1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tuyển dụng, quản lý, sử dụng người thẩm phán ở CHDCND Lào

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuyển Dụng, Quản Lý, Sử Dụng Người Thẩm Phán Ở CHDCND Lào
Tác giả Phounthong Sayyasing
Người hướng dẫn TS. Hoàng Quốc Hồng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 33,66 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHOUNTHONG SAYYASING

TUYẾN DUNG, QUAN LY, SU DUNG NGƯỜI THAM PHAN Ở CHDCND LAO

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS HOANG QUOC HONG

HA NỘI - 2014

Trang 2

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chan thành nhất đến TS Hoàng Quốc Hồng, người đã giúp đỡ tôi rất tận tinh trong suốt quá trình làm luận văn của

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức thiết thực trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập ở Việt Nam

Hà Nội, ngày 27 thang 5 năm 2014

Tác giả

Phounthong Sayyasing

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.

Các số liệu, trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn đảm bảo trung thực Những kết luận khoa học trong luận văn là của tác giả và chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Phounthong Sayyasing

Trang 4

PHAN MỞ DAU

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE CONG TAC TUYEN DUNG, SU DUNG, QUAN LY THAM PHAN O CHDCND LAO

1.1 Tuyển dung, sử dung và quản lý Thâm phán tai CHDCND Lao 1.1.1 Tuyển dung, sử dụng Tham phán tại CHDCND Lao

1.1.2 Quản lý Thâm phán tại CHDCND Lào

1.2 Vai trò của công tác tuyên dụng, sử dụng, quản lý Tham phán của

CHDCND Lào

1.3 Nguyên tắc tuyển dụng, sử dụng, quan lý Tham phán tại

CHDCND Lào

CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ THÂM PHÁN CỦA CHDCND LÀO VÀ THUC TIEN ÁP DUNG

2.1 Các quy định pháp luật về tuyển dung, sử dung, quản lý Tham phán

tại nước CHDCND Lào

2.1.1 Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn tuyển dụng thâm phán 2.1.2 Hội đồng tuyên chọn thâm phán

2.1.3 Các quy định pháp luật về quan lý thâm phan 2.1.4 Các quy định pháp luật về sử dụng thâm phán

Trang 5

nước CHDCND Lào

2.2.1 Thực trạng hoạt động tuyên dụng thâm phán 2.2.2 Thực trạng sử dụng, quản lý thâm phán

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VA MOT SO KIEN NGHỊ NHẰM NANG CAO HIEU QUA CÔNG TÁC TUYEN DUNG, QUAN LÝ, SU DUNG THAM PHAN TAI CHDCND LAO

3.1 Phương hướng chung hoàn thiện công tác tuyển dụng, sử dung, quản lý thâm phán trong thời gian tới

3.2 Một số kiến nghị nhăm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý thâm phán

3.2.1 Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tuyên dụng, sử

dụng, quản lý, chế độ lương của thâm phan 3.2.2 Giải pháp tô chức thực hiện

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tuyển dung, sử dụng, quản lý thắm

phán là nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách các cơ quan

tư pháp nói riêng, bộ máy nhà nước nói chung Nội dung tuyển dụng, sử dụng, quan lý thâm phán rất rộng, bao gồm nhiều khâu như tuyển chọn, bổ

nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyên, điều động, khen thưởng, kỉ luật Vấn

dé đặt ra là làm thé nào cho công tác tuyển dụng, sử dụng, quan lý thâm phán vừa được bảo đảm được những nét chung như tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức vừa bảo đảm được những nét đặc thù để thâm phán thực hiện tốt nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Nhà nước Lào đã ban hành một loạt văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý thâm phán và đã thu được những thành quả nhất định.

Tuy vậy, các quy định pháp lý trong lĩnh vực tuyển chon, quản lý, sử dụng thẳm phán vẫn còn một số nhược điểm, hạn chế, bất cập nhất định Những điều đó đã gây ra những ảnh hưởng bat lợi đến quá trình xét xử của thâm phán Nhà nước và xã hội đòi hỏi cần phải có các trông trình khoa học pháp ly xem xét và nghiên cứu hệ thống các quy định trong hoạt động tuyên dụng, sử dụng, quản lý thắm phán dé làm rõ các thành công va ưu điểm cũng như chỉ rõ các nhược điểm và bất cập của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tuyên dụng, sử dụng, quản lý thâm phán.

Dé đáp ứng yêu cầu nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề “Tuyển dụng, quản lý, sử dụng người Tham phán ở CHDCND Lào” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình với mong muốn đóng góp một phan nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động tuyên dụng, sử dụng, quản lý thâm phán ở CHDCND Lào.

Trang 7

Pháp luật về hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý thâm phán của CHDCND Lào là một van dé khá rộng và luôn có tinh chất thời sự Trong những năm qua chỉ có một số công trình nghiên cứu pháp luật liên quan đến lĩnh vực này như: giáo trình Luật học của Truong Đại học Quốc gia Lào, hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế mà gần như chưa có một công trình khoa học nào đề cập về vấn đề này Các tài liệu này nhìn chung, chỉ nghiên cứu bao quát tổng thé nhiệm vụ, quyền hạn của thắm phán mà chưa đi sâu nghiên cứu vào hoạt động tuyên dụng, sử dung, quản lý thâm phán.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và sâu

sắc chế định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý thầm phán, đồng thời

đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về công tác tuyển dung, sử dụng, quản lý thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thâm phán đáp ứng nhu cầu xét xử hiện nay là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết đối với khoa học pháp lý ở nước CHDCND Lào.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật của Lào về công tác tuyển dụng, sử dụng, quan ly thâm phán Luận văn nghiên cứu nội dung pháp luật về công tác tuyên dung, sử dụng, quản lý thâm phán qua các thời kì và thực trạng hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý thấm phán trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về công tác tuyển dung, sử dụng, quan lý thẩm phan và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định này dé tìm ra được những điểm còn hạn chế, bất cập Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện mang tính khoa học và tính thực tế vẫn đề này.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.

