Công tác dao tạo, lựa chọn những người tiến hành tố tụng có hiểu biết về tâm ly trẻ em mặc dù đã được thực hiện nhưng trên thực tế nhưng vẫn còn thiếu và yếu, các quy định của pháp luật
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRƯƠNG THỊ THANH
THUC HANH QUYÈN CONG TO VÀ KIEM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG GIAI DOAN DIEU TRATRONG VIỆC GIẢI QUYET CAC VỤ ÁN XÂM HAI TINH DUC TRE EM
(TREN CO SO SO LIEU THUC TIEN TAI TINH THANH HOA)
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRƯƠNG THỊ THANH
THỰC HANH QUYEN CÔNG TO VÀ KIEM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG GIAI DOAN DIEU TRA
TRONG VIEC GIAI QUYET CAC VU AN XAM HAI TINH DUC TRE EM
(TREN CO SO SO LIEU THUC TIEN TAI TINH THANH HOA)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Lan Chi
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, vi du và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Dai học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trương Thị Thanh
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN - SG S51 1T T1 112112111111 211011211 1111011011 11111 1 g0 iDANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT oo ccccecccceccescescessessessessesssessessessessessesseeseeaee vi DANH MỤC CÁC BẢNG, - - St St SE EkEEE11211211111211 2111111111111 vii
MỞ ĐẦU 5-52 52522 2E122121127171211211211211211 211 11111211211111 1111 e |
CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HOẠT DONG
THUC HANH QUYEN CONG TO, KIEM SAT HOAT DONG
TU PHAP TRONG GIAI DOAN DIEU TRA CAC VU ANXÂM HAT TINH DUC TRE EM ouou.ceccecccccccssesseessessesscssessesstsstssesscssessesseees 91.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 91.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung hoạt động thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp -:- 2+ ©52+E2+E£+EE+EESEEEEEEEErEerrrrkrrsrred 91.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung của thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tổ và
kiêm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm
hại tình dục trẻ em - <6 2c 1112311111111 3111 8111181111 01111801111 11g ky 15
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thực hành quyền công tổ trong giai
đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình đục trẻ em -¿¿-s=s s+x+s+zszs+scsez 151.2.2 Khái niệm, đặc điểm hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em - - - s zx+xee: 191.3 Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hai tình dục trẻ em -: 221.3.1 Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ
án xâm hại tình dục tré em -¿ ¿+ 22111111 EEE*££E25353EEEEreeeezzseeeeee 22
ii
Trang 51.3.2 Nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các
vụ án xâm hại tình dục tré em ¿+ <1 3221112111222 kkrss
1.4 Y nghĩa của thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em -:Kết luận Chương l - 2-2 E+SE+2E+2EE2EEEEEEEEEEEEEEE21121121121121111 1171 1.1E xee CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TRONG HOAT DONG THUC HANH QUYEN CÔNG
TO, KIEM SAT HOAT DONG TU PHAP TRONG GIAI
DOAN DIEU TRA TOI XAM HAI TINH DUC TRE EM TREN
DIA BAN TINH THANH HOA 0.o.occccccccccccccssessescssessessesvessatsssssesesenee2.1 Pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra tội xâm hại tình dục trẻ em 2.1.1 Các quy định chung về thẩm quyên, trình tự, thủ tục, phương thức
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giaiñ07iip¡70i8 1 ằ.ằ.
2.1.2 Các quy định riêng về thủ tục tố tụng và chứng cứ chứng minh
trong việc điều tra các vụ án xâm hai tình dục trẻ em -=szs+s+ss¿2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án xâm hại tình dục
trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - 2-5 5 5222 *££ +22 ££+zseeeeeezs 2.2.1 Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tinh
Thanh Hóa giai đoạn 2018-222 - c5 3+ 133 E+*EE+EEEeereeersreeereerrrvre
2.2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tổ và kiểm sát hoạt động tu
pháp trong giai đoạn điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên
dia ban tỉnh Thanh Hóa G5 3322111363131 2111 81111 2111181111821 xke
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2-2 2+ +x+zx+£s+£zzzzxeex2.3.1 Nguyên nhân từ những bất cập trọng hệ thống các quy định của
pháp luật có liên quann - - óc c1 E21 1391151 3 1 911 1 9111 1 vn ng nnưy
2.3.2 Nguyên nhân từ năng lực, trình độ của Kiểm sát viên -
-11
Trang 62.3.3 Nguyên nhân từ mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện
kiểm sát, giữa Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dưới 672.3.4 Nguyên nhân từ đặc thù của loại án xâm hại tình dục trẻ em - 68Kết luận Chương 2 -:- 5: ©5£©5£+E<9EE£EEEEEEEEEEE2112112111171711111211211 111111 re 68
CHƯƠNG 3 SỰ CAN THIẾT VÀ GIẢI PHAP NANG CAO CHAT
LƯỢNG CONG TÁC THUC HANH QUYEN CÔNG TO VA
KIEM SAT HOAT DONG TU PHAP TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU ÁN XÂM HAI TINH DUC TRE EM - 693.1 Sự cần thiết của việc nâng cao chat lượng công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra tội
xâm hại tình dục †rẺ erm - - - - Ă 3 2113231113931 1 181111 8111182111181 1 18211 1k 69
3.1.1 Sự cần thiết về mặt chính trị, xã hội - ¿+ + +E+E+EeEzk+EeErezxerers 703.1.2 Sự cần thiết về mặt thực tiễn -¿- -Sc+t+x+ESEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrerrred 733.1.3 Sự cần thiết về mặt lập pháp hình sự ¿2-2 2 2+x+zx+z+zxzzerxees 73
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp 1uat - . 25 5+ + E + EEveEEseeeseeeeeeerseers 74
3.2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự - 2-5 sec: 74
3.2.2 Các quy định của pháp luật khác có liên quan - - «+5 «++s++s+s+2 79
3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực, phương tiện, điều kiện làm việc 813.4 Giải pháp về công tác phối hợp, chế ước giữa Viện kiểm sát nhân
dân và các cơ quan hữu QUA1 - - - 5 c5 3213332333 EEEEEEErserererreerrree 87 3.5 Cac giai phap Khac ni 91
Kết luận Chương 3 oiceceeccsccsscsscsscessessessessessessecsuesuesucssessessvssssnssesssessessessesseseseesses 93 KẾT LUẬN -¿- 2-1 SE E21 1E 1211211211 111111011 1111111 11 11 111111 1g 94 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2-52 22S£+£2£E+£ErEerxezez 96
PHỤ LỤC
iv
Trang 8DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
Bảng 2.1: Kết quả điều tra các vụ án XHTD trẻ em từ năm 2018-2022Bang 2.2: Kết quả xét xử các vụ án XHTD trẻ em từ năm 2018-2022
vil
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiBảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn là vẫn đề được Đảng và Nhà nước ta đặcbiệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và có tính chiến lượcnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai Tuynhiên trên địa bàn cả nước và riêng đối với tỉnh Thanh Hóa, hiện nay thựctrạng trẻ em bị xâm hại tình dục vẫn diễn biến hết sức phức tạp, có chiềuhướng gia tăng cả về số lượng vụ án, số người phạm tội lẫn tính chất, mức độphạm tội Trước tính chất nguy hiểm, cũng như những hệ lụy nghiêm trọng docác hành vi xâm hại tình dục trẻ em dé lại, việc phát hiện, điều tra, xử lý kịp thờicác vụ việc xâm hại tình dục trẻ em là vô cùng cần thiết và quan trọng, để làmđược điều đó phải ké đến vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việcphát hiện, tiếp nhận, giải quyết các vụ án, trong đó Viện kiểm sát nhân dân đóngmột vai trò không nhỏ đảm bảo cho các vụ án XHTD trẻ em được giải quyết
đúng đắn, kịp thời, bảo đảm các quyền của trẻ em được bảo vệ trên thực tế.
