1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích biến động tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ của nhật bản giai đoạn 2010 2020

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 163,99 KB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHẬT BẢN GIAI

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHẬT BẢN GIAI

ĐOẠN 2010-2020Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan

Danh sách thành viên:

Phạm Thị Chinh26A4022667 Thành viênLa Thị Thùy Dung26A4022673 Nhóm trưởngNguyễn Thùy Dung26A4022674 Thành viênNguyễn Thành Duy26A4022675 Thành viênNguyễn Thị Hồng Hà26A4022687 Thành viênNguyễn Hữu Hải26A4022690 Thành viênPhạm Thị Thúy Hạnh26A4022692 Thành viên

Hà Nội, tháng 10 năm 202

Trang 3

MỤC LỤC

Chương I Cơ sở lý thuyết 4

1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 4

2.1 Cách thức thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu 8

2.2 Thực trạng tang trưởng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2010-2020 8

2.3 Chính sách tiền tệ của Nhật Bản 10

Chương III Nhận xét và kiến nghị 16

3.1 Nhận xét chung 16

3.2 Kiến nghị 16

3.2.1 Các khuyến nghị đối với Nhật Bản: 16

3.2.1 Các khuyến nghị đối với Việt Nam: 16

Trang 4

MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Hiện nay Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Trước đó Nhật Bản là nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ, nhưng sau đó đã tụt xuống hàng thứ ba nhường lại vị trí cho Trung Quốc từ năm 2010 Điều này vẫn được duy trì cho đến nay dù Nhật Bản phải trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài.

Điều gì đã tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản? Tại sao nền kinh tế Nhật Bản dù tăng trưởng chậm nhưng vẫn giữ được thứ hạng trên thị trường thế giới? Liệu các chính sách ổn định tiền tệ của Nhật Bản có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, sự phát triển cũng như các định hướng trong tương lai của quốc gia này?

Và điều cực kỳ quan trọng là Việt Nam có thể học hỏi được điều gì từ sự phát triển của Nhật Bản, chúng ta có thể dựa trên các chính sách của Nhật Bản để giúp đất nước phát triển hay không, và có thể rút ra được bài học gì từ những sự hạn chế trong chính sách của Nhật Bản.

Để trả lời các câu hỏi trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu, nghiên cứu về những biến động tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhật Bản giai đoạn 2010-2020.

Trang 5

Chương I Cơ sở lý thuyết

1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế1.1.1 Lý thuyết

Tăng trưởng kinh tế là phạm trù phản ánh sự tăng hay giảm quy mô nền kinhtế của năm này so với năm trước hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Tăng

trưởng kinh tế được đo lường thông qua sự thay đổi của quy mô sản lượng quốc gia, tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong một thời gian nhất định.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức diễn đạt những con đường, hình thái, nội dung tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế thông qua các biến số kinh tế nhất định Mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế có cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tăng trưởng Do đó, mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định của mỗi một nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định Các mô hình tăng trưởng kinh tế đưa ra các quan điểm về các yếu tố đầu vào, vai trò của mỗi yếu tố; sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào; nền kinh tế vận động như thế nào thông qua tổng cung và tổng cầu; vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế.

1.1.2 Cách tính

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Y = C + I + G + NX = C + I + G + EX – IM Trong đó: C = tiêu dùng của hộ gia đình

I = đầu tư của doanh nghiệp.

Trong đó: P là giá hàng hóa dịch vụ.

Q là khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản suất ra Chỉ số điều chỉnh GDP (Dt)

Dt=GD PnGD Pr.100

Trang 6

Tổng sản lượng quốc gia (GNP)

GNP = GDP + Thu nhập từ yếu tố sản xuất ở nước ngoài – Thu nhập trả cho yếu tố sản xuất của nước ngoài

Chỉ số giá tiêu dung (CPI)

CPI= Giá trị giỏ hàng hóacủanămhiện hànhGiá trịgiỏ hàng hóa nămlàm gốc 100

1.1.3 Mô hình tăng trưởng

1.1.3.1 Mô hình Harrod – Domar

Mô hình tăng trưởng kinh tế dạng đơn giản là mô hình Harrod - Domar Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.

1.1.3.2 Mô hình Solow - Swan

Mô hình Solow-Swan là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô” Mô hình đã được phát triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956, thay thế mô hình hậu Keynesian Harrod-Domar.

1.1.3.3.Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ

Tiến bộ công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế Nhờ tiến bộ công nghệ mà các nền kinh tế của nhiều quốc gia đã phát triển nhanh Về mặt lý thuyết, nếu không có tiến bộ công nghệ, thì do năng suất cận biên giảm dần sẽ làm cho khó giữ được các chỉ tiêu theo đầu người không giảm chỉ nhờ tích luỹ.

1.1.3.4 Các mô hình tăng trưởng nội sinh

Trang 7

Trong các mô hình tăng trưởng trình bày ở trên, yếu tố lao động hay rộng hơn là yếu tố con người và tiến bộ công nghệ được xem là ngoại sinh Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lại cho rằng các yếu tố này trong thực tế có thể là nội sinh Các mô hình tăng trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:

a Mô hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962) b Mô hình R&D (Research and Development Model)

c Mô hình Mankiw-Romer-Weil d Mô hình AK

e Mô hình “ Học hay làm” (Learning-or-doing model)

Mặc dù các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng các kết luận của mô hình này có nhiều điểm trái ngược với mô hình của Solow Đặc biệt là ở chỗ mô hình này cho thấy không có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ là vốn vật chất, mà quan trọng hơn là vốn con người Bởi vì tốc độ tăng trưởng là nội sinh, mô hình chỉ ra một con đường thoát khỏi nghèo đói: một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

1.2 Lý thuyết về chính sách tiền tệ1.2.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp . 

Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

1.2.2 Công cụ và hướng tác động

- Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng

vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD NHNN quy định và thực hiện

Trang 8

việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.

- Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất

khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở

cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. 

- Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực

hiện CSTT quốc gia NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.

- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua

việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

1.3 Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp: CSTT nới lỏng sẽ giúp gia tăng nhu cầu trong nền kinh tế

từ đó các doanh nghiệp (DN) sẽ đẩy mạnh sản xuất và cần nhiều nhân lực hơn Kết quả tác động tới tỷ lệ thất nghiệp.

- Kiểm soát lạm phát: CSTT thắt chặt là một công cụ giúp chính phủ giảm giá cả

hàng hoá khi lạm phát tăng quá mạnh

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP: Việc đưa ra các CSTT phù hợp sẽ đảm bảo

tăng trưởng GDP của quốc gia.

Trang 9

 Dựa vào số liệu phân tích tình hình của một số chỉ số ảnh hưởng đến tang trưởng kinh tế của Nhật Bản (GDP,CPI,….)

 Đưa ra kết quả, nhận xét chung từ số liệu đã có và so sánh với tình trạng thực tế trong sự tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 2010-2020.

 Từ đó đưa ra khuyến nghị với nền kinh tế Nhật Bản và rút ra bài học cho Việt Nam.

2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2010-2020

Năm 2010: GDP của Nhật Bản 5759,07 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 5,1%, Tỉ lệ lạm phát -0,73%

Nhật Bản trải qua một cuộc suy thoái kinh tế sau đợt đại hội nghị G20 diễn ra ở Hiroshima Kinh tế của Nhật Bản giảm 1,1% trong quý đầu tiên và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 5,5% Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Nguyên nhân chính cho sự phục hồi này là do xuất khẩu của Nhật Bản tăng mạnh, đặc biệt là sang các thị trường châu Á.

Năm 2011: GDP của Nhật Bản 6233,15 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 4,55%, Tỉ lệ lạm phát -0,27%

Đất nước Nhật gặp phải động đất và sóng thần 9,0 độ Richter tại vùng biển Thái Bình Dương, dẫn đến thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản và gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Kinh tế suy thoái vì gián đoạn cung cấp điện và tình hình thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Năm 2012: GDP của Nhật Bản 6272,6 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 4,36%,Tỉ lệ lạm phát -0,04%

Nhật Bản tiếp tục đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế kéo dài và gặp khó khăn trong việc giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước bắt đầu áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Trang 10

Năm 2013: GDP của Nhật Bản 5212,33 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 4,04%, Tỉ lệ lạm phát 0,335%

Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,01% Nguyên nhân chính cho sự phục hồi này là do xuất khẩu của Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là sang Trung Quốc.

Năm 2014: GDP của Nhật Bản 4896,99 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 3,59%,Tỉ lệ lạm phát 2,76%

Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0,3% Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này là do tiêu dùng nội địa và đầu tư của doanh nghiệp tăng lên.

Năm 2015: GDP của Nhật Bản 4444,93 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 3,39%,Tỉ lệ lạm phát 0,8%.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm lại, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 1,6% Nguyên nhân chính là do xuất khẩu của Nhật Bản giảm xuống do đồng yên tăng giá.

Năm 2016: GDP của Nhật Bản 5003,68 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 3,13%,Tỉ lệ lạm phát -0,13%.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm lại, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0,75% Nguyên nhân chính cho sự chậm lại này là do đồng yên tiếp tục tăng giá và giá dầu giảm.

Năm 2017: GDP của Nhật Bản 4930,84 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 2,82%,Tỉ lệ lạm phát 0,48%.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhẹ, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 1,7% Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này là do xuất khẩu của Nhật Bản tăng lên và tiêu dùng nội địa phục hồi.

Năm 2018: GDP của Nhật Bản 5040,88 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 2,47%,Tỉ lệ lạm phát 0,99%.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm lại, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0,64% Nguyên nhân chính cho sự chậm lại này là do đồng yên tăng giá và giá dầu giảm.

Năm 2019: GDP của Nhật Bản 5117,99 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 2,35%, Tỉ lệ lạm phát 0,47%.

Trang 11

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm lại, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt -0,4% Nguyên nhân chính cho sự chậm lại này là do đồng yên tiếp tục tăng giá và xuất khẩu của Nhật Bản giảm xuống.

Năm 2020: GDP của Nhật Bản 5048,79 tỷ USD, Tỷ lệ thất nghiệp 2,8%, Tỉ lệ lạm phát -0,02%

Nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, với tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống -4,28%, mức giảm lớn nhất kể từ Thế chiến II Nguyên nhân chính cho sự suy giảm này là do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã làm giảm hoạt động kinh tế.

Bảng thống kê GDP Nhật Bản giai đoạn 2010-2020

Trang 12

Dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên chiếm chưa đến 5% tổng dân số vào năm 1950, nhưng đã vượt quá 7% vào năm 1970 và tiếp tục tăng lên 14 vào năm 1994 vượt

Trang 13

quá %. Tỷ lệ già hóa tiếp tục tăng kể từ đó, đạt 28,4% tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2019.

Hơn nữa, dân số từ 15 đến 64 tuổi đạt đỉnh điểm là 87,16 triệu người vào năm 1995, sau đó bắt đầu giảm dần, đạt 75,07 triệu người vào năm 2019, chiếm 59,5% tổng dân số.

2.3 Chính sách tiền tệ của Nhật Bản

Đây là thời kì nhật bản phục hồi tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng kinh tế 2008 Nhìn chung giai đoạn này Nhật bản chủ yếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Một trong những tác động chính của chính sách này là lạm phát tăng cao, khiến tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt khi tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ tăng của lạm phát.

2.3.1 Năm 2010 theo “Chính sách nới lỏng tiền tệ toàn diện”, chính sách vận

hành thị trường tiền tệ là giữ lãi suất mua bán không thế chấp ở mức khoảng 0% đến 0,1% Ngoài ra, ngoài các mục tiêu điều hành lãi suất này, Ngân hàng Nhật Bản còn sử dụng Quỹ mua tài sản để cho vay (hoạt động tài trợ tài sản thế chấp chung có lãi suất cố định) và mua tài sản (trái phiếu chính phủ, CP, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ ETF, J-REIT, ).

2.3.2 Cuối năm 2012, Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra các quyết định tại

Cuộc họp Chính sách tiền tệ của Ban Chính sách hôm nay nhằm thúc đẩy hơn nữa việc nới lỏng tiền tệ Quỹ mua tài sản và Quỹ hỗ trợ khoản vay sẽ cung cấp hơn 50 nghìn tỷ yên vốn mới trong khoảng năm tới, với số dư là 120 nghìn tỷ yên Cũng trong cuộc họp này, Ngân hàng Nhật Bản nhận thấy việc nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng vượt qua giảm phát và quay trở lại con đường tăng trưởng bền vững với giá cả ổn định là vô cùng quan trọng Nhiệm vụ này sẽ đạt được thông qua sự kết hợp nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế nhằm tăng cường tiềm năng tăng trưởng và hỗ trợ từ phía tài chính.

2.3.3 Vào năm 2013, “Nới lỏng tiền tệ định lượng và định tính” đã bắt đầu

và mục tiêu hoạt động chính cho hoạt động thị trường tiền tệ đã được thay đổi từ lãi suất mua bán không thế chấp sang cơ sở tiền tệ.

Cùng với đó là đặt ra "mục tiêu ổn định giá" là tăng giá 2% hằng năm Mục tiêu này được đặt ra thực hiện xuyên suốt cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản.

Ngày đăng: 28/04/2024, 04:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w