1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh Chị Hãy Trình Bày Bản Sắc, Tính Cách Và Một Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Việt Nam.pdf

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/ Chị Hãy Trình Bày Bản Sắc, Tính Cách Và Một Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huỳnh Thái Vinh
Người hướng dẫn TS. Hồ Văn Quốc
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Văn Hiến Việt Nam
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 890,91 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN …… NGUYỄN HUỲNH THÁI VINH ANH/ CHỊ HÃY TRÌNH BÀY BẢN SẮC, TÍNH CÁCH VÀ MỘT GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TP... BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

……

NGUYỄN HUỲNH THÁI VINH

ANH/ CHỊ HÃY TRÌNH BÀY BẢN SẮC, TÍNH CÁCH VÀ MỘT GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

……

NGUYỄN HUỲNH THÁI VINH

Mã số sinh viên: 201A050033

ANH/ CHỊ HÃY TRÌNH BÀY BẢN SẮC, TÍNH CÁCH VÀ MỘT GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên giảng dạy: TS Hồ Văn Quốc

TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2021

Trang 3

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn học Văn Hiến Việt Nam vào trương trình giảng dạy cho chúng

em Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Thầy Hồ Văn Quốc đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cũng như thầy đã dạy

dỗ, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, những bài học vô cùng mới mẻ Đây chắc chắn sẽ là những kiến

thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bộ môn Văn Hiến Việt

Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính lịch sử, cho em biết thêm về quá trình hình thành và phát triễn cũng như những phong tục, tín ngưỡng của ông bà chúng ta từ ngàn đời nay Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý cũng như mong thầy châm chế cũng

như mong thầy giúp đỡ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin

kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công trên con đường giảng dạy của mình và

em xin chúc thầy có một đời bình an và hạnh phúc Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

Mục Lục

tài 1

dung 2

luận 10

khảo 11

Trang 5

1 Mở đầu :

Từ ngàn đời nay, văn hiến đã tạo ra nền văn minh Việt Nam sánh ngang với các nền văn minh khác của thế giới với những bản sắc và tính cách riêng Trải qua nhiều bề dày lịch sử, văn hóa Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, nhưng do những hoàn cảnh địa lí, khí hậu, lịch sử và xã hội riêng nên cho dù có nhiều biến động đến đâu nó vẫn mang trong mình những nét bản sắc không lẫn lộn được Cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo nền văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống vật chất của chúng ta ngày càng được nâng cao thì vấn đề về đạo đức con người lại có xu hướng đi xuống, những vấn nạn xã hội ngày càng tăng, đạo đức con người bị tha hóa, tình người không được đề cao Chính lúc này vấn đề văn hóa càng trở thành

vấn đề quan trọng nhất Như chúng ta đã biết, nền văn hóa Việt Nam là một nền

văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nước ta đã trải qua hơn 1000 năm đô hộ cũng như Việt Nam đã du nhập nhiều nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới nhưng văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có những bản sắc riêng cho đến ngày nay Nền văn hóa Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội Nhưng đó cũng là thách thức lớn đối với nền văn hóa nước ta.Vậy làm thế nào để phát triển đồng thời nhưng vẫn phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc Đó cũng là một vấn đề lớn mang tính cấp thiết mà chúng ta cần phải quan tâm và tìm hiểu để có thể đưa ra những đề xuất và những giải pháp nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta

Lí do chọn đề tài : Nền văn hóa Việt nam là sự kết tinh của quá trình lao động

của các dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước thể hiện trình độ, nghệ thuật ứng xử với tự nhiên và xã hội và sự chủ động hội nhập vào dòng chảy văn minh nhân loại của thế giới Bên cạnh đó hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì hình ảnh mái đình cây đa bến nước đang dần trở nên xa lạ lạc lõng với nơi đã gắn bó và tồn tại hơn trăm năm nay Những nét đặc trưng tiêu biểu cho tính cộng đồng đang dần mất đi thay vào đó tính tự trị đang dần chiếm

