1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Group Project Xác Định Bốn Giá Trị Văn Hóa Việt Nam,.Pdf

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định bốn giá trị văn hóa Việt Nam
Tác giả Nhóm Sinh Viên Ob253
Người hướng dẫn PTS. Vũ Thị Lành
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Group Project
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC DUY TÂN

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

Trang 2

Câu hỏi 1: Xác định bốn giá trị văn hóa Việt Nam, trong đó hai giá trị có thể đượcvăn hóa Mỹ hoặc châu Âu đánh giá cao và hai giá trị không được đánh giá cao Giảithích tại sao các nền văn hóa khác có thể và không thể đánh giá cao những giá trịnhư vậy.

 Hai giá trị văn hóa được đánh giá cao: Giá trị về văn hoá áo dài Việt Nam, Giá trị văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

 Hai giá trị văn hóa không được đánh giá cao: Mê tín dị đoan, Văn hoá phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

a Giá trị về văn hoá áo dài Việt Nam:

Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được coi là "quốc hồn quốc tuý" của dân tộc và được coi như một biểu tượng Việt Nam Chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, bên trong chiếc áo dài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt Áo dài là niềm tự hào của dân tộc bởi chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam Dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam.

b Giá trị văn hóa ẩm thực của Việt Nam:

Ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú theo từng nét văn hóa riêng của ba miền Bắc, Trung và Nam Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán cùng với các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hoá ẩm thực của cả nước Món ăn Việt ngày nay,dù đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc đã trở nên đa dạng hơn nhưng không vì thế mà làm mất đi những món ăn thuần Việt, hiện nay cũng có những món ăn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Cách thức ăn uống của người Việt khá khác biệt so với hầu hết các quốc gia trên thế giới Đặc điểm ăn bằng đũa, ăn chung mâm đã thể hiện cách thức ăn uống mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc Những món ăn thể hiện theo mùa, gắn với hiện trạng thời tiết và với những điều kiện về thiên nhiên và phong tục tập quán theo từng vùng

Trang 3

miền.Bạn bè năm châu không chỉ đánh giá cao về ẩm thực Việt Nam mà họ còn cảm thấy thích thú về những đặc điểm thu hút khác nhau của món ăn qua nhiều món ăn.

c Mê tín dị đoan:

Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biển trong cộng đồng dân cư Việt Nam Ðáng lo ngại là hiện tượng này ngày càng có chiều hướng gia tăng, không chỉ tập trung ở các địa bàn dân cư kém phát triển, người dân còn nhiều hạn chế về học vấn và mức sống, mà còn cả ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hay tầng lớp dân cư có trình độ cao, mức sống khá giả

Có ý kiến cho rằng: mê tín, dị đoan là những hình thức tổn tại đầu tiên trước khi hình thành các tôn giáo Dù cho những người xung quanh có nhắc nhở, khuyên bảo, ngăn cấm nhưng bản thân người mê tín vẫn khó có thể từ bỏ những niềm tin đó Có những tập tục, niềm tin ra đời từ xa xưa có thể đúng mực, có thể là truyền thống tốt đẹp, nhưng lại bị một số người hay nhóm người biến thành mê tín dị đoan Ở Việt Nam lâu nay, mê tín dị đoan thể hiện rất đa dạng, như: lễ bái, cúng tế, cầu xin; xem tướng số, bói toán; chữa bệnh bằng mẹo hay những kiêng cữ phản khoa học… Cũng bởi vậy mà đã gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội Đây được coi là một văn hoá không lành mạnh và cần được tách ra khỏi xã hội.

d Văn hoá phụng dưỡng cha mẹ khi về già:

Về cơ bản, ai cũng hiểu rằng cái gốc của mỗi con người đều nằm ở gia đình, ở mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ Nếu như gia đình là bệ phóng, là chốn an yên của mỗi con người, sự khác biệt giữa các nền văn hóa lại tạo ra quan niệm khác nhau về chữ "Hiếu" Ở các nước châu Á nói chung, người ta quan niệm rằng, cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời để chăm lo, dìu dắt con cái Đến lúc bậc sinh thành già yếu, con cái có trách nhiệm trông nom, phụng dưỡng đến khi họ nhắm mắt xuôi tay thì cả nghĩa lẫn tình mới trọn vẹn Còn trong văn hóa Âu - Mỹ và các nước phát triển, cha mẹ có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho con phát triển đến năm 18 tuổi Nếu đến tuổi trưởng thành mà vẫn sống chung nhà, được cha mẹ lo lắng từ A - Z, đó là điều rất đáng xấu hổ, bị coi là kẻ thất bại Nhưng để đổi lấy tư duy độc lập sớm như vậy, bậc sinh thành trong xã hội Âu - Mỹ lại phải chấp nhận sự thật đôi khi rất phũ phàng: Khi già cả, về hưu và không còn khả năng chăm sóc bản thân - họ sẽ phải đến viện dưỡng lão và sống ở đó đến cuối đời Con cái không buồn chu cấp hay ngó ngàng cũng là chuyện gì đó rất bình thường.

Trang 4

Câu hỏi 2:

Giải thích chi tiết về văn hóa của Đại học Duy Tân từ góc nhìn của sinh viên Nếubạn có cơ hội củng cố nền văn hóa này, bạn muốn làm gì và tại sao?

a Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm:

Nhằm đảm bảo người học đạt được những yếu tố về việc học Học để biết, học để làm, "

học để chung sống, học để tồn tại”, trường Đại học Duy Tân xác định trong chiến lược đào tạo của trường bao gồm:

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế.

- Nghiên cứu khoa học thông qua việc hình thành các đề tài nghiên cứu phục vụ

thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng bước vươn ra có công trình đạt chuẩn quốc tế;

- Xây dựng đội ngũ (quản lý, giảng dạy, nghiên cứu) có học vị và học hàm đáp ứng

các tiêu chuẩn và qui mô của từng ngành của một trường đại học tiên tiến theo chuẩn của Bộ GD&ĐT qui định; có năng lực hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với các đại học uy tín trong nước và thế giới.

- Đào tạo ra những sinh viên thích ứng ngay với thị trường lao động ở bất cứ đâu;

tiếp cận được với các mục tiêu nghề nghiệp, đỉnh cao chuyên nghiệp; có thể hoạt động trong một thế giới mới đầy năng động và thay đổi nhanh chóng.

- Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu sử dụng, bình quân mỗi sinh viên

từ 5 mét vuông trở lên Xây dựng hệ thống phòng thực hành và thí nghiệm đáp ứng cho từng ngành đào tạo (số lượng giảng viên và sinh viên) theo qui trình công nghệ mới Xây dựng hệ thống ký túc xá đảm bảo nơi ở cho 20% sinh viên chính qui ban ngày.

Xây dựng đại học Duy Tân trở thành trung tâm văn hóa mang đậm chất nhân văn

-hiện đại.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, khu vực,

tiếp cận chuẩn quốc tế một vài ngành (Top 401-500 trên Bảng xếp hạng các Trường Đại học Thế giới Times Higher Education (THE) năm 2022.)

- Trường đã được kiểm định chất lượng đào tạo đại học do đoàn Đánh giá

ngoài của Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện tháng 4/2009.

Trang 5

Để biến tầm nhìn và chiến lược thành hiện thực, trường đã tiến hành:

- Liên kết với một số Trường Đại học có uy tín của Hoa Kỳ dưới dạng Chuyển giao

Công nghệ bản quyền đào tạo nhằm đào tạo chất lượng cao các Chương trình Cử nhân: Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật mạng máy tính và Hệ thống thông tin với Đại học Carnegie Mellon (CMU); Cử nhân Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngân hàng và Du lịch với Đại học Penn State, Bang Pensylvania (PSU); Kỹ sư Xây dựng và Kiến trúc sư với Đại học Bang California (CSUF).