Trước diễn biến phức tạp của các vụ án xâm hại tình dục trẻ em cả về SỐlượng và thủ đoạn phạm tội, trong những năm qua Viện kiểm sát nhân dân haicấp tỉnh Thanh Hóa cơ bản thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trongviệc THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ ánxâm hại tình dục trẻ em Nhưng với tính chất là những vụ án nhạy cảm, thờigian tố giác, phát hiện tội phạm thường khá muộn so với thời điểm thực hiệnhành vi phạm tội, bi hại là những trẻ em thường rất khó khai thác lời khai, đốitượng thường là những người thân quen trong gia đình, họ hàng, một số vụ việc xảy ra ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do ảnh hưởng bởi nhữngphong tục tập quán nhất định nên việc đấu tranh, xử ly tội phạm XHTD trẻ
em gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến nhiều vụ án phải tạm đình chỉ điều tra do
Trang 11không xác định được bị can, nhiều vụ phải gia hạn thời hạn điều tra, kéo dàithời hạn giải quyết vụ án bởi những lý do không cần thiết do công tác điều trachưa được thực hiện quyết liệt Bên cạnh đó, việc vi phạm tố tụng trong quátrình điều tra vụ án XHTD trẻ em vẫn còn xảy Ta, điển hình như các dang viphạm như: Châm ban hành quyết định khởi tố vụ án khi đã có đủ căn cứ,chậm chuyển giao các tài liệu chứng cứ cần kiểm sát cho Viện kiểm sát, không thông báo đầy đủ các văn bản, quyết định tố tụng cho những người tham gia tố tụng Đặc biệt, do những thiếu sót trong việc thu thập, đánh giátài liệu chứng cứ nên vẫn còn xảy ra tình trạng bị trả hồ sơ để điều tra bổsung, án bị hủy, sửa, trong đó nhiều vụ án có trách nhiệm của Kiểm sát viên.Hơn thế nữa việc bảo vệ tốt nhất các quyền của trẻ em trong suốt quá trìnhgiải quyết vụ án cũng chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt là quyền đượcgiữ bí mật về hình ảnh, đời tư từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho cuộc sốngsau này của trẻ Công tác dao tạo, lựa chọn những người tiến hành tố tụng có hiểu biết về tâm ly trẻ em mặc dù đã được thực hiện nhưng trên thực tế nhưng vẫn còn thiếu và yếu, các quy định của pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, quátrình kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở một số vụ án cònchưa sát sao, từ đó dẫn đến những tốn thương tâm lý nhất định khi làm việc
VỚI trẻ em.
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ cần có những nghiên cứu riêng về việc THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâmxâm hại tình dục trẻ em, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viêntrong suốt quá trình giải quyết vụ án, góp phần đảm bảo tính đúng đắn củahành vi, quyết định tô tụng của những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiễnhành tố tụng dé hướng tới việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ em.Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu trong những năm gần đây chủ yếu tập trungnghiên cứu công tac THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
Trang 12tra vụ án hình sự nói chung, hoặc nghiên cứu về việc định tội danh, quyếtđịnh hình phạt hay các cau thành liên quan đến các tội xâm hại tình dục trẻ
em, chưa có các nghiên cứu riêng về hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em Chính vìvậy, tôi lựa chọn đề tài “Thực hành quyên công tô và kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra trong việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa)” là đề tài Luận văn thác sĩcủa mình, với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật,nâng cao vai trò, trách nhiệm, kỹ năng của Kiểm sát viên trong việc kiểm sáthoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiLiên quan đến đề tài tác giả lựa chọn, trước đây đã có nhiều các nghiêncứu liên quan đến chức năng THỌCT, kiểm sát hoạt động tư pháp của Việnkiểm sát và các tội phạm XHTD trẻ em, có thể kế đến một số các công trình
như sau:
Nhóm thứ nhất: là các nghiên cứu về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, ở nhóm này có thể kê tên một số công trình như
sau:
- Cac công trình dưới dang luận án, luận van:
Nguyễn Hoài Nam năm (2022), “Thực hành quyên công tô và kiểm sátxét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay”,Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội
Trần Minh Tạo (2017), “Thuc hành quyên công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tại tỉnh Bạc Liêu”, Luận
án tiến sĩ luật học, Viện Han lâm khoa học xã hội Việt Nam;
Tôn Thiện Phương (2017), “Thực hành quyển công tô trong to tụng
Trang 13hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An”, Luận an tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam;
Ta Ngọc Dũng (2022), “Thực hành quyên công to trong giai đoạn điềutra vụ án Có ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Các công trình dưới dạng sách chuyên khảo, bài viễt khoa học tap
Vũ Đức Hạnh (2020), Hoàn thiện chế định thực hành quyên công totrong tô tụng hình sự đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp ở Việt Nam, Tạp chíKhoa học Kiểm sát (03)
Nguyễn Thi Lan Anh (2021), Thực hành quyên công to trong to tụnghình sự Việt nam và một số quốc gia trên thế giới — một số gơi ý cho Việt
Nam, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn (49)
Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về các tội xâm hại tình dục trẻ em Một
số công trình nghiên cứu nồi bat trong nhóm này phải kê đến đó là:
Dinh Thị Tuyết (2022), Thực hành quyên công to trong giai đoạn diéutra vu an hiép dam người dưới 16 tuổi trên địa bàn TP Ha Nội, Luận vănthạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Hồ Thị Nhung (2022), Các tội xâm hại tình dục trẻ em — Quy định củapháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sảnh với một số nước, Luận vănthạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngoài ra tại các Giáo trình về kỹ năng nghiệp vụ, Giáo trình luật Tố tụng
Trang 14hình sự của các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Đại học Quốc gia HàNội, Đại học Kiểm sát Hà Nội đều có đề cập đến các nội dung về THỌCT,kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự Trong các giáo trình luật Hình sự của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều có những nộidung nghiên cứu liên quan đến cấu thành của các tội xâm hại tình dục trẻ em.Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp vấn đềTHQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hạitình dục trẻ em trên cơ sở số liệu tại tỉnh Thanh Hóa.
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâmhại tình dục trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa, tìm ra những kết quả đã đạt được,những tồn tại hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật từ đó đề xuất các giảipháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và đưa ra các giải pháp nâng cao chấtlượng THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án
về tội xâm hại tình dục trẻ em
Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên
- Nghiên cứu các vụ án, số liệu thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa trong g1aIđoạn 2018-2022 dé đánh giá đúng thực trạng THQCT, kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, từ đó tìm ranguyên nhân của những ưu điểm, tôn tại và hạn chế
- Đề ra phương án hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng
Trang 15cao chất lượng THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các
vụ án xâm hại tình dục trẻ em
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này lấy các quan điểm khoa học củakhoa học luật hình sự và tố tụng hình sự, quy định của Bộ luật Hình sự, Bộluật Tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật có liên quan, thực tiễn kết quảTHQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra của Viện kiêmsát nhân dân hai cấp tinh Thanh Hóa về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em dénghiên cứu các van đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chuyên ngành nghiên cứu: Luật hình sự và Tố tụng hình sự.