Trang 8

duy vật và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào Ngoài ra, tác giả còn dùng các phương pháp nghiên cứu cụ

thể như: Phương pháp phân tích; phương pháp chứng minh; phương pháp diễn giải; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê; phương pháp quy

nạp; phương pháp so sánh; v.v

5 Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trình bày một cách có hệ thống và phân tích, chứng minh một cách có căn cứ các quy định của pháp luật trước đây cũng như hiện tại về hoạt động tuyên dụng, sử dụng, quản lý Thâm phán dé thay được quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từng

bước qua từng giai đoạn của pháp luật ở Lào Ngoài ra, tac giả luận văn cũng

trình bày những thành công và ưu điểm của pháp luật đồng thời cô gắng trình bày đầy đủ những khuyết điểm và bất cập của các quy định pháp lý về

lĩnh vực này.

Mục đích của việc nghiên cứu dé tai là lập luận một cach có sức thuyết phục về việc cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động tuyên dụng, sử dụng, quan lý thâm phán; Luận văn nêu ra phương hướng và giải pháp cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động tuyển dung, sử dụng, quản lý thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thâm phán, đáp ứng nhu cầu xét xử hiện nay.

6 Những đóng góp mới của luận văn.

- Nghiên cứu những van đề lý luận của pháp luật về hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý thâm phán tại Lào.

Trang 9

động tuyên dung, sử dụng, quản lý thâm phán tai Lao.

- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về tuyên dụng, sử dụng, quản lý thâm phán.

7 Kết cầu của luận văn.

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo kết cau của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Một số van dé lý luận về công tác tuyên dụng, sử dụng, quản lý thâm phán ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 2 Các quy định pháp luật về tuyên dụng, sử dung, quan ly thâm phán tại CHDCND Lào và thực tiễn áp dụng

Chương 3 Phương hướng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, sử dụng, quan lý thắm phan tai CHDCND Lao

Trang 10

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CONG TÁC TUYẾN DUNG, SỬ

DUNG, QUAN LY THAM PHAN O CONG HOA DAN CHU NHAN DAN

1.1 Tuyén dung, sir dung va quan ly Tham phan tai CHDCND Lao 1.1.1 Tuyén dung, sir dung Tham phan tai CHDCND Lao

- Theo Từ dién tiếng Việt tuyển dụng được định nghĩa: “Là guy trình sàng lọc và tuyển dụng những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tô chic ” (Từ điên tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ hoc, NXb Từ điển Bách khoa, Hà nội, Việt nam 2010) Theo định nghĩa này tuyên dụng là một công việc đặc biệt thông qua đó tuyên chọn được những người có năng lực đáp ứng một công việc nào đó trong cơ quan, tổ chức Công tác tuyên dụng, là một công việc với nhiều công đoạn khác nhau nhằm tìm kiếm, cung cấp, bố sung nguồn nhân lực phù hợp với công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm

vu cua cơ quan.

Tuyển dụng Thâm phán là hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền tìm kiếm, lực chọn theo quy trình do pháp luật quy định Quá trình đó tuyển dụng những người có phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu chuyên môn xét xử các vụ án và đưa đi đào tạo nghiệp vụ dé bỗ nhiệm Thâm phán Quá trình tuyển dụng còn phải chú trọng đến khả năng đáp ứng với đặc thù nghề nghiệp mà họ sẽ phải đảm nhận Tuyên dụng phải được chú trọng mới đáp ứng với nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho tòa án Công tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ Thâm phán sau này nên phải tuân thủ đúng nguyên tắc và quy trình tuyên dụng phải khoa học, ưu tiên những người có học hàm, học vị cao vì đây là nguồn nhân lực có chất

lượng cao đáp ứng với đặc thù công việc của tòa án.

Trang 11

thời thâm phán cũng là một chức danh nhà nước trong hệ thống cơ quan tư pháp Theo từ điển tiếng Lào thì chức danh của cán bộ công chức là tên gọi thê hiện cấp bậc, quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi công chức Trong khoa học pháp lý thường sử dụng thuật ngữ chức danh tư pháp để chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tố tụng Theo đó “cbức danh tur pháp” là “tên gọi thể hiện vị trí chuyên môn, cấp bậc, chức năng đặc thù công việc của những người thường xuyên và trực tiếp tiễn hành hoạt động tư pháp.” Thâm phán là chức danh tư pháp thê hiện vị trí chuyên môn, cấp bậc, quyền

hạn nhiệm vụ trong hệ thống tòa án nhân dân các cấp Luật Tổ chức tòa án

nhân dân năm 1989 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định “Tham phán là người được bồ nhiệm theo quy định của pháp luật dé thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyên của Tòa án ” Như vậy khái niệm Tham phan dùng dé chỉ những người làm công việc xét xử chuyên nghiệp, được tuyển dụng, sử dụng theo một quy trình chặt

chẽ, làm việc thường xuyên trong cơ quan tòa án, thực hiện nhiệm vụ xét xử

nhân danh Nhà nước.

Xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật Các Mác đã khang định: “Déi với thẩm phan thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp Tham phan

có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dung vào từng trường hop

cá biệt, đúng như ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri Tham phán độc lập không thuộc về tôi cũng không thuộc về Chính phủ Thẩm phản xem xét hành động của tôi, trên cơ sở một đạo luật nhất định ” Áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp, ở đây không phải là cứng nhắc mà là một quá trình tư duy sáng tạo, phải huy động tong thé những hiểu biết cả về pháp luât và những hiểu biết tổng hợp về xã hội, con người để đưa ra phán quyết hợp với lẽ phải, sự công băng Xuất phát từ tính chất khó khăn

Trang 12

pháp luật quy định “khi tiến hành xét xử thầm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nguyên tắc này xác định trách nhiệm của thâm phán chỉ tuân

theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh, không bị tác động từ bên ngoài,

không bi tinh cảm cá nhân và quyền lợi riêng tư ảnh hưởng đến việc xét xử Thâm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của minh Thâm phán là người đại diện cho Nhà nước do vậy phán quyết của thầm phán thể hiện trực tiếp thái độ của nhà nước đối với các vụ án cụ thê, phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất của pháp luât, bản chất của nhà nước Ở đó con người tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, pháp luật vì con người, cho con người, dé cao quyền con người trở thành hiện thực Qua đó cho thay hoạt động xét xử của Tham phán có vai trò rất lon Trước hết là sự ôn định của trật tự pháp luật trong nước, việc giữ vững kỉ cương của xã hội,

sự tự do và an toàn của con người Việc xét xử nghiêm minh, đúng pháp

luật, đúng người, đúng tội không những có tác dụng trừng tri, giáo dục, cải

tạo các phần tử phạm tội mà còn góp phần ngăn chặn phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đối với nhà nước và xã hội.

