1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về bảo vệ lao động nữ và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bình Dương

84 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO TU PHAP TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

BUI THAI GIANG

PHAP LUAT VE BAO VE LAO DONG NU

VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH BINH DUONG

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BO TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI

BÙI THÁI GIANG

PHÁP LUẠT VE BẢO VE LAO DONG NU’

VA THUC TIEN THI HANH TAI TINH BINH DUONG

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYÊN HỮU CHÍ

HÀ NỌI - NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các đữ liệuđược nêu trong Luận văn là trung thực, có nguôn góc rõ ràng và được trích dán

day du theo quy định hiện hành.

XÁC NHAN CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DAN

Trang 4

Sen Ae eS ee

DANH MUC CAC TU VIET TAT

BLLD: Bộ luật Lao động.

BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểmy tế HĐND: Hội đồng nhân dân.

ILO: International Labour Qrganization (Tổ chức Lao động quốc tế).

KCN: Khu công nghiệp.NLĐ: Người lao động.

NSDLD: Người sử dụng lao động.

UBND: Ủy ban nhân dân.

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MO DAU 1

Chương 1 CO SO LY LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE BAO VE LAO DONG NU 5 1.1 Cơ sở ly luận về bao vệ lao động nữ 5

I.I.I Khai niệm người lao động 3

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của lao động nữ 9 1.1.3 Sự can thiết của việc bảo vệ lao động nữ 10 1.2 Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ lao động nữ 17 1.2.I Tuyển dụng, việc làm 18 1.2.2 Hoc nghé va dao tao nghé 20 1.2.3 Tién lwong 21

1.2.4 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngoi 221.2.5 An toàn, vệ sinh lao động 241.2.6 Kỷ luật lao động 25

1.2.7 Cham dit hợp đồng lao động 27

1.2.8 An sinh xã hội 29

Chương 2 THỰC TIỀN THI HANH PHAP LUẬT VE BẢO VE LAO DONG NU TẠI TINH BÌNH DƯƠNG 35

Trang 6

3.1 Ap dụng cách tiếp cận dựa trên quyén trong quá trình tham gia và nội luật hóa các điều ước quốc tế vé lao động a2 3.2 Tang cường hỗ trợ pháp lý doi với người lao động 53 3.3 Đào tao nghệ đối với lao động nữ 54

3.4 Tiền lương đối với lao động nữ 55

3.5 Thời giờ lam việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ 45 3.6 An toàn, vệ sinh lao động doi với lao động nữ 56

3.7, An sinh xã hội 57

KET LUAN 61

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Khai thác tiềm năng lao động của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đây sự phát triển của thị trường lao động là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ của pháp luật lao động Đồng thời, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả người sử dụng lao động và người lao động, bảo đảm mối quan hệ về lợi ích trong quan hệ lao

động phát triển hài hoa và 6n định cũng đặt ra một cách cấp thiết Việc bảo vệ quyền

và lợi ích của lao động nữ, trước hết là quyền bình đăng với lao động nam không nam ngoài yêu cầu đó Thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, pháp

luật lao động nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở

pháp lí nhằm bảo đảm sự bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nữ.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, do phụ nữ tham gia nhiều hơn vào nền

công nghiệp, đồng thời vừa phải đảm đương công việc gia đình với trách nhiệm thật sự

nặng nề nên Nhà nước ta đã và đang có những chính sách xác đáng dé bảo vệ họ Thực

tiễn thi hành pháp luật lao động đã cho thấy, su gia tăng nhu cầu sử dụng lao động và

tăng thu nhập cho người lao động không đồng nhất với với sự bảo đảm quyên lợi của người lao động Xuất phát từ những đặc trưng về tâm sinh lý, lao động nữ thường gặp

khó khăn hơn so với lao động nam trong quan hệ lao động Cùng với quan niệm sai

lệch về giới, những khó khăn này đã làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dé bị tôn

thương hơn.

Có thể thấy rằng Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản pháp luật khác có

liên quan trong lĩnh vực lao động (Luật Công đoàn 2912, Luật Việc làm 2013, Luật

Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 ) đã thể hiện sự bảo vệ và quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với lực lượng lao động nữ Chúng thực sự trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ người phụ nữ trước những xâm phạm quyên lợi trong

lao động như: làm việc trong môi trường độc hại, làm việc tăng ca, không đảm bảo giờ

giấc nghỉ ngơi hoặc nghiêm trọng hơn là lạm dụng tình dục Tuy nhiên, các quy định

hiện hành đã nảy sinh còn nhiều vẫn đề bất cập khi được áp dụng vao thực tế tại một tinh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, điển hình là tỉnh Bình Dương — một

trong những đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.Trước hiện

Trang 8

trạng xã hội đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ lao động nữ và thực tiễn

thi hành tại tính Bình Dương ” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học định hướng ứng dụng.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả làm rõ khái niệm, vai trò của lao động nữ,

sự cần thiết của việc bảo vệ lao động nữ, quy định về việc sử dụng lao động nữ theo

các công ước quốc tế Từ đó, tác giả nghiên cứu những quy định pháp luật lao động Việt Nam với các nội dung điều chỉnh liên quan đến lao động nữ: việc làm tuyên dụng: học nghề, đào tạo nghề; tiền lương, thu nhập; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngoi; an toàn vệ sinh lao động; bao hiểm xã hội, kỷ luật lao động; chấm dứt hợp đồng lao động; van dé an sinh xã hội Qua phân tích quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật

liên quan tại tỉnh Bình Dương, tác giả đưa ra kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp

luật nhằm bảo vệ lao động nữ một cách thực chất và đạt hiệu quả cao.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình tìm kiếm thông tin thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy có nhiều bài viết có cùng mục đích, đối tượng nghiên cứu liên quan đến pháp luật về lao dộng nữ, những bài viết bình luận, những đóng góp kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật, biện pháp đảm bảo cơ chế thực thi pháp luật của nhiều tác giả khác Mỗi tác

giả nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau như một sô nghiên cứu của Trung tâm

nghiên cứu về lao động nữ thuộc Ban nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chỉ thiên về nghiên cứu van đề bình dang của phụ nữ nói chung hoặc những khía cạnh riêng rẽ như: lao động nữ trong công nghiệp thời kỳ đổi mới, đặc thù nghề nghiệp của

phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hay trong hoạt động quản lý Một số công trình nghiên

cứu có liên quan để tài như sau:

e “Pháp luật lao động Việt Nam về người lao động nữ và thực trạng áp dung tai doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” - Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật học năm 2013 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh của tác giả Thái Thị Thanh Thuý.

e “Pháp luật lao động Việt Nam về sử dụng lao động nữ, thực trạng áp dụng tại các doanh nghiệp ở Bình Dương” - Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật học năm

2014 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Thị

Trung Hiếu.

Trang 9

e “Bộ luật lao động năm 2012 với việc bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ”, bải viết của tác giả Phùng Thị Câm Châu đăng trên tạp chí Luật học, số 7/2014 e “Pháp luật về SỬ dụng lao động nữ qua thực tiễn tỉnh Bình Dương” - Luận văn

Thạc sĩ luật học năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam của tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu xoay quanh quyền lợi của lao động nữ,

thực trạng của những quy định pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật tại các

doanh nghiệp, nêu ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền lợi lao động nữ Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng lao động nói chung, bảo vệ lao động nữ nói

riêng, pháp luật cũng cần phải đổi mới dé phù hợp, minh chứng rõ ràng nhất chính là

sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản pháp luật khác có liên quan

trong lĩnh vực lao động (Luat Công đoàn 2012, Luật Việc làm 2013, Luật Bao hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 ) trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 mới được ban hành và có hiệu lực Do vậy, trọng tâm và cũng là những điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây chính là sự hệ thống hóa các quy

định mới nhất của pháp luật lao động cũng như tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ

người lao động nữ tại tỉnh Bình Dương.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn gồm có:

1 Lao động nữ là gi? Lao động nữ có đặc điểm gi? Tại sao can phai bao vé lao

động nữ?

2 Pháp luật về bảo vệ lao động nữ hiện hành được quy định như thế nào? 3 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ lao động nữ tại tỉnh Bình Dương? 4 Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ? 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu là pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ lao động nữ và

thực tiễn thi hành tại tỉnh Bình Dương, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ lao động nữ trong quan hệ lao động giữa lao động nữ với người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện cho người lao động, cơ quan nhà nước có thâm quyền liên quan và thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực này tại tỉnh Bình Dương.

