1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội

103 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội
Tác giả Trần Thị Hoạt
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,12 MB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giải quyết TCLĐCN hiện nay còn gặp một số vướng mắc mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định

Trang 2

TRAN THỊ HOẠT

PHÁP LUẬT GIẢI QUYET TRANH CHAP LAO DONG CÁ NHÂN VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN

TẠI THÀNH PHO HÀ NOI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 838010105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Dung

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn của TS Đỗ Thị Dung Các trích dẫn, số liệu, kết luận khoa học sử dụng

trong luận văn đều có nguồn sốc ro ràng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2023

Người thực hiện

Trần Thị Hoạt

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên tôi xin bày to lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến

TS Đỗ Thị Dung, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Luật- Đại

học quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi suốt thời gian học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành, bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin cảm on Tòa án nhân thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiềutrong quá trình thu thập tài liệu thực tiễn.

Cuối cùng, xin cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan nơi tôi công tác,gia đình, người thân và tất cả bạn bè - những người luôn động viên và giúp đỡ

tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 0] tháng 10 năm 2023

Học viên

Trần Thị Hoạt

ii

Trang 5

LOT CAM ĐOAN 5c 5c 2t 2 2212112711211 0211211111211 11.1111 1e ee i 9009.091 ằ ằŠằằằ ằ ằẰằ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT 2-2222 ++£xz+E+zrxzzrxerxeee vi DANH MUC BẢNG - 55c 522 E1211221271271 1121211211211 vii 09)8//95)710202157 5 ::‹:1ạ |

CHUONG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN VA PHAP LUẬT VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN ©22-52Scccccrecrreerred 8

1.1 Một số van đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 81.1.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp lao động cá nhân 8

1.1.2 Các loại tranh chấp lao động cá nhân 2-2 2 s2zs+z++zsz+z lãi 1.1.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 2-2 2 s2 s+zx+zszez 11 1.2 Một số van đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 17 1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 17

1.2.2 Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 17

1.3 Các yêu tô ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân25

1.3.1 Yếu tố về kinh tẾ - ¿- + s+x+EE£2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE211211211 111121 XeE 251.3.2 Yếu tố chính tr| -:- - + k+Sk+k£Ek+EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEEESErrkrkrrkee 26

1.3.3 Yếu tố văn hóa - đời sống -¿- k+Ss+EkEkEE2E 211221221212 re 27 1.3.4 Yếu tố pháp luật -¿- + ++E2+E2+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E1EEcrEerkee 28

KET LUẬN CHƯNG I -2222©5<+S<+EE£EEEEEEEECEEEEEEEEEerkerkerkerkee 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIEN HANH VE GIẢI QUYET TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN VÀ THỰC TIEN

THUC HIỆN TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI -2- 525222 31

2.1 Thực trang pháp luật Việt Nam hiện hành về nguyên tắc giải quyết tranh

chấp lao động cá nhân - 2-2 St +E£+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2E121 2E EErke 3l

Trang 6

2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thâm quyền giải quyết tranhchấp lao động cá nhân ¿- 2 + E+EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEErkrrrrer 342.2.1 Thâm quyền giải quyết TCLDCN tại Hòa giải viên lao động 342.2.2 Thâm quyền giải quyết TCLDCN tại Hội đồng trọng tài lao động 352.2.3 Tham quyền giải quyết TCLĐCN tại TAND -5¿©55c55¿ 372.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thời hiệu yêu cầu giải quyết

tranh chấp lao động cá nhân 2 2 s+Ex+EE+EE£EEEEEEEEE2EE2EEEEEEEErrkrrkeee 40 2.4 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết

tranh chấp lao động cá nhân -¿ 2 +¿+2++Ex+2EE+EE++EEerxrerxerrrerxrrrrrred 412.4.1 Trinh tự, thủ tục giải quyết TCLDCN tai hòa giải viên lao động 412.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết TCLDCN tai Hội đồng trọng tai lao động 422.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết TCLDCN tại tòa án nhân dân 44

2.5 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp

lao động cá nhân - - - - c1 1319911911911 vn TH HH 52

2.6 Thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại thành phố Hà Nộii - ¿22 2 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEE121121127171 7171.11.2111 xe, 66

2.6.1 Khái quát về tình hình tranh chấp lao động cá nhân tại thành phố Hà Nội 66

2.6.2 Kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp

lao động cá nhân tại thành phố Hà Nội 2-2-2 2 2£E22£2+£z£zzcxez 692.6.3 Một số vướng mắc trong thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân tại thành phố Hà Nội và nguyên nhân - 74

KET LUẬN CHUONG 2 - 2-2252 2EEEEE2EEE21221 21122121111 Eecrei 79

CHUONG 3 THỰC TIEN THUC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI VÀ

MOT SO KIÊN NGHỊ, - 2255 SE EEE C2 E211 71.2121 1 ckrrrei 80

3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại thành phố Hà Nội 80

1V

Trang 7

3.1.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luậtgiải quyết tranh chap lao động cá nhân 2-2 2 s£x+x+xz+xzzxzrxee 803.1.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá

0 83

3.1.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết

tranh chấp lao động cá nhân tại thành phố Hà Nội - 52+: S6

KET LUẬN CHƯƠNG 43 2- 22 ©S2+E2EEEEEEEEEEEE2E211211211 211111 cxe 90 KET LUẬN 2 2522SE2 2E E2 EE2112112112112112111111121121111 21111 xe 91

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 0 ccccccccccsccsssessseessessseesseessesseees 92

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Nhà xuất bản

Tòa án nhân dân

Tranh chấp lao động Tranh chấp lao động cá nhân Thành phố

Ủy ban nhân dân

Viện kiêm sát nhân dân

Mái

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 3.1 Số liệu vụ án tranh chấp lao động hai cáp TAND thành phó Hà Nội

thực hiện qua các năm (2017-2021) -+ <<++<<e>++sex>ss 74

Vii

Trang 10

phát trién.

Xuất phát từ mục đích đặt ra, pháp luật lao động quy định nhiều phươngthức khác nhau dé giải quyết TCLD trong đó có TCLĐCN như: thương lượng,hòa giải và giải quyết tại TAND Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và cácnhà làm luật, các quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐCN đã được hoàn

thiện đáng kể, tạo cơ sở pháp lý cần thiết và phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giải quyết TCLĐCN hiện nay còn gặp một số vướng mắc mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định pháp luật, mà còn xuất

phát từ việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền còn lúng túng, sai sóttrong việc giải quyết, nên trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp

của các bên TCLDCN vẫn chưa được bảo đảm.

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam; là đầu não kinh tế của cả nước tập trung đa dạng nhất các thành phần kinh

tế Từ đó tạo nên sự phức tạp về các mối quan hệ nói chung và quan hệ lao

động nói riêng Bởi vậy nên TCLĐCN ở đây có thể không phải nhiều nhất về

số vụ TCLĐCN giải quyết hàng năm mà nằm ở tính chất, mức độ; sự điển hình

và tính chất thời đại của vụ việc.

Mặt khác, tuy số vụ án giải quyết TCLĐCN tại thành phố Hà Nội chưa nhiều so với các loại tranh chấp khác xong vẫn bị kéo dài thời gian giải quyết không cần thiết; cán bộ giải quyết chưa được phân công chuyên trách xử lý về

1

Trang 11

lĩnh vực này làm ảnh hưởng trực tiếp đến những người liên quan mặc dù tính

chất của quan hệ lao động là mối quan hệ cần nhanh chóng can thiệp và giải

quyết cho các bên dé giảm thiêu và hạn chế thiệt hại, rủi ro

Do vậy việc nghiên cứu về mặt lý luận, thực trạng pháp luật hiện hànhcũng như thực tiễn về giải quyết TCLĐCN tại thành phố Hà Nội, nhằm khắcphục những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã và đang là mối quan

tâm hàng đầu không chỉ của các bên tham gia quan hệ lao động mà còn của những người trực tiếp làm công tác giải quyết TCLĐCN Đồng thời đây cũng

là một vấn đề cấp bách đặt ra cho cơ quan nhà nước có thâm quyền và cũng làmột nội dung quan trọng đề những người thực hiện pháp luật hết sức quan tâmnhất là trong bối cảnh cả nước đang triển khai thực hiện BLLĐ năm 2019 vừa

có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp

luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thực tiễn thực hiện tại thànhphố Hà Nội”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mặc dù đã được luật hóa và điều chỉnh bằng pháp luật song TCLĐCN

vẫn luôn là vấn đề thời sự bởi sự đa dạng về hình thức và tính chất của nó Việc nghiên cứu các vấn đề này luôn được quan tâm mức cao bởi các nhà luật gia,

khoa học.

- Giáo trình, sách tham khảo: Đó là giáo trình của các cơ sở đào tạo Luật, như: Giáo trình luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2020; Giáo trình luật lao động Việt Nam của Đại học

luật- Dai học quốc gia Hà Nội năm 2020 , Các giáo trình này đều có chương

về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

Sách tham khảo, như: “Thủ tục giải quyết các vụ án lao động theo Bộ

luật tố tụng dân sự” của tác giả Phạm Công Bảy, Nxb Chính trị Quốc gia, năm

2006, trong đó dé cập tới các vấn dé lý luận và thực trạng quy định của phápluật về thủ tục giải quyết TCLĐ, trong đó có TCLĐCN

2

Trang 12

- Luận án, luận văn: Có các luận án tiễn sĩ như: Luận án “Tài phán lao

động theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lưu bình Nhưỡng,

Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2002; Luận án "Cơ chế ba bên trong việcgiải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Thu,Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008; Luận án “Pháp luật về thủ tục giải

quyết tranh chấp lao động cá nhân tại toà án ở Việt Nam” của tác giả Phạm

Công Bảy, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2011.

Luận văn “ Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa

án nhân dân và thực tiễn xét xử ở Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh”

của tác giả Hoàng Thị Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2017; Luận văn

“Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật lao động ở Việt Nam

hiện nay” của tác giả Đoàn Xuân Trường, Học Viện khoa học xã hội Việt Nam

năm 2014; Luận văn “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bang Tòa án và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” của

Phan Thị Ngọc Phú, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Luận văn “Pháp

luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn

xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Ria Vũng Tàu” của Phạm Thi Hồng Hạnh,Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016; Luận văn “Pháp luật giải quyết tranhchấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhândân thành phố Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Liên, Trường Đại học Luật Hà Nộinăm 2020; Luận văn “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân từ

thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình” tác giả Lê Văn Tuấn,

Trường Đại học Luật Ha Nội năm 2020,

- Bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Đó là các bài viết: “Binh

luận các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án nhân dân trong

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp

chí Luật học; bài viết “Một số ý kiến về giải quyết tranh chap lao động cá nhân

tại toà án nhân dân” tác giả Nguyễn Hữu Chí đăng trên Tạp chí Luật học; bài

3

Trang 13

viết: “Một số van dé về tranh chap lao động cá nhân và tranh chấp lao động tậpthể” của tác giả Trần Thị Thuý Lâm đăng trên Tạp chí Luật học; bài viết “Giảiquyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dân - từ pháp luật đến thực tiễn vàmột số kiến nghị” của tác giả Phạm Công Bảy đăng trên Tạp chí nghiên cứu

lập pháp; bài viết “Những vấn đề lưu ý khi tòa án xét tính hợp pháp của quyết

định kỷ luật sa thải trong vụ án lao động” của tác giả Nguyễn Xuân Thu đăng

trên tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2017; bài viết “ Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ” của tác giả Vũ Thị Thu Hiền đăng trên tạp chí Nghề

luật, số đặc san tuyên truyền pháp luật 02/2019; bài viết “Hoàn thiện pháp luậtgiải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Việt Nam” của tác giả Đoàn Xuân

Trường đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2020

- Dé tai nghiên cứu khoa học, hội thao, báo cáo: Đó là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia về "Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" năm 2005 do tác gid Lê Thị Hoài Thu chủ nhiệm dé tài Các chuyên dé trong các Hội thảo về BLLĐ sửa đổi năm 2012, BLLĐ sửa đổi năm 2019 của các ngành, các cấp; Các

Báo cáo công tác hằng năm của các cấp tòa án: TAND tối cao, TAND cấp cao,TAND tỉnh/thành phố, TAND cấp huyện

Với các công trình nghiên cứu khác nhau thì vấn đề pháp luật giải quyếtTCLĐCN cũng đã được nghiên cứu, và giải quyết trên nhiều khía cạnh Tuynhiên với sự ra đời của Bộ luật Lao động 2019 thì pháp luật về giải quyết

TCLĐCN cũng có những điểm mới so với Pháp luật giải quyết TCLĐCN khi

mà Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực Các quy định chủ yếu bổ sung, làm rõ

và tiệm cận hơn đối với các mẫu thuẫn thực tế Vì vậy, chúng ta cần nghiên

cứu cụ thé dé làm rõ hơn về van dé này Từ đó đưa ra các ý kiến, kiến nghị dé

hoàn thiện thêm pháp luật giải quyết TCLDCN Bởi vậy, ở phương diện khách

quan, chưa có công trình nào nghiên cứu về tính mới của BLLĐ 2019 về giải

quyết TCLĐCN từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội dé từ đó đưa ra các kiến

4

Trang 14

nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật GQTCLDCN tại

thành phố Hà Nội

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết TCLĐCN và pháp luật giải quyết TCLĐCN, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết TCLDCN; thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết TCLĐ cá nhân tại thành phố Hà Nội Từ những bat cập

trong quy định của pháp luật và vướng mac trong thuc tiễn thực hiện pháp luậttại thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết TCLĐCN

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé dat được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cu thé

nhu sau:

- Phân tích làm rõ những van dé ly luận về giải quyết TCLDCN như khái niệm, đặc điểm TCLĐCN và pháp luật giải quyết TCLĐCN như khái niệm, nội

dung của pháp luật GQTCLDCN;

- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyếtTCLĐCN: phân tích thực trạng hiện hành giải quyết TCLĐCN và đánh giánhững kết qua đã đạt được cùng những điểm còn bat cập;

- Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết TCLDCNtại thành phố Hà Nội;

- Đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luậtgiải quyết TCLĐCN tại thành phô Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật về van đềGQTCLDCN và thực tiễn thực hiện pháp luật GQTCLDCN tại thành phố Hà

5

Trang 15

Nội Cụ thể là các quy định của BLLĐ 2019, BLTTDS 2015; có sự so sánhgiữa các quy định về GQTCLD cá nhân theo BLLD 2012 - BLLĐ 2019 và thựctiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại thành phố Hà Nội.