+ Các tội phạm nghiên cứu gồm 05 tội trong Bộ luật Hình sự 2015, sửađổi bổ sung năm 2017: Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); tộiCưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144); tội Giao cấu hoặcthực hiện hành vi quan hệ tinh dục khác đối với người từ đủ 13 đến dưới 16tuôi; tội Dâm ô đối với người đưới 16 tuổi (Điều 146); tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147).
+ Các quy định của pháp luật cần nghiên cứu: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp; các quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Quy chế của ngành Kiểm sát nhân
dân, Luật Giám định tư pháp, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Phòng chống bạo lực gia đình và các quy định khác có liên quan đến hoạtđộng THỌCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án
xâm hại tình dục trẻ em.
+ Giai đoạn tố tụng cần nghiên cứu: Từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồntin về tội phạm, khởi tố vụ án cho đến khi Cơ quan điều tra ban hành bản Kết
Trang 16luận điều tra đề nghị truy tố, hoặc Kết luận điều tra đình chỉ điều tra hoặc khi
có Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.
+ Về thời gian, địa bàn nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2022, trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Số liệu cần nghiên cứu: Số liệu về kết quả điều tra của các cơ quanđiều tra tại tỉnh Thanh Hóa; số liệu THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp tronggiai đoạn điều tra của VKSND hai cấp tỉnh Thanh Hóa và nghiên cứu một số
số liệu thé hiện kết quả truy tố, xét xử các vụ án XHTD trẻ em làm cơ sở đểđánh giá chất lượng THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra các vụ án XHTD trẻ em tại địa ban tỉnh Thanh Hóa.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luậnLuận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh; các quan điểm của Đảng va của Nhà nước ta
về tội phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm, về các chính sách bảo vệquyền lợi trẻ em làm phương pháp luận nghiên cứu các vấn đề thuộc nội
dung nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dung tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thé khácnhau, như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứuđiển hình để thực hiện đề tài luận văn
6 Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và các quy định của pháp
luật dé từ đó khái quát được THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự đối với tội XHTD trẻ em gồm những hoạt động nào, có điểm gì khác so với việc THỌC TT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án thuộc nhóm tội phạm khác và làm thế
Trang 17nào dé đảm bảo việc THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạnđiều tra các vụ án thuộc nhóm tội phạm này luôn tuân thủ đúng và đầy đủcác quy định của pháp luật, bảo đảm quyền con người và đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp trong tình hình mới.
- Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
về THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ ánxâm hại tình dục trẻ em, Luận văn còn đưa ra các giải pháp nhằm nâng caochất lượng kỹ năng THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
- Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung nhằm đảm bảo tối đaquyên của trẻ em trong suốt quá trình giải quyết vụ án (cụ thé là quá trình làmviệc với cơ quan tiến hành tố tụng), trong đó tập trung các quyền về bí mậtđời tư, bảo vệ hình ảnh, hạn chế thấp nhất những tổn thương mà hành vi xâmhại để lại cho trẻ
7 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của Luận văn được cau trúc thành 3 chương, cụ thể là:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình
dục trẻ em.
Chương 2 Thực trạng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2018-2022.
Chương 3 Sự cần thiết và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra tội xâm hại tình dục trẻ em.
Trang 18CHUONG 1 MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE HOẠT DONG
THUC HANH QUYEN CONG TO, KIEM SAT HOAT DONG
TU PHAP TRONG GIAI DOAN DIEU TRA
CAC VU AN XAM HAI TINH DUC TRE EM
1.1 Khai niệm, đặc điểm, nội dung hoạt động thực hành quyền công tố vakiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nội dung hoạt động thực hành quyền công to và kiểm sát hoạt động tư pháp
Khái niệm thực hành quyên công tổ
Dé làm rõ được khái niệm THQCT, trước hết cần làm rõ các khái niệm
“công tố” và “quyền công tố” Theo đó Quyên công tô được hiểu là quyên thuộc
về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là Viện kiểm sat) dé nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự truy cứu đó tại phiên toa.!
Trên cơ sở khái niệm “quyền công tố” có thê hiểu đơn giản “2c hànhquyên công to là việc sử dụng tổng hợp các quyên năng pháp lý thuộc nộidung quyền công tô dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội trong các giai đoạn diéu tra, truy to và xét xử", hay nói cách
khác THOCT là hoạt động của VKS nhân dân trong việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội và thực hiện buộc tội người đó tại Tòa an”.
Đối tượng của hoạt động thực hành quyển công tố: Pháp luật TTHS
Việt Nam hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan không quy
định trực tiếp về đối tượng của hoạt động THQCT, nhưng căn cứ vào các quyđịnh khác xác định đối tượng của hoạt động THQCT chính là hành vi phạm
' Trường Dai học Luật Hà Nội (2003), Bàn về quyền công tố, Hà Nội, Nxb CAND, tr 40
Trang 19tội và người phạm tdi.
Về phạm vi THOCT: Về phạm vi THQCT hiện nay có nhiều quan điểmkhác nhau như “phạm vi THQCT bắt đầu từ giai đoạn khởi tố vụ án”?, “phạm
vi THỌCT hẹp hơn phạm vi quyền công tố”” Còn theo quan điểm của cánhân tôi thời điểm bat đầu thực hành quyền công tổ chỉ khi tội phạm đượcphát hiện và cơ quan có thẩm quyền sử dụng quyền năng của mình dé chứngminh tội phạm, kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật hoặc quyết địnhkhác có ý nghĩa kết thúc quá trình buộc tội.
Nội dung hoạt động thực hành quyên công to
Nhu đã phân tích ở nội dung khái niệm, hoạt động THQCT của cơ
quan công tố chính là việc cơ quan đó nhân dân Nhà nước thưc hiện việc buộctội đối với người phạm tội Đề thực hiện được việc đó Nhà nước đã trao cho
cơ quan tố tụng các quyền năng pháp ly cơ ban để những cơ quan này thựchiện quyền lực nhân danh Nhà nước Theo quy định của Luật Tổ chứcVKSND và BLTTHS hiện hành ở nước ta, nội dung các quyền này được quyđịnh bao gồm: THQCT trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; THQCTtrong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; THỌCT trong giai đoạn truytố; THQCT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; THỌCT trong hoạt độngtương trợ tư pháp về hình sự
Khái niệm hoạt động kiểm sát hoạt động tư phápSong song với chức năng THQCT, VKS thực hiện chức năng kiểm sátHDTP, đây là một chức năng hiến định được quy định tại Hiến pháp, hoạtđộng này được thé hiện thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn có tính giám sát của VKS đối với các cơ quan bị kiểm sát như CQDT, Co quan được giao
? Lê Thị Thanh Hằng, THCQT trong giai đoạn điều tra theo quy định của BTTHS năm 2003, luận văn thạc sĩ,
trường Dai học Luật Hà Nội,2012, tr.13
3 Hoàng Xuân Dan, Ap dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND ở
tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quôc gia Hồ Chí Minh, 2011, tr.24
10
Trang 20nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và đây là hoạt động mang tínhquyền lực nhà nước Bản chất của hoạt động kiểm sát HĐTP chính là kiểm sáttính có căn cứ và tính hợp pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễnhành tổ tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án Do
đó, có thé đưa ra khái niệm: Kiểm sát các hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm cho các hoạt động tổ tụng được thực hiện
theo dung các trình tự, thu tục pháp luật quy định.
