1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân

293 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 293
Dung lượng 66,38 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYÊN NHÂN

LY HÔN CỦA PHỤ NỮ QUA NGHIÊN CUU HO SO

TOA AN NHAN DAN

(Sach chuyén khao)

Trang 2

MÃ SỐ: TPC/K - 16 - 01

Trang 3

TS PHAN THỊ LUYEN

NGUYÊN NHÁN

LY HÔN CỦA PHỤ NỮ

QUA NGHIÊN CUU HO SO TOA AN NHAN DAN

(Sách chuyên khao)

TRUNG TAM THONG TIN THU VIENTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI PHÒNG MƯỢN A 4 3 _

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Van đề gia đình duoc tiếp cận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Xã hội học tiếp cận và nghiên cứu gia đình với vai trò là một thiết chế xã hội cơ bản Tuy nhiên trong thời gian qua, thiết chế gia dinh da biến đổi do tác động của quá trình toàn câu hoá làm gia tăng hiện tượng sống độc thân, sống ly thân, ly hôn, phá vỡ tính 6n định cua gia đình Với vai

trò là nền tảng của sự phát triển xã hội, với vị trí vừa là động

lực vừa là mục tiêu góp phan giải phóng phụ nữ, thực hiện

dan chu và bình dang xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh, việc nghiền cứu gia dinh dã và đang dat ra như một tất yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển dat nước của Dang và Nhà nước ta.

Hôn nhân là một trong những mối quan hệ cơ bản của gia dình, nhưng mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng tích cực và theo mong muốn của vO va

chong Su tan vỡ cua gia đình là một hiện tượng thực té của

xã hội mà xã hội học phải nghiền cứu Ly hôn được nhìn nhận

theo hai mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực ở chỗ khi cặp

vợ chông sau một thời gian chung sống rơi vào tình trạng mâu

thuẫn, cuộc sống không thê tôn tại một cách ôn dinh và hạnh

Trang 5

phúc thì sự ly hôn là cần thiết để giải phóng cho cả hai người.

Do vậy, dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở dé tòa

án và các bên đương sự giải quyết van dé ly hôn một cách hợp

lý, hợp tình Tuy nhiên, van dé ly hôn của các cặp vợ chồng vì những nguyên nhân khác nhau không chỉ ảnh hưởng dến sự phát triển chung của xã hội mà còn làm tồn hại trực tiếp đến các cá nhân Ly hôn là sự ly tán gia đình, vợ chồng mỗi người

một ngả, con chỉ có thể sống với cha hoặc mẹ Nó gây ra

những ton thương về mặt tình cảm và tốn thất về kinh tế, đặc

biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.

Ly hôn không phải là một chủ đề mới, nhưng là một vẫn đề phức tạp đòi hỏi quá trình nghiên cứu lâu dài và tiếp cận từ

nhiều góc độ khác nhau Phụ nữ là nguyên đơn trong các vụ ly

hôn chiếm tỉ lệ cao Nghiên cứu về nguyên nhân ly hôn, đặc

biệt là của phụ nữ, có ý nghĩa quan trọng nhằm củng có và xây dựng các giá trị chuẩn mực, duy trì thiết chế gia đình.

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các thành tựu và kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là qua nghiên cứu hồ sơ dân sự sơ thầm về các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận ở Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010, tác giả làm sáng tỏ các yếu tổ tác động đến van dé ly hôn và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trầm trọng

Trang 6

trong cuộc sông hôn nhân thúc day người phụ nữ ly hôn Với mong muốn đó, tác giả phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp

xuat bản cuốn: “Nguyén nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hô sơ tòa án nhân dân” Tác gia hy vọng, cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích, cần thiết cho việc tham khảo, học tập và nghiên cứu xã hội học gia đình, xã hội học về giới va xã hội

học pháp luật cũng như bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực hôn

nhan và gia đình.

Mặc dù tác giả đã cô găng, nhưng cuôn sách không tránh

khỏi thiêu sót và hạn chê nhât định Tác giả mong được ban

đọc cho ý kiên nhận xét, góp ý dé có thê hoàn thiện hơn tronglần xuât bản sau.

Xin tran trọng giới thiệu cùng ban đọc!

Hà Nói, tháng 0Ì năm 2016 TÁC GIÁ

Trang 7

Chương I

MOT SO VAN DE CƠ BAN VE LY HON

I KHÁI NIEM

1 Khai niém ly hon

Từ khi xã hội loài người hình thành khái niệm gia đình,

khái niệm ly hôn cũng được đề cập đến và là bộ phận không thể tách rời của quan hệ hôn nhân gia đình Theo quan điểm

của chủ nghĩa Mác - Lénin, hôn nhân là một hiện tượng xã hội

mang tính giai cấp, nó có quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển và có thé tan rã Ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân nhưng nó không thể thiểu được khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ và là giải pháp cần thiết cho cả hai vợ chồng Ở những xã hội mà

hôn nhân phục vụ lợi ích nhóm thân tộc, các cá nhân không đòi

hỏi nhiều cho hạnh phúc riêng bản thân, khó ly hôn Trong xã

hội phương Tây hiện đại, người ta coi hôn nhân là chuyện riêng

của hai cá nhân và có lợi cho cả hai bên Người ta nhấn mạnh sự thoả mãn về tình cảm và tính dục chứ không phải con cái Người ta ky vọng nhiều hơn và cao hơn ở nhau, với những kỳ

Trang 8

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ TAND

vọng khó thực hiện hơn, nên dễ thất vọng hơn Vì thế cuộc hôn nhân dé tan vỡ [18, tr.138] Thông thường hôn nhân là quan hệ gắn bó lâu dài giữa vợ và chồng bởi nó được xây dựng

trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam, nữ Nó nhăm

thoả mãn nhu cầu tình cảm và các nhu cầu khác trong đời sống

gia đình Tuy nhiên, trong thời gian chung sông, do tác động từ

nhiều yếu tố, vợ và chồng phát sinh những mâu thuẫn.

Mục đích hôn nhân không đạt được, cả hai hoặc người vợ hay

chồng không thể tiếp tục sống chung Họ có thé châm dứt quan hệ vợ chồng băng việc ly hôn theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân băng việc

ly hôn là ý chí của vợ và chồng hoặc một bên, trừ những trường hợp đặc biệt.

Xét dưới khía cạnh luật pháp, “Ly hôn là việc chấm

dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án” (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Tuy nhiên, từ xưa tới nay đôi với mỗi người, hôn nhân

có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó là một sự kiện trọng đại' Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cau tòa án giải quyết ly hôn khi

một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận

thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình

do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hướng nghiêm trọng dén tính mạng, sức

Trang 9

Chương I Một sé vấn dé cơ bản về ly hôn

dánh dấu sự trưởng thành của các cá nhân, trao cho các cá

nhân những vị thế xã hội mới, vị thế là vợ, chong, cha,

mẹ Bước vào hôn nhân các cá nhân mới có quyên tự do tính dục, sinh con đó cũng là một chỗ dựa vững chắc cho

các cá nhân lúc tuổi già, vì thé mà người xưa có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” Hôn nhân truyền thống của người

Việt Nam không đơn thuần là của hai cá nhân mà nó là

quan hệ giữa hai gia tộc Dối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ thiêng liêng và duy nhất để duy trì dòng dõi và phát triển nguôn nhân lực.

