1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan
Tác giả Phạm Minh Thúy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 61,92 MB

Nội dung

Luận văn nghiên cứu, đánh giá, xác định một cách khái quát và cụ thể các loại hình vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hải quan hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị dé xây dựng một hệ thố

Trang 1

PHAM MINH THUY

XU PHAT VI PHAM HANH CHINH TRONG LINH VUC HAI QUAN CUA CUC KIEM TRA SAU THONG QUAN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Dinh hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI, NĂM 2021

Trang 2

PHAM MINH THUY

XU PHAT VI PHAM HANH CHINH TRONG LINH VUC HAI QUAN CUA CUC KIEM TRA SAU THONG QUAN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOCChuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Mạnh Hùng

HÀ NOL, NĂM 2021

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của

Luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Phạm Minh Thúy

Trang 4

CKTSTQ_ : Cục Kiểm tra sau thông quan

VPHC : Vi phạm hành chính

Trang 5

1 Ly do chọn đề taicc.cececccecccccscssssescssessesessssesessssesscssssesssstssssesatssesseesssnessestsneeess |

2 Tình hình nghiên cứu dé tải - 2 5£ SE+E£E9EE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrees 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - +23 E333 EESseeereereererreeeree 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu ¿- ¿+ 2+E+SE2E£EE+E££E£EEZEeEEEErkerkrrees 6

5 Các phương pháp nghiÊn CỨU - - c5 32211331183 1111 1118 11811 E11 Exxre 6

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tai c.cceeececccccsccccececesecececsesesesesesescseseseseseees 7

7 Bố cục của luận văn - ¿tt tt E23 1151515551111111111111111115111111515122123 1E xeE 7 CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN - PHAP LÝ VE XỬ PHẠT VI

PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HAI QUAN 9

1.1 Khái quát chung về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 9

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - 9

1.1.2 Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - - 13

1.1.3 Cau thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan .- 23

1.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - 25

1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan 25

1.2.2 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 34

1.3 Các yêu tô ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 35

1.3.1 Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - 35

1.3.2 Các yêu tổ ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VUC HAI QUAN CUA CUC KIEM TRA SAU THONG QUAN THEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT HIEN HANH O VIET NAM 48

2.1 Khái quát chung về Cục Kiểm tra sau thông quan -2- 2 5 s52 46

Trang 6

2.3 Kết quả tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực hai quan của Cục kiểm tra sau thông quan - 2 2 2 s+s++se£++xezx2 57

2.4 Đánh giá thực trạng xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan của

cục Kiểm tra sau thông quaI -¿- ¿2 2 + £EE£EE+EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrers 66CHUONG 3 GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA XU PHAT VI PHAM

HANH CHINH TRONG LINH VUC HAI QUAN CUA CUC KIEM TRA

SAU THONG QUAN Wucssssssssssssessscsssscssssssscsesssssesssssssesssssssecssssssscsesssneesssssnnessees 75

3.1 Cac giải pháp hoàn thiện pháp luật xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực

hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan - 2- 2s t+E£EE+E££E£E+EeEkzxered 753.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tô chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan 77

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-° 5° 5< ssssessesees 91

Trang 7

Trong xu thé hội nhập mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với các đối tác lớn trên toàn cau, trong

đó nồi bật là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP

và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA

Thương mại toàn cầu tăng nhanh, bên cạnh các luồng hàng hóa hợp pháp được lưu

chuyền toàn câu, thì luéng hàng hóa phi pháp cũng tăng lên, hoạt động kinh doanhphi pháp của tội phạm xuyên quốc gia ngày càng mở rộng địa bàn Trong khi các

hoạt động thương mại hợp pháp chịu sự điều chỉnh của các chính sách kiểm soát tại

biên giới và các hệ thống quản lý tập trung thì các nhóm tội phạm xuyên quốc gialại tự do hoạt động và tận dụng những khe hở của luật pháp, tiễn bộ công nghệ, đặc

biệt là công nghệ thông tin dé tăng cường hoạt động, đồng thời xuất hiện những dich

vụ phi pháp cho hoạt động tội phạm Dự báo trong những năm tới, tình hình buôn

lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan sẽ tiếp tục hoạt động phức tạp, liên

quan nhiều tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bằng những thủ đoạn

tỉnh vi và với nhiều mục đích khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội Các đối tượng

buôn lậu có tổ chức xuất hiện với quy mô, mức độ nghiêm trọng ngày càng cao, đadạng về hình thức, ngày càng tinh vi về thủ đoạn Vi vậy nếu chỉ dừng công việckiểm tra của hải quan tại cửa khẩu thì không những không thể phát hiện và ngănchặn các trường hợp cé ý gian lận mà còn gây phiền phức, ach tắc cho hoạt động

xuất nhập khẩu Về mặt lý luận cũng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc mối quan

hệ biện chứng giữa các biện pháp quản lý nhà nước về hải quan với hoạt động thực

tế của thương mại quốc tế, biểu hiện cụ thé của mối quan hệ này là quan hệ giữa thủ

tục hải quan và thực tế hoạt động xuất nhập khâu Trước bố cảnh đó đòi hỏi ngành

hải quan cần phải tăng cường hiệu lực công tác của mình bang cách áp dụng những

biện pháp nghiệp vụ kéo dai thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiếm

Trang 8

Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục KTSTQ) trực thuộc Tổng Cục Hải quan, cóchức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo,

hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau

thông quan1 và quản ly nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên; trực tiếpthực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật Dựa vào

các hoạt động nghiệp vụ, công chức hải quan trong quá trình thu thập thông tin, dữ

liệu phát hiện sai phạm của cá nhân, tô chức sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết dékiểm tra và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính

Là một bộ phận của công tác quản lý hành chính nhà nước, xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan có vai trò quan trọng nhất là khi xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế đã trở nên phô biến, tự do hóa thương mai phát triển với tốc độ

mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và số lượt

khách xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng nhanh chóng Công tác xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan là rất cần thiết không chỉ đối với ngành hải quan

mà còn có vai tro quan trong trong việc giữ gìn an ninh thương mại trong nước va

ngoài nước Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan góp phần làm tăngnộp cho ngân sách Nhà nước Mặc dù nguồn thu từ công tác này không lớn nhưng

nó đã phần nào đảm bảo cho ngân sách Nhà nước không bị thất thoát, bù đắp được

phần nào những thiệt hại do hành vi vi phạm gây nên

1 Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình cán bộ, công chức Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các

chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan Những

chứng từ này do các chủ thé (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc

tê lưu g1ữ.

Trang 9

để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựchải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại, kinh tế của đất nước.

Từ các ly do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan ” là đề tài Luận văn thạc sỹ luật học

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là mối quan tâm của khôngchỉ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn là đề tài được đặc biệt quantâm của giới nghiên cứu khoa học pháp lý Cho đến nay đã có nhiều công trình

nghiên cứu khác nhau có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

hải quan; trong đó có thê nêu ra một sô công trình đáng chú ý sau.

- Nguyễn Văn Liêm - Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcHải quan thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Dương Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, năm

2020 Luận văn trình bày tổng hợp các cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý liên quan đến

việc xử - phat vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan nói riêng Từ cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý hiện hành, tác giả đánh

giá thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt hình chính trong lĩnh vực hải quan tại tỉnh Bình Dương.

- Nguyễn Mai Hương - Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan

và biện pháp ngăn chặn Luận văn thạc sĩ luật học, năm 2015 Luận văn nghiên cứu,

đánh giá, xác định một cách khái quát và cụ thể các loại hình vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hải quan hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị dé xây dựng một hệ

thống pháp luật hoàn chỉnh để góp phần ngăn chặn, phòng chống những hành vi vi

phạm luật hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam.

Trang 10

luận của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, nghiên cứu

thực trạng của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vàthực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan dé đưa ra đề xuất, kiến nghịcác giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.

- Vũ Anh Xuân - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực

tiễn tại thành phố Hải Phòng Luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 Luận văn đã

nghiên cứu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, nghiên

cứu, đánh giá thực trạng của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựchải quan tại thành phố Hải Phòng qua đó đề xuất các phương án đảm bảo xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quanđối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan - Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Việnnghiên cứu Hải quan năm 2003 Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật hải quan, so sánh tính phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật trong

lĩnh vực hải quan với các cam kết quốc tế từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp

luật hải quan Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan nói riêng, bao gồm phân tích khái niệm, đặc điểm, hậu quả vi phạm pháp luật

và vi phạm hành chính, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quảphòng, chống vi phạm pháp luật Tuy nhiên, các công trình này chỉ mới tiếp cận ởmột góc độ nhất định, phạm vi nghiên cứu khác nhau hoặc không gian địa lý cụ thể,

chưa có dé tài nào nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Trang 11

lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan” là cần thiết, có ý nghĩa quantrọng trong cả về lý luận và thực tiễn Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu

của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài, luận văn đi sâu tìm hiểu về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quantrong bối cảnh Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ra đời và có hiệu lực

thi hành ké từ ngày 10/12/2020 thay thé cho Nghị định số Nghị định số

127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phat vi phạm hành chính

và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số45/2016/NĐ-CP ngày 26 thang 5 năm 2016 sửa đồi, bố sung một số điều của Nghị định

số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực thi hành

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn

pháp luật và thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

của Cục Kiểm tra sau thông quan Trên cơ sở đó phân tích những nguyên nhân, hạn

chế, bất cập trong việc thực hiện công tác này và những kết quả, thành tích đạt được

Từ đó góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm

tra sau thông quan.

Đề đạt được mục đích trên, luận văn cần xác định những nhiệm vụ cụ thé sau:

- Phân tích được những vấn đề lý luận - pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính

nói chung và xử phạt vi phạm hànhh chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng.

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các quan điểm lý luận, quy định pháp luật

và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra

sau thông quan.

* Phạm vi nghién cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan của Việt Nam tại Cục Kiểm tra sau thông quan

(thuộc Tổng cục Hải quan); khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng các quy địnhpháp luật, thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực hai quan trong giai đoạn 2017-2020: nguyên tắc, thẩm quyên, hình thức xử phạt,mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, trình tự thủ tục xử phạt; đề xuất giải pháp

nâng cao hiệu quả thi hành công tác xử phạt vi phạm hành chính tại Việt Nam trong

thời gian tới.