Đối tượng của kiểm sát HĐTP là: sự tuân thủ pháp luật của các chủ thétiễn hành HĐTP và một số chủ thé có liên quan khác trong việc giải quyết các
vụ an.
Về phạm vi của hoạt động tư pháp: Phạm vi thực hiện chức năng kiểmsát HĐTP của VKS được bắt đầu từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng, cónghĩa phát sinh hoạt động tố tụng của cơ quan tố tụng nhằm thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội sẽ phát sinh hoạt động kiểm sát dé đảm bảo
sự tuân theo pháp luật của các chủ thể trong quá trình TTHS và hoạt động này kết thúc khi vụ án được giải quyết xong.
Nội dung của hoạt động kiểm sát HĐTP là việc thực hiện các quyềnhạn và nhiệm vụ do luật định để phát hiện các vi phạm pháp luật của các chuthé bị kiểm sát dé kịp thời yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật hoặc có biệnpháp xử lý, khắc phục kịp thời Các công tác kiểm sát HĐTP có thé kê đếngồm: Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố; Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự; Kiểm sát việc tuântheo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố; Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự; Kiểm sát việc tạm giữ, tam giam, thi hành án hình sự; Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy
định của pháp luật; Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
11
Trang 21Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong HĐTP của các cơ quan cóthâm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tổ cáo trongHDTP thuộc thâm quyền; Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung của thực hành quyền công to và kiểmsát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng của quá trình TTHS,quyết định đến việc buộc tội đối với người phạm tội bởi giai đoạn nay cónhiệm vụ chính là thu thập tất cả các tài liệu chứng cứ có liên quan dé làmsáng tỏ các tình tiết của vụ án Phần lớn việc giải quyết oan, sai, bỏ lọt tộiphạm xuất phát từ việc thu thập và đánh giá tài liệu chứng cứ trong giải đoạnđiều tra, bởi kết quả điều tra là cơ sở dé VKS quyết định truy tô ra trước Tòa
án để xét xử hoặc đình chỉ vụ án Các chủ thế chính thực hiện các hoạt độngTTHS trong giai đoạn điều tra là CQDT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong một số trường hợp VKS cũng trực tiếp điều tra, tuy nhiên sau đó vẫn chuyên cho cơ quan điều tra thụ lý điều tra theo
thấm quyền Các hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra được các chủ thể
có thâm quyền tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật thông qua cácbiện pháp điều tra đã được quy định theo một trình tự thủ tục nhất định Nhưvậy, có thê rút ra khái niệm của giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau: Điêutra vụ án hình sự là một giai đoạn của quả trình tổ tụng hình sự mà ở giaiđoạn này các chủ thé có thẩm quyên thực hiện các biện pháp điều tra do luậtđịnh nhằm làm sáng tỏ tất cả các nội dung của vụ án dé làm cơ sở dé giải quyết đúng đắn vụ án.
Trên cơ sở khái niệm THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp và kháiniệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã trình bày ở các phần trên, có thểđưa ra khái nệm THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và kiểm sáthoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như sau:
12
Trang 22THOCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động của Việnkiểm sát trong to tụng hình sự dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước từ khikhởi to vụ án cho đến khi cơ quan có thẩm quyên điêu tra kết thúc diéu tra, dénghị truy t6; kết thúc diéu tra đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điêu tra các vụ án hình sự
là hoạt động của Viện kiểm sát nhằm kiểm sát tính có căn cứ và tinh hợp phápcủa các hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng, người tham gia to tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việcgiải quyết vụ án hình sự từ khi khởi to vụ án cho đến khi cơ quan có thẩmquyên diéu tra kết thúc điều tra, dé nghị truy tố; kết thúc diéu tra đình chỉ vụ
án hoặc tạm đình chỉ vụ an.
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình TTHS,đồng thời cũng quyết định đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, do đó có thểnói hoạt động THỌC TT, kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ ánhình sự là một trong những giai đoạn được thé hiện rõ nét và nối bật nhất, điều đó được thê hiện ở các đặc điểm như sau:
- Đối tượng tác động của hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra: Trước hết đối tượng tác động của hoạt độngTHQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự chính là người bị khởi tố vụ
án, người có hành vi phạm tội Đối tượng tác động của hoạt động kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra là sự tuân theo pháp luật của nhữngngười có thâm quyền điều tra và các chủ thể khác có liên quan tham gia vàoquá trình điều tra vụ án
- Phạm vi hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giaiđoạn điều tra các vụ án hình sự: Trên có sở phạm vi của giai đoạn điều tra vụ
án hình sự có thé xác định phạm vi công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tư
13
Trang 23pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự bắt đầu từ khi phát hiện có dấuhiệu tội phạm đến khi kết thúc việc điều tra đề nghị VKS ra quyết định truy tốhoặc đình chỉ vụ án Như vậy, công tác THQCT va kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Nội dung THỌCT trong giai đoạn điều tra là biểu hiện cụ thể của việcVKS sử dung tổng hợp các quyền năng tố tụng độc lập nhằm truy cứu TNHSđối với người phạm tội, không dé lọt người, lọt tội, được thực hiện ngay từkhi giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, thông qua các việcban hành các lệnh, quyết định, yêu cầu hoặc bằng hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật Các nội dung cu thé trong hoạt động THQCT củaViện kiểm sát đều nhằm mục đích thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứchứng minh các nội dung được quy định tại Điều 88 BLTTHS, để không bỏ
lọt tội phạm, người phạm tdi và không làm oan người vô tỘiI.
Nội dung của kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thê có liên quan trong quá trình điều tra
vụ án thông qua việc kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định
tố tụng, hành vi tố tụng của các bên Thông qua việc kiểm sát hoạt động tư phápViện kiểm sát sẽ ban hành các kiến nghị, thông báo, yêu cầu khắc phục vi phạm
pháp luật
Giữa THQCT và KSĐT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tố tụnghình sự Nếu thực hiện tốt công tac THQCT sẽ bao đảm công tác KSDT thực
hiện có chất lượng, hiệu quả và ngược lại Thực tế cho thấy, nếu việc khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội nhưng quá trình điều tra có viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thì vụ án có thể bị huỷ để điều tra lại;ngược lại, vụ án được điều tra đúng trình tự, thủ tục tố tụng, nhưng không đủchứng cứ để buộc tội thì có thể phải đình chỉ hoặc bị Toà án tuyên bị cáo
không phạm tội Mỗi quan hệ giữa THQCT và KSĐT là mối quan hệ giữa nội
14
Trang 24dung và hình thức, có mục đích vừa bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đối vớitội phạm, vừa bảo vệ quyên con người trong tố tụng hình sự Do mối quan hệchặt chẽ và không thể tách rời, nên hai chức năng, nhiệm vụ nay của VKSđược thực hiện từ khi VKS nhân dân được thành lập cho đến nay.