Với vai trò là người trực tiếp áp dụng pháp luật, là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử của ngành tòa án Như vậy, một

người được tuyển chọn và dé được bé nhiệm vào chức danh thâm phán trước

tiên phải có đủ tiêu chuẩn như công chức nói chung, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù của Tham phan.

Hiểu một cách cu thé thì tuyển dụng là lựa chọn người để làm việc Với ý

nghĩa như vậy, bất kì một cơ quan, đơn vi nao có nhu cầu sử dụng nhân lực thì đều phải tiến hành hoạt động tuyển dụng Trong nền kinh tế thị trường việc phát trién nguồn nhân lực phải dựa vào hoạt động tuyển dụng Công tác

tuyên chọn nhân lực có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ

Trang 13

các quôc gia đêu coi công tác tuyên dụng nhân lực mang tâm chiên lược.

Tuyển dụng phải theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các ứng viên, như vậy mới đúng nghĩa là “tuyển” Trong phần lớn các lĩnh vực, số lượng việc làm được tạo ra thường ít hơn số lao động tìm việc Do vậy, khi có nhiều ứng viên tham gia tuyên dụng cho một vị trí việc làm có hạn sẽ khiến người tuyên dụng có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn, nếu thực hiện một cách công

băng sẽ lựa chọn người có trình độ chuyên môn cao nhât, xứng đáng nhât.

Tuyển dụng cán bộ, công chức là hoạt động của quản lý hành chính

Nhà nước, để lựa chọn một số người đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo

đức, phâm chất nghề nghiệp vào những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng và quyết định tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội, vì vậy việc tuyển dụng cán bộ công chức là chủ trương của Đảng và Nhà nước, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cán bộ công chức có đủ pham chất năng lực, tuyên dụng được nghiên cứu, xây dựng một cách nghiêm túc, chặt chẽ vì khi tuyển dụng phải có sự lựa chọn những con người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất thực sự để đảm nhiệm công việc, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyên.

Sử dụng cán bộ, công chức là quá trình sap xêp, bô trí nguôn nhân lựccủa tô chức vào các vi trí khác nhau trong tô chức Sử dụng nhân lực có thê

được hiéu là quá trình sắp xêp, bô trí nhân sự vào các vi tri công việc của tô

chức, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân sự nhằm đạt

Trang 14

Trong Bộ may Nhà nước, Tòa án nhân dân có một vi trí đặc biệt Tòa án

nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và

các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào Chỉ các tòa án này mới có quyền xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và các vụ việc pháp lý khác theo quy định của pháp luật thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Bằng hoạt động của mình Tòa án bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân pham của công dan Đồng thời thông qua hoạt động xét xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân ý thức pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm và các vi phạm.

Trong hoạt động xét xử của Tòa án, Tham phan là nhân tố hạt nhân, đối tượng quan trọng trong việc đổi mới Tòa án, tăng cường chất lượng xét xử của Tòa án Dù ở vị trí công tác nào chúng ta cũng có thé khang định rang Tham phán là một chức danh thực hiện nghề nghiệp đặc thù Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của một quốc gia Vì vậy cần phải có những quy định về tiêu chuẩn, đạo đức của người Tham phán Tiêu chuẩn đó cần được quy định rõ ràng, phù hợp với vị trí, trọng trách cao cả của Thâm phán trong xã hội và phải được công bố công khai để nhân dân tham gia giám sát, để tự mỗi người cân nhắc và quyết định trước khi bước vào nhận trọng trách của một Thâm phán Chính vì những ý nghĩa quan trọng như vậy nên công tác tuyển dụng, sử dụng Thâm phán càng được chú trọng đặc biệt bởi thông qua công

Trang 15

tác này Nhà nước mới có thê chọn lọc và sử dụng được những công dân ưu

tú, hội tụ đủ những điêu kiện đê đảm bảo cho công tác xét xử được công

bang, đúng pháp luật.

Như vậy có thể hiểu tuyển dụng, sử dụng Thâm phán là việc lựa chọn và sử dụng những công dân Lào có năng lực, phẩm chất, trình độ làm công

tác xét xử tại các cơ quan Tòa án và được thực hiện theo những quy định

chặt chẽ về điều kiện, phương thức Theo quy định của pháp luật Lào hiện hành thì công tác tuyên dung, sử dụng Thâm phán bao gồm:

- Điều kiện, thâm quyên tuyên dụng Tham phán - Thi tuyên, xét tuyên Tham phán

- Trình tự, thủ tục tuyển dụng Thâm phán - Tap sự

- Bồ trí, phân công công tác và chuyên ngạch (Ngạch là tên gọi thé hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thâm phán )

- Nâng ngạch

- Điều động, luận chuyền, biệt phái Thâm phán (Điều động là việc Thâm phán được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyên từ cơ quan, tô chức,

đơn vi

này đến làm việc ở cơ quan, tô chức, đơn vị khác; Luân chuyên là việc Tham phán được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bôi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của nhiệm vụ; Biệt phái là việc Tham phan của co quan

này được cử đên làm việc tai cơ quan khác theo yêu câu nhiệm vụ)

- Bô nhiệm, bô nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm Thâm phán (Bô nhiệm là việc

Thâm phán được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một

Trang 16

ngạch theo quy định của pháp luật; Miễn nhiệm là việc Thâm phán được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm; Từ chức là việc Thâm phán dé nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.)

- Đánh giá Thâm phán

Việc sử dụng Tham phán là việc bồ trí, sắp xếp khai thác hiệu quả kha năng đội ngũ Thâm phán đang công tác tại tòa án nhân dân các cấp Việc sử dụng đôi ngũ Thâm phán phải phù hợp với năng lực xét xử của họ Đề bạt cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc Trong dụng người có tài năng Kết hợp hài hòa giữa thành tích công tác với chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác.