5 Các phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, Luận văn sử dụng phương

pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lénin, những quan

điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng được thé hiện trong các văn kiện, nghị quyết

và các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

hải quan Mặt khác, Luận văn kết hợp với những phương pháp như: Phương pháp

diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, so sánh, tông hợp, thống

kê để hoàn thành đề tài Trên cơ sở đó, Luận văn rút ra các kết luận khoa học cho

việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan

Trang 13

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vi phạm hành chính, xử phạt

vi phạm hành chính va xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Đánh giá những quy định của pháp luật và thực trang xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh này đối với đời sông kinh tế - xã hội hiện nay Đề xuất được một số giải pháp

cơ bản, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả cho công tác xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan, góp phần bổ sung

và hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật liên quan đến công tác này Ngoài ra,

Luận văn còn chỉ ra ý nghĩa và tác động của công tác xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan của Cục Kiểm tra sau thông quan

* Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được xem là tài liệu hữu ích trong tậphuấn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kiểm tra sau thông quan và một số cơ quan, tô

chức có liên quan cũng như làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành luật

trong việc học tập, nghiên cứu những nội dung liên quan đến pháp luật về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Việt Nam.

Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực hải quan, là cơ sở tham mưu, đề xuất với co quan có thâm quyên trongcông tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được

tôt hơn.

7 BO cục của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận - pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan.

Trang 14

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu qua xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan của Cục Kiêm tra sau thông quan.

Trang 15

VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC HAI QUAN

1.1 Khái quát chung về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.1.1 Khai niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,

phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hóa qua biên

giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động

xuất khâu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Công chức hải quan là những người được tuyên

dụng, đào tạo, sử dụng trong hệ thống cơ quan hải quan theo pháp luật về cán bộ,công chức; là những người trực tiếp thực hiện thẩm quyên của mình trong lĩnh vựcquản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện đúng pháp luật

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan là một loại vi phạm hành chính

xảy ra trong lĩnh vực hải quan, xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước về hải quan,

gồm các nhóm hành vi vi phạm chính được Chính phủ quy định tại Luật Hải quan,

Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính quy

định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản có liên

quan khác.

Một hành vi chi bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khi hành

vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về hải quan Pháp luật quy định hành

vi nào là vi phạm hành chính về hải quan và quy định chế tài xử phạt tương ứng vớihành vi đó nhằm phân biệt rõ ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi

hợp pháp, tạo điều kiện cho chủ thé xử sự theo đúng quy định của pháp luật Vi phạm

Trang 16

hành chính trong lĩnh vực hải quan có đầy đủ mọi đặc điểm của vi phạm hành chính

nói chung, đồng thời có những đặc thù riêng

Xuất phát từ quan niệm chung về vi phạm hành chính được quy định trong Luật

Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cánhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà

không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bi xử phạt vi phạm hành chính và đặc thù quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực hải quan, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP) thay thếcho Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy

định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

trong lĩnh vực hải quan Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm: Viphạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; Vi phạm các quy định củapháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Vi phạm hành chính về quản lýthuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu; Vi phạm các quy định của pháp luậtkhác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khau.2

Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan có một sô đặc điêm riêng, cụ

thể như sau:

Một là, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ xảy ra trong hoạt động hành chính có liên quan đên hàng hóa xuât khâu, nhập khâu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuât cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tô chức, cá nhân trong nước và nước

ngoài trong lãnh thé hai quan’

2 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ

3 Quá cảnh: tức là qua biên giới người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hoá và những đồ vật khác

di qua hoặc được vận chuyền qua lãnh thé của một hay nhiều nước nào đó dé tới nước khác, trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước hữu quan (Từ điển Tiếng Việt).

Trang 17

Hai là, hoạt động hải quan gồm hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất

khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất

nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu và người thực thi các hoạt động này là côngchức hải quan Các hoạt động này nhằm bảo hộ, phục vụ, thúc đây sản xuất trong

nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, day mạnh xuất khâu, góp phan

bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội Trong quá trình

thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều tra, lập hồ sơ, xử phạt vi phạm, theo đề nghị

của cơ quan hải quan thì cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý

thị trường và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm phối hợp lực lượng, hỗ trợ

điều kiện cơ sở vật chất dé thực hiện khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi

cất giau tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính và áp giảingười vi phạm; phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong việc lẫy lời khai, thu

thập thông tin, tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra, xác lập chuyên án; phối hợp

trong việc lập hồ sơ và xử lý các vụ việc vi phạm Các hoạt động này liên quan đếnquy định của nhiều đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau như: Bộ luậtHình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thương mai, cho nên vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan có thể do nhiều cơ quan, tổ chức như Ủy ban nhân dân các

cấp, bộ đội biên phòng, công an, cảnh sát biển, quản lý thị trường phát hiện và thamgia phối hợp cũng như có thâm quyền xử phạt

Địa bàn hoạt động hải quan là các khu vực mà cơ quan hải quan có thâm quyền

được phép thực hiện các hoạt động hai quan theo quy định của pháp luat* Đây là

những khu vực thường xuyên diễn ra các hoạt động về xuất khẩu, nhập khâu, xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc những hoạt động có liên quan đến các công việc nêu

trên Vai trò Quản lý của Nhà nước đối với những hoạt động nói trên có ý nghĩa rấtquan trọng và điều này cũng khang định sự cần thiết phải xác định các khu vực thuộc

* Nghị định 12/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đôi, bỗ sung một số điều của Nghị định số

01/2015/ND-CPngay 2/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phôi hợp trong phòng, chông buôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hoá qua biên giới.

Trang 18

địa bàn hoạt động hải quan trong pháp luật về hải quan Trong địa bàn hoạt động hảiquan, cơ quan hai quan chịu wach nhiệm kiểm tra, giám sát và kiểm soát đối với hàng

hoá, phương tiện vận tai.

