Tiểu Luận về thị trường du lịch: Phân tích thị trường lao động. Ghi nhận số liệu và những cơ sở lí luận để tạo nên phần khung cho đề tại. Đồng thời, nghiện cứu và đưa ra các giải pháp để giải quyết thị trường lao động trong ngành du lịch.
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM NĂM 2023 Giảng viên : Huỳnh Thị Hồng Hạnh Môn : Kinh tế học Dại cương Họ tên sinh viên : Phan Hữu Hà Mã sinh viên : 21S5030016 Huế, tháng 1 năm 2024 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu .2 5 Phạm vi nghiên cứu .2 6 Kết cấu đề tài .2 B NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH 3 1 Khái niệm về thị trường lao động .3 1.1 Khái niệm về thị trường lao động 3 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động trong ngành du lịch 4 1.2.1 Khái niệm của thị trường lao động trong ngành du lịch .4 1.2.2 Đặc điểm của thị trường lao động trong du lịch 4 1.2.3 Vai trò của thị trường lao động trong du lịch .5 2 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động trong ngành du lịch .6 2.1 Cung lao động trong ngành du lịch .6 2.2 Cầu lao động trong ngành du lịch 6 2.3 Giá cả sức lao động của ngành du lịch 7 2.4 Các thể chế về quan hệ lao động 7 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động trong ngành du lịch 7 3.1 Cung lao động trong ngành du lịch .7 3.1.1 Tốc độ tăng của dân số 7 3.1.2 Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động 8 3.2 Cầu lao động trong ngành du lịch 9 3.2.1 Sự phát triển của kinh tế xã hội .9 3.2.2 Khoa học kỹ thuật phát triển 9 3.2.3 Các chính sách của Nhà nước 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .11 1 Thực trạng nguồn cung lao động trong thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam năm 2023 .11 2 Thực trạng về nhu cầu lao động trong ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay .12 3 Chính sách của nhà nước 13 4 Cân đối cung – cầu 14 5 Quan hệ Quốc tế 14 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 .16 1 Đào tào và phát triển nguồn nhân lực 16 1.1 Đào tạo gắn liền với thực tế 18 1.2 Thường xuyên nâng cao tay nghề .18 2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch tại Việt Nam 19 3 Phát triển các loại hình, xúc tiến, quảng bá và thương hiệu du lịch 20 3.1 Phát triển các loại hình du lịch 20 3.1.1 Loại hình du lịch MICE(Meeting – Incentive – Conference – Event) 20 3.1.2 Loại hình du lịch văn hóa – ẩm thực 21 3.1.3 Loại hình du lịch tham quan – xanh 22 3.1.4 Loại hình du lịch Teambuilding 23 3.2 Xúc tiến, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu du lịch 24 3.3 Mở rộng quan hệ Quốc tế 25 C KẾT LUẬN 26 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, thế giới đang trong thời đại công nghệ 4.0, nền kinh tế ở nhiều nước tăng trưởng dẫn đến đời sống của người dân cũng được cải thiện và nâng cao Tuy nhiên, để mỗi người dân hay chính những người lao đông tạo ra giá trị tái tạo lại năng lượng, giảm căng thẳng, giải tỏa sự mệt mỏi trong một thời gian làm việc nhất định thì xu hướng, nhu cầu được du lịch tăng cao và dần trở thành một trong những nhu cầu thiết của mỗi người Về mặt kinh tế, ngành du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, giúp các ngành khác được phát triển như ngành giao thông vận tải, ngành sản xuất các loại mặt hàng,… Với nhiều quốc gia trên thế giới, ngành du lịch còn được chú trọng, coi là ngành trọng điểm và là ngành kinh tế mũi nhọn, giúp các nước này giải quyết được tình trạng thất nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người kể cả lao động phổ thông như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất,… Trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay, mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế Vì quá trình hội nhập phát triển, nên đã có rất nhiều lượt khách quốc tế đến với Việt Nam thăm quan, trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử, văn hóa, cảnh quan của con người nơi đây; không những vậy, lượt du khách trong nước cũng được tăng cao khi đời sống, vật chất được cải thiện, nhu cầu