1.1.2 Quản lý Tham phán tại CHDCND Lào

Hiện nay trong khoa học quản lý chưa đưa ra khái niệm quản lý nhà nước

đối Thâm phán Chính vì vậy, để dễ dàng tiếp cận và hiểu về vấn đề này,

phải đi từ các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước

Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là “7ổ chức và diéu khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định ” (Tr 772, Từ điền Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb khoa học Xã hội, Trung tâm Từ điển học Hà nội Việt nam 1994) Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học giải thích quản lý là: “7ác động có mục dich của chủ thé quan lý lên đối tượng quản lý Quản lý xuất hiện ở bat kỳ nơi nào, luc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người muc đích và nhiệm vụ cua quản ly là diéu khiển chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thông nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thông nhất, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước ” Còn đối với quản lý nhà nước Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật

Trang 17

học giải thích: quản lý nhà nước là: “7ác động của chủ thể mang quyên lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước Tất cả các cơ quan nhà nước déu lam chức năng quan lý nhà nước Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Nhà nước có thể trao quyên cho các tô chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiễn hành hoạt động quản lý nhà nước ” (Tr 95, 96 Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà nội, NXb Công an Nhân dân, Hà nội 1999)

Từ điển Bách khoa Lào định nghĩa “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thong có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội) bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định duy trì sự hoạt động

toi uu và bảo đảm thực hiện những chương trình mục tiêu của hệ thong do.” Ngoài những quan niệm trên về quan lý va quan lý nhà nước Một quan niệm chung nhất về quản lý được thừa nhận rộng rãi, đó là định nghĩa về quan lý của ngành điều khiển học “quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng dé cho hệ thong hay quá trính ấy vận động theo ý muon của người quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đã định trước” Các quan niệm trên tiếp cận giải thích quản lý, quản lý nhà nước ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, các quan niệm này có những điểm chung như sau: Hoạt động quản lý phải được con người, tổ chức do con người xây dựng nên tiến hành quản lý Hoạt động quản lý phải hướng tới mục tiêu nhất định Đối tượng quản lý là con người, một hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ,

thế giới tự nhiên Có thể nói rằng, quản lý là sự tác động lên một hệ thống

nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là một loại lao

động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn Quản lý được

Trang 18

phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũnglà một loại hoạt động lao động Như vậy quản lý xã hội không phải là sản

phẩm của sự phân chia quyền lực mà là sản pham của sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động chung của con người.

Quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước, phương tiện quản lý là pháp luật, đối tượng quản lý là các cá nhân, t6 chức Nghiên cứu về quản lý, quản lý nhà nước từ đó có thể hiểu quản lý nhà nước về Thâm phán là một lại hình quản lý nhà nước chuyên biệt có đối tượng là Thâm phán Khi tiến hành hoạt động quản lý đối với Thâm phán làm phát sinh các

môi quan hệ hành chính giữa cơ quan tòa án với cá nhân Thâm phán.

Trong mối quan hệ quản lý này bao gồm nhiều yếu tố cau thành như chủ thể quản lý, đối tượng quan lý, khách thé quản lý, mục tiêu quản ly và trong hoạt động quản ly Thâm phán một số yếu tố cần phải chú ý như: yếu tố con

người, yêu tô chính tri, yêu tô tô chức, yêu tô quyên lực, yêu tô văn hóa

Tóm lại, quan lý là sự tác động có mục dich của chủ thé quản lý đến các đối tượng quản lý Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó

và lúc đó có hoạt động chung của con người Mục tiêu và nhiệm vụ của quản

ly là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp với các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hành động thống nhất của tập thé dé hướng đến mục tiêu đã định trước Quản lý được thực hiện băng tổ chức và quyền uy nhằm đảm bảo sự phục tùng và tạo sự thống nhất trong

quản lý.

Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình cua xã hội và mọi hành vi hoạt động cua con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ

Trang 19

sở tiễn hành dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì sự 6n định và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, có thể hiểu quản lý Thâm phan là hoạt động quan trong, đảm bảo cho các chính sách, quy định của pháp luật về Tham phán được thực thi trên thực tế, bảo vệ và phát triển đội ngũ Tham phán Thông qua công tác quan lý Thâm phán các cơ quan có thầm quyền nắm được tình hình

đội ngũ Tham phan, những han chế còn tồn tại, nhu cầu tuyển dụng, đào tạo,

bồi dưỡng dé từ đó có quy hoạch, sử dụng hợp lý theo chức năng, yêu cầu của mỗi Tòa án và bộ máy Nhà nước nói chung Quản ly Tham phan được thể hiện qua việc:

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thâm phán

+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch Tham phán

+ Quy định ngạch, chức danh, mã số Thâm phan; mô tả, quy định vi trí việc

làm và cơ cau Tham phán.

+ Xác định số lượng và quản lý biên chế Tham phan + Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng Tham phan.

+ Tổ chức thực hiện chế độ dao tao, bồi dưỡng đối với Tham phan.

+ Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối

với Thâm phán.

+ Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với Tham phán + Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với Thâm phán.

+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ Thâm phán.

Trang 20

+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về Thâm phán.

+ Chỉ đạo, tô chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thâm phán

1.2 Vai trò của công tác tuyến dung, sử dụng, quản lý Tham phán của

CHDCND Lào.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh Người khăng định “Cán bộ là gốc của mọi việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém, “Có cán bộ tot thì việc gì cũng xong” (Tô Tử Hạ (1998), công chức và van đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, NXb Chính trị Quốc gia, Hà nội) Nhận định của Người về cán bộ, công chức đến nay vẫn nguyên tính thời sự, là kim chỉ nam cho hoạt động tuyên dung, sử dụng, quản ly

công chức nói chung của các cơ quan nhà nước Lào trong đó có tòa án

Vai trò của công tác tuyên dụng, sử dụng, quản lý Thâm phán trong việc thúc đây sự phát triển và định hướng cho hoạt động xét xử là không thé phủ

nhận Nhờ sự thừa nhận chính thức của pháp luật mà các hoạt động xét xử

phát sinh và cũng bằng chính pháp luật quy định về tuyên dung, sử dụng, quản lý mà Nhà nước xây dựng nên đội ngũ Thâm phán có chất lượng, đảm bảo cho hoạt động xét xử công bằng, minh bạch Công tác này có vai trò quan trọng, phản ánh mức độ chất lượng của đội ngũ Thâm phán, từ đó phản ánh chất lượng của hoạt động xét xử.