Trang 10

Š Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được tác gia sự dụng dé tiễn hành nghiên cứu trong luận văn là sự kết hợp giữa phương pháp luận dựa trên sơ sở phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác ~ Lênin, những quan điểm, đường lỗi của Dang và Nhà nước ta về bảo vệ quyền

và lợi ích của lao động nữ Trên cơ sở đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể như phân tích luật viết, tổng hợp, so sánh, đánh giá để làm rõ và giải quyết vấn đề một cách toàn diện nhất.

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Luận văn có những đóng góp khoa học trong những vấn đề sau đây: (1) Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận và pháp ly van dé bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam; (2) Luận văn chỉ ra được những tồn tại, vướng mac của hệ thống các quy định pháp luật lao động đối với lao động nữ và thực tiễn thi hành, áp dung trong thời gian gan đây trên địa ban một tinh; (3) Luan van đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi lao động nữ một cách thực chất và đạt hiệu quả cao.

Với dé tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ kiến thức bản thân vào kho tư liệu luật học, đồng thời giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thi hành đối với lao động nữ (đặc biệt tại tinh Binh Dương) Qua đó, thây được mặt tích cực cũng như hạn chế của pháp luật cũng

như cơ chế thi hành pháp luật để có hướng khắc phục hoàn thiện Luận văn có thể có

giá trị tham khảo đối với người đọc trong quá trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy pháp luật lao động cũng như đối với những người làm chính sách và thực tiễn về bảo

vệ người lao động nữ.

7 BO cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

e Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo vệ lao động nữ.

e Chương 2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ lao động nữ tại tỉnh Bình

e Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ.

Trang 11

Chương |

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHAP LUAT VE BẢO VE LAO ĐỘNG NU’

1.1 Cơ sở lý luận về bảo vệ lao động nữ

Trải qua thời kỳ phong kiến chuyên chế với những định kiến hà khắc cùng thời kỳ đô hộ của thực dân, để quốc, phụ nữ Việt Nam không chỉ bị áp bức bóc lột về vật chất mà còn bị kìm hãm, trói buộc về mặt tỉnh thần Thế nhưng, với tinh thần bất khuật cùng đức tính cần cù, vị tha, khiêm nhường, chung thủy vì gia đình xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ phong tặng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, dam đang” trong thời kỳ kháng chiến và “trung hậu, đảm dang, tài năng, anh hùng” trong thời ky hiện đại hóa đất nước, phụ nữ Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho sự trường tồn của quốc gia - dân tộc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, phụ nữ ngày càng có điều

kiện tham gia vào các lĩnh vực trong đời sống và ngày càng phát huy vai trò của mình cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội Xã hội thừa nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ

trong việc tạo ra của cải vật chất và làm phát triển xã hội về mọi mặt trong đời sống.Ở

nước ta, lao động nữ là nguồn lực to lớn góp phần quan trọng trong việc thực hiện

thang lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế — xã hội Vi vậy, cùng với những

chính sách kinh tế đúng đăn, Đảng và Nhà nước đã thực hiện một hệ thống chính sách

xã hội công bằng và tiến bộ, hướng vào mục tiêu phát triển con người, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, ké cả nam và nữ đều có thể đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung Thực tế cũng khăng định, tiềm năng lao động nữ đã được phát huy và vị thế của

người phụ nữ được nâng cao trong xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, lao

động nữ cũng đang gặp nhiều khó khăn, việc bảo vệ lao động nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta.

I.I.1 Khai niệm người lao động

Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực, là quá trình con người sử

dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm thay đổi tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người Qua đó, con người có thé nhận thức được những thuộc tính, quy luật, những hiện tượng của thế giới khách quan đã được bộc lộ trong quá trình tác

' http://www.lhu.edu.vn/334/17698/Tu-tuong-va-tinh-cam-cua-Bac-Ho-voi-phu-nu.htm]

Trang 12

động vào giới tự nhiên.Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người

nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội Lao động là hoạt động sáng tạo đặc trưng nhất của con người, chính vì vậy “lao động là hoạt động quan

trọng nhất tạo nên của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” và “không có lao động đồng nghĩa với không có con người và xã hội loài người”.

Hình thức lao động được tô chức ở tầm cao, vượt khỏi tầm của lao động gia đình và các hình thức tổ chức thấp khác đó chính là lao động mang tính xã hội Đó chính là quan hệ lao động công nghiệp, là quan hệ lao động có vai trò quan trọng nhất và quyết định sự phát triển của xã hội Trong đó, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng tạo thành quy trình sản xuất của xã hội.Nhưng vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất Khái niệm lực lượng sản xuất chỉ tổng thé các yếu tố cau thành nội dung vật chat, kỹ thuật, công nghệ của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người Như vậy, lực lượng

sản xuất đóng vai trò phan ánh căn bản trình độ chỉnh phục giới tự nhiên của con người

đề tạo ra của cải vật chất cho xã hội Các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất (trong đó công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trong) Có thé khang định rang: người lao động là nhân tố quan trọng nhất, bởi vi tư liệu sản xuất có nguồn pốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người, tác động vào đôi tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Như vậy, người lao động với khả năng lao động của mình kết hợp với tư liệu sản xuất trước hết là công

cụ lao động để tạo nên lực lượng sản xuất.Họ chính là chủ thé trực tiếp cải tiến tư liệu

sản xuất thông qua cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Ngày nay, trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và thời đại toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa quan hệ lao động, để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

và người sử dụng lao động, pháp luật lao động ngày càng có vai trò quan trọng trong

việc điều chỉnh các mỗi quan hệ lao động giữa người lao động, người sử dụng lao

động tô chức dai diện cho người lao động và các chủ thê khác có liên quan.

* Bộ luật Lao động năm 1994.

ở Theo P Ăng-ghen.

Trang 13

Khái niệm “người lao động” được quy định khoản | Điều 3 BLLĐ năm 2012 như sau: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.Theo quy định hiện hành, để trở thành người lao động, chủ thể đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định bao gồm năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động Cu thể, người lao động phải cần có ba đặc điểm sau đây: đáp ứng quy định của pháp luật về độ tuổi lao động; khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động” và được trả lương; chịu sự quản lý điều hành của người

sử dụng lao động.

về năng lực pháp luật lao động: năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của

cá nhân mà pháp luật quy định khi tham gia vào quan hệ pháp luật họ được hưởng

quyên và có những nghĩa vụ Đó là quyền được làm việc, hưởng tiền lương, chế độ về

thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, được đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, an sinh

xã hội Mặt khác, người lao động phải gánh vác những nghĩa vụ theo cam kết hợp đồng, chịu sự điều hành và quản lý của người sử dụng lao động Về năng lực hành vi

lao động: năng lực hành vi vủa cá nhân là khả năng của cá nhân bằng chính hành vi của

mình thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào một quan hệ pháp luật Năng lực hành vi lao động là khả năng của người lao động bằng chính hành vi của mình tham gia quan hệ pháp luật lao động để được hưởng quyền và gành vác nghĩa vụ trong quá trình lao động Nó được thể hiện bằng hai yếu tổ thé lực và trí lực; trong đó, thể lực chính là sức khỏe bình thường của người lao động để thực hiện một công việc nhất định; trí lực là khả năng nhận thức của người lao động đối với công việc của họ và mục đích mà họ

thực hiện công việc Vi vậy, năng lực hành vi lao động chi xuất hiện khi cá nhân đạt

đến một độ tuổi nhất định Liên quan đến việc xác định tư cách người lao động, cần quan tâm chủ yếu các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về độ tuôi lao động: được tính từ thời điểm bắt đầu lao động đến khi nghỉ hưu Theo đó, tuổi bắt đầu lao động từ 15 tuổi trở lên, khi sử dụng lao động chưa thành niên cần lưu ý một số nguyên tắc như chỉ sử dụng vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thê lực, trí lực, nhân cách; các quy định đặc thù

về lao động, tiên lương, sức khỏe ; không sử dụng người chưa thành niên vào các

* Hợp đồng lao động được quy định tại Chương III BLLĐ năm 2012.

Trang 14

công việc nặng nhọc, nguy hiểm như mang, vác vật nặng quá thé trạng người chưa thành niên, công việc liên quan đến hóa chất, khí gas, chất nỗ ; không sử dụng người lao động chưa thành niên vào những nơi làm việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể

trạng, nhân cách như nơi sản xuất kinh doanh côn, bia, thuốc lá, các chất tác động đến

tinh thần, vũ trường, khách sạn hoặc những khu vực độc hại nguy hiểm như dưới nước, hầm mỏ, công trường xây dựng ; tạo điều kiện để người chưa thành niên được

học tập văn hóa.

