® Office of Fair Trading <http://www.oft.gov.uk/>.
Trang 24sẻ bởi nhiều cơ quan hành chính khác, nhất là các bộ và cơ quan điều tiết ngành Những cơ quan quản lý ngành hoặc cơ quan điều tiết ngành thường được giao thêm trách nhiệm bảo vệ NTD chính là các cơ quan quản lý về lĩnh vực an toàn và chất lượng sản phẩm, các cơ quan quản lý về thực phẩm và được phẩm, các cơ quan quản lý dịch vụ tài chính, ngân hàng, các cơ quan giám sát quảng cáo, thông tin cho NTD.Ngoài ra, chức trách bảo vệ NTD còn được giao cho cả các cơ quan trong chính quyền địa phương.”
Các té chức xã hội tham gia bảo vệ NTD ở các nước phát triển chủ yếu là các hội, hiệp hội do NTD thành lập dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của minh Do quyền tự do lập hội ở các nước phát triển khá rộng rãi trong khi nhu cầu bảo vệ NTD rất đa dạng nên số lượng và chủng loại hội bảo vệ NTD ở những nước này cũng rất đa dạng Hau hết các nước phát triển đều có rất nhiều hội bảo vệ NTD được thành lập và hoạt động ở nhiều dang quy mô khác nhau (quy mô theo ngành, quy mô theo địa phương, quy mô toàn quốc) Các hội bảo vệ NTD thường dựa vào nguồn kinh phí nhận được từ tiền
hội phí thành viên, tiền bán các loại báo, tạp chí phục vụ NTD và nhận tiền tài trợ từ
các cá nhân, té chức hảo tâm Trong một số trường hợp nhất định, các hội này cũng
nhận được sự tài trợ của chính phủ khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu hoặc giáo
đục tiêu dùng được chính phủ chấp thuận.
Thiết chế tài phán tham gia bảo vệ NTD ở các nước phát triển chủ yếu là thiết chế
tòa an.'° Thực tế cho thấy, trong khoảng 3-4 thập niên gần đây hệ thống tòa án ở các
nước phát triển đều có sự cải cách để quyền tiếp cận công lý (access to justice) của
NTD được bảo đảm tốt hơn thông qua việc thiết lập cơ chế để các tòa khiếu kiện nhỏ (small claims courts) hoạt động theo thủ tục rút gọn (thủ tục đơn giản) có thể vận hành và việc thiết lập cơ chế khởi kiện tập thể (class action) để NTD hoặc hội bảo vệ NTD
có thể đứng ra khởi kiện chống lại các nhà sản xuất, kinh doanh xâm hại quyền lợi
NTD trên bình diện lớn nhưng mỗi cá nhân NTD chỉ bị thiệt hại nhỏ nên không có
động lực khởi kiện.
Ba nhóm thiết chế kể trên đều có những đặc trưng riêng có của mình Với nhóm thiết chế đầu tiên (các cơ quan hành chính), các thiết chế này có thể tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không cần chờ đợi yêu cầu bảo vệ quyền
lợi từ phía người tiêu dùng Đây là nhóm thiết chế có vai trò rất quan trọng trong việc
chủ động theo dõi, giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh trên
*Geraint Howells & Stephen Weatherill, Consumer Protection Law, 2" ed (Hants: Ashgate, 2005) at
‘Tain Ramsay, Consumer Law and Policy: Text and Materials on Regulating Consumer Markets, 2 ed.
(Oxford: Hart Publishing, 2007); cũng xem: Viện Khoa học pháp lý, “Cơ ché pháp lý bao vệ NTD: Thực tiên vàkinh nghiệm quốc tế”, Thông tin khoa học pháp ly số 4+5/2007, tr 9.
15
Trang 25thị trường và có thê tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo
quy trình pháp luật quy định Nhóm thiết chế này do nhà nước thành lập ra và bảo dam
các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị hoạt động Chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế này thường do đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo khá bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan dé có thể thực thi các công vụ pháp luật quy định Với nhóm thiết chế là các hội bảo vệ người tiêu dùng, các thiết chế này thường được hình
thành dra trên sáng kiến của người tiêu dùng, tuy được pháp luật công nhận, cho phép
hoạt độag và đôi khi được chính quyền hỗ trợ hoạt động dưới các hình thức khác nhau nhưng đây thuần túy là các tổ chức xã hội, không mang quyền lực nhà nước Tiếng nói của các thiết chế này là tiếng nói đại diện của người tiêu dùng và là tiếng nói của dư luận Nióm thiết chế này có thé chủ động tiến hành một số loại hoạt động của minh mà không cần dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (như hoạt động phố biến, giáo dục người têu dùng, các hoạt động nghiên cứu vẻ hàng hóa, dich vụ v.v.) nhưng cũng có hoạt động phải dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (ví dụ khi tiến hành giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng hoặc hỗ trợ người tiêu dùng khiếu nại) Với nhóm thiết chế tài phán bảo vệ người tiêu dùng, đây là nhóm chủ yếu do các tòa án thực hiện Đối với các thiết chế tòa án bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng, đây cũng là các thiết chế
công quyền do nhà nước tổ chức ra và bao đảm điều kiện hoạt động về nguồn nhân lực
và tài chính Người trực tiếp đứng ra giải quyết các vụ việc cho người tiêu dùng
thường là các thẩm phán được đào tạo bài bản về pháp luật và các kiến thức có liên
quan Tuy nhiên, các thiết chế này chỉ thực hiện chức năng của mình khi có yêu cầu của người tiêu dùng (đơn khởi kiện) Các thiết chế này không có vai trò chủ động, trực
tiếp giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh khi không có yêu cầu của người tiêu dùng bị xâm phạm quyén lợi.