4.2 Pham vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các van đề về nguyên tắc giải

quyết TCLDCN; thâm quyên giải quyết TCLDCN; thủ tục giải quyết TCLDCN băng phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài lao động và tòa án.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật hiện

hành, số liệu giải quyết TCLĐCN các năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2022);

- Phạm vi không gian: Luận văn tập chung nghiên cứu về pháp luậtGQTCLĐCN tại Việt Nam và có sự so sánh với hệ thống pháp luật vềGQTCLĐCN tại một số quốc gia khác Ngoài ra, luận văn tập trung nghiên cứu

thực tiễn thực hiện pháp luật GQTCLDCN tại thành phố Hà Nội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm

của Đảng và Nhà nước về pháp luật lao động nói chung, pháp luật giải quyết

TCLDCN tại TAND nói riêng.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thê được sử dụng một cách linh

hoạt đề đảm bảo hiệu quả và tin cậy của kết quả nghiên cứu, bao gồm: phươngpháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tong hợp, phương pháp đối

chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp so sánh luật học, phương pháp

nghiên cứu thực tiễn, phương pháp dự báo khoa học

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1 Y nghia khoa hoc

Về mat lý luận, luận van đưa ra cái nhìn khách quan va chuyên sau, khoahọc hơn về pháp luật giải quyết TCLĐCN nhất là trong thời kỳ nền kinh tế thịtrường phát triển va sự thay đổi của quy phạm pháp luật về giải quyết

6

Trang 16

TCLĐCN Từ đó giúp NLD, NSDLD và chủ thé khác có những nhận thức mới,sâu sắc hơn đối với giải quyết TCLĐCN trong việc khôi phục quyền và lợi ích

các bên khi tham gia quan hệ lao động.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài lời nói đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo

và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh

chấp lao động cá nhân

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động

cá nhân tại thành phố Hà Nội và một số kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 1.

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LAO

DONG CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYÉT TRANH CHAP

LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

1.1 Một số van đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.1.1 Khái niệm, đặc diém tranh chấp lao động cá nhân

Quan hệ lao động là quan hệ mà ở đó NLD và NSDLD tương tác, liên

quan chặt chẽ với nhau dé trao đôi, mua bán giá trị lao động Xã hội phát triển

thì mối quan hệ đó càng thể hiện sự phức tạp và mang trong đó nhiều tiềm an

về sự mâu thuẫn bởi nhiều mặt lợi ích đối lập nhau từ hai phía Ở đó, không chỉtồn tại quan hệ là “làm công -ăn lương” thông thường mà còn rất nhiều vấn đề

xoay quanh và chỉ cần không thỏa mãn hoặc can băng thì tranh chấp Sẽ xảy ra Quan hệ này thường tồn lại các mặt lợi ích mâu thuẫn với nhau NSDLĐ với mục đích đạt lợi nhuận lớn thì đồng thời mong muốn NLD có năng suất làm việc cao, thời gian làm việc dài với chi phi và các chi phí liên quan đến lợi ích

của người lao động thấp nhất có thể, Tuy nhiên NLĐ lại mong muốn ngượclại, mong muốn được trả lương xứng đáng với công sức lao động mà họ bỏ ra

hoặc nếu hơn thế thì càng tot; thời gian làm việc ngắn; điều kiện làm việc tốt

nhất có thể, các chi phí và đãi ngộ nhận được ở mức cao,

Tuy hai bên thỏa thuận cân bằng được lợi ích với nhau thì quan hệ lao động mới bắt đầu được thiết lập, song trong quá trình diễn ra quan hệ lao động

thường xảy ra mâu thuẫn lợi ích do nhiều lý do khác nhau Nếu mâu thuẫn lớnhoặc bị đây tới mức mà một bên không thê chấp nhận được thì TCLĐ xảy ra

Theo quy định của pháp luật các quốc gia trong đó có Việt Nam, TCLĐ được hiéu là tranh chấp giữa bên NLD với bên NSDLĐ về quyền, nghĩa vụ, lợi

ích các bên trong quan hệ lao động Căn cứ vào tính chất của đối tượng tranhchấp thi TCLĐ gồm 2 loại: TCLD cá nhân và TCLD tập thé Tuy nhiên trên

8

Trang 18

thực tế, TCLĐ cá nhân Xảy ra VỚI sé lượng lớn hon rất nhiều lần so với TCLĐtập thê.

Điều 179 Bộ luật lao động 2019 đã định nghĩa về TCLĐ như sau:

“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyên và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh

giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động ”

Khái niệm này đã mở rộng chủ thé của các bên tranh chấp “tô chức đại

diện người lao động”, “quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.Nhu vậy, so với trước đây, BLLD năm 2019 mở rộng chủ thé TCLD, khôngchỉ “các bên trong quan hệ lao động” mà bao gồm cả các chủ thé trong “cácquan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” Điều đó đã khắc phục

được những thiếu sót trong định nghĩa về TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng

của BLLĐ 2012, thé hiện sự phù hợp với thực tiễn phát sinh tranh chấp

Từ những phân tích trên, có thé hiểu TCLĐCN là tranh chấp về quyển,

nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong QHLĐ hoặc quan hệ có liên

quan đến quan hệ lao động, được một trong các bên yêu cầu giải quyết

Tại điểm a khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 quy định: Tranh chấp lao động

cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động

với doanh nghiệp, tô chức dua người lao động di làm việc ở nước ngoài theo hợp dong; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, tranh chấp lao động cá nhân có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thé của TCLD cá nhân là NLD hoặc một nhóm NLD Đây

là điểm khác với tranh chấp lao động tập thé, đó là chủ thé trong TCLD tập thé

là tập thể NLĐ và thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn TrongTCLĐCN nếu có sự tham gia của một nhóm NLD thì giữa những NLD nàykhông có sự liên kết nào về quyền và lợi ích, mỗi cá nhân NLĐ có một yêu cầu

riêng đối với NSDLĐ Chính vì chủ thể của TCLĐCN là cá nhân NLĐ hoặc

9

Trang 19

một nhóm NLĐ với NSDLĐ cho nên TCLĐCN là TCLĐ không mang tính tôchức, không có quy mô và không phức tạp như TCLD tập thé, nó chỉ mang tínhchat đơn lẻ, không có sự gắn kết giữa những NLD như trong TCLD tập thể.

Thứ hai, nội dung của TCLĐCN thường liên quan đến quyên và lợi ích

của cá nhân NLD hoặc nhóm NLD TCLDCN thường phát sinh trong việc áp

dụng các quy phạm pháp luật vào từng quan hệ lao động cụ thê, nghĩa là tranhchấp về những vấn đề mà pháp luật quy định cho các bên được hưởng hay phảithực hiện hoặc những vấn đề mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động

Đó là các van đề về tiền lương, nâng lương, trợ cấp thôi việc, trợ cap mat việc làm, bảo hiểm xã hội Do đó, TCLĐ cá nhân thường phát sinh trong những trường hợp có sự vi phạm về hợp đồng lao động Nội dung tranh chấp lao động

cá nhân giữa một NLD với NSDLD luôn luôn có sự liên quan tới HDLD bởi

mục đích của NLĐ hoặc nhóm NLĐ khi tham gia tranh chấp đều là vì lợi ích riêng của họ Còn đối với TCLĐ tập thê thường liên quan đến thương lượng tập thể hoặc thỏa ước lao động tập thể Nội dung của TCLD tập thể là những

van đề liên quan đến quyền, lợi ích của tập thé lao động hoặc có thé phát sinh

từ những vấn đề mà các bên đã thỏa thuận, pháp luật quy định trước đó, cũng

có thé phát sinh từ những van dé mà pháp luật không quy định

Thứ ba, TCLDCN có tính đơn lẻ, không có tính tổ chức quy mô, phứctạp như TCLD tập thé Loại tranh chap này hoàn toàn không có sự liên kết giữanhững NLD trong doanh nghiệp và không có sự tham gia của tổ chức công

đoàn Nếu trong tranh chấp lao động tập thé, tính tập thé bao giờ cũng là yếu tô

hang dau, giữa những NLD tham gia tranh chap luôn có sự liên kết chặt chẽ vớinhau, TCLĐTT thé hiện tính tô chức Ngược lại, trong TCLĐCN, NLD thamgia tranh chấp đòi quyền lợi riêng cho cá nhân mình và giữa những cá nhânthường không có sự liên kết với nhau Mục đích của TCLĐ cá nhân nhằm bảo

vệ quyên và lợi ích của một cá nhân NLD.