- Xây dựng mối quan hệ với các Trường Đại học khác của Hoa Kỳ như Đại học

Seattle, Seattle Pacific (Bang Washington), San Jose (California); Bắc Carolina… Thông qua việc hằng năm mời một số giảng viên của các Trường nói trên sang dạy dưới dạng thỉnh giảng cho sinh viên Đại học và Học viên Sau Đại học hoặc tập huấn về cách thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường.

- Xây dựng thành công một đội ngũ Quản lý, Nghiên cứu, Giảng dạy và Phục vụ

trên 680 người có tuổi đời bình quân 36, có trình độ Sau Đại học trên 80%

Đặc biệt, Trường đã tạo dựng được một cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại

ngay tại Trung tâm Thành phố Đà Nẵng đảm bảo cho công tác quản lý, nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy, học tập và thực hành của 17.000 sinh viên và hơn 1000 học sinh Trung cấp chuyên nghiệp Hiện tại trường Đại học Duy Tân có các cơ sở sau:

 Cơ sở 3 Quang Trung, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng

 Cơ sở K7/25 Quang Trung, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng

 Cơ sở 137 Nguyễn Văn Linh, P Nam Dương, Q Hải Châu, Tp Đà Nẵng

 Cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh, Q Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

 Cơ sở 209 Phan Thanh, Q Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

 Cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo, Hòa Khánh Nam, Q Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

b Giá trị nhân văn là nền tảng phát triển xuyên suốt của trường:

Việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong đó có thanh niên sinh viên là vấn đề cần thiết giúp họ nhận ra giá trị đính thực và sức sống lâu bền của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

- Xây dựng văn hoá Duy Tân thành bản sắc trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên

cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và

Trang 6

sinh viên đại học Duy Tân, làm cốt lõi của văn hoá tổ chức, trong đó mọi thành viên tự nguyện chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức.

(Văn hoá Duy Tân được thể hiện ở cả 3 bình diện: bề nổi - lô gô, trang phục, phù hiệu, v.v; hệ giá trị và hành vi)

- Xác định sự thành đạt của sinh viên, của cán bộ, giảng viên và nhân viên trong

trường là niềm tự hào và hạnh phúc của mọi người.

- Mỗi người, mỗi ngày có một ý hay (và/hoặc ý mới, sáng kiến) trong công việc;

mỗi đơn vị, mỗi ngày phấn đấu hoạt động hiệu quả hơn hôm qua ; Mỗi năm đi qua, Trường lớn lên về Tâm và Trí cho thầy và trò ; tất cả góp phần xây dựng một Đại học Duy Tân ngày càng năng động sáng tạo và đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

c Ở phương diện khoa học, ngoại giao, việc nói và viết tiếng Việt chuẩn lại càngquan trọng và có ý nghĩa sống còn:

Ví dụ tiêu biểu là công tác nghiên cứu khoa học hay trao đổi, hợp tác quốc tế sẽ mất đi tính liên đới và chia sẻ tri thức nếu việc dạy nói và viết tiếng Việt dành cho người nước ngoài chưa được chuẩn hoá và giới hạn hay việc xa rời với ngôn ngữ Việt của những học giả, cán bộ nghiên cứu người Việt ở nước ngoài nhiều năm gây khó khăn trong truyền đạt khi công tác tại Việt Nam Hơn thế nữa, việc nắm vững tiếng Việt sẽ tạo ra những tiền đề vững chắc cho các xuất bản chính thống trên các tạp chí, sách báo trong và ngoài nước, để giúp bạn bè thế giới có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về đất nước và nền khoa học Việt Nam Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua việc dạy và nói tiếng Việt một cách qui mô, chuẩn xác quan trọng là vì vậy.

Làm sao phát triển giáo dục Việt Nam ngang tầm với các quốc gia trong khu vực? Một cách làm sáng tạo, một suy nghĩ cách tân và hơn hết đó là tâm huyết, Đại học Duy Tân đã vào cuộc, đặt lên vai mình nhiệm vụ vinh quang và tự hào “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc’’ mà cụ thể hơn đó là đưa bộ môn “Nói và viết Tiếng Việt’’ vào giảng dạy cho tất cả sinh viên của trường.

Đại học Duy Tân đã và đang thực hiện tinh thần mà Nghị quyết TW 5 đã đề ra“… xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Có thể nói, việc đưa chương trình này vào giảng dạy là việc làm hoàn toàn không đơn giản và thuận lợi

 Thứ nhất: thực trạng việc dạy “Nói và viết tiếng Việt” chưa được quan tâm đúng mức từ những cấp học dưới Điều này đã hạn chế khả năng vận dụng tiếng Việt của sinh viên trong giao tiếp, học tập, sinh hoạt

Trang 7

 Thứ hai là việc bố trí thời lượng, tiết học và tổ chức giang dạy đại trà cho sinh viên toàn trường trong điều kiện thiếu cán bộ, giáo viên giảng dạy bộ môn này, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề khác cần phải điều chỉnh

Song, vượt lên tất cả những trở ngại ấy, Đại học Duy Tân đã sải những bước đầu tiên trong hành trình “Xây dựng bản sắc văn hoá” Sẽ còn quá sớm để đánh giá thành tựu đem lại, nhưng tất cả những gì mà nhà trường ươm mầm, gieo hạt hôm nay chắc chắn sẽ gặt hái hoa thơm, quả ngọt ở ngày mai.

Rõ nét nhất là tinh thần dạy và học bộ môn “Nói và viết Tiếng Việt” đã và đang được thầy và trò Đại học Duy Tân nỗ lực Thầy nỗ lực vì thấy được ý nghĩa sâu sắc của công việc mà mình dốc tâm thực hiện Trò nỗ lực vì lòng tự tôn dân tộc, vì niềm tự hào của một thế hệ trẻ người Việt Nam khát khao cống hiến Sự hoà quyện này đã chắp cánh cho những dự định mới của Đại học Duy Tân.

Bộ môn “Nói và viết Tiếng Việt” là một minh chứng sinh động của chuỗi nỗ lực và hướng đi đầy sáng tạo mà tập thể Đại học Duy Tân đã duy trì từ những ngày đầu tiên thành lập trường Nhận thấy nhiệm vụ cao cả của những người làm giáo dục trong thời đại mới, trường Đại học Duy Tân đã tiên phong trong việc tạo ra bản sắc văn hoá của chính trường Đại học mình, một bản sắc rất riêng mang tên “Văn hoá Đại học Duy Tân” “Văn hoá Đại học Duy Tân” hướng đến một nền giáo dục nhân văn trên tư tưởng hiện đại, là sự gắn kết của phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới với truyền thống nhân văn của người Việt Nam Điều này thể hiện rất rõ trong phương châm của nhà

trường “Bản lĩnh Việt Nam - Đổi mới, Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao!” Bản lĩnh

Việt Nam mà Đại học Duy Tân mong muốn trau dồi và vun đắp cho các thế hệ sinh viên chính là sự khát khao vươn lên trên nền tảng truyền thống gìn và giữ nước của dân tộc Việt Để làm được điều đó, trường đã tập trung ở điều căn bản nhất “Nói và viết Tiếng Việt” để trong bất cứ môi trường, hoàn cảnh, nhiệm vụ nào, sinh viên của trường hôm nay và mai sau sẽ trở thành những “phát ngôn viên”, những “minh chứng” có thể nói đúng, viết rõ những giá trị, tinh hoa của văn hoá dân tộc và làm đậm thêm sự giàu và đẹp của Tiếng Việt.

Không chỉ dừng ở đó, trường Đại học Duy Tân trong năm 2013 đã đặt nhiệm vụ phát triển công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn làm trọng tâm với dự án xây dựng một Trung tâm nghiên cứu xã hội tại trường Bởi lẽ, tinh thần văn hoá dân tộc, nền tảng nhân văn luôn là điều mà tập thể cán bộ, giảng viên Đại học Duy Tân tâm niệm để đào tạo những lớp người hiện đại, chuyên nghiệp nhưng không bị “số hoá”, “cá nhân hoá” Công tác dạy “Nói và viết Tiếng Việt”, sự phát triển của các bộ môn Khoa học Xã hội và

Trang 8

Nhân văn tại một ngôi trường có định hướng phát triển đa ngành, đa nghề, đa cấp như Duy Tân sẽ là một thành tựu rất đáng khích lệ và tự hào trong thời đại toàn cầu ngày nay khi mà nhu cầu việc làm, ngành nghề đào tạo có xu hướng thay đổi liên tục và thương mại hoá.