Vai trò của Nhà nước trong công tác này có ý nghĩa va tam quan trọng đặc biệt Điều này được thể hiện rất rõ nét trong thực tiễn phát triển của hệ thong Tòa án Lào những năm vừa qua Những thành tựu của công cuộc đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý nham nâng cao chất lượng Thâm phán đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử Đó là chủ trương đúng đắn, cần thiết, phù hợp với xu thế chung

Trang 21

trên thế giới và thực tiễn phát triển ở Lào Những kết quả đạt được trong thời gian qua về công tác tuyên dụng, sử dụng, quan lý Thâm phan là phù hop với ý đồ và lợi ích lâu dài, phương hướng của Lào về hoạt động tư pháp, đáp ứng được những mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện các chính sách của

Đảng và nhà nước, tạo dựng được những cơ sở quan trọng cho hoạt động xétxử trong tình hình mới.

Những kết quả có được là do nhiều yếu tố, trong đó phải ké đến vai trò của Nhà nước Nhà nước đề ra những tiêu chuẩn dé lựa chọn, b6 nhiệm những Thâm phán đạt yêu cầu, quản lý và sử dụng Thâm phán một cách hiệu quả là then chốt, điều kiện để cho các hoạt động xét xử được đảm bảo công bang, khách quan Vai trò của công tác tuyển dung, sử dụng, quan lý Thâm

phán đôi với hoạt động xét xử được thê hiện ở các khía cạnh sau:

- Thông qua công tác tuyên dụng Thâm phán, Nha nước tuyển chon được

những con người có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và đạo đức đảm bảo đảm đương được hoạt động nghề nghiệp đặc thù là xét xử Dựa vào tính chất,

chức năng, nhiệm vụ của Tham phan ma tiéu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng có những điểm đặc thù Day là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ Thâm phán do đó phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội dung tuyển

- Thông qua công tác sử dụng Tham phan, Nha nước lựa chon, bố trí, sử dụng đúng cán bộ sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức đó, là điều kiện dé Tham phán cống hiến, phát huy năng lực, đồng thời sẽ góp phan

ngăn chặn, đây lùi sự suy thoái vê tư tưởng chính tri, đạo đức, lôi sông.

- Thông qua công tác quản lý Tham phán, Nhà nước nắm được tình hình đội ngũ Tham phán, những hạn chế còn tôn tại, nhu cầu tuyên dụng dé từ đó có

Trang 22

quy hoạch, sử dụng hợp lý theo chức năng, yêu cầu của mỗi địa phương, mỗi

thời kì.

1.3 Nguyên tắc tuyến dụng, sử dụng, quản lý Tham phán tại CHDCND

Tuyển dung, sử dụng, quản lý Tham phán nói riêng, tuyển dụng, sử

dụng, quản lý cán bộ công chức nói chung là hoạt động quan trọng, đảm bảo

cho các chính sách, quy định pháp luật về cán bộ công chức được thực thi trên thực tế, bảo vệ và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Thông qua công tác quản lý, các cơ quan có thâm quyền năm được tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, những hạn chế còn tồn tại, nhu cầu tuyển dụng, dao tao, bồi dưỡng dé từ đó có quy hoạch, sử dung hop ly theo chức năng, yêu cầu của mỗi cơ quan, tô chức và bộ máy nhà nước nói chung Tuyển dụng, sử dụng, quản lý Thâm phán cũng như tuyển dụng, sử dụng, quản ly cán bộ, công chức được thê hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật, quy chế tòa án; lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ thắm phán, quy định chức danh và tiêu chuẩn, biên chế; tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng và phân cấp quan lý Thâm phán; ban hành quy chế thi tuyển, nâng ngạch; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ; chỉ đạo tô chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật; thực hiện việc thống kê, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định va chỉ đạo, t6 chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với Thâm phán v.v Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với nhà nước sé là những yếu tổ quan trọng trong việc thiết lập các nguyên tắc cơ bản dé tuyên dụng, sử

dụng, quản lý Thâm phán nói riêng, cán bộ công chức nói chung Đó là:

a Nguyên tắc tuyển dụng, sử dung, quản lý Tham phán phải đặt dưới sự

lãnh đạo cua Đảng.

Trang 23

Tuyển dụng, sử dụng, quản lý Tham phán phải dựa trên những quan điểm tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vu của thời kì day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước lên chủ nghĩa xã hội Công tác cán bộ được đổi mới có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu đó Mặt khác quá trình đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng bảo vệ tô quốc là môi trường thực tiễn dé rèn luyện, tuyên chọn va

đào tạo Thâm phan nâng cao kiên thức, năng lực của minh.

Quán triệt quan điêm giai cap công nhân của Dang phát triên truyén

thông yêu nước và đoàn kêt dân tộc.

Gan việc xây dựng đội ngũ Thâm phan với xây dựng tô chức va đôimới, cơ chê chính sách

Nâng cao trình độ dân trí dé tuyén chọn, giáo duc, bồi dưỡng Tham

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác quản ly Tham phán va quan lý đội ngũ cán bộ công chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tô chức thành viên trong hệ thống chính trị.

b Nguyên tắc tuyển dung, sử dung, quản ly thẩm phán phải lựa chọn người có năng lực, trình độ Đặc biệt chú trọng tuyển dụng người có tài năng không phân biệt giói tính, thành phân giai cấp dân tộc.

tuyên dụng, sử dung, quan ly Thâm phán là tuyển dụng, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực đặc biệt.

Thâm phán làm việc trong hệ thống cơ quan tòa án là một lực lượng

lao động đặc biệt trong xã hội, chuyên thực hiện công việc xét xử các vụ án

hình sự, dân sự, lao động, thương mại Do đặc thù công việc nên khi tuyên

Trang 24

dụng thâm phán nhà nước phải đặc biệt chú trọng đến trình độ, năng lực làm việc của họ Việc tuyển dụng phải thông qua hình thức thi tuyển là chủ yếu Trước khi thi tuyển cơ quan tòa án phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng công khai về thời gian thi tuyén,diéu kiện

dự thi tuyến Thông qua việc thu và xét duyệt hồ sơ bước đầu đã lựa chọn

được những người có đủ tiêu chuẩn để dự thi tuyên Sau khi thi tuyển cơ

quan tòa án lựa chọn được người có trình độ vào làm việc ở tòa an và những

người này được đưa đi đào tạo nghề thầm phán, sau đó được bồ nhiệm thâm phán, từ đó họ trực tiếp thực hiện hoạt động xét xử nhân danh nhà nước dé tuyên án đối với một kẻ có tội hoặc phán quyết một tranh chấp xảy ra trong

lĩnh vực thương mại, lao động, dân sự Ngoài ra trong những trường hợp

đặc biệt những người có tài năng không phải dự thi tuyên, được đặc cách xét tuyên dụng và được đưa đi đào tạo nghề thâm phán.