10

Trang 20

1.L2 Các loại tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân có thé phân thành các loại khác nhau tùy

thuộc vao căn cứ phân loại:

- Căn cứ vào tính chất của nội dung tranh chấp lao động cá nhân,

TCLĐCN có ba loại:

TCLĐCN về quyển và nghĩa vụ là sự xung đột về các van đề đã được quy

định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuận, cam kết

trong HĐLĐ hoặc dưới các hình thức khác Nói cách khác, tranh chấp về quyền

là sự xung đột về những nội dung đã được quy định, xác lập và đã có hiệu lực.

TCLĐCN về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề chưa được quy định

hoặc chưa được thỏa thuận, phát sinh ngoài quy định, ngoài thỏa thuận, cam

kết đã và đang có giá trị Nói cách khác, TCLĐCN về lợi ích là sự xung đột về

những nội dung chưa được quy định, xác lập, chưa có hiệu lực

- Căn cứ vào phạm vi của TCLĐCN, TCLĐCN có thé chia ra thành:

TCLĐCN phát sinh từ quan hệ lao động bao gồm: tranh chấp về kỷ

luật lao động; tranh chấp về tiền lương và thu nhập; tranh chấp về hợp đồng lao

động;

TCLDCN phat sinh từ các quan hệ liên quan hệ lao động bao gồm:

tranh chấp về quyền công đoàn, tranh chấp về bồi thường thiệt hại; tranh chấp

về bảo hiểm xã hội; tranh; tranh chấp về bồi thường thiệt hại; tranh chấp về đàotạo nghề

1.1.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.1.3.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Giải quyết TCLĐCN là hoạt động diễn ra sau khi có tranh chấp trên cơ

sở yêu cầu của các bên Việc giải quyết tranh chấp không những giúp các bên

trong quan hệ lao động tìm lại được quyên, lợi ích hợp pháp của mình và tráchnhiệm mà mình phải thực hiện đối với bên còn lại mà còn có thể củng có lạimối quan hệ sớm đã rạn nứt, duy trì mối quan hệ lao động giữa các bên

11

Trang 21

Theo quy định của pháp luật các quốc gia, chủ thé có thâm quyên giải

quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng thông thường là cơ quan, tô chức

do nhà nước thành lập hoặc quy định, có chức năng giải quyết tranh chấp lao

động Mục đích của việc giải quyết này là: “nhdm khôi phục các quyên và lợi

ích hợp pháp cua NLD hoặc NSDLĐ đã bị NSDLĐ hoặc NLD xám hại; duy trì

và củng cô quan hệ lao động, dam bảo sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh

trong don vị Bởi vì khi TCLĐCN xảy ra, thì ít hoặc nhiều đều ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập cua NLP cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của

NSDLĐ”.! Do đó, việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm TCLDCN có ý nghĩa

quan trọng không chỉ đối với NLD mà còn đối với NSDLĐ.

Từ những phân tích trên có thể hiéu giải quyết TCLĐCN như sau: giải

quyết TCLDCN là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà nước có thầm quyền tiến hành các thủ tục theo luật định nhằm giải quyết TCLD phát sinh giữa cá

nhân người lao động với NSDLĐ về việc thực hiện quyền, lợi ích và nghĩa vụcủa các bên trong QHLD và một sé quan hệ liên quan với QHLD

1.1.3.2 Mục đích giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thứ nhất, giải quyết TCLDCN dé đảm bảo sự hài hòa về quyền lợi, lợi

ích hợp pháp và nghĩa vụ cho các bên tham gia vào quan hệ lao động mà quan

trọng nhất là NLD và NSDLD.

Việc giải quyết TCLDCN trước hết dé NLD tìm lại quyên lợi chính đáng

mà mình được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động Quyền lợi mà NLD

mong muốn thường là các vấn đề liên quan đến: tiền lương, chế độ bảo hiểm,

các khoản đền bù hợp đồng, hứa thưởng,

Mặt khác giải quyết TCLDCN còn dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của NSDLD Trong các trường hợp thực tế xảy ra, hầu hết vấn đề liên quan đến

quyền lợi mà NSDLD mong muốn là: sự cân bằng lợi ích với NLĐ, nghĩa vụ

về công việc ma NLD cân thực hiện,

! Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2020

12

Trang 22

Thứ hai, giải quyết TCLDCN nhằm mục đích ồn định mối quan hệ laođộng và hoạt động của doanh nghiệp Bởi khi điều tiết hài hòa sự cân bằng lợiích giữa các bên tức là QHLD được ổn định thì các van đề khác liên quan tớihoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp mới đạt được

hiệu quả tối đa Từ đó làm bàn đạp vững chắc cho sự phát triển của doanh

nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung

Thứ ba, giải quyết TCLDCN nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật lao động và pháp luật về tố tụng lao động Bởi xã hội phát triển, quy mô và tính

chất của các QHLĐ cũng thay đổi Trong quá trình giải quyết TCLDCN, cácnhà lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có thé nhìn nhận van đề một cách thấuđáo hơn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết vụ việc tranh chấp Từ đó đưa

ra những thay đối, cải cách dé hoàn thiện pháp luậ về giải quyết TCLDCN

1.1.3.3 Phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Các phương thức giải quyết TCLĐCN cá nhân hiện nay tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới bao gồm 4 phương thức: Thương lượng, Hòa giải

và Tòa án nhân dân Mỗi phương thức giải quyết lại có những ưu điểm và nhược

điểm khác nhau

Thứ nhất, giải quyết TCLDCN bang phương thức thương lượngKhi giải quyết tranh chấp bằng phương thức nay, các bên sẽ đưa van đềtranh chấp ra dé thỏa thuận trên tinh than tự quyết định mà không có một bên

thứ ba nào can thiệp Phương thức nay được thiết lập dựa trên “nguyén tắc của QHLĐ đỏ là tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyên và lợi

ích hợp pháp của nhau ”.°

Thực chat của thương lượng chính là tự giải quyết van đề, các bên tự đưa

ra đề xuất và giải pháp dé cùng nhau giải quyết TCLDCN mà không có sự thamgia, hỗ trợ của bên thứ ba nao khác Trong quá trình thương lượng, các bên sẽ

? Bộ luật lao động 2019 (Bộ luật số 45/2019/QH14)

13

Trang 23

cùng nhau xem xét và bàn bạc về các khả năng dé đi đến giải quyết các van débất đồng đã xảy xa với họ trong quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đếnquan hệ lao động Giải quyết TCLĐCN bằng thương lượng tạo sự linh hoạt,mềm dẻo và không bị rang buộc bởi các thủ tục pháp lý hay các quy định cứngngắc về điều kiện chủ thể, thủ tục, trình tự, “đơn thế nữa, nhờ đề cao sự tự

do ý chí, quyên tự định đoạt của các bên nên nếu thương lượng thành công, khả năng tự giác chấp hành của các bên là rất cao Mặc dù thương lượng là phương thức thường được tính đến đâu tiên và được ghỉ nhận ở tat cả các giai đoạn

giải quyết tranh chấp song cũng cẩn lưu ý, trong quá trình, thủ tục giải quyếttranh chap lao động cá nhân, thương lượng không phải là thủ tục bắt buộc dautiên Các bên cũng có thể bỏ qua bước thương lượng để yêu cau giải quyết

TCLDCN theo thủ tục luật định ”.3

Bởi vậy, khi mâu thuẫn xảy ra, dé tiết kiệm chi phí, thời gian và tiền bạc thì hai bên sẽ ngồi lại với nhau dé cùng đưa ra phương án thỏa mãn được cả

hai Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phương thức thương lượng

cũng giải quyết được vấn đề của các bên nhất là khi một trong hai bên thiếu

tính thiện chí Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng chưa có chế tài nào buộc

các bên phải thực hiện theo kết quả của thỏa thuận Hay nói cách khác, kết quả

của thỏa thuận không có tính bắt buộc thực hiện đối với các bên

Thứ hai, giải quyết TCLĐCN bằng phương thức hòa giải

Giải quyết TCLĐCN băng phương thức hòa giải có nghĩa là có sự hiện

diện và can thiệp của bên thứ ba (bên trung gian) Ngoài chức năng lam giảm

tải khối lượng công việc dồn lên Tòa án thì hòa giải dé giải quyết TCLDCNcũng là bước bắt buộc trước khi tranh chấp được đưa ra Tòa