Do đó lý tưởng nhất là kết hôn một lần và cuộc hôn nhân kéo dài suốt đời Để cho hôn nhân của hai vợ chồng đời đời

bên vững, khi cưới người xưa thường có tục trao cho nhau năm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyễn gắn

bó với quê hương, gói muối là lời chúc cho tình nghĩa vợ chồng mặn mà chung thuý và lời chúc cho cặp vợ chông mới cưới là “đâu bạc răng long” Đặc biệt, khi hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu và trong bối cảnh hôn nhân một vợ một chồng người ta càng kỳ vọng vào hôn nhân bên vững.

Như vậy, ly hôn trái ngược hăn với kết hôn Nó là sự thât bại của hôn nhân, sự tan vỡ của các kỳ vọng, mong đợi

và cho thay mục đích hôn nhân không đạt được Nó gây đau

khô cho hau hết các đương sự “Chăng hạn nhà nghiên cứu

Trang 10

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ TAND

người Mỹ Robert Weiss đã phỏng vấn hàng loạt nam nữ ly

hôn và thấy rằng về mặt tâm lý và xã hội, ly hôn gây dau khổ cho cả hai giới Chỉ một tỉ lệ nhỏ những người được hỏi có cảm giác thoái mái vì được tự do và có khả năng sống

theo ý mình Trong phân lớn các trường hợp, sự tôn trọng và ưa thích mà một cặp vợ chồng vẫn có với nhau đã mất đi

trước khi họ ly thân Thay vào đó là sự thù địch và bat tín.

Những cuộc cãi cọ thường rất gay gắt Các cặp vợ chồng

nếm trải cái mà Weiss gọi là “sự trầm cảm chia lìa” Việc

nguol vo (chong) cũ đột ngột không cùng sống nữa tạo nên cảm giác lo âu và hoảng loạn Sau một thời gian nào đó, cả

nội đau khổ lẫn sự thoái mái nhường chỗ cho những cảm giác cô độc Những người ly hôn cảm thấy mình đã lìa bỏ

cái thế giới gia đình yên ôn mà nhiều người khác, dù có mọi van dé, vẫn đang sống yên én trong đó (Anthony Giddens,

1989)”[18, tr.146] Ly hôn là cân thiết khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ để giải phóng cho vợ chồng, các con

và các thành viên trong gia đình thoát khỏi mâu thuẫn, bế

tắc trong cuộc sống chung.

2 Khái niệm nguyên nhân ly hôn

Nguyên nhân được hiểu là một hiện tượng A mà tác

động của nó gây nên, làm biến đổi hay kéo theo sau một hiện

tượng khác - hiện tượng B Nguyên nhân là sự tương tác giữa

Trang 11

Chuong I Một số van dé cơ bin về ly hôn

Các mat trong mot sự vat hoặc giữa các sự vat với nhau gây

ra những biển đói nhất định |12, tr.246].

Nguyên nhân ly hôn là những sự việc, hiện tượng tác

động đến hôn nhân làm cho hôn nhân tan vỡ [45, tr.270].

Theo một chuyên gia nghiên cứu vé gia đình và ly hôn

thì các phân tích chưa bao giờ nhất trí với nhau về ý nghĩa

của cái gọi là “nguyên nhân ly hôn” Người ta chia hau hết

những lời đáp cho câu hỏi: “Nguyên nhân ly hôn là gì?”

thành ba loại:

Một là, những căn cứ mà các ông chồng, bà vợ khăng

định khi nộp đơn ly hôn.

Hai la, lý do mà họ đưa ra khi được hỏi vi sao họ ly hôn.

Ba là, những nguyên nhân rộng lớn hơn, mang tính chất vĩ mô, gây ra những biến đổi trong ly hôn (như sự gia tăng tỉ

lệ phụ nữ trong lực lượng lao động hay sự suy giảm đạo đứcgiới tính) [77, tr.6].

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiểu nguyên nhân ly

hồn là “những lời đáp mà những người ly hôn đưa ra cho

những câu hỏi trực tiếp về nguyên nhân gây ra khó khăn trong

hôn nhân của họ” [83, tr.355] Nói cách khác, nguyên nhân ly

hôn chính là những lời lên án mà các ông chong, bà vo đưa ra

khi nhà nghiên cứu hỏi vì sao họ ly hôn Đó là những lời phàn

Trang 12

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiền cứu hồ sơ TAND

nàn của họ về vợ hay chồng của mình Nó bao quát hầu hết các khía cạnh trong toàn bộ cuộc sông của họ Ví dụ, những người vợ Mỹ ma William J Goode phỏng van coi nguyên

nhân ly hôn là: chồng không hỗ trợ vợ, độc đoán, nghiện

rượu, có vấn đề về nhân cách, bất đồng về chi tiêu, ngoại

tình [83, tr.355] Trong cuốn sách này, chúng tôi hiểu

nguyên nhân ly hôn “là những điều mà người ta phan nàn về vợ - chồng mình, thúc đây họ ly hôn”.

Mở đầu tiểu thuyết “Anna Karenina”, nhà văn Nga Lev Tolstoy viết: “Tat cả những gia đình hạnh phúc đều rất giống

nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo cách riêng của mình, nên khác với gia đình khác” Chính theo ý đó, ở Việt Nam người xưa có câu “mdi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, do vậy có bao nhiêu cặp vợ chông ra toà ly hôn thì có bay nhiêu hoàn cảnh khác nhau và có bang đó các nguyên nhân Ở nước ta hiện nay, các nguyên nhân ly hôn chịu sự tác động của hiện tượng sau: bạo lực gia đình, vợ hoặc chồng ngoại tình, vợ chồng tính tình không hợp, do một bên không

có khả năng sinh con hoặc không có con trai, kinh tế khó khăn, vợ hoặc chồng phạm tdi

3 Khái niệm nguyên nhân ly hôn của người phụ nữ Phụ nữ là một nhóm xã hội xét theo phân hệ cơ cầu nhân

khâu - giới tính, là khách thê nghiên cứu của các môn học như

Trang 13

Chirong L Một số van dé cơ ban về ly hôn

phụ nữ học, xã hội học về giới Dia vị đặc thù của phụ nữ

xuat phát từ chỗ: trong khi tham gia bình đăng với nam ĐIỚI vào sản xuất xã hội, phụ nữ còn phải thực hiện chức năng quan trọng liên quan đến vai trò làm mẹ và làm vợ Diéu này cho phép tách riêng phụ nữ thành một bộ phận dân số dac

biệt, lay dac trưng giới tính làm cơ sở dé phân chia.

Theo tác giả: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ là những

su việc, hiện tong tác dong dén quan hệ hôn nhân của ngườiphụ nữ và làm cho cuộc hôn nhân đó tan vỡ.

Có nhiêu sự việc, hiện tượng tác động dến quan hệ hôn

nhần của người phụ nữ và làm cho cuộc hôn nhân đó tan vỡ.

Trong cuốn sách này, tác giả phân tích 09 nguyên nhân chu yếu: tính tình không hợp; ngoại tình; ghen tudng; bạo lực gia đình; cờ bạc, nghiện hút; mâu thuẫn về kinh tế; 6m dau,

bệnh tật; không có con và mâu thuẫn với gia đình chong,

vợ Những yếu tô này tác động làm cho hôn nhân tan vỡ Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến ly hôn của người phụ nữ lại phụ thuộc vào những diéu kiện nhất định Trong thời kỳ

phong kiến cũng những yếu tổ này làm cho hôn nhân mâu thuần, khủng hoảng nhưng họ không dám và cũng không

thể ly hôn Nhưng trong điều kiện hiện nay do sự thay đôi của các giá trị chuẩn mực, các quan hệ xã hội như: pháp

luật, dạo đức, vai trò của mỗi giới, dư luận xã hội đã là

Trang 14

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hô sơ TAND

điều kiện thuận lợi để ly hôn trở thành hiện tượng ngày càng phô biến.

ll LÝ THUYET VE LY HON

Nghiên cứu về hiện tượng ly hôn có thé dùng nhiều lý thuyết xã hội học khác nhau để kiểm nghiệm và giải thích Tác giả lựa chọn và sử dụng hai lý thuyết: lý thuyết xung đột và lý thuyết trao đổi Các lý thuyết này có những cách tiếp cận

khác nhau để lý giải về hiện tượng ly hôn 1 Lý thuyết xung đột

Người ta thường hiểu xung đột là sự bất đồng, va chạm và tương khắc về lợi ích hay ý tưởng Nó là sự đối đầu giữa các cá nhân, các nhóm về những nguồn lực quý hiếm, các phương tiện gây tranh cãi, các mục tiêu không thể dung hoà Lý thuyết xung đột nhân mạnh tinh tất yếu của sự cưỡng chế, sự thống trị và sự thay đối trong các nhóm xã hội Quan điểm đó dựa trên giả định rang con người có những lợi ích cơ bản để theo đuổi Trong đó quyển lực là

cốt lõi của mọi quan hệ xã hội Quyền lực khan hiém và

phân chia không công băng, vì thế nó là nguồn gốc của sự xung đột Mặt khác quyền lực về bản chất là mang tính cưỡng chế do đó giá trị, tư tưởng chắng qua là vũ khí mà các nhóm khác nhau sử dụng nhăm đạt mục tiêu của riêng

Trang 15

C hương I, Một số van để cơ bản về ly hon

mình chứ không phải là phương tiện đê xác định mục tiêuchung của xã hội [8, tr.5].

Quan diém của lý thuyết xung đột nhắn mạnh sự cạnh

tranh giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội Trong bất kỳ

một quan hệ xã hội nào, dù dang đạt tới độ nhất trí cao cũng chứa dựng những tiém năng của sự xung đột Xung đột là dộng lực của những biến dỗi và phát triển xã hội Gia đình là

một nhóm xã hội trong đó hôn nhân là một quan hệ cơ bản

của gia dình Trong cuộc song gia đình thường xảy ra các xung dot về mặt lợi ích giữa các thành viên.

Hau hết các nhà lý thuyết về xung đột cho rang con

người hành động vì lợi ích của bản thân Xung đột trong gia

đình là do sự phân phối không công bang các nguồn lực giữa các thành viên Các nguôn lực gém: tiền bạc, quyên lực, tri

thức, kỹ năng, kỹ thuật, của cải vật chất, sức mạnh thé chat

Dé có duoc trật tự và sự 6n định, cần có sự thương lượng và điều chỉnh Nói cách khác, phải quản lý xung đột và giữ cho

nhóm gia đình khỏi tan vỡ Xung đột là khó tránh khỏi và sự

hài hòa là trạng thái phải phan dau, gây dựng, chứ không phải trạng thái tự nhiên Vì xung dột là không thể tránh khỏi nên mối quan tâm hang dầu dối với việc nghiên cứu gia đình là:

họ quản lý sự xung đột như thé nào? [78, tr.181-210] Xung

đột hoà giải dược là những xung đột không mang tính ban

TRUNG TÂM THÔNG TIN THU VIEN

Trang 16

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cau hồ sơ TAND

chất Xung đột không hoà giải được dẫn đến ly hôn Ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân, biểu hiện xung đột giữa vợ và chồng Sự xung đột này có nguyên nhân sâu xa từ những xung đột về giới.

Trong mọi xã hội, gia đình được tạo ra mang lại nhiều lợi thế cho nam giới Sự phân công lao động truyền thông theo

giới thì người chồng là trụ cột trong gia đình và đem lại thu nhập chính, còn người vợ làm các công việc nội trợ và nuôidạy con cái Ngày nay, phong trào giải phóng phụ nữ, bình

dang giới phát triển làm thay đổi đáng kể vai trò giới trong gia đình và bên ngoài xã hội Vị thế người phụ nữ ngày một nâng

cao trong xã hội Sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội làm thay đổi vị thế độc tôn gia trưởng của nam giới Nhưng cùng với những công việc ngoài xã hội như

nam giới, người phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm vai trò của người mẹ và phân lớn công việc nhà Điều đó tạo ra hàng loạt những xung đột về vai trò.

Ăng - ghen lý giải về xu hướng ly hôn nhiều trong chế độ hôn nhân một vợ một chồng là do nó được tạo ra trên cơ sở kinh tế đặc biệt là quan hệ về tài sản Đặc trưng của nó là sự thống trị của người đàn ông và tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân Sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuân là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế Tính

Trang 17

M A A _ A ga + A A

Chương I Một so van dé cơ bản về ly hôn

ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, một phân là do kết quả của

các điêu kiện kinh tế Tuy nhiên hôn nhân không bên chặt đến

mức không có sự rạn nứt Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ

sở tình yêu mới là hợp đạo dức thì cũng chỉ riêng hôn nhântrong đó tình yêu được duy trì mới là hợp đạo đức mà thôi.

Nhưng sự thôi thúc của tình yêu cá nhân giữa nam và nữ lại

phụ thuộc vào từng người mà lâu đài khác nhau, nhất là đối

với dàn ông và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt thì ly hôn sẽ là diéu hay cho cả đôi bên và cho cả xã hội Chỉ cần tránh cho người ta khỏi sa chân vào những kiện tụng tốn kém để ly

hôn [2, tr 31].

Nicky Hart - nhà xã hội học người Anh cũng khang định tỉ lệ ly hôn tăng lên là sản phẩm xung đột giữa hệ thống kinh tế dang thay đổi và thượng tang kiến trúc về xã hội và hệ tu

tưởng của gia dình Trong xã hội công nghiệp tư bản chủ

nghĩa tiên tiến, đòi hỏi về lao động nữ làm công ăn lương rẻ

mạt tăng lên Nhưng người vợ đi làm vẫn phải chịu trách

nhiệm chính về việc nhà, nuôi dạy con cái và người ta vẫn đòi hỏi họ phải phục tùng người chéng chủ hộ Những mong đợi

vai trò này mâu thuẫn với vai trò người vợ làm công ăn lương,

vì người vợ hiện chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng Xung d6t giữa vợ chồng trong trường hợp này có thé dẫn đến ly hôn

[18, tr.145].

Trang 18

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ TAND

Nguyễn Thanh Tâm lý giải sự xung đột trong quan hệ vợ

chồng bắt nguồn từ xung đột về giới Xung đột về giới dẫn đến hàng loạt xung đột về vị trí, vai trò, chức năng trong quá

trình gia đình chuyền từ truyền thống sang gia đình hiện đại.

Mối quan hệ gia đình bị rạn nứt, dẫn đến sự xung đột giữa vợ

và chồng, cha mẹ và con cái, mẹ chồng và nàng dâu, chị dâu

và em chồng Ngoài ra, có sự xung đột giữa giá trị chuẩn mực mới với những giá trị chuẩn mực cũ về vai trò của các

thành viên gia đình.

Szilagy Vilmos kết luận những trang thái tinh cảm thúc đây người ta ly hôn di nhiên nảy sinh trên cơ sở các quan hệ kinh tế - xã hội và các tập quán Chang hạn, việc mức sống được nâng cao làm cho việc ly hôn dễ dàng được chấp nhận hơn Bởi vì trong điều kiện được bảo đảm về vật chất thì ly

hôn không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của mỗi

người đặc biệt là đối với phụ nữ Vì khi chia tay phụ nữ cũng

được chia tài sản theo luật định và được nhận tiền cấp dưỡng

nuôi con từ phía người chồng nếu họ là người nuôi con.