Tin tưởng với tầm nhìn và tâm huyết lấy giáo dục và con người làm trọng, Đại học Duy Tân sẽ đặt thêm những viên gạch trên bước đường gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Việt

Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập

Nếu có cơ hội củng cố nền văn hóa này thì tôi muốn:

Cải tiến và đầu tư thêm vào môn “Nói và viết Tiếng Việt” Vì bộ môn này mang đến ích lợi vô cùng lớn đối với nền văn hóa Việt Nam và kỹ năng cho sinh viên nhưng vì thời gian kết thúc môn còn khá nhanh và khá sớm nên dần dần sinh viên bị lãng quên đi kỹ năng này và chưa biết thực hành áp dụng vào đời sống một cách hữu dụng nhất và mang lợi ích cho bản thân và xã hội

Cải tiến môn thành thành 4 cấp bậc khác nhau gồm: viết 1, nói 1, viết 2, nói 2.

 Viết 1 giúp sinh viên cải thiện kỹ năng chữ viết, kỹ năng viết mail, kỹ năng viết đơn,

 Nói 1 giúp sinh viên rèn được sự tự tin đứng nói trước đám đông và kỉ năng không thiếu ý khi nói

 Viết 2 ôn lại hết kĩ năng của viết 1 và bổ sung thêm kỹ năng còn thiếu trước khi sinh viên ra trường

 Nói 2 ôn lại kĩ năng của nói 1 và rèn thêm kĩ năng cũng như là mẹo thuyết trình một cách đa dạng gây hứng thú và thu hút người nghe

Bốn giai đoạn chia đều cho 4 năm giúp sinh viên luôn ghi nhớ được hết mà không bị lãng quên Ngoài ra, đây là những hành trang quan trọng sinh viên có thể mang theo đến suốt hành trình cuộc đời.

Câu hỏi 3: Việc sử dụng công nghệ để phục vụ khách hàng là phổ biến đối với cáccông ty du lịch tại Đà Nẵng Cách sử dụng này hiệu quả? Làm thế nào để cải tiếncông nghệ để liên tục đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng? Giải thích và đưa ramột số dẫn chứng

Công nghệ thông tin (CNTT) đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực du lịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cũng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tiếp cận ứng dụng CNTT để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch thông minh.

Trang 9

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch và thu được kết quả đáng kể như: xây dựng, triển khai bộ nhận diện thương hiệu du lịch (Danang FantastiCity), Cổng thông tin du lịch Đà Nẵng (danangfantasticity.com) bằng 5 ngôn ngữ; phát triển các hoạt động truyền thông trên trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Tiktok…và trang dành riêng cho từng thị trường Weibo (Trung Quốc) và Naver (Hàn Quốc).

Đa số doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng đã chủ động ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh du lịch như triển khai và ứng dụng trong công tác quảng bá, xúc tiến, khai thác thị trường du lịch, đẩy mạnh marketing trực tuyến; sử dụng các app ứng dụng công nghệ để phục vụ khách, ứng dụng website trực tuyến, booking để cung cấp, chào bán và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ; tập trung vào các kênh thương mại dịch vụ, các trang mạng xã hô •i, trang bán sản phẩm du lịch trực tuyến, tìm kiếm các giải pháp tiếp câ •n công nghê • mới để giới thiê •u sản phẩm của doanh nghiê •p

Dẫn chứng:

 Tính đến cuối năm 2020, thành phố Đà Nẵng có 1.239 cơ sở lưu trú du lịch với nhiều phân khúc khác nhau, năng lực chuyển đổi số và ứng dụng CNTT cũng đa đạng Ở phân khúc khách sạn 4-5 sao và tương đương thuộc tập đoàn nước ngoài quản lý, việc chuyển đổi số được triển khai từ sớm và xây dựng theo lộ trình của các tập đoàn quốc tế.

 Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ, việc các doanh nghiệp dịch vụ – khách sạn ứng dụng công nghệ mới sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động marketing, quản lý tài chính, phương thức thanh toán, hỗ trợ khách hàng: Khách sạn Mường Thanh ứng dụng trong việc quản trị tài chính, quản lý kinh doanh, đặc biệt trong việc quản lý tệp khách hàng rộng lớn của mình đang phục vụ tốt và hiệu quả, áp dụng công nghệ BI (business intelligence).

Câu hỏi 4: Mô tả quy trình mà nhóm điều hành đang cố gắng sử dụng để xác định aisẽ bị sa thải và ai sẽ ở lại Bạn sẽ sử dụng quy trình nào?

- Vấn đề :Khách sạn Galaxy phải sa thải hai nhân viên - Nguyên nhân gây nên vấn đề là thị trường suy thoái

Đội ngũ điều hành của khách sạn Galaxy đang ngồi trong phòng họp để cố gắng xác định xem nên sa thải hai nhân viên nào Tập đoàn đã xác định được 4 nhân viên để xem xét cho thôi việc: Fred Clark, Claude Harris, Martha Rogers và Roscoe Turner.

Trang 10

 Fred Clark

Vị trí: một thợ cơ khí học ở trường ban đêm

Lợi thế: Anh ấy rất sáng tạo và đã giành được ba giải thưởng đổi mới vì thành tích vượt

trội trong các nhiệm vụ cơ khí

Tuy nhiên, Fred đã nhận được cảnh báo đầu tiên khi anh ta bỏ lỡ hai ngày làm việc để tham gia một cuộc tuần hành chính trị của người Mỹ gốc Phi sau khi anh ta bị từ chối thời gian nghỉ.

 Claude Harris

Vị trí: đầu bếp làm việc trong Bộ phận Thực phẩm và Đồ uống

Trong năm qua, những người giám sát của anh ấy đã phàn nàn rằng hiệu suất công việc của anh ấy đã giảm sút, mặc dù vẫn trên mức tiêu chuẩn tối thiểu

Những người giám sát của anh ta nghi ngờ rằng một phần của vấn đề là vợ anh ta bị bệnh nan y và các bác sĩ ước tính rằng cô ấy sẽ không sống quá một năm.

Tuy nhiên, Claude đã bày tỏ rằng anh ấy muốn tiếp tục làm việc và anh ấy sẽ cải thiện thành tích của mình.

 Martha Rogers

Là một bà mẹ đơn thân đã làm việc tại khách sạn Galaxy được 1,5 năm

Vị trí: quản gia điều hành

Lợi thế: Cô ấy là một người được yêu thích với các đồng nghiệp của mình tại nơi làm

việc và giữ tinh thần của những người quản gia cao

Tuy nhiên, sự tham dự của cô ấy chỉ là công bằng vì cô ấy đã bỏ lỡ công việc khi các con của cô ấy bị ốm.

 Roscoe Turner Vị trí: làm nhân viên tiếp nhận

Nhược điểm: Anh ấy đã có mặt hoàn hảo, nhưng đã nhận được các đánh giá hiệu suất

công việc không đáng kể Những người giám sát của Roscoe nói rằng anh ta có vẻ không thông minh như những nhân viên khác và cần giám sát thêm đối với những công việc đòi hỏi tư duy độc lập.

Anh ấy đã nhận thêm ca và làm việc bán thời gian vì vợ anh ấy đang mang thai và anh ấy cần thêm tiền

 Các giải pháp có thể giải quyết vấn đề cho từng người: Fred Clark:

Lý do ảnh hưởng - Fred đã nhận được cảnh báo đầu tiên khi anh ta bỏ lỡ hai ngày làm

việc để tham gia một cuộc tuần hành chính trị của người Mỹ gốc Phi sau khi anh ta bị từ chối thời gian nghỉ.

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w