Nếu như trong quá trình giải quyết TCLĐCN băng phương thức thươnglượng không có sự tham gia của bên thứ ba thì trong phương thức giải quyết

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2020

14

Trang 24

TCLĐCN bằng hòa giải, bên thứ ba lại có vai trò rất quan trọng bởi trong quá trình hòa giải, bên thứ ba có quyền tham gia có quyền điều khiến, kiểm soát

hoạt động của các bên, đưa ra các chỉ dẫn, gợi ý về mặt nội dung để các bên

tranh chấp lựa chọn và cùng quyết định Bên thứ ba có trách nhiệm giúp đỡ các

bên 6n định về mặt tinh thần và các thủ tục cần thiết khi tham gia hòa giải vàkhông có quyền áp đặt ý chí của mình lên các bên tranh chấp, đồng thời không

được ra quyết định giải quyết vụ việc và tác động chi phối lên ý chí của các bên Bên thứ ba có thé là cá nhân, cơ quan tô chức nhưng không được có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan đên vụ việc tranh chấp và phải có hiểu biết về các vấn

đề lao động - xã hội Đồng thời bên thứ ba cũng phải có kỹ năng hòa giải và cái

nhìn khách quan đối với TCLDCN mà mình tham gia hòa giải

Phương thức hòa giải có thé được thực hiện như một phương thức giải quyết TCLDCN độc lập hoặc được thực hiện trong các giai đoạn khác như là

một phương thức kết hợp với các phương thức giải quyết TCLĐCN tại Hộiđồng trọng tài hoặc tòa án

Phương thức này có ưu điểm là không tốn thời gian, công sức của cácbên trranh chấp Đồng thời giữ được mối quan hệ hòa hữu tốt đẹp, không đây

mối quan hệ vào căng thang cao trào Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là mặc dù hòa giải thành thì cũng không có chế tài để bảo đảm các bên thi

hành Bởi vậy, nếu thiếu tính tự giác và thiện chí thì con đường giải quyết cuối

cùng bằng pháp luật là Tòa án nhân dân.

Thứ ba, giải quyết TCLDCN bằng phương thức thông qua hội động trọng tàiTại phương thức này, các bên có thé yêu cầu Hội đồng trọng tài giải

quyết tranh chấp không cùng thời điểm với tòa án Phương pháp này tuy có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, công sức cho các bên xong đối với quyết định giải

quyết tranh chấp của Ban trọng tài thì cũng không có cơ chế dé buộc các bên

phải thi hành.

Khác với thương lượng và hòa giải, giải quyết TCLĐCN tại hội đồng

trọng tài được xếp vào hệ thống tài phán ở các quốc gia bởi xác định quá trình

15

Trang 25

trọng tài lao động là quá trình ra quyết định về vụ tranh chấp đã thụ lý Về tô

chức, trọng tài lao động được quy định với mô hình một tô chức hội đồng trọng

tài với chủ tịch, thư ký và số lượng thành viên linh hoạt, là số lẻ và quyết định

theo đa số.

Giải quyết TCLĐ tại Hội đồng trọng tài tại Việt Nam trước đây chỉ đặt

ra với tranh chấp lao động tập thé về lợi ích, thé hiện ở việc chỉ chú trọng hòa

giải, hỗ trợ các bên tự thương lượng và cùng đưa ra quyết định công nhận sự

thỏa thuận của các bên hoặc biên bản hòa giải không thành mà khống có quyếtđịnh nội dung vụ việc Và TCLĐCN tại hội đồng trọng tài chưa được quy địnhtại BLLĐ 2012 Tuy nhiên, đến BLLĐ 2019 đã quy định thêm phương thứcgiải quyết TCLĐNC tại Hội đồng trọng tài Điều này là một bước thay đổi tiến

bộ trong quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải

quyết TCLĐCN nói riêng

Thứ tư, giải quyết TCLĐCN băng tòa án nhân dân

Giải quyết TCLĐCN băng tòa án nhân dân là phương thức giải quyết

tranh chấp có sự tham gia của Tòa án Ở phương thức này, Tòa án với vai trò

là cơ quan tai phán mang quyền lực nhà nước tiến hành giải quyết tranh chấp

ttheo tinh tự, thủ tục pháp luật quy định Khi giải quyết TCLDCN bằng tòa án

là con đường cuối cùng sau khi các bên không tìm được tiếng nói chung ở

phương thức thương lượng và hòa giải Bằng sự chuyên nghiệp của mình trong

đội ngũ cán bộ, công chức và quyên lực mà nhà nước trao cho thì tòa án sẽ giúp

TCLĐCN được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo tốt nhất về quyên,lợi ích cho các bên đồng thời cũng có những chế tài để các bên tranh chấp buộcphải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các bên liên quan Nhu vây, TCLDCN

sẽ được giải quyết một cách dứt điểm Đây cũng là lý do mà hầu hết các tranh chấp đều chọn phương thức giải quyết là tòa án mà không phải hòa giải.

Tuy nhiên, hạn chế của phương thức giải quyết này là các bên sẽ tốn thời

gian, công sức và tiền bạc hơn các phương thức khác bởi thủ tục tố tụng và trình tự phức tạp hơn Đồng thời, bên thua kiện phải chịu án phí hoặc chỉ phí,

lệ phí để đi hành án.

16

Trang 26

1.2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.2.1 Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Dé phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, các nhà lập pháp đãthiết lập hệ thong tư pháp và ban hành các quy phạm pháp luật dé điều chỉnh

và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Trải qua nhiều thời kì với các đặc điểm phát triển kinh tế và xã hội khácnhau thì hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp cũng được hoàn thiện dần để

đảm bảo tối đa sự khách quan và hiệu quá trong quá tình giải quyết tranh chap

lao động cá nhân.

Đối với các nước hay với Việt Nam thì hệ thống pháp luật nói chung và

pháp luật giải quyết TCLĐCN nói riêng được hình thành từ rất sớm bằng thôngluật hay án lệ Đặc điểm chung của pháp luật giải quyết TCLĐCN là đều dựa

tên thực tế và ít có dự phòng trong tương lai bởi sự phát triển tốc độ cao của xã

hội và nền kinh tế thị trường Pháp luật giải quyết TCLĐCN có thé nam dướinhiều hình thức khác nhau: có thể được tổng hợp trong các bộ luật độc lập như

Việt Nam, Pháp, Lào, hoặc được nằm trong các văn bản điều chỉnh về quan

hệ lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhìn chung, dù cho ở hình thái nàothì pháp luật giải quyết TCLĐCN cũng hướng đến mục tiêu chính đó là giải

quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động cá nhân.

Có thê hiểu pháp luật GQTCLDCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật

của Nhà nước về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh

chap, chủ thé có thẩm quyền giải quyết và trình tự, thủ tục giải quyết phát sinh

giữa cá nhân người lao động với NSDLĐ về việc thực hiện quyên, lợi ích và

nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ và một số quan hệ liên quan với QHLĐ.

1.2.2 Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Điều chỉnh pháp luật đối với giải quyết TCLĐCN hướng tới mục đích

bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NSDLD và người lao động Sự can thiệp

của nhà nước thông qua bộ máy chính quyền và các quy phạm pháp luật nhằmđảm bảo quyền và lợi ích các bên được thực hiện đầy đủ nhất

17

Trang 27

Những nội dung điều chỉnh pháp luật giải quyết TCLĐCN là toàn bộ

những yếu tố được nêu ra và áp dụng trong quá trình giải quyết TCLĐCN Nó

được xây dựng dựa trên quan điểm của các nhà làm luật, đặc điểm của loại

tranh chấp và thực tiễn tại các quốc gia Bởi vậy nó vừa mang ý chí chủ quan

lại vừa mang tính hiện thời.

Có thé nói pháp luật về GQTCLDCN gồm các nội dung cơ bản: nguyên

tắc giải quyết TCLĐCN; chủ thê có thâm quyền giải quyết tranh chấp và trình

trong quá trình GQTCLDCN.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là những

tư tưởng chỉ đạo quán xuyến và xuyên suốt các quy phạm pháp luật về giảiquyết TCLĐCN Nhằm định hướng cho việc giải quyết TCLĐCN, pháp luậtcác quốc gia đã đề ra một số nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung trong đócũng chính là nguyên tác giải quyết TCLĐCN Tinh than của các nguyên tắc

này được thể hiện rất rõ qua các quy định cụ thê về cơ quan giải quyết và trình

tự giải quyết tranh chấp lao động.

Nội dung các nguyên tắc giải quyết TCLĐ vừa bao hàm những yêu cầu chung đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự, vừa

bao hàm những yêu cầu dành riêng cho việc giải quyết TCLĐ Giải quyếtTCLĐCN “không đơn giản là tìm ra một giải pháp công bằng và hợp pháp cho

các bên tranh chap mà còn phục vụ các mục tiêu khác như duy trì sự ôn định

4 Từ điển tiếng Việt tr694

18

Trang 28

của quan hệ lao động Những mục tiêu này bắt nguôn từ những đặc thù củaTCLĐCN - loại tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến đời sống của NLĐ

và có thể ảnh hưởng tiéu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, nên kinh tế và trật tự an toàn xã hội ”.Š

Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm của mình mà các quốcgia quy định nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung, nguyên tắc giải quyếtTCLDCN nói riêng Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, khi giải quyếtTCLĐCN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền phải tuân theo các nguyên

tắc quy định trong BLLD Ngoài ra, TCLDCN cũng là tranh chấp phát sinh

trong đời sống xã hội dân sự, vì thế khi giải quyết TCLDCN phải tuân theo cacác nguyên tắc quy định trong BLTTDS

Các nguyên tắc giải quyết TCLĐCN được xây dựng trên cơ sở các

nguyên tắc chung trong quá trình giải quyết TCLĐ tại bước thương lượng, hòagiải và kế cả khi TCLĐCN được giải quyết tại tòa án Trong đó phải bảo dam

và tôn trọng các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết TCLĐCN Thông qua hòa giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ich của các bên tranh chấp,

tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật Việc giải quyết TCLDCN

phải đảm bảo nguyên tắc chung là công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng,

đúng pháp luật Đồng thời phải bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên tranhchấp trong quá trình giải quyết TCLĐCN Việc giải quyết TCLĐCN do cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thâm quyền giải quyết TCLĐCN tiến hành sau khi một trong

hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng

nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên tranh

chấp không thực hiện

Cùng với đó, khi giải quyết TCLĐCN tại tòa án, cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thâm quyền còn phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự Trong quá trình giải quyết TCLĐCN, cơ quan, cá nhân có

5 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2020

19

Trang 29

thâm quyền và các bên tranh chấp phải bảo đảm các quyền yêu cầu tòa án bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự,

cung cấp chứng cứ và chứng minh, các nguyên tắc bảo đảm bình đăng về quyền

và nghĩa vụ trong tố tụng; bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi hợp pháp củađương sự, Mục đích đặt ra là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích các bên tranhchấp, tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết TCLĐCN

1.2.2.2 Tham quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Dé việc giải quyết TCLĐCN được thực hiện đúng pháp luật và đảm bảohiệu quả, một trong những yêu cầu đặt ra là tranh chấp phải được giải quyết

đúng thâm quyền.

Trên thế giới, pháp luật các quốc gia đều quy định tòa án là cơ quan công

tố có thâm quyền giải quyết các TCLĐCN Ngoài ra, khi một TCLĐCN xảy ra

mà các bên trong tranh chấp không thể tìm thấy tiếng nói chung hay cách giải

quyết hợp lý thì có thể mời bên thứ ba tham gia với vai trò hòa giải hoặc trọngtài dé giải quyết TCLDCN

Tại giai đoạn thương lượng, hòa giải viên lao động có thé tham gia hòagiải để giải quyết TCLĐCN hay trong giai đoạn giải quyết TCLĐCN tại hộiđồng trọng tài thì các trọng tài viên có thẩm quyền giúp các bên giải quyết

TCLĐCN Tại một số các quốc gia trên thế giới, việc hòa giải hay giải quyết TCLĐCN bằng trọng tai là một phương thức giải quyết tối ưu nhất dé tiết kiệm chi phí và công sức Tuy nhiên, tại Việt Nam thì tòa án lại là cơ quan duy nhất

có quyền đưa ra bản án có tính chung thâm.

Ở một số nước như: Anh, Cộng hòa Liên Bang Đức, Thụy Điển, Pháp, Tòa Lao động thuộc hệ thống cơ quan Tư pháp nhưng không han nam

trong hệ thống dọc của Tòa án mà thường tổ chức như một loại Tòa án đặc biệt

tuy nhiên quyền hậu kiểm tối cao về mặt pháp lý vẫn thuộc tòa án tối cao Tại

Cộng hòa Liên Bang Đức, Tòa Lao động là một hệ thống Toa án độc lập, có

quyền giải quyết TCLĐ cá nhân va TCLD tập thé Tòa án lao động gồm: 03 cấp:

20

Trang 30

Tòa án lao động (cấp sơ thâm), Tòa án lao động bang (cấp phúc thẩm), Tòa ánLao động Liên bang (cấp giám đốc thâm, tái thâm) Tham phán của HDXX tạiTòa án Lao động và Tòa án lao động bang gồm 01 thâm phán chuyên nghiệp và

02 thâm phán danh dự (thầm phán không chuyên) Tại tòa án Liên bang gồm 03

thầm phán chuyên nghiệp và 03 thâm phán danh dự, trong đó 01 thâm phán danh

dự đại diện cho giới chủ và 01 thâm phán danh dự đại diện cho giới thợ.

Có thể thấy việc thành lập một hệ thống tài phán lao động riêng biệt là một việc làm hữu ích Bởi các bên đều có khả năng đạt được thỏa hiệp vì mỗi bên đều có đại diện trong Hội đồng xét xử nên các phán quyết sẽ dé được bên

thua chấp nhận hơn Thêm vào đó các thâm phán có kiến thức chuyên sâu về

pháp luật lao động và kinh nghiệm trong quan hệ lao động Do đó việc tranh

tụng tại Tòa sẽ hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cau giải quyết nhanh chóng, kịp thời

của các TCLĐCN.

Ở một số quốc gia khác như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Tòa Lao động nam trong hé thống Tòa Dân sự chung và hoạt động theo những quy tắc trong BLTTDS Chang hạn ở Thái Lan, hệ thống Tòa án gồm: Tòa Hiến

pháp, Tòa Tư pháp, Tòa Hành chính và Tòa Quân đội Tòa Tư pháp gồm hai

bộ phận: Hành chính và xét xử Các Tòa tư pháp được phân thành ba cấp: Tòa

sơ thâm, Tòa phúc thâm và Tòa tối cao Tòa sơ thâm gồm tòa xét xử chung và

tòa chuyên biệt Hiện nay ở Thái Lan có 05 tòa chuyên biệt: Tòa Gia đình và vi

thành niên, Tòa Lao động, Tòa Thuế, Tòa sở hữu trí tuệ và Thương mại Quốc

tế, Tòa Phá sản Việc thành lập tòa chuyên biệt nhằm giải quyết các vụ, việc

theo từng lĩnh vực một cách có hiệu quả Bên cạnh đó, các thầm phán có chuyênmôn cao về lĩnh vực nào sẽ giải quyết ở lĩnh vực đó Điều này góp phần nâng

cao chất lượng xét xử và hiệu quả giải quyết các tranh chấp.

Ngoài việc xác định thê chế tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, pháp luật còn xác định các tranh chấp lao động nào thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án (thầm quyền theo vụ việc) Tòa án các cấp có

21

Trang 31

quyên giải quyết loại tranh chấp cá nhân nào (thâm quyền theo cấp), tòa nào có

thâm quyền giải quyết (thẩm quyền theo lãnh thổ) và các đương sự có quyền

lựa chọn tòa án Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp tòa án chủ yéu dựa

vào tính chất của các loại việc tranh chấp Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của

các tranh chấp cũng như năng lực xét xử của các cấp tòa án mà pháp luật quyđịnh TCLĐCN thuộc thâm quyền giải quyết của cấp tòa án nào Theo yêu cầu

của nguyên tắc độc lập các cấp tòa độc lập với nhau trong hoạt động xét xử.

Việc xác định chính xác định chính xác thâm quyền giải quyết TCLĐCN

sẽ góp phần giúp tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy

định pháp luật.

1.2.2.3 Thời hiệu yêu cau thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu giải quyết TCLDCN được hiểu là khoảng thời gian hiệu lực

do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên TCLDCN được

quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyên giải quyết

TCLĐCN Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên không được quyền yêu cầu các

cơ quan, tổ chức giải quyết TCLDCN Cũng theo tinh than đó, “các cơ quan, tổchức có thâm quyền giải quyết TCLĐCN được quyền từ chối, không thụ lý giải

quyết TCLĐCN đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết, nếu thụ lý giải quyết thì coi như vi phạm pháp luật về giải quyết TCLĐCN Các kết quả giải quyết

TCLDCN không có giá trị pháp lý thi hành” Tuy nhiên, pháp luật không can

trở việc các bên giải quyết TCLĐCN băng các phương thức khác mặc dù đã hết

thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐCN theo quy định của pháp luật

Tùy thuộc vào cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định, tác động của các quy

định đối với xã hội, NLD, NSDLĐ mà ở mỗi quốc gia quy định về thời hiệu nói chung và thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐCN nói riêng ở mỗi quốc gia

lại được xác lập khác nhau.

Chăng hạn đối với hòa giải khi các bên không thê tự giải quyết đượcTCLĐCN thi thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranhchấp lao động cá nhân tại Việt Na, là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi

22

Trang 32

mà bên tranh chấp cho rằng quyên và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

nhưng ở Thái Lan thì là 24 giờ.

Hay Trung Quốc quy định thời hạn tính thời hiệu trong giải quyếtTCLĐCN là 15 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết của trọng tài lao động

Tại Việt Nam, thời hiệu khởi kiện được quy định trong BLLĐ năm 2012 và

BLTTDS năm 2015.

1.2.2.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN được hiểu là các bước mà phápluật quy định, theo đó khi tiến hành giải quyết TCLDCN, chủ thé có thâm quyền

giải quyết và các bên TCLĐCN phải tuân theo Ngoài phương thức giải quyết TCLĐCN bằng thương lượng theo các nguyên tắc chung thì nhìn chung tất cả các TCLĐCN đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải

quyết, trừ các tranh chấp lao động có tính chất đặc thì riêng phát sinh từ quan

hệ liên quan đến quan hệ lao động

Thứ nhất, giải quyết TCLĐCN thông qua hòa giải viên lao động Các

bước cơ bản khi giải quyết TCLĐCN tại hòa giải viên lao động bao gồm: gửi đơn yêu cầu hòa giải; tổ chức phiên hòa giải và lập biên bản hòa giải thành hoặc

hòa giải không thành.

Thứ hai, giải quyết TCLĐCN tại hội đồng trọng tài lao động Các bước

cơ bản khi giải quyết TCLĐCN tại Hội đồng trọng tài lao động gồm: gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp; thành lập Ban trọng tài lao động: tiễn hành cuộc hop

giải quyết TCLĐCN và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thứ ba, giải quyết TCLDCN tại TAND Cụ thé các bước như: Khởi kiện

vụ án, thu lý vụ án, hòa giải vu án, phiên tòa xét xử, kháng cáo, kháng nghị

(nếu có).

Theo pháp luật Thái Lan, trong Đạo luật về tổ chức hoạt động của Tòa

án lao động và các quy tắc Tố tụng, việc giải quyết TCLĐCN tại Tòa án được

23

Trang 33

thực hiện theo trình tự, thủ tục: Các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án lao độngdưới hình thức văn bản hoặc bằng miệng tại trụ sở Tòa án Lao động Nếu vụviệc thuộc thẩm quyền của Tòa án lao động, chánh án Tòa Lao động sẽ phâncông thầm phán và bồi thẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc Thâmphán phụ trách sẽ định ngày xét xử và không được trì hoãn đồng thời thông báo

cho nguyên don, bi đơn đến Tòa án Trước khi xét xử, Tòa án Lao động sẽ tiến hành hòa giải để các bên có thể thỏa thuận với nhau về vụ việc Trường hợp cần thiết có thé tiến hành hòa giải bí mật với sự có mặt của các bên Nếu hòa

giải không thành thì sẽ đưa vụ việc ra xét xử Đề đảm bảo cho việc xét xử diễn

ra nhanh chóng, Tòa sẽ yêu cầu nguyên đơn trình bày và bị đơn trả lời bằng vănbản Các bên được yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh cho quan điểm củamình Trường hợp nguyên đơn sau khi đã biết lệnh và ngày xét xử của Tòa mà

văng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ coi đó là cử chỉ từ chối t6 tụng và xóa tên vụ việc trong danh sách Nếu bị đơn vắng mặt, Tòa vẫn đưa vụ việc ra giải

quyết Tòa án cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng,

vật chứng do các bên đưa ra và xác minh các loại chứng cứ đó Tòa án phải tiến

hành t6 tung mộ cách nhanh chóng, không được trì hoãn, trong trường hợp cần

thiết, thời gian kéo dài không quá Ø7 ngày Trong quá trình tố tụng, Tòa án luôn

có quyền và trách nhiệm giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận Trước khi tuyên

án, Tòa án có thé tiếp tục tiến hành tố tụng nếu Tòa án cho rằng điều đó là phùhợp với công lý Trong vòng 03 ngày ké từ ngày cham dứt việc xét xử, Tòa án

phải thông báo cho các bên bằng bản án với đầy đủ chữ ký của thâm phán và

bồi thẩm viên lao động

Trường hợp không đồng ý với kết quả của bản án hoặc quyết định của

Toa án Lao động, các bên có quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao Vương quốc

Thái Lan, đồng thời gửi bản yêu cầu kháng cáo cho Tòa án Lao động đã ra bản

án, quyết định đó Kế từ ngày nhận được bản sao về việc kháng cáo do Tòa án

Lao động thông báo, bên kia phải trả lời Tòa án trong vòng 07 ngày Nếu hết

24

Trang 34

thời han mà không trả lời được thì Tòa Lao động sẽ gửi hỗ sơ lên Tòa án Tốicao Quyết định của Tòa án tối cao về vụ việc là quyết định cuối cùng trongviệc giải quyết TCLĐCN.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật giải quyết tranh chấp lao động

cá nhân

Việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật giải quyếttranh chấp lao động cá nhân nói riêng đều bị chi phối và ảnh hưởng từ trực tiếp

đến gián tiếp bởi nhiều yếu t6 khác nhau Tại mỗi thời điểm và thời kỳ thì các

yếu tố này lại có tác động với mức độ nhất định nhưng sẽ bao gồm các yếu tố

cơ bản sau:

1.3.1 Yếu tố về kinh tế

Bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống

các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững

sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội.

Ngược lại, nên kinh tế - xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ

có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp

luật Yếu t6 kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực

hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của

các chủ thể pháp luật.

Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát

triển kinh tế - xã hội Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế

xã hội ở mỗi vùng miễn là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định

đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì

nhân dân sẽ phan khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật,

sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước Khi

25

Trang 35

đó, niềm tin của các chủ thê đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thựchiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp với các giá trị,chuẩn mực pháp luật hiện hành.

Đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cánhân thì yếu tố kinh tế lại càng quan trọng Bởi khi kinh tế phát triển hay suythoái thì kéo theo mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong mối quan hệ laođộng Khi đó, đòi hỏi việc thực hiện pháp luật pháp luật vừa phải chuẩn chỉ vừaphải tích cực khéo léo và linh hoạt dé đảm bảo tốt nhất sự cân bằng lợi ích giữa

các bên Nếu giải quyết không tốt và việc thực hiện pháp luật không đảm bảo thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực vừa ảnh hưởng trực tiếp đến người cần giải quyết tranh trấp và các bên liên quan vừa tạo ra tiền lệ, hệ lụy xấu đối với tương

lai xã hội.

1.3.2 Yếu tổ chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính tri của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các

chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình

tô chức, thực hiện chúng; các quan hệ chính tri và ý thức chính tri, hoạt độngcủa hệ thống chính trị Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí

chính trị - xã hội.

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực

hiện pháp luật của các chủ thé pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan Nha nước có thầm quyền áp dụng pháp luật Một đất nước có môi trường chính trị

ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó

củng cô niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng Một dat nước bat

ồn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao động và danđến việc thực hiện pháp luật không tốt Nhận thấy đây là một trong những yếu

tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả, chính xác

26

Trang 36

Trong hoạt động thực hiện pháp luật, ý thức chính trị thê hiện trước hết

ở việc các chủ thể có chức năng áp dụng pháp luật quán triệt, thắm nhuan

nhiệm vụ chính trị của mình, lãnh dao, chi đạo thường xuyên, sâu sát quá trình

thực hiện, áp dụng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước Điều đó sẽ

giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật thực sự đạt được chất lượng, hiệu quả

cao, khơi dậy ý thức, trách nhiệm chính tri của các chủ thể khác trong thực

hiện pháp luật.

Tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng tới hoạtđộng thực hiện pháp luật Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thôngtin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, các tầng lớp xã hội có thé thăng than, côngkhai, cởi mở, bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với cácvan dé pháp luật và các cơ quan thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu các cơ quan

pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Đối với việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLDCN thì yếu tố chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ Từ việc ôn định hệ thống chính chị, việc lập pháp và hành pháp mới có sự chỉ đạo sắc bén Từ đó tạo ra sự thống nhất, nhất quán trong việc thực hiện pháp luật Nền chính trị ôn định giúp cá nhân và doanh nghiệp bày tỏ được nguyện vọng chân thật và tạo điều kiện giải quyết

các mâu thuẫn một cách công tâm, hợp tình, hợp lý nhất

1.3.3 Yếu tổ văn hóa - đời sống

Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường vănhóa xã hội nhất định gan liền vói một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi

các cá nhân và cộng đồng người tô chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng

nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối song, phong tuc tap

quán, lễ nghi Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của minh, các yếu

tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, cụ thé

van đề đang ban tới là việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLDCN

27

Trang 37

Các yếu tố văn hóa- đời sống của từng quốc gia hay địa phương đều cóthé làm ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLĐCN Đối vớimỗi quốc gia, các tập tục và thói quen văn hóa khác nhau sẽ tạo ra các cơ chếpháp luật khác nhau, từ đó dẫn đến các quy định pháp luật cũng khác nhau Khimâu thuẫn xảy ra, ngoài tính hợp lý thì còn cần xem xét đến ảnh hưởng của văn

hóa địa phương, tập tục, tập quán, thói quen, dé đánh giá một cách toàn diện.

Từ đó đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn hợp lý nhất.

Với sự bùng nỗ của cách mạng thông tin thời đại hiện nay thì có thé thấy

dư luận xã hội là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp luật nói

chung và việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLĐCN nói riêng Ngoài việc

truyền đạt thông tin đến xã hội, dư luận xã hội còn giống như một chủ thể vô

hình nhưng có năng lực cao ttrong việc giám sát các hoạt động nhăm đảm bảo

cho việc thực hiện pháp luật nghiêm minh, hợp tình, hợp lý.

1.3.4 Yếu tố pháp luật

Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp

luật Ban thân pháp luật được sinh ra là dé điều chỉnh các quan hệ xã hội là

cơ sở dé các chủ thé thực hiện pháp luật Song chính các mặt, khía cạnh khác

nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có anh hưởng nhất định đến hoạt động

hình thức pháp luật từ tuân thủ chấp hành sử dụng cho tới áp dụng pháp luật.

Văn hóa pháp luật được thê hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình

thực hiện pháp luật Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Văn hóa pháp luật là cơ sở, nên tảng, khuôn

28

Trang 38

mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có địnhhướng đúng dan Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sunglàm phong phú thêm cho các giá trị chuan mực của văn hóa pháp luật.

Đối với việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLĐCN cũng vậy, pháp

luật là yếu tố tiên quyết tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật giải quyết TCLĐCN day đủ, chính xác Tuy nhiên nó không chỉ nam ở pháp luật lao động

mà là sự kết hợp hài hòa giữa tat các các yêu tô pháp luật khác và các ngành luật khác Từ đó làm nên sự tổng hòa có chọn lọc và tỉnh vi nhất.

29

Trang 39

KET LUẬN CHUONG 1

TCLĐCN là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ va lợi ích phat sinh giữa cácbên trong QHLĐ hoặc quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động, được một

trong các bên yêu cầu giải quyết Khi TCLDCN xảy ra thì yêu cau tất yêu là cần giải quyết TCLDCN dé đảm bảo quyền, lợi ích cho các bên Hay nói cách

khác, giải quyết TCLĐCN là việc tô chức các hoạt động nhằm mục đích dé các

bên dàn xếp những bat ồn trong quan hệ lao động và có thé tiếp tục thục hiện

quan hệ lao động một cách hài hòa Một trong các công cụ để tiễn hành giảiquyết TCLDCN không thé thiếu đó là pháp luật giải quyết TCLDCN

Pháp luật giải quyết TCLĐCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật củaNhà nước về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, chủ thé có thầm quyên giải

quyết, thời hiệu và trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN.

Việc nắm rõ những van dé lý luận này sẽ góp phan tiếp cận tốt hơn thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết TCLĐCN tại Chương 2.

30

Trang 40

CHƯƠNG 2.

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HANH VE

GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

VÀ THUC TIEN THUC HIỆN TẠI THÀNH PHO HÀ NOI

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nguyên tắc giải quyết tranh

chấp lao động cá nhân

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là những tư tưởng,

chỉ đạo việc giải quyết TCLD mà tat cả các chủ thé tham gia vào quá trình giảiquyết TCLD đều phải tuân thủ, kế cả các bên tranh chap

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại BLLĐ 2019

Đồng thời, nguyên tắc này còn giúp các bên có cơ hội hàn gan lại mối quan hệ

đang có nguy cơ rạn nút; cùng nhau nhìn nhận van dé và tiếp tục hợp tác trong

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số liệu vụ án tranh chấp lao động hai cáp TAND thành phố Hà - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội
Bảng 2.1. Số liệu vụ án tranh chấp lao động hai cáp TAND thành phố Hà (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w