Là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu đô thị,… - Một trong những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là: + Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đ
Trang 1I Quy hoạch:
Quy hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi trật tự các hành động dẫn dắt sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến Các kỹ thuật chính của quy hoạch là các văn bản tường trình được bổ sung theo nhu cầu dự báo thống kê, những công thức tính toán , những đánh giá số lượng và những biểu bảng minh họa cho các quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của dự án Nó có thể, nhưng không nhất thiết phải bao gồm các bản vẽ không gian chính xác của các đối tượng
1) Qui hoạch đô thị.
a) Khái niệm: Là sự sắp xếp bố trí các cụm dân cư tập trung
trên từng khu vực lãnh thổ, phù hợp với chức năng hoạt động kinh tế-xã hội, chính trị của vùng, của từng địa phương Là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu
đô thị,…
- Một trong những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:
+ Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của
xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể
+ Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở
b) Ảnh hưởng của qui hoạch đô thị đến cung bđs:
- Có quy hoạch đô thị, tức là sẽ có sự thay đổi trong bố trị các cụm dân cư, khi đó các nhà đầu tư bđs sẽ nghiên cứu, triển khai các dự án bđs, như xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, nhằm phục vụ nhu cầu của khu vực dân cư này, chính vì vậy góp phần làm tăng cung các loại bđs
- Mặt khác nhà ở chiếm tỷ trọng trên 70% yếu tố cấu thành nên đô thị Không có nhà ở thì không thể hình thành quy hoạch đô thị đồng bộ Chính vì vậy khi có qui hoạch đô thị, sẽ gia tăng một lượng lớn các bđs nhà ở, nhà xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, sinh viên
2) Qui hoạch sử dụng đất:
a) Khái niệm:
- Quy hoạch sử dụng đất (QHSD đất) là công cụ giúp quản lý việc
sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, tuy nhiên trong quá
Trang 2trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, các tác động về xã hội cũng như môi trường có thể xảy ra khi thực hiện phân bổ diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất Vai trò chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam là phân bổ diện tích đất cho các mục tiêu sử dụng phát triển khác nhau của các đối tượng sử dụng đất công cộng và tư nhân Đó là việc phân bổ diện tích cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất ở dành cho khu đô thị, đất dành cho quốc phòng an ninh, đất dành cho
an sinh xã hội và môi trường, đất dành cho phát triển công nghiệp,
b) Tác động của qui hoạch sử dụng đất đến cung bđs:
- Quy hoạch sử dụng đất là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến cung BĐS.Khi Nhà nước và cơ quan quản lí thực hiện quy hoạch và phân định các vùng đất đai dành cho các mục đích sử dụng khác nhau sẽ làm tăng hoặc giảm cung trên thị trường BĐS
+ Nhà nước thực hiện quy hoạch và phân định các vùng đất đai dành cho các mục đích sử dụng khác nhau Chẳng hạn, một vùng đất nằm ngay trong thành phố nếu nó được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp, dành cho hoạt động an ninh quốc phòng, cho
an sinh xã hội (như xây dựng trường học, bệnh viện công, ) thì mảnh đất này không hề có đóng góp gì cho việc tăng cung về BĐS Nhưng nếu vùng đất này đc qui hoạch để phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, phát triển các hoạt động dịch vụ (như xây dựng sân golf, xây dựng khu du lịch, ) thì nó ngay lập tức sẽ góp phần làm tăng cung bđs (như các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,
+ khi nhà nước có các qui định thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ dành cho sx sang đất dành cho các mục đích công cộng, thì cung bđs trong khu vực này sẽ giảm đang kể, các nhà máy, xí nghiệp, các khu chung cư sẽ bị dở bỏ,
3) Qui hoạch không gian phát triển:
a) Khái niệm:
- Quy hoạch không gian phát triển là qui hoạch dựa trên nền các yếu tố tự nhiên, đặc điểm sinh thái, thủy văn, các yếu tố môi