Đề cập đến lý thuyết xung đột trong nghiên cứu về ly

hôn ở giai đoạn “tách cặp”, Diane Vaughan nhắn mạnh yếu tố quyên lực Theo Diane Vaughan, quan hệ vợ chồng trong quá

trình tách cặp (Diane Vaughan dùng khái niệm “tách cặp” để

chỉ cách thức và quá trình mà các cặp chuyển từ quan hệ thân

Trang 19

Chương I Một số van dé co bản về ly hôn

thiệt sang sống riêng) là không ngang hàng, mà một người có

ưu thé nhất định so với người kia, Ít nhất về mặt thời gian Do cảm thay bat hạnh va không hài lòng với hiện trạng hôn nhân, ri xúc tiến những bước dau tiên dé sửa chữa, cùng các bước tiếp theo khi nhận ra mối quan hệ là không thể cứu chữa được,

người mà bà gọi là “khởi xướng” đã chuẩn bị cho mình để

thoát ra khỏi cuộc hôn nhân bat hạnh, nên có ưu thé và quyền lực nhất định mà kẻ kia không có Người kia bị động và chỉ lo đối phó với người khởi xướng, và phải qua những bước tương tự như người khởi xướng nhưng muộn hơn và nhất là không được chuẩn bị Như vậy, những khác biệt về quyền lực đóng

một vai trò cực ky quan trọng trong su tách cặp, và chúng

xuất hiện ngay ở thời điểm rất sớm của sự chuyển biến Mai Huy Bích nhận xét: “Khác biệt về quyên lực là một trong

những yếu tổ tạo nên sự xung đột và nhờ chỉ dẫn này của Diane Vaughan, ta thay ở đây những biểu hiện cụ thể của lý

thuyết xung đột áp dụng vào ly hôn” [19, tr.101].

Như vậy, lý thuyết xung đột coi mọi yếu tố của xã hội, kê cả gia đình, đều mang bản chất là xung đột, chia rẽ, chứ

không phải hài hòa Dù ở một xã hội có tự do hôn nhân và

tình yêu, hay trong một xã hội mà hôn nhân là sắp đặt và

không có chỗ cho tình yêu đôi lứa thì các cá nhân trong gia

đình đều xung đột với nhau Lý thuyết xung đột không coi

Trang 20

Nguyên nhân ly hôn của phu nữ qua nghién cứu hô sơ TAND

xung đột là tôi tệ, mà xem nó như một bộ phận không thé

tránh khỏi của đời sống gia đình Vấn dé chi là mức độ va

cách thức giải quyết xung đột Theo thuyết này, bạo lực hay

sự cưỡng ép về thể xác chính là một trong những cách giải

quyết xung đột vợ chông Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc

giải quyết xung đột vợ chồng băng bạo lực, cụ thể là tình

trạng đánh vợ và tại sao cách thức này có thể diễn ra ở nhiều

gia đình trong một thời gian dài.

Một số tác giả theo lý thuyết xung đột đã tìm hiểu và đi đến những luận điểm khái quát về cách thức dùng bạo lực để giải quyết xung đột gia đình Cụ thể hai tác giả Kathleen

Farraro và John Johnson đã tìm hiểu vì sao nhiều phụ nữ chịu đựng cảnh bị chồng đánh suốt một thời gian dài rồi sau đó mới tìm cách chấm dứt tình trạng đó và dé xuất ly hôn Khảo sát 120 phụ nữ ở các trại tỊ nạn dành cho những người bị

chéng đánh, hai nhà nghiên cứu Mỹ nói trên phát hiện ra rang

nhiều phụ nữ thường làm một việc có vẻ ngược đời: ít nhất

thời kỳ đầu mới bị chồng đánh, họ cho rằng chéng danh minh

là có ly do Hai tác giả trên gọi đó là sự bao chữa cho bao lực (rationalizing violence) Chỉ đến khi xuất hiện điêu mà hai nhà nghiên cứu trên gọi là “chất xúc tác” để thay đổi thì những

người vợ đó mới chuyển từ chỗ bào chữa cho hành vi vũ phu

của chồng sang coi mình thật sự là nạn nhân, tức là bước sang

Trang 21

Chương L Một sô van dé cơ bin về ly hôn

giải doan gọi là “victimization”, rôi tiên hành những bước didé thoát khỏi cuộc hôn nhân day bạo lực.

Như vậy, nghiên cứu của hai tác giả Mỹ nói trên không

chi lý giai vi sao nhiéu phụ nữ lại cam chịu bi chồng đánh suốt một thời kỳ đài, mà còn cho thay rang ca bao luc va su

cam chịu đó đều là một quá trình g6m nhiêu giai đoạn, chứ không phải một trạng thái tĩnh, một hành động nhất thời Hơn nữa, cuộc nghiên cứu đó đã làm sáng tỏ rằng những

người vợ bị đánh phải đi từ giai đoạn bào chữa cho thủ phạm

đến giai doan coi mình là nạn nhân và quá trình đó không tự nhiên xảy ra, mà cần có chất xúc tác, nên mat nhiều thời gian 20, tr.64-67] Nói cách khác, hai tác giả trên cho rang ở rất nhiêu gia đình, việc giải quyết một dang cụ thé của xung đột là bạo lực vợ chồng không ngay lập tức di đến biện pháp triệt dé và cuối cùng (tức ly hôn) mà diễn ra dần dan từng bước

một theo một quá trình dài.

Chúng ta sẽ thay những biểu hiện cụ thể của xung đột

trong những sự vụ ly hôn ở các chương tiếp theo.

2 Lý thuyết trao đổi

Lý thuyết trao đổi có nguồn gốc từ quan điểm kinh tế học và tâm lý học Nó nhân mạnh động cơ kinh tẾ, lợi nhuận khi cá nhân đưa ra quyết định lựa chọn hành động Cha đẻ

Trang 22

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hỗ sơ TAND

của thuyết trao đổi là George Homans (1910 - 1989) Theo ông, mục đích các cá nhân hành động là dé dat tối đa lợi

nhuận Hành động của cá nhân liên quan đến ít nhất một người khác dé qua đó trao đổi các yếu tố như: tiền tệ, sự chấp thuận hay không chấp thuận, phần thưởng hay sự trừng phạt George Ritzer dẫn lại quan điểm của George Homans, đã dé xuất thuyết chủ nghĩa hành vi và lựa chon hợp lý để lý giải hành động xã hội [76] Ông cho răng: cá nhân luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để

lựa chọn và sử dụng các nguôn lực một cách duy lý nhăm đạt được kết quả tối đa với chi phí tôi thiểu Muốn vậy cá nhân

phải cân nhắc, tính toán sử dụng phương tiện hay cách thức

tối ưu trong số những điêu kiện và cách thức hiện có để đạt

được mục tiêu trong điều kiện khan hiém các nguồn lực.

Mục đích đạt được không chỉ có yếu tố vật chất mà còn cả yếu tố như lợi ích xã hội và tinh thân.