Bên cạnh đó, với một số ngành nghé đặc thù có tính chất công việc nhẹ nhàng theo Thông tư số 11/2013/TT-BLDTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội quy định danh mục công việc được sử dụng người dưới 15 tuổi, pháp luật

cho phép sử dụng lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuôi (người lao động có năng lực hành

vi lao động không đầy đủ) Tuy nhiên, NSDLĐ phải tuân thủ theo các quy định: chỉ sử

dụng lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi vào những công việc nhẹ nhàng theo danh

mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại điện theo pháp luật và được sự đồng ý của người lao động: sắp xếp thời gian làm việc đến việc học của người lao động; đảm bảo các điều kiện về an toàn —

vệ sinh phù hợp với lứa tuổi.

Luật quy định độ tuôi lao động nhằm bảo đảm khả năng lao động cho con người, để bảo vệ quyền lợi đối với người lao động chưa phát triển toàn diện về thể chất

lẫn tinh than, tránh lạm dụng hoặc bóc lột lao động ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của con người Độ tuổi 15 được quy định trên cơ sở dữ liệu khoa học và thực tiễn về mặt hình thức năng lực của cá nhân Đây chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa quan hệ lao động theo hợp đồng lao động với hợp đồng khoán việc dân

sự, theo đó người nhận khoán việc không chịu sự quản lý của người khoán việc, họ

được chủ động, tự do thực hiện công việc theo thỏa thuận với người khoán việc Việc

đáp ứng các điều kiện về thê lực lẫn trí lực là đòi hỏi cần thiết của người lao động khi bước vào quan hệ lao động Đó vừa là yêu cầu của người sử dụng lao động, đồng thời là cái mà người lao động mong muốn “sé hữu” khi bắt đầu một quan hệ lao động”.

> Lưu Binh Nhưỡng (chủ biên) (2015), Binh luận khoa học Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, tr 13.

Trang 15

Mặc khác, người lao động phải làm việc theo hợp đồng lao động và được trả lương Theo đó, hợp đồng lao động tại Điều 15 BLLĐ 2012 là sự thỏa thuận giữa

người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,

quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Hợp đồng lao động cũng là cơ sở đề người lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Người lao động được

trả lương và mức lương đó phải tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra.

Thứ hai, người lao động phải chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động: trong quan hệ lao động, các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động không bình đăng, độc lập với nhau về địa vị và lợi ích kinh tế, người lao động thường rơi vào vị thế yếu và phụ thuộc người sử dụng lao động Hơn nữa, yêu cầu của việc tổ chức và điều hành quá trình lao động mà yếu tố quyền uy được sử dụng nhưng trong khuôn khổ luật định và không cứng răn mang tính áp đặt và phục tùng như trong quan hệ hành chính Quan hệ lao động do pháp luật lao động điều chỉnh thể hiện quyền uy của người sử dụng lao động đối với người lao động bằng việc người lao động phải chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động.

Thứ ba, về vẫn đề hạn chế năng lực pháp luật của người lao động: cho dù họ có

du nang lực hành vi lao động nhưng không được tham gia vào quan hệ lao động trong

phạm vi luật cắm để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội như cắm đảm nhiệm một số chức vụ hay làm một số ngành nghề nhất định do vị trí xã hội của họ, hoặc do họ đã vi phạm pháp luật mà pháp luật hoặc co quan nhà nước có thâm quyền cắm họ tham gia

vào quan hệ lao động.

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của lao động nữ

Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động nữ trước tiên phải là người

lao động được định nghĩa tại khoản | Điều 3 (người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều

hành của người sử dụng lao động) và là người có giới tính nữ Người lao động nữ có

những đặc điểm đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, về mặt sinh học: dưới góc độ sinh học thì giới tính nam-nữ là cách gọi

dé chi sự khác biệt giữa giống đực và giống cái ở con người Với những đặc trưng đặc biệt về giới tính, nữ giới còn đảm nhiệm thiên chức làm mẹ Chính vi vậy, những đặc điểm sinh học tự nhiên ảnh hưởng lớn đến khả năng tham gia lao động của họ Thời kỳ

Trang 16

kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và nuôi con sơ sinh đều tác động không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý ; cho nên cần có chế độ nghỉ ngơi, tịnh dưỡng thích hợp để bảo đảm sức

khỏe cho người mẹ và trẻ em.

Thứ hai, vé mặt xã hội: những tư tưởng, định kiến lạc hậu như tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong lòng xã hội, kìm hãm khả năng tiếp cận nghề nghiệp, khoa học - công nghệ của phụ nữ vẫn còn ăn sâu và lan tỏa vào tiềm thức mỗi

người Việt Nam Nam giới luôn được đề cao và coi trọng hơn nữ giới Phụ nữ tự nhiên

được mặc định là chăm lo việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc các thành viên khác trong

gia đình, cho nên những đóng góp khi tham gia vào quan hệ lao động của lao động nữ

cũng không được thừa nhận và trả công ngang bằng với nam giới.

Tóm lại, từ những đặc điểm trên, người lao động nữ mà cụ thể là người lao động nữ ở Việt Nam phải chịu những thiệt thòi, bất công về nhiều mặt khi tham gia vào quan

hệ lao động Từ áp lực về tâm lý công việc tại nơi làm việc đến công việc gia đình nên thiết nghĩ mọi người cần nhìn nhận cách khách quan, thực tế hơn về trách nhiệm và tài

năng của người phụ nữ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và rất chính đáng của

người lao động nữ.

1.1.3 Sự cần thiết của việc bảo vệ lao động nữ

Bảo vệ người lao động nói chung và bảo vệ lao động nữ nói riêng là vẫn đề rất

phứt tạp Bảo vệ lao động nữ không chi là bảo vệ bản thân họ trong quá trình tồn tại ma

còn phải bảo vệ cuộc sống của họ với những mối quan hệ nhất định với tự nhiên và xã

hội Là tiếng nói riêng của lao động nữ và cũng là tiếng nói chung của toàn nhân loại, nhằm phòng ngừa, chống lại các nguy cơ xâm hại đến con người và cuộc sống của họ Bảo vệ lao động nữ là vấn đề cấp thiết và chính yếu trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia văn minh trên thế giới.

1.1.3.1 Quyền bình dang của lao động nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ra lời kêu gọi: “Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải

hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua

tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã

Trang 17

hội”” Theo đó, phụ nữ phải thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình cùng nam giới chung lo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Như vậy, họ đã bình đãng với nam giới trên cả hai mặt: nghĩa vụ và quyền lợi Bình đăng trong lao động được hiéu là bình đăng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đăng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đăng giữa lao động nam với lao động nữ trong từng

cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

Cùng với nhiều quốc gia khác, nước ta đã tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979 của Liên hợp quốc, các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế (Công ước số 100 về trả công bình đăng năm 1951 Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958, Công ước số 156 về bình đăng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ năm 1981, Công ước số 183 về bảo vệ thai sản năm 2000 ) và cam kết thực hiện 8 mục tiêu thiên

niên kỷ, trong đó có mục tiêu thúc day thực hiện bình đăng giới Ngày nay, bình đăng

giới không là vẫn đề riêng của giới nữ, của một quốc gia, mà là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại Quan niệm về bình đẳng giới hiện nay là: “Sự tương đồng và có khác biệt của giới nam, giới nữ được thừa nhận và được coi trọng như nhau””,

Tuy nhiên, ở nước ta, từ xưa đến nay, phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi trong mọi lĩnh vực do quan niệm trọng nam khinh nữ.Chính vì vậy, để bảo đảm thực hiện

quyền bình đăng giữa nam và nữ, pháp luật nước ta có những quy định nhằm “tạo điều

kiện dé phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của minh trong xã hội” Chang han, nghiêm cam mọi hành vi phân biệt đôi xử về giới, đặc biệt là đối với phụ nữ, lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản Phụ nữ là cán bộ, công chức viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng đầy đủ lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao

trình độ toàn diện, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội như chăm lo

phát triên các nha hộ sinh, khoa nhi, bệnh viện phụ sản, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi

° http:/www.haugiang.øgov.vn/portal/data/sites/10/chuyende/phunu/phan ]/hochutichvaquyenbinhdangcuaphainu.h

http://baoapbac.vn/xa-hoi/201212/Quan-niem-dung-dan-ve-binh-dang-gioi-va-no-luc-thuc-hien-muc-tieu-157115/

Trang 18

xã hội khác dé giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tac, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ

Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Bình đăng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và nhiều đạo luật khác cũng ghi nhận về quyền bình đăng giới trên mọi lĩnh vực Trong lĩnh vực lao động, BLLĐ năm 2012 đã ghi nhận vấn đề bình đăng trong chế độ tuyển dụng, việc làm, trong việc trả tiền lương, thời giờ làm việc

thời giờ nghỉ ngơi, vẫn đề an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và

van dé kỷ luật lao động và cham dứt hợp đồng lao động Dé bảo vệ lợi ích hợp pháp của lao động nữ là cách tốt nhất nhằm thúc đây sự phát triển của đất nước nhanh hơn và vươn đến tầm cao mới.