Trang 3trường, tập quán văn hóa, lịch sử để đưa ra các nội dung về bố trí không gian phát triển phù hợp với các đặc điểm nói trên Thông thường quy hoạch này không chịu sự chi phối hoặc ít chịu sự chi phối của các định hướng phát triển kinh tế - xã hội Trên thực tế quy hoạch này thường được lập để định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể (ví dụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp )
b) Tác động đến cung bđs:
- Qui hoạch không gian phát triển là một trong các nhân tố ảnh hưởng lớn tới cung bđs:
+ Khi có qui hoạch không gian phát triển đô thị thành các vùng, mỗi vùng gắn với một hoặc nhiều đô thị lớn trung tâm và các đô thị
vệ tinh, khi đó nó sẽ góp phần làm tăng cung các bđs trong khu vực này như: các trung tâm thương mại, khu kinh tế, khu công nghệ cao, chung cư,
+ khi nhà nước có qui hoạch không gian phát triển các ngành sản xuất (như ngành chăn nuôi, ngành nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, ) đến các vùng có các điều kiện phù hợp với tập quán canh tác thủy văn, môi trường, đặc điểm sinh thái, thì sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư vào các khu vực này để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa, hoặc là xây dựng các văn phòng cho thuê, các siêu thị, điều đó sẽ góp phần làm tăng cung bđs trong khu vực này
+ tuy nhiên khi nhà nước lại có chính sách qui hoạch phát triển không gian xanh cho các thành phố: như hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ
đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống đô thị, các công viên xanh đô thị, khi đó nhà nước có các chính sách b
ổ sung thêm một phần quỹ đất trong các khu đất sau khi di dời các công sở, các cơ sở sản xuất công nghiệp… để ưu tiên xây dựng mới, hoàn thiện các công viên, vườn hoa; xây dựng công viên giải trí
và công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao Chính điều này sẽ làm giảm lượng cung bđs
Trang 44) Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của vùng hoặc của địa phương:
a) khái niệm: đó là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh
tế-xã hôi quốc gia theo các đặc điểm, điều kiện từng vùng lãnh thổ
- Đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế vùng, ngành
- Đây cũng chính là cơ sở cho sự ra đời, vận hành của các dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư bđs
b) tác động đến cung bđs:
- khi nhà nước tập trung phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực như cảng, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu du lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf.v.v điều này sẽ dẫn đến các lĩnh vực này sẽ đc ưu tiên, dành nhiều ưu đãi cho phát triển, chính vì thế sẽ thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư vào các lĩnh vực này, làm tăng lượng cung các bđs phục vụ cho hoạt động kinh doanh này(văn phòng, nhà xưởng, khách sạn, nhà hàng, )
- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả trong công nghiệp bằng
cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực: công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp công nghệ cao Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với các khu, cụm công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, có quy mô và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực phẩm.v.v Xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm phi nông nghiệp Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp; xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái Quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền thống và làng có nghề phục vụ xuất khẩu; những hoạt động trên sẽ làm tăng cung các bđs để phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên
II Các chương trình phát triển:
Các chương trình phát triển đc hiểu là sự cụ thể hóa để thực thi các qui hoạch
1) Chương trình phát triển bđs công nghiệp, sản xuất:
Trang 5a) Bất động sản công nghiệp: BĐSCN được hiểu là các dự án
đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), nhà xưởng cho thuê, kho bãi, văn phòng cho thuê, khu đô thị và các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp
b) Chương trình phát triển bđs công nghiệp, sản xuất: được
hiểu là việc nhà nước ban hành các kế hoạch, các định hướng nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các dự án đầu tư xây dựng các bđs công nghiệp, sản xuất
Như vậy, việc đó sẽ ảnh hưởng đến cung bđs như thế nào?