Theo tinh thân của lý thuyết, các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất, tinh thần và lợi ích xã hội Những người trao nhiều cho người khác có xu

hướng để nhận được nhiều, những người nhận được nhiều từ người khác sẽ bị một áp lực lớn từ phía họ Chính tác động

của áp lực đó giúp cho người trao đối có thể nhận được nhiều từ phía những người họ trao Đó là sự cân bang giữa chi phí

Trang 23

A Á Kk ga + A A

Chương [ Một số van dé cơ ban về ly hôn

va loi nhuận Vậy nguyên tắc tương tác trong quá trình trao

đổi xã hội là: nêu một hành vi được thưởng hoặc có lợi trong

hoan cảnh nao thì cá nhân có xu hướng lặp lại nó; hành viđược thuong hoặc có lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân có

xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tương tự; nếu

phan thường, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẵn sàng chi phí lớn

để đạt được nó: khi các nhu cầu cá nhân gan như đạt được thi

ho không can phải cỗ gắng nhiều trong việc thỏa mãn chúng Áp dụng lý thuyết vào lĩnh vực hôn nhân và gia đình, người ta thấy cả kết hôn va ly hôn đều dua trên trạng thái cân băng hay không cua các giá trị trao đổi Ly hôn xảy ra khi mat

đi sự cân băng về các gia trỊ trao đổi, cái được cho việc duy trì môi quan hệ là thấp hơn so với cái mat, hoặc việc duy trì mỗi

quan hệ đó đem lại cái được thập hơn so với việc tạo lập mối

quan hệ khác hoặc với cuộc sống một mình [26, tr.28].

Giống như trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân, trong hôn nhân diễn ra việc trao đôi giữa các giá trị Người ta trao đổi các yếu tố vật chất (như tài sản, thu nhập), các yếu tố tinh

thần (như địa vị xã hội, tri thức, uy tín) và điều kiện xã hội.

Tuy nhiên, các yếu tô đó chi mang tính tương đối vì đối với

người này nó là quý giá nhưng đối với người khác lại là bình

thường và các giá trị mang tính bù trừ cho nhau Ví dụ, một

người có hình thức xấu nhưng bù lại anh ta có thu nhập cao

Trang 24

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hô sơ TAND

Mỗi cá nhân lại coi trọng giá trị của một yếu tố nhất định và

tìm người có giá trị đó Và sự chấp thuận đạt được khi cả hai người cảm thấy mình không thua thiệt hơn so với người kia.

Khi kết hôn, các giá trị đưa ra trao đổi thường là cân băng

nhau (người ta tạm hài lòng với những giá trị mà người bạn

đời họ chọn lựa có được) Nhưng điều đó có thể thay đổi và dẫn đến thé mat cân bang trong hôn nhân, những thứ như tiền bac, địa vị, sac đẹp, sức khỏe thay đổi do bị phung phí hoặc

mất giá trị Khi đó người ta lại chú ý đến những điểm xâu ở

người bạn đời.

Mỗi quan hệ trở lên phức tạp cũng xảy ra khi thang giá

trị ở mỗi người thay đôi Khi một bên cảm thấy trước đây mình đánh giá quá cao người bạn đời và mình đã không nhận

được hoặc nhận không nhiều như mình mong đợi Có trường hợp dù nhận được những gì mong đợi nhưng lại cho răng bản thân phải “trả giá quá cao” Cũng có thể xảy ra một khả năng

khác như sau: một người tạo lập được một quan hệ khác có

nhiều lợi thế hơn so với những cái mà mình đang có, vì thế ý nghĩ ngoại tình nảy sinh Mat cân băng giá trị trao đổi cũng

xảy ra khi qua thời gian, những nét tính cách trước đây từng gắn bó vợ chồng có thể phát triển theo những hướng khác

nhau và ở mức độ khác nhau Khi kết hôn, những điều kiện

dành cho phụ nữ thăng tiến về mặt trí lực và địa vị xã hội

Trang 25

Chương I Một số vấn dé cơ bản về ly hôn

thường thấp hơn người chồng Vi vậy, họ thường tụt hậu so với người chông trong cuộc sông cũng như trong sự nghiệp Người chồng thường có điều kiện tiếp xúc rộng hon, gặp nhiêu phụ nữ khác mà họ thay hấp dẫn hơn Có nhiều yếu tố dê phá vỡ thê cân băng về thang giá trị khiến cho mối quan hệ vO chéng thành quan hệ “được - mất”.

Theo Diane Vaughan (1986), trước khi quyết định, người khởi xướng cuộc ly hôn phải suy tính, so sánh và cân nhắc cái được cái mat khi ly hôn Người khởi xướng thực sự cân nhắc

việc phá vỡ hôn nhân và thảo luận việc đó với người khác, so

sánh nhiều vấn đề, ví dụ: liệu khi bỏ nhau, anh (chị) ta có thể sống một mình được không? Cha me và bạn bè sẽ phản ứng như thể nào? Con cái sẽ ra sao? Cái mất của ly hôn chính là những diều người ta phải trả giá Tách cặp có nhiêu cái phải trả giá Nhiều người vẫn giữ mối quan hệ không hạnh phúc vì không chịu được những cái giá về kinh tế, tình cảm và xã hội của sự chia tay: cô đơn, sự phá bỏ, giảm mức sống, mat các quan hệ khác, nỗi khé của ban đời, sự kinh ngạc và giận dữ của cha mẹ đẻ hay cha mẹ chông (hoặc vợ), nỗi đau buôn của con

cái, sự lên án của nhà thờ, thái độ của bạn bè - những người

cũng có rắc rồi về hôn nhân nhưng đã chịu được Một cái giá phải trả nữa nghiêm trọng không kém: mang tiếng là người bỏ chéng (vợ), nghĩa là phải chịu trách nhiệm xã hội về việc phá

Trang 26

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hỗ sơ TAND

vỡ hôn nhân [19, tr.99] Sau khi dùng các biện pháp dé cứu van hôn nhân không thành công, việc cân nhắc, tính toán giúp người khởi xướng quyết tâm ly hôn vì cảm thấy sự đồ vỡ là không đáng sợ và tin rằng những điều mình làm là đúng.

Szilagy Vilmos (1981) cho rang suy cho cùng, đăng sau cuộc khủng hoảng hôn nhân, an giâu cả những nhu cầu,

những đòi hỏi không được thỏa mãn Mà người nào không

được thỏa mãn thì không hài lòng về bản thân, về thế giới nhưng trước hết là không hài lòng về người bạn đời của

mình Theo quan niệm cũ, một cuộc hôn nhân may mắn là cuộc hôn nhân được thỏa mãn mọi nhu cau, là chúng ta tìm thấy ở người bạn đời tất cả những gì mình cần Còn nếu

chúng ta không đạt được nó thì chắng còn gì khác ngoài việc tiếp tục tìm kiếm cái người “thật sự đầy ảo tưởng” nào

đó, tức là ly hôn và sau đó kết hôn với người khác Quan điểm phổ biến cho rằng: một khi tình yêu đã mất đi thì hôn

nhân không có quyền tồn tại nữa và một khi tình yêu mới

xuất hiện, thì nhất định phải kéo theo ly hôn ngay sau đó để

bước vào cuộc hôn nhân mới Những quan điểm này dẫn

đến sự khủng hoảng trong hôn nhân và làm cho người ta dễ chấp nhận ly hôn [35, tr.71].

Nghiên cứu của Becker, Landes và Michael (1977) còn

cho thây các chiên lược hôn nhân của con người như sau: cá

Trang 27

Chương I Một số van dé cơ bản về ly hôn

nhân dêu muốn phát huy tôi đa các giá trị của những điều được trong đời, bao gồm cái được gọi là “thu nhập” băng tiền

tệ và phi tiên tệ Người ta quyết định ly hôn vì cái được từ

cuộc hôn nhân đó là quá ít hoặc không có, vì khi kết hôn họ chưa có đủ thông tin, hoặc vì hoàn cảnh đã thay đôi - ví dụ khi

con cái đã lớn khiến không còn can đến cuộc hôn nhân đó nữa Theo lý thuyết này tỉ lệ ly hôn giảm cùng với sự tích lũy cái được gọi là “vốn đặc biệt của hôn nhân” như con cái hay

tài sản.