- Sử dụng, quản lý đội ngũ thấm phán trong hệ thống co quan tòa án phải tuân thủ những nguyên tắc do pháp luật quy định luật quy định đó là:

+ Công băng, bình đăng cho tất cả mọi người đối với nền công vụ bao gồm cả vấn đề dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, đảng phái, giới tính.

+ Cơ hội việc làm như nhau, cả về điều kiện.

+ Đánh giá tuyên chọn dựa vào tiêu chí chứ không dựa vào con người

+ Tiền lương phải được xác định trên cơ sở công việc, phải bình đăng+ Thâm phán không chỉ đơn thuần là người làm công cho nhà nước mà còn

thay mặt Nhà nước đưa ra các bản án, quyết định có hiệu lực, ảnh hưởng

trực tiếp tới quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức Vì vậy các quy tắc, quy chế công vu không phải nhằm điều tiết mối quan hệ giữa người lao động mà nhằm bảo vệ người thâm phán khi thực thi vai trò xã hội hội đặc biệt của họ và đồng thời xác định những tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ.

Trang 25

c Nguyên tắc tuyển dung, sử dụng, quản lý thẩm phan gắn với quy hoạch nhân sự và yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

- Nguyên tắc này giúp tòa án tuyển dụng, đào tạo thâm phán phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội Đồng thời tạo nên đội ngũ thầm phán có pham chất, trình độ, năng lực SỐ lượng phù hợp với biên chế đã được tính toán, trù

liệu từ trước - Nguyên tắc tương xứng với yêu câu công việc

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi khi lựa chọn, bồ trí và sử dụng Tham phan phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiện hiện có của người Thâm phán có đáp ứng được yêu cầu công việc không Chỉ khi có sự tương

xứng với yêu câu công việc thì Thâm phán mới thực thi công vụ có hiệu quả.

Tuyển dụng, sử dụng, quản lý Tham phán là nhằm phát triển đội ngũ Thâm phán đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước và quản lý xã hội Tuyên dụng, sử dụng, quản lý thâm phán phải luôn gắn liên với đào tạo, bồi dưỡng, tạo cơ hội để thâm phán được thăng tiễn theo chức nghiệp, công trạng.

d Nguyên tac được hưởng các chê độ đãi ngộ tương xứng với công việc mà

thấm phán dang đảm trách

Quan hệ lao động giữa cơ quan tòa án và thầm phán là mối quan hệ đặc biệt Tính chất đặc biệt của quan hệ này do chính bản chất của hoạt động xét xử

các vụ án do tòa án thực hiện quyết định Người thấm phán với tư cách là

công chức trong cơ quan tòa án, chịu sự phân công của chánh án thực hiệnhoạt động xét xử và khi xét xử thì phải độc lập tuân theo pháp luật bên cạnh

đó chánh án còn là người làm nhiệm vụ quản lý đảm bảo các chế độ đãi ngộ cho người thâm phán như lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm Đặc biệt là lương của thẩm phán Tham phán

được hưởng lương theo ngạch, bậc phù hợp với thâm niên công tác, thành

tích trong công tác Chính các chế độ đãi ngộ của nhà nước làm cho thâm

Trang 26

phán gan bó với co quan, yên tam thực hiện hoạt động xét xử va không chịu sự chi phối của bất kỳ chủ thé trong qua trình xét xử, xứng đáng với sự tin

tưởng của nhân dân.

quan hệ rất phức tạp đòi hỏi phải được điều tiết bằng pháp luật Nếu các quan hệ đó không được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc mang tính pháp lý, công khai, thống nhất, bình dang thì không thé điều hành hoạt động các cơ quan Nhà nước Mặt khác nhiều quy tắc, quy chế được ban hành nhằm bảo vệ tối đa mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Tham phán như chế độ phúc lợi điều đó nhằm làm cho Thâm phán trung thành với Nhà nước hơn Tính hai mặt trong mối quan hệ Thâm phán với Nhà nước đòi hỏi phải thiết lập luật công vụ một cách cụ thể.

Ð Nguyên tắc khách quan, công bằng

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý Thâm phán phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc, căn cứ vào hệ thống văn bản của Nhà nước hoặc của cơ quan có thâm quyền ban hành Tiêu chuẩn, chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá được coi là những căn cứ chính dé bố trí, sắp xếp Thâm phán Nguyên tắc khách quan, công bằng giúp loại trừ yếu tố chủ quan, cảm tính hay thiên vị trong công tác bố trí và sử dụng Thâm phán như lựa chọn, sắp xếp những người không đủ tiêu chuẩn vào chức danh Thâm phán, ưu tiên người nhà, người có hành vi hối lộ

e Nguyên tắc tập trung dân chủ

Trong tuyên dụng, sử dụng, quản lý Tham phán phải chú ý tới hai mặt tập trung và dân chủ của nguyên tắc này Tính tập trung thể hiện ở việc cấp trên có quyền hạn và trách nhiệm tham gia vào việc lựa chọn, phê chuẩn, bổ nhiệm, quản lý, điều động Tham phán trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật Tinh dân chủ thé hiện ở tính công khai, tính tập

Trang 27

thé như tổ chức lay ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người nhiều bộ phận

hay ở việc tiên hành bâu cử người lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ góp phan day lùi bệnh thành tích, quan liêu cũng như nguy cơ chuyên quyên, độc đoán trong công tác cán bộ, tạo điều kiện lựa chọn được cán bộ đúng tiêu chuẩn, có phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt công tác được giao.

Nguyên tắc dam bảo cơ cau hợp lý giữa các nhóm cán bộ

Nguyên tắc này đỏi hỏi trong lựa chọn, bồ trí, sử dung Thâm phán cần kết hợp tốt để có cơ cấu hop lý giữa người già và người trẻ, người tại dia phương và người nơi khác tới, giữa nam và nữ Nguyên tắc này có vai trò rất lớn trong việc phát huy sức mạnh của tập thé, của tổ chức nhờ việc bố sung cho nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn nghiệp

vụ của các chủ thê khác nhau.