Vì vậy dé tránh sự chồng chéo trong việc xử lý, theo quy định của Luật Hảiquan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 về địa bàn hoạt động hải quan vàcác nghị định quy định chỉ tiết thì trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan

hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu, quá cảnh, phươngtiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh dé chủ động phòng chống buôn lậu, vận

chuyên trái phép hàng hóa qua biên giới, chống gian lận thương mại

Ba là, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xâm phạm tới nhiều quan hệ

xã hội do pháp luật điều chỉnh, bảo vệ: Vi phạm về chế độ quản lý xuất khẩu, nhậpkhâu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đáquý, cô vat, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (gọi chung là hàng hoá); các quy định vềxuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nên có liên quan đến nhiều luật

hoặc các quy định chuyên ngành Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh

vực hải quan nhưng do tính chat vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thé quy định

và xu phạt trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực

khác ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; an ninh, trật tự, an toàn xã

hội, phòng chống tệ nạn xã hội , hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất

với quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quan lý nhà nước tương ứng.

Trong một số trường hợp, việc phân biệt rõ giữa vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan và vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác gặp tương đối khó khăn

ví dụ hành vi khai sai mã số, khai sai trị giá tính thuế của hang hóa vừa có thé xửphat theo hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan, vừa có thé xử phat

Trang 19

theo hành vi vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khâu tùy theo cách xác định

xem đã thuần túy là vi phạm hành chính hải quan hay có mục đích trốn thuế xác

định này không phải khi nào cũng dễ dàng

Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy

ra trong lĩnh vực hai quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hải quan Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan

không được quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà được quy định tại các

văn bản quy phạm pháp luật khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó.

Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể định nghĩa vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hai quan như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan là

hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cô ý, hoặc vô ý),

do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, xâm phạm

các quan hệ xã hội, trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, được các quy

định quản lý nhà nước điều chỉnh, bảo vệ Chính phủ quy định cụ thé các nội dung

vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13,Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính quy

định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản có liên quan khác.

1.1.2 Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan

Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan được chia làm bốn loại cơ bản, bao gồm: Vi phạm các quy định của pháp luật

về thủ tục hải quan; Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiếmsoát hải quan; Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhâu; Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu (Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP)

Trang 20

1.1.2.1 Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải

được nhập khẩu, nhập cảnh, quá cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu, xuất cảnh,

quá cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia Với hàng xuất nhập khâu, thông quan hànghóaŠ là yêu cầu bắt buộc Thực hiện thủ tục hải quan5 nhằm giải quyết hai mục dich

cơ bản đó là dé Nhà nước tính, thu thuế và dé quản ly hàng hóa, đảm bao hàng hóa

ra, vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cam (Chung ta khong thé nhap

ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam va cũng không thé xuất đồ cổ, động vật hoang

da ra khỏi Việt Nam) Đối với các loại hình xuất nhập khâu khác nhau thì thủ tục

phạm quy định về khai hải quan, vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số

tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, vi phạm

quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tỆ tiền mặt,đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyên nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý.1.1.2.2 Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát

hải quan

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế”, giám sát

là “theo đõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”.” Kiểm tra, giám sát hải quan là hoạtđộng mang tính đặc thù của ngành Hải quan, góp phần quan trọng vào việc thực hiện

Š Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan dé hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác (Khoản 21 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014)

5 Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo

quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014)

7 Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tr 937, tr728

Trang 21

chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan của cơ quan hải quan Thông

qua hoạt động này, cơ quan hải quan phát hiện những sai sót, sơ hở, những vi phạm

pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan dé xử lý theo pháp

luật đồng thời tiễn hành sửa đổi, bồ sung, kiến nghị với co quan Nhà nước cho phù

hợp với sự phát triên kinh tê - xã hội của đât nước.

Đối tượng của kiểm tra, giám sát hải quan bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; ngoại hối, tiền Việt Namcủa người xuất cảnh, nhập cảnh; kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá hoá phẩm, bưuphẩm, các loại tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địabàn hoạt động của hải quan như quà biếu, tặng, tài sản di chuyén ; phương tiện van

tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường

biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; vật dụng trên phương vận tải xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên

liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tai; lương thực, thực phẩm

và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách

trên phương tiện vận tải.

Theo định nghĩa tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về

xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan, “kiểm tra hải quan” là việc co quan hải

quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tếhàng hóa, phương tiện vận tải.Š Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kiếmtra hải quan được quy định tại Điều 11 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chínhphủ, ví dụ như hành vi tây xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã nộp, xuất

trình hoặc gửi cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký hoặc

cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, đữ liệu điện

tử liên quan đên hàng hóa xuât khâu, nhập khâu, phương tiện vận tải xuât cảnh, nhập

8 Khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13

Trang 22

cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định

kiêm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.

Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng dé bao

đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc

bao quản, lưu git, xếp dỡ, vận chuyền, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá

cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.” Một số hành vi viphạm quy định về giám sát hai quan như: Dua nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bịđến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu

đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khâu mà

không thông báo cho cơ quan hải quan; hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm

phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyền đối

với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận

chuyên hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan!9, là một trong số những vi phạmhành chính về vi phạm quy định giám sát hải quan

Theo từ điển tiếng Việt, kiểm soát là một quá trình so sánh kết quả đạt được

trên thực tế với những tiêu chuẩn trong điều kiện tương tự nhằm phát hiện sự sailệch, thiếu sót, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh để đảm bảohoạt động của chủ thể tạo ra được kết quả như đúng mong muốn của chủ thê đó.Theo Luật Hải quan, kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minhhoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dung dé phòng, chống buôn

lậu, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật

Trang 23

xét phương tiện vận tải theo quy định; Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mởnơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khámhành chính Hanh vi chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khâu, nhậpkhâu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi

phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng: vận chuyền trái phép hàng hóa, đồng Việt

Nam tiền mặt, ngoại tỆ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý qua biên giới màtang vật vi phạm có trị giá đưới 30.000.000 đồng Một số hành vi khác vi phạm nội

dung về giám sát hải quan như hành vi đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới

quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, không đúng cửa khâu quy định,

không làm thủ tục hải quan theo quy định; bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích

ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn; xếp dỡ, chuyên tải, sang mạn, sangtoa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang

chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;

tau tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa dé trồn tránh sự kiểm tra, giám sat, kiểm soáthải quan; vận chuyên phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược

khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.!?

1.1.2.3 Vi phạm hành chỉnh về quản ly thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu

Công tác hải quan là “công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảng”(Dai từ điển tiếng Việt Nxb Văn hóa - Thông tin.1998, tr77) Định nghĩa này đã nói

lên một cách khái quát nội dung công việc của ngành Hải quan, một trong những

nhiệm vu cơ bản chính là đánh thuê đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu theo quy

định của pháp luật Thuế và các khoản phí, lệ phí khác là những nghĩa vụ tài chínhbắt buộc đối với người khai hải quan Công chức hải quan có trách nhiệm áp mã tính

thuế, thu đúng, đủ các khoản thuế, phí, lệ phí khác nhằm đảm bảo nguồn thu cho

1 Điều 13 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trang 24

ngân sách quốc gia Do vậy, vi phạm hành chính về quản lý thuế trong lĩnh vực hảiquan cũng diễn ra dưới nhiều hình thức, gây hậu quả thâm hụt ngân sách Nhà nước.Các hành vi trỗn thuế chịu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được

quy định tại Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ Một số hành viđược pháp luật quy định là hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hang

hóa xuất khẩu, nhập khâu đó là: Hành vi sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp,không đúng với thực tế giao dịch dé kê khai thuế; tự ý tay xóa, sửa chữa chứng từ

dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn,

không thu; khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đãđược Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mứcthuế theo quy định; khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chúng loại,sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khâu ra nước ngoàicủa doanh nghiệp chế xuất; hàng tái xuất; bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng,định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc cấu kết với người gửi hàng

đê nhập khâu hàng hóa nhăm mục dich trôn thuê !°

1.1.2.4 Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hang hóaxuất khẩu, nhập khẩu

Ngoài hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, quản lý thuế đối vớihàng hóa xuất khâu, nhập khâu, cơ quan hải quan còn phải thực hiện nhiều hoạt độngkhác liên quan đến hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu Các hành vi được coi là vi phạmquy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đó là:

Xuất khâu, nhập khẩu, vận chuyền vào Việt Nam hang hóa cắm xuất khẩu, cam nhập

khâu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khâu; mang vào hoặc

mang ra khỏi lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy,

vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng câm xuât khâu, câm nhập khâu hoặc tạm

13 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trang 25

ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số

167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống té nan

xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; vận chuyên nga voi,

sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khâu, cam nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vậnchuyền lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP

ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực lâm nghiệp (Nghị định số 35/2019/NĐ-CP); xuất khâu, nhập khẩu ngà voi,

sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khâu, cam nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán

lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP

Hai là, xuất khâu, nhập khâu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất (việc hàng hoáđược đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam

được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có

làm thủ tục nhập khâu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khâu chính hàng hoá đó rakhỏi Việt Nam), quá canh'*, chuyển khẩu hàng hóa'Š có hình ảnh, nội dung thể hiệnkhông đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh,chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam

Ba là, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyểnkhẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam

Bon là, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngach"®,

4 Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyên hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua

lãnh thé Việt Nam, ké cả việc trung chuyền, chuyên tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh Hàng quá cảnh là những

loại hàng được vận chuyên hàng hóa từ nước này hay nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian

quy định Kê cả các hoạt động khác như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hang và những hoạt động

khác trong thời gian quá cảnh (Điều 241 Luật thương mại 2005)

15 Chuyên khâu hàng hóa là việc mua hang từ một nước, vùng lãnh thô dé bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thô Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khâu ra khỏi Việt Nam (Điều 30 Luật thương mai 2005)

16 Hạn ngạch trong tiếng anh gọi là Quota Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng (hoặc giá trị)

hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khâu trong một thời kì (thường là một năm).

Trang 26

giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn: Xuất khâu, nhập khẩu hàng hóa theoquy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khâu, giấy phép nhập khâu nhưng không

có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa; xuất khẩu, nhập

khâu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu,nhập khâu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quảkiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật

Năm là, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mụcchỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

Sáu là, vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất”, tạm xuất, tái nhập! hàng hóa.Bay là, vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa: Quá cảnh hànghóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép; chuyển khâu hàng hoathuộc danh mục cấm xuất khẩu, cam nhập khâu, tạm ngừng xuất khâu, tạm ngừngnhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấyphép theo quy định, chuyền khâu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh

chuyền khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyên khẩu

Tám là, vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu: Xử phạt đỗi với

hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên

nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tô chức nhập khâuhàng hóa không khắc phục được; nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các

17 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt năm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt

Nam, có làm thủ tục nhập khâu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt

Nam Theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập

tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khâu hàng hóa từ một quốc gia, được làm

đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất

khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thé là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu

lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày ké từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua

khu vực hải quan.

18 Tam xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khâu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Trang 27

nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóađối với hàng hóa nhập khâu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ ViệtNam); nhập khâu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc

hàng hóa.

Chin là, vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan!?, kho bảo thuế”, địa điểmthu gom hàng lé?!, cửa hàng miễn thuế?: Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địavào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng

mà không thông báo với cơ quan hải quan; thực hiện các dịch vụ gia cô, chia gói,đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa, phân loại phâm cấp hàng hóa”, bảo dưỡng

hàng hóa và lay mẫu hang hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo dé cơ quan

hải quan theo dõi, giám sát; chuyển quyên sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan màkhông thông báo dé cơ quan hải quan quan lý, theo dõi; không đưa hàng hóa, nguyên

liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa

hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ

theo quy định.

Di chuyên hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa

19 Khoa ngoại quan: Khu vực kho bãi được lập trên lãnh thé Việt Nam, ngăn cách khu vực xung quanh dé tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một sỐ dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vàc theo hợp

dong thuê kho ngoại quan dưới sự kiêm tra, giám sát của hải quan Hang hóa trong kho ngoại quan nêu là hàng xuât khâu thì đã làm xong thủ tục hải quan đê xuât khâu; nêu là hàng từ nước ngoài đưa vào thì là hàng chờ chuyên tiép đi nước khác hoặc chờ làm thủ tục nhập khâu vào Việt Nam Chủ hang được bảo hộ quyên sở hữu đôi với hàng hóa của mình trong kho ngoại quan.

? Kho bảo thuế: Kho dùng dé chứa nguyên liệu và vật tư nhập khẩu Những vật tư này đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế xuất khâu

21 Địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS): Khu vực kho, bãi dùng dé thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyên chung container (theo Điều 4, Luật Hải quan 2014)

?? Cửa hàng miễn thuế: Cửa hàng bán lẻ mà được miễn thanh toán của địa phương hoặc quốc gia nhất

định các loại thuế và nghĩa vụ, trên yêu cầu rằng hàng bán sẽ được bán cho du khách, những người sẽ

đưa chúng ra khỏi đất nước Những sản phẩm nào có thé được bán miễn thuế khác nhau tùy theo thâm quyên, cũng như cách chúng có thê được bán và quátrình tính thuế hoặc hoàn trả thành phần thuế.

ae Pham chat của hang hóa thé hiện các đặc điểm về tinh năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công

suất, hiệu quả, của hàng hoá đó Xác định cụ thể quy cách, phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để tính

giá, cũng là căn cứ dé người bán giao hàng cho đúng dé được thanh toán Pham cấp là một cách quy định phâm chất nhưng chất lượng hàng hóa trong những giai đoạn khác nhau cũng có những sai lệch với nhau.

Trang 28

có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý khongoại quan; mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại

quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải

quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan;

thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom

hàng lẻ; không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địađiểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định; đưa vào kho ngoại quan hàng hóathuộc điện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật; tau tán hàng

hóa lưu giữ trong kho ngoại quan; tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan,

kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật

Mười là, vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng,kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ khongoại quan, kho bảo thuế): không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọngtại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan; không sắp xếp hàng hóa trong khuvực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan; không thựchiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, số sách, số liệu hàng hóa đưavào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuấttrình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu; không thực hiện việc cung cấpthông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hànghóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết,

kiểm tra, giám sát hải quan; cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi

chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận

được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giảm sát hải quan.

Mười một là, vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính: trường hợp không thực hiện trích chuyên tiền của cá nhân, tổ chức bi

cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

của người có thâm quyên, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều nay; phạt tiền

Trang 29

tương ứng với số tiền không trích chuyên vào tài khoản của ngân sách nhà nước đốivới ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyên tiền từ tài khoảncủa người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợphải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trừ trường hợp

các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số

dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫnkhông đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp; hành vi cô tình không thựchiện quyết định cưỡng chế băng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhậpcủa cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan; khôngcung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, nội dung giaodịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải

quan yêu cầu theo quy định của pháp luật; thông đồng, bao che người nộp thuế trốnthuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.1.1.3 Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Giống như bat kì loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan được cau thành bởi bốn yếu tô bao gom mat khach quan, chu thé, matchu quan va khach thé

Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan bao gồm cácdấu hiệu: hành vi vi phạm hành chính (dấu hiệu bắt buộc), hậu quả của hành vi viphạm hành chính, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi

phạm

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải là hành vi trái pháp luật - vi

phạm quy tắc quản lý nhà nước về hải quan Tính trái pháp luật của hành vi vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan được thể hiện ở chỗ hành vi đó được thực hiện

đi ngược với yêu câu của pháp luật về quan lý nhà nước trong lĩnh vực hai quan

Trang 30

được quy định cụ thé tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ Vi du:Người xuất cảnh bằng hộ chiếu do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam hoặc nướcngoài cấp không khai hoặc khai sai SỐ ngoại té tiền mặt thuộc loại tiền được phép

mang theo khi xuất cảnh Hành vi vi phạm hành chính ở đây được xác định là hành

vi không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang

theo; Địa điểm: tại nơi làm thủ tục xuất cảnh

+ Thời gian, địa điểm, phương tiện, phương pháp thực hiện hành vi: Trongnhững trường hợp cần thiết, ở mặt khách quan của vi phạm hành chính cần phải xem

xét cả những tình tiết khác như trên (như đối với các hành vi vận chuyền, buôn bán

hàng cam, khai gian hàng dé trốn thuế) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực

hai quan phải được Chính phủ quy định là vi phạm hành chính va là hành vi phải chịu trách nhiệm hành chính.

Khách thê của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là những quan hệ xã hội

trong lĩnh vực hải quan được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính

xâm phạm Khách thé là yếu tố quan trọng quy định tinh chất, mức độ nguy hai của hành

vi trái pháp luật Nói một cách khái quát thì khách thê của vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan là trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

Tuy nhiên trong định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã

nêu tại mục /./.1 7 phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan đã không chỉ rõ khách

thé vi phạm, mà là chỉ tính chat trái pháp luật của hành vi Hơn nữa, quy định tinhchất trái pháp luật là trái “quy tắc quản lý nhà nước” cũng chưa thật chính xác bởi

“quy tắc quản lý nhà nước” là khái niệm có thé được hiểu và giải thích theo nghĩarộng hoặc nghĩa hẹp của “quản lý nhà nước” Hiểu theo nghĩa hẹp thì không đầy đủ,

mà theo nghĩa rộng thì không xác định.

Chủ thê của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cũng như chủ thể của

vi phạm hành chính nói chung, theo pháp luật hiện hành của nước ta là cá nhân hoặc

Trang 31

tổ chức và chủ thé đó phải có năng lực trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành

chính được hiểu là trách nhiệm pháp lý của tô chức, cá nhân vi phạm trước Nhànước Cá nhân, tô chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước và

chỉ Nhà nước có quyên áp dụng chế tài đối với các chủ thể đó Việc truy cứu trách

nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.

Trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính, lỗi là dấu hiệu bắt buộc Vi phạmhành chính phải là hành vi có lỗi được thé hiện dưới hình thức cô ý hoặc vô ý Nóicách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng

nhận thức và điều khiến hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà

không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc mọi

vi phạm hành chính do mình gây ra.

Từ những phân tích trên, ta có thé hiểu: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải

quan là hành vi (hành động hay không hành động) trai pháp luật quan lý nha nước

trong lĩnh vực hải quan, có lỗi (cô ý, hoặc vô ý), do cá nhân có năng lực trách nhiệm

hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội (trật tự quản lý nhà

nước về hải quan) được pháp luật hành chính bảo vệ, mà không phải là tội phạm và

phải bi xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

1.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.2.1 Khai niệm xứ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan

Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính lần đầu tiên được đề cập đến tại khoản

2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995: “Xử phạt vi phạm hànhchính được áp dụng đối với cá nhân, tô chức có hành vi có ý hoặc vô ý vi phạm các

quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo

quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính””°

? Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995

Trang 32

Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử ly vi phạm hành chính năm 2002 tiếp tục

khẳng định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan,

tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản ly

nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

hành chính”.”

Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính được định nghĩa chính thức tại khoản 2

Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó: “Xt phạt vi phạm hànhchính là việc người có thâm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp

khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chínhtheo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”

Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nhìnchung, xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc áp dụng các biện phap/ché tàimang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thê vi phạm hành chính.Các biện pháp/chế tài này bao gồm: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính mang

tính trừng phạt, răn đe (Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứngchỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm

hành chính, phương tiện được sử dụng dé vi phạm hành chính; trục xuất) và các biện

pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý đã

bị vi phạm hành chính xâm hại (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thựchiện biện pháp khắc phục )

Từ định nghĩa chung về xử phạt vi phạm hành chính ta có thê hiểu xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hoạt động của các chủ thé có thâm quyền,

căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các hình thức xử phạt vi

phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (nếu có) đối với các tô

? Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Trang 33

chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Đây là hoạt động cưỡng

chế hành chính cụ thé mang tính quyền lực nhà nước phat sinh khi có vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các

chủ thé có thâm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có một số đặc điểm như sau:

Về đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Các đối tượng được quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan là đối tượng xử phạt

vi phạm, cu thé các tô chức, cá nhân trong nước; tô chức, cá nhân nước ngoài có

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Về thẩm quyên lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quanNgười có thâm quyên lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quanđược quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính

phủ khi đang thi hành công vụ; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, công chức

thuộc cơ quan quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này đang thi hànhcông vụ, nhiệm vụ Theo quy định này, người có thầm quyền lập biên bản hành chínhtrong lĩnh vực hải quan gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện; công chức Hải quan đang thi hành công vụ, Đội trưởng thuộc

Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Độikiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội

trưởng Đội kiêm soát chông buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiêm soát trên biên và

? Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Trang 34

Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buônlậu Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục

Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương, Cục trưởng

Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng Cụctrưởng Tổng cục Hải quan; Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạmtrưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này, Đồn trưởng Đồn

biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên

phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng

Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát viên Cảnh

sát biển dang thi hành công vụ, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển, Đội trưởng

Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Tram trưởng Trạm Cảnh sát biến, Hải đội trưởng Hải

đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát

biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hai quanxảy ra trên tàu bay, tàu biên, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởngtàu có trách nhiệm tô chức lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay chongười có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 28, 29, 30,

31, 32 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa

vê đên sân bay, bên cảng, nhà ga.”

Nguyên tắc xác định thẩm quyên xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực

hải quan

Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành

27 Điều 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Trang 35

chính trong lĩnh vực hải quan tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền

quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính Các nguyên

tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng là

những tư tưởng chủ đạo, định hướng toàn bộ, xuyên suốt quá trình xử phạt vi phạm

hành chính mà các cấp hải quan có thâm quyền phải tuân thủ nhằm bao dam chocông tác xử phat vi phạm được tién hành theo đúng các quy định của pháp luật.Một là, thẩm quyền xử phat vi phạm hành chính của những người được quy

định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ là thẩm quyền áp dụng đối

với một hành vi vi phạm hành chính.

Hai là, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứvào mức tôi đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thé

Ba là, trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thắm quyền xử phạt của nhiều

người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện

Bốn là, trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành

chính thì thẩm quyền xử phat vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc

sau đây: Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi

đều thuộc thấm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thâm quyền xử phạtvẫn thuộc người đó Nếu hình thức, mức xử phạt, tri gia tang vật, phương tiện vi

phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với

một trong các hành vi vượt quá thẩm quyên của người xử phạt vi phạm hành chínhthì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thấm quyền xử phạt

Trường hợp vượt thâm quyên xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục

trưởng Cục Hải quan chuyền vụ vi phạm dé Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp tinh nơi

xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.Trường hợp vượt thâm quyền xử phạt của Cục

Trang 36

trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thìnhững người này chuyền vụ vi phạm dé Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyếtđịnh xử phạt Nếu hành vi thuộc thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiềungười thuộc các ngành khác nhau, thì thâm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cap có thâm quyên xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Nam là, mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra thuộc địa bàn hoạt

động hải quan thì hải quan được giao quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo

thâm quyên quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu,

Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thầm quyên

Thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu

quả trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ.

Tham quyên xử phạt của Hải quan

Tuy vào chức vụ và quyên hạn cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà công chức hải quan có thâm quyên xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan.

Công chức dang thi hành công vụ có thấm quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức Đội

trưởng thuộc Chi cục Hai quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan

có quyên phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến10.000.000 đồng đối với tô chức

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông

quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội

kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc

Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyên phạt cảnh cáo; phạt tiền

Trang 37

đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tô chức;tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được

quy định và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định

số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thôngquan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hai quan tỉnh, liên tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đốivới cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức; tịch thu tang vật vi

phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định đồng thời

áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền phạt cảnh cáo; Phat tiền đến mứctối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hànhchính năm 2012; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc

phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tinh, thành

phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng CụcKiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thâm quyền xửphạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế với mức phạt tối đa theo quy địnhtại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế năm 20109

Ngoài ra trong phạm vi quản lý của địa phương mình, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền xử phạt hành chính đối

với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan”5 Ở những địa điểm

dọc biên giới quốc gia, nơi không có tô chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng đóng

tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 Nghị định 128/2020/NĐ-CP đối với

?# Điều 28 Nghị định số 128/ND-CP của Chính phủ.

Trang 38

các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị

định này”.

Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi không có tô chức hai quanthì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thầm quyền xử phạt tiền, xử phạt

bồ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị

định 128/2020/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hảiquan quy định tại Điều 13 Nghị định số 128/2020/ND-CP.*°

Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Căn cứ quy định tai Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về

thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, thời hiệu xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được chia làm hai nội dung, thứ nhất làthời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, thứ hai là thời hiệu xử phạt

đôi với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan.

Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiềnthuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kê từ ngàythực hiện hành vi vi phạm Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lýthuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu,

số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn,

số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kế

từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quan lý thué.*!

Đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan, thời hiệu xử phạt

29 Điều 30 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

39 Điều 31 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

31 Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trang 39

thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Theo

đó thời hiệu xử lý vi phạm hành chính chung được quy định là 01 năm, trừ trường

hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về thời

hiệu xử xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như đã nêu trên

Trường hop xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan tiến hành tố tụng chuyênđến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về chuyển

hồ sơ vụ vi phạm hành chính thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm akhoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP Thời gian cơ quan tiễn

hành tố tụng thụ ly, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tô chức có tình trốn tránh, cản trở việc

xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tinh lại ké từ thời điểm cham

Chính phủ.

Mức phạt tiền đối với cá nhân, t6 chức: Mức phạt tiền quy định tại Chương IINghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ là mức phạt tiền đối với tổ chức, mứcphạt tiền đối với cá nhân bang 1⁄2 mức phạt tiền đối với tô chức, trừ trường hợp quy

32 Khoản 3 ,4 Điều 4 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trang 40

định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP Mức phattiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP làmức phạt tiền đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính vềquản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP là mức phạttiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức; hộ kinh doanh, hộ gia đình thực

hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bi xử phạt vi phạm như

đối với cá nhân

Hình thức xử phạt bô sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Ngoài hình thức xử phạt được quy định như trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm

hành chính còn có thé bi áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc đưa ra khỏi lãnh thô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc táixuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc đưa ra khỏi lãnh thô

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối

với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc thực hiện việc vận chuyển hànghóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạmnhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hànghóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hang hóatrước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phâm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng

và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc nộp lại số tiền bằng tri giátang vật đã bị tiêu thụ, tau tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; Buộc nộp đủ SỐ

tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu; Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn,

không thu không đúng; Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy dinh.*

1.2.2 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hai quan

Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Hải quan là một nhiệm vụ quan trọng của ngành

33 Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngày đăng: 04/04/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w