George Levinger (1976) cho rang sức cố kết của hôn nhân là một trường hợp đặc biệt của sự cô kết nhóm và sự tan vỡ của hôn nhân bị tác động bởi ba nhân tố: sự hấp dẫn của hôn nhân, những điều thay thé hôn nhân và trở ngại đối với ly hôn Sự hap dẫn của hôn nhân là những điều được va mat mà người ta cân nhắc theo xác suất chủ quan Những điều thay

thế hôn nhân bao gồm bạn tình khác, hay những cách thức

khác để thỏa mãn ý nguyện Những trở ngại đối với ly hôn bao gồm sự không chấp nhận ly hôn về mặt pháp lý và đạo

đức, thường giữ một cuộc hôn nhân được nguyên vẹn, nhưng

đôi khi dẫn đến tình trạng vợ chồng vẫn chung sống với nhau

nhưng thực chất là hôn nhân đã chết.

Trên đây chúng ta vừa điểm qua hai lý thuyết về ly hôn Rõ ràng ly hôn là một hiện tượng phức tạp và mỗi lý thuyết

Trang 28

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hé sơ TAND

đều soi sáng một khía cạnh nhất định của ly hôn Mặc dù vậy,

không lý thuyết nào giải thích được hết toàn bộ hiện tượng đó.

Chang hạn, thuyết xung đột cho rang xung đột tiêm ân ở mọi cuộc hôn nhân, song nó không giải thích được vì sao chỉ một

số gia đình ly hôn, còn nhiêu gia đình khác thì không Cũng vậy, lý thuyết trao đối làm sáng tỏ những suy tính trong tâm trí người vợ, người chồng khi đi đến quyết định ly hôn, song

nó không lý giải và cắt nghĩa được rằng nguyên nhân gì khiến nhiều người không ly hôn, mà cứ cam chịu một cuộc hôn nhân bat hạnh, dù ly hôn là điều có lợi cho họ Chính vì thế trong cuốn sách này, tác giả vận dụng và kết hợp cả hai lý thuyết trên với hi vọng lý giải sâu sắc và day đủ hơn hiện tượng phức tạp này.

Trang 29

Chương II

TÌNH HÌNH LY HÔN

TREN THẺ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Tình hình ly hôn ở một số quốc gia trên thế giới Trong suốt hai thế kỷ qua, sự biến đổi xã hội diễn ra

mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự

tiên bộ của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự biến déi của các

quan hệ xã hội trong đó có quan hệ gia đình Nhiều quốc gia

trên thé giới trở thành những cường quốc về kinh tế nhưng cái

giá phải trả cho sự phát triển đó là sự tan vỡ gia đình, quan hệ

con người dé cao gia tri vat chat, coi nhe tinh cam Ngày nay,

họ đang quay lại tìm kiểm giá trị của gia đình Một trong

những quan hệ gia đình biến dối nhanh cùng với biến đổi của

xã hội là ly hôn Ly hôn trở thành hiện tượng xã hội phố biến

trên phạm vi toàn thế giới Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ ly hôn chiếm tỉ lệ cao trên 50%, những năm gan đây có xu

hướng giảm nhẹ Ở các nước châu Á tỉ lệ ly hôn cũng dang

tăng lên nhanh chóng.

Trang 30

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ TAND

1.1 Tình hình ly hôn ở Mỹ

Ly hôn là hiện tượng mang tính phô biến trong xã hội

Mỹ trong vòng 50 năm trở lại đây và Mỹ là quốc gia có tỉ lệ ly

hôn cao thứ năm trên thế giới Các nhà nghiên cứu ước tính có

khoảng 40% đến 50% các cuộc hôn nhân lần đầu và 60% các

cuộc hôn nhân lần hai kết thúc băng ly hôn [86] Tỉ lệ ly hôn

đạt cực đại vào năm 1980 (22.6 vụ ly hôn/1000 phụ nữ đangtrong thời kỳ hôn nhân) Từ năm 1990 trở lại đây tỉ lệ ly hôn

bat đầu giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao.

Các nhà xã hội học Mỹ tập trung vào lý giải các nguyên

nhân xã hội tác động đến sự tăng, giảm số lượng các cặp vợ

chồng ly hôn Theo họ có bốn nguyên nhân chính tác động

đến sự gia tăng đột biến tỉ lệ ly hôn vào thé ky 20 [81, tr.302].

Thứ nhất, các chức năng của gia đình bị suy giảm trong xã hội hiện đại Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ cao và ứng dụng các thành tựu khoa học vào dời sống kinh tế - xã hội, các hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn hoá cao và sự đóng góp của nhiều thiết chế xã hội khác

hỗ trợ gia đình như giáo dục, y tế, dịch vụ nội trợ, dịch vụ giải trí đã thay thế dần những chức năng mà trước đây chỉ gia

đình mới có thể đảm nhiệm được Nếu trong xã hội truyền thống, vợ hoặc chồng gặp nhiều khó khăn trong việc sống và

nuôi con một mình, do vậy hôn nhân vẫn tiếp tục được duy trì

Trang 31

Chương II Tình hình ly hôn trên thé giới và Việt Nam

cho dù không hạnh phúc thì ngày nay, một người có thê đám

nhiệm được công việc nuôi con va kê hoạch về tuôi gia cũng

được chuân bi tot Các cá nhân ngày càng it bị ràng buộc bởi

thiết chế gia đình do đó gia tăng tỉ lệ ly hôn.

Thur hai, nam nữ ngày càng bình đăng hơn trong xã hội hiện dại, tạo mọi diéu kiện cho hai giới tham gia vào các lĩnh vực lao dộng của xã hội, vị thế của người phụ nữ thay đôi, diều dó tác dong đến van dé ly hôn (Brehm, 1985).

Thư ba, lam gia tang ti lệ ly hôn là do ly hôn không còn

là hành vi vi phạm chuân mực dao đức như trong xã hội

truyền thông (Thornton, 1985) Ngày nay, ly hôn trở thành một hiện tượng bình thường và dễ dàng chấp nhận ngay cả ở quốc gia luôn đề cao tính ôn định của gia đình Ở Mỹ có “văn hóa ly hôn” bắt nguôn từ chủ nghĩa cá nhân và dé cao hạnh

phúc ban than (Whitehead, 1997) Mang lại hạnh phúc cá

nhân là thứ tự ưu tiên trong hôn nhân của các cặp vợ chồng hạnh phúc Số liệu cuộc điều tra quốc gia cho thấy hơn 2/3 người dược hỏi cho răng họ sẽ không duy trì hôn nhân nếu chỉ

vì các con (Jacques, 1998) Người Mỹ kết hôn để mang lại

hạnh phúc, các cặp vợ chồng ly hôn để tìm đến hạnh phúc ở những cuộc hôn nhân mới néu cuộc hôn nhân hiện tại không

dáp ứng những nhu cau mong đợi Trong lich sử xa xưa, hôn

nhân thành công đơn giản chỉ là tồn tại lâu dài và dé sinh con.

Trang 32

Nguyên nhân ly hôn của phu nữ qua nghiền cứu hồ sơ TAND

Bây giờ hôn nhân thành công là phương tiện để mang lại hạnh phúc cho cả hai người.

Thứ tư, do dư luận xã hội về van dé ly hôn thay đối, trong xã hội hiện đại nó chỉ đơn giản là một sự kiện pháp lý

và mang tính cá nhân Sự phá bỏ những quy định của pháp luật về việc ly hôn căn cứ vào lỗi đã là một trong những cách

thay đôi nhận thức của xã hội về van dé ly hôn Sự thay đổi quan điểm của chính quyền địa phương (mặc dù không phải là tat cả các nơi) ở trên lãnh thé Mỹ đã làm giảm bớt định kiến

đối với việc ly hôn so với quá khứ.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có yếu tố nhân khẩu

xã hội cũng tác động đến làm hôn nhân tan vỡ như: địa vị kinh tế, tuổi kết hôn, chủng tộc Tôn tại một tỉ lệ nghịch giữa vi thé kinh tế của cá nhân với tỉ lệ ly hôn Những người có vị thé

kinh tế cao tỉ lệ ly hôn thấp Địa vị kinh tế cao có nghĩa là thu nhập cao và ngược lại Vì vậy, nếu người vợ làm việc với mức thu nhập thấp hoặc không làm việc và chồng cũng có mức thu nhập thấp thì nguy cơ hôn nhân đỗ vỡ cao (Ono, 1998).

Không thé phủ nhận rang áp lực về tài chính với nhóm có thu nhập thấp đe dọa sự 6n định của hôn nhân Áp lực trở nên nghiềm trọng hơn trong thực tế, nếu Cặp vợ chồng có con mà cuộc sống của họ dưới mức nghèo khổ trong vòng hai năm thì

nguy cơ ly hôn tăng lên gap đôi (Hernandez, 1993).

Trang 33

Chương II Tình hình ly hôn trên thégiới và Việt Nam

Tuổi kết hôn cũng có mối quan hệ với tỉ lệ ly hôn Nếu cặp vợ chồng kết hôn sớm khi còn quá trẻ thì dé ly hôn, đặc biệt trong khoảng thời gian 5 năm đâu chung sống (Booth

et al, 1996; Bumpass, Castro - Martin and Sweet, 1991;

Amato and Rogers, 1997) Trong thuc tế, kết hôn khi còn quá trẻ hôn nhân dễ dỗ vỡ vì kết hôn sớm khó đạt được trình độ

học vấn cao (South, 1995) Kèm theo đó là mức thu nhập

thấp Sự ảnh hưởng về độ tuôi không giống nhau giữa các chủng tộc Nhóm người da trắng kết hôn sau 26 tuổi thì hôn nhân bền vững hơn, nhưng với nhóm người Mỹ gốc Phi và Mỹ la tinh kết hôn sau 26 tuổi thì dé ly hôn hơn những người kết hôn trước độ tudi này (Heaton, 1991).

Ti lệ đỗ vỡ và ly hôn ở nhóm người Mỹ gốc Phi đều cao hơn người da trắng Thực tế, nhóm người Mỹ gốc Phi có tỉ lệ ly hôn cao nhất trong tất cả các chủng tộc ở Mỹ (Glenn and Supancic, 1984) Có sự khác biệt lớn giữa người Mỹ gốc Phi

và các chủng tộc khác đó là ly hôn cao không chỉ vì địa vi

kinh tế xã hội thấp, mà ở tất cả các điều kiện kinh tế - xã hội Một số người có trình độ học vấn cao giải thích rằng do họ đã quen với điều kiện thu nhập thấp, việc làm không ổn định và ti lệ thất nghiệp cao Do vậy, người Mỹ gốc Phi không sống phụ thuộc vào hôn nhân mà dựa nhiều vào sự cung cấp của dong ho (Cherlin, 1981) Diéu nay da tao nén chuan mực

Trang 34

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu ho sơ TAND

truyền thống: hôn nhân không phải là trung tâm nên mối quan hệ lỏng lẻo Điều này được lý giải bởi người Mỹ gốc Phi vẫn

phải đối mặt với những vấn dé phân biệt chủng tộc một cách

công khai hoặc không công khai dẫn đến những mâu thuẫn, áp

lực chồng chất lên cuộc sống và hôn nhân của họ buộc họ phải liên kết thành cộng đồng dé chống lại những áp lực đó.

Xem xét tat cả những yếu tổ trên phần nào cho chúng ta thay được nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở xã hội Mỹ Trong xã

hội hiện đại, người ta mong đợi nhiều ở hôn nhân nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân Mặt khác căn cứ pháp lý để xác lập quan hệ hôn nhân là tình yêu, tuy nhiên tình yêu với nhiều cặp vợ chồng không thé bên vững do đó tỉ lệ ly hôn duy trì ở

mức cao.

1.2 Tình hình ly hôn ở Anh

Theo trào lưu chung của các nước phương Tây, ở Anh hiện tượng ly hôn cũng gia tăng vào thế kỷ XX đặc biệt là giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000 Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay hiện tượng này có xu hướng giảm nhẹ Theo số liệu của Tổng

cục thống kê Anh, năm 2010 có 132.338 cặp vợ chồng ly hôn, đến năm 2011 có 129.763 cặp, tỉ lệ ly hôn giảm 1,9% [87].

Theo quan điểm của Nicky Hart, số lượng các cặp vọ chồng ly hôn gia tăng trong thế ký trước là do có sự thay đổi

Trang 35

Chương II Tình hình ly hôn trên thể giới và Việt Nam

chuân mực, giá trị ean với hôn nhân va ly hôn, trong xã hội

hiện đại, người ta đánh giá cao hôn nhân (người ta đòi hỏi

nhiêu va cao hơn ở hôn nhân va dé cham dứt một cuộc hôn nhân mà trong quá khứ là chap nhận được) Nghịch lý là việc

gan cho hôn nhân một giá trị cao hơn có thé dẫn đến tăng ly

hôn Trong xã hội công nghiệp hiện đại, việc gia đình thích

nghi với những đòi hỏi của hệ thống kinh tế đã tao ra căng thắng trong quan hệ vợ chồng Nó dẫn đến sự cô lập tương dối

của gia đình hạt nhan so với mạng lưới quan hệ than tộc bênngoài Gia đình hạt nhân phải gánh vác một trách nhiệm tình

cảm quá lớn, nên xung đột vợ chồng tăng lên Ngày nay, gia

đình dam nhiệm ít chức năng hơn, nhưng mang tính chuyên

biệt hơn dẫn đến gia tăng tỉ lệ ly hôn Mặt khác, tỉ lệ ly hôn tăng lên cũng là kết quả của sự xung đột giữa hệ thống kinh tế đang thay d6i và thượng tang kiến trúc về xã hội và về hệ tư

tưởng của gia đình Như đã đề cập ở phần trên, trong xã hội công nghiệp, số lượng lao động nữ tăng lên Người vợ đi làm

vẫn phải chịu trách nhiệm chính về việc nhà, nuôi dạy con cái và phục tùng người chông chủ hộ Những mong doi vai trò

này mâu thuẫn với vai trò người vợ với tư cách là người tham

gia lao động bên ngoài xã hội và chia sẻ trách nhiệm kinh tế với người chồng Xung đột vợ chồng trong trường hợp này cũng dẫn đến ly hôn.

Trang 36

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hô sơ TAND

Ly hôn ở Anh tăng lên cũng được lý giải là do sự thay đổi pháp luật về ly hôn vào năm 1970, loại bỏ căn cứ ly hôn dựa

trên cơ sở lỗi của vợ chồng và thay thế vào đó là căn cứ vào bản chất của cuộc hôn nhân đã kết thúc, thủ tục ly hôn đơn giản hơn Án phí ly hôn cũng giảm xuống và ly hôn không còn là

“độc quyền” của người giàu có Tuy nhiên, trong một vài năm

trở lại đây tỉ lệ ly hôn có xu hướng giảm, điều này có thể được lý giải là do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế ở nước Anh, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, việc làm không 6n định, do vậy mối quan hệ vợ chồng trong gia đình được củng cố dé vượt qua khó khăn về kinh tế thay vì nghĩ đến việc ly hôn.