Có thể nói, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống, lịch sử và cấu
trúc quốc gia (là quốc gia đơn nhất hay quốc gia liên bang) mà hệ thống thiết chế bảo vệ quyển lợi NTD (nhất là thiết chế cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD) được thiết kế cho phù hợp ''
Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm
quốc tế như đã đề cập ở trên, có thể đưa ra khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD như sau: Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyén lợi NTD là các
cơ quan, tô chức có chức năng giải quyét hoặc trực tiép hô trợ giải quyét các yêu cấu
"Tai Anh, Các thiết chế bảo vệ NTD bao gồm: Bộ Công Thương và Văn phòng Thương mại công bằng,các cơ quan điều tiết ngành (như Cục tiêu chuẩn thực phẩm, Cơ quan Dịch vụ tài chính, Cơ quan quản lý thịtrường điện và khí đốt, Cơ quan hàng không dân dụng v.v.), các Sở hoặc Phòng tiêu chuẩn thương mại của chínhquyền địa phương Xem: Geraint Howells & Stephen Weatherill, Consumer Protection Law, 2"° ed (Hants:Ashgate, 2005) at 573-577.
Trang 26bảo vệ quyên lợi của NTD, thông qua đó, pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD được tôntrọng và được bảo đảm thực hiện.
1.1.2 Các thiết chế chủ yếu thực thi pháp luật bảo vệ NTD1.1.2.1 Trên thé giới
Các đạo luật về bảo vệ NTD (BVNTD) đầu tiên được ban hành trên thế giới chủ yếu vào các thập niên 1950-1970 Đây cũng là thời kỳ mà phong trào BVNTD trở
thành một trong những chủ điểm kinh tế, chính trị quan trọng trên toàn cầu Trong số
những mốc quan trọng nhất có thể kể đến là sự thành lập Liên minh Quốc tế các Hội NTD (International Organisation of Consumer Unions — IOCU) vào năm 1960, việc Tổng thống Hoa Kỳ Kenedy phát biểu trước Thượng viện Mỹ về các quyền cơ bản của
NTD vào năm 1962, sau đó là việc thông qua bản Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc vềBảo vệ NTD năm 1985 Tại Châu Á, ngoại trừ trường hợp của Nhật Bản, nơi đạo Luật
cơ bản về BVNTD đã được thông qua rất sớm vào năm 1968, hệ thống các văn bản pháp luật về BVNTD cũng như bộ máy thực thi ra đời khá muộn so với thế giới An Độ thông qua Luật BVNTD vào năm 1986, Hàn Quốc năm 1987, Trung Quốc năm
1993, Indonesia và Malaysia năm 1999 v.v.
Song song với quá trình hình thành và phát triển hệ thống các văn bản pháp luật vềBVNTD là việc xây dựng, không ngừng phát triển và kiện tòan các thiết chế thực thi
pháp luật tại các quốc gia Theo các nghiên cứu tại chuyên dé 3, chuyên đề 4 của Dé
tài này cho thấy, ở Mỹ, Canada, Nhật Bản, An Độ, Malayxia, Thái Lan thì hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD có đặc trưng Đó là, bên cạnh các cơ quan nhà
nước, người ta không thé không kể đến bộ phận phi nhà nước là các hội bảo vệ NTD,
các tô chức xã hội-dân sự hoạt động trong lĩnh vực này do vai trò quan trọng và đặc thù của họ trong công tác bảo vệ NTD Các hội BVNTD không chỉ giúp phổ biến
thông tin tới NTD, giáo dục NTD nhận biết các quyền lợi và trách nhiệm của mình, mà
còn có các chức năng khác như: đại diện cho NTD tham gia vào quá trình xây dựng,phản biện pháp luật (thong qua đó giúp thực hiện “quyền được lắng nghe ý kiến” (right
to be heard), va “quyén dugc dai dién” (right to representation) - hai trong các quyền
cơ bản của NTD); giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân (thông qua hòa
giải) Ngoài ra, ở một số quốc gia, các hội BVNTD còn có chức năng đại diện choNTD hoặc cho lợi ích công cộng, khiếu kiện ra tòa án trong các vụ kiện tập thể
(“representative lawsuits” hay “class actions”), hoặc kiểm tra, thử nghiém chat lượnghàng hóa, dịch vụ (product testing), v.v Các hội BVNTD ở nhiều quốc gia trên thế
giới (ví dụ như ở Ấn Độ, Mỹ, Thai Lan ) còn ra đời trước cả luật BVNTD và thường
có vai trò quan trọng trong việc thúc đây, vận ‹ dmachinh eaeh Tan DJ ra đời cuaTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 27các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này Do vai trò quan trọng đó mà các
hội BVNTD luôn được kể tới trong hệ thống thiết chế thực thi pháp luật về BVNTD,
mặc dù họ không nằm trong bộ máy chính thức.
Mảng các thiết chế nhà nước về BVNTD được cấu thành bởi hai nhóm cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp (bao gồmtòa án và/hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư pháp) Xuất phát từ bản chấtcủa quan hệ giữa NTD và tô chức, cá nhân kinh doanh là quan hệ tư, quan hệ này được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống pháp luật tư, nên các tranh chấp giữa NTD với doanh nghiệp sẽ được các tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư phápthụ lý Tuy nhiên, do quá trình hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến với NTD là mộtquá trình phức tạp, ngay cả khi NTD đã sử dụng hàng hóa dịch vụ thì các hành vi củadoanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, nên trong lĩnh
vực này vẫn cần có can thiệp từ phía nhà nước dé đảm bảo trật tự công Do đó, tương
ứng với hai hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa NTD và doanh nghiệp cũng
như các quan hệ phát sinh từ quan hệ này là hai hệ thống cơ quan thực thi pháp luật vàbảo vệ pháp luật.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với NTDngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tư thì vẫn có khả năngxâm phạm lợi ích công cộng Do vậy, trong hệ thống pháp luật vẫn phải có các quy phạm luật công để điều chỉnh các hành vi này và tương ứng là hệ thống cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật công Trong hệ thống này có hai loại cơ quan là cơ quan quảnlý hành chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan
quản lý ngành và chính quyền địa phương) và hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng Các
cơ quan nay sẽ áp dụng các chế tài tương ứng là hành chính và hình sự đối với cáchành vi vi phạm pháp luật về BVNTD.
1.1.2.2 Ở Việt Nam
Pháp luật bảo vệ NTD là một trong lĩnh vực pháp luật ra đời muộn Đến năm 1999,
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD mới được ban hành và đến năm 2010, Quốc hội Việt
Nam mới thông qua Luật bảo vệ quyền lợi NTD Một trong những nội dung quantrọng của Luật bảo vệ NTD là quy định về các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực
thi Luật này nhằm đảm bảo các quyền của NTD được bảo đảm trong thực tế.
Giống nhiều nước trên thế giới, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD ở Việt Nam bao gồm cả các thiết chế công quyền (cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan quản lý ngành, hệ thống cơ quan tài phán về bảo
Trang 28vệ NTD) và thiết chế phi công quyền (như hội bảo vệ quyền lợi NTD và các hiệp hội
doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghé, hệ thống truyền thông v.v.).
Để tìm hiểu sâu hơn về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, chúng ta cần tìm hiểu và nhận diện từng bộ phận trong hệ thống các thiết chế chủ yếu bảo vệ quyên lợi NTD ở Việt Nam.
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD
Khoản 1 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 quy định: Chính phủ thống nhất quan lý nhà nước vẻ bảo vệ quyền lợi NTD Tuy nhiên, trách nhiệm quản ly nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan
nhà nước cùng tham gia (như các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong
đó các cơ quan thuộc ngành Công Thương (Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện) đóng vai trò nòng
cốt Có thể nói, mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD như thiết kế của Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 là mô hình phi tập trung (trách nhiệm không bị quy tụ duy nhất vào một cơ quan) nhưng không phân tán Sự không phân tán ấy thể hiện ở việc mô hình đã xác định được cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ NTD Trung ương là Bộ Công Thương, ở địa phương là Ủy ban nhân dâp các
cấp Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD là tổ chức có tính chất đầu mối, xâu chuỗi, liên kết hoạt động của các thành tố còn lại của mô hình hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước Mô hình này được xây dựng trên nhận thức rằng việc bảo vệ quyền lợiNTD là công việc rộng lớn, phức tạp mà không một cơ quan nao tự minh có thé đủ sức
đảm nhiệm.”
Thứ hai, tô chức xã hội tham gia bảo vệ NTD
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ NTD (đặc biệt là các Hội bảo vệ quyền lợi NTD) đã được công nhận và quy định từ Nghị định số
69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnh
bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999,"3
Phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đã khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm cả các tô chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, v.v.) tham gia vào
|? Báo cáo số 372/BC-UBTVQHI2 ngày 12/10/2010 giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ
quyên lợi NTD, tr 4-5.
3 Nội dung nay được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 (thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).19
Trang 29công tác bảo vệ NTD."* Luật bao vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã có một số quy địnhliên quan tới trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.
Hiện nay, ở Việt Nam các Hội bảo vệ NTD là tổ chức xã hội có lịch sử lâu đời nhất và tích cực nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và thực thi pháp
luật bảo vệ quyển lợi NTD nói riêng.
Thứ ba, cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinhdoanh
Giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm giải tỏa tâm lý căng thang giữa hai bên và nhằm bảo vệ quyền lợi NTD Theo pháp luật hiện hành
(Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Luật bảo vệ quyền lợi
NTD 2010), cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm tòa án nhân dân các cấp và trọng tài.
1.1.3 Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong việc bảovệ NTD
Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thể hiện ở các
khía cạnh sau:
Thứ nhất, bảo đảm cho các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được
tuân thủ và tôn trọng trên thực tế Thật khó hình dung rằng quyền của NTD (như quyền được thông tin, quyền được khiếu nại, quyền được bồi thường v.v.) sẽ được tôn
trọng trên thực tế nếu thiếu vắng sự hiện diện của các cơ quan bảo vệ NTD Ngay ởViệt Nam, thực tế đã cho thấy, khi Cục Quản lý cạnh tranh (cơ quan chuyên trách giúpBộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi NTD) đã
lên tiếng và vào cuộc thì các doanh nghiệp bị NTD khiếu nại về hành vi xâm phạm quyên lợi NTD thường ứng xử có trách nhiệm và vì quyền lợi của NTD hơn.
Thứ hai, là địa chỉ mà khi NTD cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm hại có thể đến để nhận được sự tư vẫn, hỗ trợ và tìm kiếm sự bảo vệ quyền lợi của mình Chang han, với sự tồn tai của các tòa khiếu kiện nhỏ (thường là các phân tòa ở các tòa án cấp sơ thẩm) ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ và Canada, khi NTD mua sắm các loại hàng hóa, vật dụng phục vụ cho nhu cầu thường nhật của mình (chang hạn các đồdùng trong gia đình) nhưng đã mua phải hàng kém chất lượng, doanh nghiệp bán hàngkhông tôn trọng giải quyết thỏa đáng khiếu nại của NTD, NTD có thể khởi kiện doanhnghiệp này trước tòa khiếu kiện nhỏ (small claims courts) để giải quyết Tại các tòa ánnày, NTD sẽ được hướng dẫn khá kỹ về trình tự, thủ tục khởi kiện và tự mình hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, tự mình xuất trình chứng cứ và bảo vệ quyền lợi trước tòa mà ; '* Bao cáo số 372/BC-UBTVQHI2 ngày 12/10/2010 giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ
quyên lợi NTD, tr 5.
Trang 30không cần có sự trợ giúp của luật sư Tòa án sẽ xem xét, triệu tập các bên tham dự phiên hòa giải hoặc xét xử dưới sự chủ tọa của một thấm phán và có thể đưa ra phán quyết rất nhanh chóng so với quy trình tố tụng thông thường Ngoài ra, NTD có thể tiếp cận với các hội bảo vệ NTD dé nhờ các hội bảo vệ NTD tư vấn, hướng dẫn và lên tiếng Ở Việt Nam, NTD cũng có thể tiếp cận với tòa án (khởi kiện trước tòa án) hoặc tiếp cận với các hội bảo vệ NTD, với Cục quản lý cạnh tranh và các cơ quan nhà nước có thâm quyền khác để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lơi hợp
pháp của mình Có thể nói, thông qua sự hiện diện của các thiết chế bảo vệ quyên lợi
NTD, NTD khi tham gia giao dịch trên thị trường và khi sử dụng, tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ mình đã mua sắm trên thị trường có thể ý thức được rằng, sự tham gia thị
trường của mình không hoàn toàn “đơn độc” Khi quyền và lợi ích của mình bị nhà sản xuất, kinh doanh xâm hại một cách trái pháp luật, mình vẫn có thể có những “điểm
tựa”, “chỗ dựa” nhất định là các thiết chế bảo vệ quyển lợi NTD đứng về phía mình,
bênh vực quyền lợi cho mình Tắt nhiên, niềm tin này chỉ có thể được củng cố và ngày càng lớn dần khi các yêu cầu bảo vệ quyén lợi chính đáng của NTD thực sự được các thiết chế đã nêu thực tâm coi trọng và giải quyết một cách thỏa đáng, công bằng,
nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, là thiết chế giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị trường Thông thường, các cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD (chang hạn như Ủy ban thương mại Liên bang của Hoa Kỳ, Văn phòng
thương mại công bằng của Anh, Cục quản lý cạnh tranh ở Việt Nam v.v.) thường được
giao thâm quyén trực tiếp xử lý một số loại hành vi thương mại không công bằng, xâm hại quyền lợi NTD (như thông tin gian đối cho NTD, quảng cáo gian dối v.v.) mà không cần có đơn khiếu nại hay yêu cầu từ phía NTD (hoặc từ phía các đối thủ cạnh tranh) Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan bảo vệ NTD đã đóng vai trò trực tiếp giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất,
kinh doanh trong mối quan hệ với NTD Ở Việt Nam, bên cạnh Cục quản lý cạnh
tranh, các Sở Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (mà ở Trung ương là Cục
quản lý thị trường, ở cấp tỉnh là các Chỉ cục quản lý thị trường, ở cấp huyện là các Độiquản lý thị trường) thường xuyên tiến hành các hoạt động mang tính chất giám sát
hành vi của các thương nhân khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho NTD Lực lượngquản lý thị trường đóng vai trò là lực lượng chủ chốt trong việc kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường nội địa (như sản xuất
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõràng, hàng vi phạm quy định về dán nhãn, hàng hóa han sử dụng v.v.), góp phan bảovệ và thúc đây sản xuất phát triển và bảo vệ quyển lợi NTD Như vậy, có thể nói,21
Trang 31thông qua sự hiện diện của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD, các nhà sản xuất, kinhdoanh, khi tham gia thị trường luôn ý thức được rằng, mọi hành vi kinh doanh củamình, khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường đều nằm trong “tầm ngắm”, sựgiám sát của không chỉ NTD mà của hàng loạt các thiết chế có vai trò hỗ trợ, bảo vệ
quyên lợi NTD.
Tuy mức độ, quy mô của hệ thống các thiết chế bảo vệ NTD do điều kiện lịch sử ở
mỗi giai đoạn phát triển của đất nước quyết định, nhưng có thể khang định rằng, sự hiện diện và tính hiệu quả trong hoạt động của các thiết chế này được xem như một
trong những hàn thử biểu đo lường mức độ ưu tiên giải quyết các vấn đề của NTD ở
mỗi quốc gia.
1.2 CÁC TIỂU CHÍ XÁC ĐỊNH NANG LUC CUA CAC THIẾT CHE THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
1.2.1 Khái niệm năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
Năng lực (capacity) là khả năng mà cá nhân, tổ chức và toàn xã hội có thể thựchiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình — đây là cách hiểu phổ biến nhất của các
chương trình phát triển năng lực trên thế giới'” Khái niệm năng lực này khá tương
đồng với khái niệm năng lực hành vi trong luật học, nó diễn tả khả năng thực tế thực
hiện được các hành vi của chủ thể Đặt vấn đề nghiên cứu năng lực của các thiết chế
thực thi pháp luật có nghĩa là xác định chúng có thé thực hiện được các chức năng vànhiệm vụ mà pháp luật quy định hay không Thông qua việc tô chức thực hiện và áp
dụng pháp luật, các thiết chế nay, góp phan én định trật tự xã hội, tạo lập thói quen tôntrọng pháp luật của các chủ thê có liên quan.
Từ nhận thức chung nói trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực của các thiết chế
thực thi pháp luật bảo vệ NTD là khả năng thực tế mà thiết chế đó có được để thựchiện chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật bảo vệ NTD quy định cũng như những kỳ VỌng của xã hội đối các thiết chế do.
Đánh giá hay xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật là việc xácđịnh năng lực hiện tại của nó trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu hoạt động, chứcnăng, nhiệm vụ của chúng có phù hợp hay không Đánh giá năng lực có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng bởi nó sẽ chỉ ra được cách thức sử dụng và tăng cường khả năng sẵn có của thiết chế để phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực Việc đánh giá năng lựclà một cuộc thẩm định những khả năng hiện cócủa thiết chế trong việc thực hiện các
chức năngchính và đạt tới những kết quả mong đợi
1.2.2 Các tiêu chí xác định năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
'Š Perspectives Note: Enabling Environment for Capacity Development, OECD 2011, trang 2
Trang 32Thông lệ về phát triển và đánh giá năng lực của UNDP và các tổ chức quốc tế khác
cho thấy việc xây dựng các chỉ số xác định năng lực phải dugcstrdungdé đo lườnghai hình thức khả năng và hiện thực của một quả trình Chỉ sốnăng lực,do đó,cũngcó tính chatva mục đíchkép-có thésir dụng chúngđề đánh giá hiện trạng năng lực và kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của thiết chế Không thể nói là một tổ chức rất
mạnh khi họ có day đủ các điều kiện vật chất, nhân sự chất lượng khi kết quả công
việc của họ quá kém.
Theo UNDP, thông thường năng lực của một thiết chế nói chung và năng lực của thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD nói riêng được xác định trên những tiêu chí chủ yếu sau!Š.
Thứ nhất, tiêu chí về các chỉ số pháp lý và hậu cần
Tiêu chí này được thé hiện trên các khía cạnh sau:
+ Trước hết, các thiết ché phải có một khung khổ pháp lý về tổ chức, chính sách,
quy tắc và quy trình tham chiếu phù hợp cho các hoạt động Một lẽ hiển nhiên là, tổ
chức không thể hoạt động nếu nó không tôn tại hợp pháp Cũng tương tự như vậy, các
hoạt động của chúng phải được ghi nhận hoặc thừa nhận bởi quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, cơ câu tô chức của mỗi thiết chế phải được thiết kế khoa học để mỗi bộphận không lắn sân nhau nhưng có thể phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệuquả Các quy tắc, lề lối làm việc của tổ chức phải phù hợp, thuận lợi cho tổ chức thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình Tại mỗi thiết chế, quy trình kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng và có nhân sự, bộ phận thực hiện việc kiểm tra, giám sát nội bộ đối với
những hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
+ Thứ ba, thiết chế phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị thích hợp để hỗ trợ hoạt
động Hệ thống thông tin của tổ chức phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính thông suốt, nhanh, tin cậy và chính xác trong quá trình quản lý, điều hành của tổ chức.
Thứ hai, tiêu chí về nhân sự
Được coi là có năng lực nếu thiết chế có đội ngũ nhân viên đầy đủ trong tất cả các vị trí để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức được pháp luật quy định Những người ở vị trí quản lý, điều hành phải là những người có khả năng, trình độ, có
uy tín.
Nhân sự mạnh cũng có nghĩa là thiết chế có tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp Một
mặt, điều này thé hiện tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các nhân viên, đồng thời nó cũng thể hiện nhân viên có thể hoàn thành công việc mà không cần hoặc không bị điều chuyền.
'® Xin xem them: UNDP “Measuring Capacities: An Illustrative Catalogue to Benchmarks and
Indicators”, Capacity Development Group 2005, trang 6, 23 va tiếp theo.
23
Trang 33Bảo đảm tính bên vững trong công tác nhân sự, các thiết chế phải tạo cơ hội chonhân viên phát triển chuyên môn và được đào tạo trong công việc Công tác đảo tạo có
thể do đơn vị tự tổ chức, tự đào tạo hoặc gửi nhân viên đến cơ sở đào tạo dé nâng cao nghiệp vụ, các kỹ năng thực hành công việc.
Thứ ba, tiêu chí về tài chính
Tài chính cho hoạt động của tổ chức luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh
giá năng lực của tổ chức đó Bên cạnh việc họ có đủ kinh phí hoạt động, té chức phảicó sự độc lập nhất định đối với các nhà tài trợ và đặc biệt là các doanh nghiệp Điều
này là đương nhiên bởi lẽ một khi tài chính bị phụ thuộc, họ có thể bị gây sức ép bởi
các bên hữu quan và kết quả thực thi là không độc lập, không khách quan và có thể
một mặt vi phạm pháp luật và mặt khác, gây tổn hại đến NTD và trật tự xã hội.
Trước tiên, tô chức phải có thẻ tiếp cận với các nguồn tài chính phù hợp với việc lập kế hoạch ngân sách (bao gồm cả tín dụng, nếu phù hợp) Đây là điểm khá nhạy cảm vì đa số các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD đều thiếu kinh phí hoạt động, kể cả trong trường hợp được tạo điều kiện để vay kinh phí thì họ vẫn khó khăn trong
việc tìm nguồn thanh toán các khoản vay đó Một điều dễ thấy là các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng quy mô lớn thườngcó khuynh hướng tài trợ cho các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động thi hànhpháp luật bảo vệ NTD Đặc biệt, các trào lưu có liên quan đến phát triển bền vững(sustainable development) lớn mạnh như thương mại công bằng (fair trade), tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility -CSR) hay tạo lập giátrị chung (creating shared value — CSV) luôn thu hút các hoạt động tài trợ của cácdoanh nghiệp bởi một mặt, họ có thể đi theo trào lưu đó như một nhà kinh doanh cótrách nhiệm, nhưng mặt khác, đó cũng là một kênh quan hệ công chúng (PR) rất hiệu quả Nếu nhận kinh phí trực tiếp từ các doanh nghiệp đó, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD thường bị ảnh hưởng và có thể sẽ là lực lượng bênh vực trực tiếp cácdoanh nghiệp và bỏ qua quyền lợi của NTD Chính vi vậy, ngoài nguồn kinh phí được
hỗ trợ bởi nhà nước, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ngoài khu vực nhà nước như các hội bảo vệ NTD luôn phải có một chính sách gây quỹ hoạt động mộtcách hợp lý Việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức khác chỉ nên dừng lại ở việc
“bán sản phẩm” của mình như quảng cáo trên trang thông tin, tạp chí, báo, bản tin điện
tử của mình Ngoài ra nguồn gây quỹ khác có thể là việc bán các ấn phẩm so sánh sản phẩm, tiền thắng kiện trong các vụ việc bảo vệ NTD được trích lại hoặc tiền tài trợ từ
các tổ chức phi chính phủ va phi lợi nhuận.
Tài chính mạnh không thuần túy là việc có nhiều tiền, thiết chế thực thi pháp luậtbảo vệ NTD phải kiểm soát được ngân sách riêng của mình Những định mức chi tiêu,
Trang 34nguyên tắc chỉ tiêu tài chính phải được xác định một cách rạch ròi cùng một hệ thống kế toán minh bạch Các hoạt động chi tiêu của tổ chức phải được thé hiện rõ rang trong
các chứng từ và ghi chép, lưu trữ, hạch toán theo chuẩn mực và quy trình kế toán được
xác định trước.
Chỉ số tài chính phải đáp ứng tính bền vững, theo đó, tổ chức phải có dự kiến về
nhu cầu nguồn lực tương lai của mình và các phương án gây quỹ khả thi Tat cả những điều này cũng phải được nêu rõ trong kế hoạch hoạt động.
Quản lý tài chính hiệu quả là một tiêu chí quan trọng trong chỉ số về tài chính của
thiết chế bảo vệ NTD Ngoài việc tuân thủ quy trình kế toán đã được xác định, hiệu
quả sử dụng tài chính phải được đặt lên hàng đầu trong chi tiêu cho hoạt động củamình Hiệu quả trong sử dụng nguồn tài chính là việc sử dụng ít nhất nguồn tài chính
của thiết chế nhưng thực hiện được nhiều công việc hơn, chất lượng tốt hơn và đúng pháp luật.
Thứ tư, tiêu chí về năng lực tạo môi trường thuận lợi
Một thiết chế được coi là hiệu quả thì luôn phải tạo ra một môi trường thuận
lợi(creating an enabling environment) đối với người sử dụng dịch vụ, người giám sátđịch vụ và chính những nhân viên góp phan tao ra dich vụ đó Thực thi pháp luật bảo
vệ NTD cũng rất cần thiết phải có môi trường thuận lợi được tạo ra bởi các thiết chế
thực thi lĩnh vực pháp luật này Tùy thuộc vào tính chất mà môi trường thuận lợi của
từng loại thiết chế có những đặc thù riêng.
Đối với các cơ quan quan ly nhà nước
Đặc trưng của các cơ quan quản lý nhà nước là chế độ thủ trưởng Vì vậy, tạo môi
trường thuận lợi trong các cơ quan này là phải có sự tôn trọng tính độc lập và chuyên
nghiệp của các công chức từ lãnh đạo cơ quan Điều này cho phép các công chức sẽ
tham mưu "thắng thắn và không sợ hãi" cho lãnh đạo về các hoạt động, van dé của đơn vị Sự tôn trọng và tạo điều kiện cho nhân viên có thể xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, cũng có thể xuất phát từ các quy định nội bộ về quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ Trong mọi trường hợp, quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ
chặt chế và minh bạch là một bảo đảm để duy trì môi trường thuận lợi đối với các công
chức thuộc cơ quan.
Môi trường thuận lợi còn là sự thuận lợi, thoải mái của người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD phải liên tục
nỗ lực sắp xếp bộ máy hành chính để làm cho nó cởi mở hơn, hiệu quả và thân thiện hơn đối với người dân Quy định, nội quy về tiếp dân hoặc những cam kết tương tự
phải được công bố và niêm yết công khai tại trụ sở để xác lập các nghĩa vụ của cơ
quan và quyền của người dân Người dân có thể dễ dàng phát hiện ra danh tính của
25
Trang 35những công chức đang giải quyết công việc Các công chức có nghĩa vụ phải đưa ra lý
do cho quyết định, hành vi của mình trong các thủ tục hành chính Các tiêu chí quyết
định hành chính phải được công bố công khai.
Các bộ phận tiếp dân phải tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dan theo định kỳ Việc xử lý các phiếu hỏi, thư từ góp ý phải được thực hiện một cách công khai, nghiêm túc.
Mặt khác, các cơ quan truyền thông có thê tiếp cận các thông tin hoạt động của cơ quan nhà nước bảo vệ NTD trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Đối với các tòa án (cơ quan tư pháp)
Một hệ thống tư pháp được coi là có năng lực, là nó phải độc lập Tư pháp phải có quyền xét xử tính hợp pháp của các quyết định hành pháp và các phán quyết của tư pháp phải được ngành hành pháp tôn trọng và tổ chức thi hành Ngoài những tiêu chí của hệ thống tòa án hiện đại, theo hướng dẫn về nâng cao năng lực của UNDP, được
coi là có năng lực tạo môi trường thuận lợi là'”:
- Tiếp cận tòa án đơn giản với những thủ tục pháp lý không phức tạp với lệ phí phải chăng Đối với các vụ án tranh chấp giữa thương nhân và NTD, khi khởi kiện,
NTD là nguyên đơn không phải nộp tạm ứng án phí.
- Thủ tục xét xử đơn giản, nhanh: Nhìn chung, luật tố tụng hiện đại đang có
khuynh hướng giản lược theo hướng giảm bớt những khó khăn, phức tạp đối với người
tham gia tổ tụng Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, khuynh hướng này được thực hiện triệt để hơn Tố tụng nhiều nước cho phép áp dụng thủ tục xét xử đơn giản với thành phần hội đồng xét xử và thời gian tiến hành tố tụng được rút gọn.
- Phán quyết được thi hành một cách nghiêm túc: Đây là một yêu cầu chung đối
với mọi nên tư pháp và mọi lĩnh vực pháp luật Tuy thé, dé tao ra một sự tin tưởng, thoái mái cho người dân nói chung và NTD nói riêng trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, việc thi hành phan quyết của tòa án một các nghiêm túc luôn được coi là một chỉ số quan trọng để tạo lập một môi trường thuận lợi và đánh giá năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
- Người tham gia té tụng được bảo vệ, đây là một quy định chung của tố tụng dân sự NTD và cả doanh nghiệp bị kiện tham gia tố tụng được bảo đảm không phải chịu
bất kỳ sức ép nào từ phía bên kia để thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách tốt
nhất Ngoài ra tòa án còn có nghĩa vụ phải bảo đảm cho những người tham gia tô tụng
được giảm bớt các sức ép từ truyền thông và công luận bằng việc một mặt vẫn công
Xin xem them: UNDP “Measuring Capacities: An Illustrative Catalogue to Benchmarks and
Indicators”, Capacity Development Group 2005, tài liệu da dẫn, trang 16
Trang 36khai việc xét xử nhưng vẫn bảo đảm họ được cách ly ở mức độ phù hợp, không bị làm
phiền bởi báo chí hoặc bị tan công, làm phiền từ những người khác.