Thứ nhất, quyền bình đăng về lao động được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam: Qua các bản Hiến pháp Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền bình dang về lao động nói riêng được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm ngày cảng toàn diện và thực chất hơn Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức thừa nhận quyền bình đăng giữa nam và nữ” Chủ tịch Hồ Chi Minh từng nhận xét về bản Hiến pháp này như sau: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân” Điều 24 Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đăng với nam

Điới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Cùng việc làm

như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới.Nhà nước bảo đảm cho phụ

nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát

triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ ” So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp

1959 đã cụ thé quyền bình đăng của phụ nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoa, xã hội và gia đình Điều 64 Hiến pháp 1980 tiếp tục mở rộng phạm vi của các chế độ phúc lợi xã hội dành cho lao động nữ: '“ Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của

* Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyển con người, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn

cầu có tac dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tôn hại đếnnhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.

° Điều thứ 9 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.

Trang 19

phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội Nhà nước có chính sách

lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu

giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi

cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi” Điều 63 Hiến pháp 1992 đã kế thừa những quy định tiễn bộ của Hiến pháp 1980: “Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản Phụ nữ

là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật Nhà nước và xã hội

tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của

mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở

phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ” Hiến pháp 2013 khang định chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới tai Điều 26; đồng thời tuyên bố bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi cho người làm công ăn lương cũng như nghiêm cam phân biệt đối xử, cưỡng bức trong quan hệ lao động tại Điều 35 '°.

Thứ hai,quyén bình dang giới còn được khang định và xác lập nền tang bằng các

đạo luật khác sau đây:

e Luật Bình đăng giới 2006: Khoản 1, 2 Điều 13 quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động gồm: (1) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ

tuổi khi tuyên dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền

công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; (2) Nam, nữ bình đăng về tiêu chuẩn, độ tudi khi được dé bạt, bé nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh Khoản 3 Điều 13 quy định các biện pháp thúc đây bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau: (1) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyến dụng lao

'® Xem thêm: Lưu Đức Quang (2016), Nguyên tắc Hiến pháp về quyên con người, quyền công dân (Sách tham

khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 41-51.

Trang 20

động: (2) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; (3) Người sử

dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc

trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc

e Bộ luật Lao động năm 2012: Bên cạnh các quy định về địa vị pháp lý của người lao động nói chung, Chương X - “Nhitng quy định riêng đối với lao động nữ”

đã luật hóa những chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ; nghĩa vụ của

NSDLĐ đối với lao động nữ; quyền đơn phương cham dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; chế độ thai sản đối với lao động nữ; chế độ

trợ cấp nuôi con đối với lao động nữ và những công việc không được sử dụng

lao động nữ Khoản 7 Điều 4 BLLĐ năm 2012 xác định: “bảo đảm nguyên tắc bình đăng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ ” là nền tang dé Nhà nước điều chỉnh các quan hệ lao động cụ thé liên

e Bộ luật Dân sự 2015: Khoản | Điều 3 khang định như sau: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đăng, không được lấy bat kỳ lý do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” Nguyên tắc bình đăng được Bộ luật Dân sự quy định không chỉ giới hạn ở trong “quan hệ dân sự” mà rộng hơn là “các quyền nhân thân và tài sản”.

e Luật H6n nhân và gia đình 2014: Điều 19, 29 luật hóa nguyên tắc vợ chồng bình dang: quyén binh dang cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giao duc con chung; việc vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, đảm bảo quyên và lợi ích phụ nữ trẻ em khi giải quyết ly hôn.

e Luật Công đoàn 2012 đã dành một mục cho các hoạt động về giới, bình dang giới, đưa nội dung công tác nữ, bình đăng giới vào trong chương trình đào tạo bồi dưỡng với các khoá học ngắn hạn, trong các hội thảo, chuyên đề.

Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã xác định công tác vận

động nữ công nhân viên chức lao động là một trong tám nhiệm vụ của tô chức công đoàn trong nhiệm kỳ mới; Dai hội đã dé ra 11 chỉ tiêu phan dau, trong đó đã đặt chỉ

'' Đỗ Van Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học — Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách

chuyên khảo), NXB Hông Đức — Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr 22.

Trang 21

tiêu có 100% số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp, 100% số cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở trở lên được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình dang giới, long

ghép giới trong hoạt động công đoàn Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã thông qua

Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung: trong đó dành riêng Chương VI với 2

điều 35 và 36 quy định về công tác nữ công (so với Điều lệ cũ chỉ có một điều và không có chương) Quyền đại diện cho lao động nữ của Ban nữ công được quy định

trong Luật Công đoàn 2012 và các văn bản pháp luật khác đã nêu rõ: đại diện bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ là tổ chức công đoàn, trong đó vai trò đại diện trực tiếp là Ban nữ công công doan.

Do vậy, bình đăng giới phải được hiểu một cách đầy đủ là nam giới và nữ giới

được trải nghiệm ở những điều kiện như nhau để phát huy đây đủ các tiềm năng của

mình, có cơ hội dé tham gia đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát trién kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Mọi người với những điều kiện, hoàn cảnh

như nhau thì phải được Nhà nước đôi xử như nhau và ngược lại, trong những điều kiện,

hoàn cảnh khác nhau thì được Nha nước đối xử khác nhau ” Bất bình dang giới là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo, là rào cản chính đối với sự phát triển bền vững

của xã hội, là tác nhân gây ra không ít tác động tiêu cực tới quốc gia cũng như mỗi

thành viên trong xã hội Quốc gia nào duy trì tình trạng bất bình đẳng giới mang tính phô biến và kéo dài thì sẽ phải trả giá bằng sự gia tăng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí

hỗn loạn Quốc gia nào đạt mức độ bình đẳng giới càng cao sẽ ngày càng thịnh vượng

về kinh tế, ngày càng ồn định về chính trị.

1.1.3.2 Bảo vệ lao động nữ trong điều kiện phát triển kinh té thị trường

Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Môi trường này đã và đang góp phần

'Ở Xem thêm: Lưu Đức Quang, tldd số 10, tr 87-89.

'3 Điều 5] Hiến pháp năm 2013.

Trang 22

không nhỏ giúp khơi dậy tiềm năng của lao động nữ, tạo cơ hội cạnh tranh công bằng, bình đăng giữa người lao động Trước đó, trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch - tập trung, quan hệ lao động mang tính mệnh lệnh hành chính đã triệt tiêu hầu hết động lực

sáng tạo của người lao động, kìm hãm sức sản xuất xã hội Nền kinh tế thị trường tạo

cơ hội cho mọi người sáng tạo, cải tiến phương thức làm việc, nâng cao năng suất, tăng

sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Đồng hành với sự gia tăng cơ hội việc làm cho

người lao động là nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thông

qua việc bóp méo bản chất các quan hệ lao động Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ cũng được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết.

Tại Việt Nam, dân số trung bình cả nước năm 2015 ước tính đạt 91,7 triệu

người, tăng 5,48% so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 1,07%, trong đó: Năm

2011 tăng 1,05%; năm 2012 tăng 1,08%; năm 2013 tăng 1,07%; năm 2014 tăng 1,08%

và sơ bộ năm 2015 tăng 1,08%, gan đạt được muctiéu kế hoạch dé ra là tỷ lệ tăng dân

số đến năm 2015 khoảng 1%'* Luc lượng lao động từ 15 tuôi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, tăng 185 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,7%; lao động nữ chiếm 48.3% Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tinh 48,19 triệu người, tăng 506.I nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm

54%; lao động nữ chiếm 46%.

Trong quý | năm 2016, ước tính GDP cả nước đã tăng 5,5% so với cùng ky năm

trước, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý 1⁄2016 giảm, số người có việc giảm 211.120 người (0,39%) Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn có những điểm sáng, tỉ lệ

lao động làm công hưởng lương tiếp tục tăng, đạt 41,4%; tỉ lệ thất nghiệp thành thị và

thất nghiệp thanh niên giảm Cũng trong quý | năm 2016, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 70,17 triệu người, trong đó dân số thành thị là 24,48 triệu người (chiếm 34,88%) và nữ chiếm 51.43% Đáng lưu ý, cả nước có 53,29 triệu người có việc làm, trong đó lao động nữ có việc làm là 25,74 triệu người (chiếm 48,30%), khu vực thành thị có 16,88 triệu người (chiếm 31,68%).

'* Tông cục Thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam 5 năm 2011-2015, NXB

Thông kê, Hà Nội, tr 96.

Trang 23

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những mặt trái, ảnh hướng xấu

dối với người lao động như: tỉnh trạng thất nghiệp, dân trí thấp, tệ nạn xã hội ; mà lao

động nữ chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Do những đặc điểm tâm sinh lý, lao động nữ có thé lao động trong môi trường nhất định với những công việc nhất

định, hạn chế cơ hội ứng tuyển của lao động nữ đối với nhu cầu tuyên dụng Còn khi

doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm lực lượng lao động thì nữ giới là đối tượng dé bị mat việc đầu tiên Vì lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu trong nền kinh tế thi trường nên người sử dụng lao động ra sức bóc lột sức lao động, giảm mọi chi phí đến mức thấp nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm trong đó có việc giảm chỉ phí dành cho nhân công.

Bên cạnh đó, với sức ép về việc làm, hạn chế về trình độ, tay nghề, sức khée , dé có

thể cạnh tranh việc làm với nam giới, lao động nữ phải chấp nhận làm việc trong môi trường độc hại, không an toàn, chấp nhận tăng ca thường xuyên, liên tục; từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chức năng làm mẹ của họ Do vậy, việc bảo vệ lao động nữ trong nền kinh tế thị trường là hết sức cấp bách và rất cần sự chung tay của toàn xã hội Nếu chúng ta không thê phủ nhận vai trò cùng những đóng góp to lớn của người phụ nữ trong lịch sử thì cũng không thể không công nhận quyền bình đăng giới nói chung, quyền bình đăng giới trong lao động nói riêng nhằm thúc day xã hội phat

triển một toàn diện và bền vững, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường trên đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước tal,

1.2 Quy định pháp luật hiện hành về bao vệ lao động nữ

Lao động nữ là một nguồn lực quan trọng góp phan phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Vai trò của người phụ nữ từ trong gia đình đến ngoài xã hội đã được xã hội thừa nhận đặc biệt trong quan hệ lao động Thế nhưng, đâu đó họ vẫn còn gặp

không ít bat công, bị đối xử kỳ thị Dé bảo vệ lao động nữ, Hiến pháp đã hiến định các

quyền cơ bản của phụ nữ nói chung hay lao động nữ nói riêng Từ đó, các đạo luật và văn bản dưới luật thê chế hóa sâu sắc, tiêu biểu phải kê đến Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 Luật Bình đăng giới 2006, Luật Cư trú 2006, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, Luật Quốc tịch 2008, Luật Công đoàn 2012, Luật Việc làm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật Bảo hiểm xã

'S http://www.hausiane.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende/phunu/phan2/vitrivaitrocuaphunutrongxuthehoinhap

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRUONG ĐẠI HOC LUAT MA NỘI

jFHONG poo “265 _—_

Trang 24

hội 2014, Luật Bau cử đại biểu Quốc hội và đại biéu Hội đồng nhân dân 2015, Luật An

toàn, vệ sinh lao động 2015 Chăng hạn, BLLĐ năm 2012 luật hóa các cơ chế chính sách riêng dành cho lao động nữ như quyển bình đăng trong quan hệ lao động, về ưu

tiên tuyên dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh con, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Từ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của BLLĐ năm 2012 về chính sách đối với lao động nữ.

1.2.1 Tuyến dụng, việc làm

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện của nền sản xuất Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân Vì vậy nếu giải

quyết tốt vấn dé việc làm sẽ giúp cho xã hội phát triển ồn dinh, bền vững, bao đảm sự

hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Quyền làm việc bình đăng của lao động nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 153,

Điều 154 BLLĐ năm 2012 và tại Điều 9 Luật Việc làm 2013 như sau: xác định trách

nhiệm của Nhà nước bao đảm dé lao động nữ có quyền làm việc bình đăng với nam giới, đồng thời có thể làm việc thường xuyên phù hợp với từng hoàn cảnh điều kiện Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động: ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; khuyến khích NSDLD thực hiện các chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so

với quy định của pháp luật Nhà nước bảo đảm bình đăng về các lĩnh vực quy định tại khoản | Điều 153 trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét miễn giảm thuế.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng

tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần theo Điều 154 Quy định này dựa trên cơ

2 z VA , 2 tA L4 ` z NA r 2 A z ^ L$ Al6

sở các Công ước của Liên hợp quôc và các Công ước của Tô chức lao động quôc té

'* Xem: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979,Công ước số 100 về trả công bình đăng năm 195],

Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958,

Công ước số 156 về bình đăng cơ may và đối xử với phụ nữ năm 1981,

Trang 25

cũng như thê hiện sự phù hợp với Điều 13 Luật Bình đăng giới 2006 Bên cạnh đó, người sử dụng lao động bị coi là vi phạm pháp luật nếu không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những van đề liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ quy định tại Điều 18 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bao hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Năm 2015, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của BLLĐ năm 2012 về chính sách đối với lao động nữ gồm như nội dung chính sau đây: đại diện của lao động nữ; quyền làm việc bình đăng của lao động nữ: cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương cham dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ, hỗ

trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một

phần chỉ phí gửi trẻ, mẫu giáo: tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động

nữ và chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ lao động nữ, Điều 60 BLLĐ năm 2012 xác định các công việc không được sử dụng lao động nữ là những công việc và ngành nghề mà điều

kiện lao động có những yếu tổ ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến sức khỏe của lao

động nữ, đặc biệt là ảnh hưởng đến sinh đẻ, nuôi dạy và chăm sóc con cái Những công việc không được sử dụng lao động nữ bao gồm 35 danh mục với 77 công việc được quy định cụ thé tại Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về danh mục các công việc không được sti dụng lao động nữ Ngoài ra, để bảo vệ lao động nữ khi mang thai, pháp luật còn thừa nhận lao động nữ khi mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao

động tại Điều 156 BLLĐ năm 2012 Luật còn quy định các chế độ bảo vệ cụ thể áp

dụng đối với lao động nữ mang thai tại Điều 155 và Điều 158.

Nhìn chung, các quy định về tuyên dụng, việc làm tạo sự bình đăng trong quá trình tuyển chọn người lao động trong đó có sự ưu tiên hơn với lao động nữ bằng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động nữ; đồng thời quy định các

Công ước số 183 về bảo vệ thai sản năm 2000

!” Xem thêm: Lưu Bình Nhưỡng, tlđd sô 5, tr 299-302.

Trang 26

công việc phụ nữ không được tham gia nhằm bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ - nhóm lao động yếu thế.

1.2.2 Học nghề và đào tạo nghề

Quyền học nghề chính là cơ sở để đảm bảo quyền tự do việc làm, nghề nghiệp.

Với sự cạnh tranh gay gắt về việc làm trong thị trường lao động của quá trình hội nhập kinh tế, dé bảo đảm việc làm cho lao động nữ, họ phải không ngừng học nghề, dao tao đề nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Pháp luật Việt Nam đã dành nhiều ưu đãi

cho lao động nữ trong lĩnh vực học nghề nhằm bù đắp phần nào những hạn chế cạnh

tranh của họ trên thị trường lao động.

Khoản 5 Điều 153 BLLĐ năm 2012 quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với lao động nữ: “mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ” Day là chính sách thiết thực đối với lao động nữ, do thời gian nghỉ sinh con đã ảnh hưởng không ít đến việc trau đồi kiến thức và nâng cao chuyên môn Do đó, để kiến thức không bị mai một và lạc hậu thì vấn đề đào tạo nghề nhất thiết phải được chú

trọng nhăm tạo cơ hội việc làm cho lao động nữ để họ có điều kiện làm một số công

việc lâu dai 6n định Š Luật Việc làm 2013 cũng quy định việc hỗ trợ học nghề cho

NLD ở nông thôn va NLD đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định

việc hỗ trợ đào tạo người lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3

tháng Mức hỗ trợ cao nhất là 6 triệu đồng, trường hợp ở xa 15 km sẽ được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/khóa; trong đó có đối tượng phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết

tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng Quyết

định ưu tiên người khuyết tật và người thuộc điện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghẻo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mat việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Mức hỗ trợ chi phí dao tao: Mức toi đa 6 triệu đồng/người/khóa học: người khuyết tật Mức tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học: người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiêu số nghèo; người thuộc hộ

nghẻo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

'8 Xem thêm: Lưu Bình Nhưỡng, tÌđd số 5, tr 296-299.

Trang 27

Mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học: người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được

hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người

thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mat việc làm, ngư dân Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học: người thuộc hộ cận nghèo Mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học: người học là phụ nữ.

1.2.3 Tiền lương

Chế độ tiền lương của lao động nữ được quy định chung trong các điều khoản

áp dụng với tất cả người lao động trên nguyên tắc lao động nữ bảo đảm trả lương bình

đăng, không phân biệt giới tính khi làm những công việc như nhau theo Hiến pháp 2013 Luật Bình đăng giới 2006 và phù hợp với các Công ước quốc tế về lao động đã nều Theo đó, lao động nữ được bảo đảm quyén lợi như mọi người lao động, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc trả lương như trả lương trực tiếp, trả lương đầy đủ, trả lương đúng hạn, trả lương bằng tiền Thêm vào do, dé dam bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động, pháp luật quy định mức lương tối thiểu là mức thấp nhất phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất

trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao

động và gia đình họ, mức lương tối thiểu này sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội

và mức lương trên thị trường lao động sẽ được áp dụng trên từng vùng khác nhau.

Những nội dung này đã được thé chế tại Điều 90 BLLĐ năm 2012; Điều 21 Nghị định

số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của

BLLD; Nghị định số 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với NLD lam việc trong doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan và tô chức sử dụng lao động theo hợp đồng lao động Ngoài ra,

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định số

50/2013/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu han một thành viên do Nhà nước nam giữ

100% vốn điều lệ.

So với trước đây, BLLĐ năm 2012 có một vài quy định mới về vấn đề tiền

lương như quy định: Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư van cho Chính phủ về điều chỉnh và công bố mức lương tối thiểu, bao gồm các thành viên là đại điện Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, Tông Liên đoàn lao động Việt Nam và tô chức đại diện

Trang 28

NSDLĐ ở cấp Trung ương (khoản 2 Điều 92 BLLĐ năm 2012) Thêm vào đó về tiền

lương làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiên lương tính theo đơn giá

tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm ban ngày tại khoản 3 Điều 97 BLLĐ năm 2012 Như vậy, những nguyên tắc của chế định tiền lương cũng như sự thay đổi cua Bộ luật đều có xu hướng bảo vệ người lao động, đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho

lao động nữ trong quá trình hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, việc trả lương sẽ không nhất thiết diễn ra trong tháng Thông tư số

47/2015/TT-BLDTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội quy

định: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương” (điểm b khoản 4 Điều 14) Điểm mới của

Thông tư là việc quy định thời gian trả lương sẽ do hai bên cùng thỏa thuận và phù hợp

nhịp độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trước đó, Thông tư số

23/2015/TT-BLĐTBXH quy định việc trả lương phải được thực hiện ngay trong tháng Tuy nhiên,

thực tế cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ khó thực hiện được quy

định này.

1.2.4 Thời giờ làm việc va thời giờ nghỉ ngơi

Lao động nữ ngoài việc đảm bảo thời giờ làm việc ở doanh nghiệp theo quy

định họ còn phải dành thời gian cho những công việc gia đình với vai trò là người vợ,

người mẹ Cho nên, pháp luật lao động đã dành những ưu đãi nhất định nhằm giảm thiểu áp lực trên vai lao động nữ với sự linh động hóa các quy định về thời gian làm

việc đối với lao động nữ như sau:

e Nha nước khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng chế độ làm việc theo

thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, làm việc ở nhà tại khoản

2 Điều 153 BLLĐ năm 2012.

se Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm,làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp như: mang thai từ tháng

thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, hải đảo;

đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi tại khoản 1 Điều 155 BLLĐ năm 2012.

e©_ Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng

đủ lương tại khoản 1, 2 Điều 153 BLLĐ năm 2012.

Trang 29

Đối với thời giờ nghỉ ngơi: Hiến pháp quy định người làm công ăn lương được

hưởng chế độ nghỉ ngơi tại khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013 Với những đặc điểm sinh

lý va xã hội của phụ nữ nên có những khoản thời gian sức khỏe, tâm lý bị ảnh hưởng

lao động nữ cần được nghỉ ngơi và được pháp luật quy định:

e Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con đưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian

làm việc Thời gian nghỉ vẫn được tính đủ tiền lương theo hợp đồng lao động tại khoản 5 Điều 155 BLLD năm 2012.

e Lao động nữ trong thời kỳ thai sản được nghỉ hưởng nguyên lương Một đôi mới trong BLLĐ năm 2012 tại Điều 157 có ý nghĩa đối với lao động nữ là họ được

nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng thay vì trước đây luật chỉ quy

định có 4 tháng Trường hợp sinh đôi trở lên tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con

được nghỉ thêm | tháng Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ sức khỏe

cho lao động nữ khi thực hiện thiên chức làm mẹ, đồng thời bảo vệ thế hệ lao động tương lai So với quy định pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới thì thời gian nghỉ sinh con 6 tháng đã thể hiện khá rõ sự ưu đãi của Nhà nước đối với lao động nữ ”.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật

hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu

ca làm việc Thời điểm bắt đầu ca làm việc đo doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động Theo quy định tại khoản | Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động, nghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc

trong ca liên tục (nếu tô chức làm việc 3 ca thì mỗi ca 8 giờ; nếu tô chức làm việc 4 ca

thì mỗi ca 6 giờ) Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều: pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca

làm việc Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao

động Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc,

chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca

'? Xem thêm: Luu Bình Nhưỡng, tlđd số 5, tr 306-309.

Trang 30

ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính

vào thời gid làm việc.

Như vậy, với đặc thù về sức khỏe, tâm sinh lý, các quy đỉnh về thời giờ làm

việc thời giờ nghỉ ngơi của pháp luật lao động có sự ưu đãi nhất định đối với lao động

nữ song kết quả thực thi không cao một phần cũng do các quy định pháp luật khi áp dụng chưa mang tính khả thi cao Cụ thể như sau: Luật quy định rõ ràng lao động nữ trong thời gian hành kinh hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ vào lúc nào, từ

đó gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

nữ và hoạt động theo dây chuyền Trường hợp nhiều lao động nữ cùng nghi một ca, hoạt động sản xuất của đoanh nghiệp sẽ bị đình trệ Đối với vẫn đề này, pháp luật cũng chưa quy định chế tài xử phạt khi vi phạm, do đó nếu NSDLD không tuân thủ thì cũng không có căn cứ dé xử lý.

1.2.5 An toàn, vệ sinh lao động

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc dam bảo an toàn lao động, vệ sinh lao

động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, dồng thời duy trì tốt khả

năng làm việc lâu dài của người lao động An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn

lao động vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp Ngoài Luật An toàn,

vệ sinh lao động 2015 thì tai Chương [IX BLLĐ năm 2012, pháp luật lao động có

những quy định dành riêng phù hợp với nhu cầu cơ bản của lao động nữ như sau: © Chính sách Nhà nước đối với lao động nữ: có những biện pháp cải thiện điều

kiện lao động, chăm sóc sức khỏe nhằm giúp lao động nữ phát huy hiệu quả năng lực nghề nghiệp.

e Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào những công việc

có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con theo quy định của Nhà nước (Điều 160 BLLD năm 2012 cụ thể hóa Công ước của ILO về an toàn, vệ

sinh lao động đặc biệt là Công ước 45 về sử dụng lao động nữ).

e Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào công việc phải

ngâm mình thường xuyên dưới nước, công việc làm thường xuyên dưới hầm

mỏ.

Trang 31

e Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về môi trường làm việc vệ sinh, hợp lý cho lao động nữ trong các sinh hoạt cá nhân bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ

sinh phù hợp tại nơi làm việc (khoản 3, 4 Điều 154 BLLĐ năm 2012).

e Không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và di công

tác xa khi mang thai từ 7 tháng tuổi hoặc 6 tháng tuôi nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi e_ Được chuyên sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm | giờ làm việc hàng ngày nếu

làm công việc nặng nhọc trong khi đang mang thai từ tháng thứ 7.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chỉ tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc quy định: Quỹ bảo hiểm, chế độ khi bị tai

nạn lao động hỗ trợ dao tạo chuyền đôi nghề nghiệp, quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tô chức khác.

Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bao gồm:

bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định tại khoản I và suy giảm khả năng lao động từ

5% trở lên do bị tai nạn theo khoản 1 Trường hợp loại trừ không được hưởng chế độ:

người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40

của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Nếu đang sử đụng lao động nữ làm những

công việc nói trên, doanh nghiệp phải có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển

nghề, chuyển công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động nữ.

Những quy định vừa nêu trên thực tế đã tạo cho doanh nghiệp tâm lý không muốn sử dụng lao động nữ, trừ những ngành nghề buộc phải nhận lao động nữ do công việc đặc thù mà chỉ lao động nữ mới có thể đảm nhận tốt Như vậy, rõ ràng ở những điều kiện tuyển dụng như nhau thì lao động nữ sẽ bị mất ưu thế hơn so với lao động nam bởi tâm lý của các nhà tuyên dụng lao động.

1.2.6 Ký luật lao động

Khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 6 BLLĐ năm 2012 quy định chung cho

người lao động phải làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản

lý của người sử dụng lao động Trong đó, người lao động phải chấp hành kỷ luật lao

Trang 32

động nội quy lao động, tuân thủ theo sự điều hành của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh

doanh; khen thưởng và xử lý kỷ luật lao động tại Điều 118 BLLD năm 2012.

Chương VIII BLLĐ năm 2012 đã bỏ hình thức kỷ luật chuyền làm công việc khác có mức lương thấp hơn đối với người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh

bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi

gây thiệt hại nghiém trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản,

lợi ích của NSDLĐ (Điều 126) NLD sẽ bị NSDLD sa thải khi thực hiện những vi phạm trên Việc xử lý kỷ luật lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động Nếu không được quy định chặt chẽ, việc người

sử dụng lao động lạm dụng công cụ xử lý kỷ luật lao động là rất dễ xảy ra Do đó,

Chương VIII BLLD năm 2012 đã bổ sung những quy định cẩm về xử ly ky luật lao động: nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động Như vậy, kỷ luật lao động được coi là khuôn mẫu mà người sử dụng lao động thiết lập nên, còn người lao động phải tuân theo “khuôn mẫu” này Khi người lao động không tuân theo thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nào đó Mục đích chung đều là hướng đến mục tiêu

nâng cao năng suất, hiệu quả lao động””.

Ngoài ra, lao động nữ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn đầu phát triển của đứa trẻ được hưởng những ưu đãi Những quy định này thể hiện sự ưu đãi đối với lao

động nữ và trẻ em, giúp lao động nữ ổn định tâm lý, tránh trường hợp người sử dụng

lao động phân biệt đối xử đối với phụ nữ mang thai Theo đó, khoản 3, 4 Điều 155

BLLĐ năm 2012 quy định:

e Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương cham dứt hợp

đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân

chết, bị Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân cham dứt hoạt động.

°° Luu Bình Nhưỡng, tlđd số 5, tr 242-244.

Trang 33

e Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuôi, lao động nữ không bị

xử ly ky luật lao động.

Bên cạnh đó, Luật Công đoàn 2012 có những quy định tập trung vào việc nâng

cao ý thức kỷ luật lao động của người lao động: bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh

doanh của người sử dụng lao động: quy định rõ trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao

động (Điều 120).

1.2.7 Về chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được ký theo quy định của BLLD năm 2012 tại khoản | Diéu 16 Chấm dứt hợp đồng lao động thông thường là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động giữa NSDLĐ với NLĐ Sự kiện pháp lý này có thể xuất phát từ hành vi pháp lý của các chủ thé liên quan hoặc do sự biến pháp lý nằm ngoài mong muốn chủ quan của con người Trong trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 36 BLLĐ

năm 2012, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi: (1) Hết hạn hợp đồng lao động, trừ

trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm

ky công đoàn mà hết hạn hợp đồng thì được gia han hợp đồng đã giao kết đến hết

nhiệm kỳ Tat nhiên, quy định này không có tính bắt buộc đối với NLD (2) Da hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động Trường hợp này áp dụng cho NLĐ làm việc

theo hợp đồng với công việc xác định (3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động Theo đó, bên có nhu cầu có quyền đề nghị việc cham dứt hợp đồng lao động với bất ky ly do nào va nếu được bên còn lại chấp nhận.

Bên cạnh những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí chung của hai

bên, BLLD năm 2012 còn ghi nhận các trường hop chấm dứt hợp đồng lao động do ý

chí đơn phương của một bên chủ thể trong quan hệ lao động như sau”:

Một là, NLD đơn phương cham dứt hợp dong lao động NLD làm việc theo hợp

đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đưới 12 tháng có quyền đơn phương châm dứt hợp đồng lao

động trong các trường hợp tại Điều 37 BLLĐ năm 2012: (1) Không được bố trí theo

đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động (2) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương

?! Luu Bình Nhưỡng, tlđd số 5, tr 86-88.

Trang 34

không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động (3) Bị ngược đãi, quấy rối tinh duc, cưỡng bức lao động (4) NLD bị ốm dau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục

đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phan tu thoi han hop đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được

hồi phục: (Những trường hợp này NLD phải báo trước cho NSDLD biết trước ít nhất 3 ngày làm việc) (5) Ban thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thê tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động (6) NLD được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bồ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước Trong những trường

hợp này, NLĐ phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời

hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công

việc nhất dinh có thời hạn đưới 12 tháng.

Đặc biệt tại điểm e khoản 1 Điều này, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tam hoãn thực hiện hợp đồng lao động Thời hạn mà lao động nữ phái báo trước cho

NSDLD tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền chỉ định cụ thể được quy định tại Điều 156 BLLD năm 2012.

Hai la, NSDLĐ đơn phương cham dứt hop dong lao động Điều 38 BLLD năm 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLDtrong

những trường hợp sau đây: (1) NLD thường xuyên không hoàn thành công việc theo

hợp đồng lao động; (NSDLD phải quy định cụ thé tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động Quy chế phải có ý kiến của tô chức đại diện tập thé lao động tại cơ sở) (2) NLD bị ốm dau, tai nạn đã điều trị 12

tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã

điều trị 6 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và

quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao

động chưa hồi phục (Khi sức khỏe của NLD bình phục, thì NLD được xem xét dé tiép tục giao kết hợp đồng lao động) (3) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bat khả

Trang 35

kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc (4) NLD không có mặt tại noi làm việc sau thời hạn quy định sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động NSDLD phải báo cho NLD biết

trước ít nhất 3 ngảy làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này

và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng Theo đó, có thé thấy trường hợp NLD thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng được giao thì mức độ “thường xuyên” không được luật

giải thích, gây nhiều khó khăn cho NLD trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, luật cũng có cơ chế trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc cho NLD trong một số trường hợp tại các Điều 36, 38, 44, 45, 48, 49 BLLĐ năm 2012 theo Nghị định

số 05/2015/NĐ-CP.

Ba là, NSDLĐ cho NLP thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do

kinh tế”” và khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xa,

Theo Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, việc thay đổi cơ cau, công nghệ tại khoản |

Điều 44 BLLD năm 2012 gồm các trường hợp sau đây: a) thay đổi cơ cau tổ chức, tổ chức lại lao động; b) thay đổi sản phẩm cơ cầu sản pham; c) thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 13) Lý do kinh tế tại khoản 2 Điều 44 của

BLLĐ năm 2012 thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) khủng hoảng hoặc suy

thoái kinh tế; b) thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế (khoản 2 Điều 13) Nếu NSDLD viện dẫn Điều 44 BLLĐ

năm 2012 để cho NLĐ thôi việc mà không chứng minh được tình trạng của doanh

nghiệp trong các hoàn cảnh nêu trên thì việc cho NLĐ thôi việc là trái pháp luật và

NSDLD phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 42 BLLD năm 2012.

1.2.8 An sinh xã hội

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một quyền mới của công dân tại Điều 34: “Công dân có quyền được bảo dam an sinh xã hội” Day là cơ sở hiển định nhằm bao

đảm công dân có được thu nhập tối thiểu, không bị rơi vào tình trạng nghèo đói khi

” Điêu 44 BLLD năm 2012.

* Điều 45 BLLD năm 2012.

Trang 36

không có việc làm hoặc không có thu nhập Điều 59 Hiến pháp 2013 cũng xác định rõ: Nhà nước phát triển hệ thông an sinh xã hội; qua đó, khăng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội và bảo đảm các điều kiện để công

dân được hưởng quyền về an sinh xã hội Ở Việt Nam hiện nay, an sinh xã hội là một ngành luật tương đối mới mẻ được cấu thành từ ba bộ phận chính là: bảo hiểm xã hội,

cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội.

Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống gom nhiều chế độ, chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng, mang

tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm toàn bộ dân

cư của một quốc gia Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi

ro và giữ gìn cuộc sống của họ với những biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt Tuy nhiên, trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất Phát triển bảo hiểm xã hội sẽ là tiền đề và điều kiện

dé thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phan phát triển kinh tế xã hội của

đất nước” Theo tác giả Phạm Công Trứ, bảo hiểm xã hội được hiểu là “sự đảm bảo

thay thế hoặc bù dap một phan thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mat

thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội”.

Tổ chức Lao động quốc tế đã có nhiều công ước quy định về các chế độ bảo hiểm cho NLD nữ chăng hạn như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 102 và 103 năm 1952 Đặc biệt, trong Công ước 102 năm 1952 chế độ bảo hiểm thai sản được quy định một cách chỉ tiết về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng các chế độ Theo đó, ILO đã khuyến cáo các quốc gia xây dựng hệ thống chế độ BHXH nhằm

chăm sóc y tế, bảo vệ sức khoẻ NLĐ nữ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con cũng như các trợ cấp liên quan đến chức năng sinh sản của NLD nói chung và của NLD nữ nói riêng Trên cơ sở những khuyến nghị của ILO, Luật BHXH năm 2014

được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLD nữ một cách đáng kể Theo đó, quy

* Trần Hoàng Hải — Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật về an sinh xã hội - Kinh nghiệm của một số nước doi

với Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 305.

* Khoa Luật — Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, tr 312.

Trang 37

định về đối tượng tham gia cũng như trách nhiệm, quyền lợi hưởng các chế độ đối với

các hình thức BHXH được pháp luật quy định thì không có sự phân biệt giữa lao động

nam và lao động nữ””, đảm bảo sự bình đăng về nghĩa vụ và quyền lợi trong thực hiện chính sách BHXH Tuy nhiên, Luật cũng có những quy định phù hợp với điều kiện riêng đối với lao động nữ trong quyền hưởng BHXH trong một số chế độ như sau:

Một là, chế độ thai sản: Chế độ thai sản trong Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng, thời gian hưởng va mức hưởng các chế độ trợ cấp cho NLD khi rơi vào tình trạng thai san Tuy nhiên, đa số quyền hưởng chế độ trợ cấp

BIIXH được thực hiện đối với lao động nữ như: mang thai, mang thai hộ, sinh con, nhận nuôi con nuôi đưới 6 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản Còn đối với lao động nam, chế độ này được áp dụng chủ yếu trong việc trả

trợ cấp cho trường hợp nhận nuôi con nuôi hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa

gia đình hay trong trường hợp vợ sinh con Như vậy, quy định hưởng BHXH thai sản

đối với NLĐ nữ đã đảm bảo cơ bản cả về loại trợ cấp và thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp, cụ thê như sau:

(1) Chế độ khám thai: Trong thời gian mang thai được nghỉ việc 5 lần để đi

khám thai, mỗi lần một ngày làm việc; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang

thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám

(2) Chế độ khi sây thai, nao, hút thai, thai chết lưu hoặc pha thai bệnh lý: Trong những trường hợp này NLD nữ được nghỉ việc theo sự chi định của cơ sở y tế khám chữa bệnh có thầm quyên, tối đa như sau: (a) 10 ngày nếu thai đưới 5 tuần tuôi; (b) 20

ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; (c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuôi đến dưới 25 tuần tuổi; (d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên”.

(3) Chế độ khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình: Khi NLĐ nữ đặt vòng tránh thai, họ được nghỉ việc tối đa 7 ngày; thực hiện biện pháp triệt sản được

nghỉ việc tối đa 15 ngày”.

6 Điều 2 Luật BHXH năm 2014.27 Điều 32 Luật BHXH năm 2014.

8 Điều 33 Luật BHXH năm 2014.?* Điều 37 Luật BHXH năm 2014.

Trang 38

(4) Chế độ khi sinh con: Khi sinh con, NLD nữ được nghỉ 6 tháng Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được

nghi thêm | tháng Day là một điểm mới của Luật BHXH 2014 khi không có sự phân

biệt giữa các trường hop NLD nữ làm việc trong môi trường bình thường hay nặng

nhọc độc hại nguy hiểm; đồng thời, cũng không có sự phân biệt giữa NLD nữ có thé

chất bình thường với NLD nữ là người khuyết tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% tro lên Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thi mẹ

được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 2 tháng tuôi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế

độ thai sản không vượt quá thời gian quy định nêu trên; thời gian này không tính vào

thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động”.

(5) Mức hưởng BHXH thai sản: Chế độ thai sản là chế độ duy nhất trong các chế độ BHXH có mức hưởng bằng 100% mức lương khi làm việc, đã đảm bảo đời sống của NLD nữ khi nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản Trường hợp NLD nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định, ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn được hưởng Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, sau thời gian hưởng chế độ khi say thai nao, hút thai, thai chết lưu hoặc sinh con theo quy định mà sức khoẻ còn yếu

thi được nghi dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày với mức hướng | ngày bằng 30% mức lương cơ sở Ngoài ra pháp luật BHXH còn quy định chế độ cho NLD nữ khi sinh con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên NLĐ và

NSDLD không phải đóng BHXH nhưng được tính là thời gian tham gia BHXH cua

NLD dé tính các chế độ.

Hai là, chế độ hưu trí: Luật BHXH quy định về chế độ hưu trí cho NLĐ nữ có

những khác biệt và được ưu đãi hơn so với NLD nam như sau:

(1) Về tuổi nghỉ hưu: Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong các trường hợp

đều thấp hơn đối với lao động nam 5 tuổi Chăng hạn, khi có đủ 20 năm đóng BHXH thì NLD có thé nghỉ hưu khi: (a) trong trường hợp bình thường: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ

55 tuổi; (b) trong trường hợp có du 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc

°° Điều 34 Luật BHXH năm 2014.

Trang 39

hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do liên bộ

Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc

ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên: Nam từ đủ 55 tuôi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ

50 tuôi đến đủ 55 tuổi.

(2) Về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Quy định về cách tính ty lệ hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ nữ cũng có nhiều điểm khác với so với NLĐ

nam như sau: Trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hang tháng của NLD nữ

tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 3% (đối với

nam 2%), mức tối đa bằng 75% Từ ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của NLD nữ vẫn tính bang 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BIIXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thi tính thêm 2 %, mức tối đa bằng 75% Trong khi đó, đối với NLD nam tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng

BHXH tương ứng với việc NLD nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là17 năm năm 2020 là 18 nam, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 nam, sau

đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thi tính thêm 2 %, mức tối đa bằng 75% Như vậy

theo quy định của luật BHXH 2014, đề được hưởng mức tối đa của chế độ hưu trí thì NLD cả nam và nữ phải đóng BHXH nhiều hơn 5 năm so với quy định trước đây Tức

là NLĐ nam phải đóng BHXH 35 năm và NLĐ nữ phải đóng BHXH 30 năm để được

hưởng mức lương hưu cao nhất là 75% Bên cạnh đó, NLD nữ nếu nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ lương hưu bị giảm là 2% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi quy định tương tự như đối với lao động nam.

#Tóm lại, qua chương này, tác giả đã phân tích một số van đề lý luận về bảo vệ

lao động nữ như khái niệm và đặc điểm của lao động nữ, sự cần thiết của việc bảo vệ

lao động nữ nhằm đảm bảo quyền bình đăng trong lao động, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng Đồng thời, tác giả cũng tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ lao động nữ trên các lĩnh vực sau đây: (1) Tuyển dụng,

việc làm; (2) Học nghề va đào tạo nghé; (3) Tiền lương; (4) Thời giờ làm việc, thời giờ

Trang 40

nghỉ ngơi: (5) An toàn, vệ sinh lao động: (6) Ky luật lao động; (7) Cham dứt hợp đồng

lao động: (8) An sinh xã hội.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w