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dụctrẻ em
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thực hành quyền công t6 trong giaiđoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục tré em
Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm của hoạt động THQCT nóichung, và các đặc điểm pháp ly của các tội XHTD trẻ em, có thé rút ra khái niệm: Thực hành quyên công tô trong giai đoạn điều tra vụ án xâm hại tình dục trẻ em là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, sử dụng tong hợp các quyên năng pháp lý thuộc nội dung quyên công to dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người phạm tội xâm hại
tình dục trẻ em.
Tội phạm XHTD trẻ em là những tội phạm có liên quan đến nhóm chủthể yếu thế trong xã hội đó chính là trẻ em, đây là nhóm chủ thé đặc biệt, chưaphát triển đầy đủ về thé chất va năng lực nhận thức, rất dé bị tốn thương vachưa có khả năng tự bảo vệ mình Hơn thế nữa loại tội phạm này không chỉ délại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, danh dự, nhân pham của trẻ
mà còn gây ra những hệ lụy hết sức nặng nề cho gia đình và xã hội Bởi ngoàiviệc làm xấu đi thể chất của nạn nhân, nhóm tội nảy còn khiến nạn nhân vàgia đình trở nên rất tự ti, mặc cảm với xã hội trong một thời gian dài, thậm chíkhông thể trở lại bình thường Do đó, nạn nhân và gia đình thường có tâm lý engại, sợ điều tiếng nên không kịp thời tố cáo đến các cơ quan có thâm quyềnhoặc khi bị phát hiện thường có thái độ trồn tránh, không hợp tác với các cơquan tiến hành tố tụng khiến việc phát hiện và xử lý tội phạm gặp rất nhiều
15
Trang 25khó khăn Với các đặc điểm đã nêu, đòi hỏi hoạt động THỌCT trong giaiđoạn điều tra vụ án XHTD trẻ em ngoài các đặc điểm như đối với vụ án hình
sự nói chung phải có những đặc thù riêng để bảo đảm giải quyết kịp thời, đúng đắn vụ án, cụ thé các đặc điểm như sau:
- Về chủ thể: Chủ thể có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ
án xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là Viện kiểm sát Tuy nhiên, với đặc thùcủa các tội xâm hại tình dục trẻ em có người bị xâm hại là trẻ em, rất nhạycảm về mặt tâm lý, chưa có đầy đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi đòi hỏi các chủ thể THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điềutra (Kiểm sát viên, Kiểm tra viên) phải là những người am hiểu về tâm lý trẻ
em, có kinh nghiệm làm việc với trẻ em dé tránh gây những tôn thương khôngđáng có cho trẻ và dé tiễn trình giải quyết vụ án được diễn ra thuận lợi
- Đối tượng tác động của hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ
em đó chính là người có hành vi XHTD trẻ em, người bị khởi tố về tội XHTD
trẻ em, trẻ em bi xâm hại và các bên có liên quan trong việc tuân thủ pháp luật
trong quá trình điều tra các vụ án XHTD trẻ em
- Phạm vi của hoạt động THỌCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giaiđoạn điều tra vụ án XHTD trẻ em cũng tương tự như đối với vụ án hình sự nói chung bắt đầu từ khi khởi tố vụ án cho đến khi có bản kết luận điều tra đềnghị truy tố hoặc kết luận điều tra đình chỉ vụ án; hoặc tạm đình chỉ vụ án
Hoạt động THQCT đối với các vụ án XHTD trẻ em cũng có đầy đủ cácnội dung như đối với vụ án hình sự nói chung, tuy nhiên trong một số nộidung lại có những đặc trưng riêng, cụ thé như sau:
- Các đặc trưng riêng khi THQCT trong việc thu thập tai liệu, chứng cứ
liên quan đến việc giải quyết vụ án XHTD trẻ em:
+ Trước hết, trong giai đoạn giải quyêt nguon tin về tội phạm, cân xác
16
Trang 26định đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến việc xácđịnh sự thật khách quan của vụ án, do đó Viện kiểm sát phải tham gia ngay từkhi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, bám sát vụ việc, kiểm sát chặt chẽ việckhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các hoạt động điều tra banđầu khác theo quy định của pháp luật để kịp thời đề ra các yêu cầu khi cầnthiết Đối với riêng các vụ án XHTD trẻ em việc bam sát, tham gia THỌCTngay từ ban dau là cần thiết hơn bao giờ hết bởi đây là những vụ án thường dé lại rất ít chứng cứ vật chất hoặc có dé lại nhưng dễ bị tiêu hủy, biến mat, biếnđổi do ảnh hưởng của thời gian và các điều kiện tự nhiên Do đó công tác điềutra, xác minh cần được thực hiện ngay và liên tục sau khi tiếp nhận nguồn tin
dé thu thập đầy đủ các dấu vết tại hiện trường, trong đó đặc biệt chú ý các dau
vết vật chất như: lông, tóc, chất nhay, máu và các dau vét sinh học khác có thé
thu thập; thu thập tất cả các đữ liệu camera an ninh có thé có xun ø quanh hiện trường vụ việc Phối hợp với những người có chuyên môn về tâm lý trẻ em hoặc có kiến thức về sản khoa, có hiểu biết nhất định về tâm lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em dé tiến hành thăm khám, khai thác những thông tin ban đầu
và thu thập các dấu vết có liên quan đến hành vi XHTD Những dấu vết thuthập được có ý nghĩa quan trọng khi tiến hành giám định pháp y trong thờigian nhanh nhất nhằm kết luận có hay không dau hiệu xâm hai tình dục Tiếnhành lay lời khai ngay những người biết sự việc dé nhanh chóng xác định sự
thật khách quan của vụ án.
- Khi đề ra yêu cầu điều tra đối với các vụ án XHTD trẻ em, bên cạnh các nội dung tại Điều 88 BLTTHS, Kiểm sát viên cần cần tập trung làm rõ
các nội dung như:
+ Yêu cầu thu thập các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc chứng minh
độ tuổi của người bị xâm hại, để xác định chính xác người đó có phải là trẻ
em hay không nếu các giấy tờ pháp lý liên quan không đủ dé chứng minh độ
17
Trang 27tuổi cần yêu cầu thực hiện các giám định cần thiết để xác định chính xác độtuổi của người bị hại;
+ Thu thập các tài liệu chứng cứ chứng minh ý chí của người bị xâm hại
dé có căn cứ định tội danh trong một SỐ trường hợp vi dụ: nạn nhân từ đủ 14 đếndưới 16 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục là có dấu hiệu của tội Giao cấu, còntrường hop quan hệ tình dục trái ý muốn đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 làhành vi có dấu hiệu tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi; xác định rõ độ tuổi củangười thực hiện hành vi để làm rõ người thực hiện hành vi có phải người từ đủ
18 tuổi đối với các tội Giao câu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình duc khác vớingười từ đủ 13 tudi đến dudi 16 tuổi; tội đâm ô đối với người dưới 16 tuổi và tội
Sử dụng người đưới 16 tuổi vào mục đích khiêu đâm
+ Việc xác định rõ hình thức, cách thức, số lần thực hiện hành vi quan
hệ tình dục cũng là yếu tố vô cùng cần thiết bởi hành vi xâm hại tình dụcđược thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau do đó cần làm rõ để có căn
cứ xác định chính xác tội danh, chăng hạn các nạn nhân quan hệ tình dục theocách truyền thống hay hình thức quan hệ tình dục khác thông qua các công cụ
hỗ trợ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, cần phải làm rõ cách thức thực hiện
dé xác định các hành vi đó có thuộc trường hợp quan hệ tinh dục khác quyđịnh tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Diéu 142, khoản 1 Diéu 143, khoản 1Điều 144 và khoản I Điều 145 của BLHS hay không
+ Phải làm rõ được mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi và trẻ em
bị xâm hai dé làm căn cứ xác định tội danh đối với tội Cưỡng dâm hoặc là căn
cứ xác định tình tiết định khung tăng nặng như tình tiết “có tính chất loạn luận” hoặc tình tiết “đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm
sóc, giáo dục, chữa bệnh”.
+ Đa số các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thường không thu được
chứng cứ vật chất, không có nhân chứng trực tiếp Vì vậy, Kiểm sát viên phải
18
Trang 28kịp thời đề ra yêu cầu điều tra hoặc bổ sung yêu cầu điều tra khi có phát sinhtình tiết mới dé phối hợp và hỗ trợ Điều tra viên áp dụng các biện pháp điềutra phù hợp đối với từng vụ án như: nhận dạng, thực nghiệm điều tra, truy vếtqua các thiết bị giám sát, định vị, lấy lời khai các nhân chứng gián tiếp , từ
đó phối hợp với Điều tra viên đối chiếu tìm ra bat hợp lý trong lời khai của đối tượng với các nguồn chứng cứ khác.
+ Yêu cầu tiến hành trưng cau giám định cần thiết dé xác định các tinh tiết định khung tăng nặng đối với người thực hiện hành vi như: tình trạngnhiễm HIV; bị hại có thai hay không; Đối với trường hop bị hại đã sinh concần tiễn hành trưng cầu giám định để xác định đứa trẻ có quan hệ bố - mẹ -con với bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội Tiến hành trưng cầu giámđịnh dé xác định ty lệ tổn thương cơ thé đối với nạn nhân
- Khi trực tiếp tiền hành một số hoạt động điều tra, trong các vụ ánXHTD trẻ em VKS cũng chi tiến hành một số hoạt động điều tra khi thuộctrường hợp dé kiểm tra, bổ sung tai liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQDT hoặc khi phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tộiphạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.Tuy nhiên, đối với riêng các vụ án XHTD trẻ em còn phải xem xét thêm mộtđiều kiện nữa đó là việc tiễn hành các hoạt động điều tra phải tôn trọngnguyên tắc hạn chế sự tiếp xúc giữa bị hại và người phạm tội, để tránh gây ranhững ton thương không đáng có cho trẻ em
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hoạt động kiểm sát hoạt động tw phap trong giaiđoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục tré em
Cũng trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của hoạt động kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra nói chung, và các đặc điểm pháp ly của cáctội XHTD trẻ em nói riêng, có thé rút ra khái niệm: Kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra vụ án xâm hai tình dục trẻ em là hoạt động của
19
Trang 29Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra sử dụng tổng hợp các quyên năng pháp
lý thuộc nội dung quyên kiểm sát hoạt động tư pháp để kiểm sát việc tuân theopháp luật của Cơ quan diéu tra và những người tham gia tổ tung trong việcgiải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
Bản chất của kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ ánXHTD trẻ em cũng tương tự như đối với các vụ án hình sự nói chung là kiểmsát tính có căn cứ và tính hợp pháp của các Lệnh, quyết định, văn bản tố tụngcủa cơ quan tiến hành tố tụng và hành vi tố tụng của các chủ thé có liên quantrong quá trình điều tra vụ án Tuy nhiên, đối với vụ án XHTD trẻ em khi tiễnhành các hoạt động tố tung cần đảm bảo những yêu cầu nhất định khác, như:
- Tat cả các hoạt động điều tra, xác minh khi tiễn hành đối với bị hại (là trẻ em) bắt buộc phải có sự tham gia của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật Do đó, cần yêu cầu cơ quan có thâm quyền cử người giám hộ,
người đại diện cho bi hại một cách kip thời đảm bảo đúng quy định, trước khi
tiễn hành các hoạt động tố tụng phải tiến hành thông báo cho cá nhân, tổ chứcgiám hộ, đại diện của trẻ em đúng thời hạn dé bảo đảm sự có mặt của họ khitiến hành các hoạt động tố tụng Day là một trong những yếu tố quan trọngbảo đảm tính hợp pháp của các chứng cứ chứng minh vụ án và là điều kiện débao đảm tốt nhất quyền lợi của trẻ khi tham gia t6 tụng
- Những người tiễn hành tố tụng trong các vụ án XHTD trẻ em, cụ thểtrong giai đoạn điều tra là: Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên,Kiểm tra viên phải là người được đảo tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra các vụ
án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết về tâm lý học, giáo duc học đối với người dưới 18 tuổi Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà các cơ quan tiến hành tô tụng cần tuân thủ nghiêm túc khi phân công ngườitiến hành tố tụng, lựa chọn những người có đủ điều kiện, phẩm chất, trình độnăng lực phù hợp dé dam bảo giải quyết tốt vụ án, vừa bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích hợp pháp cho các trẻ em bị xâm hại Do đó khi kiểm sát các Quyết
20
Trang 30định phân công của các cơ quan có thâm quyền, Kiểm sát viên cần nghiên cứu
kỹ dé kịp thời có yêu cầu thay đôi Điều tra viên, Cán bộ điều tra khi cần thiết
- Qúa trình điều tra các vụ án XHTD trẻ em cần đảm bảo giữ bí mật cánhân của trẻ em bị xâm hại Việc trẻ em bị XHTD ngoài ảnh hưởng đến sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ thì đây còn là một việc vô cùng tế nhị, làmảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai, tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ mat tựtin, cảm thấy xấu hồ, thu mình với xã hội do đó khi tiến hành kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên cần yêu cầu Cơ quanđiều tra nghiêm túc thực hiện các quy định về giữ bí mật đời tư thông qua một
số các nội dung như: Tiến hành lấy lời khai tại phòng kín, thân thiện, đảm bảokhông truyền thông tin ra bên ngoai, các nội dung báo cáo hành chính liênquan đến vụ án cần được thực hiện bí mật (báo cáo theo ngành dọc, báo cáocho cấp ủy địa phương, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp ) hạn chế sựtham gia của các phương tiện truyền thông đối với các nội dung nhạy cảm
hoặc có hình thức khác đảm bảo giữ bí mật đời tư cho trẻ em bị xâm hại.
- Khi tiến hành các hoạt động điều tra cần đảm bảo nguyên tắc hạn chếtối đa việc cho trẻ em bị xâm hại tiếp xúc với người có hành vi phạm tội, vi
dụ như hoạt động đối chất chỉ được tiến hành nếu như không đối chat thì không giải quyết được vụ án Các vụ án XHTD trẻ em, điển hình như tội Dâm
ô việc để lại chứng cứ vật chất thường rất ít, nhiều vụ án hầu như không có chứng cứ vật chất, do đó việc đối chất trong các trường hợp này Kiểm sát viêncần phối hợp với Điều tra viên cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành
- Thời gian làm việc, lay lời khai đối với bị hại trong các vụ án XHDtrẻ em cũng cần được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định để đảmbao không làm tổn thương đến tâm, sinh lý và sự phát triển bình thường củatrẻ BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thé việc lay lời khai người đưới 18
21
Trang 31tudi không được quá hai lần trong một ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
1.3 Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
1.3.1 Nội dung thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra các vụ án
xâm hại tình dục trẻ em
Hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án XHTD trẻ emđược thé hiện qua các nội dung sau:
- THỌCT khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực
nghiệm điều tra và giám định trong các vụ án XHTD trẻ em: Kiểm sát viên cóquyền Yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hoặc những người biết về vụ việc cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc cần khám nghiệm hiệntrường, khám nghiệm tử thi; yêu cầu thu giữ, niêm phong, bảo quản vậtchứng, tài liệu, đồ vật hoặc dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ việc khámnghiệm; lập biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ đồ và các hoạt động khác theo đúngquy định của pháp luật; kịp thời dé ra các yêu cầu cho Điều tra viên, Cán bộđiều tra, người có chuyên môn, Giam định viên kỹ thuật hình sự, Giảm địnhviên pháp y thu thập, làm rõ các dấu vết thương tích, giải phẫu tử thi để xácđịnh nguyên nhân chết, sơ bộ kết luận về nguyên nhân chết của nạn nhân (nếu
có thé) dé phục vụ công tác truy nguyên hình sự và truy tìm người phạm tộiđối với những vụ án không quả tang; Yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra,
người có chuyên môn, Giám định viên kỹ thuật hình sự, Giám định viên pháp
y xác định chính xác phạm vi hiện trường, bao gồm cả hiện trường chính, hiện
trường phụ, hiện trường giả của vụ án, hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị
thay đổi; mở rộng hiện trường dé truy tìm dau vết và công cụ, phương tiện
phạm tội.
- THỌCT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong vụ án XHTD
trẻ em: VKS có quyền xét phê chuân hoặc không phê chuẩn lệnh bắt người bị
22
Trang 32giữ trong trường hợp khẩn cấp; quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ củaCQDT, quyết định gia hạn tạm giữ; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt bịcan dé tạm giam, lệnh tạm giam và các quyết định áp dung, thay đồi, hủy bỏ biệnpháp tạm giam; yêu cầu CQĐT bat tạm giam khi có căn cứ mà CQDT chưa thựchiện; quyết định việc gia hạn tạm giam và xem xét quyết định hủy bỏ các quyết
định áp dụng biện pháp ngăn chăn khác khi không có căn cứ.
- Nội dung THQCT đối với quyết định khởi tố vụ án XHTD trẻ emgồm các hoạt động sau: Yêu cầu CQĐT bồ sung tài liệu, chứng cứ dé kiểm sátquyết định khởi tố vụ án XHTD trẻ em; nếu tội phạm đã khởi tổ không đúngvới hành vi phạm tội hoặc còn có tội phạm khác chưa được khởi tố VKS yêucầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sungquyết định khởi tố vụ án XHTD trẻ em; nếu cơ quan đã ra quyết định khởi tốkhông nhất trí thì VKS ra quyết định thay đổi hoặc bé sung quyết định khởi tố
vụ án và chuyển cho CQDT điều tra theo thâm quyền Hủy bỏ các quyết địnhthay đổi hoặc bé sung quyết định khởi tố bi can nếu phát hiện quyết định đó không có căn cứ, VKS đã yêu cầu mà CQDT không thực hiện.
- Xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi, bổsung quyết định khởi tố bị can về tội XHTD trẻ em: VKS có quyền yêu cầu CQDT khởi tố bị can khi đã có đủ tài liệu chứng cứ mà CQDT chưa ban hành quyến định khởi tố, nếu CQDT không chấp nhận thì VKS trực tiếp ban hànhquyết định khởi tố bị can; khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn củaCQDT, VKS có quyền yêu cầu CQĐT bồ sung tai liệu chứng cứ, ra quyếtđịnh phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tổ bị can, quyếtđịnh thay đổi, bổ sung quyết định khởi tổ bị can về tội XHTD trẻ em
- Ban hành yêu cầu điều tra: Khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ ánXHTD trẻ em Kiểm sát viên phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên, Cán bộđiều tra được phân công điều tra vụ án về những nội dung điều tra ngay từ khi
23
Trang 33nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra.Trường hợp thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thựchiện thì Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra.
- Trực tiếp tiền hành một số hoạt động điều tra để làm rõ các tình tiếttrong vụ án XHTD trẻ em, cụ thể như sau: VKS trực tiếp tiễn hành một sốhoạt động điều tra trong trường hop cần kiểm tra, bổ sung các tai liệu chứng
cứ dé xét phê chuẩn hoặc khi phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm,
vi phạm pháp luật, VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục Kiểm sátviên tiễn hành một số hoạt động điều tra như: thỏi cung bị can, lay lời khainhững người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác, đối chất, thực nghiệm điều tra và hoạt động khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.1.3.2 Nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
an xâm hại tình duc trẻ em
Cũng tương tự như đối với các vụ án hình sự khác, khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án XHTD trẻ em, KSV cần kiểmsát tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định, hành vi tố tụng của các cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tôtụng, cụ thể:
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đảm bảo các
vụ án XHTD trẻ em được khởi tố nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của
pháp luật.
- Khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và cáchoạt động điều tra khác cần bảo đảm chủ thé tiến hành tổ tụng được phan công theo đúng quy định, thành phần tham gia khám nghiệm, giám định, địnhgiá đúng thành phần, đúng thẩm quyền Đảm bảo các tài liệu chứng cứ thu
thập được chính xác, khách quan, toàn diện theo đúng quy định.
24
Trang 34- Khi kiểm sát các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can và các quyết định tố tụng khác trong giai đoạnđiều tra các vụ án XHTD trẻ em cần đảm bảo việc ban hành quyết định đúngcác căn cứ theo quy đinh của BLTTHS, quyết định được thực hiện đúng mẫu,người ký tên là người có thâm quyền ký để bảo đảm văn bản tố tụng hợp pháptrên thực tế.
- Khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án XHTDtrẻ em, ngoài kiểm sát hành vi, quyết định của người tiễn hành tố tung, Kiểmsát viên còn kiểm sát hoạt động tổ tụng hình sự của người tham gia tố tụng:nếu phát hiện vi phạm pháp luật của những người này phải yêu cầu, kiến nghị
cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền xử lý nghiêm minh
- Khi các vụ án XHTD trẻ em có tranh chấp về thâm quyền điều tra,VKS các cấp căn cứ theo quy định của pháp luật hướng dẫn về thâm quyền điều tra để quyết định cơ quan nào có thâm quyền điều tra.
- Qúa trình kiểm sát việc khởi tố và các hoạt động tố tụng VKS đều cóquyền yêu cầu Cơ quan điều tra, co quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một
số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan dé kiểm sát việc tuân theopháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết
- Khi phát hiện việc điều tra các vụ án XHTD trẻ em không day đủ, viphạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật; Kiểm tra việc điều tra và thôngbáo kết quả cho Viện kiểm sát; Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyếtđịnh tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra; Kiến nghị, yêu cầu Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra Yêu cầu Thủ trưởng Cơ
quan điêu tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu
25
Trang 35tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên,Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng Kiến nghị cơ quan,
tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạmpháp luật liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật về XHTD trẻ em
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lýnghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật tố tụng khiđiều tra vụ án XHTD trẻ em.
1.4 Ý nghĩa của thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạnđiều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong côngtác đấu tranh, phòng chống tội phạm và xử lý đúng đắn các vụ án hình sựXHTD trẻ em, thể hiện qua các nội dung:
Trước hết hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ việc có dấu hiệu XHTD trẻ em luôn được thực hiện xuyên suất từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúcđiều tra vụ án Viện kiểm sát tham gia thực hiện chức năng của mình ngay từgiai đoạn đầu của vụ án, từ đó đảm bảo cho các hoạt động thu thập tài liệu,chứng cứ chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra được thực hiện kịp thời,khách quan, toàn diện và đầy đủ hơn, bởi các hoạt động này luôn được đặtdưới sự kiểm tra, giám sát của một cơ quan khác Từ đó đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không dé lọt tội
phạm và người phạm tội XHTD trẻ em, không làm oan người vô tdi.
Không chỉ đảm bảo tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, hoạt động
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án XHTD
trẻ em còn đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các chủ thê có liên quan trong
26
Trang 36quá trình giải quyết vụ án Viện kiểm sát có thê trực tiếp hoặc gián tiếp kiểmsát từng quyết định, lệnh, văn bản t6 tụng của cơ quan điều tra hoặc các hành
vi của chủ thé có liên quan đảm bảo cho các hành vi, quyết định đó có căn cứ
và hợp pháp Nếu phát hiện vi phạm Viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền kiếnnghị yêu cầu khắc phục vi phạm, chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm đối với từng cá nhân, tô chức vi phạm.
Bên cạnh việc thực hiện hai chức năng chính là công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân còn có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp vàpháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cánhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho,
trong mỗi vụ án hình sự nói chung, vụ án XHTD trẻ em nói riêng Viện kiểmsát còn đảm bảo cho quyền con người của nạn nhân và người bị buộc tội được thực hiện thông qua các yêu cầu, các bản kiến nghị hoặc các hình thức khác
để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng và day đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân và người
bị buộc tội, không dé người nao bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bi hạnchế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do,danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật
27
Trang 37Kết luận Chương 1
Theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, VKS là cơ quanTHQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp Trên cơ sở phân tích nội dungcông tố, quyền công tô gắn với việc thực hiện các quyền năng này trên cơ sởpháp luật có thể nhận định THQCT là hoạt động của VKS trong tố tụng hình
sự dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thựchiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Kiểm sát
các hoạt động tư pháp là hoạt động của VKS trong việc bảo đảm cho các hoạt
động tố tụng được thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục pháp luật quyđịnh Như vậy, điều tra — một giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự
và các hoạt động của các chủ thé tiến hành và tham gia tố tung trong giai đoạn này cũng là đối tượng của hoạt động THQCT và KSHĐTP với mục đích cuối cùng là đảm bảo việc chứng minh tội phạm một cách khách quan, công bang và đúng pháp luật Nội dung Chương I1 đã trình bày những van đề lý luận về THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung là hoạt độngTHQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án XHTD trẻ em nóiriêng, trong đó chú trọng vào đối tượng, phạm vi và nội dung quyền năng
mà VKS được pháp luật trao quyền dé giải quyết vụ án XHTD trẻ em trênthực tiễn Kết quả của những nhận thức lý luận này là cơ sở để phân tích,đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án XHTD trẻ
em và đó cũng là nội dung chính của Chương 2 dưới đây.
28
Trang 38CHUONG 2 PHAP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG HOAT ĐỘNG THUC HANH QUYEN CÔNG TO, KIEM SÁT HOAT DONG TU PHAP TRONG GIAI DOAN DIEU TRA TOI XAM
HAI TINH DUC TRE EM TREN DIA BAN TỈNH THANH HOA
2.1 Pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra tội xâm hại tình dục trẻ em
Theo quy định của BLTTHS Việt Nam hiện nay, cơ quan duy nhất cóthâm quyền tiến hành hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp là Việnkiểm sát các cấp Sở di BLTTHS giao quyền năng này cho VKS là bởi vì đây
là quyền năng hiến định đã được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo đó, BLTTHS đã quy
định
day đủ trình tự, thủ tục tiễn hành các hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động
tư pháp của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung, các vụ ánXHTD trẻ em nói riêng, cụ thé các quy định như sau:
2.1.1 Các quy định chung về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức thực hành quyền công tô và kiểm sát hoạt động tw pháp trong giai đoạn điều tra
- Thâm quyền THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS các cấpđược phân định theo cấp và theo lãnh thổ, theo cấp thì VKSND hiện nay có
04 cấp gồm VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh và VKSNDcấp huyện, việc xác định thẩm quyền kiểm sát theo lãnh thé cũng trên cơ sởnguyên tắc nơi xảy ra tội phạm và trong một số trường hợp tội phạm xảy ra ởnhiều nơi thì thực hiện theo nguyên tắc nơi phát hiện tội phạm đầu tiên là cơquan có thâm quyên thụ lý giải quyết vụ án Nói chung, việc xác định thẩmquyền THỌCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra củaVKSND được xác định trên cơ sở thẩm quyền điều tra, VKS sẽ tiến hànhTHQCT và kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, cơ quan
29
Trang 39được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra thuộc quyền kiểm sát
tố bị can, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQDT Như vậy có thé thấy ngoài quyền yêu cầu VKS còn có quyên tự minh ra quyết
định khởi tố vụ án hoặc tự mình ra quyết định thay đôi, bố sung quyết định
khởi t6 bị can, tuy nhiên trên thực tế những quyền năng nay VKS không thựchiện ngay mà thường sau khi yêu cầu mà CQDT không thực hiện VKS sẽ tự
mình thực hiện.
Thứ hai, THQCT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế VKS có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định có liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CQDT hoặc không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của CQĐT; trựctiếp quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡngchế.
Thứ ba, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện để thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và
các tình tiệt có liên quan đên vụ án.
30
Trang 40Thứ tư, trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra trong các trườnghợp dé phục vụ hoạt động xét phê chuẩn, các lệnh quyết định của cơ quanđiều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
Khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,VKS thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, thông báo dé CQDT khắc phuccác vi phạm pháp luật, kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật gửi các cơquan hữu quan Các hoạt động của VKS về nội dung này đã được quy định cụthé tại Điều 166 BLTTHS, một số quyền hạn, nhiệm vụ có thê kế đến nhưsau: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ
Sơ vụ án của Cơ quan điều tra; Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của ngườitham gia tố tụng: yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền
xử lý nghiêm minh người tham gia tô tụng vi phạm pháp luật; giải quyết tranhchấp về thẩm quyền điều tra; Yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu liên quan dé kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết; yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình điều tra; Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trongviệc khởi tố, điều tra; thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêmminh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tốtụng; Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừatội phạm va vi phạm pháp luật.
Các quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS
cơ bản đã quy định đầy đủ các quyền năng để VKS thực hiện chức năng củamình, hơn thế nữa từ khi BLTTHS năm 2015 được ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đã được thay đổi theo hướng tăng cường hoạt
động THQCT đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
31