Việc tuyên dụng, sử dụng, quản lý Tham phán là khâu rất quan trọng vì Thâm phán quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác xét xử, do vậy trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Lào đã hết sức chú trọng đến van dé này và coi đó là nhiệm vụ hang đầu trong quá trình đổi

mới, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử hiện nay Việc tuyển dụng, sử

dụng, quản lý Thâm phán không được thực hiện một cách tùy tiện theo cảm

tính, chủ quan mà phải dựa trên những căn cứ khoa học Trong công tác can

bộ phải coi trọng cả đức và tài, đức là sốc Việc tuyên dụng, sử dụng, quản

lý Tham phán phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện đặc thù.

Trang 28

CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VE TUYỂN DUNG, SỬ DUNG, QUAN LÝ, THAM PHAN CUA CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN

LAO VA THUC TIEN AP DUNG

2.1 Các quy định pháp luật về tuyến dung, sử dung, quan lý tham phan

tại nước CHDCND Lào

2.1.1 Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn tuyển dụng Tham phán Thâm phán theo quy định của pháp luật là công chức của tòa án ĐỀ trở thành thâm phán công dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn do pháp luật quy định Các quy định về tiêu chuẩn thâm phán giúp cơ quan tòa án lựa chọn được những công dân có trình độ, năng lực, phẩm chất đặc biệt là năng lực xét xử các vụ án Có như vậy, sau khi được tuyên chọn và được đào tạo trở thành thấm phán mới hoàn thành nhiệm vụ xét xử, đảm bảo công lý cho xã hội Một xã hội được đánh giá văn minh, tiễn bộ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tiễn bộ, trong đó có phần đóng góp thông qua chất lượng xét xử của thâm phán Do tính chất công việc đặc thù như vậy, nên pháp luật quy

định rất chặt chẽ tiêu chuẩn tuyên chọn người đủ tiêu chuẩn dé đào tạo thẳm

Theo Quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quy chế công chức tòa án số 0132/TV năm 2013 thì công chức tòa án gồm có: Tham phán, trợ lý Thâm phán và thư kí phiên tòa.

Tham phán là người có đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm từ Ủy ban thường vụ Quốc hội dé làm nhiệm vụ xét xử Chỉ có thẩm phán được bé nhiệm theo pháp luật mới có quyền xét xử vụ án.

Trợ lý thâm phán do Chánh án tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, có trách nhiệm giúp việc cho Tham phán, chịu sự phân công của Tham phán.

Trang 29

Thư kí phiên tòa do Chánh án tòa án nhân dân tôi cao bô nhiệm và làmviệc theo sự phân công của Thâm phán.

Văn bản pháp luật trên quy định chung về tiêu chuẩn chung của các chức danh tư pháp Trong các tiêu chuẩn chung đó, có nhưng quy định về tiêu chuẩn riêng đối với thâm phán Cu thé, để tuyên dụng một người trỏ thành thâm phán phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau theo (Kh2, D6 nhiệm vụ quyền hạn của công chức tòa án, Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy chế công chức tòa án 4/12/2013)

+ Là công dân Lào từ đủ hai mươi lam tuổi trở lên.

+ Có bản lĩnh chính tri rõ ràng, có ý thức kỉ luật cao, có khả năng nhìn nhận

cuộc sống xã hội nhạy bén (Phân biệt được bạn — thù; Không nhẹ da cả tin; Không nghe lời xuyên tạc của đương sự và những người khác; Biết giữ bí mật chuyên môn nghề nghiệp)

+ Có đạo đức cách mạng tốt, trung thành, thăng than, tuân thủ pháp luật, gương mẫu thực hiện pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh, cương quyết chống tiêu cực, tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Có tầm nhìn sâu sắc, khách quan toàn diện, không thiên vị, biết nghiên cứu phân tích các chứng cứ, có ý thức, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê

bình, bảo vệ công lý.

+ Có bang cấp cử nhân Luật trở lên và đã học qua lớp bồi dưỡng về chuyên

môn Tham phán, có băng chứng nhận về chính tri lý luận sơ cấp trở lên + Tham nhuan đường lỗi chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước về phần trách nhiệm của mình.

+ Biết sử dụng máy vi tính, thành thạo tin học văn phòng + Có trình độ ngoại ngữ từ trung cấp trở lên

Trang 30

+ Có sức khỏe tốt.

Ngoài những quy định chung đối với các chức danh tư pháp trong đó có thâm phán thì văn bản pháp luật nay còn quy định tiêu chuẩn tuyển chọn đối với thư ký của tòa án, đây chính là nguồn đào tạo thấm phán của tòa án Đối

với những người làm thư ký của tòa 4n được nhà nước chú trong trong khâu

đào tạo nghề thâm phán, vì họ đang là công chức của tòa án, hàng ngày công việc của họ liên quan trực tiếp đến công tác xét xử, khi đưa họ đi đào tạo nghé thấm phan thời gian đào tạo sẽ ngăn hơn, họ sẽ nam bắt được nghề nghiệp xét xử thuận lợi hơn, so với những người được tuyên dụng từ bên ngoài Tiêu chuẩn của thư ký tòa án gồm:

+ Là công chức chính thức từ đủ hai năm trở lên

+ Được học qua lớp bồi dưỡng chuyên môn thư kí phiên tòa và qua thi tuyên Nếu thi đỗ mới được đề nghị bổ nhiệm làm thư kí phiên tòa và xếp vào cấp một, bậc một, làm thư kí phiên tòa cấp khu vực Riêng thư kí phiên tòa tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phó, và thư kí tòa án nhân dân tối cao phải dựa theo khả năng thực tiễn, có khả năng làm việc cụ thé mới được chánh án tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm làm thư kí phiên tòa thông qua sự đồng ý của Hội đồng thâm phán.

- Trợ lý thâm phán cũng là nguồn quan trong dé cơ quan tòa án đào tạo dé thành thâm phán, cũng giống như thu ký tòa án, việc đưa trợ lý thâm phán đi đào tạo thầm phán có lợi thế hơn rất nhiều vì họ đã quen với công việc xét xử, không phải dao tạo kéo dài thời gian và rút ngắn thời gian tập sự Nhanh chóng đáp ứng với hoạt động xét xử các vụ án Tiêu chuẩn đối với trợ lý Thâm phán:

+ Là công chức chính thức và làm công tác vê ngành tòa án ít nhât ba năm

trở lên.