Trang 6

ưu thế Cũng như để làm rỏ hơn những nét giá trị tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam ta

2 Nội dung :

Bản sắc, tính cách văn hóa Việt Nam :

Nền văn hóa Việt Nam có đặc điểm nổi bật, thuộc tính riêng của nền văn hóa khi ta đặt nó so sánh với các nền văn

hóa khác tronng khu vực và quốc

tế nhưng nền văn hóa của nước ta

không hòa lẫn vào đâu được,

ngay cả khi Việt Nam ta đã trải

qua 1000 năm đô hộ có nhiều

nền văn hóa đã du nhập vào

nhưng văn hóa Việt Nam vẫn giữ

được bản sắc và tính cách riêng,

văn hóa chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước Qua đó chúng ta có thể nhận thấy giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam Cho đến nay đã trải qua nhiều biến động Nhưng do những hoàn cảnh địa lí – khí hậu và lịch sử – xã hội riêng nên dù biến động đến đâu Nó vẫn mang trong mình những nét bản sắc không thể trộn lẫn được với một tiến trình tạo thành ba lớp văn hóa rõ rệt Nó hình thành trên nền của văn hóa Nam-Á và Đông Nam Á (lớp văn hóa bản địa) Trải qua nhiều thế kỉ Nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là Trung Hoa (lớp thứ hai) Từ vài thế kỉ trở lại đây nó đang chuyển mình dữ dội nhờ

đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (lớp thứ ba) Lớp văn hoá bản địa với cái nền Đông Nam Á cổ đại mang tính nền tảng nên có nét tương đồng với các dân tộc Đông Nam Á, tạo ra sự khác biệt với văn hoá Hán Có 2 đặc điểm về đời sống vật chất và về tổ chức xã hội Đời sống vật chất mang tính chất nóng ẩm, mưa nhiều, lắm sông hồ nên hình thành nền nông nghiệp lúa nước Về tổ chức xã hội do đặc tính nghề nông nên tính thời vụ cao đòi hỏi mọi người liên kết giúp đỡ nhau nên đã tạo nên xóm làng, gia tộc, phe giáp, thôn xã kép kín Cũng từ

đó đã tạo nên 2 đặc trưng tiêu biểu cho nông thôn Việt Nam Bản sắc dân tộc mang tính lịch sử, chính vì vậy bạn cần phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc mình

Trang 7

để duy trì, và phát triển nét bản sắc văn hóa dân tộc Trong truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc ta, có rất nhiều thành tố văn hoá như : văn hóa biển, văn hoá cung đình, văn hoá Tây Nguyên… Nhưng văn hoá làng xã nông thôn Việt Nam là một thành tố có vị trí đặc biệt quan trọng, được đánh giá “là cái gốc của văn hoá dân tộc” Không phải chỉ có ở Việt Nam mới có làng, xã nhưng văn hoá làng xã là một đặc điểm độc đáo của văn hoá truyền thống Việt Nam Làng xã là nơi từ bao đời nay

cư dân người Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tinh thần Văn hóa làng xã đã đi vào

ký ức người Việt với những giá

trị vật chất và tinh thần rất gần

gũi, thân thương Việc làng xã

Việt Nam được tổ chức theo

huyết thống gia đình và gia tộc,

theo địa bàn cư trú, theo xóm

làng, theo nghề nghiệp và sở

thích, theo truyền thống nam

giới và hành chính Những tổ chức làng xã của nông thôn đã làm hiện rỏ hơn 2 đặc trưng làm cho làng có tính cộng đồng và tự trị rất cao Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng tới nhau, giúp mọi người liên kết lại và hướng về nhau đó là đặc trưng "hướng ngoại", chất dương tính Còn tính tự trị làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, xác định sự độc lập của làng, tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng, đó là đặc trưng "hướng nội" Hai đặc trưng đó được bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã, chúng tồn tại song song như 2 mặt của một vấn

đề Biểu tượng truyền thống của

tính cộng đồng là sân đình – bến

nước – cây đa Đây là một biểu

tượng riêng có của làng quê Việt

Nam Đây là biểu tượng giản dị

nhất, cụ thể nhất gần gũi với con

người xóm làng Việt Nam.Bến

nước có thể đó là một cái ao

công cộng được viền bằng gạch

Trang 8

nung, đá ong hoặc tường bao quanh được ghép đá hoặc bến nước cũng có thể là một

ao sen tự nhiên ngay giữa làng Bến nước, là nơi nam thanh nữ tú hẹn hò, nơi cho những câu hát giao duyên trong những đem trăng thanh gió mát Bến nước, là nơi trao đổi thông tin cho hàng xóm láng giềng gặp nhau khi lấy nước.Bến nước - là nơi diễn ra các lễ hội của cư dân nông nghiệp lúa nước như bơi chải, rối nước, bơi lội… đồng thời bến nước còn l là địa

chỉ kết nối cộng đồng, môi

trường và văn hóa Cây đa, đó

là biểu tượng của sự hiền hòa,

yên bình, trường thọ Cây đa là

địa chỉ dừng chân cho khách thập

phương viếng thăm làng xã Cây

đa là nơi nghỉ ngơi hóng mát của

thợ cày, thợ cấy, của các bô lão

và con trẻ trong làng Cây đa là nơi đưa tiễn người đi xa và cũng là địa chỉ đón người về làng Cây đa còn mang tính nối kết cộng đồng nối kết mọi người lại với nhau cũng như nối kết làng với thế giới bên ngoài Ngoài ra cây đa còn gần bến nước Bến nước, có thể đó là một bến sông Đặc biệt hơn thế nữa đó là sân đình Sân đình là trung tâm, là đầu não,

là rường cột của làng xã Việt

Nam Nói đến sân đình, thì phải

mô tả cụ thể sân là khoảng

không, là “quảng trường” của

đình Đều mang ý nghĩa đặc biệt

đó là nơi tôn vinh những giá trị

văn hóa được mọi người công

nhận: “Một miếng giữa làng bằng

một sàng giữa chợ” Làng nào cũng có một cái đình Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện.Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế Tiếp đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các cuộc hội hè, ăn uống nơi biểu diễn chèo tuồng Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo, thế đất, hướng đình được xem là quyết định

Trang 9

vận mệnh cả làng, đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo vệ cho làng Cuối cùng, đình là một trung tâm vế mặt tình cảm Nói đến làng, người ta nghĩ ngay tới cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất Đình làng - đó là biểu tượng, là cốt cách, là văn hóa của làng xã, là dấu ấn về kiến trúc của từng thời kỳ

Là “điểm nhấn” của ký ức con người và điểm nhấn của bức tranh đồng quê Việt Nam

Tiếp theo đó chính là tính tự trị trong tính cách Việt Nam Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị Đó là làng nào biết làng nấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng còn được gọi là hương ước và “tiểu triều đình” riêng trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp,

lí dịch là cơ quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ

Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng Đây là đặc trưng âm tính – hướng nội Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre Rặng tre bao kín làng, trở thành một thứ thành

lũy kiên cố bất khả xâm phạm:

đốt không cháy, trèo không

được, đào đường hầm thì

vướng rễ không qua, chính vì

vậy mà tiếng Việt mới gọi rặng

tre là lũy, thành lũy Lũy tre

làng là bức tường thành thiên

nhiên biểu tượng cho môi

trường thanh bình yên vui, là

kho nhạc bất tận của bốn mùa xuân hạ thu đông khi gió nhẹ thì vi vu, khi gió mạnh thì réo rắt, khi bão tố thì gầm thét và kẽo kẹt,… Lũy tre quanh làng là môi trường thiên nhiên mời gọi các loài chim và côn trùng về làm tổ và sinh sôi nảy nở là những nhạc công của dàn nhạc môi trường khổng lồ này Lũy tre quanh làng là kho vật liệu muôn thuở cho cư dân làm nhà, sửa nhà và bao nhiêu đồ dùng sinh hoạt cho nhà nông Hơn thế nữa lũy tre cũng là kho vũ khí để tự vệ cho dân làng

Trang 10

Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy Cả hai quy định tính cách của dân tộc Lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người nông nghiệp lúa nước, như ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối tư duy nước đôi Cho nên tính cách dân tộc Việt Nam thường mang tính chất nước đôi: Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng, đố kị, vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương, vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân, và có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại và có thói dựa dẫm, ỷ lại Tất cả những cái tốt

và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam, bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị

Giá trị tiêu biểu của văn hóa Việt Nam :

Trong đời sống mỗi cá nhân, họ luôn tuân theo những phong tục lâu đời, họ tôn sùng những thần thánh đó là nét đặc trưng của tín ngưỡng Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục, đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời Được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo như một thói quen dần được lan rộng, phong tục có trong mọi mặt đời sống, chúng ta tập trung xem xét 3 nhóm phong tục chủ yếu trong : hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ hội Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ

từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn

- Phong tục hôn nhân :

Trước hết gắn liền với quyền lời của gia đình và gia tộc bởi vì hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực của nghề trồng lúa nước Chính vì thế khi kén dâu phải chọn người lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là đàn bà thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng, vừa khéo dạy con Bên cạnh đó con dâu còn phải có trách nhiệm làm lợi cho gia đình như đảm đang,

Trang 11

tháo vát, đem lợi ích cho gia đình chồng Hôn nhân còn phải đáp ứng đáp ứng các quyền lợi của làng xã bởi vì

người Việt ta quan tâm hàng đầu

là sự ổn định của làng xã, vì vậy

mà có truyền thống khinh rẻ dân

ngụ cư Nhằm tạo nên sự bình

ổn và hình thành quan niệm

chọn vợ chọn chồng cùng làng

như ruộng đầu chợ vợ giữa làng,

ta về ta tắm ao ta dù trong dù

đục ao nhà vẫn hơn, nếu việc phân biệt dân ngụ cư là phương tiện hành chính để duy trì sự ổn định thì quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng là phương tiện tâm

lí Thì tục nộp cheo là phương tiện kinh tế, nộp cheo nhằm mục đích coi như khoản

lệ phí mới được công nhận đám cưới hợp pháp Khi các quyền lợi chung đã được đáp ứng, lúc ấy người ta mới lo đến nhu cầu riêng tư Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái Để cho mối quan hệ vợ chồng được bền vững người ta thường trao nhau nắm đất và gói muối nhằm thể hiện cho niềm tin về sự gắn bó và lời chúc được tình cảm mặn nồng chung thủy vẹn nguyên , bên cạnh đó mối quan hệ vợ chồng muốn tốt dẹp cũng phải xem mối quan hệ của mẹ chồng và nàng dâu cũng rất được chú ý Nên ông bà ta có tục khi cô dâu bước vào nhà, mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm ý là nhường quyền nội tướng cho con dâu để cho gia đình thuận hòa Hình thức tổ chức đám cưới thì vô cùng trang trọng, chứng kiến của gia tộc và cộng đồng, hôn nhân là chuyện đại sự, thiêng liêng, tạo nên mái ấm, nơi bình yên và là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho mỗi người

- Phong tục tang ma :

Ông bà ta hay quan niệm rằng tang ma là việc đại sự, bối rối, tổ chức nhiều nghi lễ để tỏ lòng thành kính, đạt ra những kiêng kị đối với con cháu Trong tang

ma, có 2 thái cực : một mặt là quan niệm có tính triết lí cho rằng sau khi chết linh hồn sẽ về nơi thế giới bên kia nên việc tang ma chỉ được xem là việc đưa tiễn nên

họ bình tĩnh đón nhận cái chết, tự sắm áo quan (cổ hậu), xây sinh phần Còn mặt khác là quan niệm trần tục coi cái chết là hết nên việc tang ma là việc chia ly xót thương, khóc than, đau thương Tang ma thể hiện rỏ tính cộng đồng ở biết nhà có

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w