- Khi nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư hình thành các KCN, KCX, KCNC,….như: các ưu đãi về đất (miễn, hoặc giảm thuế thuê đất, gia hạn thêm thời gian thuê đất,…), ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư
cơ sở hạ tầng công nghiệp, ưu đãi về đất xây dựng khu dân cư, khu tái định cư (vd: nhà nước sẳn sàng giao thêm diện tích đất hợp lý để đầu tư xây dựng khu tái định cư, xây dựng nhà ở công nhân và khu chuyên gia phục vụ hậu cần cho khu công nghiệp), chính những chính sách này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư hình thành các khu công nghiệp, từ đó sẽ làm tăng cung các bđs công nghiệp sản xuất như:
+ Nhà xưởng, văn phòng cho thuê, các bđs dành cho khu vực nghiên cứu gồm các trường kỹ thuật, các trung tâm đào tạo hay phòng thí nghiệm nhằm cung cấp những sản phẩm khoa học kỹ thuật cơ bản cho các doanh nghiệp trong vùng
+ Các bđs dành cho khu dân cư như nhà ở, chung cư, các khu đô thị dành cho các kĩ sư, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí, và gia đình họ
- Khi nhà nước dánh thuế thuê đất quá cao, hạn chế cho vay đầu
tư xây dựng khu công nghiệp, hạ tầng khu công nghiệp, nhà nước hạn chế giao đất, rút ngắn thời gian giao đất,… điều đó tạo tâm lí e ngại cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các khu
Trang 6công nghiệp, chính vì đó đã trực tiếp làm giảm lượng cung các bđs công nghiệp, sản xuất như đã nói ở trên
2 Chương trình phát triển nhà ở:
a) Khái niệm: chương trình nhà ở là chương trình chính sách hỗ trợ
các nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở
- Chương trình đầu tư xây dựng quỹ nhà ở bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho mọi đối tượng có nhu cầu thuê, mua, nhiều người
có thu nhập trung bình sẽ có cơ hội mua, thuê nhà Trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi bảo toàn vốn, nhà nước sẽ sử dụng quỹ ngân sách xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang thuê, mua với chi phí bằng 10% thu nhập hàng tháng tính theo lương
- Chương trình nhà ở cho những người nghèo (khu dân cư nằm ngoài
đô thị), đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa (chương trình 167)sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà ở tối thiểu 24m², đảm bảo các sinh hoạt cơ bản Theo danh sách địa phương xét duyệt và trình (trên cơ sở các chuẩn nghèo), mỗi ngôi nhà được hỗ trợ 7 triệu đồng, được vay
ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng, riêng vùng sâu vùng xa được cấp thêm 1 triệu đồng tiền vận chuyển vật liệu
- chương trình xây nhà chung cư cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất
- Chương trình nhà ở tái định cư là chương trình nhà ở cho ngưởi dân
ở những khu vực phải giải tỏa để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị
Chính những chính sách trong chương trình nhà ở trên,
mà đã thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào lĩnh vực này điều đó làm tăng cung các bđs nhà ở như: nhà chung
cư, nhà ở xã hội, nhà cao cấp, nhà thu nhập thấp, nhà cho thuê, nhà liền kề,
2 Chương trình phát triển đô thị:
a) Khái niệm:
- Chương trình phát triển đô thị là quá trình thực thi quá trình đô thị
hóa, là việc phát triển hệ thống đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tạo động lực phát triển kinh
tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa
Trang 7phương, mỗi vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Tạo cơ chế đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa tại các vùng có tốc
độ kinh tế phát triển mạnh
b) Tác động tới cung bđs:
- Để thực thi các quá trình độ thị hóa, nhà nước sẽ ra các mục tiêu
sẽ hình thành các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, với
số lượng và các tiêu chuẩn cụ thể, chẳng hạn ở Việt Nam, qui định của nhà nước trong Nghị định số 72/2001/NĐ - CP của Chính phủ quy định phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, trong
đó nêu rõ đô thị được chia thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại
II, loại III, loại IV và loại V Mỗi loại sẽ có qui mô dân số, mật
độ dân số riêng, có chức năng kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật riêng, từ đó sẽ là sự hình thành và ra đời của nhiều trương đại học, trung tâm nghiên cứu, sự ra đời của các doanh nghiệp, Chính vì thế để đáp ứng những mục tiêu như trên: sẽ cần phải có một lượng bđs được cung ứng để đáp ứng với mục tiêu phát triển kinh tế: như các khu đô thị mới, các tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê cao tầng, nhà ở dành cho lượng lớn dân cư sẽ đổ về làm việc, lượng văn phòng đại diện của các tổ chức phi chính phủ,…
III Thực trạng tại VN hiện nay:
1 Qui hoạch phát triển đô thị:
- Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nước ta hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển đô thị mới cao, bình quân mỗi tháng có thêm 1 đô thị Hiện cả nước có 754 đô thị Tuy nhiên với cùng với đó là dân số tăng nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề trong việc quy hoạch, phát triển đô thị, trong đó, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân đang là một thách thức Mặc
dù hiện nay, nước ta đã có 320 triệu mét vuông nhà ở đô thị, với mức bình quân trên 10 mét vuông sàn/người, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của người dân Trong khi