Trang 31

+ Được học qua lớp bồi dưỡng về giúp việc Thâm phán và phải qua thi tuyên lên chức danh Tham phán Nếu thi tuyển đỗ mới được đề nghị bổ

nhiệm Thâm phán và xêp vào câp một, bậc ba

+ Nếu đủ ba năm trở lên làm trợ lý Thâm phán phải qua kiểm tra, đánh giá

kết quả công việc đã giao, nếu đủ năng lực về việc xét xử mới được đề nghị

bổ nhiệm làm thấm phán Nếu qua kiểm tra, đánh giá không đủ điều kiện phải gia hạn thêm hai năm nữa, nếu đủ năm năm rồi vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn thì chuyên đi làm việc khác không thuộc lĩnh vực này.

- Tiêu chuẩn riêng đối với Thâm phan:(D11, kh 4, Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy chế công chức tòa án 4/12/2013)

+ Là công chức chính thức và được học qua lớp bồi dưỡng về chuyên môn trợ lý Thâm phán và làm việc giúp việc thâm phán từ ba năm trở lên.

+ Thông qua kiểm tra, đánh giá trong thực hiện nhiệm vụ nếu có điều kiện

day đủ mới được dé nghị làm Tham phán cấp một, bậc bốn và có quyền xét xử sơ thấm khu vực Những người có bang tốt nghiệp thạc sỹ luật được xếp vào cấp hai, bậc hai và những người có bằng tốt nghiệp tiến sĩ luật xếp vào cấp ba, bậc hai.

+ Tham phán cấp một bậc sáu trở lên mới có quyền xét xử tòa án cấp tỉnh, thành phố

+ Thâm phán cấp một bậc tám mới có quyền xét xử tòa án cấp mién.

+ Thâm phán cấp hai bậc sáu mới có quyền xét xử tòa án nhân dân tối cao Như vậy, dé được tuyên chọn làm thư ký, trợ lý thẩm phán và thâm phán thi trước tiên người đó cần phải là người có quốc tịch Lào, lòng yêu nước và phẩm chất chính trị, dao đức Tham phán là những người duy nhất trực tiếp

thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyêt những công việc việc

Trang 32

thuộc thâm quyền của Tòa án Chính vì vậy, Thâm phán phải có sự am hiểu chuyên sâu về pháp luật tố tụng hình sự, t6 tung dan su, t6 tung hanh chinh (luật hình thức) và luật nội dung, trên cơ sở đó ra phán quyết chính xác, khách quan, phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, phù hợp với quy định của pháp luật Hoạt động xét xử của thâm phán đòi hỏi luôn phải có chất lượng cao đem lại tự do, công lý cho xã hội Yêu cầu này được phản ánh trong các quy định chặt chẽ của pháp luật về tiêu chuẩn kiến thức pháp luật, phẩm chất chính trị, đạo đức năng lực Trên cơ sở đó nhà nước mới tuyên chọn được những người có đủ tiêu chuẩn dé tuyên dụng vào các chức danh tư pháp (Thư ký, Trợ lý thâm phán) là nguồn dé đào tạo nghiệp vụ xét xử để bổ nhiệm Tham phán sau nay Thâm phán ngoài những kiến thức đã

được trang bị ở trình độ cử nhân chuyên ngành luật do các trường Đại học

Luật trong nước đào tạo, cấp bằng cử nhân luật Bên cạnh đó, những người được đào tạo luật ở nước ngoài khi tốt nghiệp thì bằng tốt nghiệp đó phải được công nhận theo quy định của cơ quan nhà nước có thâm quyền của Lào thì mới được thi tuyển và nếu đỗ trong kỳ thi tuyển mới được tuyển dụng Sau đó họ còn phải qua một thời gian đào tạo về nghiệp vụ xét xử, tốt nghiệp mới được cấp chứng chỉ về nghiệp vụ xét xử Đây là, những tiêu chuẩn buộc

họ phải có mới được bô nhiệm Thâm phán.

Như vậy, Tham phán là người xét xử chuyên nghiệp, có thẩm quyền đưa ra những phán quyết có tính chất quyết định đến nội dung của từng loại bản án Do đó, ngoài tiêu chuẩn do pháp luật quy định, Tham phán còn thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công tác xét xử vụ án ngày càng phức tạp Yêu cầu đối với người được tuyển dụng vào làm thâm phán ngoài những tiêu chuẩn chung phải có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác

xét xử và có sức khỏe dé đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trang 33

Thời gian làm công tác pháp luật là một yếu tố quan trong cũng với các tiêu

chuẩn khác do luật định dé cơ quan tòa án mở rộng phạm vi tuyển chọn

những người làm công tác pháp luật khác thay vì chỉ tuyển chọn trong phạm vi hẹp là thư ký, trợ lý thâm phán Có mở rộng, nguồn tuyển chọn như vậy mới tạo ra được nguồn tuyển chọn phong phú đáp ứng với việc tuyên chọn người có năng lực phẩm chất đáp ứng nhu cầu về năng lực, trình độ vào đội ngũ biên chế thâm phán đảm bảo về số lượng và chất lượng Thời gian công tác liên quan đến pháp luật ké từ khi được xếp vào một ngạch công chức thâm tra viên, chấp hành viên, chuyên viên, nghiên cứu viên pháp lý, điều tra viên, kiểm sát viên, công chứng viên, thanh tra viên, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật, hội thấm, luật sư đều được coi là thời gian công

tác pháp luật.

Theo quy định của luật người được bố nhiệm Tham phán phải có năng lực xét xử tức là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án của tòa án nơi người Thâm phán công tác Giọng nói, ngoại hình cũng được

chú trọng đôi với người được bô nhiệm Thâm phán.

Trong trường hợp một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

đang bi xem xét xử lý kỉ luật nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người hoa, gc cơ quan, t6 chức có thẩm quyền thì chưa có đủ điều kiện dé có thé được đề nghị tuyển chọn và bố nhiệm làm Tham phán.

Như vậy, người Thâm phán ngoài việc phải có những kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng họ cần phải có những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực, có lý có tình Những yếu tô đó giúp người Thâm phán khi phán quyết về nội dung vụ án vừa đảm

bảo đúng pháp luật, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng tình cảm của nhân

dân Bản án chỉ thực sự có tính thuyết phục khi người Thâm phán đáp ứng

những yêu câu trên Những hiêu biết sâu rộng về mặt xã hội cho phép người

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN