Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạocủa Đảng, quy định của Luật báo chí, đánh giá khuôn khô pháp luật và thựctrạng xử phạt vi phạm hà
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN QUANG HỌC
TRONG LĨNH VUC BAO CHÍ HIẾN NAY
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN QUANG HỌC
Chuyén nganh: Luat Hién phap - Luat Hanh chinh
Mã so: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG MINH TUẦN
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua
riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã
hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Kính đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cam on!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Quang Học
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã luônnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo, Lãnh đạo, đồngnghiệp, các bạn học viên trong lớp, gia đình và các cá nhân liên quan Nhân
dip này, tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thay giáo hướng dẫn luận văn PGS.TS Đặng Minh Tuấn, tập thé BanGiám hiệu Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Lãnh đạo KhoaLuật hiến pháp và Luật hành chính; các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy
Lãnh đạo Cơ quan, các đồng nghiệp nơi tôi trực tiếp công tác; Nhữngngười thân trong gia đình, những người bạn đã luôn động viên, chia sẻ, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được biệt ơn sâu sac và trân trọng./.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
90710001 |
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE XỬ PHẠT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC BAO CHÍ HIỆN NAY 7
1.1 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - -«‹ 7
1.1.1 Khai niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 7
1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 11
1.2 Khái niệm, đặc điểm xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh SAG | 13
1.2.1 Khai niệm xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 13
1.2.2 Dac điểm xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 17
13 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí theo pháp luật hiện hành - - - - Gà 1S ri, 19 1.3.1 Nguyên tắc xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chi 19
1.3.2 Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu qua vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - «+ s++sss+seseeseeesex 22 1.3.3 Chu thé, thâm quyền và đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo ChÍ - + +33 E*EESsEEEeerrrersserereerrerre 26 1.3.4 Thu tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 31
1.4 Cac yếu tố ảnh hưởng đến xử phat vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí - -. - s1 ng ng ng, 35
1.4.1 Yếu tổ chính trị St +k+St+kEEk+kEEkSEEEkSEEEKEEEEKEEEEEEEEkEEkrkerkrkree 35 1.4.2 Yếu tố pháp luật - 2 s22 EEEE2E2171111121 2121 cxe 36
Trang 61.4.3 Yếu t6 con người :- 5c ©se+Ee+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE211211 1111 rxe 37 1.4.4 Yếu tố khoa học công nghỆ 2-2-2 ©E2E£2E£2E2EE2EEc£xerxerxeee 38
I))298.4510900/9) C00117 40
Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VUC BAO CHÍ HIỆN NAY - 41
2.1 Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chÍ - - <6 1S 1v ng nh ngư, 41 2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành va phát triển pháp luật xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - ‹ -«<++s++<ex++ 4I 2.1.2 Những ưu điểm, hạn chế của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí - ‹ -«<++s<++<s++ 42 2.2 Thue trạng vi phạm hành chính và thực trạng xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chí -. -+ «« 45
2.2.1 Thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 45
2.2.2 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 49
2.2.3 Đánh giá về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chi 59
I))208.93009510/9)) c5 65
Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHAP BAO DAM XU PHẠT VI 3.1 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3. PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC BAO CHÍ THOT GIAN TOU ssceeccsssseecssssesesssneeessnsecessneeesnneseessneeeesnneeensnnseen 66 Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện may - - 5c sscseeesee 66 Giải pháp bao dam xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh Mi gu | sa 70
Về hoàn thiện pháp luật 2-2-2 2 E2 £E£+E+£E£2EE2EE+EEerxerxerxeee 70 Về điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực báo chí 72
Về tăng cường thanh tra, kiêm tra, xử lý trong hoạt động báo chí 73
Trang 73.2.4 Về tuyên truyền, tăng cường ý thức của tự giác tuân thủ quy
định pháp luật về báo chí 2-2 2£ + +£+E+£E£+££+E++£++rxerxerxeee 743.2.5 Về công tác dao tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các cán
bộ thanh tra báo Chí Ă 1 111231113811 118 1111811118511 1811 rrv 75
3.2.6 Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản, cơ quan
DAO CÍ, - - Gv HH nọ ng 77
I))208:93009510/9)) c1 78.4110000/.9057. -S 79DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2 ©22222zz+2222sccczei 81
Trang 8DANH MỤC CAC TU VIET TAT
STT | TU VIET TAT | CHU VIET DAY DU
1 | BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông
2 |CNTT Công nghệ thong tin
3 | STTTT Sở Thông tin va Truyền thông
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 2.1 | Thống kê kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động báo chí của Thanh tra Bộ 50
Bảng2.2 | Thống kê kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động báo chí của Cục Báo chí 50
Bang 2.3 | Vi phạm theo năm đối với co quan báo chí theo số
Trang 10của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí,
hoạt động xuất bản và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 119/2020/NĐ-CP
Thông tư 41/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày
24/12/2020 quy định về hoạt động báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện
tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất
bản đặc san Thông tư 31/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 của Bộ Thông
tin và Truyền thông về thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo
Trong hoạt động báo chí, nhiều nội dung được quy định cụ thể hơn, rõràng hơn như hành vi bi cam trong hoạt động báo chí, Luật Báo chi cũ đượcquy định tại Điều 10 với 4 khoản, Luật Báo chí mới quy định tại Điều 9 với
Trang 1113 khoản và nhiều điểm chỉ tiết, trong đó bổ sung một số hành vi mới: Thôngtin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sựphát triển bình thường về thé chat và tinh thần của trẻ em các quy định mớikhông chỉ cụ thể hơn, mà còn tương thích với Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự,tạo sự đồng bộ trong hệ thong phap luat; quyén han, nghia vu cua nha bao,trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người cótrách nhiệm; về cải chính, xin lỗi, luật mới đã b6 sung một số quy định như:
báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ
ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phat và lưu nội dung trên máy chủ, thông báo cho cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử có thỏa thuận sử dụng tin, bài
dé đăng cải chính, xin lỗi
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cơ quan chức
năng phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động báo chí cần phải
có chế tài mạnh hơn dé ngăn chặn, răn đe, điển hình là hành vi thông tin xa rời tôn chỉ mục đích ở một số cơ quan báo chí vì mục đích không lành mạnh, những cơ quan báo chí này tập trung khai thác, khoét sâu các vấn đề tiêu cực,
gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cườngcông tác chi dao, quan lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dé các
cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng phục vụ sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước; trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của cơ quanchủ quản, tính tự giác gương mẫu của mỗi người làm báo nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyênnghiệp, nhân văn và hiệu quả” nói chung và các mục tiêu, nhiệm vụ khát vọng
Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí đã thu
được nhiều thành tựu đáng ké, nhiều vụ vi phạm được phát hiện kip thời va
Trang 12xử lý nghiêm minh, các cá nhân, t6 chức thực hiện nghiêm chỉnh các quyếtđịnh xử phạt Bên cạnh những thành tựu kê trên, công tác này vẫn còn ton tại
một số bất cập như xác định đối tượng vi phạm, nội dung vi phạm, thầm
quyền xử phạt, hình thức xử lý Vi vậy, việc nghiên cứu và tìm ra giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là cần thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Xử phat
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo chí hiện nay" làm luận văn thạc sĩ
của mình Tác giả hy vọng luận văn phản ánh được khái quát những vấn đề lýluận cơ bản, đánh giá và phân tích được những ưu điểm cũng như những hạnchế nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực báo chí trong thời gian tới.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tàiTrong thời gian qua đã có một số công trình khoa học liên quan đến đềtài nghiên cứu của luận văn, trong đó có một số công trình mà tác giả đánh giá
cao và có tính tham khảo nghiên cứu như sau:
- Trần Thị Loan: Giới hạn của tự do báo chí trong luật một SỐ nước vàpháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội 2018.
- Phí Huy Hùng: Xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật, Đại học quốc gia
Hà Nội, 2021.
- Trần Tuấn Hoàng: Xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ trên địa ban tinh Sơn La, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật, Dai
học Quốc gia Hà Nội, 2022.
Do vậy, luận văn “Xi phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chi hiện nay” sẽ kê thừa chọn lọc một phân cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên
Trang 13trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói
chung trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạocủa Đảng, quy định của Luật báo chí, đánh giá khuôn khô pháp luật và thựctrạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí hiện nay, từ đó đềxuất các phương hướng, giải pháp, hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực báo chí nhằm phát triển báo chí và phục vụ công tácquản lý nhà nước thời gian tới, trong đó có hướng tới xu thế xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực báo chí bằng hình thức trực tuyến thay vì hình thứctruyền thống hiện nay là xử phạt trực tiếp
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát và phân tích cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực báo chí.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực báo chí ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế
- Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí nhằm tạo điều kiện chobáo chí phát triển trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối twong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quan điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng về công
tác báo chí.
Nghiên cứu các quy định pháp luật chủ yếu: Luật Báo chí năm 2016,Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đôi năm 2020; Nghị định
Trang 14119/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/10/2020 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xãhội thé hiện băng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định
kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình
báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Luận văn tập trung xem xét, nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chínhtrong loại hình báo chi in, báo chí điện tử đối với:
- Cơ quan báo chí In, điện tử trực thuộc bộ/ngành.
- Cơ quan báo chí In, điện tử trực thuộc tổ chức hội ở Trung ương.
3.2 Pham vi nghiên cứu
Thực tiễn xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là một vấn
đề luôn được cơ quan chức năng thực hiện kịp thời, quyết liệt, đúng pháp luật
để các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, đúng quy định của pháp luật
về báo chí.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những quy định của phápluật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí In, điện tử tronggiới hạn phạm vi về thời gian từ năm 2017 (Luật báo chí năm 2016 có hiệulực) đến năm 2022
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac
-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lỗi của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam;báo chí cách mạng góp phần phản ánh dòng chảy chính của xã hội, lan tỏanăng lượng tích cực tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội và khơi dậy khát vọng
Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Đề thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lê nin là phép duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các
phương pháp cụ thé như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương phápphân tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn,phương pháp thống kê, so sánh đề thực hiện các mục tiêu của luận văn
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua đánh giá thực trạng, đề tài góp phần tổng kết thực tiễn trongviệc xử phạt vi phạm hành chính về báo chí, từ đó làm giàu thêm vốn lý luậnbằng những kinh nghiệm thực tiễn mới, đồng thời vận dụng những kiến thức
lý luận đó vào thực tiễn công tác góp phần bảo đảm việc thực hiện pháp luậtbáo chí góp phần thúc đây sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam
5.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí từ trung ương đến địa phương về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực báo chí hoặc dùng làm tài liệu tham khảo dénghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các chương trình đào tạo về báo chí,
truyền thông của các cơ sở giáo dục dao tạo đại học/học viện trong cả nước.
6 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam
Chương 2 Thực trang xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao
chí ở Việt Nam
Chương 3 Quan điểm, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam thời gian tới
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHAP LUẬT VE XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ HIỆN NAY
1.1 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí 1.1.1 Khai niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chi Khái niệm vi phạm hành chính
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thé hiện ý chí của giai cấp thống trị trên cơ sở đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhànước nhăm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích đảm bảo trật tự antoàn, ôn định và phát triển bền vững của xã hội [10]
Pháp luật có 3 chức năng gồm điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục Sở dĩ cónhững chức năng này là vì trong xã hội vẫn ton tại những “vi phạm pháp luật”
là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lýthực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và phần lớn gây hậu quả xấu đối với xã hội.
Khoa học pháp lý ngày nay phân chia vi phạm pháp luật thành bốn loại
cơ bản, gồm: VỊ phạm hình sự; vi phạm hành chính; vi phạm dân sự va vi
phạm trách nhiệm kỷ luật nhà nước Như vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh
vực báo chí là vi phạm hành chính trong một lĩnh vực hẹp, cụ thể là xây ratrong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, xâm phạm tới hoạt động quản lýnhà nước về báo chí.
Khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được quy định chính thức
trong van bản quy phạm pháp luật là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
năm 1989 Cụ thé, “Vi phạm hành chính là hành vi do ca nhân, tổ chức thựchiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quan lý nhà nước mà không
Trang 17phải là tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính ” (Điều 1) Khái niệm này đã được sử dụng rộng rãi trong quá trình thựcthi, giảng dạy pháp luật về vi phạm hành chính Sau đó, pháp lệnh xử lý viphạm hành chính năm 2002 ra đời thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 1989 Tuy nhiên, trong pháp lệnh mới này khái niệm “Vi phạm hànhchính” chưa được quy định cụ thé mà lần khuất trong từng quy định khác Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có hiệu lực 01/3/2013) sửa đổi năm 2020
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạmquy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm vàtheo quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính” khoản 1, điều 2
Về nội dung khái niệm vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành
chính hiện hành và trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 là
tương đồng Theo đó, vi phạm hành chính có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, vi phạm hành chính là hành vi xác định cua tô chức cá nhân.Hành vi này thê hiện đưới hai dạng: hành động hoặc không hành động Hànhđộng tức là cá nhân, tô chức làm những việc mà pháp luật cấm; không hànhđộng là cá nhân, t6 chức không làm những việc mà pháp luật yêu cầu
Hai là, tính trái pháp luật trong vi phạm hành chính là vi phạm các quy
định về quản lý nhà nước Chúng ta cần lưu ý rằng, tội phạm hình sự cũngxâm hại đến quy tắc quản lý nhà nước Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa viphạm hành chính và tội phạm hình sự đó là mức độ nguy hiểm, nghiêm trọngcủa hành vi Theo đó, khi cùng xâm hại tới mọt khách thể, hành vi vi phạmhành chính có mức độ nguy hiểm không cao như tội phạm hình sự
Ba là, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức
có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá
nhân dựa vào hai yếu tố: độ tuổi và khả năng nhân thức, điều khiển hành vi.Đối với tổ chức, khi được thành lập hợp pháp đương nhiên tô chức đó có năng
Trang 18lực trách nhiệm pháp lý và năng lực pháp lý này mất đi khi tổ chức đó chấm
dứt hoạt động.
Bốn là, tính có lỗi Lỗi là trạng thái tâm lí của chủ thé với hành vi viphạm pháp luật đối với hậu quả của hành vi Lỗi được thể hiện dưới hai dạng
cơ bản là cô ý hoặc vô ý Bị coi là có lỗi nếu chủ thể tự lựa chon cách thức xử
sự không phù hợp với đòi hỏi của xã hội trong khi chủ thể hoàn toàn có thê
lựa chọn những xử sự khác phù hợp hơn.
Khái niệm bao chi
Nhu cầu thông tin giao tiếp, kết nối xã hội là nhu cầu tự nhiên, vốn cógan liền với lịch sử phát triển loài người Trải qua thời gian, hình thức truyềntải thông tin ngày càng đa dạng và phát triển: từ hình thức viết lên đá, ngườiđưa tin, tờ bướm đến hình thức báo chí như ngày nay Sự ra đời của báo chíchính là cột mốc quan trọng đánh dấu nhu cau thông tin - giao tiếp đã ở mộtmức độ cấp thiết hơn rất nhiều và khả năng đáp ứng của các phương tiện truyền tin đã đạt đến trình độ cao hon han trước đó [11].
Theo từ điển Tiếng Việt, báo chí là “các cơ quan thông tin như báohằng ngày, hằng tuần, tạp chí, tập san” [L7] Đây là khái niệm còn đơngiản, chưa đề cập đến vai trò truyền tải thông tin của báo chí cũng nhưchưa bao quát được hết các loại hình báo chí trong thời kỳ phát triển công
nghệ như hiện nay.
Tương tự như vậy, trong tiếng Anh, thuật ngữ báo chí (press) vừa được
hiểu là một loại phương tiện truyền thông tin tức; vừa là một danh từ dé chỉ
các tô chức xuất bản và phát sóng tin tức nói chung [19].
Về góc độ lý thuyết, báo chí được hiểu là “những tư liệu sinh hoạt tỉnhthân nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn racho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định
kỳ, déu đặn” [4]
Trang 19về góc độ pháp luật, theo Luật Bao chi năm 2016 thi: Bao chí là sảnphẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữviết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, bảo nói,
báo hình, bảo điện tử.
Như vậy, có thê khái quát về báo chí như sau: báo chí là sản phẩm của
hoạt động thu thập, đánh giá, sáng tạo và trình bay tin tức và thông tin;bao
gôm những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin, được phát hànhrộng rãi trong xã hội dưới nhiều hình thức đa dạng.
Theo quy định của Luật báo chí năm 2016: “Hoạt động báo chí là hoạt
động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chínhthông tin; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn phát sóng báo nói, báo hình
Khai niém vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chi Theo đó, vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là vi phạm ở lĩnh
vực bao chí do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy định của pháp luật về lĩnh vực báo chí (Luật báo chí, nghị định,thông tư về lĩnh vực báo chí) mà không phải là tội phạm hình sự và theoqui định của pháp luật bị xử phạt hành chính Bao gồm các hành vi: Vi phạmquy định về giây phép; vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dung thẻ nhà báo; hành vi can trở trái pháp luật hoạt động báo chi; vi phạm quy định vềđăng, phát nội dung thông tin trên báo chí; vi phạm quy định về cung cấp
thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí; vi phạm quy
định về cải chính trên báo chí; vi phạm quy định về họp báo; vi phạm quyđịnh về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí; vi phạm quy định về pháthành sản phẩm báo chi, sản pham thông tin có tinh chất báo chí; vi phạm quyđịnh về lưu chiều báo chí; vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khâu báo chíin; vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động báo chí
10
Trang 201.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí mang đầy đủ các đặc điểm
chung của vi phạm hành chính nói chung nhưng được xác định trong phạm vi
cụ thể là lĩnh vực báo chí Các đặc điểm bao gồm: Là hành vi xác định của tổ
chức, cá nhân; hành vi xâm hại đến các quy tắc quản lý hành chính nhà nước vềbáo chí; tính có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệmpháp lí.
Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí chỉ xảy ra tronghoạt động báo chí, xâm phạm tới những quy tắc quản lý nhà nước về báo chí
Báo chí ở nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
thiết yêu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơquan nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tô chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn dan của nhân dân[12, Điều 4]
Thứ hai, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm hành chính trong
linh vực báo chí được xác định dựa vào hậu quả của việc vi phạm quy định
trong 13 nhóm hành vi Luật báo chí nghiêm cắm tại điều 9 Luật Báo chí
Thứ ba, hoạt động báo chí có liên quan tới quy định của một số đạo luậtcùng điều chỉnh như: Bộ luật hình sự; Bộ luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ:Luật quảng cáo nên vi phạm hành chính về báo chí có thé do nhiều cơ quanphát hiện va cùng tham gia xử lý, có thâm quyền xử lý: vi phạm hoạt độngquảng cáo trên báo chí được điều chỉnh bằng Luật quảng cáo; vi phạm về bản quyên tác phẩm báo chí được điều chỉnh băng Luật sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân
sự để tránh chồng chéo các quy định pháp luật phải thống nhất và có sự dẫn chiếu cụ thể, tránh tình trạng quy định chung chung (như: quy định vềbản quyên, xử lý vi phạm bản quyên trong lĩnh vực báo chí lại được quy định
và điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ)
11
Trang 211.1.3 Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chí
Việc xác định hành vi VPHC trong lĩnh vực báo chí la rất quan trong.Các nha làm luật phải dự kiến những hành vi nào sé vi phạm quy tắc quan lyhành chính nhà nước về báo chí, phân loại theo nhóm lĩnh vực quản lý nhà
nước về báo chí Chúng ta có thé thay, vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo
chí gồm các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm 1: Các hành vi đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tac, phi bang, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bia đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý
- Nhóm 2: Các hành vi đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tô chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội;
b) Gây han thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đăng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, gitra
người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyềnnhân dân, với tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế
- Nhóm 3: Các hành vi đăng, phát thông tin có nội dung kích động
chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhóm 4: Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
12
Trang 22- Nhóm 5: Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật
đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
- Nhóm 6: Các hành vi thông tin cô súy các hủ tục, mê tín, dị đoan;thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng
xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
- Nhóm 7: Các hành vi kích động bạo lực; tuyên truyền lối song đồi
trụy; miêu tả ti mi những hành động dam 6, hành vi tội ác; thông tin không
phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam
- Nhóm 8 Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tíncủa cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi
chưa có bản án của Tòa án.
- Nhóm 9: Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thêchất và tinh thần của trẻ em.
- Nhóm 10: In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chi, tácphẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin
mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
- Nhóm 11 Can trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩmbáo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng
- Nhóm 12 De dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà
báo, phóng viên hoạt động nghé nghiệp đúng pháp luật.
- Nhóm 13 Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chat báo chíthông tin quy định tại các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10.
1.2 Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực báo chí
1.2.1 Khai niệm xứ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chi
13
Trang 23Khai niệm xứ phạt vi phạm hành chính
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung donhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống tritrên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thựchiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và
ôn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội [8, tr 288] Pháp luật có 3chức năng: điều chỉnh, bảo vệ, giáo dục Sở dĩ pháp luật có chức năng bảo vệ vìtrong xã hội vẫn ton tại những “vi phạm pháp luật” - là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xâm hại đến lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích của công dân, do người
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các có lỗi [8, tr.537] Người vi
phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp ly - hậu quả cua vi phạm pháp luật
và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có thâm quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) [8, tr 550].
VỊ phạm hành chính là một trong những loại vi phạm pháp luật xây rakhá phổ biến và có ảnh hưởng lớn tới xã hội Chủ thể thực hiện vi phạm hànhchính phải chịu trách nhiệm hành chính - là hậu quả của vi phạm hành chính,thê hiện ở việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những chế taipháp luật hành chính đối với chủ thé vi phạm hành chính, thé hiện ở việc cơquan nhà nước, người có thâm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hànhchính đối với chủ thê vi phạm hành chính theo thủ tục do Luật hành chính quyđịnh Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện viphạm hành chính, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánhchịu những hậu qua bat lợi, thiệt hại về vật chất và tinh than so với tinh trạng ban đầu của họ [18, tr.397] Có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính, gồm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khôi phụccác quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại [ 18, tr 402]
Tiếp nhận lý luận trên, trong thực tiễn, Nhà nước ta thực hiện các hoạt
14
Trang 24động “xử phạt vi phạm hành chính” dé đấu tranh và phòng ngừa và chống viphạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Đếnnay, theo khoản 2, điều 2 Luật XLVP HC 2012, “xử phạt vi phạm hành chính
là việc người có thẩm quyên xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” Tương tựcác pháp lệnh trước kia, Luật cũng quy định 3 nhóm biện pháp có thể được ápdụng đối với vi phạm hành chính: các hình thức xử phạt vi phạm hành chính;các biện pháp khắc phục hậu quả; và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính Áp dụng các hình thức xửphạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả chính
là hai nhón biện pháp trách nhiệm hành chính theo lý luận nêu trên Còn các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính va dam bảo việc xử phạt vi phạm hành chính là các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, được áp dụng
trong các trường hợp cần thiết phải ngăn chặn, dập tắt những vi phạm hành
chính, đảm bảo việc xử phạt hay ngăn chặn những hậu quả thiệt hại do vi
phạm hành chính gây ra [18, tr.378].
Vậy, có thé kết luận xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thấm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hànhchính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc
phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc
xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước Theo cách hiểu này, việc người có thẩm quyền XPVPHC cũng chính là thay
15
Trang 25mặt nhà nước áp dụng trách nhiệm hành chính - một dạng trách nhiệm pháp lý
- đối với chủ thé thực hiện VPHC.
Khai niệm xứ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chi
Nhà nước ban hành pháp luật nhằm quản lý xã hội, bắt buộc mọi cánhân, tổ chức du là ai phải thực hiện nghiêm chỉnh Tuy nhiên, quá trình triển khai các quy định của pháp luật cũng là một khâu rất quan trọng Nếu như nhànước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng nhưng
khâu thực hiện không được chú trọng thì công tác quản lý nhà nước kém hiệu
quả Khoa học pháp lý hiện nay chia thành bốn loại, bao gồm: Tuân thủ phápluật (chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành nhứng hoạt động mà phápluật cắm); thi hành pháp luật (chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lýcủa mình bằng hoạt động tích cực); sử dụng pháp luật (chủ thể pháp luật thựchiện quyền chủ thể quả mình, thực hiện những hành vi mà pháp luật chophép); áp dụng pháp luật (là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước) Trong
số bốn hình hình thức nêu trên, hình thức áp dụng pháp luật là đặc biệt nhất vìchủ thé pháp luật mang quyền lực nhà nước Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí thuộc trường hợp áp dụng pháp luật.
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí chưa được
ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật Chúng ta tìm hiểu
khái niệm này thông qua khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói chung.
Ở Pháp lệnh Xử phạt VPHC năm 2002 không định nghĩa khái niệm xửphạt VPHC mà chỉ nói rằng:
Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơquan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tô chức) có hành vi cố
ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bi xử phạt hành chính [16].
Sau này, tại Khoản 2, điều 2 Luật Xử phạt VPHC năm 2012 (sửa đôi,
16
Trang 26bổ sung năm 2020), các nhà luật học đã thống nhất định nghĩa: “Xử phatVPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biệnpháp khắc phục hậu quả đổi với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phat VPHC” [13].
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)quy định những vấn đề chung về xử lý vi phạm hành chính Trên cơ sở nhữngquy định này, Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt hành chính đối với cáclĩnh vực khác nhau Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báochí được điều chỉnh bởi Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 và Nghịđịnh số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ Từ đây chúng ta thấyrằng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là xử phạt vi phạmhành chính trong một lĩnh vực cụ thể
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể suy luận ra khái niệm xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí như sau: Xứ phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực báo chí là việc người có thẩm quyên xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chiHoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí mang những đặc điểmchung của xử phạt vi phạm hành chính Những đặc điểm đó gồm: Hoạt độngXPVPHC chủ yếu do co quan nhà nước có thâm quyên theo luật định tiến
hành và được áp dụng theo thủ tục hành chính do các quy phạm thủ tục hành
chính quy định, các chủ thể vi phạm có nghĩa vụ thực hiện các biện phápcưỡng chế nghiêm khắc, cơ quan nhà nước, người có thâm quyền xử phạt viphạm hành chính và chủ thé bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính không có quan hệ trực thuộc Bên cạnh đó hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực báo chí có những đặc trưng riêng, cụ thê:
17
Trang 27Thứ nhất, xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí chỉ được áp dụng với
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trên lĩnh vựcbao chí VPHC là cơ sở dé tiễn hành các hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh
vực báo chí Luật báo chí năm 2016 và nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày
07/10/2020; nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuấtban quy định các hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục, thâm quyền lập biên bản và thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động báo chí.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bao chí được tiễnhành bởi các chủ thể có thâm quyền được pháp luật quy định Luật Xử phạtVPHC năm 2012; sửa đổi, b6 sung năm 2020, Luật báo chí năm 2016, nghị
định 119/2021; nghị định 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 quy định các
hành vi VPHC về báo chí quy định cụ thé các chủ thé có thẩm quyền xử phạtVPHC, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đốivới tô chức, cá nhân VPHC trên lĩnh vực này.
Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chíthé hiện ở quyết định xử phạt VPHC ghi nhận các hình thức, biện pháp xửphat áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VPHC Điều đó thé hiện các biện pháprăn đe, giáo dục nghiêm khắc của Nhà nước đối với các tô chức, cá nhân viphạm Việc xử phạt VPHC còn nhăm mục đích giáo dục, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật và trách nhiệm tuân thủ các quy định và tôn trọng các
quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ trong lĩnh vực báo chí.
Thứ tư, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí thường phức tạp hơn so với xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khác Hoạt
động báo chí khá nhạy cảm, khi xử phạt vi phạm dễ bị hiểu lầm tới việc xâmphạm tới quyền tự do cá nhân hay việc nhà nước lạm dụng quy định hạn chế
18
Trang 28quyên tự do báo chí Vì thế, mặc dù pháp luật quy định về trình tự, thủ tục xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí giống với xử phạt hành chính
trong lĩnh vực khác Nhưng trong thực tiễn việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí cần có sự tham gia của nhiều cơ quan có thâm quyền
trong lĩnh vực (Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương) trước khi xác định
Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm
minh, mọi hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy
định của pháp luật
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí là hành vi trái pháp luật vềbáo chí, do đó nó có tính nguy hiểm cho xã hội Cụ thé nó phá vỡ trật tự xã
hội mà Nhà nước đã thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyên,
lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội và Nhà nước
Việc phát hiện, ngăn chặn kip thời hành vi VPHC trong lĩnh vực báo chí sẽgóp phần bảo vệ an toàn trật tự xã hội mà nhà nước đã thiết lập sẵn, đồng thờixác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngănchặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm đối với đời sống xã hội.
Mọi VPHC phải được tiễn hành nhanh chóng, công khai, khách quan,công bằng và đúng thẩm quyền
19
Trang 29Thứ nhất, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí được tiễn hành
nhanh chóng Vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí thường được nhìn
nhận là hành vi có tính chất nguy hiểm thấp hơn tội phạm đo đó trong thực tế
việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí thường diễn ra nhanh chóng nhưngvẫn đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu
cực của hành vi vi phạm gây ra.
Thứ hai, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí phải được tiễn hànhcông khai, khách quan đảm bảo công băng Hiện nay, công khai đã trở thànhnguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến
bí mật nhà nước Cho dù việc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực báo chí không dé dành nhưng chủ thé có thẩm quyền phải nhanh chóng xácminh vi phạm và tiến hành xử lý Thông tin về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực báo chí phải được công khai trên công thông tin điện tử của cơquan nhà nước có thâm quyền dé moi cá nhân, tổ chức trong xã hội biết và kiểm soát hoạt động Công khai giúp cho việc kiểm soát đễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí, còn khách quan thì
bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm Trong khoa học pháp
lý, nguyên tắc công bằng vốn chủ yếu được phân tích qua “quyền xét xử côngbang” (the right to a fair trial) nhưng hiện nay ngày cảng mở rộng sang luật
hành chính nói chung cũng như thủ tục hành chính nói riêng [6].
Thứ ba, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí phải đúng thẩmquyền, bảo đảm công bang, đúng quy định của pháp luật Xử phat VPHC là hoạt động sử dụng quyền lực nha nước dé áp dụng các biện pháp cưỡng chếđối với người vi phạm nên chỉ người có thâm quyền mới có quyền xử phạtVPHC và chi được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định.Thâm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí được thể hiện cụ thể tạiNghị định 119/20210/NĐ-CP; Nghị định 14/2020/NĐ-CP ai được quyền xử
20
Trang 30phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong nào? được áp dụngcác biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào.
Việc xứ phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, đốitượng vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Bất cứ hành vi VPHC trong lĩnh vực báo chí nào cũng có tính nguyhiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi màpháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp Mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi VPHC trong lĩnh vực báo chí tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
ban thân hành vi đó là hành vi gi, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra,
người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào ? Vì vậy, dé xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí được nghiêm minh, côngbăng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính
chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ dé quyết định hình thức, mức xử phạt
Nguyên tắc kỹ thuật Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần Nhiéu người cùng thực hiện một hành vi VPHC thi mỗi người vi phạm déu bị xử phạt về hành vi VPHC
đó Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiêu lan thì bị xửphạt về từng hành vi vi phạm
Tại Khoản 3, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Không ai bi kết án hai lần vì một tội
phạm” Như vậy xét về mặt nguyên tắc thì một người khi thực hiện một hành
vi vi phạm thì chỉ bị xử phạt một lần; đối với các VPHC trong lĩnh vực báochí cũng vậy, khi chủ thể có hành vi VPHC trong lĩnh vực này, thì các cơquan, người có thẩm quyền xử phạt cũng chỉ được phép xử phạt một lần đối
với hành vi đó mà thôi.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
21
Trang 31chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyên tự mình hoặc thông qua người
đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
Đề xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí đối với cá nhân, tô chức thìngười có thấm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đãthực hiện hành vi vi phạm trên thực tế Cá nhân, tô chức có quyền tự minh
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm
hành chính (điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật xử ly vi phạm hành chính) Daycũng là nguyên tắc đã được áp dụng lâu nay trong luật tố tụng hình sự Theo
đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm hay vi phạm hành chính có
quyền chứng minh mình không vi phạm, nhưng không có nghĩa vụ chứngminh mình vi phạm [7] Để chứng minh được có hành vi vi phạm quy địnhđăng phát thông tin trên báo chí điện tử diễn ra hay không, trên thực tế hiệnnay, các cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí có thể thông qua các hệ thong lưu chiêu dữ liệu điện tử các bài viết trên không gian mạng dé chứngminh hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức Điều này một lần nữa đảm bảo
tính công khai, minh bạch trong thực thi công vụ của lực lượng chức năngđồng thời việc xử lý người vi phạm trở nên thuyết phục hơn.
Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiên đối với tổ chức bang
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhauthì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mứctiền phạt đối với cá nhân đã thành niên Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ
sở lý luận là tổ chức là chủ thé thường có điều kiện tài chính tốt hơn và hành vi của t6 chức được thực hiện bởi sự thống nhất ý chí của nhiều các nhân.
1.3.2 Hình thức xứ phat và biện pháp khắc phục hậu qua vi phạmhành chính trong lĩnh vực báo chí
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hâu quả đối với hành vi vi phạm
22
Trang 32trong lĩnh vực báo chí được xây dựng, áp dụng dựa trên những nguyên tắc chungcủa Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, b6 sung năm 2020):
Hình thức xử phạt chính: Hình thức xử phạt chính giữ vai trò rất quan
bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; Trường hợp thứ hai: áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuôi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Theo quy định tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Nghị định
14/2022/ND-CP, số lượng những hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đốivới những hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí không nhiều, vi dụ: khoản 1điều 8; khoản 1 điều 10; khoản 1 điều 12 và khoản 1 điều 14 là áp dụng hình
thức phạt cảnh cáo.
- Phạt tiềnPhạt tiền nghiêm khắc hơn so với phạt cảnh cáo vì phạt tiền tước đi một phan quyền sở hữu của chủ thé vi phạm Biện pháp phạt tiền được áp dụng khi không thể cảnh cáo được nữa Điều đó có nghĩa là đối với một hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực báo chí không đồng thời áp dụng cả cảnh cáo
và phạt tiền.
Theo quy định tại Nghị định 1 19/2020/NĐ-CP và Nghị định
14/2022/ND-CP, đa số các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí bị áp dụng
23
Trang 33hình thức phạt tiền Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Nghị định 14/2022/NĐ-CPquy định khung phạt tiền cho từng hành vi vi phạm cụ thé.
Ví dụ: Tại khoản 2 điều 10 Nghị định 119 quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong
Hình thức xử phạt bồ sung: Khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, các chủ
thé vi phạm còn có thé bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung Theo quy định
của Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Nghị định 14/2022/NĐ-CP: Tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tô chức có hành vi vi phạm còn có thé bị ápdụng các hình thức xử phạt bổ sung Trong đó có mức tước quyền sử dụnggiấy phép có thời hạn từ 1 đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1đến 12 tháng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Tước quyên sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng - 12 tháng
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng - 12 tháng.
Trong quá trình hoạt động, các chủ thé được cơ quan nhà nước có thâmquyền cấp một hoặc một số loại giấy phép Giấy phép trong lĩnh vực báo chírất đa dạng, Ví dụ: Giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chíđiện tử Tước quyền sử dụng giấy phép là tước bỏ quyền của chủ thé được
cơ quan nhà nước có thầm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực được ghitrong giấy phép Mục dich của hoạt động này là triệt tiêu điều kiện dé chủ thékhông thê tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm Các giấy phép trong lĩnh vực
24
Trang 34báo chí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể có thé bị tướcnếu chủ thé có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp tới các quy định về sử dunggiấy phép đó Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chủ thé matquyên tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.
Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định rõ
trường hợp nào bị áp dụng biện pháp đình chỉ có thời hạn và thời hạn bao lâu
với mức tôi thiêu là 01 tháng, tối đa là 12 tháng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực báo chí,
các chủ thể có thể phải sử dụng những phương tiện nhất định để thực hiệnhành vi Cơ quan nhà nước có thầm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm hànhchính thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tang vật, phương tiện, tiền, hànhhoá có liên quan trực tiếp tới vi phạm vào công quỹ nhà nước Việc tịch thu
tang vật, phương tiện như vậy cũng giúp ngăn chặn hành vi vi phạm và những
thiệt hai gây ra Đồng thời, tang vật, phương tiện cũng là chứng cứ để xácđịnh có hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực báo chí hay không và nếu có thìmức độ nghiêm trọng như thế nào
Điều kiện để áp dụng hình thức xử phạt này là: Hành vi vi phạmnghiêm trọng được thực hiện do lỗi cô ý; vật, tiền, phương tiện là tang vật
25
Trang 35trực tiếp của vi phạm hành chính mà nếu không có vật, tiền, phương tiện nàythì không thé thực hiện được hành vi vi phạm.
Ngoài các biện pháp xử phạt nêu trên khi thực hiện hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực báo chí các cá nhân, tô chức còn có thể bị áp dụngcác biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp khắc phục hậu quả có vị trí quantrọng trong công tác xử lý vi phạm hành chính dự trên nguyên tắc: “mọi hậuquả đo vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” (Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đôi, bổ
sung năm 2020)).
Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực báo chí được quy địnhtại khoản 3 điều 3 Nghị định 119/2020/NĐ-CP; nghị định 14/2022/NĐ-CP.Theo đó, chủ thé có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí ngoài bị
áp dụng các hình thức xử phat còn có thé bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính, xin lỗi công khai; Buộc gỡ bỏ thông
tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện
tử, tạp chí điện tử; Buộc thu hồi sản phẩm báo chí; Buộc nộp lại số lợi bất hợppháp; Buộc thực hiện lưu chiều theo quy định; Buộc trả lại phương tiện, tài liệu
thu giữ trái phép của nhà báo, phóng viên; Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử,
tạp chí điện tử; Buộc thu hồi tên miền, địa chỉ intenet (P)
1.3.3 Chủ thể, thẩm quyền và đối tượng xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực báo chí
Có rất nhiều chủ thé tham gia quản ly nhà nước về lĩnh vực báo chí.Tuy nhiên chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện nhiệm vụ nàythường xuyên Trong số cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có cơ quan cóthâm quyền chung (Chính phủ, Uy ban nhân dân các cấp) và co quan chuyênmôn (Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông) Đây lànhững cơ quan trực tiếp, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
26
Trang 36về báo chí.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy răng, báo chí là lĩnh vực rộng khá nhậy cảmliên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, hành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực báo chí có thé xây ra tại bất kỳ địa điểm nao Vì thế, bên cạnh việctrao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước vềbáo chí thì cần trao quyền cho các cơ quan khác Các cơ quan có thẩm quyềntiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí như: Thanh tra
chuyên ngành thông tin và truyền thông; Chánh thanh tra Bộ Ngoại giao; Bộ
đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Quản lý thị trường
Sự đa dang của các chủ thé có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực báo chí đòi hỏi sự phân định rach roi thấm quyền xử phạt củamỗi chủ thể, định rõ người chịu trách nhiệm xử lý VPHC trong các trườnghợp cụ thé dé tránh chồng chéo, đảm bao kỷ luật nhà nước.
Tham quyén xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí hiện
nay được quy định tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP và Nghị định
14/2022/NĐ-CP từ điều 33, 35 đến điều 40 Cụ thể, Nghị định quy định rõ thâm quyền xửphạt vi phạm hành chính của thanh tra, người được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông Trong đó, Chánh Thanhtra Sở Thông tin và Truyền thông và Trưởng đoàn thanh tra Thông tin vàtruyền thông cấp Sở không còn bị giới hạn trong phạm vi địa phương và theo
ủy quyền như quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 31 Nghị định
159/2013/NĐ-CP (Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm quyền xử phat vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cùng cấp; thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báochí, nhà xuất bản của trung ương và địa phương khác hoạt động tại địaphương mình khi được ủy quyền)
27
Trang 37Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Nghị định 14/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổsung Nghị định 119) xác định thẩm quyền theo phương án liệt kê biện pháp
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả mà từng chủ thể có thâm quyền được
áp dụng Hai Nghị định cũng quy định rất cụ thé thâm quyền xử lý vi phạmcủa từng chủ thé, theo đó, mỗi chủ thé có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực báo chí thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đốivới các hành vi vi phạm được quy định chỉ tiết tới điểm, khoản, cụ thể:
Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông: Là cơ quan có chức
năng thanh tra chuyên ngành (Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành, Trưởng doan thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra
cấp Cục, Chánh thanh tra BTTTT; Chánh thanh tra STTTT; Cục trưởng Cục
Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử), lực lượng
này có thâm quyền quy định tại khoản 22 điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Bộ đội Biên phòng: Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của
Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới Lực lượng này có thâm quyền
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí quy định tại khoản 23
điều 2 Nghị định 14/2022/ND-CP và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền
Hải quan: Là lực lượng có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hànghóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hànghóa qua biên giới Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
28
Trang 38khâu, nhập khâu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hảiquan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khâu, xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu Lực lượngnày có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí tạikhoản 25 Nghị định 14/2022/NĐ-CP và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
Quản lý Thị trường: Là lực lượng được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước Lực
lương này có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chítại khoản 26 điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP và phù hợp chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao
Công an nhân dân: Là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,dau tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội Lực lượng này có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí tại khoản 27 điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP và phùhợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân
Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp: Người đứng đầu chính quyền cấp
xã, cấp huyện và cấp tỉnh Thâm quyền xử phạt quy định tại khoản 28 điều 2
Nghị định 14/2022/NĐ-CP
Chánh thanh tra Bộ Ngoại giao: Là người đứng đầu cơ quan thanh tra
có yếu tố nước ngoài, thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí quy định tại khoản 29 điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP (khoản 8 điều 40a Nghị định 119/2020).
Đặc biệt, riêng điều 8 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP các vi phạm quyđịnh về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san, các chức
29
Trang 39danh có Thâm quyền xử phạt như Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnhsát biển, Hải quan, Quản lý thị trường không được giao thâm quyền này.
Luật xử ly vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đồi, b6 sung năm 2020)cũng xác định nguyên tắc phân định thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính.Nguyên tắc này cũng áp dụng để phân định thẩm quyền trong xử phạt viphạm hành chính lĩnh vực báo chí, cụ thể:
- Thâm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khungtiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
- Thâm quyền phạt tiền đối với t6 chức gấp 02 lần thâm quyền xử phạtđối với cá nhân
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thâm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương Các chức
danh khác có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ngànhmình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thâm quyền xử phạtcủa nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu
Về tô chức: Chủ yếu là co quan báo chí (co quan ngôn luận) của cơ quan Dang, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị xãhội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cấpgiấy phép hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật
30
Trang 40Về cá nhân: Tổng biên tập cơ quan báo chí; phóng viên; nhà báo đượccấp thẻ nhà báo theo quy định của pháp luật.
1.3.4 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chi
Việc XPVPHC được tiến hành băng con đường hành chính theo quy
định của các quy phạm thủ tục hành chính, nên thủ tục XPVPHC là một loại
thủ tục hành chính Có thê định nghĩa thủ tục hành chính XPVPHC là trình tự
và cách thức thực hiện các hành động trong việc XPVPHC Đây là thủ tục
hành chính quan trọng vì liên quan đến rất nhiều quan hệ xã hội, quyền và lợiich hợp pháp của cá nhân, tổ chức, trật tự quản lý nhà nước Vì vậy, quy định
cụ thể và khoa học về thủ tục này có vai trò quan trọng bảo đảm pháp chếtrong quản lý nhà nước, trong việc bảo vệ lợi ích nhà nước, quyên, tự do và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Nghị định 119/2020/NĐ-CP, nghị định 14/2022/NĐ-CP không quy
định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí Nội dung
này áp dung theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa
đổi, bỗ sung năm 2020).
* Thu tục áp dụng biện pháp cảnh cao
Đây được coi là thủ tục đơn giản vì thế ngay khi phát hiện ra hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực báo chi, chủ thé có thẩm quyền yêu cầu buộcchấm dứt thực hiện hành vi và ra quyết định xử phạt ngay (trừ trường hợp viphạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ
kỹ thuật nghiệp vụ thì phải lập biên bản) Quyết định xử phạt phải thành lập
thành văn bản theo mẫu quy định
* Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiềnPhat tiền là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnhvực báo chí Do tính chất vi phạm nên dé tạo sự linh hoạt, thủ tục áp dụngbiện pháp phạt tiền cũng được chia thành hai loại: thủ tục đơn giản và thủ tục
31