- Tòa án phải cung cấp bản án nhanh ngay sau khi tuyên, có hệ thống hồ sơ tòa án đáng tin cậy, các bản án được công khai, dễ tiếp cận và tra cứu;
- Người dân có thể khiếu nại về hành vi sai trái của cán bộ tư pháp ngoài những kháng cáo chính thức trong quy trình tố tụng
Đối với các tổ chức xã hội
- Tổ chức xã hội hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Đây là tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền lên chính sách, hoạt động, việc tuyển nhân sự và tài chính của tổ chức xã hội Một tổ chức xã hội được xem là lộc lập khi mọi khía cạnh từ bố nhiệm lãnh đạo, trụ sở, tài chính, hoạt động đều có sự độc lập và tự chủ với cơ quan Nhà nước Tuy vậy, do tính chất hỗ trợ của nhà nước rong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, các t6 chức xã hội vẫn có thể nhận 1hững sự hỗ trợ kinh phí cho những hoạt động có liên quan và được giao bởi các cơ quan nhà nước Đây cũng là trường hợp của Việt Nam.
- Có quy trình tiếp nhận yêu cầu của NTD một cách minh bạch;
- Các hoạt động tư vấn, đào tạo cho NTD không tính phí hoặc thu lệ phí thấp; Các
hoạt động cung cấp thông tin pháp luật phải miễn phí Tổ chức không được từ chối\ghĩa vụ cung cấp thông tin pháp luật vì đây là một hoạt động hỗ trợ thi hành pháp luật
)ảo vệ NTD đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí.
- Tổ chức xã hội được hoạt theo nguyên tắc minh bạch và dân chủ và trách nhiệm
ph trình bởi đây là những tổ chức tự nguyện được thành lập trên cơ sở phi lợi nhuận va để thực hiện các mục tiêu xã hội Một hội được đánh giá cao khi các hội viên có quyên tham gia bình đăng vào các hoạt động bau cử lãnh đạo hội, biểu quyết các quyết định quan trọng trong điều hành hội Lãnh đạo hội có uy tín với tat cả các thành viên
và các hành động của hội vì lợi ích chung của toàn thể hội viên - tức NTD Thứ năm, tiêu chí về kết quả thực hiện
Chỉ số kết quả thực hiện (performance result indicators) hay còn được gọi là chỉ số shuyén môn (thematic indicators) cho phép đánh giá thực tế các thiết chế hoạt động rên thực tế trên cơ sở so sánh với những mục tiêu đề ra Đối với hoạt động thực thi pháp luật, việc đặt ra những chỉ tiêu bằng con số cụ thé là không khả thi bởi lẽ chúng noàn toàn phụ thuộc vào số vụ việc phát sinh trong kỳ đánh giá Phổ biến nhất là dựa
rên tỷ lệ số vụ việc, nhiệm vụ được giải quyết trên tong số vụ việc, nhiệm vu phát sinh
rong kỳ đánh giá Ngoài ra, mức độ hài long của người thụ hưởng dịch vụ cũng được!8 Điều 30 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bao vệ NTD.
27
Trang 37xem xét là một chỉ số định tính quan trọng Tiêu chí kết quả công việc cũng được xemxét phù hợp với từng loại thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Đổi với cơ quan quan ly nhà nước
Tiêu chi về kết quả công việc của co quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực thi
pháp luật bảo vệ NTD được thé hiện trên các khía cạnh sau:
- Số lượng các quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên về thi
hành pháp luật bảo vệ NTD đã ban hành trên số lượng được giao vẻ lĩnh vực đó Đâynhiệm vụ thường xuyên và tối thiểu mà các cơ quan nhà nước phải làm Do đó, đối vớihoạt động này chỉ có thé là đạt hoặc không đạt chỉ tiêu.
- Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thầm quyên xử lý
được phát hiện Chỉ số này có thể biểu hiện bằng số vụ, cũng có thể trình bày dưới
dạng tỷ lệ phần trăm Đáng lưu ý là số lượng dùng để so sánh phải là những vụ việc
được phát hiện chứ không phải số lượng các vụ việc được thụ lý Đây là nguyên tắc
cần được quán triệt dé tránh tình trạng giảm số vụ thụ lý nhằm nâng cao thành tích - Một chỉ số quan trọng thể hiện tác động xã hội của hoạt động của các cơ quan
quản lý là nâng cao ý thức pháp luật cho NTD và doanh nghiệp Biểu hiện rõ nhất củaviệc nâng cao ý thức pháp luật này là làm cho số vụ vi phạm bị phát hiện được giảm xuống Khi đánh giá, cơ quan đánh giá có thể xác định chất lượng thực thi pháp luật thông qua sự biến thiên số lượng vi phạm giữa các kỳ đánh giá.
- Mức độ hài lòng của người dân Đây là chỉ số thể hiện thái độ cảm nhận của
NTD đối với hoạt động của cơ quan, công chức Các bảng hỏi được thiết kế phù hợp để phỏng vấn người đã tham gia thủ tục, người không tham gia thủ tục về hoạt động
của cơ quan Mức độ hài lòng có thể chia làm nhiều cấp độ: không hài lòng, hài lòng
và rất hài lòng.
Đối với các tòa dn (cơ quan tu pháp)
Các cơ quan tư pháp không có nhiệm vụ phải ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hoạt động nhằm hướng dẫn thực hiện pháp luật, chúng chỉ thực hiện việc xét xử
khi có đơn kiện từ NTD hoặc các hiệp hội Việc xác định kết quả thực hiện của tòa án
cũng được dựa trên số vụ thụ lý chứ không phải là số lượng vụ vi phạm hoặc tranh
chấp Cụ thẻ, có thể dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá kết quả thực hiện của tòa án:
- Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thầm quyên xử lý
được thụ lý Chỉ tiêu lập kế hoạch nên dựa theo kết quả đạt được của kỳ đánh giá trước
và không thấp hơn nó.
- Số lượng các vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị để xét lại ở cấp tố tụng cao hơn trên tổng số vụ đã xét xử Tỷ lệ này có phản ánh một phần chất lượng của bản án,
Trang 38quyết định của tòa án, đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của người dân đối với việc tiến hành tố tụng và ra phán quyết của tòa án.
- Số lượng các bản án quyết định được thi hành trên tổng số bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật Chỉ số này cũng cho thấy chất lượng xét xử vì án xử đúng mới thi
hành thuận lợi được Ngoài ra, nó cũng phản ánh chất lượng công tác thi hành án.
- Sự biến thiên trong số lượng đơn kiện cũng phản ánh một phần của thực trạng thực thi pháp luật Nó cho thấy các tranh chấp là tăng, hay giảm và nếu giảm thì cũng
có nghĩa là hoạt động thực thi của tất cả cả thiết chế, trong đó có cơ quan tư pháp,
đang trở nên tốt hơn.
- Mức độ hài lòng của người dân: Nhìn chung, các bảng hỏi đối với người tham gia tố tụng được khuyến khích áp dụng nhưng không bắt buộc vì số lượng người tham gia tố tụng thường ít hơn nhiều so với người tham gia thủ tục hành chính tại cơ quan quản
lý Mặt khác, mức độ hài lòng của người dân cũng đã được thể hiện trong việc kháng
cáo các bản án, quyết định của tòa án Để toàn diện hơn, cơ quan đánh giá có thé lay chỉ tiêu số khiếu nại ngoài tố tụng đối với các ứng xử, hành vi tiêu cực của cán bộ tòa án trong khi tiễn hành hoặc tham gia tố tụng; cũng có thé kết hợp với số lượng những dư luận, đánh giá xấu vẻ tòa án cụ thé trên các phương tiện truyền thông chính thức để
xác định mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của tòa án.
Đổi với tổ chức xã hội
Khác các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò tuyên truyền, vận động
việc tuân thủ pháp luật bảo vệ NTD Trong trường hợp có tranh chấp, họ có thé tiếp nhận khiếu nại của NTD và thực hiện vai trò hòa giải; khi được ủy quyền hoặc trong
những trường hợp được pháp luật quy định, tổ chức xã hội có thể thay mặt NTD kiệnvụ việc ra tòa án và tham gia tố tụng với tư cách đại diện của nguyên đơn Bởi vậy, chỉ
số kết quả thực hiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD có thể căn cứ vào các tiêu chí cụ thể sau:
- Tỷ lệ số lượng hoạt động tuyên truyền so sánh với hoạt động của kỳ đánh giá trước
- Tỷ lệ hòa giải thành trên tổng số đơn khiếu nại của NTD
- Tỷ lệ thắng kiện đối với các vụ tổ chức xã hội khởi kiện phản ánh chất lượng tham gia tô tụng của tổ chức.
- Khả năng gây quỹ hoạt động cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động
của tổ chức xã hội Tuy có thể không phải là các hoạt động liên quan thực thi pháp luật
nhưng nó lại phản ánh trình độ quản trị và chiến lược phát triển tổ chức, tổ chức trở
nên độc lập về tài chính, trước hết là với các cơ quan nhà nước, và góp phân làm cho
hoạt động chính của mình được bảo đảm về kinh phí, bảo đảm thù lao xứng đáng cho29
Trang 39nhân viên Các hoạt động vận động tài trợ, cung cấp dịch vụ có thể thực hiện theo các
cách thức như tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, các nghiên cứu hoặc tư van, dao
tao khác cho doanh nghiệp hoặc người dân có quan tâm.
- Đánh giá chỉ số mức độ hài lòng của NTD khi tham gia các hoạt động của tổ
chức xã hội nên được coi là bắt buộc trong hoạt động của tổ chức.
Tóm lại: Xác định năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD là một hoạt động vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng rất cần thiết Bởi vậy, Đề tài nghiên cứu này đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế, từ đó đưa ra
các giải pháp tăng cường năng lực các thiết chế này để bảo vệ NTD, góp phan bảo
đảm sự phát triển bền vững của xã hội.
Trang 40CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM TANG CƯỜNG NANG LỰC CÁC THIET CHE THỰC THI PHAP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI
2.1 KINH NGHIỆM TANG CƯỜNG NANG LUC CAC THIẾT CHE THỰC
NHI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở AN DO
2.1.1 Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Ấn Độ
Năm 1986, An Độ ban hành Luật bảo vệ NTD Đây là đạo luật đầu tiên và rất quan
uyng dé bao vé quyền lợi NTD, bên cạnh Luật bảo vệ NTD năm 1986, pháp luật bảo
ệ NTD của Án Độ còn gồm nhiều văn bản có liên quan đến bảo vệ NTD Đó là:
- Các luật liên quan đến thương mại nội địa
- Luật thương mại giữa các bang: Luật Kiểm soát các hình thức đồ uống có cồn (và
bac hoạt động buôn bán, thương mại giữa các bang) năm 1955
- Luật điều chỉnh các loại hợp đồng hàng hoá bán giao sau năm 1952 - Luật về các loại hàng hoá thiết yêu năm 1955
- Luật ngăn chặn các hình thức buôn bán chợ đen và đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá thiết yếu năm 1980
- Luật cắm sử dụng không hợp lý các loại biểu tượng và tên gọi năm 1952
- Luật Tiêu chuẩn về Khối lượng và Do lường năm 1976
- Luật về Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ năm 1986
Hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở An Độ gồm: (i) Thiết chế nhà
hước về bảo vệ NTD; (ii) Thiết chế xã hội dân sự.
2.1.1.1 Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD
Thiết chế nhà nước về BVNTDT ở An Độ gồm 03 bộ phận cơ bản:
© Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD (Cơ quan hành chính);
e Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng (Cơ quan tư
pháp và bán tư pháp);
© Các bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD trong các cơ quan điều
tiết ngành:
a Cơ quan quản ly nhà nước về bảo vệ NTD ở Ấn Độ
An Độ có một cơ quan cấp bộ chuyên trách về các van dé liên quan đến NTD - Bộ sac Vấn dé về NTD, Phân phối Thực phẩm và Hang hoá Công cộng ”, trong đó, Vụ
31