1.3 Tình hình ly hôn ở Nhật Bản

Ngày nay, ly hôn trở thành một hiện tượng xã hội bình thường và dễ dàng chấp nhận ngay cả ở quốc gia như

Nhật Bản nơi mà ly hôn đến tận những năm gần đây vẫn coi là

hiện tượng tiêu cực (Sakurai, 1997) Trong một thời ky dài 6 Nhật Bản, người ta hi sinh tự do cá nhân để bảo vệ gia đình, nhưng nay tỉ lé ly hôn tăng nhanh qua các năm Năm 2001 có

28.000 cặp vợ chồng ly hôn thì đến năm 2008 con số lên đến

250.000 cặp vo chong ly hôn [85].

Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật Nhật Bản

được phân chia làm 4 loại: Thuận tình ly hôn (Kydgi Rikon),ly hôn theo thỏa thuận tại tòa án gia đình (Chotei Rikon), ly

Trang 37

Chương II Tinh hình ly hôn trên thể giói và Việt Nam

hôn theo quyết định của tòa án gia đình (Shinpan Rikon) và Ìy hôn theo quyết định của tòa án khu vực (Saiban Rikon) Theo thong kê của Bộ Y tế, Lao déng và Phúc lợi xã hội Nhật Bản,

trên 90% các vụ ly hôn là thuận tình, các dương sự ký vào

biên bản về sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến phân

chia tài sản, quyền nuôi con và cap dưỡng

Cũng như các nước công nghiệp phát triển khác, những nguyên nhân dẫn dến ly hôn của các cặp vợ chồng Nhật Bản cũng rất đa dạng và có sự thay đồi qua thời gian Các nhà nghiên cứu cho răng trong xã hội hiện đại nền kinh tế Nhật Bản phát

triển vượt qua các nước tư bản khác Lối sống của người

Nhật Bản có nhiều thay đôi, tang lớp thanh niên tiếp cận nhanh với lối sông phương Tây Ngày càng nhiều người xa rời quan điểm coi hôn nhân như là một hiện tượng vĩnh cửu mà bắt đầu

xem nó như “một liên minh” được bảo tôn đến chừng mực nào

mà nó còn phù hợp với cả hai vợ chồng [40, tr.178] Pháp luật thay đổi, quyền của phụ nữ được pháp luật bảo đảm, bình dang VỚI nam g101 Nếu như trong xã hội truyền thống của Nhật Bản, sau khi kết hôn phụ nữ thường bỏ việc và chuyên tâm với gia đình, làm công việc nội trợ, phụ thuộc vào người chồng về mặt

kinh tế thì hiện nay khi có hiểu biết về pháp luật, vị thé kinh tế

dược nâng cao, tỉ lệ sinh ít, phương tiện truyền thông không xem

ly hôn là một hiện tượng tiêu cực, họ có xu hướng muốn thoát

Trang 38

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hô sơ TAND

khỏi những hạn chế ràng buộc trong gia đình, néu như có xung đột xảy ra Các nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn của các cặp vợ chồng thường là do cuộc sống vợ chồng nhàm chán, bạo lực

gia đình, ngoại tình, khó khan về kinh tế, rượu chè, cờ bạc, mâu thuẫn với gia đình nhà chồng.

2 Tình hình ly hôn ở Việt Nam

Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa Sau khi gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mới, duy trì mức tăng trưởng khá, đất

nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có

thu nhập trung bình (thấp) GDP bình quân 5 năm đạt 7% [72].

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu lan ra

toàn câu và tràn tới Việt Nam vào quý 3/2008, đã làm cho nên

kinh tế phải đối mặt với khó khăn thách thức mới: tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, lạm phát cao trong các năm 2009 và 2010.

Những biến động về kinh tế có sự tác động lớn đến đời sống xã hội Do sự biến đổi về kinh tế một mặt dẫn đến sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống người dân được dân cải thiện nâng cao, vị thế của người phụ nữ được khẳng định và bình đẳng

hơn trong kinh tế đối với nam giới Mặt khác có sự biến đổi

về hệ thống giá tri, chuẩn mực xã hội như dao đức, pháp

Trang 39

Chuong II Tình hình ly hôn trên thégiới và Việt Nam

luật, nên trong thời gian qua tỉ lệ ly hôn ở nước ta có chiêu

hướng tăng lên rõ nét.

Qua số liệu ở biểu đồ 2.1 dưới đây cho thây có sự gia tăng

rất lớn về số vụ ly hôn được thụ lý và giải quyết trong cả nước.

Trong vòng 5 năm, từ năm 2005 - 2010 số cặp vợ chồng được tòa

án giải quyết cho ly hôn tăng 37,1%, từ 55.757 cặp lên 88.591 cặp Sự dao động tăng đều qua các năm, đạt con số từ 5000

-10.000 vụ/năm Ti lệ phụ nữ là nguyên đơn trong các vu ly hôn

ngày càng tăng theo thống kê chiếm gan 50% Thời gian chung

sông giữa các cặp vợ chông trước khi ly hôn ngày càng ngăn.

Biểu đồ 2.1 Thống kê toàn quốc các vụ việc ly hônđã được thụ lý và giải quyết

Trang 40

Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hé sơ TAND

Có nhiều yếu tố tác động đến sự gia tăng hiện tượng ly

hôn trong thời gian qua Như đã nêu, nguyên nhân ly hôn là

những sự kiện tác động đến hôn nhân làm cho hôn nhân tan

vỡ Lý do thường là cái cớ mà đương sự yêu câu tòa án cho ly hôn và thường là lỗi của bị đơn Tuy nhiên, tòa án căn cứ vào tính chất khách quan, bản chất của các vụ ly hôn chứ không chỉ căn cứ vào lỗi của các đương sự vì thực chất các đương sự có thể đưa ra lý do chính đáng và cả những lý do không

chính đáng.

Bảng 2.1 Thống kê toàn quốc các vụ việc ly hôn

đã được giải quyết năm 2005 - 2010

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê toàn quốc các vụ việc ly hôn đã được giải quyết năm 2005 - 2010 - Sách chuyên khảo: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân
Bảng 2.1. Thống kê toàn quốc các vụ việc ly hôn đã được giải quyết năm 2005 - 2010 (Trang 40)
Bảng 2.1 chỉ ra 9 nguyên nhân cụ thể, trong đó mâu thuẫn gia đình là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao trong thống kê của tòa án về ly hôn và nguyên nhân này có xu hướng tăng từ 57,15% năm 2007 lên 65,37% năm 2010 - Sách chuyên khảo: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân
Bảng 2.1 chỉ ra 9 nguyên nhân cụ thể, trong đó mâu thuẫn gia đình là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao trong thống kê của tòa án về ly hôn và nguyên nhân này có xu hướng tăng từ 57,15% năm 2007 lên 65,37% năm 2010 (Trang 41)
Bảng 3.1. Tỉ lệ ly hôn trong mẫu khảo sát - Sách chuyên khảo: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân
Bảng 3.1. Tỉ lệ ly hôn trong mẫu khảo sát (Trang 66)
Bảng 3.2. Tương quan giữa nghề nghiệp vợ với nghề nghiệp chồng - Sách chuyên khảo: Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ Tòa án nhân dân
Bảng 3.2. Tương quan giữa nghề nghiệp vợ với nghề nghiệp chồng (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w