du lịch sau quá trình làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng và có những chính sách ưu đãi nhằm kích cầu du lịch trong nước tăng cao Ngành du lịch đã đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước Bên cạnh đó, du lịch giúp tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, kể cả lao động phổ thông qua các nhu cầu tiện ích trong dịch vụ, có thể kể đến đó là quá trình di chuyển thì cần số lượng tài xế và phụ xe, cơ sở lưu trú lại cần nhiều nhân sự để phục vụ khách hàng như nhân viên buồn phòng, lễ tân,… Các dịch vụ này đều cần rất nhiều nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của du khách Ngoài ra, để ngành du lịch có những dịch vụ chất lượng, du khách đến trải nghiệm hài lòng thì cũng cần có đội ngũ người lao động có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt và kinh nghiệm trong quá trình xử lí các tình huống Để vấn đề này đạt hiểu quá tốt thi ngay chính cơ sở đào tạo cũng phải xây dựng lộ trình đào tạo, giảng dạy một cách phù hợp Qua đó, cung cấp nguồn nhân lực có cả chất lượng và số lượng cho thị trường lao động trong ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu cần nhân sư của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty du lịch Chính vì những lí do trên “Thị trường lao động trong ngành Du lịch” được chọn làm đề tài để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thúc đẩy thị trường lao động trong 1 ngành du lịch được tăng cao, giải quyết tình trạng thất nghiệp và giải quyết nhu cầu về nhân sự dối với các tổ chức, doanh nghiệp, công ty du lịch 2 Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là nhằm đề ra các giải pháp phát triển đối với thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam đến năm 2030 3 Đối tượng nghiên cứu Thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam 4 Phương pháp nghiên cứu Để tài được sử dụng các phương pháp sau đây: Về lý luận: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp thu thập số liệu Về thực tiễn: phương pháp thống kê, phương pháp quan sát 5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu : Thị trường lao động ngành Du lịch Phạm vi không gian nghiên cứu : Việt Nam Phạm vi thời gian nghiên cứu : Năm 2023 6 Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 2 B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH 1 Khái niệm về thị trường lao động 1.1 Khái niệm về thị trường lao động Thị trường lao động là một khái niệm được hình thành khi có sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá Sự phát triển của nền sản xuất đã dần dẫn hoàn thiện khái niệm thị trường Trong nền sản xuất hàng hoá đã tạo ra nhu cầu trao đổi về các hàng hoá sản phẩm mà người sản xuất đã sản xuất được với các sản phẩm khác của các nhà sản xuất khác Vì vậy, họ tiến hành các hoạt động mua bán trao đổi được gọi là thị trường Từ cuối thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỉ XIX, ở giai đoạn này kinh tế học được nghiên cứu và phát triển gọi là kinh tế học cổ điển hay kinh tế chính trị cổ điển Các nhà kinh tế lúc này là những người đầu tiên đã nghiên cứu sự lôgíc về thị trường và đã chỉ ra khái niệm đầu tiên đó là khái niệm thị trường Theo Adam Smith một nhà kinh tế học người Scotland cho rằng thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và người bán gặp nhau thoả thuận và trao đổi hàng hoá dịch vụ nào đó, với sự phát triển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế thị trường Khái niệm thị trường của Adam Smith chưa thể hiện được hết các vấn đề cơ bản vể vận động của một thị trường là tập hợp những sự thoả thuận, mà trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau loại hàng hoá, dịch vụ nào đó Ngoài ra, khái niệm thị trường của David Begg một nhà kinh tế học của Vương Quốc Anh là thị trường không chỉ bó hẹp bởi không gian nhất định mà bất cứ đâu có sự trao đổi, thoả thuận mua bán hàng hoá, dịch vụ thì ở đó có thị trường tồn tại Thị trường lao động được hình thành sau thị trường hàng hoá, dịch vụ Bên cạnh đó, C Mác chỉ ra rằng hàng hoá sức lao động chỉ hình thành sau khi chủ nghĩa tư bản tiến hành cuộc cách mạng về công nghệ sản xuất, nhằm xây dựng một nền sản xuất đại công nghiệp chủ nghĩa tư bản đã thực hiện quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản Đây chính là một quá trình cướp đoạt tư liệu sản xuất của con người lao động biến họ thành những người làm thuê cho những người sở hưũ tư liệu sản xuất, từ đó hình thành nên hàng hoá sức lao động Vậy thị trường lao động là thị trường dùng để mua bán hanàg hoá sức lao động thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường đầu vào đối với quá trình sản xuất kinh doanh, của nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường quy định cung cầu, quy luật giá cả cạnh tranh 3 Theo Tổ chức lao động Quốc tế - International Labour Organization, viết tắt là ILO thì thị trường lao động là thị trường dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình mà quá trình này xác định mức độ có việc làm của người lao động cũng như mức độ tiền công và tiền lương Thị trường lao động là không gian trao đổi trong đó người sử dụng lao động và người sở hữu lao động có nhu cầu làm thuê tiến hành gặp gỡ thoả thuận về mức thuê mướn lao động, người lao động có nhu cầu tìm việc và cơ hội làm việc phù hợp với bản thân, có thu nhập hợp lí và nhận được đãi ngộ tốt từ người có nhu cầu thê người lao động 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động trong ngành du lịch 1.2.1 Khái niệm của thị trường lao động trong ngành du lịch Lao động trong ngành du lịch là hoạt động có mục đích của con người Con người vận động sức lực tiềm tàng trong thân thể của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi vật chất đó và làm cho chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, học hỏi, khám phá…của con người, cụ thể là khách du lịch Lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.[2] Tuy nhiên, ngành du lịch là ngành mang tính phi sản xuất vật chất, nó không mang lại sản phẩm vật chất có thể thấy hay có thể chạm vào mà nó cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ để nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn Vì vậy, có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hay không là quyết định bởi chất lượng và số lượng của người lao động phục vụ trong ngành du lịch Đối với ngành này, thị trường lao động còn ảnh hưởng mang tính thời vụ của từng vùng miền khác nhau, kéo theo những như cầu và nguồn cung đối với thị trường lao động của ngành cũng biến động theo Bên cạnh đó, sự trao đổi mua bán ở đây ngoài sức lao động còn là những cảm nhận và trải nghiệm của từng người Qua những trải nghiệm của từng người, cụ thể là những đánh giá của khách du lịch; lúc này, người sỡ hữu lao động là doanh nghiệp, công ty du lịch dựa trên đánh giá đó để chi trả mứa thu nhập cho người lao động hay tính đến phương án thay thế người lao động khi không đáp ứng nghiệp vụ ngành Thị trường lao động trong du lịch là yếu tố tiên quyết và vô cùng quan trọng không thể thiếu trong ngành du lịch Nó góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển và thể hiện được bản sắc văn hóa hay tự nhiên tại mỗi địa phương 1.2.2 Đặc điểm của thị trường lao động trong du lịch Ngành du lịch là một lĩnh vực có nhiều nét đặc thù nên thị trường lao động trong du lịch cũng có những đặc trưng riêng Vì vậy, thị trường lao động trong ngành du lịch có các đặc điểm sau đây: 4 Thị trường lao động trong ngành du lịch là thị trường mang tính thời vụ Bởi vì, hoạt động du lịch thường tập trung vào các mùa cao điểm, do đó thị trường lao động trong ngành du lịch thường làm việc theo thời vụ Khi đến mùa cao điểm, lượng khách du lịch tăng cao buộc các công ty du lịch phải tuyển thêm nhân viên để đáp ứng tốt các dịch vụ của công ty, phục vụ nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Không những vậy, khi hết mùa cao điểm lượng du khách ít, đáp ứng nhu cầu lao động cho nhân viên không cao; vì vậy, mà người lao động khi hết thời gian cao điểm thì sẽ tìm kiếm việc làm khác để nâng cao thu nhập, đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của bản thân và gia đình Qua đó cho thấy, thời gian làm việc của thị trường lao động trong ngành du lịch phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dừng của khách hàng Thị trường lao động trong ngành du lịch là một thị trường lao động đa dạng Bởi vì, ngành du lịch có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên các tập đoàn, doanh nghiệp hay công ty làm trong ngành du lịch có những mô hình khác nhau như cơ sở lưu trú, lữ hành hay tổ chức sự kiện,… Bên cạnh đó, đối với nhân lực trong ngành du lịch cũng rất đa dạng, bao gồm: lao động phục vụ các cơ sở lưu trú, nhà hàng, làm công tác vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, thiết kế và điều hành tour, 1.2.3 Vai trò của thị trường lao động trong du lịch Thị trường lao động đối với ngành du lịch có vai trò vô cùng quan trong vì đây là ngành mà khách hàng được trải nghiệm các dịch vụ, cảm nhận và đánh giá thông qua các dịch vụ đó, nó có sự tương tác giữa người với người và chính điều này buộc thị trường lao động phải giải quyết được vấn đề nhân lực có trình độ và số lượng, bên cạnh đó là nhu cầu về nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày nay Bên cạnh đó, thị trường lao động trong ngành du lịch còn đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển nhiều loại mô hình du lich khác nhau, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, chất lượng và đạt cả về số lượng cho nhu cầu lao động hiện nay; đồng thời, đảm bảo kết nối thị trường lao động với các tập đoàn, doanh nghiệp và công ty du lịch trong nước nói riêng, các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung Thị trường lao động trong ngành du lịch tại Việt Nam đóng vai trò mấu chốt trong tất cả hoạt động, và phát triển của cả hệ thống du lịch Các công ty, doanh nghiệp có thể cũng cấp cho khách hàng những loại hình dịch vụ khác nhau khi cung lao động tăng cao và chất lượng, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ; qua đó, lực lượng lao động cũng đươc tạo công ăn việc làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của các thành phần tham gia du lịch… 5 2 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động trong ngành du lịch Thị trường lao động được cấu thành bởi các yếu tố sau: cung lao động, cầu về lao động, giá cả sức lao động Giữa các yếu tố này có mối quan hệ và tác động lẫn nhau 2.1 Cung lao động trong ngành du lịch Cung lao động trong ngành du lịch là tổng số lượng nguồn nhân lực đang tham gia tham gia vào thị trường lao động của ngành du lịch; không những vậy, với nguồn nhân lực đang đào tạo và sẵn sàng tham gia vào thị trường này ở những thời điểm nhất định Tuy nhiên, cung thực tế hiện nay về lao động bao gồm những người lao động đang làm việc và những người lao động sãn sàng tham gia vào thị trường lao động của ngành du lịch (hay còn gọi là người thất nghiệp) Cung lao động trong ngành du lịch cung cấp cho thị trường nghững nguồn nhân lực ở các mức độ khác nhau về trình độ, chuyên môn như lao động phổ thông, lao động có trình độ, chuyên môn qua quá trình đạo tạo ở các cơ sở đào tạo, sau quá trình làm việc được các công ty du lịch đào tạo, bồi dưỡng để cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực tốt Cung lao động trong ngành này cũng ảnh hưởng mang tính thời vụ, phụ thuộc vào lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ Ngoài ra cung lao động còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách làm việc của các công ty du lịch, quy mô của các loại hình du lịch có thể hoạt động, các thiết bị công nghệ thay thế cho một số bộ phận lao động 2.2 Cầu lao động trong ngành du lịch Cầu lao động trong ngành du lịch là nhu cầu về sức lao động của doanh nghiệp, công ty ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm Cầu lao động của ngành du lịch trong thực tế là nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, bao gồm những người lao động đang làm việc cứng tại doanh nghiệp, công ty hay những người lao động làm việc thời vụ khi lượt khách du lịch đến đông vào mùa cao điểm; ngoài ra, những công việc mới, loại hình du lịch mới cũng cần có nhân viên để vận hành Cầu lao động trong ngành này cũng ảnh hưởng mang tính tời vụ khi đến mùa cao điểm du lịch, phụ thuộc vào lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ Ngoài ra cầu lao động còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách nhà nước khi sử dụng các địa điểm thăm quan phục vụ du lịch, quy mô của các loại hình du lịch có thể tổ chức hoạt động, xu hướng và nhu cầu tham quan của từng du khách, các thiết bị công nghệ có thể thay thế cho một số bộ phận người lao động để giảm chi phí thuê nhân sự 6 2.3 Giá cả sức lao động của ngành du lịch Giá cả sức lao động là lượng tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được trên cơ sở trao đổi dịch vụ lao động (bán sức lao động) Mức tiền lương, tiền công là giá cả của lao động cụ thể, của việc làm được trả công lao động, là giá trị của việc làm Nếu việc làm có giá trị càng cao thì mức trả công lao động càng lớn Ngoài tiền lương, tiền công ra thì mức đãi ngộ của doanh nghiệp, công ty cũng là giá cả sức lao động dành cho người lao động Với các mức đãi ngộ cung tiền lương ổn định tại các vị trí khác nhau sẽ tạo cơ hội thu hút nguồn nhân lực đến làm cho công ty, doanh nghiệp Từ đó, giải quyết được nhu cầu cần nhân sự của công ty và nhu cầu việc làm của người lao động Tiền lương trên thị trường lao động cũng chịu tác động chính của hai yếu tố cơ bản nhất đó là cung và cầu lao động Sự biến động của mức tiền lương trên thị trường lao động cho biết kết quả tương tác của cung cầu lao động và xu hướng vận động của thị trường lao động 2.4 Các thể chế về quan hệ lao động Các thể chế về quan hệ lao động là những quy định của nhà nước nhằm xác định quyền và nghĩa vụ các bên, là chủ thể đại diện cho các bên trong quan hệ lao động; Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hoá, tổ chức, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động Ngoài ra, nhà nước còn có các gói chính sách để kịch cầu du lịch Từ đó, lượt du khách tăng làm cho các doanh nghiệp, công ty du lịch hay cơ sở lưu trú có nhu cầu về lao động tằng cao, qua đó giải quyết việc làm cho nhiều người lao động 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động trong ngành du lịch 3.1 Cung lao động trong ngành du lịch Cung lao động trong ngành du lịch là lượng hàng hoá sức lao động mà người lao động muốn bán trên thị trường ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được Các nhân tố tác động đến cung lao động 3.1.1 Tốc độ tăng của dân số Cung lao động trên thị trường lao động trong ngành du lịch cũng phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp cho ngành du lịch Tuy nhiên, tổng số lao động này còn phụ thuộc vào quy mô dân số của từng nước, từng vùng Do đó, quy mô dân số lớn tỷ lệ thuận với tổng số người trong độ tuổi loa động hay những người có khả năng lao động càng lớn Từ đó, số lượng người gia nhập vào thị trường lao động tăng lên và làm tăng cung lao động trên thị trường lao động Tốc độ gia tăng dân số và cơ cấu dân số là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cung lao động trên thị trường lao động Đồng thời, đây cũng là nhân tố 7 thông tin doanh nghiệp; giảm phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính Đối với người lao động thì Nhà nước đang có các mô hình tìm kiếm việc làm cho người lao động, đưa người lao động đến gần hơn với doanh nghiệp Bên cạnh đó, các hội chợ việc làm cũng là nơi mà các công ty du lịch tuyển dụng nhân sự, người lao động có thể đến những hội chợ này tìm việc làm phù hợp với bản thân và nhu cầu công việc của mình Ngoài ra, mức lương của người lao động, nhà nước cũng đã có những thay đổi nhất định về mức lương cơ bản, chính sách hỗ trợ những người thất nghiệp, giá cả thị trường cũng bình ổn, tình trạng lạm phát đang trong mức ổn định để người lao động có đủ khả năng chi tiêu trong khoản chi cho phép 4 Cân đối cung – cầu Hiện nay, tình trạng cung – cầu đang mất cân đối Sau đại dịch Covid19, nhiều công ty du lịch, cùng với đó là các cơ sở lưu trú, nhà hàng đã phải tuyên bố phá sản Từ đó, rất nhiều người lao động có trình độ, thâm niên trong ngành cũng ở tình trạng thất nghiệp Tuy nhiên, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, công ty du lịch cũng chỉ có số lượng hạn chế thông qua chỉ tiêu việc làm để tuyển dụng người lao động Tuy việc tuyển dụng có số lượng hạn chế nhưng lượng cung cấp lao động ra thị trường từ các cở sở đào tạo vẫn cho ra thị trường đều đều Nhưng, trong số đó rất ít lao động đáp ứng được năng lực, trình độ và chuyên môn mà nhà tuyển dụng mong muốn Mặc dù cung vẫn tăng nhưng cầu lao động cũng chỉ có hạn chế, không những vậy trình độ chuyên môn cũng chưa đáp ứng đủ cho mong muốn đến từ doanh nghiệp, công ty du lịch Bên cạnh đó, những người lao động phổ thông hiện nay trên thị trường lao động cũng rất nhiều, phục vụ cho những công việc đơn giản như buồng phòng, tài xế,… nhưng lại mong muốn thu nhập cao Điều này dẫn đến các đơn vị làm trong ngành du lịch cũng cân nhắc, xem xét rất kĩ khi tuyển dụng nhân sự vào các vị trí này trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay 5 Quan hệ Quốc tế Trong quá trình phát triển, Việt Nam ngày nay đang có vị trí và lợi thế trên trường Quốc tế, qua đó tăng trưởng các hợp tác kinh tế đặ biệt là trong ngành du lịch Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang có sự tăng trưởng và hợp tác phát triển, thông qua việc đã ký kết trên 100 điều ước, thỏa thuận hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong ngành du lịch, đưa lượng lớn du khách về với Việt Nam tham quan, trải nghiệm văn hóa, cảm nhận cuộc sống và con người nơi đây 14 Bện cạnh đó, du lịch Việt Nam đã tích cực và chủ động hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, như hợp tác trong khối ASEAN, EU,… Ngoài ra, Việt Nam còn chủ động mở rộng du lịch thông qua tích cực tham gia các khốt hợp tác như Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)… Đồng thời, du lịch Việt Nam cũng quan tâm xây đắp thêm mối quan hệ hợp tác song phương với các nước, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược quan trọng như Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,… Qua đó, ngành du lịch đã có những bước tiến lớn Một số chính phủ và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, EU, UNWTO… đã có những chương trình hỗ trợ cho du lịch Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật Từ dó cho thấy, nhiều lượt khách quốc tế đã chọn Việt Nam làm điểm đến, giải quyết rất nhiều việc làm cho người lao động kể cả lao động phổ thông thông qua các loại hình du lịch như du lịch văn hóa; du lịch MICE điển hình như khi hội nghị APEC diễn ra thì rất nhiều cơ sở lưu trú cần rất nhiều nguồn nhân lực thời vụ dể đảm bảo mọi hoạt động dienx ra suôn sẻ, ; du lịch teambuilding; Không những người lao động cần việc làm, mà các nhà sử dụng lao động cũng cần thêm nhân sự để phục vụ cho du khách trải nghiệm tốt nhất khi đặt chân đến đây 15 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 1 Đào tào và phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, ngành kinh tế mũi nhọn là ngành du lịch, bởi nó mang lại nhiều lợi ích to lớn, kéo theo nhiều mặt tích cực cho các ngành công nghiệp khác, cũng như nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất, hạ tầng, thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa Chính vì vậy, các cấp, các bộ, ngành cần phải quan tâm và có chính sách hỗ trợ để ngành Du lịch nước nhà được phát triển Đồng thời, phát huy tối đa và khai thác tích cực một cách hiệu quả, có lộ trình rõ ràng của các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, văn hóa – lịch sử, truyền thống dân tộc, Bên cạnh đó, nguồn lực cũng được khai thác hiệu quả bao gồm nguồn lực vật thể và phi vật thể để du lịch xanh được phát triển rộng rãi, du lịch sáng tạo Không ngừng tăng cường nguồn lực tài chính phù hợp cho công tác phát triển ngành Du lịch; không những vậy, cần phải bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan sinh thái và các địa điểm tham quan du lịch khác, phải có những chính sách hỗ trợ để giữ gìn và phát triển các ngành, nghề truyền thống, duy trì được các làng nghề, các nét đặc sắc về văn hóa của người dân Việt Nam như nghệ thuật dân gian truyền thống, thủ công mỹ nghệ… Ngoài việc tăng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực du lịch thì công tác đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các tập đoàn, doanh nghiệp và cá nhân thông qua các cơ chế ưu đãi về đầu tư, vốn, thuế, lãi suất, hợp tác công – tư cũng không thể thiếu Không những giải pháp chính sách trên mà còn có các giải pháp khác như sau: Đào tào và phát triển nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phát triển các loại hình, xúc tiến, quảng bá và thương hiệu du lịch Ngành du lịch có phát triển được hay không thì điều tiên quyết nhất vẫn là yếu tố con người Chính vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực cực kì quan trọng để tạo ra đội ngũ có trình độ và văn hóa làm việc tốt, đáp ứng nhu cầu cho thị trường lao động về chất lượng và cả số lượng Như vậy, phát triển đội ngũ nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng Để có nguồn nhân lực chất lượng thì ngay chính các cơ sở đào tạo cần phải có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, kết hợp với kỹ năng và kinh nghiệm thực tế Đồng thời, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo không ngừng cập nhập các kiến thức mới và các loại hình du lịch mới Phát triển mô hình liên kết và cam kết đầu ra đạt chuẩn chuất lượng giữa các cơ sở đào tạo du lịch 16 với các doanh nghiệp du lịch có uy tín, thương hiệu, Từ đó, nguồn cung lao động luôn được đảm bảo về chuyên môn, nhu cầu lao động được giải quyết, giảm được tình trạng thất nghiệp và tình trạng thiếu nguồn nhân lực để làm việc Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế Vấn đề liên kết giữa các cơ sở đào tạp với doanh nghiệp thì nhiều cơ sở đã làm rất tốt công tác này, có thể kể đến như liên kết của trường Du lịch – Đại học Duy tân với HoiAna Resort&Gofl, Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Saigontourist Group hay trường Đại học Thủ đô Hà Nội kí kết hợp tác trong ngành du lịch với các Công ty Thương mại và Du lịch Imos DH Group Vinagos Travel; Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư và Du lịch Bàn Chân- Vietfoot Travel; Công ty Cổ phần VietIso, Hanoi Daewoo; PanPacific; Intercontinetal Hanoi Westlake; Mường Thanh Hanoi Centre; Opera Hà Nội; Novotel Hà Nội; Cầu Giấy Đẩy mạnh phối hợp giữa các ngành có liên quan trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành du lịch Liên kết, phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ khác có liên quan như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, các cơ sở đào tạo du lịch phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực vừa cứng trong chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, vừa nắm chắc kiến thức để áp dựng giải quyết tình huống và kỹ năng sử dụng công nghệ trong công việc Khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển sang Việt Nam tham gia giảng dạy, đặc biệt với những môn mới, những môn mà Việt Nam còn ít các giảng viên, chuyên gia có trình độ cao hoặc gửi sinh viên của các cơ sở đào taoj đi du học ở các nước được liên kết chương trình đào tạo như trường Du lịch – Đại học Duy Tân gửi sinh viên qua trường Đại học Dong-A ở Busan – Hàn Quốc hay với chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế, có giảng viên thỉnh giảng của trường Đại học Penn State của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Tuy vậy, muốn chất lượng nhân lực du lịch được nâng cao và phát triển thì chính tại các sơ sở đào tạo ngành, chuyên môn, nghiệp vụ phải xác định là: Đào tạo gắn liền với thực tế, gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động, đề cao việc học lý thuyết đi đôi với thực hành đối với học sinh, sinh viên ngành du lịch Thường xuyên nâng cao tay nghề 17