1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Tình Hình Thu Hút Và Sự Dụng Vốn Fdi Ở Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 60,63 KB

Nội dung

Trang 1

Mục lục:

I Khái niệm I.1 Đầu tư.

I.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) II Nguồn gốc và bản chất FDI

III Đặc điểm nguồn vốn FDI IV Vai trò FDI

V Thành phần

V.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

V.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

V.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC )

VII Sử dụng nguồn vốn FDI

VII.1 Các thành tưu đạt được

VII.2 Hạn chế trong việc thu hút và hoạt động vốn FDI

VII.2.1 Về chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý

VII.2.1.1 Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào Việt Nam là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng

VII.2.1.2 Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công, lắp ráp nên tạo ra giá trị gia tăng thấp trong khi đó lại là những ngành dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

Trang 2

VII.2.1.3 Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ đúng luật bảo vệ môi trường

VII.2.2 Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

VII.2.3 Mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động

VII.2.4 Doanh nghiệp FDI bỏ trốn, xù nợ

VII.2.5 Thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế gây tình trạng lãng phí đất đai.

VII.2.6 Thu hút FDI trong thời gian qua đã có kết quả nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu của chiến lược phát triển KT-XH, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành và địa bàn còn biểu hiện sự mất cân đối.

VIII Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trang 3

I Khái niệm 1.1 Đầu tư

Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Nguồn lực đó có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ.

Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá),tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn , khoa học kỹ thuật ….) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suốt trong nền sản xuất xã hội.

Nguồn vốn đầu tư là phần tích lũy thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Bản chất, nguồn vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội

1.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn của các cá nhân và doanh nghiệp một nước đầu tư sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành quyền kiểm soát các doanh nghiệp ở các quốc gia khác.

FDI được tính bằng tổng vốn cổ phần, lợi nhuận tái đầu tư, vốn dài hạn khác và vốn ngắn hạn được thể hiện trong cán cân thanh toán

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment), viết tắt

là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước

khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức thương mại Quốc tế đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp

Trang 4

đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

II Nguồn gốc và bản chất của FDI

FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.

- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý

- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia - Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế

III Đặc điểm của FDI

- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tác phải tuần thu pháp luật của nước đó.

- Hình thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao

- Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư - Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

- Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của Tư Bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia.

Trang 5

- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước

- Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuần thu các quyết định của nước sở tại thì nên vốn tỷ lệ vốn tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp định của dự án là do luật đầu tư của mỗi nướcc quyết định Cămpuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước khác lại là 20%

- Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đóng thời tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án Quyến quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của dự án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định

- Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ phần.

- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận

IV.Vai trò nguồn vốn FDI

Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất , kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.Do quyền lợi gắn chặt với dự án , họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp , nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân Vì vậy , FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư

Đối với nước đầu tư :

Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường

Trang 6

tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.

Đối với nước nhận đầu tư.

Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.

Đối với các nước đang phát triển:

FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.

FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế.

Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketing được mở rộng không ngừng.

FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển.

V Các hình thức của FDI

Trang 7

5.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến của FDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất

5.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do 2 hay nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua.

5.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC )

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

5.4 Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư

chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự.

5.5 Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ở trên Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này.

Trang 8

VI Tình hình huy động vốn 6.1 Về hình thức đầu tư

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Hình thức này chiếm tỷ lệ cao nhất với vốn đăng ký cấp mới tăng thêm 127,694,942,777 USD, chiếm 64,52% vốn đăng ký Tính đến cuối năm 2011, hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn dẫn đầu với hơn 10,592 dự án chiếm khoảng 78% tổng số dự án FDI Đứng thứ 2 là hình thức liên doanh với 2.644 dự án, với số vốn đăng ký là

54,010,610,564 USD.

Các hình thức còn lại như hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm tỉ lệ nhỏ, đặc biệt là công ty mẹ công ty con chỉ có 1 dự án, vốn đăng ký là 98,008,000 USD Tương đương với số dự án, hình thức 100% vốn nước ngoài có số vốn đầu tư lớn nhất, gần 120 tỷ USD, chiếm 64,52% tổng số vốn đăng kí

Hình thức doanh nghiêp liên doanh: có 2,644 dự án, đưa tổng số vốn đăng ký cấp mới là 54,010,610,564 USD chiếm 27,52% tổng vốn đăng ký

Năm 2012, số vốn FDI đầu tư theo hình thức đạt đươc như sau

Trang 10

Nhìn chung vốn FDI chủ yếu vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm tỷ lệ vượt trội.

Lũy kế tính đến hết năm 2011, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về số vốn đầu tư với hơn 93 tỷ USD cũng như số dự án với 7.987 dự án Đầu tư vào khu vực bất động sản đứng thứ 2 Mặc dù số dự án không nhiều nhưng quy mô của các dự án lớn với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 47 tỷ USD Tiếp theo là xây dựng lên tới hơn 12 tỷ USD và dịch vụ lưu trú, ăn uống hơn 11 tỷ USD.

Trong những năm vừa qua, các dự án FDI có mặt ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực Tuy nhiên, ngành công nghiệp chê ́biến tạo được ưu tiên thu hút FDI nhằm khai thác thế mạnh của Việt Nam nên ngành công nghiệp chế biến , chê ́tạo, vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các dự án FDI đầu tư, 7, 987 dư ̣án chiếm tổng vốn đăng ký là 93 ,053,036 ,629 00 triệu USD

Cơ cấu sử dụng vốn FDI trong các ngành kinh doanh bất động sản:

Tăng nhanh 373 dư ̣án chiếm 47,002,093,570.00 USD

Cơ cấu sử dụng vốn FDI trong các ngành công nghiệp - xây dựng: Có

xu hướng tăng lên Có dự 839 án đầu tư vào ngành công nghiêp xây dựng, đầu tư vào ngành này đạt chiếm tổng 12,499,828,279.00 USD ( 2011)

Trong tổng số 19,234 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2013 thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút 14,923 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Không chỉ thu hút được nhiều vốn đầu tư, các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Điển hình là các dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn 2,8 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD; 2 dự án của tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên trị giá 3,2 tỷ USD;…

Lý giải về lý do lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hút mạnh đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, đây là lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế Trong đó, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và những chính sách mở cửa trong thu hút đầu tư vào công nghiệp là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư Cục Đầu tư nước ngoài cũng dự báo, thời gian tới, vốn FDI vào công nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên./.

Trang 11

Hoạt động sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp FDI ở các địa phương cũng phát triển rất mạnh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều địa phương Đơn cử như khu vực công nghiệp FDI ở Hải Dương đạt tăng trưởng tới 44,3%, Vĩnh Phúc 36%, Quảng Ninh gần 29%, Thành phố Hồ Chí Minh 19%, Hà Nội 16,8%.

FDI trong lĩnh vực công nghiệp còn gián tiếp đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có khả năng thao tác, sử dụng những công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới Đến hết tháng 9, khối doanh nghiệp FDI đã thu hút trên 1,4 triệu lao động, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ: Khu vực dịch vụ

có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, chỉ có 314 dự án đầu tư vào lĩnh vực này, có vốn đầu tư khoảng 11,830,450,512.00 USD Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu cho các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong khi đó các ngành như tài chính, ngân hàng, dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số dự án vào lĩnh vực dịch vụ

Cơ cấu sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Theo

Bộ KH&ĐT, nếu năm 2001, FDI đầu tư vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI vào Việt Nam, thì đến năm 2006 con số này chỉ còn 7,4%, năm 2007 còn 5,37%, năm 2008 là 3% và các năm 2009, 2010, 2011 chỉ còn 1%.

Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.(2) Riêng năm 2009 có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn.

FDI trong nông nghiệp có quy mô nhỏ

Ngoài việc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về dự án và tổng vốn đầu tư, các dự án FDI trong nông nghiệp còn nhỏ về quy mô Nếu như quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án FDI vào khoảng 14,7 triệu USD thì một dự án FDI nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 6,6 triệu USD, quá nhỏ so với quy mô bình quân một dự án kinh doanh bất động sản (130 triệu USD) hoặc dự án trong lĩnh vực điện, khí (92,6 triệu USD) hay dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (17,6 triệu USD).

Ngày đăng: 27/04/2024, 05:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w