đó, việc sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà chung cư xuống cấp lại gặp khó khăn Chính vì thế lượng cung nhà ở cho dân cư khu vực này vẫn còn thiếu nghiêm trọng
2 Quy hoạch sử dụng đất:
Trang 8Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã dành một diện tích đất tự nhiên là 72.000 ha để thành lập 260 khu công nghiệp Số khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục thành lập mới và mở rộng thêm đến năm 2020 có tổng diện tích đất tăng thêm là 81.000 ha Điều đó chứng tỏ rằng việc qui hoạch sử dụng đất của nước ta chủ yếu tập trung cho phát triển công nghiệp, điều này làm tăng đáng kể lượng bđs công nghiệp này, tuy nhiên việc qui hoạch này còn gặp nhiều bất cập đó là: hiện có 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2000ha nhưng tỉ lệ sử dụng chưa đạt mức 50% Thậm chí có khu công nghiệp thành lập cả chục năm nay nhưng diện tích lấp đầy chỉ đạt chưa đến…3% (khu công nghiệp Daewoo Hanel của Hà Nội) Điều đó chứng tỏ rằng lượng cung bđs thì dồi dào nhưng lượng cầu thì vẫn chưa sử dụng hết
3 Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội:
- Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nên thời gian qua nhà nước ta đã dành những ưu tiên cho chiến lược phát triển qui hoạch kinh tế biển, đó là:
+ Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình thành khu kinh tế biển Dung Quất và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài
từ Liên Chiểu (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi) Thông qua sự phát triển khu công nghiệp phức hợp Dung Quất khuyến khích và thúc đẩy các ngành sản xuất hướng ngoại liên kết chặt chẽ và hỗ trợ thích hợp các trung tâm công nghiệp ở miền Trung dẫn đến sự hình thành trục công nghiệp tổng hợp dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất, kéo theo đó là sự ra đời của các nhà máy xí nghiệp, nhà ở cho công nhân, tạo nên một lượng cung bđs lớn trong khu vực này + Tiếp đó là sự ra đời cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp - thương mại - dịch vụ Chân Mây đã dẫn đến sự hình thành khu kinh tế biển Chân Mây và sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ra đến Thừa Thiên - Huế Khu kinh tế biển Chân Mây sẽ tạo nên gạch nối thúc đẩy sự hội nhập giữa
Trang 9Huế và Đà Nẵng, và sẽ dẫn đến sự ra đời thành phố sinh đôi Đây sẽ là khu Trung tâm đô thị văn hóa lớn nhất ở miền Trung,
ở đó sẽ kéo theo sự hình thành các trung tâm công nghệ kỹ thuật cao và công nghiệp - thương mại - dịch vụ và du lịch
4 Chương trình phát triển bđs công nghiệp, sản xuất:
- Thời gian quaệ cao, để thực hiện kế hoạch gia tăng số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhằm đáp các nhu cầu thuê, mua của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào VN, nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi các nhà đầu
tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư đã làm tăng đáng kể lượng cung bđs khu vực này, đó là tính đến cuối tháng 12/2011,
cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố cả nước, riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố HCM, Bình Dương,…đáp ứng gần như 100% nhu cầu thuê của các nhà đầu tư vào hoạt động trong các khu này, trong thời gian tới cùng chính sách phát triển kinh tế đến năm 2020 việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, và các chính sách ưu đãi đầu tư thì chắc chắn rằng lượng cung này sẽ còn tăng lên nhiều
- Bên cạnh đó nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, khuyến khích như
hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào đã khuyến khích các doanh nghiệp nhiệt tình tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp (KCN), điều đó đã làm tăng lượng cung nhà ở, đáp ứng trên 50% nhu cầu của khu vực này
5 Chương trình phát triển nhà ở:
-Thời gian qua nhà nước ta đã và đang thực hiện 5 chương trình phát triển nhà ở quốc gia lớn Cụ thể là: Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167; Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ;
Trang 10đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên; Nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; Nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị
+ Theo đó mỗi năm Việt Nam sẽ phát triển mới thêm 100 triệu m2 nhà ở
+ Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), hiện cả nước có 62 dự án nhà ở cho người TNT, 39 dự án
đã khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 3.878 tỉ đồng, đáp
+ 6 tháng cuối năm 2011, sẽ có 22 dự án được khởi công với tổng mức đầu tư khoảng 4.854 tỉ đồng đáp ứng cho khoảng 45.000 người + Về chương trình nhà ở cho công nhân, theo số liệu báo cáo của các tỉnh trên cả nước, đến nay đã có 93 dự án Trong đó, 25 dự án đã khởi công xây dựng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 128.830 lao động với tổng mức đầu tư khoảng 2.752 tỉ đồng
+ trong 6 tháng cuối năm 2011, sẽ có 20 dự án được khởi công, với tổng mức đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng, đáp ứng cho khoảng 62.500 người Chương trình xây dựng ký túc xá cho sinh viên cũng đạt được kết quả khả quan Đến nay đã có 54 dự án xây dựng ký túc xá sinh viên kết thúc giai đoạn xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng